Thị trường các yếu tố sản xuất

25 613 0
Thị trường các yếu tố sản xuất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường các yếu tố sản xuất

Thị trường các yếu tố sản xuất. `Mục Lục `Mục Lục 1 A.THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 2 1.Cầu lao động 2 2.Cung lao động: 4 B.THỊ TRƯỜNG VỐN 6 1.Thị trường dịch vụ vốn hiện vật 6 2.Thị trường vốn hiện vật 13 3.Điều chỉnh khi có rủi ro. Mô hình định giá tài sản 18 4.Lãi suất 19 C.THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI 22 1.Đặc điểm của thị trường đất đai: 22 2.Cung về đất đai cho thuê: 22 3.Cầu về thuê đất đai: 22 4.Tiền thuê đất do cung cầu xác định: 23 5.Giá cả đất đai 24 1 Thị trường các yếu tố sản xuất. A.THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  Nguyên tắc thuê yếu tố sản xuất: - Chi phí cận biên của một yếu tố sản xuất (MC) - Sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất (MP): mức sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm một đơn vị đầu vào yếu tố sản xuất. - Doanh thu biên (MR): là mức doanh thu tăng thêm do bán được thêm một đơn vị sản phẩm. - Doanh thu sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất (MRP=MR.MP): là phần doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị đầu vào. NGUYÊN TẮC THUÊ LÀ: MRP=MC 1. Cầu lao động - Là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu đối với lao động là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào cầu đối với hàng hoá và dịch vụ trên thị trường hàng hoá. Cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả lao động W. - Nguyên tắc thuê lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận:  Nếu MRP > W: thuê thêm lao động.  Nếu MRP = W: số lượng lao động đạt tối đa hoá lợi nhuận.  Nếu MRP < W: không nên thuê thêm lao động. - Đường cầu lao động: chính là đường doanh thu sản phẩm biên của lao động MRP L , là đường dốc xuống và có độ dốc âm. 2 Thị trường các yếu tố sản xuất. - Với vốn biến đổi: Khi tiền công giảm, doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động ( lượng lao động từ AB). Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ tăng thêm máy móc, lúc này MRP sẽ tăng lên (MRP L1  MRP L2 ). Lượng lao động lúc này sẽ là C . Và đường cầu lúc này là D L . A và C nằm trên đường cầu D L . - Các nhân tố tác động đến việc thuê lao động: 3 Thị trường các yếu tố sản xuất.  Khi mức tiền công thay đổi thì lượng lao động được thuê sẽ thay đổi ngược chiều với nó.  Ảnh hưởng của sự thay đổi về năng suất: Năng suất tăng lên thì đường MRP sẽ dịch chuyển sang phải, số lượng lao động được thuê cũng sẽ tăng lên và ngược lại. 2. Cung lao động: - Là khả năng cung ứng sức lao động của người lao động, là số lượng người đang tìm kiếm việc làm. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động:  Sự thoả mãn nhu cầu của con người.  Các áp lực về kinh tế.  Phạm vi thời gian. • Đường cung lao động: 4 Thị trường các yếu tố sản xuất. • Đường cung lao động uốn ngược. Phần uốn ngược của đường cung lao động xuất hiện khi hiệu ứng thu nhập do tiền lương tăng lên lớn hơn hiệu ứng thay thế. Giả sử mức tiền công là W($/h), lúc này W cũng là mức trả cho sự nghỉ ngơi của lao động. Khi tiền công tăng lên:  Hiệu ứng thay thế:Tiền công tăng thì giá của sự nghỉ ngơi cũng tăng, vì thế khuyến khích người lao động làm việc thay cho nghỉ ngơi.  Hiệu ứng thu nhập: Khi mức tiền công tăng sẽ tăng sức mua của người lao động, nghĩa là lợi ích nghỉ ngơi sẽ tăng lên. Do đó khuyến khích người lao động làm ít giờ hơn. Khi hiệu ứng thu nhập vượt quá hiệu ứng thay thế thì kết quả sẽ là đường cong uốn ngược. 5 Thị trường các yếu tố sản xuất. B.THỊ TRƯỜNG VỐN Khi nói đến vốn với tư cách là một yếu tố đầu vào thực sự của quá trình sản xuất, chúng ta ngầm giả định rằng, đó là nói đến vốn hiện vật chứ không phải là vốn tài chính. Vốn hiện vật được hiểu là các dự trữ hàng hóa, vốn dĩ được tạo ra trong một quá trình sản xuất trước song lại được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ khác.Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các công cụ sản xuất… là những hình thức biểu hiện khác nhau của vốn hiện vật. Chúng là những thứ do con người tạo ra song lại không được sử dụng như những vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người. Chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất như một yếu tố đầu vào bên cạnh các đầu vào khác như lao động, đất đai… Cùng với đất đai,vốn hiện vật là những tài sản hữu hình quan trọng của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Chúng là tài sản vì chúng có thể tồn tại và sử dụng lâu bền, có thể bảo lưu và giữ gìn giá trị trong một thời gian dài. Chúng mang tính chất hữu hình bởi vì chúng là những yếu tố đầu vào thực sự, tồn tại dưới dạng hiện vật mà người ta có thể sờ mó, cảm nhận được. Vốn tài chính ( tiền, cổ phiếu, trái phiếu, ) là những thứ không thể sử dụng để trực tiếp tạo ra các hàng hóa hay dịch vụ khác được, mặc dù người ta có thể dùng chúng để mua hay chuyển đổi thành những yếu tố sản xuất thực sự. 1. Thị trường dịch vụ vốn hiện vật - Dịch vụ vốn hiện vật chính là dòng lợi ích mà người ta có thể khai thác được ở hàng hóa vốn (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: Khi chúng ta muốn sử dụng dịch vụ của chiếc máy cày trong 8 giờ đồng hồ để cày ruộng, chúng ta không phải mua cả chiếc máy cày đó mà chỉ cần thuê nó trong khoảng thời gian cần thiết trên. Thuê chiếc máy cày có nghĩa là ta đã tham gia vào thị trường dịch vụ vốn. - Thị trường dịch vụ vốn chính là thị trường thuê và cho thuê tài sản vốn. Cái mà người ta mua, bán ở đây không phải là chính bản thân tài sản vốn mà chỉ dịch vụ vốn. Đơn vị tính ở đây bao giờ cũng gắn với yếu tố thời gian. Ví dụ: chúng ta 6 Thị trường các yếu tố sản xuất. không thể nói thuê 10 chiếc máy cày chung chung mà là thuê 10 chiếc mày cày trong 8 giờ. Lượng dịch vụ máy mà chúng ta thuê ở đây là 80 giờ máy. Giá cả ở đây không phải là tiền thuê một đơn vị dịch vụ vốn. • Cầu về dịch vụ vốn Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp - Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp do doanh thu sản phẩm biên của vốn quyết định. Đường cầu về dịch vụ vốn thực chất là phần dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của vốn (MRP K ). Có thể đưa ra một số kết luận chính sau: 1) Đường cầu dịch vụ vốn là một đường dốc xuống chủ yếu phản ánh tính chất giảm dần của doanh thu sản phẩm biên khi lượng vốn sử dụng tăng lên. 2) Sự dịch chuyển của đường cầu dịch vụ vốn của doanh nghiệp bị quy định bởi các yếu tố sau: a. Số lượng các yếu tố đầu vào khác phối hợp với vốn. Nếu số lượng này tăng lên, sản phẩm biên của vốn sẽ tăng, cầu về dịch vụ vốn cũng sẽ tăng. Trong trường hợp này, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển sang phải (và lên trên). Ngược lại, nếu số lượng các yếu tố sản xuất khác không phải là vốn giảm, cầu về dịch vụ vốn cũng giảm, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch sang trái (và xuống dưới). b. Công nghệ sản xuất. Nếu doanh nghiệp có điều kiện áp dụng một cách thức hay một công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, có năng suất cao hơn, sản phẩm biên của mỗi đơn vị vốn cũng tăng lên. Trong trường hợp này, đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp sẽ dịch chuyển sang phải. Sự thụt lùi về công nghệ, ngược lại, sẽ làm giảm nhu cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp mặc dù trường hợp này hiếm xảy ra c. Giá cả hay doanh thu biên của sản phẩm đầu ra. Nếu những yếu tố này tăng, doanh thu sản phẩm biên ở từng đơn vị vốn đều tăng, do đó, cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp cũng tăng. Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường đầu ra suy thoái, giá cả hay doanh thu biên đầu ra giảm, cầu về dịch vụ vốn sẽ giảm. 7 Thị trường các yếu tố sản xuất. Cầu thị trường về dịch vụ vốn - Cầu thị trường về một loại dịch vụ vốn phản ánh tổng hợp quan hệ giữa tổng số đơn vị dịch vụ vốn mà các doanh nghiệp tham gia trên thị trường sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá (tiền thuê vốn). Đường cầu chung về một loại dịch vốn trên thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cầu của các ngành riêng biệt về cùng một loại dịch vụ này. Còn đường cầu về một loại dịch vụ vốn của một ngành thì lại được xây dựng trên cơ sở tổng hợp theo chiều ngang các đường cầu tương ứng của các doanh nghiệp trong ngành • Cung về dịch vụ vốn - Cung ứng về dịch vụ vốn xuất phát từ những người sở hữu tài sản vốn. Chính những người sở hữu những chiếc xe tải, máy ủi đất… là những người cho thuê những yếu tố sản xuất này. - Trong nền kinh tế, lượng cung ứng dịch vụ vốn của một người chủ sở hữu vốn hay của cả thị trường phụ thuộc vào tổng số dự trữ tài sản vốn. Trong một thời gian quá ngắn, dự trữ một loại tài sản vốn trong cả nền kinh tế gần như cố định. Ví dụ: Để xây dựng thêm một nhà máy, lắp ráp thêm một dây chuyền sản xuất người ta cần có thời gian. Lượng nhà máy hay dây chuyền sản xuất sẵn có trong nền kinh tế được coi là cố định trong một thời điểm nào đó. Trên cơ sở này, người ta giả định lượng cung về một loại dịch vụ vốn trong ngắn hạn của cả nền kinh tế là cố định – đường cung tương ứng là một đường thẳng đứng. Ngay cả trong ngắn hạn, dù tổng lượng tài sản vốn là cố định, tổng lượng cung dịch vụ vốn vẫn có thể thay đổi theo mức tiền thuê. Vấn đề là người ta có thể sử dụng tài sản vốn cho cả những mục đích phi sản xuất hay cho những nhu cầu dự trữ cá nhân. Nếu tiền thuê quá thấp, 8 Thị trường các yếu tố sản xuất. lượng dịch vụ vốn được tung ra cung ứng thường không phải là lượng tối đa có thể cung ứng từ quỹ tài sản vốn hiện có. Tuy nhiên, khi tiền thuê vốn tăng lên, người ta có thể cho thuê vốn với tổng số giờ thuê cao hơn bằng cách hy sinh số giờ dịch vụ vốn được giữ lại làm dự trữ cho nhu cầu cá nhân. - Quyết định mua sắm tài sản vốn để cho thuê của những người sở hữu vốn là một quyết định đầu tư có tính chất dài hạn. Vì vậy ở đây chúng ta sẽ tập trung vào phân tích khía cạnh dài hạn của quyết định cung ứng dịch vụ vốn. Xét về ngắn hạn, sự cung ứng dịch vụ vốn phụ thuộc nhiều vào lượng tài sản vốn đã mua sắm, do đó thực chất bị chi phối bởi các quyết định dài hạn. - Trong điều kiện thị trường dịch vụ vốn mang tính cạnh tranh, về dài hạn điểm cân bằng thị trường sẽ bảo đảm cho những người cung ứng có lợi nhuận kinh tế bằng không. Nếu lợi nhuận của những người cung ứng còn cao hơn mức này, sự nhập ngành của những người cung ứng mới sẽ làm nguồn cung dịch vụ vốn tăng lên, giá thuê vốn hạ xuống và lợi nhuận của những người cho thuê vốn giảm. Ngược lại, trong trường hợp lợi nhuận kinh tế của những người cho thuê vốn hiện hành là âm, thì sự rút lui khỏi ngành của một số người cung ứng sẽ là cơ chế để đẩy lợi nhuận của những người cung ứng dịch vụ vốn còn lại lên. Vì vậy, giá thuê vốn trong dài hạn chính là mức tiền thuê cân bằng dài hạn. Nó đảm bảo cho những người sở hữu vốn có lợi nhuận kinh tế bằng không. - Giá thuê vốn là mức tiền thuê vốn đảm bảo cho người sở hữu vốn bù đắp được tất cả các chi phí cơ hội cần thiết phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ vốn (cho thuê vốn) và có mức lợi nhuận kinh tế bằng không. - Đối với một người đầu tư mua sắm tài sản vốn, những khoản chi phí cơ hội liên quan đến việc cho thuê một đơn vị vốn thông thường bao gồm: 1) Chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư phải bỏ ra để mua sắm tài sản vốn 2) Chi phí bảo dưỡng, khấu hao tài sản vốn; 3) Chi phí giao dịch để tiến hành việc cho thuê. - Trước hết, để có thể tiến hành được việc cho thuê vốn, người kinh doanh dịch vụ vốn phải bỏ tiền ra mua sắm tài sản vốn. Chi phí cơ hội của việc sở hữu một đơn vị tài sản vốn chính là số tiền lãi mà người này phải hy sinh do số tiền được dành để mua tài sản vốn không thể đem cho vay được nữa. Giả sử giá mua một đơn vị 9 Thị trường các yếu tố sản xuất. tài sản vốn là 200 triệu đồng, lãi suất thực tế (tức mức lãi suất đã điều chỉnh theo lạm phát) trên thị trường là 5%, thì chi phí cơ hội của việc mua sắm và nắm giữ một đơn vị tài sản vốn trong 1 năm sẽ là: 200 triệu đồng × 0,05 = 10 triệu đồng. Vậy giá thuê vốn trong một năm trước hết phải bù đắp được khoản chi phí này. - Trong thời gian tài sản vốn được đem cho thuê, nó sẽ bị hao mòn hữu hình và vô hình theo thời gian và do việc sử dụng. Do đó giá trị của nó bị giảm đi. Tiền thuê vốn cũng phải bù đắp được khoản giá trị mất mát này. Nói cách khác, nó phải trang trải được các chi phí bảo dưỡng và khấu hao để duy trì giá trị tài sản vốn như cũ. Ví dụ, nếu trung bình mức độ hao mòn của tài sản vốn sau 1 năm sử dụng là 10%, thì chi phí bảo dưỡng, khấu hao của 1 đơn vị tài sản vốn trong ví dụ ở trên là: 200 triệu đồng × 0,1 = 20 triệu đồng. - Từ các giả định trên, giá thuê vốn của 1 đơn vị vốn trong 1 năm là: (10 + 20) = 30 (triệu đồng).Tổng quát hơn, nếu gọi r là lãi suất thực tế, d là tỷ lệ khấu hao, bảo dưỡng trung bình, P là mức giá mua tài sản, ta có: Giá thuê vốn thuần túy cần có = P (r + d) Đẳng thức này cho thấy giá thuê vốn cần có phụ thuộc vào 3 yếu tố: mức giá tài sản vốn, lãi suất, tỷ lệ khấu hao. Đây là cơ sở để chúng ta hiểu đường cung dịch vụ vốn trong dài hạn. - Đường cung dịch vụ vốn thể hiện quan hệ giữa lượng dịch vụ vốn sẵn sàng được những người sở hữu vốn cung ứng tương ứng với các mức giá thuê khác nhau. Trong dài hạn, đường cung dịch vụ vốn phải là một đường dốc lên. Trong dài hạn, để lượng cung dịch vụ vốn trong cả nền kinh tế tăng lên, lượng tài sản vốn được mua sắm làm dự trữ vốn phải tăng lên. Tuy nhiên, để khuyến khích những người sản xuất tài sản vốn gia tăng sản lượng cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng lên, giá bán tài sản vốn phải tăng (thật ra, điều này cũng chỉ để cân bằng lại với sự gia tăng trong chi phí biên sản xuất của tài sản vốn khi sản lượng của nó tăng lên). Từ đẳng thức trên, có thể thấy, khi giá mua tài sản tăng, mức giá thuê vốn cũng phải tăng lên theo. Nói cách khác, chỉ khi giá thuê vốn tăng lên, người ta mới được khuyến khích để có thể gia tăng được lượng cung dịch vụ vốn trong dài hạn. Quan hệ thuận chiều giữa hai biến số này chứng tỏ đường cung dịch vụ vốn dài hạn là một đường dốc lên. 10 [...]... ứng nhu cầu cao hơn Đến điểm F, thị trường hoàn thành quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn sang dài hạn của mình - Các yếu tố sản xuất được sử dụng cùng với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm đầu ra Vì thế, một sự thay đổi trên một thị trường yếu tố có thể tác động đến thị trường các yếu tố sản xuất còn lại, đặc biệt là trong dài hạn Chẳng hạn, sự tăng lương trên thị trường lao động không chỉ làm cho... 20 Thị trường các yếu tố sản xuất DH: Cầu vốn vay của hộ gia đình DF: Cầu vốn vay của doanh nghiệp DT: Tổng cầu vốn vay S : Cung vốn vay 21 Thị trường các yếu tố sản xuất C.THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI 1 Đặc điểm của thị trường đất đai: - Đất đai là một tài sản lâu bền mà người sử dụng nó có thể khai thác được các dòng lợi ích nhất định trong những khoảng thời gian nhất định Vì thế chúng ta phân biệt 2 loại thị. .. 15 Thị trường các yếu tố sản xuất - Cung về vốn hiện vật hay tài sản vốn xuất phát chính từ những người sản xuất ra những tài sản này Đối với người sản xuất, tài sản vốn hay vốn hiện vật đơn giản chỉ là những hàng hóa mà anh ta kinh doanh Đối với người này, vốn không phải là đầu vào mà là sản phẩm đầu ra Vì thế, quyết định cung ứng về vốn hiện vật thuộc loại quyết định của người sản xuất trên thị trường. .. Những người cần đất đai như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là những người muốn thuê đất Số lượng muốn thuê phụ thuộc vào mức giá thuê, quan hệ 22 Thị trường các yếu tố sản xuất này được phản ánh trong đường cầu về dịch vụ đất đai của người sản xuất Đường cầu về dịch vụ đất đai của một người sản xuất hay một doanh nghiệp chính là phần dốc xuống của doanh thu sản phẩm biên của đất đai MRP A... thời hạn 1 năm, ta có giá trị hiện tại PDV(K) của tài sản K bằng: PDV(K) = PDV(FV1) + PDV(FV2) + …+ PDV(FVn) = FV1/(1 + R) + FV2/(1 + R)2 + … + FVn/(1 + R)n 14 Thị trường các yếu tố sản xuất - Trong trường hợp đặc biệt, nếu K là một tài sản có thể đem lại nguồn thu nhập vĩnh viễn cho người sở hữu, đồng thời các khoản thu nhập phát sinh từ tài sản trong các kỳ là bằng nhau (nghĩa là FV1 = FV2 = …= FVn =... kéo dài thì những người đầu tư vào tài sản vốn sẽ phải đưa ra dự kiến thấp hơn về giá trị của tài sản vốn (tức giá trị hiện tại của các khoản tiền cho thuê tài sản trong tương lai) Cầu về tài sản vốn sẽ giảm xuống Đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái thành đường D2 Kết quả chung là cả giá lẫn lượng giao dịch về tài sản vốn sẽ giảm xuống 16 Thị trường các yếu tố sản xuất • Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng... đất ấy - Trong dài hạn, giá cân bằng thị trường đối với tài sản đất chính là giá trị hiện tại cảu nó, được xác định trên cơ sở đánh giá chung của thị trường chứ không phải của một người riêng lẻ về mức tiền thuê Nói cách khác, nếu r là giá thuê đất cân bằng thị trường và thị trường được dự kiến là không có biến động đáng kể, thì giá đất cân bằng trên thị trường tài sản đất là R/r Nguồn cung cố định chỉ... nhanh nếu cầu tăng và ngược lại Vì cầu thay đổi khi lãi suất thay đổi hay trên thị trường thuê và cho thuê đất biến động khiến cho tiền thuê đất thay đổi, nên thật ra sự thay đổi về giá tài sản đất trên thị trường, về dài hạn, chỉ là phản ánh sự thay đổi trong giá trị hiện tại của tài sản đất 24 Thị trường các yếu tố sản xuất 25 ... thời gian nào đó Giá cả trong trường hợp này là tiền thuê đất được tính cho một đơn vị đất cho thuê nào đó - Thị trường tài sản đất là thị trường trên đó đối tượng giao dịch là bản thân đất đai với tư cách là một tài sản Khi mua bán tài sản đất, người ta chuyển hẳn quyền sở hữu tài sản đất từ người bán sang người mua Giá cả đất đai trong trường hợp này là giá mua bán đứt tài sản đất 2 Cung về đất đai cho... giá trị hiện tại ròng của tài sản Tỷ suất chiết khấu ấy là lợi tức dự kiến của tài sản đó hay một tài sản khác có rủi ro tương tự Tỷ suất chiết khấu= Rf + β( Rm – Rf) 4 Lãi suất Như chúng ta đã thấy, lãi suất quan trọng thế nào trong việc ra quyết định đầu tư dự án và sản xuất Việc xem xét cung -cầu lãi suất, ảnh hưởng của lãi suất đến dự 19 Thị trường các yếu tố sản xuất án ra sao được cân nhắc kỹ . 24 1 Thị trường các yếu tố sản xuất. A.THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  Nguyên tắc thuê yếu tố sản xuất: - Chi phí cận biên của một yếu tố sản xuất (MC) - Sản phẩm biên của một yếu tố sản. Thị trường các yếu tố sản xuất. `Mục Lục `Mục Lục 1 A.THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 2 1.Cầu lao động 2 2.Cung lao động: 4 B.THỊ TRƯỜNG VỐN 6 1 .Thị trường dịch vụ vốn hiện vật 6 2 .Thị trường vốn. quả sẽ là đường cong uốn ngược. 5 Thị trường các yếu tố sản xuất. B.THỊ TRƯỜNG VỐN Khi nói đến vốn với tư cách là một yếu tố đầu vào thực sự của quá trình sản xuất, chúng ta ngầm giả định rằng,

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • `Mục Lục

  • A. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    • 1. Cầu lao động

    • 2. Cung lao động:

    • B. THỊ TRƯỜNG VỐN

      • 1. Thị trường dịch vụ vốn hiện vật

      • 2. Thị trường vốn hiện vật

      • 3. Điều chỉnh khi có rủi ro. Mô hình định giá tài sản

      • 4. Lãi suất

      • C. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI

        • 1. Đặc điểm của thị trường đất đai:

        • 2. Cung về đất đai cho thuê:

        • 3. Cầu về thuê đất đai:

        • 4. Tiền thuê đất do cung cầu xác định:

        • 5. Giá cả đất đai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan