Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
340,23 KB
Nội dung
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số: /BC - TH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2015 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 2 NĂM 2015 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. TÌNH HÌNH CHUNG Trồng trọt, trong tháng hoạt động ở miền Bắc tập trung chủ yếu vào việc gieo cấy lúa đông xuân. Tính đến ngày 15/2 diện tích gieo c ấy ở miền Bắc đạt gần 788 ngàn ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Ở miền Nam, các địa phương đã cơ bản kết thúc xuống giống lúa đông xuân và đang thu hoạch trà lúa sớm, tính đến ngày 15/2 diện tích thu hoạch lúa đông xuân ở Miền Nam đạt 274 ngàn ha, chiếm khoảng 17,5% tổng diện tích xuống giống. Đồng thời với thu hoạch lúa vụ đông xuân các địa phương thuộc vùng ĐBSCL đã xuống giống lúa hè thu sớm đạt khoảng 50 ngàn ha, bằng 77% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 2 ước tính đàn trâu của cả nước giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2014, đàn bò tăng khoảng 1,5; đàn lợn tăng 2,5% và đàn gia cầm tăng 3% so với cùng kỳ năm 2014. Lâm nghiệp, trong tháng các địa phương cả nước tiếp tụ c tiến hành công tác nghiệm thu, phúc tra và thanh quyết toán các công trình lâm sinh năm 2014. Một số địa phương bắt đầu tiến hành trồng rừng tập trung, diện tích trồng rừng mới tập trung ước đạt 3.050 ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước; trồng cây lâm nghiệp phân tán ước đạt 26.100 nghìn cây, tăng 0,3%, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 728 nghìn m3, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sả n tháng 2 ước đạt 790 ngàn tấn, tăng 2,9% so với năm 2014, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 461 ngàn tấn, tăng 3,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 329 ngàn tấn, tăng 1,7% so với năm 2014. Xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 2 năm 2015 ước đạt 1,78 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 2 tháng đầu năm 2015 lên 4,177 tỷ USD, giảm 1,9 % so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014. 2 Kết quả một số chỉ tiêu chính đạt được như sau: Đơn vị Thực hiện 15/02/2014 Thực hiện 15/02/2015 % so với C.kỳ 2014 1. Gieo cấy lúa đông xuân cả nước 1000 ha 2.723,9 2.729,9 100,2 Chia ra: - Miền Bắc " 776,2 788,0 101,5 - Miền Nam 1.947,7 1.942,0 100,4 Trong đó: ĐBSCL 1.568,3 1.561,8 100,2 2. Thu hoạch lúa đông xuân ở miền Nam 250,4 274,1 109,5 Trong đó: ĐBSCL 250,3 274,0 109,5 3. Trồng màu lương thực 1000 ha 409,5 421,7 103,0 Trong đó: - Ngô " 243,7 249,6 102,4 - Khoai lang " 65,3 66,3 101,5 4. Tổng sản lượng thủy sản 1000 tấn 767,6 790,0 102,9 Trong đó: - Sản lượng khai thác " 444,0 461,0 103,8 - Sản lượng nuôi trồng " 323,6 329,0 101,7 5. Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 4.257,7 4.177,0 98,1 Trong đó: - Nông sản chính " 1.983,0 1.878,0 94,7 - Lâm sản chính " 960,4 1046,0 108,9 - Thủy sản " 1.000,3 907,0 90,6 2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH 2.1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật 2.1.1. Tình hình trồng trọt Miền Bắc: Trong tháng, các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đã cơ bản hoàn thành công tác lấy nước đổ ải, làm đất và sẽ tập trung gieo cấy đại trà lúa đông xuân ngay sau Tết. Tính đến ngày 15/02, các địa phương miền Bắc gieo cấy đạt gần 788 ngàn ha lúa đông xuân, tăng 1,5% so với cùng kỳ n ăm trước, trong đó các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt gần 345 ngàn ha, tăng 11,9%; vùng Bắc Trung bộ đạt gần 320 ha, bằng 95,6%. Các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy nhanh chủ yếu do thời tiết thuận lợi, nguồn nước khá dồi dào. Hiện nay, nhiều địa phương đã kết thúc thu hoạch các cây trồng vụ đông chính vụ, riêng cây khoai tây và một số diện tích rau trồng muộn đang thu ho ạch. Vụ đông 3 năm nay, tuy thời tiết có thuận lợi hơn, nhưng do nhu cầu thị trường có hạn, giá cả vật tư đầu vào tăng cao nên so với vụ đông năm trước diện tích và sản lượng cây vụ đông năm nay không biến động nhiều. Miền Nam: Các địa phương đã cơ bản kết thúc xuống giống lúa đông xuân đạt tổng diện tích gần 1,94 triệu ha, xấp xỉ bằ ng vụ trước, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuống giống đạt gần 1,56 triệu ha, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm trước. Tại vùng ĐBSCL lúa đông xuân sớm đã bắt đầu cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp (chiếm 43% diện tích xuống giống), Sóc Trăng (38,5%), Long An (21,4%), Tiền Giang (38,3%), Tổng diện tích lúa đông xuân cho thu hoạch đạt 274 ngàn ha, chiếm khoảng 17,5% tổng diện tích xuống giống toàn vùng. Đồng th ời với thu hoạch lúa vụ đông xuân các địa phương thuộc vùng ĐBSCL đã xuống giống lúa hè thu sớm đạt khoảng 50 ngàn ha, bằng 77% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài lúa, trong tháng các địa phương trên toàn quốc tiếp tục triển khai gieo trồng cây màu vụ đông xuân, tổng diện tích gieo trồng đạt khoảng 420 ngàn ha, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số, diện tích gieo trồng ngô đạt gần 250 ngàn ha, tăng 2,4% so với nă m trước; khoai lang đạt 66,3 ngàn ha, tăng 1,5% so với năm trước; sắn đạt 94,1 ngàn ha, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày đạt hơn 250 ngàn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích đậu tương đạt 49,1 ngàn ha, bằng 104,1%, diện tích lạc đạt 113,6 ngàn ha, bằng 97% cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại đạt 386 ngàn ha, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. 2.1.2. Bả o vệ thực vật Trong tháng hoạt động của ngành Bảo vệ Thực vật là khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi sâu bệnh trên lúa đông xuân 2015, để chủ động bảo vệ tốt sản xuất lúa trong thời kỳ cao điểm của dịch hại. Thực hiện tốt công tác dự tính dự báo, nhất là tình hình rầy di trú để thông tin, cảnh báo, điều chỉnh lịch xuống giống tập trung, đồ ng loạt và né rầy từng khu vực, phòng trừ bệnh đạo ôn. Thống kê tình hình sâu bệnh phát sinh trên lúa trong tháng như sau: - Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm toàn quốc là 16.072 ha, giảm so với cùng kỳ năm trước. Sâu tập trung chủ yếu tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Rầy nâu - rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 51.972 ha, giảm so cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích bị nhiễm nặng 229 ha. Phân bố tạ i các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. - Bệnh VL,LXL: Diện tích nhiễm 9 ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, phân bố tại An Giang. 4 - Bệnh đạo ôn lá: Tập trung tại các tỉnh Bắc trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích nhiễm 56.307 ha, giảm so với cùng kỳ năm trước; trong đó diện tích bị nhiễm nặng 1.342 ha. - Bệnh đạo cổ bông: Tổng diện tích nhiễm 10.735 ha, tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích bị nhiễm nặng 10 ha. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. - Chuột: Tổng diện tích hại 13.613 ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích bị nhiễm nặng 12 ha. Chuột hại trên toàn quốc. - Bệnh khô vằn: Toàn quốc nhiễm 4.541 ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Bệnh xuất hiện tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Sâu đục thân: Diện tích nhiễm sâu non 2.142 ha, giảm so vớ i cùng kỳ năm trước. Tập trung tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. - OBV: Tổng diện tích hại 5.856 ha, giảm so với cùng kỳ năm trước, nặng 426 ha. OBV xuất hiện trên toàn quốc. - Bệnh bạc lá: Tổng diện tích nhiễm 11.599 ha, giảm so với cùng kỳ năm trước. Bệnh tập trung tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. - Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 7.680 ha, tương đươ ng so với cùng kỳ năm trước, tập trung tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. - Sâu năn: Diện tích nhiễm 837 ha, giảm so với cùng kì năm trước, trong đó diện tích bị nhiêm nặng 277 ha tại tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các đối tượng dịch hại bọ trĩ, tuyến trùng hại nhẹ. Thống kê tình hình sâu bệnh phát sinh trên cây rau màu trong tháng như sau: - Cây rau: Bọ nhảy diện tích hại 415 ha; Sâu tơ 226 ha. Bệ nh mốc sương 149 ha tập trung tại các tỉnh Phía Bắc. - Cây ngô: Bệnh khô vằn 49 ha; Sâu đục thân, bắp 109 ha. Bệnh rỉ sắt 71 ha tập trung tại các tỉnh Phía Bắc. - Cây cà chua, khoai tây: Bệnh héo xanh 14 ha; bệnh mốc sương 221 ha. Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại nhẹ, rải rác tại các vùng trên cả nước. 2.2. Chăn nuôi 2.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, đàn bò của cả nước phát triển tốt do dịch bệnh lớn không x ảy ra. Theo số liệu ước tính của Tổng cục thống kê, tổng số trâu của cả nước tháng 2/2015 giảm khoảng 2%, tổng số bò tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn gặp nhiều thuận lợi, nguồn cung nhiều do nhu cầu tái đàn tăng mạnh từ trước tết nguyên đán. Ước tính tổng số lợn của cả nước tháng hai năm 2015 t ăng khoảng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014. 5 Chăn nuôi gia cầm: Do nắm bắt được nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia cầm của người dân trong dịp Tết gia tăng nên thời gian gần đây các hộ chăn nuôi tập trung tái đàn. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng hai năm 2015 tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2014. 2.2.2. Tình hình dịch bệnh Dịch cúm gia cầm: Tính đến ngày 24/2/2015 cả nước còn 01 ổ dịch cúm gia cầm tạ i 01 hộ chăn nuôi ở ấp 1, xã Đại Hải, huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng chưa qua 21 ngày. Dịch lợn tai xanh: Tính đến ngày 24/2/2015 cả nước không còn tỉnh nào có dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày. Dịch lở mồm long móng: Tính đến ngày 24/2/2015 cả nước còn 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày. 2.3. Lâm nghiệp 2.3.1. Thực hiện công tác lâm sinh Trong tháng, các địa phương trong c ả nước tiếp tục tiến hành công tác nghiệm thu, phúc tra và thanh quyết toán các công trình lâm sinh năm 2014. Một số địa phương bắt đầu tiến hành trồng rừng tập trung. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục gieo ươm, chăm sóc cây giống để phục vụ trồng cây phân tán và trồng rừng tập trung theo kế hoạch 2015. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu lâm sinh hai tháng đầu năm 2015 như sau: - Trồng rừ ng mới tập trung: Ước đạt 3.050 ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước; - Trồng cây lâm nghiệp phân tán: Ước đạt 26.100 nghìn cây, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước; - Sản lượng gỗ khai thác: Ước đạt 728 nghìn m 3 , tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. + Miền Bắc: Ước tính trong 2 tháng đầu năm, các tỉnh miền Bắc đã tiến hành trồng được 3.050 ha. Bên cạnh công tác trồng rừng tập trung, các địa phương đã phát động tết trồng cây đầu xuân 2015. Ngoài ra, các địa phương miền Bắc tiếp tục gieo ươm và chăm sóc cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán 2015. + Miền Nam: Các tỉnh miề n Nam chưa tiến hành trồng rừng tập trung mà chỉ trồng dặm lại những cây bị chết và tiến hành gieo ươm cây giống để phục vụ cho kế hoạch trồng cây phân tán năm 2015. 6 2.3.2. Tình hình cháy và chặt phá rừng Hiện nay, thời tiết đang vào mùa khô hạn nên công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng được các địa phương tích cực quan tâm, đảm bảo sẵn sàng chữa cháy khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Trong tháng hai, diện tích rừng bị cháy là 4,3 ha. Tính chung hai tháng đầu năm, diện tích rừng bị cháy là 25,6 ha, giảm 88,7% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích bị chặt phá trong tháng là 3,8 ha. Tính chung hai tháng đầu năm, diện tích rừng bị chặt phá là 24,3 ha, tăng 49,1% so với cùng k ỳ năm trước. 2.4. Nghề muối Thời tiết trong tháng diễn biến phức tạp, không khí lạnh liên tục tràn về theo hướng từ biển vào, nền nhiệt độ các vùng muối cả nước xuống thấp, sương mù nhiều nên lượng muối sản xuất ra không nhiều, tuy nhiên giá muối trên cả nước vẫn giữ ở mức hợp lý. - Diện tích: Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muố i tính đến ngày 20/2/2015 diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 15.022 ha, tăng 518 ha so với cùng kỳ 2014, trong đó: Diện tích muối thủ công ước đạt 11.029 ha; Diện tích muối công nghiệp ước đạt 3.993 ha. - Sản lượng: Tính đến ngày 20/2/2015 sản lượng muối ước đạt khoảng 72.787 tấn (bằng 71,3 % so với cùng kỳ 2014), trong đó: Muối sản xuất thủ công ước đạt 11.944 tấn, bằng 36,66 % so với cùng k ỳ 2014; Muối sản xuất công nghiệp ước đạt 41.090 tấn, bằng 159 % so với cùng kỳ 2014. - Lượng muối tồn: Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 77.455 tấn, trong đó: Miền Bắc tồn khoảng 19.100 tấn; Miền Trung tồn khoảng 42.644 tấn; Đồng bằng sông Cửu Long tồn khoảng 15.711 tấn. - Giá muối: Giá muối ổn định và giữ ở m ức hợp lý, cụ thể: Miền Bắc từ 1.300 - 2.500 đ/kg; Nam Trung Bộ: Muối thủ công từ 600 - 1.100 đ/kg, muối công nghiệp từ 800 - 1.100 đ/kg; Đồng bằng sông Cửu Long từ 850 - 1.400 đ/kg. 2.5. Thủy sản 2.5.1. Khai thác thủy sản Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 02 tháng năm 2015 ước tính đạt 461 nghìn tấn, tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác thủy sản đạt 435 nghìn tấn, tă ng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Sau những ngày bám biển trước và sau Tết nguyên đán, nhiều chiếc tàu đánh bắt xa khơi của ngư dân miền Bắc, Trung, Nam gặt hái được thành công và thuận lợi. Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng 7 đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể…giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập. Khai thác cá ngừ: Tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, hiện nay nghề khai thác cá ngừ đại dương đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước ta. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn. Theo báo cáo của các địa phương, 2 tháng đầu năm sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước khoảng 2320 tấn, trong đó: Bình Định ước đạt 1300 tấn, Phú Yên ước đạt 550 tấn, Khánh Hòa ước đạt 470 tấn. 2.5.2. Nuôi trồng thủy sản Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 2 ước đạt 143 ngàn tấn, tăng 1,6% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 329 ngàn tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau: + Cá Tra: Sản lượng thu hoạch cá tra 2 tháng đầu năm ước đạt 103.000 tấn, giảm nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc ĐBSCL, diện tích và sản lượng cá tra của một số tỉnh như sau: Vĩnh Long: DT 441 ha (+4%), SL 13.984 tấn (+2%), Cần Thơ: DT 498 ha (+3,7%), SL 12.497 tấn (+65,7%). Giá cá tra nguyên liệu tại Vĩnh Long trong tháng dao động từ 24.000 - 25.000 đ/kg, trong khi giá thành sản xuất 22.000- 23.000 đ/kg, người nuôi có lãi từ 1.000 - 2.000 đ/kg. + Tôm: Trong tháng người dân cải tạo ao đầm, theo dõi tình hình thời tiết và các thông tin về chất lượng môi trường nước chờ thời điểm thích hợp nhất để thả giống theo khung lịch thời vụ tôm mới. 3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH C ỦA KHỐI DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp mía đường Sản xuất: Đến ngày 15/2/2015 các nhà máy đã ép được 8.570.700 tấn mía, sản xuất được 807.180 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 482.300 tấn, lượng đường giảm 27.850 tấn. Lượng đường tồn: Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/2/15 là 315.530 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 104.090 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/1/15 đến 15/2/15 là 324.230 t ấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 161.020 tấn. Mặc dù xuất khẩu không đáng kể, nhưng lượng đường tiêu thụ tháng này tăng vượt bậc, đạt cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân do lượng đường lậu đã được kiểm soát chặt chẽ. Giá cả: Do tiêu thụ tốt, lượng đường tồn kho giảm, giá đường trong nước hiện nay đã tăng 500 – 700 đ/kg so với tháng trước, giá bán buôn đường kính trắng lo ại 1 (có VAT) tại nhà máy ở mức trên dưới 12.000 đ/kg. 8 Giá mua mía 10 CCS tại ruộng vẫn ổn định: Nghệ An: 780.000 – 810.000 đ/T; Cao Bằng, Sơn La: 800.000 - 870.000đ/T; Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Tây Ninh: 900.000 đ/T; Đồng bằng sông Cửu Long: 750.000 đ/T; Phú Yên: 920.000 đ/T. Một số nơi các nhà máy đang điều chỉnh giá mua tăng 20.000 - 30.000 đ/T đối với lượng mía bị thu hoạch chậm (Mía bị già nên giảm trọng lượng). 4. XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN, PHÂN BÓN 4.1. Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản Kim ngạch xuất khẩ u nông lâm thuỷ sản tháng 2 năm 2015 ước đạt 1,78 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 2 tháng đầu năm 2015 lên 4,177 tỷ USD, giảm 1,9 % so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng k ỳ năm 2014. Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau: Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 năm 2015 ước đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 90 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 526 nghìn tấn và 243 triệu USD, giảm 33,1% về khối lượng và giảm 34,0% về giá trị so với cùng kỳ n ăm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2015 đạt 470,5 USD/tấn, giảm 1,36% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng chú ý nhất là hai thị trường Gana và Bờ Biển Ngà có sự tăng trưởng đột biến trong tháng 1 năm 2015, vươn lên vị trí thứ 2 và thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 31,19% thị phần. Cà phê: Tháng 2 năm 2015 xuất khẩu cà phê ước đạt 110 nghìn tấn với giá trị đạt 230 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 242 nghìn tấn và 511 triệu USD, giảm 25,0% về khối lượng và giảm 16,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Giá cà phê xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2015 đạt 2.124 USD/tấn, tăng 12,74% so với năm 2014. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thịt trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2015 với thị phần lần lượt là 17,51% và 10,68%. Cao su: Ướ c tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2015 đạt 40 nghìn tấn với giá trị 65 triệu USD, với ước tính này 2 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 137 nghìn tấn, giá trị đạt 202 triệu USD, tăng 30,5% về khối lượng nhưng giảm 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2015 đạt 1.423 USD/tấn, giảm 31,27% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su l ớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2015, chiếm 71,86% thị phần. Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 2 năm 2015 ước đạt 6 nghìn tấn với giá trị đạt 10 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 16 nghìn tấn với giá trị đạt 28 triệu USD, giảm 3,3% về khối lượng nhưng tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá chè xuất khẩu bình quân tháng 1 nă m 2015 đạt 1.756 USD/tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 1 năm 2015, khối lượng chè 9 xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 50,71% về khối lượng và tăng 57,91% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 2 năm 2015 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị 100 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 36 nghìn tấn với 261 triệu USD, tăng 14,2% về khối lượng và tăng 36,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2015 đạt 7.101 USD/tấn, tăng 17,12% so với tháng 1 năm 2014. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 27,80%, 24,24% và 8,96% tổng giá trị xuất khẩu. Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 2 năm 2015 ước đạt 11 nghìn tấn, v ới giá trị đạt 100 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 2 tháng đầu năm 2015 lên 22 nghìn tấn với giá trị 199 triệu USD, giảm 8,7% về khối lượng nhưng tăng 24,0% về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2015 đạt 9.470 USD/tấn, tăng 40,95% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu tiêu sang thị trường Singapore, Hòa Kỳ và Ấn Độ - 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2015 chiếm 49,41% thị ph ần. Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 2 năm 2015 đạt 400 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 989 triệu USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ và Trung Quốc – 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2015 – chiếm 50,46% tổng giá trị xuất khẩu. Thuỷ sản: Giá trị xuấ t khẩu thủy sản tháng 2 năm 2015 ước đạt 400 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 907 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 17,74% tổng giá trị xuất khẩu. Trong tháng 1 năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 89,9 triệu USD, giảm 36,77% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm tương ứng 9,86% và 0,76%. Xuất khẩu tăng trưởng ở các thị trường như Trung Quốc (gấp 2,28 lần), Thái Lan (tăng 32,96%). Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 2 năm 2015 ước đạt 340 nghìn tấn, với giá trị đạ t 100 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 2 tháng đầu năm 2015 đạt 786 nghìn tấn với giá trị 247 triệu USD, tăng 11,1% về khối lượng và tăng 11,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 1 năm 2015, ngoại trừ thị trường Philippine giảm (khối lượng giảm 8,58%; giá trị giảm 11,88%), hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng mạnh. 4.2. Nhập khẩu một số mặt hàng chính Giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 2,48 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tình hình nhập khẩu của một số mặt hàng chính như sau: Phân bón: Ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 2 năm 2015 đạ t 257 nghìn tấn với giá trị 82 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2015 đạt 598 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 187 triệu USD, tăng 22,1% 10 về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 5 nghìn tấn với giá trị đạt 2 triệu USD, giảm 51% về khối lượng và giảm 57,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; phân SA ước đạt 141 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 19 triệu USD, tăng đột biến so với năm 2014, về khối l ượng tăng gần 33 lần và giá trị tăng gần 8 lần. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới 44,2% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: Ước giá trị nhập khẩu trong tháng 2/2015 đạt 66 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 139 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2014. Gỗ và sản phẩm gỗ: Uớ c giá trị nhập khẩu tháng 2/2015 đạt 121 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 308 triệu USD, tăng 5,1%% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm tỷ trọng 15%, tiếp đến là Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt chiếm 13,7% và 11,3% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này. Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2/2015 đạt 32 nghìn tấn với giá tr ị đạt 10 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 256 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 70 triệu USD, giảm 24,1% về khối lượng và giảm 34,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính là Úc, chiếm tới 49,4%; tiếp đến là Brazil chiếm 48% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩ u nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 2/2015 ước đạt 170 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 496 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2014.Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Hoa kỳ (chiếm 35,2% thị phần), Hoa Kỳ (25,2%) và Trung Quốc (9,3%). Cao su: Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 2/2015 đạt 23 nghìn tấn với giá trị đạt 39 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩ u mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 55 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 97 triệu USD, tăng 20,8% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 18,4%), Nhật Bản (14,8%) và Campuchia (10,7%). Thủy sản: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 2/2015 đạt 72 triệu USD, đưa giá trị nhậ p khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%). Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 2/2015 ước đạt 31 nghìn tấn với giá trị đạt 44 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 77 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạ t 112 triệu USD, tăng 168% về khối lượng và tăng 209% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 2/2015 đạt 173 nghìn tấn với giá trị 85 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 2 [...]... phủ khối lượng thực hiện ước đạt 140 tỷ đồng, bằng 3,45% kế hoạch Kết quả thực hiện như sau : 5.1 Vốn ngân sách tập trung do Bộ quản lý 5.1.1 Phân bổ vốn đầu tư Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc nguồn ngân sách được giao tại các Quyết định số 2375/QĐ- TTg ngày 28/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân... đồng, trong đó thu hồi các khoản ứng trước là 295 tỷ đồng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 427/BNN-KH ngày 15/01/2015 triển khai giao kế hoạch và thông báo vốn cho các chủ đầu tư theo đúng chỉ tiêu và cơ cấu vốn được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giao 5.2.2 Kết quả thực hiện Khối lượng thực hiện trong 2 tháng năm 2015 của các công trình thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn... bằng 3,45% kế hoạch 12 6 HIỆN TRẠNG THỐNG KÊ HÀNG THÁNG Tháng 2/2015 có 50/63 Sở Nông nghiệp và PTNT gửi báo cáo về Trung tâm Tin học và Thống kê đúng hạn, còn 14 tỉnh không gửi báo cáo về Trung tâm là Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng trong đó có 34 tỉnh đã cập nhật báo cáo vào phần mềm thống kê... 9/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2015 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước và thông báo vốn cho các chủ đầu tư về phân bổ vốn kế hoạch nguồn ngân sách nhà nước năm 2015 5.1.2 Kết quả thực hiện Khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách tập trung 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt... thực hiện dự án Khối lượng thực hiện ước đạt 225,5 tỷ đồng, bằng 7,12% kế hoạch năm, vốn trong nước đạt 205,5 tỷ đồng, vốn ngoài nước đạt 20 tỷ đồng - Đầu tư Thủy lợi: Khối lượng thực hiện 2 tháng ước đạt 165 tỷ đồng, bằng 9,86% kế hoạch - Đầu tư Nông nghiệp: Khối lượng thực hiện 2 tháng ước đạt 25 tỷ đồng, bằng 6,49% kế hoạch - Đầu tư Lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện 2 tháng ước đạt 7 tỷ đồng, bằng... Khối lượng thực hiện 2 tháng ước đạt 11 tỷ đồng, bằng 3,88% kế hoạch - Đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo: Khối lượng thực hiện ước đạt 4,5 tỷ đồng, bằng 1,36% kế hoạch - Đầu tư cho Khoa học - Công nghệ: Khối lượng thực hiện ước đạt 3 tỷ đồng, bằng 5,45% kế hoạch - Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học: Chưa có khối lượng thực hiện - Chương trình quản lý chất lượng Nông, Lâm,... Braxin, Achentina và Ấn Độ là ba thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt 86,9%; 4,8% và 4,4% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này 5 THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Nông nghiệp - PTNT quản lý 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 387 tỷ đồng, bằng 4,94% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách tập trung khối lượng thực hiện ước đạt 247... cạnh việc thực hiện thu thanh toán khối lượng đã hoàn thành, đẩy nhanh công tác chuẩn bị kỹ thuật cho các gói thầu trong năm 2015, các ban quản lý dự án cố gắng thúc đẩy các nhà thầu hoàn thiện phần khối lượng dở dang trước khi nghỉ lễ; Do thời gian nghỉ lễ năm 2015 tương đối dài nên khối lượng thực hiện chưa đạt cao như cùng kỳ năm trước Kết quả thực hiện cụ thể như sau: 11 5.1.2.1 Vốn thực hiện dự... hợp số liệu, cung cấp thông tin phân tích dự báo tình hình sản xuất phục vụ công tác điều hành, quản lý của Bộ và của ngành, đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Lãnh đạo Bộ; - Vụ Kế hoạch; - Phát hành trên cổng thông tin Mard.gov.vn; - Lãnh đạo Trung tâm; - Lưu VT, TK(2), Dự báo Nguyễn Thị Thúy 13... có khối lượng thực hiện - Đầu tư khác: Khối lượng thực hiện ước đạt 10 tỷ đồng, bằng 6,75% kế hoạch 5.1.2.2 Các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách TW: khối lượng thực hiện ước đạt 20 tỷ đồng bằng 4,07% kế hoạch năm 5.1.2.3 Vốn chuẩn bị đầu tư: Khối lượng thực hiện ước đạt 1,5 tỷ đồng, bằng 3,31% kế hoạch năm 5.1.2.4 Bổ sung dự trữ Quốc gia: Chưa có khối lượng thực hiện 5.2 Vốn trái . 2015 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 2 NĂM 2015 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. TÌNH HÌNH CHUNG Trồng trọt, trong tháng hoạt động ở miền Bắc tập trung chủ yếu vào việc. đồng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 143/BNN - KH ngày 9/01/2015 của B ộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn. hoạch. 13 6. HIỆN TRẠNG THỐNG KÊ HÀNG THÁNG Tháng 2/2015 có 50/63 Sở Nông nghiệp và PTNT gửi báo cáo về Trung tâm Tin học và Thống kê đúng hạn, còn 14 tỉnh không gửi báo cáo về Trung tâm