Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
141 KB
Nội dung
MỤC LỤC A.MỞ ĐẦU Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà ngày nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kể từ ngày được thành lập (2/9/1945) đến nay luôn quan tâm đến việc tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc,khiếu kiện của người dân về những việc làm sai trái của chính quyền các cấp cũng như các viêc chức trong bộ máy nhà nước.Quan điểm này được thể hiện rõ qua câu nói của Hồ Chí Minh: “ Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại,ta phải giải quyết nhanh, tốt các khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ quan tâm, lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn ”(1). Từ nhận thức như vậy,ngay sau khi lập nước Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 lập ra Ban thanh tra đặc biệt với nhiều nhiệm vụ quan trọng,trong đó có việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người dân đối với các cơ quan của Chính phủ và nhân viên các cơ quan này. Lần đầu tiên quyền khiếu nại được ghi nhận trong Điều 29 Hiến pháp nắm 1959: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước.Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng.Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường ”. Nhìn chung,công tác giải quyết khiếu nại được Nhà nước quan tâm ngay từ khâu xây dựng thể chế chính sách.Trên thực tế,ngoài các văn bản pháp luật chuyên về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính,hầu hết các luật,pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ khác nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có quy định về khiếu nại và giả quyết khiếu nại trong lĩnh vức đó.Có thể nêu lên một loạt các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo, như:Luật đất đai,Luật sở hữu chí tuệ,Luật chứng khoán,Bộ luật lao động… Năm 1981,Hội đồng Nhà nước Việt Nam ban hành Pháp lệnh quy định về việc xét,giải quyết khiếu nại,tố cáo của công dân.Năm 1991,Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh khiếu nại,tố cáo của công dân thay thế cho Pháp lệnh năm 1981.Năm 2004 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật khiếu nại,tố cáo. Tuy nhiên,dường như các quy định về giải quyết khiếu nại,tố cáo ngày càng đầy đủ,hoàn thiện,nhưng thực tiễn thì lại diễn ra không được như mong muốn của các làm luật và áp dụng pháp luật giả quyết khiếu nại tố cáo.Số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo tăng và ngày càng phức tạp. Vấn đền đặt ra là có những bất cập gì trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện hành ở nước ta ? CHƯƠNG I TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH 1.1 Tình hình khiếu nại hành chính Nhìn chung về tính chất của khiếu nại,tố cáo vẫn rất gay gắt,phức tạp.Một số vụ khiếu nạ kéo dài nhiều năm ( cả lĩnh vực hành chính lẫn tư pháp), tuy đã được giả quyết nhưng công dân chưa đồng tình và vẫn tiếp tục khiếu nại. Số đoàn đông người lên Trung ương khiếu nại,tố cáo vẫn còn nhiều,tính chất khiếu nại, tố cáo rất bức xúc,gay gắt.Trong năm 2004, Hà Tây có 47 đoàn,Bắc Ninh có 28 đoàn,Hưng Yên có 16 đoàn, các tỉnh An Giang,Đồng Tháp,Đồng Nai,Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều người đến trụ sở các cơ quan trung ương, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo của Đảng ,Nhà nước để khiếu nại. Đơn khiếu nại,tố cáo gửi còn tràn lan,vượt cấp vẫn còn rất nhiều.Có người khi khiếu nại,tố cáo còn có hành động quá khích. Từ năm 2006 đến nay,tình hình khiếu nại tố cáo tiếp tục tăng có những diễn biến phức tạp với nhiều biểu hiện bức xúc: Khiếu nại,tố cáo vượt cấp lên Trung ương nhiều và có chiều hướng gia tăng,với 41750 lượt người và 939 lượt đoàn đông người,riêng năm 2006, có 554 đoàn đông người tăng 31% so với năm 2005 ,9 tháng năm 2007, có 385 lượt đoàn đông người của 52 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Tính chất khiếu nại phức tạp,nhiều tổ chức có người cầm đầu,chỉ huy,có người lợi dụng các đối tượng chính sách,người già và trẻ em để đi khiếu kiện,đả đảo cán bộ lãnh đạo,đả đảo chính quyền địa phương … Nội dung khiếu nại: chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai… (2) 1.2 Nguyên nhân phát sinh khiếu nại Nguyên nhân đầu tiên là: cơ chế,chính sách,nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch đô thị,đền bù,giải phóng mặt bằng… có nhiều bất cập,bất hợp lý,chưa phù hợp thực tế,thiếu nhất quán,tạo nên những yếu tố không công bằng.Nhiều chính sách(về đền bù giải tỏa,sử dụng đất đai…) thiếu sự tham gia của người dân,không tính tới quyền lợi, nguyện vọng của người dân,gây xáo trộn sinh hoạt,đời sống của nhân dân,tạo kẽ hở cho những hành vi tiêu cực ,gây bất bình đẳng trong xã hội. Những bất cập,xung đột lợi ích phát sinh trong quá trình thực thi các chính sách về đất đai,quy hoạch ,đền bù giải phóng mặt bằng,bảo vệ môi trường…không được giả quyết một cách công khai,minh bạch,công bằng,kịp thời.Thực tế cho thấy rằng,tính hợp pháp của quyết định giải quyết khiếu nại có thể được bảo đảm nhưng không ít trường hợp,tính hợp lý của quyết định giải quyết khiếu nại thì lại chưa được đảm bảo. Nguyên nhân thứ hai là: công tác chỉ đạo,điều hành và quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém,nhất là quản lý đất đai bị buông lỏng trong thời gian dài( quy hoạch treo,chậm thực hiện quy hoạch,quy hoạch không đồng bộ,tính khả thi chưa cao,thiếu tình bền vững,dân chủ,tình trạng lấn chiếm đất công,xây dựng trái phép…). Nguyên nhân thứ ba: kỷ -cương hành chính trong giả quyết khiếu lại –không nghiêm, ý thức trách nhiệm của công chức,cơ quan nhà nước – còn nhiều bất cập.Không ít nơi chính quyền chưa tập trung giả quyết khiếu nại, có hiện tượng né tránh đùn đẩy lên cấp trên hoặc trả về cấp cơ sở. Có nơi cán bộ có thái độ cửa quyền,coi thường, làm ngơ trước các đơn thư khiếu nại,kiến nghị của công dân,không ít trường hợp giải quyết khiếu nại vi phạm trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết mà luật đã quy định,có trường hợp không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại,mà chỉ ra thông báo kết luận,hoặc không trả lời… Nguyên nhân thứ tư: pháp luật về thủ tục giả quyết khiếu kiện hành chính thiếu đồng bộ, còn có những bất cập,chồng chéo,mâu thuẫn,gây mâu thuẫn,gây khó khăn cho việc áp dụng,tuân thủ pháp luật về khiếu kiện hành chính.Không ít đơn khiếu nại sau khi được giả quyết nhưng vẫn không thỏa mãn được người đi khiếu nại,mặc dù người giải quyết khiếu nại đã lỗ lực tuân thủ đúng pháp luật khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nguyên nhân thứ năm:sự thiếu đồng bộ,không tương thích giữa các quy định về giải quyết khiếu nại hành chính giữa Luật “ chung ” và luật chuyên “ ngành”- đang là một trong nhiều khó khăn gây bất cập trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính.Luật khiếu nại,tố cáo được coi như là “khuôn khổ pháp lý chung ” làm căn cứ vận hành của cơ chế giả quyết khiếu nại tố cáo.Trong khi đó Luật đất đai,Luật xây dựng…đều có quy định về giải quyết khiếu nại hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể. Nguyên nhân thứ sáu:cơ chế giải quyết khiếu nại hiên nay còn quá phức tạp,rườm rà cả về thẩm quyền giả quyết,cũng như trình tự thủ tục giả quyết,thời hiệu khiếu nại,thời hạn giải quyết khiếu nại…Có thể nhận định một cách không cường điệu rằng cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay đang còn rất nhiều bất cập.Cơ chế này chưa bảo đảm được việc giải quyết khiếu nại hành chính một cách khách quan,công bằng,minh bạch. Nguyên nhân thứ bảy:có quá nhiều thiết chế tham gia hoặc có vai trò trong việc giải quyết khiếu nại.Tuy nhiên thẩm quyền,trách nhiệm của mỗi thiết chế này chưa phân định rạch ròi,xác định cụ thể.Các thiết chế khiếu nại chưa thực sự có năng lực giả quyết khiếu nại hành chính.Có không ít vụ việc được xử lý không đúng thẩm quyền pháp luật quy định.Vẫn xảy ra tình trạng các cơ quan liên quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết đơn khiếu nại. Nguyên nhân thứ tám:công tác tuyên truyền,giáo dục pháp luật khiếu lại,tố cáo,công tác hòa giải ở cơ sở còn bất cập,trong khi ý thức chấp hành pháp luật,sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế… CHƯƠNG II CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Trên cơ sở của Luật khiếu nại,tố cáo,cũng như các luật chuyên nghành( Luật đất đai,Luật xậy dựng,Luật bảo vệ môi trường….) thẩm quyền giả quyết khiếu nại hành chính được xác định thoe nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nền hành chính Việt Nam,nghĩa là quản lý hành chính theo nghành và theo lãnh thổ( nguyên tắc song trùng trực thuộc ) .Điều này có nghĩa là một khiếu nại hành chính trước hết phải được giải quyết theo đại bàn lãnh thổ nơi chính quyền địa phương( cấp xã,huyện,tỉnh) đã ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại.Theo nguyên tắc lãnh thổ,công dân có thể khiếu nại lần thứ nhất đối với các hành vi hành chính do công chức chính quyền địa phương thực hiện,hoặc các quyết định hành chính được ban hành bởi chính chính quyền địa phương – Uỷ ban nhân dân(xã/phường),mà vụ việc thuộc thẩm quyền được phân cấp cho địa phương.Đối với những lĩnh vực,vụ việc không phân cấp thẩm quyền cho địa phương,công dân có thể khiếu kiện về hành vi hành chính,quyết định hành chính theo nghành,hoặc lĩnh vực cụ thể(tài chính,thuế,đất đai….).Bộ trưởng thủ trưởng nghành là cấp giải quyết cuối cùng ở cấp cao nhất theo hệ thống hành chính.(3). Khởi kiện ra tòa hành chính: Người khiếu nại có thể thực hiện quyền khởi kiện tranh chấp hành chính ra trước Tòa án hành chính,nếu trong vòng 30 ngày(hoặc 45) ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết,hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý.(4). CHƯƠNG III QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA NHÂN DÂN 1.1 Việc thực hiện thủ tục hành chính trong khiếu nại Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ cơ quan, đơn vị (nếu có) của người khiếu nại. Họ tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác của người bị khiếu nại, ghi rõ nội dung sự việc cung cấp các bằng chứng, tài liệu cần thiết và yêu cầu giải quyết. Trường hợp nhiều người khiếu nại trong cùng một đơn vị về một sự việc thì từng người phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và ký tên vào đơn. Nếu trực tiếp trình bày thì cử đại diện đến trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 4 Nghị định 38/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân). Khi thực hiện quy định này, công dân còn có vi phạm: Trong đơn kể lể quá nhiều về lịch sử bản thân, gia đình như là một bản sơ yếu lý lịch. Cung cấp sự việc, bằng chứng, tài liệu không rõ ràng. Đơn viết dàn trải, nặng về phê phán các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi xâm hại cảu nhân viên nhà nứoc. Thường giấu kín những vi phạm của bản thân mình hoặc của gia đình; đòi khôi phục hiện trạng ban đầu hoặc đòi bồi thường thiệt hại không đúng quy định. 1.2 Những bất cập về sự minh bạch của các cơ quan,công chức giải quyết khiếu nại lần đầu Đây thực sự là một quy định bất hợp lý và gây ra bất lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình.Việc cơ quan,công chức ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại –cũng đồng thời là chủ thể trực tiếp giải quyết khiếu nại lần đầu đã bảo đảm được sự minh bạch ?.Thực tế cho thấy,hầu như chưa bao giờ tranh chấp được giả quyết dừng lại ở “cấp giải quyết lần đầu”.Đây cũng là lý do vì sao nhiều luật gia có lý khi phê phán quy định của pháp luật hiện hành về “cấp giải quyết lần đầu” – là cấp bị khiếu nại.Nhiều luật gia cho rằng quy định như vậy chỉ làm mất thêm thời gian,gây thêm sự phức tạp,không khách quan trong quá trình giải quyết. Ngoài ra, Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức thành viên yếu, nhiều khi còn “sợ thù vặt”.Vì vậy cần phải quán triệt nguyên tắc khách quan,độc lập trong việc giả quyết mọi loại tranh chấp. 1.3 Những khó khăn của người dân trong việc khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền Quá trình thay đổi liên tục chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan quản lý(điển hình là việc tách lập các đơn vị hành chính theo lãnh thổ và các cơ quan quản lý theo nghành và lĩnh vực) đã dẫn đến việc xác định thẩm quyền của cơ quan việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại là hết sức khó khăn. Về mặt thẩm quyền,các cơ quan hành chính của Việt Nam,theo nghành hoặc theo lãnh thổ,vẫn trong tình trạng chồng chéo về quyền hạn,nhiệm vụ.Các thiết chế thanh tra,quản lý,điều hành của các cơ quan hành chính chuyên nghành,của chính quyền địa phương không rõ ràng,làm cho người dân hết sức lúng túng trong việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình. Tóm lại,việc pháp luật quy định nghĩa vụ của người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thực sự là gây khó khăn cho công dân,đồng thời cũng tạo ra nguy cơ đối vơi người dân sẽ bị các cơ quan từ chối vì cho rằng mình không có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết. 1.4 Quyền khiếu nại,tố cáo đông người vượt cấp của công dân Tại khoản 4, Điều 6 của Nghị định 136/2006/NĐ-CP như sau: “Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý”. Thực tế, theo khảo sát trên phạm vi cả nước, có hàng vạn đơn thư khiếu nại vượt cấp, quá thời hạn vẫn không giải quyết hoặc bị “phớt lờ” không giải quyết nhưng chưa có trường hợp nào bị xử lý theo quy định nêu trên. Nguyên nhân: •Hiện nay có nhiều hiện tượng người dân khiếu nại vượt cấp, nguyên nhân chủ yếu là nhận thức của người dân cho rằng vấn đề giải quyết khiếu nại của cấp dưới không thể tốt bằng cấp trên . •Việc khiếu nại của người dân chậm được giải quyết. •Cơ quan chức năng chưa đối thoại trực tiếp với người dân nên những xung đột cơ bản khó giải quyết. •Việc giải quyết khiếu nại của cơ quan cùng cấp chưa thực sự khách quan •Pháp luật chưa được thực thi nghiêm túc •Nhà nước chưa nghiêm túc trong việc xử lý vi phạm. Địa phương chưa giải thích kịp thời và tận tình cho người dân Một vấn đề ngày càng có tình phổ biến ở nước ta mà không dễ né tránh nhưng pháp luật lại để ngỏ,đó là việc nhiều người dân cùng tiến hành việc khiếu nại,tố cáo các cơ quan Đảng và nhà nước về cùng một số vấn đề mà họ cho là cơ quan nhà nước đã có sự vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho một số người.Đây là mối lo ngại của các cơ quan nhà nước vì tính chất phức tạp và tầm ảnh hưởng không tốt đến xã hội.Vì vậy cần phải bổ sung đầy đủ các quy định cụ thể và thủ tục và nội dung để đảm bảo quyền khiếu nại của đông người…Chỉ có như vậy các cơ quan nhà nước mới vừa có thể đảm bảo quyền khiếu nại của người dân vừa giảm được những ảnh hưởng tiêu cực của nó. CHƯƠNG IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH 1.1 Giải quyết khiếu nại – trách nhiệm chính thuộc về ai ? Mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với Chánh thanh tra các cấp – được coi là mối quan hệ cơ bản,trung tâm trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính. Cho đến nay vẫn chưa giải quyết được những bất cập,khó khăn liên quan tới mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với Chánh Thanh tra nghành,các cấp trong việc giải quyết khiếu nại hành chính. Các tổ chức Thanh tra Nhà nước,những người luôn được coi là đóng vai trò quan trọng yếu trong công tác này thì về mặt luật pháp cũng chẳng có quyền hạn bao nhiêu.Các tổ chức Thanh tra không phải là cơ quan giải quyết khiếu nại,chỉ là những cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại.Mặc dù,trực tiếp thẩm tra,xác minh vụ việc,nhưng cơ quan Thanh tra chỉ có quyền ra kết luận và kiến nghị hướng giải quyết khiếu nại.Trong khi đó,thẩm quyền quyết định giải quyết khiếu nại – lại thuộc về thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước – là một thiết chế không rõ ràng(cá nhân hay tập thể ?),không nắm bắt một cách sâu sắc nội tình của vụ việc. 1.2 Bất cập ,thách thức phát sinh từ thẩm quyền,trách nhiệm của các chủ thể giải quyết khiếu nại Mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan tham mưu(thanh tra hoặc cơ quan chuyên môn) là mối quan hệ theo nguyên tắc thủ trưởng.Điều này khiến cho các cơ quan tham mưu nhiều khi phải “đón ý”, “lựa ý” thủ trưởng để đề xuất kiến nghị giải quyết khiếu nại trong những vụ việc “nhậy cảm”.Tính khách quan của nhữn kiến nghị giải quyết khiếu nại,do vậy khó được bảo đảm. Về mặt tâm lý,những cán bộ làm công tác thanh tra không mấy hào hứng với công việc giải quyết khiếu nại hành chính.Tính chất công việc này chỉ mang lại sự mệt mỏi căng thẳng.Trong khi đó,nếu được tham gia vào đoàn Thanh tra kinh tế - xã hội [...]... trình giải quyết khiếu nại hành chính, xác định rõ thẩm quyền,trách nhiệm và kỹ cương hành chính trong công tác khiếu nại Cách tiếp cận thứ hai,cải cách một tổng thể cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay của chung ta. Nghĩa là cơ chế giải quyết khiếu nại cần được đổi mới một cách toàn diện,từ triết lý cơ bản của cơ chế giải quyết khiếu nại, các nguyên lý vận hành cơ bản,các chế định,thiết chế hành. .. Tóm lại ,có thể kết luận rằng cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay của chúng ta – rất không hiệu quả CHƯƠNG VI GIẢI PHÁP 1.1 Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính Có hai cách tiếp cận đối với việc hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính: Cách tiếp cận thứ nhất,xây dựng,sử đổi một số chế định cơ bản của dự án Luật giải quyết khiếu nại theo hướng vì quyền khiếu nại của... cập khó khăn trong mối quan hệ giữa chủ thể cơ quan hành chính với Chánh Thanh tra nghành,các cấp là một vấn đề chủ yếu trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính .Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính được cải cách,đổi mới một cách cơ bản 1.3 Bất cập, thách thức phát sinh từ công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại Công tác tiếp dân được coi là vấn đề hết sức... khiếu nại hành chính Quy trình thẩm tra,xác minh vụ việc khiếu nại Quy trình ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính Quy trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính 1.6 Tăng cường thực thi quyết định giải quyết khiếu nại hành chính Luật giải quyết khiếu nại cần phải được xậy dựng theo hướng mở rộng tối đa và tạo những điều kiện tốt nhất để công dân thục hiện được quyền khiếu nại. .. định quyền khởi kiện ra Tòa án Hành chính với mọi tranh chấp hành chính giữa công dân và cơ quan hành chính ở mọi giai đoạn của việc giải quyết khiếu nại hành chính 1.4 Tăng cường trách nhiệm của cơ quan hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại Luật giải quyết khiếu nại cần phải được xây dựng theo hướng xác đinh rõ thẩm quyền,trách nhiệm của cơ quan,công chức giải quyết khiếu nại hành chính, tăng... nhân ,cơ quan hành chính thực thi quyết định giải quyết khiếu nại o Quy định cụ thể chế tài kỹ luật hành chính đối với công chức ,cơ quan hành chính trong việc thi hành quyết định khiếu nại hành chính, thi hành phán quyết của Toàn án Hành chính o Quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường vật chất,trách nhiệm tinh thần đối với công dân do công chức ,cơ quan hành chính không thực hiện đúng quyết định giải quyết. .. chính, tăng cường kỷ luật công vụ trong giải quyết khiếu nại, cụ thể: o Tăng cường chức năng,quyền hạn cho cơ quan Thanh tra –theo hướng xây dựng thành cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại hành chính o Phân định rõ ràng về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính giữa cơ quan Than tra hành chính và cơ quan Than tra chuyên nghành o Quy định những điều kiện pháp lý,triết chế cần thiết nhằm đảm bảo tính... tỉnh là 125 vụ(chiếm 47,17%),kiến nghĩ sửa đổi bổ sung quyết định giải quyết đối với 55 vụ(chiếm 20,75%),kiến nghi hủy bỏ 27 quyết định(chiếm 10,18%).(6) Rõ ràng tình hình giải quyết khiếu nại nói trên chỉ ra những yếu kém bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại của công dân 1.2 Những biểu hiện hạn chế bất cập của công tác giải quyết khiếu nại hành chính. .. của cơ quan Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại hành chính 1.5 Xây dựng quy trình hoàn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại hành chính Luật giải quyết khiếu nại cần phải xác lập một quy trình hoàn chỉnh,thống nhất cho công tác giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng đơn giản,cụ thể,vì sự thuận lợi của người dân khi thực hiện quyền khiếu nại, cụ thể: o o o o Quy trình tiếp nhận,thụ lý đơn thư khiếu. .. chính, xã hội liên quan,cho tới các quy trình,thủ tục,tiêu chí liên quan .Trong trường hợp này,cần phải xây dựng một Đề án hoàn chỉnh về cải cách cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính. Sẽ là không đồng bộ nếu chỉ dừng lại ở việc xây dựng Luật khiếu nại hành chính 1.2 Cần sớm có quyết định giải quyết khiếu nại đông người Chuyện giải quyết khiếu nại đông người cần sớm được quy định cụ thể bởi tuy đây là . tố cáo.Số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo tăng và ngày càng phức tạp. Vấn đền đặt ra là có những bất cập gì trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện hành ở nước ta ? CHƯƠNG I TÌNH HÌNH. nghành,các cấp là một vấn đề chủ yếu trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính .Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính được cải cách,đổi mới một cách cơ bản. 1.3. nhân ,cơ quan hành chính thực thi quyết định giải quyết khiếu nại o Quy định cụ thể chế tài kỹ luật hành chính đối với công chức ,cơ quan hành chính trong việc thi hành quyết định khiếu nại hành chính, thi