Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
337,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: thực trạng và giải pháp GVHD : TS.Phạm Huy Vinh SVTH : Lương Thị Thanh Lan Lớp : K11 - Kinh tế đối ngoại Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CNH, HĐH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4 1.1. Các khái niệm 4 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL CHO CNH, HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 23 2.1. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 23 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 25 2.3. Đánh giá ưu và nhược điểm của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian qua 32 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CNH, HĐH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .35 3.1. Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 35 3.2. Quan điểm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay 37 3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực cho CNH - HĐH ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 40 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính bức thiết của đề tài Từ xưa đến nay, đối với mọi quốc gia không phân biệt lớn, nhỏ, giàu nghèo, thì con người luôn là một trong những yếu tố quyềt định đến sự thành bại, phát triển hay kém phát triển của quốc gia đó. Nguồn tài nguyên con người là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vừa là nguồn vật chất vừa là nguồn tinh thần đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bước vào thế kỷ XXI, khi mà khoa học công nghệ phát triển mạnh như vũ bão và được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất kinh doanh thì việc đào tạo một đội ngũ nhân lực có tri thức có tri thức, năng lực, phẩm chất đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Từ xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. Gia nhập WTO cơ hội đến với Viêt Nam là rất nhiều nhưng thách thức không phải là ít. Điều đó cũng đòi hỏi Việt Nam phải có một đội ngũ nhân lực có chất lượng thích ứng với hội nhập với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trước yêu cầu bức thiết của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam , em đã chọn đề tài: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế : thực trạng và giải pháp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Từ nghiên cứu tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH - HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế để thấy được những thành tựu và hạn chế. Với mục đích nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề sau: + Nội dung phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. + Kết quả và hạn chế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và lôgic. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Là phương pháp thống kê đối chứng so sánh, phương pháp chuyên gia và phương pháp và phân tích xử lý thông tin trên cơ sở kết hợp các nguồn tư liệu cả trong nước và nước ngoài. 5. Nội dung khoá luận Nội dung khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế. 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có thể hiểu là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật và có khả năng tham gia lao động. * Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng - Số lượng: Được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng nguuồ nhân lực. Số lượng nguồn nhân lực của một quốc gia là tăng số người trong độ tuổi lao động của quốc gia đó và thời gian có thể huy động được của họ. Việc qui định đủ độ tuổi của mỗi quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu của trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn .ở Việt Nam độ tuổi lao động đối với nữ là 15 đến 55 tuổi, đối với nam là 15 đến 60 tuổi. Các chỉ tiêu về số lượng nay có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng dân số. Qui mô càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì đẫn đến qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lựccang lớn và ngược lại. - Chất lượng : Nguồn nhân lực là trình độ chuyên môn, sức khoẻ, trình độ văn hoá và năng lực phẩm chất của người lao động… Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu,trong đó các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ của nguuồn nhân lực :Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thầncủa con người thông qua chuẩn mức đo lường chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa…Bên cạnh đó việc đánh giấ trạnh thái sức khoẻ của người lao động còn dựa trên các chỉ tiêu chung của một quốc gia như tỉ lệ sinh, chết, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em,tuổi thọ trung bình,cơ cấu giới tính, mức GDP/đầu người…Người lao động có sức khoẻ tốt thể hiện ở khả năng tập trung, làm việc cao độ,năng suất cao 5 + Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của người lao động : chỉ tiêu nay được lượng hoá qua các quan hệ tỉ lệ như số lượng và tỉ lệ người biết chữ , số lương và tỉ lệ người qua các cấp học như tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, trên đại học ,… lao động có trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng, những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn . +Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực : trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, kỹ năng thực hành về một số chuyên môn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện qua: • Số lượng lao động đào tạo và chưa đào tạo. • Cơ cấu lao động được đào tạo. • Cơ cấu đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) • Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn. • Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề,…) Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, thông qua chỉ tiêu này cho thấy nâng lực sản xuất của con người trong một doanh nghiệp trong một ngành, trong một quốc gia, một vùng lãnh thổ, khả năng sử dụng khoa học hiện đại vào sản xuất. Cũng giống như các loại nguồn lực khác, nguồn nhân lực bao hàm số lượng đặc biệt là chất lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong tạo ra của cải vật chất và văn hoá cho xã hội. 1.1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 1.1.2.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vốn được hiểu là giá trị mang lại lợi ích kinh tế, vốn được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như vốn nhân lực (con người), vốn tài chính tiền tệ,vốn hiện vật(tài sản)… trong đó vốn nhân lực là một trong những loại vốn quan trọng nhất. Vốn nhân lực là nguồn lực con người song không phải bất kỳ người nào cũng có thể trở thành vốn nhân lực, cũng giống như các nguồn khác để đưa lại lợi ích kinh tế cũng phải có giá trị, yếu tố con người muốn trở thành vốn nhân lực cũng cần phải có giá trị, chính là giá trị sức lao động. Giá trị sức lao động cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển lành nghề của nhân lực. Có ý nghĩa để người lao động trở thành vốn nhân lực không thể có con đường nào khác ngoài công tác đào tạo nghề cho họ. 6 Vốn nhân lực tự nó đòi hỏi con người phải có kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp và để có nguồn nhân lực ngày càng cao các nhà quản lý phải quan tâm tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cùng với quá trình hội nhập, công nghệ tiên tiến dẫn tới hàng loạt nghành công nghiệp truyền thống trở nên lạc hậu và nhiều nghành công nghiệp mới ra đời. Vì vậy chất lượng đội ngũ nhân lực cần hướng vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Như vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tất cả những hoạt động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mọi tổ chức, bao gồm việc cung cấp các kiến thức, thông tin, sự hiểu biết về tổ chức và mục tiêu của tổ chức,rèn luyện kỹ năng và xây dựng các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động, giúp họ thực hịên tốt công việc của mình cả trong hiện tại và tương lai. 1.1.2.2. Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giúp cho người lao động tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hành vi cho phù hợp với công việc, giúp họ thực hiện công việc hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa nguồn nhân lực của mình. Từ đó mà doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề ra. - Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các nội dung: + Đào tạo kiến thức phổ thông. + Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. - Trang bị kiến thức đào tạo được chia ra: + Đào tạo mới: đã được áp dụng đối với những người chưa có nghề. + Đào tạo lại: đào tạo những người đã có nghề song vì lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa. + Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề : nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận những công việc phức tạp hơn. Trình độ lành nghề của nguồn nhân lực thể hiện mặt chất lượng của đội ngũ lao động. Để đạt tới trình độ nào đó trước hết phải đào tạo nghề cho nguồn nhân lực. Nghề được hiểu là một tập hợp hay toàn bộ những công việc tương tự về nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định. Đòi hỏi người lao động phải có 7 những hiểu biết về chuyên môn và nghiệp vụ,đòi hỏi phải có kinh nghiệm, kỹ năng để thực hiện công việc nào đó. Đối với người lao động, đào tạo và phát triển giúp người lao động làm việc tốt hơn, đồng thời mang lại cho họ sự thoả mãn về nhu cầu thăng tiến và thành đạt. Đào tạo và phát triển nâng cao năng lực của người lao động, vì thế giúp họ làm việc tốt hơn và ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn do họ có được cách nhìn và tư duy mới mẻ. Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực lại làm tăng khả năng thích nghi của người lao động đối với những biến đổi của công việc trong tương lai, giúp họ mở rộng tầm nhìn và mang lại cho họ sự tự tin, thoả mãn, đồng thời giúp họ tiến những bước dài trong nấc thang sự nghiệp của mình. Việc đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho nguồn nhân lực thực sự cần thiết vì hàng năm có nhiều thanh niên bước vào tuổi lao động nhưng chưa được đào tạo một nghề, một chuyên môn nào, ngoài trình độ văn hoá phổ thông. Cùng với nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu công nghệ thay đổi, sản xuất ngày càng phát triển cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, phân công lao động sâu sắc,nhiều nghề chuyên môn cũ thay đổi, chuyên môn mới ra đời. Đội ngũ nhân lực cần phả được đào tạo nâng cao thêm cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu đội ngũ nhân lực trước mắt mà còn trong tương lai. Đối với xã hội, hoạt động đào tạo và phát triển giúp cho xã hội có được nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển trong xã hội. Nguồn nhân lực được đào tạo và phát triển sẽ có những năng lực, phẩm chất cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. Đồng thời con người được đào tạo và phát triển sẽ mang lại những phẩm chất tốt do có quá trình làm việc nghiêm túc và hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực được đào tạo và phát triển sẽ làm việc tốt hơn, các doanh nghiệp do vậy cũng hoạt động có hiệu quả hơn. Vì vậy, xã hội - doanh nghiệp - người lao động tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhau, thúc đẩy phát triển kinh tế. 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển đều là công việc cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động; tuy nhiên đào tạo nhấn mạnh đến việc huấn luyện trong hiện tại và chú trọng đến công việc trong hiện tại, còn phát triển là chú trọng đến các công việc trong tương lai. Như vậy, đào tạo luôn gắn với chiến 8 lược phát triển kinh tế lâu dài của doanh nghiệp. Đào tạo chỉ đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại, còn phát triển giúp thoả mãn nhu cầu thăng tiến và làm tăng khả năng thích ứng của người lao động đối với những biến đổi của công việc trong tương lai. 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế khẳng định và chứng minh. Đi tiên phong trong hướng này có các nhà kinh tế thuộc cách tiếp cận phần dư. Xuất phát từ các nỗ lực giải thích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế bằng các hàm số sản xuất theo mô hình tân cổ điển, các tác giả của phương pháp tính toán tăng trưởng đã gặp phải những phần dư không giải thích được giữa đầu vào và đầu ra. Nguồn gốc chính của sự chênh lệch không được giải thích được coi là giáo dục. Phần dư được R. Solow tìm ra, lúc đầu, đạt tới mức rất lớn, 90% của sự tăng sản lượng của một người lao động trong một giờ trong trường hợp phân tích nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Denision lại chỉ ra tác động của giáo dục, bằng cách trừ đi phần đóng góp cho tăng trưởng của các loại đầu vào khác, như lao động và vốn, ở mức thấp hơn nhiều. Theo Denision, giáo dục đóng góp 23% tăng trưởng thu nhập quốc dân và 42% tăng trưởng thu nhập đầu người trong nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1929 - 1957. Kết quả này, theo một số nhà kinh tế lượng vẫn là cao do bỏ qua một số biến số quan trọng cần được đưa vào. Tuy vậy, một công trình nghiên cứu khác của Griliches, tính toán hàm sản xuất đối với sản phẩm ngô lai trong nền kinh tế Mỹ vần khẳng định vai trò to lớn của giáo dục, cho rằng giáo dục đóng góp đáng kể đối với năng suất. Mô hình tăng trưởng dân số cổ điển chủ yếu được dùng cho các tính toán tăng trưởng nói trên là mô hình Solow-Swan, sử dụng hàm số sản xuất tổng thể dưới dạng: Y(t) = F {K(t), L(t),t} Trong đó Y(t) là tổng sản lượng tại điểm t, K(t) và L(t) là vốn và lao động tại thời điểm t, hàm sản xuất Y(t) phụ thuộc vào thời điểm t, chỉ trình độ của tiến bộ công nghệ tậi thời điểm t. Mô hình này sử dụng các giả thiết về lợi tức không đổi theo quy mô, lợi tức giảm dần đối với mỗi dàu vào lao động và vốn và hệ số co giãn thay thế giữa hai đầu vào là dương và thuần nhất. Điểm mạnh của mô hình này xét từ góc độ lý thuyết tăng trưởng, là ở hai dự đoán mà mô hình có thể đưa ra. Thứ nhất, đó là sự hội tụ có điều kiện. Theo mô hình này, những quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp, 9 trong tầm dài hạn sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nếu trnh thủ được các cơ hội. Sự hội tụ về thu nhập bình quân đầu người là có điều kiện bởi vì tỷ lệ tăng trưởng đó phụ thuộc vào vốn bình quân đầu người, sản lượng bình quân đầu người, tỷ lệ tiết kiệm và tốc độ tăng dân số. Tính điều kiện này có ý nghĩa quan trọng cho phép sử dụng để giải thích sự khác biệt tăng trưởng giữa các nền kinh tế do các yếu tố nói trên khác nhau theo mỗi nước. Dự đoán thứ hai của mô hình này nếu không cải tiến công nghệ liên tục thì tăng trưởng thu nhập trên đầu người sẽ dừng lại. Điều này chỉ ra tầm quan trọng của cải công nghệ liên tục trong một nền kinh tế. Tuy vậy trong mô hình này tiến bộ công nghệ chỉ là một yếu tố ngoại sinh. Hiện tượng phần dư cũng đã được các nhà lý thuyết của trường phái cách tiếp cận phần dư cho rằng do nguyên nhân chệch hướng, tức chưa đưa hết các biến giải thích tăng trưởng vào. Theo họ, biến số đó chính là giáo dục, giáo dục có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã biết, xét đến cùng yếu tố giữ vai trò chi phối, quyết định sự vận động và phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất chính là con người. Trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên và trí tuệ hoá lao động đang trở thành xu thế phổ biến. Vì vậy để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhanh chóng nâng cao năng lực trí tuệ, vốn văn hoá, kỹ năng và trình độ về chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động, đồng thời phải quan tâm đặc biệt đến đội ngũ lao động chất xám, khai thác tốt nhất tiềm năng và sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc và thời đại. Nói một cách tổng quát, trong toàn bộ sự phát triển xã hội, con người luôn luôn tồn tại với hai tư cách: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Là chủ thể,con người quyết định sự phát triển xã hội mà trước hết là phát triển lực lượng sản xuất; là đối tượng, con người hưởng thụ những thành quả của sự phát triển đó. Không có con người thì không có sự phát triển. Trong sự tiến hoá của lịch sử trái đất, con người là trung tâm. Đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vị trí trung tâm của nguồn lực con người biểu hiện ở những khía cạnh sau: - Trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, nguồn lực con người là chủ thể trực tiếp, hiện thực, quyết định toàn bộ quá trình CNH, HĐH. Điều này được thể hiện từ khâu xác định mục tiêu, nội dung, cách thức công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến 10 [...]... chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm 7 bước * Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập Công việc đầu tiên và trước mắt trong đào tạo và phát triển nhân lực chính là xác dịnh rõ nhu cầu đào tạo và phát triển Nhu cầu có thể phát sinh khi doanh nghiệp tuyển nhân viên mới, cần phải đào tạo để giúp cho nhân viên hội nhập với công việc và trong... được mục tiêu đào tạo và phát triển Doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Đào tạo và phát triển để làm gì?”; từ đó vạch ra mục tiêu cụ thể của việc đào tạo và phát triển Mục tiêu đào tạo và phát triển bao gồm những kiến thức, kỹ năng dự kiến và thời gian đào tạo đề ra là bao nhiêu và bao lâu Mục tiêu đào tạo và phát triển gắn liền với mục tiêu chung của tổ chức và nằm trong chiến lược phát triển của tổ... mình cả trong hiện tại và tương lai Đào tạo và phát triển được thực hiện qua bảy bước: Xác định mục tiêu; lựa chọn đối tượng; chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển; dự tính chi phí; lựa chọn, đào tạo giáo viên; đánh giá chương trình và kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trong hội nhập... Lựa chon đối tượng đào tạo và phát triển Đối tượng đào tạo và phát triển là những con người cụ thể được lựa chọn để đào tạo và phát triển Thông qua việc phân tích nhân viên, doanh nghiệp sẽ xác định những nhân viên cụ thể nào cần được đào tạo để đáp ứng với những yêu cầu của công việc cả trong hiện tại và tương lai * Bước 4: Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân. .. chất lượng để có 13 thể phát huy vai trò to lớn đó của nguồn nhân lực để nguồn nhân lực thực sự thành động lực quan trọng đẩy nhanh nhịp độ CNH, HĐH đất nước 1.1.4 Nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho CNH – HĐH ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.4.1 Nội dung đào tạo và phát triên nguồn nhân lực - Đào tạo và phát triển chuyên môn - kĩ thuật là nội dung đào tạo căn bản nhất vì không... nhất 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CNH - HĐH Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam - Ngân sách nhà nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng lên có thêm sự đóng góp sâu rộng của nhân dân, nên chất lượng giáo... pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực rất đa dạng, với nhiều loại hình đào tạo: Đại học, sau đại học, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật… Đồng thời cách thức đào tạo cũng đa dạng với các hình thức: tại chức, đào tạo ngắn hạn, phương pháp đào tạo cần gắn với các loại hình cụ thể trong môi trường cụ thể Ví dụ phương pháp đào tạo. .. đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Xây dựng chương trình đào tạo là xây dựng hệ thống bài giảng, các môn học cần thiết để đào tạo các kỹ năng còn thiếu Dựa trên chương trình đào tạo và đặc điểm nghề nghiệp của nhân viên mà có những phương pháp đào tạo và phát triển khác nhau * Bước 5: Dự tính chi phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Dự tính chi phí đào tạo và phát triển là một bước rất quan trọng... trang bị cho người học những kĩ năng 34 mới và hướng dẫn họ tìm kiếm công việc một cách hiệu quả hơn và tới làm việc ở những chỗ chưa có người làm CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CNH – HĐH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế Trong những năm qua nguồn nhân lực. .. trong và ngoài nước, Hàn Quốc còn khuyến khích đào tạo nghề Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này góp phần quan trọng dẫn đến thành công của đường lối công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Hàn Quốc Các chính sách giáo dục, đào tạo, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của Hàn Quốc luôn luôn đi liền với các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển . tiêu đào tạo và phát triển. Doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Đào tạo và phát triển để làm gì?”; từ đó vạch ra mục tiêu cụ thể của việc đào tạo và phát triển. Mục tiêu đào tạo và phát triển. lạc hậu và nhiều nghành công nghiệp mới ra đời. Vì vậy chất lượng đội ngũ nhân lực cần hướng vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Như vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tất. giá ưu và nhược điểm của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian qua 32 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CNH,