1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

10 PHÁ HỦY MẶT ĐẤT KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGẦM

12 766 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Xây dựng công trình ngầm đang là xu thế tất yếu của công tác xây dựng công trình khi diện tích bề mặt ngày càng bị thu hẹp. Để nhường chỗ cho các khoảng không gian tự nhiên trên bề mặt đất thì công trình ngầm là một giải pháp tối ưu để sử dụng được khoảng không gian rộng lớn trong lòng đất mà không ảnh hưởng tới điều kiện trên bề mặt đất. Khi công trình ngầm được thi công bằng phương pháp ngầm sẽ ít gây nên những biến đổi – phá hủy mạnh về địa hình. Nhưng với những công trình nằm nông và những công trình ngầm đặt trong tầng đất yếu sẽ gây ra các hiện tượng dịch chuyển biến dạng trong môi trường đất đá gây ảnh hưởng bất lợi tới khối đất và bề mặt đất. Tác động của lún khi thi công các công trình ngầm nằm nông hoặc trong đất đá mềm yếu rất nguy hiểm tới bề mặt đất và các công trình lân cận như: các tòa nhà, cơ sở hạ tầng và công trình công cộng. Việc nghiên cứu, đánh giá và dự báo trước các ảnh hưởng, tác động của quá trình thi công công trình ngầm tới các công trình trên bề mặt nếu làm được, sẽ giúp cho các công tác thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công các công trình ngầm nằm gần mặt đất được chính xác, giảm thiểu các sự cố, rủi ro khi thi công công trình ngầm và đặc biệt sẽ làm giảm đi các ảnh hưởng của quá trình thi công này tới các công trình bề mặt. Vấn đề quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp thi công công trình ngầm là việc: Trong phương pháp xây dựng ngầm, tỷ lệ phần công tác khôi phục hoặc cải tạo nền đất sẽ có giá trị NHỎ HƠN so với phương pháp xây dựng lộ thiên.

Trang 1

PHÁ HỦY MẶT ĐẤT KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM

BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGẦM Nguyễn Tiến Huy, Đặng Đình Hoàng, Trịnh Ngọc Tiến, Ngô Văn Tiến, Lê Đức Anh.

Lớp: Xây dựng công trình ngầm và mỏ 56 Khoa Xây dựng

Đại học Mỏ địa chất

TÓM TẮT: Báo cáo trình bày các kết quả tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu…Qua đó xem xét

những hiện tượng tai biến xảy ra tại bề mặt đất khi thi công công trình ngầm bằng phương pháp ngầm và nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng phá hủy và khắc phục các sự cố xảy ra với bề mặt đất.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng công trình ngầm đang là xu thế tất yếu của công tác xây dựng công trình khi diện tích bề mặt ngày càng bị thu hẹp Để nhường chỗ cho các khoảng không gian tự nhiên trên bề mặt đất thì công trình ngầm là một giải pháp tối ưu để sử dụng được khoảng không gian rộng lớn trong lòng đất mà không ảnh hưởng tới điều kiện trên bề mặt đất

Khi công trình ngầm được thi công bằng phương pháp ngầm sẽ ít gây nên những biến đổi – phá hủy mạnh về địa hình Nhưng với những công trình nằm nông và những công trình ngầm đặt trong tầng đất yếu sẽ gây ra các hiện tượng dịch chuyển biến dạng trong môi trường đất đá gây ảnh hưởng bất lợi tới khối đất và bề mặt đất

Tác động của lún khi thi công các công trình ngầm nằm nông hoặc trong đất đá mềm yếu rất nguy hiểm tới bề mặt đất và các công trình lân cận như: các tòa nhà, cơ sở hạ tầng và công trình công cộng Việc nghiên cứu, đánh giá và dự báo trước các ảnh hưởng, tác động của quá trình thi công công trình ngầm tới các công trình trên bề mặt nếu làm được, sẽ giúp cho các công tác thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công các công trình ngầm nằm gần mặt đất được chính xác, giảm thiểu các sự cố, rủi ro khi thi công công trình ngầm và đặc biệt sẽ làm giảm đi các ảnh hưởng của quá trình thi công này tới các công trình bề mặt

Vấn đề quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp thi công công trình ngầm là việc: Trong phương pháp xây dựng ngầm, tỷ lệ phần công tác khôi phục hoặc cải tạo nền

đất sẽ có giá trị NHỎ HƠN so với phương pháp xây dựng lộ thiên.

2 MỘT SỐ HIỆN TRẠNG VỀ PHÁ HỦY BỀ MẶT ĐẤT KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGẦM

2.1 Lún sụt hầm vòm phía nam đèo Hải Vân

Trong giai đoạn thi công Hầm đường bộ Hải Vân Ngày 10/9 tại cửa hầm phía

Trang 2

nam, điểm cuối cùng của đường hầm đang thi công đã xảy ra hiện tượng lún sụt Với diện tích trên mặt đất bị lún sụt là 128 m2 Bán kính lỗ hổng dưới vòm hầm là 3 m, bề dày từ mặt đất xuống vòm hầm là 15 m Nguyên nhân là do mưa lớn và ảnh hưởng của mạch nước ngầm

Hình 1: Sụt lở phát triển tới bề mặt tại cửa hầm phía nam dự án hầm Hải Vân [4] 2.2 Phá hủy bề mặt đất khi có sự cố thi công hầm nhà cao tầng

Hiện nay, khi xây dựng các tòa nhà cao tầng thì việc xuống sâu của tầng hầm là điều tất yếu Bởi các công năng sử dụng và tiện nghi không thể phủ định của nó Khi thi công nhà cao tầng bằng phương pháp top – down điển hình thì các công tác quan trọng nhất trong thi công hầm là:

- Thi công tường trong đất;

- Quan trắc biến dạng;

- Đào đất hầm;

Trong thi công hầm nhà cao tầng không cho phép xảy ra sự cố Nếu có sự cố xảy ra thì hậu quả rất là nghiêm trọng, đặc biệt là trong khu vực xen kẽ và đông dân cư Các sự

cố về tường Barret thường làm cho đất đá dịch chuyển lan tới bề mặt công trình, gây sụt lún – phá hủy bề mặt đất và gây hư hại các công trình lân cận Điển hình như:

Công trình cao ốc Pacific (43-45-47 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, tp Hồ Chí Minh)

có 5 tầng hầm, 1 tầng trệt và 18 tầng lầu Tường tầng hầm bằng bêtông cốt thép, dày 1m, khi đào đất để thi công tầng hầm thứ 5 thì phát hiện một lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có kích thước 0,2m x 0,7m, dòng nước rất mạnh kéo theo nhiều đất cát chảy từ ngoài vào qua lỗ thủng của tường tầng hầm

Trang 3

Sự cố công trình này đã làm sụp đổ hoàn toàn công trình Viện nghiên cứu Khoa học xã hội Nam Bộ ngay bên cạnh, tòa nhà Sở Ngoại Vụ cũng bị lún nứt nghiêm trọng, Cao ốc YOCO 12 tầng và các tuyến đường xung quanh công trình Pacific cũng bị lún nứt

2.3 Phá hủy bề mặt đất khi khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò

Khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò đặc biệt là khi áp dụng phương pháp điều khiển áp lực mỏ bằng phá hỏa toàn phần sẽ gây sụt lún bề mặt địa hình phía trên, làm hư hại các công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá, tín ngưỡng… trên mặt

mỏ

Công tác khai thác khoáng sản sẽ thúc đẩy sự phát triển quá trình chuyển dịch đất

đá trong toàn bộ vùng khối đá nằm phía trên khu vực khai đào từ độ sâu khai thác cho tới mặt đất Sự chuyển dịch của đất đá sẽ gây nên trong khối đá các quá trình cơ học nén ép, đẩy trồi, kéo và trượt Đất đá trong trường hợp này sẽ bị biến dạng (đàn hồi, đàn hồi-nhớt, đàn hồi-nhớt-dẻo…) và phá hủy

Trang 4

Hình 3: Hố tử thần khu khai thác mỏ Solikamsk-2 [7]

Các vùng đất đá đặc trưng bởi những mức độ phá hủy đá khác nhau như sau:

- Vùng đất đá sụt lở;

- Vùng đất đá biến dạng uốn với quá trình phá hủy đặc tính liền khối của các lớp đất đá dưới dạng khe nứt, nứt nẻ;

- Vùng đất đá biến dạng uốn đều đặn không có hiện tượng phá hủy đặc tính liền khối của các lớp đất đá

Khi khai thác các vỉa than, chúng ta đã lấy đi hầu hết than chứa trong vỉa và để lại một khoảng trống rộng lớn trong lòng đất Khoảng trống này sẽ được dần lấp đầy theo thời gian khi các lớp đá phía trên sập đổ Tuy nhiên, việc khai thác không chỉ một vỉa, với chiều dày một hai mét mà còn khai thác nhiều vỉa với tổng chiều dày đến vài chục mét, do

đó, đá sập đổ không đủ để chèn kín khoảng trống khai thác, làm sụt lún, dịch chuyển, biến dạng địa hình trên mặt mỏ

3 ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ XUẤT HIỆN BIẾN DẠNG PHÁ HỦY BỀ MẶT ĐẤT KHI KHAI ĐÀO KHÔNG GIAN NGẦM

Đặc tính phá hủy bề mặt đất khi xây dựng công trình ngầm bằng các phương pháp ngầm phụ thuộc vào các yếu tố ngầm khác nhau như: Kích thước của không gian đường hầm, độ sâu đường hầm Chính các yếu tố này sẽ xác định mức độ biến đổi cơ học của

Trang 5

mặt đất và khối đá Trên thực tế, bất kỳ một khoảng trống công trình ngầm nào được tạo

ra cũng đều gây ra những biến đổi cho vùng đất đá xung quanh tùy thuộc và mức độ được phân loại theo bảng

Bảng 1: Các loại hiện tượng phụ thuộc mức độ biên đổi địa cơ học

Nhẹ và trung bình Hình thành các phễu lún nhẹ trên bề mặt đất

Nghiêm trọng Hình thành các hệ nứt nẻ, đứt gãy… lan truyền tới bề mặt đất. Rất nghiêm trọng Các nứt nẻ tách lớp và các bậc sụt lún

Đặc biệt nghiêm trọng Hình thành các phễu sụt lở riêng biệt và sập đổ lớn

Sự chuyển dịch của khối đá kèm theo hiện tượng phá hủy độ liền khối của khối đất

đá và dẫn đến sự xuất hiện các dạng sụt lở lớn khác nhau trên mặt đất và những dịch chuyển không rõ nét của các vùng sụt lở hậu quả của hiện tượng này là sự phá hủy địa hình và trạng thái địa chất thủy văn nước dưới đất

a, Đất đá có độ liền khối không xảy ra phá

hủy

b, Sụt lở theo từng khối lớn kèm theo sự

phá hủy độ liền khối của đất đá

c, Độ liền khối của khối đá bị phá hủy toàn

bộ kèm theo sự dịch chuyển lớn.

Hình 4: Các loại chuyển dịch đặc trưng của đất đá khi xây dựng công trình ngầm

bằng phương pháp ngầm

Nguyên nhân lún bề mặt là do sự kết hợp của việc đất đá bị lấy đi khi thi công công trình ngầm, sự hội tụ của khoảng không ngầm và sự dịch chuyển do có khoảng cách giữa kết cấu chống của công trình ngầm và đất đá Đất đá lấy đi trong công trình ngầm làm bề mặt đất lún xuống, đặc biệt là khi đào trong đất dính kết và trong các công trình ngầm nằm nông Sự biến dạng khối đất xung quanh khoảng trống công trình ngầm có thể đưa ra đặc điểm và cơ chế xuất hiện biến dạng:

Trang 6

- Xây dựng hầm luôn đi kèm với sự thay đổi trạng thái ứng suất - biến dạng (ƯSBD) tự nhiên của khối đất và có thể gây ra sự phá huỷ không thể hồi phục lại của đất nền;

- Sự thay đổi trạng thái ứng suất - biến dạng tương tự như vậy dẫn đến sự xuất hiện trường biến dạng (chuyển dịch) trong khối đất xung quanh hầm;

- Sự phân bố biến dạng trong khối đất từ nguồn biến dạng (khoảng trống công trình ngầm) diễn ra theo tất cả các hướng từ khoảng không khai đào và mang đặc tính tắt dần;

- Hướng của trường biến dạng tập trung vào tâm của khoảng trống công trình ngầm

Quá trình chuyển dịch của đất dưới tác động của việc đào hầm bắt đầu xung quanh khoảng trống ngầm và diễn ra liên tục, và khi tồn tại lớp đất yếu tương đối ở phía trên khoảng trống ngầm thì chuyển dịch này đạt đến bề mặt đất Quá trình này tiếp tục cho đến khi thiết lập sự cân bằng của trạng thái ứng suất - biến dạng trong khối đất bao xung quanh khoảng trống hoặc khi lắp đặt hệ kết cấu chống cứng vĩnh cửu cùng với việc bơm vữa lấp khe hở thi công

Nguyên nhân chính do sự suy giảm thể tích của đất nền (V s );

Hình 5: Sơ đồ mô phỏng sự suy giảm thể tích của đất nền

Công thức:

Vs = VL-∆V (1) Trong đó:

Vs – Thể tích biến dạng lún của mặt đất;

VL – Thể tích biến dạng của đất nền ( tổng các biến dạng tức thời xung quanh biên hầm);

∆V – Phần thể tích thay đổi trong nền đất (Tổng của các biến dạng tức thời);

Trang 7

Mức độ mất mát thể tích của đất nền trong quá trình thi công có thể xảy ra phụ thuộc rất nhiều yếu tố:

• Đặc điểm địa chất, thủy văn khu vực đường hầm;

• Biện pháp thi công và tay nghề công nhân;

• Tốc độ thi công;

• Kích thước của đường hầm

• Hình dạng kết cấu chống;

Ngoài ra, do sự thay đổi cao độ mực nước ngầm cũng dẫn đến khả năng phá hoại

bề mặt đất Điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại đất đá và phân bố của đất mà đường hầm sẽ đi qua Trong đó phải nói đến khả năng thấm nước của đất là cao hay thấp

a, Độ thấm cao hay thấp b, Độ thấm khác nhau

Hình 6: Sơ đồ mức độ của dòng thấm tới đường hầm

* Khi khai thác than trong lò chợ dài

Trang 8

Hình 7: Lún bề mặt theo dạng đường cong Gauss [5]

Từ sơ đồ hình 1 ta dễ dàng nhận thấy, bán kính mặt cong lún “r” phụ thuộc vào góc trượt β và chiều sâu vùng khai thác “H” Mặt khác, độ lớn của góc trượt phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về cấu, kiến tạo, công nghệ khai thác, phương pháp điều khiển áp lực

mỏ Khi cột địa tầng từ mặt đất đến lò chợ là các tập đá có độ bền và chiều dày lớn, khi

đó góc trượt sẽ có giá trị lớn hơn và ngược lại v.v… Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các giá trị về vùng ảnh hưởng của sụt lún, biến dạng, như sau:

* Vùng ảnh hưởng chính đến công trình trên bề mặt mỏ.

β

tg

H

r=

(2) Trong đó:

H - Chiều sâu khai thác, m;

β - Góc trượt, độ

* Chiều sâu sụt lún bề mặt

Theo Knothe St, phương trình sụt lún bề mặt có dạng:

dx e

r x

r

x

2 2

max

∞ −

=ω π ω

(3) Trong đó:

w - Dịch chuyển theo chiều thẳng đứng của điểm x trên bề mặt mỏ, m

wmax - Dịch chuyển theo chiều thẳng đứng cực đại khi khai thác hết các vỉa than trong lòng đất, m

Liên quan đến sự hình thành vùng lún trên mặt mỏ còn có các hiện tượng như sự

Trang 9

nghiêng, độ cong của mặt đất, đặc biệt vị trí của điểm uốn và tác động đối với các công trình bố trí trên mặt đất cũng như vị trí hình thành các khe nứt phá huỷ

* Độ nghiêng lớn nhất của bề mặt đất, khu vực sụt lún.

H

tg r

max

max

, mm/m (4)

Do đơn vị độ nghiêng Tmax là mm/m, nên biểu thức (3) có dạng:

r

max =1000.ω

* Biến dạng ngang lớn nhất có dạng:

εmax = 0,6.Tmax (5)

Biến dạng cực đại thường xuất hiện tại vị trí có khoảng cách ± 0,4 r = ±tgβ

H

* Điểm uốn đạt giá trị lớn nhất trên mặt đất:

2

2 max 2

max max

52 , 1 52

, 1

H

tg r

, m-1 (6)

Tương ứng với bán kính cong nhỏ nhất trên mặt lún:

β ω

max

2

max

2

65 , 0 65

, 0

tg

H r

, m (7)

Giá trị w max phụ thuộc vào chiều dày khai thác và có dạng (7):

wmax = η.m (8) Trong đó:

m - Chiều dày vỉa than, m;

η - Hệ số không thứ nguyên phụ thuộc vào phương pháp điều khiển áp lực mỏ khi khai thác, có thể xác định bằng đo đạc, sử dụng máy đo trắc địa:

η = 0,7 khi điều khiển áp lực bằng phá hoả toàn phần,

η = 0,5 khi khai thác sử dụng chèn lò khô,

η = 0,12 khi sử dụng chèn lò ướt,

Trang 10

η = 0,05 – 0,03 khi phá hoả toàn phần và để lại các trụ than bảo vệ,

η = 0,02 khi khai thác buồng sử dụng chèn lò, đá vách là cát kết bền vững

Góc trượt β ảnh hưởng rất lớn đến diện tích lún bề mặt, phụ thuộc vào đặc điểm đất đá phía trên vỉa than, góc β đạt giá trị nhỏ khi độ bền của các lớp đá phía trên nhỏ và ngược lại Độ bền của trung bình của các lớp đá, tính theo trung bình trọng số đối với chiều dày của các lớp và độ bền của mỗi lớp được xác định theo công thức:

n

n n tb

m m

m

m m

m

+ + +

+ + +

=∑ . . .

2 1

2 2 1

σ σ

(9) Khi khai thác lò chợ, trên nóc lò hình thành dầm chịu lực, độ võng của dầm tính theo:

m e

JE

x l p JE

x l p JE

x

c

t E z

z z

t

16

1 48

5 24

1

2 2 3

4 )

,

(10)

Và độ võng cực đại:

) ( ), 1

( 180

.4

E J

l

(11) Trong đó:

w - Giá trị độ võng tại điểm x trên dầm nóc, m;

pz - Khẩu độ của dầm nóc trên nền đàn hồi, m;

J - Mô men quán tính của dầm, m4;

E - Mô đun Young của đá dầm, Pa;

x - Toạ độ theo trục ngang;

E/λ - Nghịch đảo số thời gian chậm đàn hồi 1/ năm;

λ - Hệ số độ dẻo của dầm;

ts - Thời gian tính từ khi bắt đầu khai thác, năm

4 KHÔI PHỤC BỀ MẶT ĐẤT BỊ PHÁ HỦY DO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM

Vấn đề cơ bản khôi phục môi trường bao quanh bị các công tác xây dựng công trình ngầm và mỏ phá hủy thể hiện ở chỗ: cần phải lôi kéo nền, khối đất đá bị phá hủy vào mục đích sử dụng cho sản xuất và cho các hoạt động có ích khác bằng cách hình thành hệ thống cân bằng sinh thái có đặc tính quý báu về kinh tế và thẩm mỹ

Lời giải cho vấn đề trên bao gồm 2 giai đoạn:

Trang 11

- Giai đoạn khôi phục nền đất đá bị phá hủy;

- Giai đoạn cải thiện nền đất đá bị phá hủy

Nói tóm lại là: Lợi dụng tính lún của bề mặt để sử dụng với mục đích khác nhau nhằm tạo lợi ích

Như vậy, vấn đề bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn đất trong quá trình xây dựng, khai thác công trình ngầm và mỏ cần được hiểu như tổ hợp các giải pháp có khả năng đảm bảo làm suy giảm đến mức nhỏ nhất hoặc loại bỏ triệt để hiện tượng quá hủy mặt đất

Các giải pháp được chia làm 2 nhóm sau:

Thứ nhất: giải pháp sinh học:

 Khôi phục chất lượng mỹ thuật khu vực mặt đất bị phá hủy

 Thường xuyên thực hiện các giải pháp chống xói mòn

 Khôi phục toàn bộ tiềm năng sinh học của đất bị phá hủy

 Lựa chọn các loại cây xanh, cỏ phù hợp và phủ xanh mặt đất

 Phủ lên bề mặt bãi thải và các nền đất cần phải khôi phục một lớp đất mùn trồng trọt, bón phân cho đất

Thứ hai: Giải pháp kỹ thuật:

 Sữa chữa, đầm nén và quy hoạch nền đất phá hủy

 Biến đổi đất đá của các bãi thãi xây dưng trở thành vật liệu xây dựng và các chất độn bê tông

 Công tác hoàn nguyên bề mặt, gia cố kỹ các lớp phủ

 Tính toán các tải trọng tác dụng lên bề mặt công trình, lựa chọn hợp lý các lại vật liệu gia cố

 Tháo khô các công trình nằm trong khu vực có mực nước ngầm, thực hiện các biện pháp gia cố trước khi thi công như: đóng băng nhân tạo, phụt vữa…

5 KẾT LUẬN

Sự phá hủy bề mặt đất khi thi công xây dựng công trình ngầm là một trong những trở ngại khi xây dựng công trình ngầm trong các địa bàn đông dân cư và tồn tại các công trình trên mặt Quá trình phá hủy bề mặt gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế cũng như môi trường Để giảm thiểu các hiện tượng phá hủy bề mặt, cần phải tiến hành các biện pháp gia cố khối đất trước khi thi công và biện pháp thi công hợp lý

Khi xuất hiện các hiện tượng phá hủy bề mặt Cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, đưa ra các biện pháp khắc phục và ngăn chặn sự lan rộng của hiện tượng Tránh gây tổn thất hư hại cho các công trình trên mặt và lân cận

Ngày đăng: 29/03/2016, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w