1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng

295 1,2K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 295
Dung lượng 15,79 MB

Nội dung

Trang 1

VIEN KHOA HOC VA CONG NGHE VIET NAM

TRAN DUC THANH (Chủ biên)

NGUYÊN HỮU CỬ, ĐỖ CÔNG THUNG, ĐẶNG NGỌC THANH

Trang 2

TRAN DUC THANH (Chia bién)

NGUYEN HUU CU, DO CONG THUNG, DANG NGOC THANH

VONG VINH VEN BO BIEN VIET NAM VA TIEM NANG SU DUNG

Trang 3

LOI NOI DAU

Vũng vịnh ven bờ biển phổ biến ở nhiều quốc gia trên thé giới Nhiều trung tâm kinh tế, đô thị và cảng biển lớn cỡ Quốc tế phát triển gắn với vũng vịnh ven bờ biển

Việt Nam có vùng biển chủ quyền rộng khoảng 1.000.000 km” và bờ biển dài trên 3200km với nhiều cửa sông, đầm phá và vũng vịnh Vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam được hiểu là một phần của biển lõm vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng nước khép kín ở mức độ nhất định mà trong đó động lực biển thống trị Thống kê bước đầu cho biết ở ven bờ biển Việt Nam có tong số 48 vũng, vịnh, có tông diện tích khoảng 4000 km? phân bố trên bốn vùng địa lý: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tính chất và mức độ tập trung khác nhau Mặc dù diện tích mặt nước các vũng vịnh ven bờ biển chỉ bằng khoảng 1,1% điện tích đất liền và khoảng 0,4% điện tích vùng biển, nhưng là các vị trí trọng điểm, vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh

tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước

Các vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam là cửa mở hướng ra biển, khai thác biển và bảo vệ chủ quyển lãnh hải, gắn với sự phát triển của các trung tâm kinh tế, dân cư và đô thị lớn như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, v.v Nhiều vịnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với an ninh, quốc phòng như Cam Ranh, Bái Tử Long, Đà Nẵng, v.v Điều kiện kín gid, nước sâu, ít bị sa bôi cho phép nhiều Cảng biển lớn đã và đang được quy hoạch xây đựng ở

các vũng vịnh như Đà Nang, Dung Quất, Văn Phong và Cam Ranh, v.v Sự có mặt của

cảng là tiền đề phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ và đơ thị hố ven biển, tạo ra quá

trình phát triển kinh tế lan tỏa trên các "vùng hấp dẫn" rộng lớn, tạo nên mạch máu giao lưu kinh tế chảy khắp đất nước và sang cả các nước lân cận Trong số 15 khu kinh tế ven biển vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra quyết định thành lập, nhiều khu quan trọng

như Vân Đồn, Vũng Áng, Chân Mây — Lăng Cô, Dung Quất, Văn Phong v.v nằm trên các bờ vịnh Vũng vịnh ven bờ biển còn là nơi neo đậu an toàn cho hầu hết tàu thuyền vận tải và đánh cá, là các bến cá và các cơ sở dịch vụ nghề cá biển, là ngư trường đánh bắt truyền

thống ven bờ Tiềm năng nuôi trồng hải sản vũng vịnh rất lớn và nhiều vịnh trở thành các

trung tâm du lịch nỗi tiếng như: Hạ Long, Nha Trang, v.v Vũng vịnh thường có cảnh quan đẹp, tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, năng suất sinh học cao và nhiêu hệ sinh thái đặc thù nên có giá trị và tiềm năng lớn bảo tồn tự nhiên Vịnh Hạ Long hai lần được công

nhận là di sản thế giới về mỹ học và địa chất học Nhiều vũng vịnh khác có các khu bảo tồn thiên nhiên biển đã hoặc đang được quy hoạch xây dựng

Sức ép phát triển kinh tế - xã hội và dân số đã dẫn đến những vấn đề bất hợp lý và

bức xúc về việc sử dụng tài nguyên, quản lý môi trường các vũng vịnh ven bờ Nhiều

loại tài nguyên kể cả tái tạo và không tái tạo có nguy cơ bị khai thác quá mức, cạn kiệt

Một số loại tài nguyên quý chưa được sử dụng có hiệu quả đã bị suy giảm nghiêm trọng

Trang 4

nhiên va phá vỡ cân bằng sinh thái

Dọc dải bờ biển có ba loại hình thuỷ vực ven bờ tiêu biểu là các vũng vịnh, vùng cửa

sông và đầm phá Chúng có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội Các vùng cửa sông và đầm phá đã được quan tâm nghiên cứu đáng kê và đã có nhiều công bó, trong khi các vũng vịnh ven bờ

biển tuy được khai thác, sử dụng nhiều nhưng còn ít được nghiên cứu và công bố, đặc

biệt là chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào

Nhằm đáp ứng yêu cầu tư liệu phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

vũng vịnh ven bờ biển theo định hướng phát triển bên vững, tham khảo cho công tác

nghiên cứu khoa học và giảng dạy, tập thé tác giả đã cố gắng biên soạn cuốn sách này Tur liệu sử dụng để biên soạn được tập hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác gia trong cac công trình khác nhau, đặc biệt là kết quả của dé tai cap nhà nước KC.09.22: “ Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và dé xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng

- vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam” được thực hiện trong 1 thời gian 2004 — 2005

Nội dung cơ bản của cuốn sách trình bày tổng quát về vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam: bản chất về tự nhiên, tài nguyên thiện nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường; van dé phân loại, phân vùng và tiềm năng, phương hướng sử dụng chúng Do

điều kiện tư liệu điều tra và nghiên cứu về vũng vịnh chưa được đồng bộ và hệ thống,

nên nội dung trình bày trong cuôn sách này còn có những hạn chế nhất định Đặc biệt, một số khái niệm, thuật ngữ lần đầu được đề nghị sử dụng trong tài liệu tiếng Việt nên chắc chắn cần có sự trao đối, bàn luận tiếp tục để đi đến thống nhất và hoàn thiện Chấp

nhận những khiếm khuyết khó tránh, hy vọng rằng cuốn sách này là tập tư liệu hữu ích

phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi trường và là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng đạy

Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công

nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xét duyệt và hỗ trợ kinh phí xuất bản

cuôn sách này; cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chủ nhiệm chương trình KC.09 và Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tạo điều kiện sử dụng tài liệu dé biên

soạn cuốn sách Nhân dip nay, tập thể tác giả gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, đặc

biệt là các thành viên đề tài KC.09-22, đã tư vấn, giúp đỡ và động viên hoàn thành cuỗn

sách

Trang 5

MUC LUC

Trang

90090670) 0 Ä ÔỎ i Chwong I TONG QUAT VE VUNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM 1 I KHAINIEM VE VUNG - VIN sscccsssessssesessssssssscsssecsseeasecssnessssessseeeseesieeatiessneesse 1 I VAI TRO QUAN TRONG CUA VUNG - VINH TRONG THIEN NHIÊN VÀ SỰ

PHÁT TRIÊN CỦA ĐẤT NƯỚC 2-2 2+zz+2vxrrerkrrtrrrveerkrcee 2 II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VŨNG - VỊNH eceeerrrirrrie 4

Chương II KIỀM KÊ VỮNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM I ĐỊNH NGHĨA VỮNG VỊNH sẻ IL KIỂM KỀ VŨNG - VỊNH VEN BỜ BIÊN VIỆT NAM cccccece 16 Chương III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ DÂN CƯ, VŨNG VỊNH VEN BO BIEN 50) n0 27 I ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN VỮNG VỊNH treo 27 IL HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SÓNG VŨNG VỊNH cccecccsee 92 IIRE2012198 450090000: 90157 108

Chương IV TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VŨNG VỊNH VEN BỜ

BIẾN VIỆT NAM . - SH tre 117

1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 222cc 117

Trang 6

ii

Chwong V PHAN LOAI VA PHAN VUNG VUNG VINH VEN BO BIEN

VIET NAM ccc cccccccecsesecceessessecsetessseeesenseseseseetsageeeestens 145

I PHAN LOAI VUNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM ll PHAN VUNG VUNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM

Chương VI PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC, SU DUNG VUNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM oo cccsssssscsssesccssseescssssscessssesenseneesss

I VAN DE SU DUNG HOP LY TAI NGUYEN

Il ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ VỮNG VỊNH VEN BỜ BIẾN VIỆT NAM168

Ill MO HINH SU DUNG HOP LY MOT SO VUNG VINH TRONG DIEM 183

LOT CUOL SACH Lio cccccccsccccsscssessecsseescscsssssessesssersavsssvessesssucsseasuccentosisesseasutensecens 279

TÀI LIỆU THAM KHẢO 5c n2 2H nu re 281

Trang 7

Chuong I

TONG QUAT VE VUNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM

I KHÁI NIỆM VỀ VŨNG - VỊNH,

Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3200 km, với cảnh quan đa dạng, có nhiều cửa sông lớn và các dãy núi chạy ra tới biển Trong khung cảnh thiên nhiên này đã hình thành nên nhiều dang thuỷ vực ven bờ (coastal water bodies) rất khác nhau vỆ các mặt hình thái cấu trúc, đặc điểm môi trường, điều kiện sinh thái cũng như tiềm năng tài nguyên thiên nhiên Có thế nhận thấy dọc bờ biển Việt Nam 3 loại thuỷ vực tiêu biểu: cửa sông (estuaries), đầm phá (lagoons) và vũng vịnh (bays, gulfs) Các dạng thuỷ vực này có phân bế xen kế lẫn nhau đọc theo bờ biển, trong đó các vũng - vịnh tập trung nhiều ở vùng ven bờ phía bắc và miễn trung — nam trung bộ, phía nam ít hơn

Theo khái niệm dân gian, vũng - vịnh được hiểu như những phần biển nằm trong một vùng lõm của đường bờ biển có kích thước to, nhỏ khác nhau, là nơi hàng ngày diễn ra các hoạt động sông của cư dân ven biển Cách hiểu dân đã này từ trước tới nay nhiều khi dẫn tới sự lẫn lộn không phân biệt được theo địa chat, — sinh thái giữa vũng - vịnh với cửa sông, đầm phá là các dạng thuỷ vực khác nhau về nhiều mặt: nguồn gôc hình thành, đặc điểm thuỷ văn động lực và xu thé phát triển Từ đó đặt ra yêu cầu sử dụng và

quản lý khác nhau Sự lẫn lộn về khái niệm còn thấy ngay cả trong nhóm các thuỷ vực

được gọi là vũng-vịnh, thê hiện ở chỗ không phân biệt được rõ ràng 2 khái niệm vũng và vịnh, cả về bản chất và về từ ngữ học Dường như hiện nay sự phân biệt 2 loại thuỷ vực thuộc nhóm này — vũng và vịnh - chỉ đơn giản dựa vào kích thước khác nhau, mà chưa có một sự phân biệt nào dựa trên những tiêu chuẩn loại hình học khoa học Điều này dẫn đến kết quả kiểm kê các vũng, vịnh ven bờ biển nước ta theo các tác giả khác

nhau thường rất khác nhau ở số lượng vũng-vịnh nói chung cũng như sự sai khác về số

lượng vũng và vịnh nói riêng, do sự xác định các tiêu chuẩn loại hình học của các thuỷ

vực biển ven bờ, kiểu vũng-vịnh, kiểu đầm phá, cửa sông cũng như kiểu vũng và kiểu

vịnh còn chưa thật rõ ràng Có thể lấy một ví đụ về sự sai khác này Số liệu thống kê gần đây về số lượng vũng-vịnh ở ven bờ biển Việt Nam của 2 tác giả Trần Đức Thạnh (2005) và Mai Trọng Thông (2005) là rất khác nhau Trong khi ở tác giả thứ nhất, thong

Trang 8

2 Trên Đức Thạnh [chủ biên], Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

sách kiểm kê của tác giả này không thấy có trong danh sách của Mai Trọng Thông Bùi Hồng Long trong nghiên cứu tông quan vũng - vịnh biển Việt Nam lại chỉ thống kê được 26 vũng-vịnh trêr: dọc dải ven biển Việt Nam, trong đó cũng không có sự phân biệt giữa vũng và vịnh (Bùi Hồng Long, 2002)

Tình hình trên đây cho thấy việc nghiên cứu vấn để loại hình học (typology) thuỷ vực đang cần được đặt ra như một yêu cầu đầu tiên đối với các vũng-vịnh cũng như với cả hệ thông thuỷ vực ven bờ của nước ta để có một khái niệm rõ ràng về từng loại hình

thuỷ vực, với những tên gọi chuẩn xác về từ ngữ học (terminology), tránh những sự lẫn

lộn hiện nay Trên cơ sở này, mới có thê từng bước mở rộng để hoàn thiện những

nghiên cứu có hệ thống các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, sinh thái môi trường sống, tiêm năng tài nguyên thiên nhiên, đánh giá hiện trạng và đự báo xu thê phát triển của từng loại thuỷ vực, xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng hợp lý bền vững bảo đảm phát triển

Về mặt quốc tế, khái niệm vũng-vịnh còn có phạm vi rộng hơn nhiều Trên thế gidi cũng đã có những công trình nghiên cứu lý luận về vũng-vịnh, ở nhiều khu vực, đề xuất những quan điểm, phương pháp nghiên cứu khác nhau về địa lý, địa chất trầm tích

(Ixachenco, A G, 1979; David, A et al, 2003); déng luc hoc (Permetta et al, 1995);

phát triển tiền hóa (Roy, P S., 1984) và các phương pháp khác Theo các tư liệu thế giới

khái niệm vũng-vịnh được mở rộng hơn nhiều, bao gồm nhiều dạng, theo từ ngữ tiếng Anh la: gulf, bay, embayment bight, shelter, voi những đặc điểm khác nhau về hình thai,

địa mạo, động lực, thuỷ học Những khái niệm liên quan tới vũng-vịnh này của thế giới

cũng cần được xem xét đây đủ để vận dụng vào thực tế Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập và hiện đại trong nghiên cứu vũng-vịnh ở nước ta

II VAI TRO QUAN TRỌNG CỦA VŨNG - VỊNH TRONG THIÊN NHIÊN VÀ

SU PHAT TRIEN CUA DAT NUOC

Tuy vũng-vịnh chỉ chiếm một điện tích nhỏ của đất liền (khoảng 1,1%) và của vùng

biển (0,4%), nhưng lại có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thiên nhiên và trong sự phát triên kinh tẾ - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước Chính vì vậy, trên thê giới, vũng-vịnh thường trở thành những căn cứ quan trọng về quốc phòng, giao thông vận tải, những trung tâm phát triển kinh tế biển hàng đầu ở mỗi quốc gia

Các vũng-vịnh trước hết là các hợp phần có vai trò chủ yếu trong điều kiện tự nhiên

của dải ven biển (coastal zone), Cùng với các đâm phá, cửa sông, vũng-vịnh tạo nên đặc

trưng của cảnh quan thiên nhiên ven biển của mỗi nước Trong vùng biển ven bờ, với các nguồn động lực bờ, vũng - vịnh tham gia quan trọng vào biến động của môi trường

biên ven bờ, đặc biệt là hiện tượng xói lở, tinh trạng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên, điều

kiện sinh thái môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên ở các

Trang 9

Chuong I Téng quat vé ving vinh ven bờ biển Việt Nam 3

tự nhiên các vũng-vịnh có đóng góp tích cực vào nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá các vẫn đề của vùng biển ven bờ

Về mặt an ninh quốc phòng, vũng-vịnh được coi như cửa mở hướng ra biển, có vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước, cũng như giao tiếp với thế giới bên ngoài bên cạnh đường hàng không Ở nhiều quốc gia, với điều kiện nước sâu, kín gió, ít bị bồi lắng các vũng- vịnh lớn có vị trí thích hợp để xây dựng các quân cảng, các căn cứ hậu cân cho hoạt động quân sự trên biển như cảng Subic ở Philippin, Cam Ranh, Đà Nẵng ở Việt Nam, Tam Á ở Hải Nam Trung Quốc Trong lịch sử, không ít những cuộc xâm lược của nước ngoài vào nước ta thường bắt đầu từ các cảng biển lớn như Đà Nẵng, Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), Hải Phòng Các vũng-vịnh cũng là các đầu nối giao théng hang

hải quan trọng, với sự hình thành các cảng lớn giữ vai trò trọng yêu trong hoạt động giao thông hàng hải, giao lưu thương mại quốc gia và quốc tế như các cảng Yokohama,

Osaka ở Nhật, Pusan ở Hàn Quốc, Cao Hùng ở Đài Loan, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng

ở Việt Nam Tuy nhiên vai trò quan trọng của vũng-vịnh còn ở tiềm năng, tải nguyên

thiên nhiên đa đạng, có đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quoc gia Với tài nguyên hải sản, các vũng-vịnh thường là các trung tâm hoạt động nghề cá biển quan trọng ở mỗi nước Đây là nơi neo đậu an toàn của các đoàn tàu cá, điểm xuất phát đánh bắt và nơi thu nhận sản phẩm từ các ngư trường xa gan, nơi trú ấn tránh bão Trên bờ các vũng-vịnh thường có các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ hải sản Viing-vinh

còn là môi trường nuôi trồng hải sản thích hợp, ngày càng được tận dụng, đặc biệt là

phát triển kĩ thuật nuôi giản, nuôi léng trong vùng nước yên tĩnh của viing-vinh

Tiểm năng du lịch cũng là thế mạnh lớn của các vũng-vịnh ngày càng được đây mạnh khai thác Với điều kiện thích hợp cho sự hình thành các cảnh quan có giá trị du lịch, đặc biệt là các rạn san hô dưới vịnh, các khu rừng, hang động trên bờ vịnh, các bãi tắm tốt ven bờ vịnh, các đảo nhỏ ven bờ là các tài nguyên du lịch biển có giá trị quốc gia và quốc tế

của mỗi nước đang được chú trọng khai thác Ngoài tài nguyên sinh vật, cũng cần nói đến tài nguyên khoáng sản, như cát thuỷ tỉnh, vật liệu xây dựng, mĩ nghệ, sa khoáng tỉ tan cũng là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có thé khai thác Những : tiềm năng về nhiều mặt của các vũng-vịnh nói trên, là những điều kiện và nguyên nhân dẫn tới sự hình thành, phát triển ở mỗi vũng-vịnh các đô thị, các thành phố, các khu dân cư, các khu công nghiệp

nhiễu khi rất lớn để phục vụ cho các hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý

Với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên đa dang, có giá trị, đặc biệt là về đa dạng sinh

học, các hệ sinh thái biển tiêu biểu như rừng ngập mặn, các rạn san hô, các bãi cỏ biển, các nơi sinh cư của các loài hải sản có giá trị, đồng thời cũng là nơi các hoạt động khai thác diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ, nên nhiều vũng-vịnh cũng là các đối tượng bảo

tồn thiên nhiên quốc gia và quốc tế như di sản thế giới, công viên quốc gia, khu bảo tồn

loài/sinh cư mà Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang ở Việt Nam là những ví dụ

Với tầm quan trọng về nhiều mặt, vũng-vịnh ven bờ các vùng biển ở các quốc gia

trên thế giới đang là các đổi tượng nghiên cứu ngày càng được chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc khai thác sử dụng hợp lý, phát triển bền vững Tình hình

này là do các hoạt động khai thác tài nguyên vũng-vịnh nhiều khi quá giới hạn cho

phép, hoặc do những tác động gây tổn hại cho tài nguyên và môi trường vũng-vịnh Xu

hướng chung hiện nay là trên cơ sở hiểu biết đầy đủ, dự báo biến động tài nguyên môi

Trang 10

4 Trên Đức Thạnh (chi biên), Nguyễn Hữu Cử, Đã Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

tổng hợp, nhằm điều hoà hoạt động khai thác giữa các ngành, xử lý các đối kháng về lợi ích Đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác,

đảm bảo phat trién bên vững tài nguyên và môi trường vũng-vịnh

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VŨNG - VỊNH

1 Trong khu vực

Vũng - vịnh ven bờ là loại hình thuỷ vực phổ biến ở nhiều quốc gia có biển, vì vậy

thường là đối tượng điều tra nghiên cứu quan trọng nhằm mục đích khai thác sử dụng vào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Ở các nước phát triển có nhiều vũng- vịnh, như Mỹ, Nga, Nhật, Úc, Canada, Italia Từ lâu đã tiến hành điều tra

nghiên cứu toàn diện về điều kiện tự nhiên, tài nguyên phi sinh vật và sinh vật, các điều

kiện sinh thái môi trường sống và hiện nay, tập trung vào nghiên cứu giám sát, bảo vệ nguồn tài nguyên và đặc biệt là bảo vệ môi trường vũng-vịnh gắn với bảo tổn thiên nhiên biển

Trong khu vực phía đông Châu Á các : vũng-vịnh lớn cũng đã được điều tra nghiên

cứu từ cuối thé kỷ trước và cho tới nay vẫn đang còn được tiếp tục Trong số này phải kể tới các vịnh biển lớn như vịnh Bắc Bộ (Việt Nam, Trung Quốc), vịnh Thái Lan (Thái

Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia), vịnh Manila (Philippin), vịnh Hàng Châu, vịnh Daya (Trung Quốc) và một số vũng-vịnh nhỏ hơn

Vịnh Bắc Bộ là vịnh biển lớn ở Biển Đông, là vịnh biển chung giữa Việt Nam và Trung Quốc Vịnh Bắc Bộ đã từng được hai nước Việt - Trung hợp tác khảo sát chung

trong giai đoạn 1960 — 1965 trong chương trình điều tra toàn diện về điều kiện tự nhiên

và tài nguyên sinh vật

Vịnh Thái Lan cũng là vịnh biển lớn được các nước quanh vịnh điều tra nghiên cứu

nhiều từ thế kỷ trước về các mặt thuỷ văn và động lực (T T.N Duyet et al., 1998,

2002; Burana bpratheprat et al, 1998; Sujisuporn et al., 1998), về thuỷ hoá (P Kohpina, 1998) và đặc biệt là về các quần xã sinh vật đáy, sinh thái môi trường do các nhà khoa học Thái Lan và Việt Nam tiến hành từ những năm 80 của thế kỷ trước Các kết quả nghiên cứu qua nhiều năm đã cho biết được một cách khái quát những đặc trưng thuỷ văn, vận chuyên khối nước trong vịnh và mối liên quan với Biển Đông bên ngồi, tình trạng ơ nhiễm biển, thành phần loài và cấu trúc các rạn san hô, các thảm cỏ biển, thành phần loài và nguồn lợi cá biển trong vịnh Cùng với vịnh Thái Lan, vịnh biển Manila (Philippi) cũng được điều tra nghiên cứu nhiều mặt như thuỷ triều, dòng triều và trầm tich (Fujiie, W et al, 2002), chu trình N trong mùa khô và mùa mưa trong vịnh (Hayashi M et al, 2006), về phân bố trầm tích theo độ sâu trong vịnh (Siringan, F P et

al, 1998); hiện tượng nở rộ tảo độc Pyridinium và các chỉ tiêu khí tượng thuỷ văn

(Bajarias, F F., 1996) Vịnh Hàng Châu (Triết Giang — Trung Quốc) cũng là một trong

Trang 11

Chương I Tổng quát về vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 5

2 Ở Việt Nam

So với đầm phá ven biển, các vũng-vịnh ven bờ ở Việt Nam nhìn chung còn ít được

điều tra nghiên cứu Tình hình này có liên quan tới việc khai thác nguồn lợi, sử dụng môi trường vũng-vịnh ven bờ ở nước ta chỉ mới được đây mạnh trong thời gian gần đây

với sự phát triển của kinh tế đu lịch, nuôi trồng hải sản trong vũng-vịnh Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, các hoạt động điều tra khảo sát vũng-vịnh chỉ thực sự được chú trọng từ cuối những năm 90 ngoại trừ các vịnh biển lớn như vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan (phía

đông vịnh) đã được nghiên cứu từ những năm 60 của thé kỷ trước

Cho tới nay, số lượng vũng-vịnh ở nước ta được điều tra khảo sát chưa nhiều Các vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Hải Phòng, Quảng Ninh), Bình Cang (Nha Trang) với

điều kiện thuận tiện và vị trí quan trọng về kinh tế, là các vịnh được khảo sát nhiều hơn cả Sau đó phải ké đến các vũng Dung Quất (Quảng Ngãi), Xuân Đài (Nam Định), Phan Thiết, Đà Nẵng cũng đã được khảo sát ở mức độ khái quát nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế ngành va dia phương

Vịnh Bắc Bộ đã được điều tra nghiên cứu tổng hợp và đánh giá nguồn lợi cá đáy trong

Chương trình hợp tác Việt — Trung trong những năm 1960 — 1965 và Chương trình hợp

tác Việt - Xô đánh giá nguồn lợi cá biển trong vịnh trong những năm 1959 — 1960 Kết

quả điều tra khảo sát của các chương trình này là những tư liệu rất cơ bản về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật vịnh Bắc Bộ, còn giá trị cho tới hiện nay Trong thời gian từ

1965 — 1975, với việc thành lập Viện Nghiên cứu Biển đầu tiên ở nước ta, ngay trong thời gian chiến tranh cũng vẫn có những hoạt động điều tra khảo sát về sinh vật, địa chất, địa mạo ven bờ và bãi triều vịnh Bắc Bộ Sau khi chiến tranh kết thúc, từ 1975 đến nay, vùng biển phía tây Vịnh thuộc chủ quyền Việt Nam lại được tiếp tục điều tra nghiên cứu trong các chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước và ở các bộ, ngành Công trình được nghiên cứu gần đây nhất là Đề tài KC-09-17- Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường vịnh Bắc Bộ, nhằm đánh giá lại tình trạng môi trường biển vịnh Bắc Bộ sau hơn 40 năm từ những khảo sát đầu tiên năm 1960 Các hoạt động nghiên cứu

vịnh Bắc Bộ từ 1975 tới nay đã nâng cao hơn nhiều hiểu biết về vũng-vịnh biển này, đánh

giá được đầy đủ hơn nguồn lợi sinh vật, môi trường biển, có được những tài liệu chỉ tiết về vùng nước ven bờ, vùng triều cửa sông, các đảo ven bờ phía tây Vịnh Đặc biệt là vịnh Hạ Long trong phạm vi vịnh Bắc Bộ, đã được khảo sát đầy đủ về địa chất, thuỷ văn, môi trường, đa dạng sinh học biển để xây dựng cơ sở tư liệu cho hỗồ sơ đăng kí công nhận Di

san thé giới cho vịnh biển này Về phía đông Vịnh, sau những năm 60 cũng đã có những

hoạt động điều tra khảo sát tiếp theo như công trình sinh vật đáy vịnh vào thời gian 1974 ~ 1983 (Cai, Y et Zhang, Z., 1988)

Ở phía nam, vịnh biển Thái Lan cũng đã được các nước quanh vịnh, chủ yếu là Thai

Lan và Việt Nam điều tra nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ trước, không kể

những khảo sát sơ bộ của Viện Hải dương học Đông Dương từ những năm 70 và của

chương trình NAGA trong những năm 1959 — 1960 Về phía tây Vịnh thuộc chủ quyền

của Thái Lan, các hoạt động nghiên cứu do phía Thái Lan tiến hành chú trọng các hệ sinh thái ven bờ (vùng ngập mặn, các rạn san hô, các thảm cỏ biển), các quân xã sinh

vật đáy mềm, nguồn lợi cá biển trong vịnh, điều kiện môi trường sống, tình trạng ô

Trang 12

6 Trân Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đã Công Thung, Dang Ngoc Thanh

nghiên cứu đều khắp và mạnh mẽ của phía Thái Lan trong nhiều năm, đã có được một

cơ sở đữ liệu khá phong phú, đặc biệt là về đa dạng sinh học, sinh thái môi trường vịnh, có ý nghĩa định hướng cho các hoạt động nghiên cứu tiếp sau

Về vùng biển phía đông Vịnh thuộc chủ quyền Việt Nam, các hoạt động điều tra

nghiên cứu sau Viện Hải dương học Đông Dương những năm 30 và Chương trình

NAGA những năm 1959 — 1260 chỉ mới bắt đầu từ những năm 90 Trong khuôn khô Chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước KT - 03 (1990 — 1995) va tiép theo là trong Chương trình KHCN - 06 (1996 - 2000), hai để tài điều tra tổng hợp biển Tây Nam Việt Nam (phía đông vịnh Thái Lan) (các đề tài KT.03 — 22 và KHCN - 06 ~ 06) đã được thực hiện Các đề tài này đã tổ chức khảo sát tương đôi toàn diện vùng biển

này tới độ sâu 40m, thu thập số liệu về khí tượng thuỷ văn, động lực, trầm tích, sinh

vật, các rạn san hô Một sô báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường sông, nguồn lợi sinh vật, hoàn lưu nước trong vùng biên này, lan truyền ô nhiễm trong vịnh, đánh

giá chất lượng nước và năng suất sinh học sơ cấp, các rủi ro sinh thái cũng đã được

soạn thảo và công bô Cùng với các chương trình biển trong thời gian này, một chương trình Nhà nước khác do Bộ Thuỷ Sản tổ chức thực hiện (Chương trình KN — 04) cũng có những đề tài khảo sát đánh giá nguồn lợi cá biên vùng biên Minh Hải —

Kiên Giang, tình trạng môi trường biển và hiện trạng ô nhiễm biển trong vịnh được thực hiện trong thời gian 1993 -1995 Ngoài ra, còn có các hoạt động khảo sát ở quy mô nhỏ hơn về các rạn san hô, các thảm cỏ biển ở các đảo trong vịnh (Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc), quần xã sinh vật đáy Gần đây còn có các công trình nghiên cứu về

nguồn lợi cá Cơm trong vịnh (2006 — 2007) Đặc biệt là trên cơ sở quan hệ hợp tác Việt Nam — Thái Lan trong thời gian 1997-1998 đã tiến hành thực hiện Dự án hợp tác

Việt Nam — Thái Lan qghiên cứu đánh giá và quản lý nguồn lợi cá biển vịnh Thái Lan

với sự hợp tác của lực lượng khoa học hai nước (Phạm Thược, 1999),

Các vũng-vịnh nhỏ ven bờ được nghiên cứu ít hơn so với các vịnh biển lớn Các vịnh Văn Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang, vịnh Bình Cang (Khánh Hoà) là

các vũng-vịnh được Viện Hải dương học Nha Trang điều tra khảo sát sớm nhất từ

những năm 1994 — 1996 Đây là các công trình khảo sát nhằm phục vụ yêu cầu của địa phương quy hoạch khai thác sử dụng các thuỷ vực này, vì vậy thường mang tính chất sơ bộ, tập trung vào các đặc điểm thuỷ văn động lực, trầm tích nền đáy, đánh giá tình trạng môi trường nước, nguồn lợi sinh vat trên cơ sở này đề xuất những ý kiên về khai thác sử dụng tài nguyên môi trường Vịnh đảm bảo phát triển bền vững

Các vũng-vịnh ở miễn Trung và Nam Trung Bộ, như vịnh Đà Nẵng, vịnh Phan Thiết cũng đã được khảo sát nhấm nhăm tạo cơ sở khoa học cho định hướng khai thác sử

:dụng, quản lý bền vững, cũng nhằm -phục vụ yêu cầu địa phương Vũng Áng (Hà Tĩnh), vũng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), vũng Dung Quất (Quảng Ngãi) cũng đã

được khảo sát về khí tượng, thuỷ văn động lực, môi trường biển làm cơ sở cho quy

hoạch xây dựng cảng biển ở các vùng biển này Một số vũng biển khác như vũng

Xuân Đài, vũng Cù Mông (Phú Yên) và một số vũng biển khác cũng đã được khảo sát

sơ bộ mang tính thăm dò cho các nghiên cứu tiép sau

Trang 13

Chương I Téng quat vé vũng vịnh ven bở biển Việt Nam 7

1 Các vịnh biển lớn (vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan) đã được điều tra khảo sát từ sớm với sự hợp tác của các nước quanh Vịnh Cơ sở tư liệu về các vấn để cơ bản của các vịnh biển này tương đối toàn diện, trên cơ Sở này đã có thể hiểu biết được các đặc trưng cơ

bản về điều kiện tự nhiên, đánh giá tiềm năng các nguồn lợi thiên nhiên và hiện trạng

sử dụng khai thác Tuy nhiên, do phạm vi rộng lớn của các vịnh lại thuộc chủ quyền nhiều bên, nên có những van dé chung trén toan vịnh như xu thê biến động của tài nguyên môi trường biển toàn vịnh, các vấn để của vùng sâu và cửa vịnh còn chưa

được nghiên cứu đây đủ để có được sự đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh

2 Các vũng-vịnh biển cỡ trung bình và nhỏ chỉ mới được điều tra nghiên cứu sơ bộ

từ những năm 90 tới nay Phần lớn các hoạt động điều tra nghiên cứu là nhằm

phục vụ các yêu cầu thực tiễn cụ thể của địa phương: đánh bắt, nuôi trồng hải

sản, du lịch biển, xây dựng cảng biển, xây dựng các khu bảo tổn biển Vì vậy, nội dung điều tra nghiên cứu thường tập trung chủ yêu vào một số vẫn đề có liên quan tớt mục đích yêu cầu thực tiễn đặt ra Chưa có được những tư liệu, hiểu biết toàn diện, đầy đủ về các qua | trình biển đặc trưng cho từng loại vũng- -vịnh cũng như xu thế biến động, rất cần cho việc đánh giá tiềm năng, dự báo biến

động tài nguyên môi trường của vùng biển này

3 Với một hệ thống vũng-vịnh ven bờ đa dạng, nhiều về số lượng Vấn đề tồn tại lớn và cơ bản hiện nay là chưa có được những nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về loại hình

hoc ving-vinh để có đủ cơ sở khoa học phân loại các vũng-vịnh theo tiêu chuan

khoa học thê hiện bản chất các thuỷ vực này, chấm dứt tình trang | lẫn lộn, ngay cả

trong khái niệm, từ ngữ hiện nay Trên cơ sở đó, có thể đề xuất các ý kiến về phương hướng khai thác, sử dụng hợp lý dự báo xu thể biến động để đảm bão phát

Trang 14

Chương II

KIEM KE VUNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM

Vũng — vịnh là những hợp phần của cấu trúc hệ thống địa lý - địa chất - sinh thái

biển ven bờ bên cạnh các vùng cửa sông và các đầm phá ven biển Trên nền địa chất chung của các thuỷ vực đới ven bờ (coastal zone), các vũng-vịnh còn có những đặc tính riêng khác với các hợp phan khác Vì vậy, phương pháp luận nghiên cứu vũng-vịnh,

một mặt phù hợp với phương pháp luận nghiên cứu đới ven bờ nói chung, đồng thời cũng có những điểm riêng phù hợp với hợp phần này của thiên nhiên biển

I ĐỊNH NGHĨA VŨNG VỊNH 1 Phương pháp tiếp cận

1.1 Tiếp cận hệ thông

Như trên đã nói, các vũng-vịnh dù có những đặc điểm khác nhau, trước hết vẫn

phải coi là một hợp phẩn trong hệ thống địa lý — sinh thái đới ven bờ Nghiên cứu

vũng-vịnh do đó cần được thực hiện với những phương pháp, khái niệm, quy luật vận

dụng cho một đơn vị địa hệ ở cấp đưới đới ven bờ, để có thể làm rõ những đặc trưng của một đơn vị cấp dưới có mối tương quan với các đơn vị đồng cấp trong hệ thống như những địa hệ thiên nhiên trong đới ven bờ Với cách tiếp cận này, tìm hiểu bản

chất các vũng-vịnh này bên cạnh những đặc điểm chung của các đơn vị trong đới ven

bờ cần phân tích những đặc điểm riêng của vũng-vịnh so với các hợp phần khác Nói

cách khác, nghiên cứu vũng-vịnh cần được tiếp cận theo quan ‹ điểm hệ thống, đi từ các

vấn đề tổng quát của dải ven biển, vùng biển ven bờ tới các vấn để riêng của một hợp phần vũng-vịnh trong địa hệ đó, trong quá trình phát triển tiến hoá qua các giai đoạn trong lịch sử phát triển của đối tượng này

1.2 Tiếp cận sinh thải — môi trường

'Vũng-vịnh có những đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng biển ven bờ, bao gồm cả

phần bờ và phần biển Trong điều kiện tự nhiên này, hình thành và phát triển những hệ

sinh thái, sinh cảnh tiêu biểu của vùng biển ven bờ như rừng ngập mặn, các rạn san hô, các thảm cỏ biển, các vùng triều trên bờ biển hở, đáy cát hoặc rạn đá, các sinh cảnh đáy

Trang 15

10 Trân Đức Thọnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

môi trường, tìm hiểu, xác định bản chất tự nhiên các vũng-vịnh theo các đặc điểm, chỉ

tiêu đánh giá các hệ sinh thái - môi trường đặc trưng cho các vũng-vịnh Với cách tiếp

cận này, các vũng- -vịnh sẽ được phân tích, để thấy được sự khác biệt về cầu trúc, chức năng, diễn biến sinh thái môi trường của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học theo thời gian và trong không gian của vùng biển ven bờ Theo quan điểm này, vũng-vịnh vẫn

được nghiên cứu trong hiện trạng và biến động của các hệ sinh thái trong vũng-vịnh do tác động của các nhân tố thiên nhiên và con người

1.3 Tiếp cận giá trị thực tiễn

Như ở phần trên đã nói, các vũng-vịnh có một tiềm năng tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có giá trị to lớn, nhiều mặt Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu vũng- vịnh là để có được cơ sở khoa học định hướng cho việc khai thác sử dụng hợp lý tiềm

năng tài nguyên đó, đảm bảo phát triển bền vững Do vậy, để có được sự hiểu biết về

bản chất của vũng- -vịnh, xác định được sự khác nhau hoặc tương đồng giữa các vũng- vịnh, cần coi tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, giá trị su dụng của mỗi vũng-vịnh như

những chỉ tiêu về giá trị thực tiễn, mục tiêu cuối cùng cần hướng tới của các vũng-vịnh

Bên cạnh sự hiểu biết về những sai khác về điều kiện tự nhiên của các vũng-vịnh có được qua cách tiếp cận hệ thống và sinh thái môi trường, cách tiếp cận giá trị thực tiễn sẽ bổ sung thêm những đặc điểm khác của vũng-vịnh để có được sự hiểu biết, đánh giá toàn diện của các vũng- -vịnh cả về mặt khoa học và về mặt thực tiễn

Với các cách tiếp cận trên đây, cần có hệ thống các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tương ứng về địa lý sinh thái, môi trường, tài nguyên, kinh tẾ - xã hội phù hợp để có

thể phân tích, đánh giá các tư liệu, nhằm rút ra được kết luận về các vấn đẻ thể hiện ban chất và sự khác nhau của các vũng-vịnh cũng như định hướng khai thác, sử dụng hợp lý

2 Vị trí của vũng - vịnh trong đới ven bờ

Như ta biết, đới ven bờ Việt Nam có 3 loại địa hệ tiêu biểu là: vùng cửa sông, đầm

phá và các vũng-vịnh Các thuỷ vực nảy được hình thành qua lịch sử phát triển tiễn hoá

của đới bờ, với sự tương tác giữa các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh và các yêu tổ động lực: dòng chảy sông, biển, thuỷ triểu, sóng ven bờ Mỗi loại hình thuỷ vực

này có những đặc trưng riêng ve hình thái, động lực, sinh thái tạo nên đặc trưng loại hình học của thuỷ vực Các đặc trưng này đặt ra yêu cầu, phương hướng khai thác sử dụng phù hợp với từng loại hình, nhăm đảm bảo hiệu quả và sự phát triển bền vững Tuy nhiên sự đồng thời tồn tại các loại hình địa hệ này trong đới ven bờ dễ gây nhằm lẫn cho việc xác định đúng từng loại hình, vì vậy việc phân biệt các loại hình nảy, từ sự phân tích những sai khác về các mặt hình thái địa mạo địa chất, thuỷ văn động lực, sinh

thái môi trường là cần thiết để có định hướng đúng trong việc khai thác, sử dụng chúng 2.1, Cita sng (Estuarine area)

Trang 16

Chuong II Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam 11

khối nước sông từ lục địa chảy ra và khối nước biển từ biển tràn vào Ở vùng cửa sông,

động lực sông có vai trò thống trị, ngoài ra còn có thể có sóng hoặc triều phối hợp

Về mặt hình thái, cửa sông có thé phân thành 3 kiểu chính:

„ Cửa sông châu thổ (Delia): Được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông lấn ra biển, hệ lạch đưa trầm tích sông ra biển chiếm ưu thé Châu thô có 2 phan: phan nổi vùng triéu và phần chìm, ra tới độ sâu 15 — 20m Cửa sông châu thổ có động

lực sông thống trị, với sự phối hợp của các động lực sóng hoặc triều, có thể nửa kin

hoặc hở Cửa sông châu thổ thấy ở cả 3 vùng biển Bắc, Trung và Nam Bộ nước ta

+ Ctra sông hình phẫu (Estuary): là cửa sông nửa kín, có dạng phéu, bi ngap chim khéng dén bù trâm tích Trầm tích sông nước ngọi ưu thế, cửa vào hạn chê thu hẹp

cửa sông, trầm tích biển ưu thế Thuỷ triều ở đây có vai trò quan trọng Cửa sông

hình phễu điển hình ở nước ta là các cửa sông Bạch Đẳng và Đồng Nai

« = Cửa sông liman (Lửiman): Vùng ngập chìm không, đền bù, ở vùng không có thuỷ triều hoặc thuỷ triều nhỏ với động lực sóng đáng kế và thường có doi cát chắn cửa Cửa sông liman phổ biến ở Trung Bộ

Bảng 2.1 So sánh các đặc điểm cơ bản của các hợp phần địa hệ trong đới ven bờ Tinh chat Vũng-vịnh Cửa sông liman | Cửa sông hình| Cửa sõng châu thổi Đàm phá phễu Mức độ đóng kín tương đói He Kin Nửa kín Nửa kin-hờ Rất kín Yếu tố động lực - : -

tương đổi Sóng, triều Sông, sóng Triều Sông, sóng, triều Sóng

Tinh chat phan tang Rat yéu Khá mạnh Yêu Mạnh Rất mạnh

nước

Kh h, lá Xâm thị 6

Bồi tụ xâm thực | Cham, rt cham á Tây p X tệ | Mạnh lâmtiến | Mạnh, lắp đầy

Tinh chat ổn định - Biến động mùa 5 Biến động

cửa , Lâu dài mạnh Khá ỗn định Biến động mạnh mạnh

Kiểu bờ ưu thê Đá góc, cát Cát Bun Bun, cat Cat

Phan bé & Viét Nam Trung, Bắc Bộ Trung Bộ Bắc, Nam Bộ | Bắc, Trung Nam Bd Trung Bộ

2.2, Dam phd (Lagoon)

Theo Phleger (1981), dam phá là loại hình thuỷ vực ven biển nước lợ, mặn hoặc siêu mặn, được ngăn cách với biển bởi một đê cát và có cửa (inlet) théng với biển phía ngoài Cửa có thể mở thường xuyên hoặc định kỳ về mùa mưa, thậm chí bị đóng kín, nhưng vẫn trao đổi với bên ngoài nhờ thâm thầu hay chảy thấm qua đê cát chắn Đầm phá là loại hình thuỷ vực ven bờ phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 15% điện tích bờ

dai duong thé gidi

Dac diém co bản của đầm phá là có khối nước bị ngăn cách với biển ngoài bởi

đường bờ, tuy vẫn có cửa thông song vẫn có ảnh hưởng lớn của sông, vì vậy, nước nước

đầm phá thường là nước lợ, do có dòng nước sông từ bờ đổ vào Trầm tích sông, nước ngọt ít Nước sông, cửa vào bị chắn, thuỷ triều hạn chế Theo hình thái động lực có thể

Trang 17

12 Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đăng Ngọc Thanh

Đầm phá ở Việt Nam chiếm khoảng 21% chiều dài đường bờ biển, gồm 12 đầm phá lớn nhỏ phân bố chủ yếu ở miền Trung — Nam Trung Bộ, tổng diện tích khoảng 457,8kmỂ, trong đó hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (68 km?) là lớn nhất, sau các đầm phá Mard (200km?) va Santo Domingo (Dominica) (100km2) Trong khu vực châu A,

có thể kế đến các đầm phá Talesap (Thái Lan) và Chỉlka (An Độ)

2.3 Viing-vinh (Gulf, Bay)

Có thể có những quan niệm khác nhau về vũng-vịnh song, theo cách hiểu chung, có thể coi vũng-vịnh như những phần biển nằm trong chỗ lõm vào của đường bờ biển hoặc các phần biển ven bờ có đảo che chắn bên ngoài, trong đó các quá trình biên thông trị trong điều kiện khép kín tương đối của vùng nước biển đó, không có hoặc rất ít tác động của các quá trình sông

Như trong phần đầu đã nói, ở nước ta khái niệm vũng-vịnh trong đời sống dân gian cũng như trong văn liệu còn chưa được rõ ràng, chuẩn xác, còn nhiều lẫn lộn giữa khái niệm, vũng-vịnh và đầm phá, giữa vũng và vịnh Nguyên nhân là do cho tới nay chưa có

những tiêu chuẩn loại hình học (typology) được xác định cho từng loại hình thuỷ vực

vũng, vịnh, đầm phá Vì vậy các khái niệm cũng như tên gọi cho các loại hình thuỷ vực này còn theo chủ quan hoặc cảm tính Điều này dẫn tới một số thuỷ vực dạng vũng-vịnh

có khi mang nhiều tên gọi như: Đầm Cầu Hai (Trần Đức Thạnh, 2005), Vũng Cầu Hai

Œ H Long, 2002), Vịnh Bình Cang (B.H Long, 2002), Vũng Bình Cang (T.Đ Thạnh, 2005), Vũng Rô (T.D Thạnh, 2005), Vịnh Vũng Rô (B H Long, 2002) Sự khác nhau về tên gọi và một vài đặc điểm khác của thuỷ vực theo cảm quan này có thể là do sự

phân biệt chủ yếu chỉ dựa trên độ lớn của mặt nước mà chưa căn cứ vào những tiêu

chuẩn mang tính khoa học

Trong văn liệu nước ngoài, các khái niệm và tên gọi các thuỷ vực dạng vũng — vịnh còn phức tạp hơn, bao gồm nhiều loại thuỷ vực ở các cấp độ khác nhau: Gulf, Bay,

Embayment Bight, Shelter Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để phân biệt các loại hình thuỷ vực này còn chưa thật rõ ràng, Chưa có những tiêu chuẩn về diện tích hay độ sâu cụ thể cho

các thuỷ vực này Chỉ về địa mạo, địa chất mới có tiêu chuẩn chung là: Gulf thường

chiếm một không gian rộng lớn của thêm lục địa và chỉ lộ ra trong điều kiện mực nước

biển hạ thập trong băng hà lân cuối, trong khi hầu hết các Bay có độ sâu không lớn và chỉ

hình thành và phát triên trong thời gian biển tiến sau băng hà lần cuối (biển tiến Holocen) Tuy nhiên, trong nhiêu trường hợp, Gulf còn gồm nhiều Bay Còn khái niệm Embayment

là để chỉ các vùng trũng ven bờ có hình thái đa dạng chưa bị trầm tích sông, biển bồi lắp

đáng kê Embaymelaapscos bờ câu tạo từ đá gốc, dốc, có cửa thơng thống, trao đổi nước

tự do với biên Địa hình ngâm khá bằng phẳng và thoải dần ra phía biển, làm lượng nước sông đô vào nhỏ so với khôi nước trong thủy vực

Tình hình trên đây về các quan niệm khác nhau về vũng-vịnh, cả ở trong nước và trên thê giới cho thây cần có sự nghiên cứu đây đủ về loại hình thuỷ vực này để có được quan niệm nhất quán hơn với những tiêu chuẩn rõ ràng, chuẩn xác hơn về đặc điểm loại hình học, cũng như về từ ngữ học cho các vũng-vịnh trong hệ thống thuỷ vực hợp phần của đới ven bờ Như Vậy, sO với hai loại hình thuỷ vực trên của đới ven bờ (cửa sông và đầm phá)

tuy cũng là một trong các thuỷ vực ven bờ song vũng-vịnh có thể coi là loại thuỷ vực mang

Trang 18

Chuong Il Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam 13

sông và biển, với đặc trưng sinh thái nước lợ, không còn mang tính chất biển điển hình

Tuy nhiên trong thiên nhiên, giữa 3 loại hình trên vẫn còn có mối quan hệ về hình

thái, thể hiện mối quan hệ phát triển tiễn hoá trong lịch sử và hình thành Một số cửa

sông hình phếu có hinh thái lõm vào giống vũng-vịnh vì vậy có tên dân gian là vịnh như

“Vinh” Ghénh Rai hodc “Vinh” Dé Son (Hải Phòng), tuy xét về bán chất, đây là các cửa sông hình phễu với độ mặn và tính chất phân tầng nước đặc trưng theo loại hình thuỷ vực này Trong khi đó, lại có những dạng chuyển tiếp giữa cửa sông hình phễu và

vũng-vịnh như Vịnh Cửa Lục, Vịnh Tiên Yên — Hà Cối (Quảng Ninh) Giữa vũng-vịnh và cửa sông châu thổ cũng có thể có dạng trung gian như “Vịnh” Cây Dương (Cà Mau) có hình thái lõm về phía lục địa song bản chất lại là cửa sông châu thô với quá trình

sông ưu thế, Mối quan hệ giữa dam phá và vũng-vịnh cũng có thê nhận thấy ở một số

thuỷ vực như Đầm Lăng Cô, Đầm Câu Hai (Thừa Thiên - Huế) có hình thái giống

vũng-vịnh, thực chất đây là các đầm phá với các cồn cát chắn và các quá trình thuỷ

động lực mang tính chất đầm phá thể hiện ở tính chất phân tầng nước cao ở các thuỷ

vực này Trong khi đó, lại có những thuỷ vực dạng vũng-vịnh như “Đầm” Nha Phu

(Phú Yên) nhưng do quá trình bồi tụ mạnh, nước nông làm biến đổi tính chất thuỷ động

lực, chuyển thành dạng đầm phá hoặc cửa sông nằm trong Vịnh Bình Cang (Khánh

Hoà) Cũng như vậy Đầm Thuỷ Triều hiện nay nằm trong Vịnh Cam Ranh, song đã

không còn mang tính chất của vũng-vịnh

Những điểm trên đây về đặc trưng cơ bản của 3 loại hình thuỷ vực trong đới ven bờ ở nước ta hiện nay, cũng như sự phân tích về mỗi quan hệ giữa các loại hình thuỷ vực này

ta có thé nêu lên những ý kiến bước đầu về vị trí của vũng-vịnh trong đới ven bờ

1 Vũng-vịnh có thể coi là một trong những loại hình thuỷ vực tiêu biểu phổ biến

trong thiên nhiên đới ven bờ nước ta, một địa hệ hợp phần trong cấu trúc hệ thống

địa lý- địa chất đới ven bờ, được hình thành trong lịch sử phát triển tiến hoá địa chất

trong mỗi quan hệ tương tác giữa các quá trình ngoại sinh và nội sinh của động lực

bờ trong đới ven bờ Việt Nam

2 Vũng-vịnh là một thực thể địa lý - địa chất — sinh thái riêng biệt, khác với các loại hình

thủy vực khác như đầm phá, cửa sông với đặc trưng hình thái và động lực của vũng-vịnh thể hiện ở hình thái bờ vịnh, mỗi quan hệ với biển và động lực biển thống trị

3 Giữa các loại hình thuỷ vực này có những mối quan hệ về hình thái, thể hiện phần

nào mối quan hệ nguồn gốc trong quá trình hình thành, trong lịch sử phát triển tiến hoá của đới ven bờ

3 Định nghĩa vũng - vịnh

Để có được một định nghĩa chuẩn xác cho loại hình thuỷ vực _ving-vinh, cần có

những nghiên cứu đầy đủ về loại hình học thuỷ vực đới ven bờ, về bản chất tự nhiên

của vũng-vịnh để có thể xác định những tiêu chuẩn tự nhiên, không hình thức, nhân

tạo cho loại hình thuỷ vực này Mặt khác, việc định nghĩa vũng-vịnh không thé khéng

quan tam đến việc định danh các thuỷ vực loại vũng-vịnh hiện đang tồn tại rất phức

tạp trong văn luận và trong dân gian ở nước ta, cũng như các khái niệm và tên gọi các

thuỷ vực dạng vũng- -vinh trên thé giới đã có hiện nay để có sự hội nhập, xác định mối tương quan ít nhất là về mặt định danh

Trang 19

14 Trần Đức Thạnh (chủ biên], Nguyễn Hữu Cử, Đã Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

các thuỷ vực loại vũng-vịnh như: vịnh, vũng, vụng, tùng chưa kể các tên gọi lẫn lộn

đầm phá, cửa sông với vũng-vịnh, dẫn tới đồng danh nhưng dị nghĩa và ngược lại Có

thể nêu nhiều ví dụ về vấn đề này: “vịnh Cửa Lục” (Quảng Ninh) trong hải đồ của Pháp

ghi là “baie đe Courbe” thực chất là một vùng cửa sông hình phễu (Estuary) qui mô

nhỏ, nhưng rất điển hình, có nguồn gốc ngập chìm thung lũng kiến tạo “Vụng Cầu Hai”

đúng ra là một bộ phận của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế); “Dam Thi Nai” (Quảng Ninh), “Đầm Nha Phu”, “Đầm Thuỷ Triều” nguyên là những bộ

phận của vịnh Làng Mai, vịnh Bình Cang và vịnh Cam Ranh Trong khi đó, các “vịnh Ghénh Rai", “vịnh Rạch Giá”, “vịnh Cây Dúi” (Kiên Giang) thực chất là các vùng cửa sông ở các khu vực này

Tình hình trên đây cho thấy để thuận tiện cho việc nghiên cứu cần có những giải

pháp trước mắt để có thể tạm thời sắp xếp lại các đơn vị cũng như tên gọi các thuỷ vực

loại vũng-vịnh ở nước ta, cho tới khi có được những kết quả nghiên cứu loại hình học,

đề xuất được các tiêu chuẩn phân loại vũng-vịnh xác đáng với đủ căn cứ khoa học Kết quả nghiên cứu so sánh trị số diện tích các thuỷ vực loại vũng-vịnh theo tên gọi và

tên ghi trên bản đồ, cho thấy đa số các “Vũng” có diện tích nhỏ hơn 50km? và đa số các “Vịnh” có diệt tích trên 50km” Dựa trên cơ sở này, có thể đề xuất những ý kiến sau:

1 Dung khái niệm vũng-vịnh để chỉ các thuỷ vực loại vũng-vịnh nói chung trong đới

ven biển Việt Nam, đề phân biệt với các thuỷ vực khác (cửa sông, đầm phá)

2 Dung hé théng phân chia 3 cấp dé phân loại các thuỷ vực loại vũng-vịnh ở nước ta dựa trên diện tích mặt nước thuỷ vực:

Cấp 1: Vịnh biển có diện tích trên 500km? Cấp 2: Vịnh ven bờ có diện tích từ 50 - 500km2

Cấp 3: Vũng có diện tích đưới 50km?

3 Dùng thông nhất tên gọi “Vũng”, để chỉ các thuỷ vực loại vũng-vịnh có diện tích dưới 50km” (không dùng tên gọi vụng, tung ) vé mặt quan hệ tương đương với các khái niệm và tên gọi trên thế giới, có thể tạm thời quy định như sau:

Tên Việt Nam Tên Thể Giới Vịnh biển Gulf

Vịnh ven bờ Bay, Embayment Vũng Bight, Shelter

Từ những ý kiến trên về phân loại và tên gọi các thuỷ vực loại vũng-vịnh ở Việt Nam,

cũng như những khái niệm chung về các thuỷ vực này, có thể đề xuất một số định nghĩa sau 1 Vũng-vịnh là loại hình thuỷ vực mang tính chất địa hệ hợp phần trong cấu trúc hệ

thông địa lý - địa chất - sinh thái đới ven biển Việt Nam Đây là một phần biển nằm

trong một vùng hoặc của bờ biên có độ lớn khác nhau, có khi có các đảo chắn bên

ngồi, với sự thơng trị của các quá trình biển, tác động hạn chế của các quá trình sông 2 Vịnh biển là thuỷ vực loại vũng-vịnh có diện tích lớn trên 500kmŸ, có độ sâu lớn

trên 50m, chiêm một vùng lãnh thô lớn mang ý nghĩa quốc gia Tương tác biển lục

Trang 20

Chuong Il Kiểm kê vững - vịnh ven bờ biển Việt Nam 15 102 108° 110° 112° s5 < Trung Quốc i os ¬— VY 22°

ị 8 Nội V Tien Yan-Ha C

Trang 21

16 Trên Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Dang Ngoc Thanh

3 Vịnh ven bờ là thuỷ vực loại vũng-vịnh có diện tích trung bình đưới 500km, có độ

sâu trung bình dưới 50m, chỉ chiếm một vùng lãnh thổ trung bình mang ý nghĩa khu vực Tương tác biết lục địa tác động rõ rệt qua từng giai đoạn phát triển

4 Vũng là thuỷ vực loại hình vũng-vịnh có diện tích nhỏ đưới 50km}, độ sâu nhỏ dưới

30m, chỉ chiếm một bộ phận lãnh thổ nhỏ mang ý nghĩa địa phương Tương tác

biển lục địa thường xuyên tác động trong từng giai đoạn phát triển

II KIỀM KÊ VŨNG - VINH VEN BO BIEN VIET NAM

Hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam được kiểm kê trên hải đồ tỷ lệ 1: 100 000

bao gồm cả ven bờ biển và đảo ven bờ Theo đó, các đối tượng có kích thước nhỏ hơn

lưới 1xlcm hay diện tích nhỏ-hơn Ikm” không được kiểm kê Nội dung kiểm kê gồm tên

gọi truyền thống theo hải dé, toa độ địa lý, kích thước cơ bản (chiều dài, chiều rộng, độ

sâu trung bình/lớn nhấ0 và điện tích mực nước trung bình (bảng 2.3) tới cửa vịnh được quy ước là chiều rộng, khoảng cách giữa hai mũi nhô là chiều rộng cửa và giữa hai bờ

tương ứng được quy ước là chiều dài cửa vũng - vịnh Kết quả kiểm kê xác nhận có 48 vũng - vịnh (hình 2.1) có diện tích trong khoảng 2 đến 560kmẺ và tổng diện tích khoảng 3997,5km’, gap lan 9 lần tổng diện tích hệ thống đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam

Các thuỷ vực được ghi nhận theo định nghĩa vũng-vịnh trên đây, theo trực quan là rất

đa dạng về diện tích mặt nước, độ sâu, đặc điểm trằm tích, ảnh hưởng của sông và biển

đối với thuỷ vực (bảng 2.3) Sơ bộ có thể phân chia một cách nhân tạo vũng-vịnh Việt Nam thành các nhóm sau:

1 Kiểm kê vũng - vịnh theo điện tích

Phân chia vũng-vịnh theo độ lớn diện tích có thể căn cứ vào diện tích mặt nước ở mực biển trung bình Diện tích của hệ thống vũng-vịnh ven bờ biển Việt Nam trong

khoảng 2 - 560 km” và có thể phân chia thành 4 cấp:

10 50 100 km? Rất nhỏ Nhỏ Trung bình Lớn

Hình 2.2 Phân chia vũng - vịnh theo diện tích

Theo đó, ven bờ biênViệt Nam có 13 vũng-vịnh loại lớn (chiếm 27% tông số), trong

đó lớn nhật là vịnh Bái Tử Long, với tổng diện tích 3055,4km? (chiếm 76,4% tổng diện

tích hệ thông vững-vịnh), có 6 vũng - vịnh loại trung bình, l7 vũng - vịnh loại nhỏ và 12 vũng - vịnh rất nhỏ (bảng 2.2)

Trang 28

Chuong II Kiém ké ving - vinh ven bờ biển Việt Nam 23 Bang 2.2 Các nhóm vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam phân chia theo diện tích Điện tích Rát nhỏ Nhỏ Trung bình Lớn Tổng Số lượng 12 17 6 13 48 Tỷ lệ (%) 25 35,4 12,5 27/1 100 Diện tích (km?) 65,8 462,3 414 3055,4 3997,5 Tỷ lệ (%) 1,65 11,56 10,36 76,43 100

2 Kiém ké vũng - vịnh theo độ sâu

Độ sâu của vũng-vịnh ven bờ biển Việt Nam phế biến trong khoảng 5 — 15m và sâu nhất là 25m Theo độ sâu, có thể phân chia thành các cấp độ sau (hình 2.3)

5m 15 25

Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn

Hình 2.3 Phân cấp độ sâu vũng - vịnh

Theo đó có 8 vũng-vịnh có độ sâu nhỏ (chiếm 17% tông số), 23 vũng-vịnh có độ sâu

trung bình (chiếm 48%), 14 viing-vinh cé độ sâu lớn (chiếm 29%) và 3 vũng-vịnh có độ

sâu rất lớn (chiếm 6%)

Độ sâu trung bình của hệ thông vũng-vịnh là 11,5m, phổ biến trong khoảng 5 - 15m, lớn nhất không quá 30m Nhóm vũng-vịnh có độ sâu lớn và trung bình chủ yếu tập

trung tại Trung Bộ, từ vịnh Diễn Châu (Nghệ An) đến vịnh Phan Thiết (Bình Thuận) và

các đảo tương đối xa bờ (vịnh Cô Tô, vịnh Côn Sơn ), vũng-vịnh có độ sâu nhỏ chủ yếu phân bố ở phần Đông Bắc Việt Nam: Vịnh Tiên Yên - Hà Cối, Quan Lạn (Vân

Đền), Bái Tử Long

3 Kiểm kê vũng - vịnh theo hình thái bờ và vũng nước

Hình đáng vững-vịnh ven bờ ở Việt Nam rất đa dạng và có thể phân thành 2 nhóm cơ

bản: đẳng thước và kéo dài Một vũng- -vịnh có hình đáng đẳng thước, về mặt kích thước

có chiều đài và chiều rộng tương đối bằng nhau, thông ra biển có thể bằng một hoặc vài

cửa: Vũng-vịnh nhóm kéo dài có hình cánh cung, ít ăn sâu vào lục địa, hơi lõm vào so

với xu thé chung của đường bờ, chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, thông ra

biển bằng một hay nhiều cửa và các cửa thường rất rộng

Dạng đẳng thước chiếm 77%, phân bố hầu hết trên toàn dải ven bờ Dạng kéo đài có

Trang 29

24 Trân Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

Hình thức tạo vịnh được phân thành 2 nhóm, nhóm do mũi nhô tạo bán đảo và nhóm

do đảo chắn hỗn hợp Hầu hết các vũng-vịnh tạo ra do có mũi nhô đá dạng bán đảo

(85,5% tổng số) Tiêu biểu cho hình thức này là vịnh Đà Nẵng với bán đảo Sơn Trà, vịnh

Văn Phong với bán đảo Hòn Gốm Một số đảo được nếi với đất Lian bằng hình thức doi

cát nối dao nhu trường hợp vịnh Cam Ranh Một số ít các vũng-vịnh tạo ra đo các đảo

chấn hỗn hợp (14,5% tổng số), điển hình là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long

Ngoài ra còn tổn tại hình thức vịnh ven đảo, được hình thành từ cung lõm của các

đảo có kích thước lớn nằm tách khỏi bờ, ví dụ như vụng ở Hòn Tre, Hòn Mun thuộc Nha Trang, vịnh Côn Sơn (Côn Đảo), vịnh Cô Tô (Quảng Ninh)

4 Kiểm kê vũng - vịnh theo cấu tạo thạch học của bờ

Bờ vũng-vịnh ven bờ có cấu tạo thạch học hết sức phức tạp Một vũng-vịnh có cấu tạo

thạch học bờ là trầm tích bở rời bùn, cát hoặc đá gốc nhưng lại là tổ hợp của 2 hoặc 3 loại

trên Dựa vào tính ưu thế, có thể chia ra thành 3 nhóm cấu tạo bờ: bờ cấu tạo từ đá gốc

(chiếm 44% tổng số); bờ cấu tạo từ cát (chiếm 52%) và bờ cấu tạo từ bùn (chiếm 4%) Việc

xác định 3 nhóm cấu tạo bờ trên được tiến hành dựa trên tập Bán đồ Địa chất các tỉnh ven biển Việt Nam, tỷ lệ 1/200 000 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (1999 — 2000)

Nhóm vũng-vịnh cầu tạo bờ từ đá gốc là các vịnh bờ đá (Embaymen)) tiêu biểu, phân bố tại những nơi đá gốc lan ra sát biên, sông suối chảy vào ít hoặc không đáng kẻ,

Nhóm này phổ biến tại Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và ven các đảo, tiêu biểu là vịnh Bái Tử

Long, Quan Lạn, Hạ Long, Lan Hạ (Bắc Bộ), Nghỉ Sơn (Bắc Trung Bộ), Làng Mai, Củ

Mông, Xuân Đài (Nam Trung Bộ), hoặc ven các đảo nhự vịnh Cô Tô, Lan Hạ, Cù Lao

Chàm (Quảng Nam), Hòn Tre (Nha Trang, Khánh Hồ), Cơn Sơn, Đơng Bắc (đảo Côn

Sơn) Nhóm vũng-vịnh cấu tạo từ bờ cát, chủ yếu phân bế ở miễn Trung Nhóm vũng-

vịnh được câu tạo từ bờ bùn chiếm tỉ lệ rất ít, điển hình là vịnh Tiên Yên — Hà Cối và

vịnh Cửa Lục (Quảng Ninh)

Trang 30

Chương II Kiém ké ving - vinh ven bờ biển Viét Nam 25

Độ kín của thuỷ vực ven bờ chỉ quan hệ hình thái - động lực giữa thuỷ vực và biển kể

cận Việc xác định độ kín của thuỷ vực thông qua các yếu tố hình thái và yếu tố động

lực là rất khó khăn bởi các yếu tố động lực, đặc biệt là sóng, dòng chảy, dòng bồi tích,

thay đổi theo mùa Do đó, có thể sử dụng chỉ số hình học của thuý vực ven bờ của Cục Môi trường Nhật Bản (EAJ) (Nippon Koei Co Lid ,1998) mô phỏng quan hệ giữa thể

tích khối nước và giao diện

Theo đó, chỉ số đóng kín (I) của thuỷ vực ven bờ được xác định theo công thức: Iq SD1

WD2

Trong đó: Š — Là diện tích mặt nước trung bình của thuỷ vực (km?) DI - Là độ sâu cực đại của thuỷ vực (m)

W - Là chiều rộng của cửa (km)

D2 - Là độ sâu cực đại của cửa (m)

Nếu I > 1, thuỷ vực có độ kín cao và tiềm n nguy cơ phù đưỡng Hệ thống vũng-

vịnh ven bờ biên Việt Nam có chỉ số đóng kín I trong khoảng 0,05 — 1,83 va co thé

được phân loại theo thang sau Kết quả phân loại cho thấy:

a Hai vũng-vịnh thuộc loại rất kín (4% tổng số): vịnh Cửa Lục (1 = 1,83) và vịnh

Cam Ranh (I=1,43)

b Một vũng-vịnh thuộc loại gần kín (2 %): vịnh Tiên Yên - Hà Cối (E0,8§7)

14 vũng-vịnh thuộc loại nửa kín (chiếm 29%), trong đó có vịnh Bái Tử Long, vịnh

Hạ Long, vịnh Đà Nẵng, vịnh Xuân Đài, vịnh Văn Phong, đâm Nha Phu 22 vũng-vịnh thuộc loại hở (46%), trong đó có vịnh Diễn Châu, vũng Chân Mây

e 9 vũng-vịnh thuộc loại rất hở (19%), trong đó có vụng Mỹ Hàn, vụng Moi, vịnh Phan Rang, vũng Pa Đa Răng, vụng Phan Rí, vịnh Phan Thiết

6 Kiểm kê vũng - vịnh theo độ lớn triều

Theo độ lớn triều, có thể phân biệt thành triều nhỏ (microtide) với độ lớn dưới 2m, triều

vừa (mesotide) với độ lớn trong khoảng 2 — 3m và triều lớn (macrotide) với độ lớn trên 3m Theo đó hầu hết số lượng vũng-vịnh (65% tông số) chịu ảnh hưởng của triều nhỏ ở

trung và Nam Trung Bộ, 3 vũng-vịnh (6%) chịu ảnh hưởng của triều vừa ở Bắc Trung

Bộ và 14 vũng-vịnh (29%) chịu ảnh hưởng của triều lớn ở Đông Bắc Bộ và Nam Bộ Dọc bờ biển có 114 cửa sông lớn nhỏ, hàng năm các sông đỗ ra biển 880 tỉ m? nude (riêng sông Hồng và sông Thái Bình 137 ti m’, sông Mê Kông 520 tỉ m’) va 200 - 250

triệu tấn bùn cát (sông Hồng và sông Thái Bình 125 triệu tấn, sông Mê Kông 98 triệu

tấn) Trung bình hàng năm, mỗi,km bờ biển Việt Nam nhận từ lục địa một khối lượng 267 triệu m” nước và 69 nghìn tắn bùn cát Vai trò của dòng chảy sông rất quan trọng

với“môi trường địa chất dải ven bờ Mức độ sông sudi đồ vào từng vũng-vịnh được chia

làm 2 cấp: không đáng kế và đáng kể

Nhóm vũng-vịnh có sông suối đỗ vào gây ảnh hưởng không đáng kể chiếm 52% tổng

Trang 31

26 Trên Đức Thanh {ch biên), Ngưyễn Hữu Cử, Đã Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

vụng Ông Diên (Phú Yên) và một số các vũng ven đảo: Cô Tô, Lan Hạ, Củ Lao Cham,

Hòn Tre, Côn Sơn, Đông Bắc

Nhóm vũng-vịnh có sông suối đỗ vào gây ảnh hưởng đáng kể chiếm 48% tổng số, có

thể phân biệt thành 2 dạng thuộc các vùng địa lý khác nhau Các sông suối thuộc vùng

Đông Bắc như Ka Long, Và Lại, Hà Cối, Đầm Hà, Tiền Yên, Ba Chẽ, Diên Vọng, v.v có lượng dòng chảy và trầm tích khá lớn, tích tụ lượng trầm tích đáng kể ở bờ vịnh, điển hình là Vịnh Tiên Yên - Hà Cối có cấu tạo bờ bùn Dạng thứ 2 là các sông suối ở miền

Trung, thường có dạng ngắn, dốc, hoạt động chủ yêu vào mùa mưa, lượng trầm tích cung cấp từ sông suối tạo thành các động bằng tích tụ aluvi rất điển hình như sông Hàn đổ vào

Trang 32

27

Chương III

DIEU KIEN TY NHIEN - XA HOI VA DAN CƯ VUNG VINH VEN BO BIEN VIET NAM I DIEU KIEN TU NHIEN VUNG VINH

1 Dia hinh, dia chat 1.1 Đặc điểm chung

Vũng vịnh ven bờ biển là một dạng địa hình âm, một phần của biển 16m vao lục địa

hoặc do đảo chắn tạo thành Độ sâu lớn nhất của vũng vịnh thường không quá 30m và mặt đáy thường nghiêng thoải về phía biển, trên đó có thể xuất hiện các lạch triều ngầm kế thừa Được hình thành do ngập chìm trong biển tiến sau băng hà lần cuối vào thời

điểm 6000 - 3000 năm trước, các vũng vịnh được phân biệt thành 3 nhóm có đặc trưng

riêng cả về nguồn gốc hình thành và hình thái:

(1) Các vũng vịnh tạo thành do bờ biển lõm vào lục địa hoặc đảo lớn thường nằm giữa 2 mũi nhô đá ¡ gốc, đáy nghiêng về phía biển, độ kín thường thấp và rất thấp, điển hình

là vịnh Diễn Châu, vũng Ảng, vũng Chân Mây (Bắc Trung Bộ), vịnh Đà Nẵng,

vũng An Hòa, vũng Dung Quất, vịnh Làng Mai, vịnh Xuân Đài, vũng Rô, vịnh

Phan Rang, vịnh Phan Thiết (Nam Trung Bộ), v.v Các vũng ven đảo lớn thường

nhỏ và không điển hình Hình thái và nguồn gốc các mũi nhô cũng đa dạng - dạng đổi sót của đồng bằng aluvi (điển hình ở vịnh Diễn Châu), dang ban đảo liên quan

tới hoạt hoá Mezozoi (dién hình là vũng áng, vũng Chân Mây, vũng Rô), dạng bán

đảo đá gốc, thậm chí là hoành sơn, kết hợp với bán đảo do doi cát nôi đảo tạo thành

(điển hình là vịnh Đà Nẵng, vịnh Làng Mai, vịnh Xuân Đài, v.v.)

(2) Các vũng vịnh do đảo chắn tạo thành thường có địa hình đáy phức tap, trên đó con

giữ lại các rãnh xâm thực cỗ từ trước biển tiền sau băng hà lần cuối, điển hình là vũng Cô Tô do nhóm đảo Cô Tô - Thanh Lân tạo thành, vịnh Bái Tử Long do các dãy đảo Ba Mùn, Trà Bản, Minh Châu - Quan Lạn che chắn tạo thành, vụng Quan

Lạn đo các đảo Quan Lạn, Phượng Hoàng và Ngọc Vừng che chắn tạo thành, và đặc

biệt, vịnh Lan Hạ do 3 cụm đảo đá vôi tạo thành, gồm cụm đảo Cát Bà, cụm đảo Đầu Bê và cụm đảo Hang Trai

(3) Các vũng vịnh đồng thời do bờ biển lõm vào lục địa và đảo chắn ngoài tạo thành,

điển hình là vịnh Tiên Yên - Hà Cối, vịnh Hạ Long (Đông Bắc Bắc Bộ), vịnh Văn

Trang 33

28 Tran Duc Thanh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

Kết quả kiểm kê trên hải đồ tỷ lệ I:100 000 ghi nhận có „8 vũng vịnh (lớn hơn Ikm?)

ven bờ biển và đảo ven bờ với tổng diện tích gần 4000 km” Các vũng vịnh này đa dạng

về kiểu loại và đặc điểm hình thái - động lực Diện tích mặt nước thay đôi trong khoảng 2 - 560 km’, độ sâu từ dưới 5m tới 25m, hình đáng từ đẳng thước tới dài, mức độ đóng kín trong khoảng 0,05 (rất thấp hay hở) - 1,83 (rất cao chay kín), chịu ảnh hưởng của

triéu ở các vùng khác nhau từ triều nhỏ (microtide), triều vừa (mesotide) và triều lớn

(macrotide) Một số đặc điểm cơ bản của vũng vịnh được tổng hợp trong bảng 2.4 Vùng bờ biển Bắc Bộ có tông số 7 vũng vịnh: Tiên Yên - Hà Cối, Bái Từ Long, Quán Lạn, Hạ Long, Cô Tô, Lan Hạ, Cửa Lục Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa

đông lạnh, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè Mùa mưa kéo đài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm trong khoảng 2000 - 240U mm và giảm dần về phía nam Động lực triều đóng vai trò chủ đạo Hệ thống sông - suỗi đỗ vào vũng vịnh khá phong phú và đóng vai trò nhất định trong việc thành tạo địa hình bờ vịnh

Trang 34

Chương Ill Didu ki&n ty nhién - x4 héi va dan cư vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 29

Vùng bờ biển Bắc Trung Bộ có tông số 5 ving vinh: ving Nghi Son, ving Quynh

Lưu, vịnh Diễn Châu, vũng Áng, vũng Chân Mây Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, mùa mưa muộn dần về phía nam rồi trùng với mùa gió đông bắc từ tháng 9 tới tháng 12, lượng mưa cũng tăng dần về phía nam Bờ vịnh được cầu tạo chủ yếu từ cát và đá gốc Sông, suối đóng vai trò nhất định trong việc thành tạo địa hình bồi tụ ven vịnh Động lực sóng đóng vai trò chủ đạo trong vũng vịnh, vai trò của thuỷ triều giảm dần về phía nam

Vùng bờ biển Nam Trung Bộ có số lượng vũng vịnh phân bố nhiều nhất, gồm 31 vũng

vịnh Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông ấm, ít chịu ảnh hưởng của gió

mùa Đông Bắc về mùa đông, ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam về mùa hè, lượng mưa

giảm dần về phía nam tới đưới 1 000 mm /năm Nhiệt độ không khí cao nhất, đạt trung

bình 28°C vào tháng 7 và trên 22°C vào tháng 1, khô nhất ven bờ biển Việt Nam ở Ninh

Thuận - Bình Thuận đo trùng vào vành đai bức xạ toàn cầu lớn nhất với lượng giáng thủy thấp hơn lượng bay hơi Đây là nơi phố biến bờ đá gốc, độ sâu vũng vịnh lớn, động lực

sóng mạnh và của thuỷ triều nhỏ; vai trò của sông suối đỗ vào vũng vịnh nhỏ

Vùng đảo phía nam có tổng số 5 vũng vịnh, chủ yếu ở 2 đảo lớn Côn Sơn và Phú

Quốc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít thiên tai và hiện tượng thời tiết đặc biệt Đây là vùng có nên nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm và có sự phân hóa sâu sắc trong mùa mưa âm phù hợp với hai mùa gió Khí hậu ơ ơn hồ, khơng gặp thời tiết quá lạnh (nhiệt độ thấp tuyệt đối không xuống dưới 15C), hoặc quá nóng (nhiệt độ cao

tuyệt đối không quá 38, 5°C), không có gió tây khô nóng Các vũng vịnh nhỏ, ưu thế bờ

đá, vai trò của sóng rất lớn, triều nhỏ và của sông suối gần như không đáng kê

1.2 Cấu trúc địa chất

Nhóm vũng vịnh ven bờ Đông Bắc Bắc Bộ

Phát triển trên nền kiến trúc Caledonit Katazia, các hợp phần cầu trúc hình thái vũng

vịnh cấu thành từ các lục nguyén, carbonate, tuổi Paleozoi - Mesozol, và trằm tích Đệ tứ,

kể cả cát vôi vỏ sinh vật và rạn san hô Vịnh Tiên Yên - Hà Cối hình thành đo ngập chìm các vùng cửa sông Ba Chẽ, Tiên Yên và Hà Cối và được che chắn bởi hệ thống đảo đá gốc lục nguyên thuộc hệ tầng Tan Mai (O3 - S tm), loat Sông Cầu (D¡sc), hệ tang Hon Gai (Tan-r hg¡), hệ tầng Hà Cối (J,2hei) Tao nên vịnh Bái Tử Long nhờ nhóm đảo chắn cấu tạo từ các đá lục nguyên - carbonate co tuổi Paleozoi phân bố thanh dai - kết quả của chia cắt kiến tạo đọc bờ, hình dai (trang hoa), nhờ đó mà có kiểu bờ dalmatic Vũng Cô Tô là

một vùng nước tương đối đẳng thước được che chắn bởi các đảo cấu tạo từ đá lục nguyên của hệ tâng C6 Té (O3 - S ct), O3 - S cta) Khác với các vịnh nói trên, vịnh Hạ Long và

vịnh Lan Hạ (Cát Bà) do các đảo chắn phân bố rải rác tạo thành Đây là các đảo đá vôi

tuổi Paleozoi giữa - muộn, | có nguồn gộc từ một vùng karst lục địa bị ngập chìm trong biển tiến sau băng hà lần cuối, tạo nên một đoạn bờ kiểu mài mòn và ăn mòn hóa học

Nhóm vũng vịnh ven bờ Bắc Trung Bộ

Các vũng vịnh này là sản phẩm muộn nhất của quá trình phát triển đồng bằng aluvi

lấp đầy các dạng địa hình cổ của đới kiến trúc Hoành Sơn và Trường Sơn của quá trình san bằng bờ Do đó các vũng vịnh này không có đảo chắn, chỉ có các mũi nhô và cung

Trang 35

30 Trần Đức Thanh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cơ, Đã Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

hệ tầng Mường Hinh (Jmh) ở Vũng Ang, hé tang Dang Dé (T3n-tg 4) & viing Nghi Son, hệ tầng Đồng Trau (T,a dt) ở vịnh Diễn Châu, macma xâm nhập axit thuộc phức hệ Hải Vân (T› hv) ở vũng Chân Mây, kể cả vịnh Đà Nẵng Do nguồn gốc và cấu trúc trên, các vũng vịnh ở phía bắc của Bắc Trung Bộ có độ đóng kín rất thấp và mức độ san bằng bờ

cao hơn các vũng vịnh ở phía nam của Bắc Trung Bộ

Nhóm vũng vịnh ven bờ Nam Trung Bộ

Cấu trúc hình thái và cấu trúc địa chất vùng bờ biển Trung và Nam Trung Bộ khá

phức tạp Phần lớn nằm ở rìa đông Địa khối KonTum, hình thái bờ biển định dạng kiểu

Rias đo chia cắt kiến tạo xiên góc hoặc á vĩ tuyến, tạo ra các tiểu hoành sơn, mũi nhô đá

gốc Đó chính là tiền để địa chất hình thành vũng vịnh đa dạng về kích thước và kiểu

loại Các mũi nhô và bờ đá có tuổi địa chất từ rất cỗ (Archeozoi) tới rất trẻ (Đệ tứ) và

khá phổ biến đá macma axit từ xâm nhập tới phun trào, tuổi Creta Về hình thái động

lực, bờ biển Trung và Nam Trung Bộ cũng phức tạp về kiểu loại: kiểu bờ biển đã bị san

bằng (Mũi Roòn - Quy Nhơn), kiểu bờ tích tụ mài mòn đang bị san bằng (Quy Nhơn -

Đại Lãnh), kiểu bờ vũng vịnh - mài mòn (Đại Lãnh - Cà Na)

Mũi nhô và bờ đá gốc cấu thành từ đá macma xâm nhập axit thuộc phức hệ Hải Vân

(yT› hv) ở khu vực Đà Nẵng, phức hệ Bà Nà (yKbn) ở khu vực Quảng Ngãi, phức hệ Đèo Cả (Kđc) ở khu vực Bình Định - Khánh Hòa, phức hệ Cà Na (Kạcn) ở Phú Yên -

Khánh Hòa; macma phun trào axit và trung tính thuộc hệ tang Nha Trang (Knt) & Khanh Hoa - Binh Thuan, da basalt thudc hé tang Đại Nga (BN;đn) ở khu vực Quảng

Ngãi; các thành tạo biến chất thuộc hệ tầng A Vuong (£2 - O; av) 6 Quảng Nam, hệ

tang Kim Son (ARks) & Bình Định; các thành tạo lục nguyên thuộc hệ tầng Mang Yang (Tamy) ở Quy Nhơn, hệ tầng La Ngà (›In) ở Phú Khánh

1.3 Động lực và tiễn hóa

Nhóm vũng vịnh ven bờ Đông bắc Bắc Bộ

„ Phát triển trên nền nâng phân dị tân kiến tạo, hoạt động kiến tạo hiện đại có biểu hiện

kê thừa tạo nên các bồn sụt hạ tương đối như bền vịnh Hạ Long - Bái Tử Long Vịnh

Tiên Yên - Hà Côi cũng như vịnh Cửa Lục có nguồn gốc bồn sụt hạ dạng địa hào bị

ngập chìm trong biên tiên sau băng hà lần cuối Động lực biển thống trị ở nhóm vũng

vịnh ven bờ Đông bắc Bắc Bộ hiện nay là dòng triều duy trì vai trò xâm thực luồng lạch

và hình thành bãi triều Đồng thời, vai trò quan trọng của sinh vật làm biến dạng bờ vịnh

- đặc biệt là bờ vịnh Tiên Yên - Hà Côi và Cửa Lục bị biến đổi mạnh nhờ thực vật ngập

mặn phát triền thành rừng: bờ đảo chan va dao trong vinh déng thời bị ăn mòn hóa học,

mài mòn do sóng và dòng chảy và nhiều nơi được tích tụ nhờ san hô tạo rạn Tác động của sóng chủ yêu đôi với sườn phía ngoài của đảo chắn, Ở bề mặt các đảo đá lục nguyên

và phân lớn đảo đá vôi, thực vật trên cạn phát triển thành thảm tương đối dày, hạn chế

đáng kê khả năng xâm thực - bóc mòn và rửa trôi vỏ phong hóa

- Xu thể tiến hóa được đánh giá chung cho nhóm vũng vịnh này là biến đổi chậm chạp

về hình thái câu trúc, luông lạch trong vịnh khá ồn định nhờ vai trò xâm thực của dòng

triéu, bo trong bj bien đôi chủ yêu do thực vật ngập mặn, bờ ngoài do tác động của sóng

phá hủy nhưng nhiều nơi được tích tụ nhờ san hô tạo rạn Bề mặt các đảo cũng tương

Trang 36

Chuong Ill Didu kign ty nhién - xa hdi va dan cu ving vịnh ven bờ biển Việt Nam 31

Nhóm vũng vịnh ven bờ Bắc Trung Bộ

Phát triển trên nền tân kiến tạo phân dị nâng, hạ yếu, đồng bằng aluvi - biển Thanh - Nghệ

- Tĩnh và Bình - Trị - Thiên về cơ bản đã lấp đầy địa hình cô của đới kiến trúc Sông Mã,

Hoành Sơn và Trường Sơn Trong pha muộn nhất của sự phát triển đồng bằng, các vũng vịnh

đã xuất hiện Do đặc điểm này, các vũng vịnh ở dây có độ đóng kín rất thấp, hình dáng kéo

dài và bờ vịnh cầu tạo chủ yếu từ cát Các vũng vịnh ven bờ Thanh Hóa - Nghệ An phát triển

trên đới hạ yếu có liên quan tới sự phát triển của một số vùng cửa sông châu thổ, trong khi các vũng vịnh ven bờ Hà Tĩnh (Vũng Ảng) và Thừa Thiên - Huế (vũng Chân Mây) phát triển trên

đới sụt hạ tương đối bên cạnh các khối nâng của đới Hoành Sơn và Hexinit Trường Sơn

Động lực phát triển hiện tại chủ yếu là sóng, vai trò của triều và sông không lớn

nhưng rõ nét hơn đổi với các vũng vịnh ven bờ Thanh Hóa - Nghệ An Do đó, xu thé tiến hóa được đánh giá là san bằng chậm chạp, trong đó Vũng Áng (Hà Tĩnh) và vũng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) bị san bằng chậm hơn ven bờ Thanh Hóa - Nghệ An

Nhóm vũng vịnh ven bờ Nam Trung Bộ

Hầu hết các vũng vịnh của nhóm này nằm ở rìa đông Địa khối Kon Tum với chế độ nâng yếu và phân dị giữa các đoạn bờ khác nhau, ở giữa các mũi nhô đá gốc

thường trùng với sụt hạ tương đối Điều đó làm cho dễ liên tưởng tới sự xuất hiện vũng vịnh ở đây liên quan tới hình thái bờ biển kiểu Rias do ngập chìm địa hình nguyên sinh chia cắt kiến tạo xiên góc hoặc á vĩ tuyến

Sóng vẫn là yếu tố động lực biển thống trị hiện nay cho dù ảnh hưởng của triểu và

sông tăng lên so với ven bờ biển Bắc Trung Bộ Xu thế biến đổi vũng vịnh trong quá

trình san bằng bờ được đánh giá là chậm chạp, đặc biệt chậm đối với các vũng vịnh

từ Quy Nhơn trở vào Biến dạng hình thái các hợp phần câu trúc vũng vịnh chủ yếu

do sóng và dòng chảy phá hủy mũi nhô đá gốc, bờ đá gốc, đồng thời thành tạo các

dạng tích tụ cát ở ven bờ vũng vịnh Các dạng tích tụ ở vùng cửa sông trong vịnh cũng không làm thay đổi nhiều hình thái bờ và đáy vũng vịnh, ngay cả vùng cửa sông Hàn và vùng cửa sông Cu Dé đối với vịnh Đà Nẵng

2 Khí hậu và thủy văn 2.1 Đặc điểm khí hậu

Phân bố vũng vịnh theo các vùng khí hậu

Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam có mặt chủ yếu ở vùng bờ biển Đông bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) và miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hóa tới Bình Thuận), nơi có chế

độ khí hậu nhiệt đới phân dị phức tạp, hình thành 2 miền có ranh BIỚI Ở vĩ tuyến 16° va

nhiều vùng khác nhau (bảng 3.2) Bắc vĩ tuyến 16° (lấy Hải Vân là ranh giới) là miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc về mùa đông, va nam vi tuyến 16° là miền khí hậu nhiệt đới cận xích

đạo (điển hình hơn), có mùa đông â ấm và nóng, Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

về mùa đông nhưng chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa tây nam về mùa hè

Trang 37

32 Trên Đức Thanh {chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

hậu biển, mang tính chất điều hòa của vùng duyên hải Do đó, các số liệu quan trắc

minh hoa ché độ khí hậu ảnh hưởng tới vũng vịnh được khai thác trực tiếp từ các đài /tram ven bờ biên

Bảng 3.2 Phân vùng khí hậu lãnh thổ Việt Nam Miền Các vùng khí hậu

hậu Phân vùng của M T Thông và nnk, 1997 | Phân vùng của V T Cảnh và nnk, 1999

1 Đông bắc 1 Vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh

2 Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn ee (Quảng Ninh - Thanh Hóa)

2 Vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh

Bắc | > Lấy bắc vừa (Nghệ An - Thừa Thiên - Huế) 4 Đồng bằng Bắc Bộ - bắc Bắc Trưng Bộ

5 Nam Bắc Trung Bộ

6 Bình Trị Thiên

7 Trung va Nam Trung Bộ (Hải Vân - Mũi 3 Vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông 4m

Dinh) (Hải Vân - Mũi Dinh)

Nam 8 Tây Nguyên 4 Vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông 4m

9 Đồng bằng Nam Bộ

2003, được thu thập từ Tổng Cục Khí tượng

Các vũng vịnh như Tiên Yên - Hà Cối, Bái Tử Long, Cô Tô, Quan Lạn, Hạ Long và Cửa Lục chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải Đông bắc Việt Nam, được minh họa bởi các số liệu quan trắc của các trạm Móng Cái, Tiên Yên, Cô Tô, Cửa Ông, Hòn Gai và Hon Dau

Các vũng vịnh như vũng Nghỉ Sơn, vũng Quỳnh Lưu, vịnh Diễn Châu, vũng Áng,

vũng Chân Mây chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải Bắc Trung Bộ - các trạm

Quỳnh Lưu, Hòn Ngư, Huế

Các vũng vịnh từ Đà Nẵng tới Phan Thiết chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ - các trạm Đà Nang, Tam Ky, Ly Son, Quang Ngai, Quy Nhon, Tuy

Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, Nha Hồ và Phan Thiết

Các vũng vịnh ven bờ đảo Côn Sơn và Phú Quốc chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải Nam Bộ - các trạm Cà Mau và Rach Gia

SO liệu minh họa từ các trạm nói trên được quan trắc chủ yếu trong thời gian 1956 - :

- Thủy văn

Đặc điểm khí hậu các vùng

Vùng duyên hải Đông bắc Việt Nam

Bức xạ và nhiệt độ không khí: Tổng lượng bức xạ thực tế trung bình năm đạt 106,5

kcal/cm của toàn vùng khí hậu Đông bắc, tuy nhiên, tổng lượng bức xạ ở vùng duyên

hải cao hơn hãn, đạt tới 120 kcal/cm” Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khoảng 22,4 - 23,2C, cao nhất vào tháng 7 Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình

trong khoảng 25,3 - 26,4°C và thấp nhất trung bình trong khoảng 19,6 - 20,9°C.,

Mây và năng: Lượng mây tổng quan trung bình năm khoảng (7,2 - 7,7)/10 bau trời và lượng mây dưới trung bình trong khoảng (6,2 - 6,5)/10 bầu trời Nhiều mây vào

Trang 38

Chương Ill Didu kién ty nhién - x6 hdi va dan cu vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 33

trên | 500 giờ, trong khoảng l 504,6 - 1 672, 5 giờ, nắng nhiều vào các tháng 5 -

10, cao nhất vào tháng 7, đạt 148,8 - 230 giờ

Mua, 4m va bay hơi: Số ngay mua trung binh nam trong khoang 130 - 163 ngày,

ít nhất ở Cô Tô (120 ngày) Số ngày mưa nhiều vào các tháng 7 - 8 và mưa ít vào

các tháng 12 và 1 Tổng lượng mưa trung bình năm trong khoảng 1 693,8 - 2 679, 6 mm Phân bố mưa trong khu vực không đều, nhiều nhất ở Móng Cái (2 679,6

mm), giảm dẫn về phía nam (Hòn Gai - 1 967,9 mm) và giảm dần về phía biển (Cô Tô - 1 693,8 mm) Mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10, thường chiếm trên 80%

tổng lượng mưa cả năm

D6 4m tương đối của không khí trung bình năm đạt trên 80%, trong khoảng 82 - 85% Độ ẩm cao nhất vào tháng 3, tháng có nhiều mưa phùn, thấp nhất vào tháng 9 Độ 4m không khí thấp nhất trưng bình trong khoảng 68 - 74% và thấp tuyệt đối trong khoảng 8 - 18% vào các tháng 12 và 1 Tổng lượng bốc hơi trung

bình năm trong khoảng 850,8 - 1 079, 3 mm, cao vào các tháng 9 - I1 , thấp nhất vào tháng 2 - 3, tháng có mưa phùn và độ ẩm cao

Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về mùa đông (từ tháng 10 tới

tháng 3) và gió mùa tây nam về mùa hè (từ tháng 5 tới tháng 8) Các tháng 4 và 9

được coi là chuyển tiếp, gió thịnh hành hướng đông Tốc độ gió trung bình trong

khoảng 1,7 - 4,3 m/s, tang dan vé phia nam va vé phía biển Tốc độ gió lớn nhất

vào các tháng có bão có thé dat 40 - 47 m/s

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Hàng năm từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau, có tới 20 - 25 đợt gió mùa đông bắc ảnh

hưởng tới khu vực nhưng chủ yêu vào các tháng 11, 12 và tháng 1 Trong các đợt gió

mùa đông bắc, nhiệt độ không khí giảm 4 - 5°C và thậm chí 10°C và kéo dài 3 - 4

ngày Tốc độ gió trung bình 5 - 10 m/s và cao nhất tới 15 m/s Đây là khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh nhất ở vùng bờ biển Việt Nam

Dông xuất hiện trong khu vực tương đối nhiều so với các vùng bờ biến khác của Việt Nam với số ngày dông trong khoảng 74,1 - 94,7 ngày mỗi năm vào các tháng 3 - 10, chủ yếu vào các tháng 5 - 8 Số ngày đông giảm dân về phía nam từ Móng Cái (94,7 ngay), Tién Yén (896 ngay), Ctra Ông (67,5 ngày) tới Hòn Gai (74,1 ngày) và giảm dẫn

về phía biển tới Cô Tô (65,6 ngày)

Khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của bão và áp thấp nhiệt đới từ Quảng Ninh tới Ninh Bình, kể cả khu vực Đông Hưng của Trung Quốc Trong thời

gian 1884 - 1977 có 403 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xây tới vùng bờ biên Việt Nam,

trong đó vùng bờ biển từ Quảng Ninh tới Ninh Bình chiếm 31% tổng số và lớn nhất so với các vùng khác (Nguyễn Văn Viết, 1985) Tương tự, mật độ bão (số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên 1° vĩ) cũng lớn nhất, đạt 0, 97 trong thời gian 1956 - 1995 (Lê Văn

Thảo, 2001) Bão tập trung chủ yếu vào tháng 8 - 10 Trong thời gian 1970 - 1996, có

28 cơn bão đỗ bộ trực tiếp vào vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phong

Trong khu vuc hầu như không xuất hiện mưa đá và sương muối nhưng phô biến mưa

Trang 39

34 Trên Đức Thạnh (chủ biên}, Nguyễn Hữu Cử, Đã Công Thung, Đăng Ngọc Thanh

Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ

Bức xạ và nhiệt độ không khí: So với vùng duyên hải Đông bắc Việt Nam, lượng

bức xạ thực tế cao hơn, tăng dần tới 126,2 kcal/cm”/năm ở Quảng Trị và 124,8 kcal/cm?/năm ở Huế Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 23,4 - 25,2°C va tang dần về phía nam tới Huế (25,2°C) Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình trong

khoảng 26,2 - 29,5°C và thấp nhất trung bình trong khoảng 21,2 - 22,1°C Chế độ

nhiệt hình thành 2 mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 10 và nóng nhất vào tháng 7 với nhiệt độ không khí trung bình 29 - 29,3°C Mùa lạnh vào các thang 11 tới tháng 2 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1

Mây và nắng: Lượng mây tổng quan trung bình năm khoảng (7,7 - 7,8)/10 bầu trời

và lượng mây dưới trong khoảng (5,7 - 6,4)/10 bầu trời Lượng mây nói chung tương tự vùng bờ biên Đông bắc Việt Nam nhưng nắng nhiều hơn đáng kể và tăng

dần về phía nam từ Quỳnh Lưu (174,8 giờ) tới Huế (1972,8 giờ) Nắng nhiều vào

các tháng 4 - 10, nhiều nhất vào các tháng 5 - 8 và đạt trên 200 giờ/tháng

Mua, 4m va bay hoi: Số ngày mưa trung bình trong khoảng 127,6 - 166,5/năm Phân bố số ngày mưa theo thời gian tương đối đều nhưng phân bố lượng mưa rất thấp không đều Mưa muộn dần về phía nam tới Huế và trùng vào mùa gió đông bắc Lượng mưa cũng tăng dẫn về phía nam (Quỳnh Lưu 1573,4 mm/năm và Bạch

Mã 3200 mm/năm) Lượng mưa ngày lớn nhất đạt tới 710, 1 mm ở Quỳnh Lưu

(tháng 9) và 977, 6 mm ở Huế (tháng 11) Ở Nghệ An, mùa mưa bất đầu từ tháng 5

tới tháng 11, chủ yêu vào tháng 9 - 10, nhưng ở Huế, mùa mưa từ tháng 7 tới tháng

12, chủ yêu vào tháng 10 - 11 Độ ẩm tương đối của không khí trung bình trong khoảng 84 - 86%, thấp vào các tháng 6 - 8 va cao vào các tháng 1 - 2 Độ âm không

khí thập nhất trung bình trong khoảng 66 - 75% Lượng bốc hơi tăng dần vẻ phía

nam từ Quỳnh Lưu (936,1 mm/năm) tới Huế (1026,8 mm/năm) Lượng bay hơi cao

vào các tháng 6 - 8, đạt trên 120 mm/tháng ở Quỳnh Lưu, trên 130 mm/tháng ở Huế

Gió: Do ảnh hưởng của địa hình Trường Sơn và các tiểu hoành sơn, tốc độ và

hướng gió thay đôi Tốc độ gió trung bình năm ở Quỳnh Lưu đạt 1,9 m/s và ở Huế

dat 1,5 m/s (1976 - 2003) Tuy nhiên trong thời gian 1959 - 2000 (Nguyễn Việt và nnk, 2004), tốc độ gió trung bình ở Huế đạt 1,8 m/s va thấp hơn ở Quảng Bình và Quảng Trị Tộc độ gió lớn nhật 40-56m/s ở các địa phương Do ảnh hưởng của địa hình, gió tây bắc có tân suất cao hơn gió bắc và đông bắc về mùa đông

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Gió Tây khô nóng (gió hướng tây, nhiệt độ không khí >35°C và độ âm không khí

< 55% thường xuất hiện từ tháng 4 tới tháng 9, chủ yêu vào tháng 7 - 8 Mỗi năm trung bình có trên 20 ngày gió tây khô nóng, riêng ở Huế có tới 34,9 ngày, nhiều nhất vào

tháng 6 (10,2 ngày) Mỗi đợt gió tây kéo dài 2 - 5 ngày, trong điều kiện cực đoan tới 1 thang va gop phan sinh hạn

Gió mùa đông bắc gây thời tiết lạnh ít ảnh hưởng so với không khí lạnh kết hợp với

dải hội tụ nhiệt đới gây mưa trong thời gian tháng 9 - 11 và thậm chí gây mưa lớn 200 - 300 mm/đợt kéo đài trên diện rộng, sinh lũ và ngập lụt, điển hình ở khu vực Huế

Trang 40

Chuong Ill Diéu kién ty nhién - xa hdi va dan cu ving vịnh ven bờ biển Việt Nam 35

Mỗi năm trung bình có 77, 4 ngày dông ở Quỳnh Lưu, 108 ngày dông ở Huế Ở Huế, đông nhiều nhất vào tháng 5 (20 ngày), các tháng 4, 6 - 9 có 13 - 16 ngày đông Trong

cơn dông, có thể có mưa rào và đôi khi có mưa đá kèm theo

Trong số 403 cơn bão trong thời gian 1884 - 1977, có 19% số cơn bão đỗ bộ vào

vùng bờ biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh, 18% số cơn bão đỗ bộ vào vùng bờ biển Quảng Bình - Thừa Thiên - Huế (Nguyễn Văn Viết, 1985) Bão xuất hiện trong thời gian từ

tháng 5 tới tháng I1, chủ yêu vào các tháng 9 - 10 Trong thời gian 1884 - 2000, có 98

cơn bão đỗ bộ vào vùng bờ biển Bình - Trị - Thiên

._ So với vùng bờ biển Đông bắc Việt Nam, số ngày sương mủ ở đây giảm đáng kể, chỉ

có 8, 7 ngày ở Quỳnh Lưu hay 14 ngày ở Huế mỗi năm

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Bức xạ và nhiệt độ không khí: Lượng bức xạ thực tế trung bình năm đạt 156 kcal/cm”,

tang dan vé phía nam từ Đà Nẵng (147 kcal/cm” ) Đây là vùng khí hậu nhiệt đới cận

xích đạo và điển hình với tất cả các yêu tố đánh giá Nhiệt độ không khí trung bình năm

trong khoảng 25,7 - 27,0°C, tăng dần về phía nam từ Đà Nẵng 25,79C, Quảng Ngãi 25,9°C, Quy Nhơn 26,9°C tới Cam Ranh 27°C Vào các tháng 5 - 9, nhiệt độ cao hơn đáng kế so với trung bình năm Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình trong khoảng 29,8 - 31°C và thấp nhất trung bình trong khoảng 22,8 - 24,0°C Nhiệt độ tôi cao trong khoảng 38,7 - 40,9°C và tối thập trong khoảng 9,2 - 15,4°C,

Mây và nắng: Lượng mây giảm dần về phía nam Lượng mây tổng quan trung bình

năm trong khoảng (5,5 - 7,0)/10 bầu trời, giảm dần từ Đà Nẵng (7,0/10), tới Phan Thiết (5,5/10) Số giờ nắng trong khu vực trên 2000 giờ/năm, trong khoảng 2182,6 -

2860,9 giờ/năm, tăng dần về phía nam từ Đà Nẵng (2182,6 giờ) đến Phan Thiết

(2 860,9 giờ) Khu vực Quy Nhơn - Phan Thiết nhiều nắng nhất nước ta

Mưa, ẩm và bay hơi: Về phía nam, số ngày mưa và lượng mưa giảm dần nhưng lượng bay hơi tăng dần, thậm chí vượt quá lượng mưa (từ Nha Trang tới Phan Thiết) Tổng số ngày mưa trung bình năm trong khoảng 85,8 - 154,7 ngày, tăng từ Đà Nẵng (139,9 ngày) đến Quảng Ngãi (154,7 ngày), rồi giảm dần tới Phan Rang

(85,8 ngày) Tổng lượng mưa trung bình năm trong khoảng 728,8 - 2709,9 mm, giảm dẫn về phía nam Lượng mưa ngày lớn nhất trong khoảng 122,8 - 628,9 mm

vào các tháng 10 - 12 Ở Quảng Nam và Phan Thiết, mùa mưa vào các tháng 8 - 10 trong khi khu vực Đà Nẵng và Quảng Ngãi - Ninh Thuận, mùa mưa vào các tháng 9 - 11, Lượng bay hơi trong khoảng 875 - 1934,6 mm, giảm dần từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi, Lý Sơn, roi tăng dần về phía nam (bang 3.3)

Căn cứ vào lượng mưa, số ngày mưa, lượng mưa trung bình lớn nhất, phân bố mưa theo

thời gian và lượng bay hơi, có thê thấy vùng Nam Trung Bộ có tiền để sinh hạn cao

Độ âm tương đối của không khí trung bình năm của khu vực trong khoảng 76 - 85%, tăng dần từ Đà Nẵng 82%, tới Quảng Ngãi 85%, rồi giảm dần tới Cam Ranh 76% và

Phan Thiết 80% Khu vực Đà Nẵng - Tuy Hòa, độ ẩm cao vào các tháng 1 - 3 và 10 - 12

nhưng ở khu vực Nha Trang - Phan Thiết, độ âm cao vào các tháng 9 - 11 Độ â am không

khí thấp nhất trung bình năm trong khoảng 61 - 77%, giam dan vé phía nam Độ âm tối

thấp trong khoảng 14 - 33%, cũng, giảm dân về phía Nam Qua đó có thể thấy khu vực

Ngày đăng: 02/04/2015, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN