Thi công công trình ngầm bằng phương pháp giếng chìm có thể làm trên mặt đất hoặc trong hố đào có dạng cái giếng với bất kỳ hình dạng mặt bằng nào hở ở phía trên và phía dưới.. 8.2 KẾT C
Trang 1Chương 8 XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẾNG CHÌM 8.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Phương pháp giếng chìm đã biết khá lâu và được dùng khi xây dựng móng sâu, đặt biết là cho móng cầu Trong những năm gần đây do có những kỹ thuật mới với những máy chuyên dùng để đào và vận chuyển đất dưới nước, một số công nghệ tiên tiến trong việc hạ giếng nên đã xuất hiện khả năng dùng giếng chìm để xây dựng những công trình ngầm có kích thước lớn hơn đến 3000 m2 sâu tới 35 … 70m Ở Nhật Bản đã có công trình ngầm xây dựng bằng phương pháp giếng chìm sâu đến 200m
Một ví dụ tiêu biểu khác: ở Anh đã xây dựng nhà ở cao 30 tầng với tầng hầm chứa được 242 ô tô Chú ý đến điều kiện địa chất thủy văn phức tạp cảu đại phương nên tầng ngầm này đã dùng giềng chìm đường kính 45m với thành dày 46 cm (hình 8.1a) Trên hình 8.1b là giải pháp kết cấu- kiến trúc của gN ôtô ngầm xây dựng theo phương pháp giếng chìm [2]
Trang 2Độ cứng của giếng được tạo bởi 16 vách
tường hướng tâm và bằng các sàn xoay dạng lò
xo làm đường ra vào của ô tô rộng 3,56m
Một gara ô tô lớn hơn ở Geneve (Thụy Sĩ) thi
công bằng giếng chìm có đường kính 57m và sâu
28m, bên trong giếng làm sàn xoay dạng lò xo
dài 1000m và rộng 22m dùng để làm các ngăn
nhỏ chứa ô tô Sàn trên cùng của ga ra này nằm
sâu dưới mặt đất 3m và dùng làm nền cho ngôi
nhà 8 tầng ở phía trên nó [17] Ở N ga tại Olghino
đã xây dựng một nhà măys bơm, được xem là lớn
nhất thế giới, bằng phương pháp giếng chìm, có
đường kính 66,1m, diện tích 3472 m2 sâu 70m
cung cấp nước sạch cho thành phố Saint
Peterburg [2]
N hư kinh nghiệm xây dựng của thế giới đã
chứng tỏ phạm vi áp dụng phương pháp giếng
chìm rất rộng: thi công móng cầu, xây dựng nhà
máy bơm, bể chứa, bể lắng có chức năng khác
nhau đặt sâu của nhà máy điện nguyên tử, nhà
ngầm của nhà máy tuyển và làm giàu quặng, ga
ra ô to ngầm, tầng hầm của nhà cao tầng, ga tàu điện ngầm nông v.v…
Thi công công trình ngầm bằng phương pháp giêngs chìm phải dựa trên so sánh kinh
tế - kỹ thuật của các phương án xây dựng khác nhau Ưu việt chính của phương pháp này
so với phương pháp đào mở là:
- Không cần chống giữ thành hố đào;
- Giảm tới tối thiểu khối lượng công tác đất;
- Loại trừ tác động động lực lên đất nền móng của những công trình lấn cận
- Công trình ngầm có thể xây dựng trong những điều kiện địa chât công trình và địa chất thủy văn phức tạp nhất;
- Công trình ngầm có thể xây dựng trong vùng chật hẹp kể cả khi cái tạo những nhà máy đang hoạt động
Sự phức tạp khi thi công nến trong nền có đá tảng, đá cuội hòn lớn, thân gỗ, nhưng cọ của công trình cũ đã dỡ bỏ hoặc đường ống ngầm v.v…Khi cần, phải hạ công trình lên nền đá nghiên; trong những trương fhowpj như vậy, tuy ít gặp, loại bỏ những chướng ngại bằng cách đào ngầm, nổ mìn hoặc bằng phương pháp khác, N ếu không thể áp dụng các
Trang 3phương pháp vừa nêu thì chuyển phương pháp giếng chìm sang phương pháp giếng chìm hơi ép
Thi công công trình ngầm bằng phương pháp giếng chìm có thể làm trên mặt đất hoặc trong hố đào có dạng cái giếng (với bất kỳ hình dạng mặt bằng nào) hở ở phía trên và phía dưới Tường ở phần chân giếng được cấu tạo như lưới dao Khi lấy đất ra khỏi lòng giếng, trong một số trường hợp lấy cả ở phía dưới dao, thì giếng dưới dao, thì giếng dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc thêm cưỡng chế (tác động tĩnh hoặc động) sẽ chìm đần vào trong đất Tùy theo mức độ đánh chìm mà thi công tiếp các đốt giênsg cho chiều cao giếng tăng đần Sau khi giếng chìm đạt đến độ sâu thiết kế thì thi công bịt đáy và xây lắp phhias bên trong công trình
8.2 KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA CÔNG TRÌNH GIẾNG CHÌM
Kết cấu của công trình ngầm thì công theo phương pháp giếng chìm cũng giống như kêt cấu công trình xây dựng bằng các phương pháp khác, chúng phụ thuộc vào giải pháp mặt bằng và mặt khối công trình Tuy nhiên đối với công trình giếng chìm còn có một só yếu tố có ý nghĩa quyết định chẳng những về mặt cấu tạo mà còn giải pháp mặt bằng, hình khối Một số phương án giải pháp mạt bằng có tính điểm hình đối với công trình giếng chìm trình bày trên hình 8.2
N ếu công trình mà mặt bằng có dạng chữ nhật thì bao giờ cũng kém hơn loại có mặt bằng hình tròn Giwngs hình tròn là cứng nhất Hại những giêngs như thế đền có vùng sụt
và biến dạng trên mặt đấy là bé nhất so vớig giếng chữ nhật Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng khi xây dựngchungs gần với công trình hiện hữu Giêngs có dạng trong do chu
vi đường kính tính trên 1m2 diện tích là bé nhất nên sức cản khi hạ giếnglà ít nhất Áp lực ngang của đất và nước ngầm lên tường ngoài của giêngs tròn chủ yếu là lực nén Về mặt thi công do không có các góc nên công tác đào đất sẽ có năng suất cao hơn
Trang 4Để cải thiện điều kiện làm việc và làm nhẹ nhàng bớt việc hạ giêngs thì các giêngs hình chữ nhật nên vê trong các góc hoặc làm tròn cạnh ngắn của hình chữ nhật Giêngs dài thì nên dùng dạng hình ô van hoặc hình êlip
Công tác cốp pha và khung cốt thép cho giếng tròn sẽ phức tạp và đất nền đôi khi làm giếng có đa giác, mỗi mặt của nó là những cấu kiện phẳng, đúc sẵn, Về hình dạng và điều kiện làm việc chúng gần với hình trong Khung phía trong của công trình ngầm sẽ cải thiệt điều kiện làm việc của tường dưới tác dụng của tải trọng ngang N ó được thiết kế theo kiểu khung nhà công nghiệp nhiều tâng với sử dụng tối đa các cấu kiênh đúc sẵn; khung sẽ được lắp său khi hạ xong giếng
N hiều trường hợp tường trong được thi công trước khi hạ giếng N hờ các tường trong nên làm giảm chiều dài cảu nhịp tự do cho tường ngoài chịu uốn trong mặt phẳng ngang dưới tác động của áp lực bên (hướng ngang) và làm tằng trọng lượng của giếng Khoảng cách giữa các tường ngang trên mặt bằng phụ thuộc vào giải pháp mặt bằng, nhưng khoảng cách tối thiểu được quyết định bởi công nghệ đào và vận chuyển đất bằng phương pháp cơ giới trong các ô băng giữa các tường trong Để tăng tính cơ động của các măys đào đất và sự thông suốt giữa các ô thì các tường trong hoặc không được kéo đến chân tường khoảng 3-5m hoặc chừa lỗ ở phía dưới tường
Trong một số trường hợp, khi hạ giêngs có kích thước lớn người ta thay tường trong bằng các thanh chống ngang để tăng đọ bền và đọ cứng không gian cảu giếng Các thanh chống có dạng như dần, khung, khung không gian bằng thép hình hoặc thép ống Các thanh chống này đặt trên các côngxon hoặc trên các chỗ tỳ đặc biệt và được hàn vào bản thép chờ đẵ đặt sẵn trong tường
Kết cấu và chiều dày của tường ngoài được xác
định tùy thuôcn vào phương pháp hạ giếng và biệ
pháp dùng để giảm lực ma sát giữa đất với mặt
ngoài tường
Giếng được chia làm 2 loại: giếng trọng lực và
giếng nhẹ Giếng trọng lực được hạ dưới tác dụng
cảu trọng lượng bản thân còn giếng nhẹ khi hạ cần
thêm tác động tĩnh hoặc động để giảm lực cản của
đầt Trong các loại giếng nhẹ thì thường dùng nhất
là loại giếng thi công trong ác xúc biến bằng vữa
sét
Tường ngoài cảu 2 loại giếng này có thể là đúc
sẵn, đổ bê tông toàn khối tại chỗ hoặc đúc sẵn + đổ
Trang 5tại chỗ Có thể phần chân tường (phần dao) là bê tông cốt thép toàn khối còn phần trên – cấu kiện đúc sẵn Bề dày của tường đổ tại chỗ thường 0,3 – 4,5m còn tường đúc sẵn khoảng 0,2 – 2,5m Tường đúc sẵn có thể là những tấm đặc hoặc rỗng, Bề dày của tường giếng chìm được xác định từ điều kiện tạo ra trọng lượng để thắng lực mà sát của đất khi đánh chìm giếng
Đối với tường đổ tại chỗ nên dùng bê tông thủy công có mác không thấp hơn C15, còn đối với bê tông đúc sẵn – không thấp hơn C25 Cường độ bê tông hoặc vữa để trám các mối nối của kết cấu đúc sẵn không được nhỏ hơn cường độ bê tông của các cấu kiện mà
Cốt thép thường dùng loại thép gai A-II và A-III và ghép ở dạnh khung, lưới hay blốc
có trọng lượng khoảng 5 – 10 tấn phụ thuộc vào sức chứa cNu của máy
Trên hình 8.3 trình bày lưới và khung cốt thép dạng không gian cho tường giếng đổ tại chỗ và trên hình 8.4 cốt thép cho tường rỗng đúc sẵn của giếng chìm
Bố trí cốt thép của chân tường (phần lưới dao) cũng giống như đối với giếng đổ bê tông tại chỗ - tức phải có dạng lưới và khung không gian (hình 8.5)
Trang 6Hình dạng của chân dao được chọn dùng tùy theo cường độ của các lớp đất mà giếng
sẽ cắt xuyên qua Trong thực tế thường gặp 3 loại chân dao chính sau đây: loại hình thang (hình 8.6c, d) và có mũi tù và nhô (hình 8.6 b, d) để tựa lên đáy giếng
Góc nghiên cảu mặt trọng so với phương năm ngang láy như sau: đối với đất chặt α1 ≤
700, đất chặt vừa α1 ≤ 450, đất yếu α1 ≤ 300 góc nghiêng α2 lấy trong khoảng 15 – 450, trong đó góc nhỏ cho đất yếu
Bề rộng mũi chân dao t0 tùy theo điều kiện đất nền yếu và kích thước của giếng lấy trong khoảng từ 15cm đến 40 cm, trị số nhỏ khi hạ giếng vào cát, sỏi hoặc sét cứng, Bề rộng phần tù c = 0,2 – 0,4m
Hiện nay dùng khá nhiều giếng chìm được lắp ghép bởi các tấm tường đặc hoặc rỗng đúc sẵn bằng bê tông cốt thép (hình 8.7)
Trang 7Chiều dày của tấm tường thường khoảng 0,3 – 0,9m, xác định bằng tính toán, bề rộng đến 2m, chiều dài nếu giếng sâu dưới 15m thì bằng chiều sâu giếng hoặc nối với nhau bằng các mối nối ngang Mối nối thẳng đứng giữa các tấm tường phẳng có thể dùng mối nối ướt khi đổi bê tông nhồi vào khe có thép chờ nhô ra ở mép tấm hoặc mối nối hàn qua các thép chờ nhô ra ở mép tấm hoặc mối nối hàn qua các thép chờ được dặt sẵn trong tấm tường (hình 8.8)
Các tường trong và sàn được đổ bê tông trước khi hạ giếng phải liên kết với tường ngoài bằng các nút cứng kiểu khung (hình 8.8 d)
Các mối nối ngang giữa các tấm tường rỗng có thể là lớp vữa xi măng còn giữa tường
và chân dao nối kiểu chốt bằng bê tông (hình 8.8 e) Mối nối ngang giữa các đốt tường gồm các tấm phẳng có thể làm giống như mối nối cột trong nhà công nghiệp nhiều tầng
có giằng đổ tại chỗ bằng liên kết thép chờ đặt sẵn ở tấm phía trên và phía dưới cũng có thể nối bằng bu lông hoặc nối kiểu móng cốc với chân cột
Trang 8Phía trên đầu giếng lắp ghép bằng tấm đúc sẵn phải đổ giằng bê tông cốt thép mác C30 sau khi đã hàn các cốt thép dọc của các kết cấu đúc sẵn lại với nhau Các giằng bê tông cốt thép vừa nêu cũng nên đặt ở những chỗ có thay đổi chiều dày tường nhưng không thưa hơn 5 hàng blốc (hình 8.8 f) như các trụ sẽ tạo thành một tường cứng cho kết cấu giếng chìm
Bản đáy chỉ nên làm bằng bê tông cốt thép toàn khối Khi cần, trong bản nên làm các
lỗ cốc để lắp khung cột bê tông cốt thép đúc sẵn, rãnh để lắp tường trong đúc sẵn hoặc rãnh có thép chờ để thi công tường trong đổ tại chỗ Để thu và thoát nước ngẫu nhiêu tràn vào giếng, và trong một số trường hợp để giảm đầu nước tủy tĩnh, trong đáy cũng nghiêng một góc 0,01 về phía giếng thu
Bê tông cho đáy giếng có cấp không nhở hơn C15, khi đổ bê tông dưới nước không nhỏ hơn C20
Trang 9Cốt thép cửa đáy nên dùng loại 2 tầng thép lưới đặt ở phía trên và phía dưới, mỗi tầng gồm 2 lớp đặt vuông góc với nhau Khi bề dày của đáy hơn 1m thì đổ bê tông theo từng dải một (hình 8.9)
Tùy theo phương pháp đào đất bên trong giếng mà kết cấu của nền phía dưới đáy sẽ chuyển bị khác nhau (hình 8.10)
Khi đào đất dưới nước thì sau khi thi công đệm chống thấm nước, làm khô mặt đệm mới làm bản bê tông cốt thép đáy
Đối với công trình ngầm không sâu lắm (đến 15m) và không có nước ngầm thì không cần làm đáy mà làm sàn kiểu sàn tầng hầm Móng của tường là móng băng còn móng độc lập có bậc (hình 8.9 c,d) Chân dao của tường ngoài được đổ bê tông theo yêu cầu tính toán kích thước móng Cường độ của mối nối giữa bê tông “cũ” và “mới” được đảm bảo bởi thép chờ từ côngxon và đai dầm vành khuyên dưới chân dao để truyền tải trọng thẳng đứng lên móng
Chống thấm cho công trình giếng chìm cũng giống như cho công trình ngầm khác Ở đây chỉ cần chú ý đặc điểm sau: chômgs thấm cho tường giếng được thực hiện trước khi
Trang 10hạ giếng Vật liệu chống thấm phổ biến nhất là xi măng, vật liệu dán và kim loại Vữa xi mặng: theo tỉ lệ 1:1 đến 1:2 ngoài cùng là lớp sơn N ếu mực nước ngầm trên 30m thì dùng vữa phun 2- 3 lớp có tổng chiều dày 20 – 30 mm Ở áp lực nước thấp hơn thì dùng vữa nở hoặc vữa tạo ứng suất v.v…
8.3 TÍNH TOÁN GIẾNG CHÌM
Trạng thái ứng suất – biến dạng của giêngs chìm trong thi công (hạ giếng) và trong khai thác rất khác nhau Điều vừa nêu là do trong các giai đoạn ấy công trình chịu tác động bởi nhưng tải trọng khác nhau về trị số và tính chất Việc tính toán công trình cho những giai đoạn này được tiến hành theo những sơ đồ tính toán không giống nhau
Trong nhiều trường hợp, tường của giếng lúc hạ vào đất ở trạng thái ứng suất lớn hơn
so với lúc khai thác, vì rằng khi đắng chìm giếng thì công trình làm việc như kết cấu không gian với côngxon tự do ở đầu phía trên và phía dưới
Đáy, sàn, tường trong được thi công sau khi hạ xong giếng trong giai đoạn sử dụng làm việc như các gối tựa Vì vậy việc tính toán công trình sẽ theo sơ dồ tính toán mới Tài trọng tiêu chuNn, hệ số tin cậy về tải trọng, tổ hợp tải trọng lấy theo TCVN 2737: 1995
Trang 11Tính giếng chìm trong giai đoạn đầu lục hạ là tính uốc có xoắn; trong giai đoạn hạ giêngs theo tải trọng không đều cảu áp lực đất, nghiêng và tụt cong sau khi đã làm xong đáy thì tính theo tải trọng đNy nổi
Tình toán và thiết kế giếng dựa trên những tải trọng và tác động có ý nghĩa quyết định điều kiện thi ccoong và khai thác công trình
8.3.1 Tính toán giếng trong giai đoạn thi công
1 Tính toán điều kiện hạ giếng
Chiều dày của tường giếng chìm được xác định từ điều kiện hạ với hệ số hạ giếng:
(8.1) Trong đó: - hệ số hạ giếng;
G – trọng lượng bản thân của tường giếng, T;
W – trọng lượng cảu nước do tường chiếm chỗ (khi hạ trong đất khô (W = 0); T;
T – tổng ma sát giữa tường và đất, T;
Trong đó: U – Chu vi ngoài của giếng, m;
H – chiều sâu hạ giếng, m;
- ma sát giữa đất và thành giếng, T/m2, theo this nghieemj, tra bangr (tham khaor bangr 8.1) hoặc theo tiêu chuNn hạ giếng chìm
Đối với giếng tròn, chiều dày cảu tường có thể xác định theo công thức:
- đường kính trong của giếng, m;
B – chiều dày cảu tường, m;
Hw – độ cao cột nước ngầm, m;
– tỷ trọng nước, T/m3
Trang 12- dung trọng của bê tong, T/m3; Khi giếng qua nhiều lớp đất thì mà sát f0 lấy bình quan gia quyền theo các lớp đất ấy chiều dày cảu tường giếng khi hạ trọng ác xúc biến (áo sét) được xác dịnh theo công thức:
Trong đó: G0,Gm,Gnp- lần lượt là trọng lượng của thành giếng, của áo xúc biến và của phụ tải với hệ số giảm 0,9;
Tn,Ty,Rn-lần lượt là lực ma sát của chân dao, lực ép mặt đất và lực cản của đất ở đáy chân dao tính theo các công thức dưới đây;
Ktc-hệ số tin cậy lấy bằng 1,2
Khi tính toán nên lấy chiều sâu thiết kế lớn nhất khi hạ giếng
Lực ma sát tính toán của chân giếng (phần chân dao) Tn tính theo công thức:
Trong đó: U-chu vi ngoài của giếng ở cốt chân dao,m;
Hd-chiều cao của dao,m;
-lực ma sát tiêu chuNn ở mặt bên của chân dao lấy theo bảng 8.1;
Kvt-hệ số vượt tải lấy bằng 1,1
Bảng 8.1.Lực ma sát tiêu chuẩn (kN/m 2 ) của đất tại mặt bên của tường theo độ sâu (theo [17])
nửa cứng và dẻo
cứng
Á cát cứng
và dẻo, á sét dẻo và dẻo
mềm,sét dẻo mềm
Á cát chảy, á sét và sét dẻo chảy hoặc chảy
Trang 1340 126 113 101 91 125 99 50
Lực ma sát tính toán khi ép đất, Ty,gây ra khi hạ giếng tính theo công thức:
Ty=U.Hy.fy
Trong đó: Hy-chiều cao ép đất,m;
fy-lực ma sát của đất ở mặt bên khi ép đất lúc hạ giếng lấy bằng 2T/m2
Khi hạ giếng nếu có lớp sơn giảm ma sát thì lực ma sát ở thành giếng sẽ giảm đến 25-38% và có thể tham khảo cách tính từ [17]
Sức chống giới hạn cuả đất ở đáy chân dao Rn tình theo công thức của Berezansev:
Rn=(A0.γ.bd+B0.q+C0.c)bd khi 0 ≤ h/bd ≤ 0,5;
Rn=Anb.γ.bd2 khi 0,5 ≤ h/bd ≤ 2
Trong đó: A0,B0,C0,Anh-các hệ số lấy theo bảng 8.2;
γ-dung trọng của đất phía dưới chân dao;
q-áp lực thẳng đứng phân bố đều ở cốt chân dao cạnh hố đào;
bd-bề rộng của chân dao;
h- chiều sâu chân dao vào đất;
c-lực dính của đất
Khi dùng phương pháp ép giếng bằng kích cũng như khi hạ giếng trong áo sét thì chỉ lấy sức chống của đất dưới chân dao khoảng 0,5-1,5m kể từ sống ao,tức không lấy hết chiều sâu h
Trang 14Tuy nhiên, trong thực tế giếng bị nghiêng lệch trong quá trình hạ nên có thể xuất hiện tính không đều của tải trọng ngang- áp lực đất- từ PA đến PB vuông góc với đường kính, hướng tâm theo chu vi giếng (hình 8.1) và ứng với phương trình:
γ-dung trọng của đất,T/m3;
ϕ-góc ma sát trong của đất, độ
Trang 15N ội lực tính toán trong tường giếng lấy theo tổ hợp bất lợi nhất:
MA=-0,1488.PA.r2.ω;
MB=+0,1366 PA.r2.ω;
NA=PA.r.(1+0,7854.ω);
NB=PA.r.(1+0,5.ω);
Khi hạ giếng mà đào đất trong nước thì M và
N tính theo các công thức trên nên tăng thêm 15%
do khó kiểm tra vị trí các vùng dùng làm điểm tựa
Khi giếng được hạ trong áo sét thì ma sát
giữa đất và thành giếng gần như bằng không, còn
một số quan trắc khác cho thấy ma sát lục ấy nên
lấybằng 0,2-0,3T/m2
Đối với giếng có mặt bằng là hình đa giác thì
việc tính toán nó cũng giống như tính cho giếng tròn
với đường bán kính quy ước lấy bằng khoảng cách
từ tâm của hình tới điểm nối 2 cạnh của đa giác,
cũng có thể tính tường giếng có mặt bằng chữ nhật,
Trang 16elip và hình ôvan theo các công thức và biểu đồ (xem [17,18])
N ội lực tính theo các công thức (8.8) là theo sơ đồ phẳng nên nó chỉ cho nội lực theo phương ngang với điều kiện 1/12 ≤ b/R ≤ 5;R –bán kính trong của giếng Khi tính toán theo sơ đồ không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (đối với giếng chìm có thành mỏng) cho ta mô men hướng dọc
Phương pháp tính giếng chìm trong giai đoạn hạ giếng theo tiêu chuNn SniP 2.09.03.85 trong đó xác định áp lực đất chủ động lên tường có kể đến biến dạng uốn thực
tế trên mặt bằng của giếng theo các công thức của bài toán đối xứng trục từ lý thuyết cân bằng giới hạn, cho phép giảm đến 25-30% lượng cốt thép đứng đối với giếng có đường kính 16m hạ sâu tới 10-12m so với phương pháp tính toán truyền thống theo lời giải bài toán phẳng của Coulomb
3.Tính toán giếng chìm ở giai đoạn đầu hạ giếng
Giả định rằng trước khi bắt đầu hạ, giếng được kê trên 4 điểm hoặc 4 vùng quy định Lúc này tường của giếng chưa ép đất nên sẽ kiểm tra nó từ điều kiện chân dao của giếng mép tựa lên 4 điểm về chịu uốn và chịu xoắn (hình 8.12) đối với đốt giếng đầu tiên
vì lúc này nó chỉ chịu tác dụng của trọng lượng bản thân đốt giếng và xem là phân bố đều, còn trọng lượng tường xem là lực tập trung (hình 8.13) Số lượng các điểm kê tạm và khoảng cách giữa chúng phải chọn như thế nào để trong tường giếng xuất hiện các mô men ở giữa gối tựa và mô men ở nhịp là giống nhau Giếng tròn thường kê tạm trên 3 hoặc 4 điểm Tường của giếng tròn cho phép tính toán theo sơ đồ dầm vành khuyên đặt trên 1 số điểm tựa
Đối với giếng (hoặc đốt giếng) có đường kính nhỏ hơn 8m và chiều cao đốt giếng đầu tiên lớn hơn 5m thì không cần tiến hành kiểm tra này Đối với giếng có đường kính lớn thì tính theo các công thức sau:
Mg = -0,215.q.r2; Mnh= +0,1103.q.r2;
Mx = +0,02979.q.r2; Trong đó: Mg-mô men uốn ở gối tựa, Tm;
Mnh-mô men uốn ở giữa nhịp,Tm;
Mx-mô men xoắn ở giữa nhịp,Tm;