cái thường bỏ ăn khoảng 3 ngày, phá chuồng, phát ra những tiếng kêu lạ như túc..túc, chét…chét Cầy đực: Tiết ra mùi thơm từ xạ hương để quyến rũ con cái Thực trạng gây nuôi: Cùng vớ
Trang 1SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐĂK LĂK
CHI CỤC KIỂM LÂM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
N M Ư N QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG À MÔI RƯỜNG - FREM
KỸ THUẬT NUÔI CẦY ÒI ƯƠNG
(Theo kinh nghiệm nuôi của Công ty TNHH Kiên Cường, Tp.Buôn Ma Thuột
và Trại chồn Quốc Khánh, Krông Pac, Đăk Lăk)
Đăk Lăk, tháng 01 năm 2013
Trang 21 Thông tin về loài Cầy vòi hương
1.1 Giới thiệu:
Cầy vòi hương (Paradoxurus hemarphroditus)
Phân loại:
Cầy vòi hương là một trong những loài thú ăn thịt nhỏ thuộc họ Cầy (Viverridae), bộ
Ăn thịt (Carnivora), lớp Thú (Mammalia)
Đặc điểm hình thái:
Cầy vòi hương (CVH) nặng trung bình từ 3 - 5 kg Khác
với Cầy hương tuyến xạ của con đực nằm ngay trước tinh hoàn,
lộ ra ngoài; tuyến xạ của Cầy vòi hương nằm sâu phía trong
mông, phân bố hai bên hậu môn mà không lộ ra ngoài
Bộ lông có tính biến dị lớn: Bộ lông màu xám mốc hoặc
hung mốc, mút lông phớt đen Dọc sống lưng, sườn có các đốm
nâu đen hoặc thường tạo thành 3 sọc chạy dọc sống lưng từ vai
đến gốc đuôi
Mặt có 2 – 3 đốm trắng cạnh mắt hoặc vệt sáng trắng ở
trán qua đến tai Đuôi dài, có vệt không rõ hoặc màu đen ở phần
gốc đuôi, phần mút đuôi thường có màu đen, tuy nhiên ở một số
cá thể có thể trắng Phần mũi, má, tai và phần dưới đùi có màu
lông đen
Tập tính, sinh thái:
Cầy vòi hương sống trên cây, ở các kiểu rừng khác nhau, có thể thích nghi với những nơi gần con người
Hoạt động về đêm, hầu như ngủ cả ngày ở trong hang hốc và những nơi ẩn nấu, thậm chí chúng còn trú ngụ cả trong các chòi, nhà tạm ở các trang trại gần rừng Vào mùa khan hiếm thức ăn, Cầy vòi hương cũng có thể kiếm ăn vào ban ngày
Ở Đăk Lăk: Đi rừng thường thấy dấu phân của Cầy vòi hương để lại ở nhiều nơi, ngay
cả trên đường mòn, nơi có nhiều cây cho quả như me rừng, cò ke, chuối rừng,… Cầy vòi hương có phân bố ở tất cả các địa phương còn rừng trong tỉnh
Đặc điểm sinh học:
Cầy vòi hương là loài ăn tạp, thức ăn tự nhiên bao gồm cả thực vật lẫn động vật, tuy nhiên loài này thường ăn thực vật nhiều hơn động vật Thành phần thức ăn thực vật chủ yếu gồm các loại quả gấm, nhội, vả, chuối,…
Cầy vòi hương ăn quả chín kỹ (chín mọng), nhằn vỏ, nuốt hạt và hạt theo phân ra ngoài Thức ăn là động vật gồm côn trùng, cua, ốc, chiếm tỷ lệ ít
Cầy vòi hương sinh sản quanh năm và
thường tập trung vào các thời điểm tháng 4, 5, 6 và
tháng 10, 11, 12 Mỗi lứa 2 - 4 con
Trong điều kiện nuôi: Mùa động dục và
sinh sản của Cầy nuôi không rõ ràng, hiện tượng
động dục ở Cầy nuôi có thể xảy ra quanh năm Nếu
chăm sóc kỹ và cho ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng,
điều độ, cầy nuôi sẽ động dục thường xuyên hơn
Biểu hiện động dục ở Cầy vòi hương nuôi:
Có thể Cầy nuôi thuần hóa hiền lành và sống
chung với nhau rất hòa thuận, nhưng khi động dục
cả con đực và con cái đều dữ hơn bình thường
Cầy cái: Vào thời gian động dục Cầy
Cầy đực và cái được thả chung ô chuồng để
phối giống
Hình: Công ty TNHH Kiên Cường
Trang 3cái thường bỏ ăn khoảng 3 ngày, phá chuồng, phát ra những tiếng kêu lạ như túc túc, chét…chét
Cầy đực: Tiết ra mùi thơm từ xạ hương để quyến rũ con cái
Thực trạng gây nuôi:
Cùng với việc phát triển gây nuôi các loài động vật hoang dã (ĐVHD) khác ở nhiều địa phương trong cả nước, Cầy vòi hương đã được chú ý bởi những giá trị và tính khả thi trong điều kiện gây nuôi, cũng như khả năng tạo nhiều sản phẩm mang lại giá trị về mặt kinh
tế, tạo thu nhập cho người nuôi Ngoài ra đứng trên quan điểm bảo tồn, thì gây nuôi Cầy vòi hương góp phần tạo ra sản phẩm thay thế, giảm tác động đến loài ngoài tự nhiên
Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, Công ty Kiên Cường là một trong những cơ sở khởi đầu cho việc gây nuôi và phát triển loài Cầy vòi hương Việc gây nuôi đã được công ty bắt đầu từ năm 2000, từ đây giống Cầy vòi hương đã được đăng ký với cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật Hiện CVH đã được nhiều cơ sở và hộ gia đình phát triển gây nuôi
Ý tưởng cho Cầy vòi hương ăn cà phê tạo nguyên liệu cho sản phẩm “cà phê chồn”, được công ty thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2003 Cùng với Công ty Kiên Cường, năm
2007 cơ sở Quốc Khánh ở Krông Pac cũng đã phát triển gây nuôi CVH với số lương nhiều Thực tế cho thấy thử nghiệm này ở Cầy vòi hương nuôi tại Buôn Ma Thuột là hoàn toàn khả thi
Khả năng phát triển gây nuôi
Khả năng thích nghi của CVH trong điều kiện nuôi khá tốt, sử dụng nguồn thức ăn đa dạng, tại địa phương có thể tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp thức ăn cho CVH Lượng chất thải ít nên ít gây ô nhiễm môi trường Nuôi với quy mô nhỏ, không đòi hỏi nhiều diện tích đất đai nên có thể phát triển nuôi ở thành thị lẫn nông thôn khi các hộ có điều kiện
Xuất phát ban đầu từ niềm đam mê nuôi CVH và mong muốn tạo ra dấu ấn cho thương hiệu “Cà phê chồn” Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk; cùng với nuôi CVH cho ăn cà phê, các
cơ sở Kiên Cường, Quốc Khánh đã tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm chế biến loại các phê đặc sản này, hướng đến thị trường trong và ngoài nước
Hướng gây nuôi CVH tạo nguyên liệu cho sản phẩm “cà phê chồn” ở Đăk Lăk có khả năng phát triển vì đây là vùng sản xuất cà phê lớn trong cả nước Hiện có nhiều vườn cà phê ở các địa phương đã và đang đăng ký tiêu chuẩn sản xuất cà phê sạch Điều này đảm bảo nguồn
cà phê dồi dào cho phát triển nuôi CVH tạo sản phẩm chất lượng
Đăk Lăk hiện nay đã có nhiều cơ sở cung cấp giống CVH có chất lượng, đảm bảo yêu cầu nuôi với nhiều mục đích khác nhau Kinh nghiệm nuôi CVH tạo nguyên liệu cho sản phẩm cà phê chồn cũng đã và đang được chia sẻ, trao đổi nhằm hướng đến thị trường xuất khẩu loại sản phẩm này
Công ty Kiên Cường đang được tổ chức hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF) hỗ trợ cho hướng phát triển này, cũng như liên kết với các nông hộ có nhu cầu tại các địa phương trong tỉnh để thúc đẩy việc phát triển nuôi CVH để tăng giá trị của sản phẩm cà phê tại địa phương Nhiều lớp tập huấn cũng đã và đang được triển khai để thúc đẩy hướng phát triển này ở cấp nông hộ
Vấn đề cần chú ý trong phát triển theo hướng này là việc tổ chức liên kết giữa các công ty với các hộ nông dân có trồng cà phê và có nhu cầu nuôi CVH để cung cấp sản phẩm, cam kết và giám sát cũng phải chặt chẽ đảm bảo sản phẩm có chất lượng và thu nhập được nông hộ chấp nhận
1.2 Nguồn giống
Ở Đăk Lăk, các cơ sở ban đầu gây nuôi CVH thử nghiệm từ nguồn giống mua được ngoài thị trường do người dân bắt từ hoang dã, hoăc mua ở các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Củ Chi,…Từ năm 2001 đến nay các cơ sở gây nuôi CVH ở Đăk Lăk đã tự tạo con giống vật nuôi này
Trang 4Hai trong số cơ sở cung cấp giống Cầy vòi hương có chất lượng, đảm bảo kỹ thuật trong tỉnh là Công ty TNHH Kiên Cường (Buôn Ma Thuột) và Trại chồn Quốc Khánh (Krông Pac) Địa chỉ liên hệ
Công ty TNHH M Kiên Cường Trại chồn Quốc Khánh
Địa chỉ: 05- Hoàng Hoa Thám, phường Tân Tiến,
tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Km 49, quốc lộ 26 Thôn 6, xã Krông Buk, huyện Krông Păc, Đăk Lăk Điện thoại:
Fax:
Di động:
Email:
0500 3814095
0500 3814095
0935 720099 – 0905 119574 dom.manhcuong62@gmail.com
0907 818886 khanhchoncoffee@gmail.com
Tiêu chuẩn con giống: Người nuôi có thể lựa chọn con giống CVH tùy vào mục đích
nuôi, nhưng cần phải có nguồn gốc, xuất xử, lý lịch về gia phả rõ ràng
Các cơ sở mới bắt đầu nuôi nên mua con giống là các cá thể Cầy đã bước vào giai đoạn hậu bị, đạt từ 2,5 – 3 tháng tuổi, có trọng lượng khoảng 1,5kg/con là tốt nhất, vì nếu nhỏ quá sẽ khó khăn trong chăm sóc, cầy con kém thích nghi khi thay đổi sang điều kiện mới, dễ
bị nhiễm bệnh Cầy non khoảng 1 tháng tuổi đã biết tự ăn dặm theo mẹ, con non bỏ bú mẹ trong khoảng thời gian từ 2 – 2,5 tháng, lúc này trọng lượng trung bình của cầy con đạt từ 500 – 1000g/con
Cầy con khỏe mạnh, lanh lợi, lông mượt, hiền lành và có khả năng gần người, không cắn nhau khi thả nuôi chung nhiều con trong cùng một chuồng
Chọn CVH nuôi theo mục đích khác nhau dựa vào hình thái cầy
Nuôi cầy thương phẩm để lấy thịt, nên chọn những cá thể Cầy vòi hương có bộ lông sáng màu với màu xám mốc (màu lông sáng)
Nuôi cầy để tạo sản phẩm “cà phê chồn” nên chọn những cá thể Cầy vòi hương có
bộ lông nền màu hung vàng (Màu lông ngả sang hung vàng)
Cầy vòi hương có màu lông xám mốc
Nguồn: Công ty Kiên Cường
Cầy vòi hương có màu lông hung vàng
Nguồn: Công ty Kiên Cường
2 Kỹ thuật nuôi Cầy vòi hương
2.1 Khu v nuôi th h h p:
Bố trí địa điểm:
Trang 5 Địa điểm nuôi Cầy vòi hương phải là nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn, tránh cho chó tiếp xúc với Cầy vòi hương trong điều kiện nuôi
Điều cần chú ý khi làm chuồng nuôi cầy là phải chắc chắn, thông thoáng, giữ mát vào mùa nóng và giữ ấm vào mùa lạnh, tránh gió lùa
Nguồn nước là một trong những yêu cầu cần thiết phải có ở địa điểm lựa chọn xây dựng trang trại, bởi nhu cầu nước uống, vệ sinh chuồng trại, tưới cây,…
Không nên quá gần các đường quốc lộ lớn, nhưng hệ thống đường sá cũng phải đảm bảo để vận chuyển thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi
Diện tích nuôi:
Phải có diện tích đủ rộng để đảm bảo đáp ứng quy mô hiện tại và khả năng phát triển đàn vật nuôi trong tương lai
2.2 Chuồng trại
Vị trí và hướng chuồng:
Chuồng trại được bố trí và xây dựng trên quỹ đất hiện có của các cơ sở Các khu chuồng nuôi để CVH cần tránh hướng mưa tạt, gió lùa và nắng nóng hắc vào buổi chiều
Hiện nay, có nhiều cách thức lựa chọn khi làm chuồng nuôi Cầy vòi hương Việc lựa chọn cách thức nào tùy thuộc vào các điều kiện hiện có của cơ sở gây nuôi
Điều kiện bao gồm: Diện tích, phương thức và mục đích gây nuôi
Thiết kế và phối trí chuồng trại:
i) Làm phòng rộng
Thường nhốt chung khoảng vài chục cá thể
Loại chuồng này phù hợp với đối tượng nuôi là cầy hậu
bị, hoặc cầy thương phẩm với mục đích cung cấp thịt
Phù hợp với nơi còn diện tích rộng, có thể tận
dụng các phòng có sẵn, chuồng heo cũ hoặc làm mới
Trường hợp tận dụng phòng có sẵn hoặc chuồng
heo cũ, ở những nơi không thông thoáng, cần thiết mắc
hệ thống quạt thông gió
Trường hợp làm phòng mới, nên thiết kế hệ
thống cửa và cửa sổ hướng đông nam Quy cách phòng
nuôi Cầy vòi hương theo cách này, nếu làm mới phải
đảm bảo tối thiểu 1 cá thể/1m2
; chiều cao của phòng tối thiểu là 2m,
Phòng cần phải lợp chắc chắn bằng tôn hoặc
ngói, tránh khe kẽ hở vì Cầy leo trèo giỏi, có thể chui ra
ngoài Cần thiết phải có trần (la phông) thì giúp làm mát
chuồng vào mùa nóng nếu là phòng lợp tôn; hoặc tránh
việc cầy đẩy ngói chui ra ngoài nếu phòng lợp ngói
Phòng cần xây chắc chắn, xung quanh xây tường
hoặc có thể quây bằng lưới B40, nhưng mắt lưới phải nhỏ
và sợi lưới lớn (đường kính sợi lưới > 2,5 mm), tránh việc
Cầy cắn rách lưới hoặc có thể chui qua lưới
Bố trí: Phòng không cần nhiều cửa sổ, chỉ cần 1 cửa
ra vào, lối đi được thiết kế ở giữa, xung quanh chuồng
đóng hệ thống giá và gác ván hoặc cây cho Cầy leo
trèo Hệ thống giá hoặc gác này được bố trí làm
Sàn chuồng được lót bằng lưới
B40 lớn
Nguồn: Võ Quốc Bảo
Nhiều cá thể CVH trong phòng rộng
Nguồn Công ty Kiên Cường
Trang 6nhiều tầng, tầng dưới cách mặt đất khoảng 1m để tiện cho việc dọn vệ sinh; mỗi tầng cách nhau khoảng 0,5 m tùy theo chiều cao và rộng của chuồng, giữa các tầng cũng cần có “cầu thang” làm bằng cành cây để cầy có thể lên, xuống dễ dàng
Trong phòng cần bố trí một thùng gỗ để cầy đi vệ sinh
Sàn chuồng cần có độ dốc để giúp thoát nước và làm sạch ráo, vật liệu lót sàn dùng loại ít bám dính, láng giúp dễ dàng khi làm vệ sinh chuồng
ii) Xây ô chuồng
Phù hợp với việc nuôi tách riêng từng cá thể hoặc từng cặp Cầy
sinh sản Tận dụng được diện tích và không gian để phát triển đàn Cầy
nuôi với mục đích kinh tế
Hệ thống các ô chuồng được xây có diện tích 100cm x 120cm, sâu
từ 60 – 70cm Trước mỗi tầng cần có thềm rộng từ 30 – 40cm để Cầy đi
lại Trường hợp này không nên thiết kế ô chuồng có diện tích quá nhỏ,
làm cho cầy bị nhốt gò bó, khó hoạt động, đi lại bên trong Hệ thống ô
chuồng phải được xây trong khuôn viên một phòng có tường bao hoặc có
lưới B40 quây xung quanh, đảm bảo mặt sau các ô chuồng được che kín,
cách mặt đất tốt nhất là 1m Trong khuôn viên này, cần dành một
phần không gian chung để Cầy nuôi có thể đi lại, nô giỡn và
người nuôi dọn dẹp, vệ sinh, cho Cầy ăn, chăm sóc, trồng
cỏ…Trong chuồng cần để những cành cây để Cầy leo trèo Trong
mỗi ô chuồng, cần thiết kế sàn làm nơi nằm ngủ, nên lót chỗ nằm
cho Cầy bằng các vật liệu như giẻ rách, rơm khô Thức ăn đưa
vào được đặt dưới nền chuồng để tiện việc dọn rửa
Nguyên tắc của việc thiết kế mái che, trần, sàn
chuồng, hệ thống thông gió giống như trường hợp nuôi
trong phòng rộng, đảm bảo chắc chắn, vệ sinh, thông
thoáng, mát mẻ vào mùa khô nóng và giữ được ấm vào
mùa lạnh
iii) Làm cũi
Đây là cách thức đơn giản, dễ di chuyển khi thay
đổi địa điểm, nhưng hạn chế về diện tích hoạt động của
Cầy nuôi
Cũi thích hợp cho việc nuôi tách từ 1 - 2 cá thể,
nuôi cầy con cùng lứa và dành cho Cầy sinh sản
Cũi có thể đóng bằng tre, gỗ hoặc bằng lưới sắt;
nhưng đảm bảo chuồng phải chắc chắn, tránh Cầy gặm,
cắn chuồng để thoát ra ngoài Diện tích cũi có thể rộng
hẹp khác nhau tùy số lượng Cầy trong từng cũi, nhưng
phải đảm bảo cho các cá thể Cầy hoạt động dễ dàng,
không bị gò bó Bên trong mỗi cũi cần bố trí các cành cây
cho Cầy leo trèo
Cũng có thể thiết kế cũi 1 – 2 tầng để Cầy nuôi có thể leo lên xuống Mỗi cũi tốt nhất nuôi một cặp cầy Đỗi với cầy con, có thể nuôi nhốt chung một lứa cầy con trong cũi (trung bình từ 3 – 4 con/lứa) Cũi cần thiết kế đặt cách mặt đất từ 20 – 50cm để tiện cho việc làm vệ sinh Sàn cũi cần lát gỗ láng, lót thưa hoặc lưới để phân và thức ăn thừa có thể lọt xuống dưới
Đối với Cầy sinh sản, nên làm cũi để tách riêng Cũi cần phải che kín đáo và trong cũi nên làm ổ đẻ cho cầy Ổ đẻ có thể làm bằng thùng gỗ với kích thước tối thiểu rộng x dài x cao
= 30cm x 40cm x 30cm Trong ổ lót giẻ rách sạch sẽ để ủ cầy con Cũi cho Cầy đẻ cần đặt ở nơi kín đáo, yên tĩnh và đặc biệt tránh gió lùa
Chú ý: cho dù chọn hình thức chuồng trại nào thì cũng nên thiết kế sao cho có bóng đèn ở
phía bên trên, vì ánh sáng đèn lại giúp thu hút côn trùng trong tự nhiên tập trung; đây là
Cũi và CVH được nuôi trong cũi
Tại Trại chồn Quốc Khánh Nguồn: FREM
Trang 7nguồn thức ăn vô cùng hữu ích cho Cầy mà người chăn nuôi khó có thể cung cấp được (thường chỉ cần khoảng 30 phút/mỗi tối)
2.3 Thứ ăn
Mặc dù thuộc bộ thú ăn thịt, nhưng Cầy vòi hương trong tự nhiên là loài ăn tạp Tỷ lệ thành phần thức ăn thực vật và động vật không cố định mà thay đổi theo mùa So với các loài khác trong họ Cầy, Cầy vòi hương ưa thích ăn thực vật, đặc biệt là các quả chín kỹ, chín mọng có vị ngọt Nguồn thức ăn động vật đa dạng từ các loài côn trùng, sâu bọ, ếch nhái, các loài bò sát kể cả rắn, chuột… Dựa vào đặc điểm sinh học này mà trong điều kiện nuôi chúng
ta có thể tạo nguồn thức ăn đa dạng cho Cầy vòi hương, cũng như nuôi Cầy vòi hương để tạo sản phẩm “cà phê chồn”
Loại thức ăn và nguồn cung cấp:
Nguồn thức ăn động vật: Gồm tất cả các loại thịt động vật,
côn trùng, ếch nhái, trứng, cá, giun đất…Thức ăn động vật phải đảm
bảo ít mỡ, nhiều nạc Để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn
thức ăn động vật cho Cầy nuôi, giảm chi phí, các cơ sở gây nuôi
Cầy vòi hương có thể hợp đồng với các lò ấp gia cầm để thu mua
các loại trứng sáp, trứng thành phẩm hỏng nhưng vẫn còn chất
lượng; hoặc với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm để mua phổi,
lòng (tạng) và thịt loại 2 – 3 với giá rẻ nhưng vẫn còn tươi đảm bảo
chất lượng cho Cầy ăn (Theo kinh nghiệm của công ty Kiên
Cường)
Nguồn thức ăn thực vật: Tất cả các loại trái cây chín có vị
ngọt như mảng cầu, chuối, mít, đu đủ, cà phê, Đặc biệt Cầy nuôi
rất thích ăn chuối chín, đây là nguồn thức ăn đảm bảo cung cấp
năng lượng nhanh nhất cho Cầy, do vậy trong điều kiện nuôi, chuối
chín là nguồn thức ăn không thể thiếu được đối với Cầy vòi hương
Có thể mua ở các chợ đầu mối hoặc các vựa chuối, vựa trái cây
Chú ý: Nguồn thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không ôi thiu, hư thối
Cầy sẽ không ăn, vì tập tính của Cầy vòi hương là ăn thức ăn động
vật hay thực vật đều phải tươi sống, mới vừa bắt được hoặc quả chọn ăn từ trên cây
2.4 Chăm só dinh dưỡng và vệ sinh huồng
2.4.1 Chăm sóc dinh dưỡng:
Nhiều cơ sở gây nuôi hướng dẫn nên cho Cầy vòi hương ăn hai lần/ngày đêm Trong
đó lần cho ăn ban đêm là bữa ăn chính, thường nên cho ăn vào khoảng 18 – 19h00 với thức ăn động vật, đạm là chủ yếu Ban ngày nên cho ăn bữa phụ vào khoảng 10 – 11h00 với thức ăn là quả chín
Trong điều kiện nuôi không thể đảm bảo đủ nguồn thức ăn động vật, cần cho Cầy ăn dặm thêm các loại thức ăn thay thế có nguồn đạm đảm bảo Nguồn thức ăn này thường là cháo nấu với đường, cháo thịt cá các loại hoặc cháo cám có độ đạm cao dùng để nuôi heo, gà; cháo nấu từ thức ăn thừa tận dụng từ các nhà hàng Nếu bổ sung thêm vitamin như thuốc B complex vào nguồn thức ăn cho Cầy thì rất tốt, giúp Cầy khỏe và tăng sức đề kháng Tuy nhiên, nên hạn chế cho Cầy vòi hương ăn cá vì khi ăn cá cầy sẽ bài tiết ra phân có mùi rất hôi
Lượng thức ăn cho mỗi cá thể Cầy phải đảm bảo bằng 10% trọng lượng cơ thể Do vậy để tránh Cầy ăn bỏ thừa gây lãng phí vì Cầy vòi hương không bao giờ ăn lại thức ăn thừa, hoặc thiếu sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho Cầy; khi cho ăn cần phải xác định lượng thức
ăn dựa vào trọng lượng trung bình của các cá thể Cầy nuôi và số lượng cá thể Cầy nuôi mà chuẩn bị lượng thức ăn vừa phải cho mỗi bữa ăn
Trang 8Theo kinh nghiệm của công ty Kiên Cường nuôi Cầy vòi hương:
Chỉ cần cho ăn mỗi ngày 1 lần vào chiều muộn, sau 17h00 Mỗi lần cho ăn lượng thức
ăn đảm bảo cho các cá thể cầy đủ no (10 - 15% trọng lượng cơ thể)
Tập cho Cầy vòi hương ăn đa dạng các loại thức ăn gồm cả động vật lẫn thực vật
Để kết hợp nguồn thức ăn dặm và phòng một số loại bệnh giun sán, đường ruột,…tất
cả các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật nên nấu chín kỹ rồi mới cho Cầy ăn
Có thể tận dụng nước cơm, gạo và thức ăn thừa của người để nấu cháo cho Cầy ăn, nhưng phải đảm bảo vệ sinh, tránh ôi thiu
Đặc biệt vào mùa nóng không nên nấu một lần quá nhiều để cho Cầy ăn thành nhiều lần, vì thức ăn để dành dễ bị thiu, cầy sẽ chê và không ăn, hoặc ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hóa
Nước uống nên cho Cầy uống tự do, không hạn chế; tốt nhất nên dùng vòi tự động cho Cầy uống sẽ giữ được chuồng khô ráo và sạch sẽ Khi sử dụng vòi nước tự động nên dùng hệ thống lọc nước qua tia cực tím sẽ rất an toàn cho Cầy
Chú ý: Không nên cho Cầy ăn quá no và nhiều vì Cầy sẽ tăng trọng nhanh, béo quá, nếu bán thịt sẽ có nhiều mỡ, không đảm bảo chất lượng, nếu nuôi cầy sinh sản những cá thể cầy béo thường khả năng sinh sản kém
2.4.2 Vệ sinh, theo dõi hoạt động của CVH nuôi:
Thức ăn nên cho vào đĩa hoặc khay ăn, tốt nhất nên làm
bằng inox Trường hợp nuôi trong các ô chuồng, hay cũi có thể cho
thức ăn vào các thau, đĩa hoặc bát lớn, tùy theo số lượng vật nuôi
trong mỗi ô chuồng Cầy thường lấy thức ăn và tha ra chỗ khác để
ăn, sau khi ăn thức ăn thường vương vãi trong chuồng
Cần phải làm vệ sinh, quét dọn sạch sẽ tránh để thức ăn hôi
thối, hoặc chất thải của Cầy làm ô nhiễm chuồng nuôi
Cầy thích ăn chuối chín nhưng không ăn vỏ, nên lột vỏ
trước khi đưa vào máng hoặc chậu thức ăn cho Cầy Khi cho ăn là
lúc thuận tiện cho việc làm quen và vuốt ve để “thuần phục” loài
vật này
Mọi động tác cho Cầy ăn phải hết sức nhẹ nhàng, trìu mến
và thân thiện để tạo sự gần gũi Vì khi con vật đã được thuần phục người nuôi dễ dàng tiếp cận và điều khiển con vật để chăm sóc, cho ăn và thu sản phẩm,…mà không bị con vật phản ứng tấn công hoặc gây hại
Cầy vòi hương có khả năng chịu đói và khát rất lâu, chúng có thể không ăn uống trong vòng từ 5 – 7 ngày mà cơ thể vẫn bình thường, không kêu la Cầy nuôi vào mùa lạnh thường
ăn ít, người nuôi cần biết đặc điểm này để khỏi phải lo lắng,
Phải thường xuyên quan sát mọi hoạt động của đàn Cầy nuôi, nếu con nào có biểu hiện khác thường thì cần tìm hiểu nguyên nhân Có một số biểu hiện lạ khi Cầy bị nhiễm bệnh, động dục, bị thương do cắn nhau tranh giành thức ăn và giành con cái Cần phát hiện kịp thời các cá thể này để cách ly theo dõi và điều trị
Chú ý: Mặc dù gần gũi thân thiện với con vật, nhưng không nên ôm ấp hoặc cho Cầy đến chỗ ngủ hoặc chỗ sinh hoạt của người Sau khi tiếp xúc với vật nuôi, hoặc làm vệ sinh chuồng trại cần thiết phải rửa sạch tay chân bằng xà phòng Tốt nhất khi dọn chuồng trại phải mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay và khẩu trang để đảm bảo vệ sinh an toàn cho người nuôi.
2.5 Cá h ho Cầy vòi hương ăn để tạo nguyên liệu ho “ à phê hồn”
Ở Đăk Lăk, mùa cà phê chín thường vào khoảng tháng 11 – 12 dương lịch hàng năm Ngoài tự nhiên, Cầy vòi hương vẫn có thể tìm đến các rẫy cà phê trong mùa cà phê chín để lựa ăn những quả chín kỹ Trong điều kiện nuôi vào mùa cà phê người nuôi có thể chủ động cho Cầy ăn cà phê chín kỹ bổ sung với các loại thức ăn khác, nhằm tạo ra nguyên liệu cho sản
Trang 9phẩm “cà phê chồn” hàng hóa với số lượng tập trung và chất lượng vẫn đảm bảo tính độc đáo của loại sản phẩm này ở Tây Nguyên
Theo kinh nghiệm của Công ty Kiên Cường
Kỹ thuật cho ăn theo các công đoạn sau
Công đoạn lựa chọn và thu mua cà phê:
Quả cà phê chọn làm thức ăn cho Cầy vòi hương
phải là cà phê chín kỹ (mọng), còn tươi, chắc,
không bị héo, không bị sâu hoặc rầy rệp bám
Tránh làm dập vỏ quả, rửa sạch bụi bẩn bằng nước
mát, để ráo trước khi cho vào máng hoặc chậu để
Cầy ăn Cà phê hái bữa nào, cho Cầy ăn bữa đó,
không được để dành sang hôm sau vì Cầy không
chịu ăn quả héo, bị đổ mồ hôi
Công đoạn cho Cầy ăn cà phê: Thường sau
khi ăn cà phê khoảng 3 – 4 tiếng thì Cầy thải phân
Do vậy cần phải sắp xếp thời gian cho Cầy ăn để
có thể thu được sản phẩm “phân cà phê” không bị
lẫn lộn tạp chất khi Cầy ăn các loại thức ăn khác Tùy theo điều kiện chăm sóc, hoặc nhân lực
mà người nuôi có thể lựa chọn các cách bố trí giờ cho Cầy ăn như sau:
Cách 1: Áp dụng trong trường hợp người chăm sóc Cầy trực tiếp là chủ cơ sở tự làm, kiên nhẫn và chịu khó Giờ cho ăn được chia cách nhau khoảng 7 tiếng Nếu cho Cầy ăn lúc 18h00 thì đến khuya khoảng nửa đêm (24h00) thu sản phẩm “phân
cà phê”, đồng thời cho Cầy ăn tiếp lần 2 bằng các loại thức ăn khác
Cách 2: Áp dụng trong trường hợp thuê nhân công
chăm sóc, không đòi hỏi sự kiên nhẫn hơn, đó là
cho Cầy ăn cà phê theo ngày Một ngày cho Cầy
ăn cà phê để thu sản phẩm “phân cà phê”, ngày
khác cho Cầy ăn thức ăn khác
Chú ý:
- Khi cho ăn, Cầy thường ngửi và chọn quả để ăn
Chúng thường bỏ lại rất nhiều cà phê trong máng ăn
Thường Cầy chỉ ăn khoảng 10% lượng cà phê trong máng
Trường hợp chúng ăn được 15 – 20% số lượng cà phê chín
trong máng là thành công rồi Do vậy người nuôi không
phải lo lắng về điều này.
- Không nên bỏ đói để ép CVH ăn cà phê Thực tế cho
thấy, những con Cầy càng sung sức thì càng có nhu cầu ăn cà
phê nhiều hơn
Công đoạn thu và sơ chế “phân cà phê”: Sau khi cho
Cầy vòi hương ăn cà phê khoảng 3 – 4 tiếng thì Cầy thải ra sản
phẩm “phân cà phê” Phân cà phê sau khi thu thường có nhiều
màu sắc khác nhau, được rải đều trong các khay nhôm, sau 2
ngày hong khô trong mát đem ra phơi nắng hoặc sấy cho đến
khi độ ẩm chỉ còn khoảng 12% “Phân cà phê” của Cầy sau khi
sấy có thể cất giữ trong bao bì, để ở nơi thoáng mát, khô ráo để
dành bán dưới dạng thô hoặc chế biến thành sản phẩm “cà phê
chồn”
Cà phê chín mọng sau khi chọn lựa kỹ
để cho Cầy ăn
Nguồn: Công ty Kiên Cường
Cầy thường ăn khoảng 10% lượng cà phê trong khay
Nguồn: Công ty Kiên Cường
Sản phẩm “Phân cà phê” của CVH
nuôi tại Công ty
Nguồn: Công ty Kiên Cường
Trang 102.6 Phòng trị bệnh
Trong điều kiện gây nuôi, CVH cũng thường mắc phải những loại bệnh giống như các loại vật nuôi thông thường khác như: Rối loạn tiêu hóa, tụ huyết trùng, cầu trùng, phó thương hàn Ngoài ra Cầy nuôi còn thường bị thương do lọt chân hay cắn lẫn nhau
2.6.1 Phòng bệnh
Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, nhất là gió tây và gió bấc Mùa lạnh nên che tất cả các phía giữ ấm chuồng trại, tránh gió
Đảm bảo thức ăn cho Cầy vòi hương phải sạch sẽ, hợp vệ sinh; chú ý tránh cho cầy ăn các loại thức ăn đã bị sâu, hư hỏng, ôi thiu, thức ăn cũ, thừa Ngoài các loại thức ăn thông dụng, khi cho Cầy ăn thức ăn mới phải tập dần để Cầy quen
Định kỳ bổ sung các vitamin, khoáng chất, vi lượng cho Cầy phát triển, thường khoảng mỗi tháng chúng ta bổ sung các men vi sinh, chất khoáng, vi lượng như: Ca, Mg, Cu, Fe bằng các chế phẩm thú y, đá liếm nhằm bổ sung các khoáng chất thiếu hụt trong quá trình nuôi
Sát trùng chuồng trại mỗi tháng 1 lần, có thể dùng các thuốc pha để phun trong thú y Trong lúc chuồng trại xảy ra dịch bệnh thì vệ sinh, sát trùng chuồng trại tiến hành thường xuyên và nhiều hơn bình thường, có thể 1 tuần 2 lần phun sát trùng
Thời gian giao mùa cho uống thuốc phòng các bệnh thường gặp như: tụ huyết trùng, thương hàn, cầu trùng với liều lượng ghi trên vỏ bao bì, nhất là lúc trời đang nắng chuyển sang mưa
Trong lúc chuồng trại đang xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là những bệnh có khả năng lây nhiễm cao: Người nuôi nên chăm sóc những con khoẻ mạnh trước và những con bị bệnh sau cùng, dụng cụ vệ sinh, trang phục cũng phải sát trùng sau khi chăm sóc hay tiếp xúc với khu vực đang xảy ra dịch bệnh, hạn chế qua lại khu vực chuồng trại đang xảy ra dịch bệnh
Trong chuồng nên bỏ một ít rơm cỏ khô, hoặc thỉnh thoảng cho CVH ăn cỏ, rau xanh,… có tác dụng rất tốt trong việc ngừa các bệnh về đường ruột
Người nuôi phải tự tìm hiểu tác dụng của một số loại thuốc, trong đó quan trọng nhất
là kháng sinh hay dùng, nguyên tắc cơ bản trong sử dụng kháng sinh, chúng ta có thể xem các sách hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo, chó mèo
Trong quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh,nên bổ sung thêm men tiêu hoá, canxi, khoáng chất, các loại thuốc không có nguồn gốc kháng sinh trong điều trị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy
Có thể sử dụng các loại thuốc dùng cho người nhằm giảm tác dụng phụ của kháng sinh, giúp cho Cầy mau chóng phục hồi sức khoẻ
2.6.2 Trị một số bệnh thường gặp
i) Rối loạn tiêu hóa:
Đây là loại bệnh thường gặp nhất khi bắt đầu gây nuôi Cầy vòi hương
Nguyên nhân là do cầy ăn thức ăn đa dạng, ăn khỏe và dễ cho ăn; khi cho Cầy ăn do
sơ ý cho ăn thức ăn ôi thiu, mốc hay trái cây bị hư hỏng, sâu rầy Mặt khác Cầy rất mẫn cảm với loại thức ăn lạ, nên thường có biểu hiện rối loạn khi thay đổi thức ăn
Dấu hiệu Cầy mắc bệnh: Cầy ỉa chảy, phân lỏng và có mùi hôi khó chịu
Chữa trị: Theo kinh nghiệm của người nuôi khi thấy phân có dấu hiệu bệnh
Nếu nhẹ có thể cho Cầy ăn chuối ương (chuối vừa chín tới)
Nếu Cầy bị bệnh nặng nên dùng thuốc Sulfa gardinan (thuốc vĩ dành cho người) Cá thể cầy trưởng thành có trọng lượng từ 2kg trở lên có thể cho uống thuốc bằng liều của người lớn 1 – 2viên/ngày Có thể thay thế thuốc Sulfa gardinan bằng Cotrim sẽ hiệu quả nhanh hơn, nhưng sẽ làm tăng giá thành chữa bệnh cho Cầy vì giá loại thuốc này đắt hơn