1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành và phát triển của kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của ASEAN (Kênh 2

230 645 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Việt Nam tham gia Kênh 2 của ASEAN từ năm 1995 nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991 là mở rộng quan

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

4 Phạm vi nghiên cứu của Luận án 16

6 Nguồn tư liệu của Luận án 18

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Bối cảnh lịch sử ra đời Kênh 2 của ASEAN 21

1.1 Tiếp cận lí luận về Kênh 2 21

1.2 Sự thành lập ASEAN và nhu cầu thiết lập Kênh 2 30

1.2.1.1 Bối cảnh lịch sử dẫn tới sự thành lập ASEAN 30

hoạt động của ASEAN

chính trị-an ninh khu vực

Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển Kênh 2 của ASEAN 57

2.1 Giai đoạn 1: Sự phát triển ban đầu của ngoại giao Kênh 2 57

(1967 – 1975)

2.2 Giai đoạn 2: Sự hình thành mạng lưới Kênh 2 của ASEAN 68

(1976 – 1991)

và Quốc tế của ASEAN (ASEAN-ISIS) ra đời

Trang 3

2.3 Giai đoạn 3: Sự phát triển mạng lưới Kênh 2 của ASEAN 91 (từ 1992 đến nay)

Chương 3: Đặc điểm, vai trò và một số vấn đề đặt ra đối với Kênh 2 134

của ASEAN Sự tham gia của Việt Nam

3.1 Đặc điểm Kênh 2 của ASEAN 134

3.2 Vai trò Kênh 2 của ASEAN 141

3.3 Một số vấn đề đặt ra cho Kênh 2 của ASEAN 162

3.3.1 Nhu cầu của ASEAN 162

Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay

3.3.2 Một số vấn đề đặt ra cho Kênh 2 của ASEAN 169

3.4 Sự tham gia của Việt Nam trong Kênh 2 của ASEAN 174

Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 200

ngoại giao Kênh 2 của ASEAN

Trang 4

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt Đọc là

tiếng Anh

ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam

Á

Công nghiệp ASEAN

Dịch vụ

về Nhân quyền

Dương

APSC ASEAN Political and Security Community Cộng đồng Chính trị - An

ninh ASEAN

ASEAN

ASEAN-ISIS ASEAN Institute of Strategic and International Studies Viện nghiên

cứu Chiến lược và Quốc tế ASEAN

ATTA ASEAN Tours and Travel Associations Hiệp hội Du lịch và Lữ hành

ASEAN

AYLC ASEAN Young Leaders Conference Hội thảo các Nhà lãnh đạo trẻ

ASEAN

BDIPSS Brunei Darussalam Institute of Policy and Strategic Studies Viện Nghiên

cứu Chính sách và Chiến lược Brunei Darussalam

Trang 5

CBSMs Confidence Building Security Measures Các biện pháp An ninh Xây

dựng Lòng tin

CEPT Common Effective Preferential Tariff Chương trình Ưu đãi thuế quan

có hiệu lực chung.

CICIR Chinese Institute for Contemporary International Relations Viện Quan

hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc

CICP Cambodia Institute for Cooperation and Peace Viện Nghiên cứu Hòa

bình và Hợp tác Căm-pu-chia

tế Ca-na-đa

Hội nhập và Phát triển (Phi-lip-pin)

các nước ASEAN

CSCAP Council of Security Cooperation in Asia Pacific Hội đồng Hợp tác An

ninh châu Á – Thái Bình Dương

Hợp tác châu Âu

CSIS Centre for Strategic and International Studies Trung tâm Nghiên cứu

Chiến lược và Quốc tế (In-đô-nê-xia)

về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông

FAEA Federation of ASEAN Economic Asociations Liên đoàn các Hiệp hội

Kinh tế ASEAN

IFANS Institute for Foreign Affairs and National Security Viện Ngoại giao và

An ninh Quốc gia (Hàn Quốc)

IIR Institute for International Relations Học viện Quan hệ Quốc tế (Việt

Nam/Đài Loan)

Trang 6

ISDS Institute for Strategic and Development Studies Viện Nghiên cứu Chiến

lược và Phát triển (Phi-lip-pin)

(Xinh-ga-po/Mỹ)

ISIS Institute of Security and International Studies Viện Nghiên cứu An ninh

và Quốc tế (Thái Lan)

ISIS Institute of Strategic and International Studies Viện Nghiên cứu Chiến

lược và Quốc tế (Ma-lai-xi-a)

JIIA Japan Institute of International Affairs Viện Các Vấn đề Quốc tế Nhật

Bản

MAPHILINDO Malaysia – Philippines – Indonessia Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin,

In-đô-nê-xi-a

MISIS Myanmar Institute of Strategic and International Studies.Viện Nghiên

cứu Chiến lược và Quốc tế (Mi-an-ma)

PMC Post-ministerial Conference Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng

SAARC South Asia Association for Regional Cooperation Hiệp hội các nước

Nam Á phát triển Hợp tác Khu vực

SALT Strategic Arm Limitation Talks Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược

Kinh tế Đông Nam Á

SEANWFZ Southeast Asian Nuclear Weapon Free Zone Khu vực Đông Nam Á Phi

Vũ khí Hạt nhân

SIIA Singapore Institute of International Affairs Viện các Vấn đề Quốc tế

Xinh-ga-po

SIIS Shanghai Institute for International Studies Viện Nghiên cứu Quốc tế

Thượng Hải

ZOPFAN Zone of Peace, Freedom and Neutrality Khu vực Hòa bình, Tự do và

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.1 Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, rộng khoảng 4 triệu kilômét vuông, bao gồm 11 nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây và Đông Ti-mo)

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Đông và Nam tiếp giáp với biển Đông, phía Tây tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia Kể từ khi giành được độc lập năm 1945 cho đến nay, Việt Nam có quan hệ đặc biệt với Lào và Cam-pu-chia Trong khi đó, quan hệ của Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có lúc ở mức thù địch Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh không chỉ mở ra một bối cảnh mới cho quan hệ quốc tế trên toàn cầu mà cả ở khu vực Đông Nam Á Quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á bước sang giai đoạn mới

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Việt Nam bắt đầu những nỗ lực ngoại giao đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế Bước

đi đầu tiên là thúc đẩy quan hệ hữu nghị với tất cả các nước Đông Nam Á, từng bước hòa nhập vào khu vực này Do vậy, việc nghiên cứu tiến trình hội nhập ở Đông Nam Á

có ý nghĩa nâng cao hiểu biết về khu vực và về thời kỳ chuyển đổi quan trọng trong

chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

1.2 Nghiên cứu lịch sử cận hiện đại ở Đông Nam Á không thể không đề cập đến một sự kiện đặc biệt quan trọng, đó là sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam

Á – viết tắt là ASEAN, vào ngày 8/8/1967 Đồng thời cũng không thể không đề cập đến một sự kiện khác nằm trong khuôn khổ hoạt động của tổ chức ASEAN, đó là sự ra đời của Diễn đàn Khu vực ASEAN - viết tắt là ARF, vào tháng 7/1994 Đây là một cơ chế đối thoại đa phương giữa các nước ASEAN với các nước khác ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nhằm trao đổi về các vấn đề an ninh và chính trị đang nổi lên không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà ở cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn

Văn bản chính thức của ARF là Tuyên bố của Chủ tịch ARF được đưa ra tại các cuộc họp hàng năm Cuộc họp đầu tiên của ARF diễn ra tại Bangkok tháng 7/1994 với đại diện của 18 nước (nay số thành viên đã tăng lên 27) Trong Tuyên bố của Chủ tịch

Trang 8

ARF tại cuộc họp ARF lần thứ hai diễn ra tại thủ đô Bru-nây tháng 8/1995 có viết

“ARF sẽ thúc đẩy tiến trình của mình dựa trên hoạt động của hai kênh Các hoạt động của Kênh 1 do chính phủ của các nước thành viên ARF tiến hành Các hoạt động của Kênh 2 sẽ do các viện nghiên cứu chiến lược và các tổ chức phi chính phủ của các nước thành viên ARF tiến hành” (Điều 6.4.2) và “Chủ tịch ARF sẽ chịu trách nhiệm liên kết giữa Kênh 1 và Kênh 2” (Điều 6.4.3) Ngoài ra, bản Tuyên bố còn có Phụ lục nêu rõ hơn những lĩnh vực an ninh và chính trị mà Kênh 2 sẽ đảm trách Như vậy, Kênh 2, kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của ASEAN được văn

kiện hóa từ tháng 8/1995 Vì vậy, việc nghiên cứu Kênh 2 có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự phát triển của tổ chức ASEAN và sự tham gia của Việt Nam

trong tổ chức này

1.3 Việt Nam tham gia Kênh 2 của ASEAN từ năm 1995 nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) là mở rộng quan hệ nhiều mặt với các nước Đông Nam Á

để từng bước hội nhập vào khu vực và nghiên cứu khả năng tham gia tổ chức ASEAN

Do vậy, việc nghiên cứu Kênh 2 có ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn sâu sắc, giúp chúng ta hiểu rõ hơn hoạt động và vai trò của kênh đối thoại không chính thức về an

ninh và chính trị của ASEAN; đồng thời, thấy được những lợi ích cũng như những bất lợi cần tránh khi tham gia kênh này

2 Lí do và mục đích nghiên cứu của Luận án

2.1 Theo văn kiện của ARF thì kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của ASEAN ra đời từ tháng 8/1995 Tuy nhiên, hình thức đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị giữa các nước ASEAN hình thành sớm hơn nhiều và các diễn đàn đối thoại đầu tiên làm nền tảng cho việc hình thành nên Kênh 2 của ASEAN cũng ra đời trước đó Đồng thời, giờ đây, việc đối thoại không chính thức về

an ninh và chính trị giữa các nước ASEAN với nhau và giữa các nước ASEAN với các nước khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã không còn bó hẹp trong khuôn khổ của ASEAN và ARF Hơn nữa, Kênh 2 của ASEAN đã mở rộng đối thoại sang lĩnh vực kinh tế - xã hội

Mặt khác, Kênh 2, về thực chất, được xem như là một kênh phi chính phủ, kênh không chính thức, có tác dụng tham khảo ý kiến và tư vấn cho Kênh 1- kênh chính

Trang 9

phủ, kênh chính thức Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng sự đóng góp của Kênh 2 cho Kênh 1 nhiều khi không được coi trọng Thêm vào đó, ASEAN đang từng bước hoàn thiện cơ cấu hoạt động của mình, giảm sự cồng kềnh, tăng tính hiệu quả, thể chế hoá các hoạt động của ASEAN, trong đó có cả cơ cấu hoạt động của ARF Vì vậy, có ý kiến cho rằng, vai trò của Kênh 2 sẽ ngày càng giảm, và khi ASEAN tiến tới sự thể chế hoá như nhiều tổ chức khu vực khác, Liên minh Châu Âu (EU) chẳng hạn, thì Kênh 2 sẽ không còn cần thiết Điều đó có đúng không? Nếu không, Kênh 2 sẽ tiếp tục phát triển ra sao? Vai trò của nó đối với an ninh và phát triển của khu vực Đông Nam

Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương như thế nào?

Nhiều vấn đề đặt ra, nhưng cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam có rất ít

nghiên cứu về kênh này Đó chính là lí do tôi chọn vấn đề “Quá trình hình thành và

phát triển của kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của ASEAN (Kênh 2)” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới

cận đại và hiện đại

2.2 Với mục tiêu nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của ASEAN, Luận án nhằm những mục đích sau:

 Kênh 2 được chính thức đề cập trong văn kiện của ASEAN từ tháng 8/1995 nhưng nó xuất hiện từ đầu những năm 1980 Cùng với quá trình phát triển của ASEAN, đặc biệt là quá trình mở rộng tổ chức ASEAN, Kênh 2 ngày càng phát triển

về bề rộng và đang từng bước thể chế hoá Luận án sẽ làm rõ quá trình hình thành Kênh 2, và quá trình phát triển các thể chế và mạng lưới của Kênh 2

 Mặc dù ASEAN đang từng bước thể chế hoá các hoạt động của mình nhưng vai trò của Kênh 2 không hề suy giảm Kênh 2 được dùng trong khuôn khổ hoạt động của ASEAN và chủ yếu liên quan đến lĩnh vực an ninh và chính trị Luận án sẽ làm rõ sự đa dạng và nhạy cảm của lĩnh vực này trong hợp tác ASEAN, từ đó làm rõ nhiệm vụ và triển vọng phát triển của Kênh 2

 Luận án sẽ nghiên cứu quá trình Việt Nam tham gia Kênh 2, các lợi ích cũng như những khó khăn đối với Việt Nam, từ đó khuyến nghị phương hướng mở rộng sự tham gia Kênh 2 của Việt Nam trong thời gian tới

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 10

Do tầm quan trọng của ASEAN trong lịch sử phát triển của khu vực Đông Nam

Á, đã có rất nhiều ấn phẩm, trong nước cũng như ngoài nước, viết về ASEAN Tuy nhiên, mối quan tâm của các nghiên cứu về ASEAN chủ yếu mới hướng về các cơ cấu hoạt động chính thức, có tính chất chính phủ, tức là Kênh 1 trong ASEAN

Cho tới những năm 1980, xuất hiện các cuộc đối thoại không chính thức về chính trị - an ninh ở Đông Nam Á để từng bước hình thành ngoại giao Kênh 2 rồi mạng lưới Kênh 2 của ASEAN nhưng không tìm thấy ấn phẩm nào viết về các hoạt động này

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đã có một số sách và bài báo, bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng nước ngoài, đề cập đến các hoạt động trong Kênh 2 của ASEAN Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập đến từng mảng riêng lẻ, như về Hội đồng Hợp tác An ninh Khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP), về một số Nhóm làm việc trong CSCAP, về một số Diễn đàn không chính thức trong ASEAN , số lượng lại

chưa nhiều, và chỉ mang tính chất thông tin

Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, cả ở trong và ngoài nước, có nhiều công

trình nghiên cứu về Kênh 2 của ASEAN hơn thời kỳ trước đó

3.1 Các nhà nghiên cứu của các nước ASEAN đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức này Song còn ít công trình nghiên cứu về Kênh 2 Trong số đó, hai cuốn sách dưới đây là hai công trình quan trọng

Kao Kim Hourn trong cuốn sách “Whispering in the Ears of Power: The Role

of ASEAN Track-Two Diplomacy” (Thì thầm bên Tai các Quyền lực về Vai trò của Ngoại giao Kênh 2 của ASEAN) được Viện Hợp tác và Hòa bình Cam-pu-chia (CICP)

xuất bản năm 2002 miêu tả rất rõ sự ra đời của mạng lưới Viện nghiên cứu Chiến lược

và Quốc tế ASEAN (ASEAN-ISIS), và phần nào vai trò của ASEAN-ISIS Tuy nhiên cuốn sách chưa đề cập nhiều đến Kênh 2 của ASEAN Thứ nhất, cuốn sách chỉ đề cập đến giai đoạn lịch sử 1984 đến 1988, là giai đoạn các viện nghiên cứu của ASEAN bắt đầu đối thoại với nhau và tiến tới thành lập ASEAN-ISIS Thứ hai, cuốn sách chưa gắn được ASEAN-ISIS với Kênh 2 của ASEAN Tác giả nói đến vai trò của ASEAN-ISIS

là một thể chế tập hợp các viện nghiên cứu chiến lược của các nước ASEAN, cùng nhau thu thập, xử lý thông tin, bàn chiến lược, đưa ra kiến nghị chính sách cho các

Trang 11

chính phủ ASEAN Song tác giả đã không đề cập đến vai trò của thể chế này góp phần vào quá trình phát triển ngoại giao Kênh 2 trong ASEAN và trở thành một mạng lưới Kênh 2 của ASEAN hoạt động không chỉ trong khu vực ASEAN mà cả ở khu vực Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn hơn Tác giả chỉ nói rằng ASEAN-ISIS nên mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra ngoài khu vực ASEAN

Cuốn sách “Twenty Two Years of ASEAN-ISIS” (22 năm của ASEAN-ISIS) (2006) của ba tác giả Hadi Soesastro, Clara Joewono và Carolina Hernandez là một

công trình khá toàn diện về Kênh 2 của ASEAN Các tác giả là những người tham gia các cuộc gặp gỡ và đối thoại ban đầu đưa đến việc thành lập ASEAN-ISIS, nên đã làm

rõ những ý tưởng cũng như mục đích ra đời của ASEAN-ISIS Các tác giả cũng làm rõ vai trò của ASEAN-ISIS đối với các vấn đề chính trị - an ninh ở khu vực Đông Nam

Á, Đông Á, cũng như châu Á – Thái Bình Dương

Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về ASEAN-ISIS nhưng lại chưa đề cập một cách tổng thể về Kênh 2 của ASEAN với một mạng lưới nhiều cơ chế

và diễn đàn, nội dung hoạt động của từng cơ chế và diễn đàn này như thế nào

Cuốn sách của Mely Cabellero-Anthony “Regional Security in Southeast Asia:

Beyond the ASEAN Way” (An ninh Khu vực Đông Nam Á: Vượt ra ngoài Phương cách ASEAN) (2005), nói đến vai trò của xã hội dân sự và một cơ chế Kênh 2 quan trọng, đó

là Hội đồng Nhân dân ASEAN (APA) trong việc giải quyết các vấn đề chính trị - an ninh của khu vực cũng như việc xây dựng các cộng đồng ở khu vực nhưng chưa phân tích được vị trí của diễn đàn này trong toàn bộ mạng lưới Kênh 2 của ASEAN

Bên cạnh đó cũng có một số bài viết và tham luận của các học giả ASEAN bàn

về một số cơ chế và diễn đàn Kênh 2 của ASEAN

Tại hội thảo “Các Hệ thống An ninh Thay thế” tổ chức tại trường Đại học Chualalongkorn, Bangkok, Thái Lan, tháng 3/1997, Carolina Hernandez đã có tham

luận “Governments and NGOs in the search for peace: ASEAN-ISIS and CSCAP

experience” (Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tìm kiếm hòa bình: Kinh nghiệm của ASEAN-ISIS và CSCAP) (1997), xem xét đánh giá hai thể chế Kênh 2 này

của ASEAN

Tại hội thảo “Lịch sử và Vai trò của các Thể chế Kênh 2 ở châu Á” do quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung tổ chức tại Jakartar, In-đô-nê-xi-a, tháng 1/2002, Norodom

Trang 12

Sirivudh đã có tham luận “The Cambodian Experience” (Kinh nghiệm của

Cam-pu-chia) (2002) viết về quá trình Viện Hợp tác và Hòa bình Cam-pu-chia (CICP) thông

qua các thể chế Kênh 2 của ASEAN tham gia xây dựng lòng tin, hội nhập khu vực và thúc đẩy quan hệ đối tác Thể chế Kênh 2 của ASEAN mà Sirivudh đề cập là ASEAN-ISIS và CSCAP (Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á – Thái Bình Dương)

Rizal Sukma có bài tham luận “ASEAN-ISIS and Political-security Cooperation

in Asia-Pacific” (ASEAN-ISIS và Hợp tác Chính trị-an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương) (2006) tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN-ISIS tổ chức tại

Jakartar, In-đô-nê-xi-a, tháng 6/2006 Trong tham luận của mình, Rizal nói đến vai trò của ASEAN-ISIS trong sự phát triển Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), trong việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), cũng như những thách thức mà ASEAN-ISIS đang gặp phải Thách thức thứ nhất là làm sao để thế hệ trẻ ở các ASEAN-ISIS tại các nước ASEAN có được tính kế thừa Thứ hai là làm thế nào để ASEAN-ISIS có ngân sách hoạt động, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách của chính phủ, do vậy sẽ phụ thuộc vào quan điểm của chính phủ Thứ ba là làm thế nào để ASEAN-ISIS tiếp tục đóng vai trò đưa ra các ý tưởng mới cho Kênh 1

Trong tham luận“The Asia-Pacific Roundtable: An ASEAN-ISIS Initiative to

build trust and confidence” (Hội nghị Bàn tròn châu Á - Thái Bình Dương (APR): Sáng kiến để xây dựng niềm hy vọng và sự tin tưởng) (2006) tại cuộc họp của các nhà lãnh

đạo ASEAN-ISIS tổ chức tại Jakartar, In-đô-nê-xi-a, tháng 6/2006, Mohamed Jawhar Hassan giới thiệu Hội nghị bàn tròn châu Á – Thái Bình Dương (APR), cả thành tựu lẫn thiếu sót, khẳng định đây là một tiến trình Kênh 2 của ASEAN

Tham luận tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN-ISIS này, Jusuf Wanandi

trong “ASEAN-ISIS and its regional and international networking” (ASEAN-ISIS với

mạng lưới khu vực và quốc tế) (2006) đề cập đến việc mở rộng mạng lưới Kênh 2 của

ASEAN nhưng chỉ ở góc độ tăng cường giao lưu giữa Kênh 1 và Kênh 2 Jusuf kiến nghị tổ chức phối hợp họp ASEAN-ISIS với Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) nhiều lần trong năm và với Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) cũng như với Tổng thư ký ASEAN thường xuyên hơn để tăng cường sự gắn kết Kênh 2 với Kênh 1

Chap Sotharit tham gia cuộc họp với tham luận “Challenges and Prospects for

ASEAN-ISIS” (Thách thức và Triển vọng của ASEAN-ISIS) (2006) Chap cho rằng

Trang 13

ASEAN-ISIS đã đạt được nhiều thành tựu nhưng còn nhiều thách thức phải giải quyết: nhân lực, tài chính, lãnh đạo

Tham luận về “Challenges and Prospects for ASEAN-ISIS: Policy, Renewal

and Institutionalization” (Thách thức và Triển vọng của ASEAN-ISIS: Chính sách, Đổi mới và Thể chế hóa) (2006) tại cuộc họp, Simon Tay giới thiệu quá trình mở rộng

ASEAN-ISIS và việc thể chế hóa mạng lưới này Simon đề nghị thành lập Ban thư ký ASEAN-ISIS

Tất cả các tham luận trên giúp người đọc hiểu thêm về Kênh 2 của ASEAN ở các góc độ khác nhau nhưng lại chưa đưa ra cách nhìn toàn diện về kênh này do các tham luận chỉ tập trung vào vai trò và các vấn đề đặt ra đối với ASEAN-ISIS

3.2 Các nhà nghiên cứu và học giả của các nước bên ngoài ASEAN cũng có một số công trình nghiên cứu Kênh 2 của ASEAN

Sheldon Simon trong cuốn sách “Future of Asia Pacific Security Cooperation”

(Tương lai Hợp tác An ninh châu Á – Thái Bình Dương) (1988) nói đến các vấn đề an

ninh khu vực, từ vấn đề cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, đến các liên minh quân sự, vai trò của ASEAN cũng như các nước tầm trung (Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân) trong các dàn xếp an ninh của khu vực Bàn về vai trò của ASEAN, tác giả nhấn mạnh đến các cuộc đối thoại riêng lẻ của các học giả ngoài ASEAN với các học giả ASEAN

về các vấn đề chính trị - an ninh Diễn đàn Hội nghị bàn tròn châu Á – Thái Bình Dương (APR), một cơ chế đối thoại an ninh – chính trị của ASEAN, ra đời năm 1987, được tác giả đánh giá cao là một đóng góp quan trọng cho an ninh, hòa bình của khu vực Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình, Sheldon Simon chưa đề cập đến vai trò của APR như một mô thức hợp tác mới của ASEAN, không chính thức, hữu hiệu, khởi đầu cho một loạt cơ chế, diễn đàn đối thoại về an ninh và chính trị không chính thức của ASEAN ra đời sau này

Trong tham luận “ARF and CSCAP” (ARF và CSCAP) tại Diễn đàn an ninh

châu Á - Thái Bình Dương (Đài Loan, 1997), Paul M Evans có đề cập đến CSCAP và coi nó là một cơ chế của Kênh 2, nhưng không giải thích rõ ngoài CSCAP, Kênh 2 còn

có những cơ chế hoạt động nào khác

Cuốn sách “The Next Stage: Preventive Diplomacy and Security Cooperation

in the Asia Pacific Region” (Giai đoạn Tiếp theo: Ngoại giao Phòng ngừa và Hợp tác

Trang 14

An ninh ở Khu vực châu Á – Thái Bình Dương) của Desmond Ball và Amitav

Acharya (1999) đề cập đến Kênh 2 như một kênh hoạt động quan trọng trong ARF nhưng lại không nêu rõ thực chất Kênh này là gì và những nhiệm vụ cụ thể của nó trong ARF

Herman Josephs Kraft viết bài “Dilema of Track-Two Diplomacy in Southeast

Asia” (Tình thế Tiến thoái lưỡng nan của Ngoại giao Kênh 2 ở Đông Nam Á) trong tạp

chí Đối thoại An ninh (tháng 9/2000) nêu rõ ASEAN-ISIS đã tạo ra nền ngoại giao không chính thức ở Đông Nam Á Đồng thời, Kraft đã nêu lên các vấn đề của ngoại giao Kênh 2 ở Đông Nam Á: vấn đề an ninh rộng lớn, phạm vi đề cập hẹp, Kênh 2 không độc lập với Kênh 1, cơ cấu Kênh 2 mỏng manh, chỉ là các diễn đàn đối thoại và đối thoại, chưa thực sự giải quyết được các xung đột Song Kraft lại không nêu cách thức giải quyết các vấn đề này như thế nào để Kênh 2 thoát được tình thế tiến thoái lưỡng nan, do đó không làm rõ được triển vọng phát triển của kênh này ra sao

Barry Desker viết bài “The role of Institutes in East Asia” (Vai trò của Các

Viện nghiên cứu ở Đông Á) trong cuốn sách “Châu Á và Thế kỷ mới” (2003) của

Amitav Acharya và Lee Lai To đã điểm tên các viện nghiên cứu ở Đông Á tham gia vào ngoại giao Kênh 2, đồng thời cũng nêu vài nét quá trình mở rộng Kênh 2 của ASEAN ra khu vực Đông Á Tuy nhiên tác giả lại chưa thực sự lảm rõ được vai trò của các viện này trong mạng lưới Kênh 2 của ASEAN

“Unofficial Diplomacy in Southeast Asia: Civil Society or Civil Service?” (Ngoại giao Không chính thức ở Đông Nam Á: Xã hội Dân sự hay Dịch vụ Dân sự?) là

bài viết của See Seng Tan trong tạp chí Gìn giữ hòa bình quốc tế (tập 12, số 1, năm 2005) cho thấy đối thoại không chính thức ở khu vực Đông Nam Á là một trong những phương cách góp phần giải quyết các vấn đề an ninh – chính trị ở khu vực hữu hiệu Tan còn miêu tả ngoại giao không chính thức, đối thoại không chính thức là cách

“nghĩ ra những điều tưởng chừng không thể nghĩ được” Ông nói rõ hơn phương pháp quân sự là phương pháp chống lại nguyên tắc không can thiệp, vì vậy khi Đông Nam

Á của ASEAN theo đuổi nguyên tắc không can thiệp thì sự lựa chọn thích hợp nhất là đối thoại không chính thức Tuy nhiên, bài viết lại chỉ đề cập đến ASEAN-ISIS và CSCAP như là hai cơ chế Kênh 2 duy nhất của ASEAN

Trang 15

Nghiên cứu của ba giáo sư Desmond Ball, Anthony Milner và Brendan Taylor

với tựa đề “Maping Track-Two Institutions in Australia, New Zealand and Asia” ( Vẽ

bản đồ các Thể chế Kênh 2 ở Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân và châu Á) (2005) đã giải thích

vì sao ngoại giao Kênh 2 lại cần thiết đối với khu vực châu Á Nghiên cứu miêu tả các

cơ chế Kênh 2 ở Ô-xtrây-lia và Niu Di-lân và nêu hai ví dụ phát triển Kênh 2 ở châu Á

là Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP) và Mạng lưới tư tưởng Đông Á (NEAT) Tuy nhiên nghiên cứu không nêu được ngoại giao Kênh 2 quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á của ASEAN như thế nào

Ngoài ra còn một số bài viết trong sách cũng như trong các tạp chí nước ngoài của các tác giả ngoài ASEAN đề cập đến vai trò Kênh 2 của ASEAN, từ ASEAN-ISIS

đến các diễn đàn, cơ chế đối thoại không chính thức khác của ASEAN như “Security

Prospects in Southeast Asia: cooperative efforts and ARF” (Triển vọng An ninh ở Đông Nam Á: các nỗ lực hợp tác và diễn đàn ARF) (Sheldon Simon, 1998),

“Southeast Asian experts in global and regional study network” (Các chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á trong mạng lưới nghiên cứu khu vực và toàn cầu) (Helen

Nesadura và Diane Stone, 2000), “Fullfilment of ASEAN Economic Community by

2020 - ASEAN-ISIS and ISEAS’s approaches”(Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2020 - cách tiếp cận của Viện nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS và ASEAN- ISIS) (Denis Hew và Hadi Soesastro, 2003) …

3.3 Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ASEAN Mặc dù các công trình đã tập trung nghiên cứu kỹ quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và vai trò của tổ chức, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu Kênh 2 của ASEAN và chỉ có một số công trình đề cập ít nhiều đến kênh này

Cuốn sách “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” của Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao

(1995) có đề cập đến các tổ chức phi chính phủ trong khuôn khổ ASEAN như Các Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN, Hội Công nghiệp Khu vực, Hội Thương mại Khu vực, Hội đồng Bảo hiểm ASEAN, Hội đồng Ngân hàng ASEAN, Hiệp hội Chủ tàu biển ASEAN, Hiệp hội Các nhà sản xuất đồ gỗ, Hiệp hội Thúc đẩy Phát triển ngành Tiểu thủ công nghiệp ASEAN, Liên đoàn Các chủ doanh nghiệp ASEAN, Liên đoàn Các nhà xây dựng ASEAN, Liên đoàn Các tổ chức Kỹ thuật ASEAN, Liên đoàn

Trang 16

Các hiệp hội Khai khoáng ASEAN, Liên đoàn Các tổ chức Phụ nữ ASEAN, Cuốn sách phân biệt rõ đây là các tổ chức phi chính phủ trong khuôn khổ ASEAN Bên cạnh

đó có các tổ chức phi chính phủ không là hội viên liên kết chính thức của ASEAN như Liên đoàn Kế toán ASEAN, Liên đoàn Các Nhà báo ASEAN, Hội đồng Giáo viên ASEAN, Hội đồng Các Công đoàn ASEAN, Hiệp hội Các Nhà văn ASEAN, Hiệp hội Các Sân bay Quốc tế ASEAN, Tổ chức Liên minh Quốc hội ASEAN, Tuy nhiên cuốn sách chỉ dừng ở góc độ liệt kê các tổ chức kinh tế - xã hội phi chính phủ, không coi đây là các cơ chế Kênh 2 của ASEAN

Tác giả Đào Huy Ngọc với cuốn sách “ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam”

(1997) có đề cập đến vai trò những diễn đàn của giới học giả ASEAN và Việt Nam trong quá trình Việt Nam hội nhập vào ASEAN Tuy nhiên, tác giả không phân tích các diễn đàn này dưới góc độ Kênh 2

Trong cuốn sách “35 năm ASEAN – Hợp tác và Phát triển” (2003), tác giả

Nguyễn Trần Quế đề cập đến một số tổ chức phi chính phủ đóng góp vào từng lĩnh vực hợp tác của ASEAN như Hội đồng bảo hiểm ASEAN (trong hợp tác về tài chính), Hiệp hội chủ tàu biển ASEAN (trong hợp tác vận tải liên lạc) Song tác giả không phân biệt các cơ chế hoạt động phi chính phủ với các cơ chế hoạt động của chính phủ,

do vậy không làm rõ được các cơ chế Kênh 2

Cuốn sách “Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ 21” của tác giả Phạm Đức Thành (2007) và cuốn sách “Hợp tác đa phương ASEAN + 3: vấn đề và triển

vọng” của tác giả Hoàng Khắc Nam (2008) đề cập khá hoàn chỉnh các hợp tác của

ASEAN Hai tác giả cũng đề cập đến hợp tác giữa các viện nghiên cứu, các học giả ở Đông Nam Á và Đông Á Tuy nhiên, tác giả Phạm Đức Thành không coi đây là hợp tác Kênh 2 của ASEAN Tác giả Hoàng Khắc Nam nói đến Kênh 2 và giới thiệu cách thức hoạt động của kênh này nhưng chưa làm rõ vai trò của Kênh 2 trong hợp tác ASEAN + 3

Bộ Ngoại Giao, đặc biệt là Học viện Ngoại Giao đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến ASEAN và hợp tác ở Đông Á, ở châu Á – Thái Bình Dương như

“Vai trò của các thể chế đa phương đối với trật tự an ninh khu vực Đông Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh” (đề tài cấp cơ sở, 2004), “Khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3 và tiến trình hợp tác Đông Á” (đề tài cấp cơ sở, 2004) “Chiều hướng phát

Trang 17

triển của các liên kết ở Đông Á – Thái Bình Dương” (đề tài cấp Bộ, 2008)… Tuy

nhiên các đề tài này chưa làm rõ vai trò Kênh 2 của ASEAN trong các hợp tác khu vực

Trong Tạp chí Cộng sản số 14 (134) năm 2007 có bài viết của Nguyễn Thu Mỹ

“ASEAN trong quá trình phát triển ASEAN + 3” đề cập đến Diễn đàn Đông Á – một

cơ chế Kênh 2 của ASEAN đã nỗ lực tuyên truyền và vận động cho sự ra đời của Hội nghị Cấp cao Đông Á

Ngoài ra có một số tham luận của các học giả Việt Nam tại các hội thảo quốc tế bàn về hợp tác an ninh – chính trị ở Đông Nam Á có đề cập đến Kênh 2 của ASEAN

như “Tiếp cận an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á” (Nguyễn Vũ Tùng, 2008),

“Vấn đề an ninh con người ở Đông Nam Á” (Hà Anh Tuấn, 2008), “Xóa bỏ khoảng cách giữa các nước Đông Nam Á: Ưu tiên của hội nhập sâu hơn” (Đỗ Thanh Hải,

2008)…

3.4 Điểm lại các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến

đề tài nghiên cứu của Luận án (mà tác giả đã tập hợp và hệ thống được), có thể rút ra những nhận xét sau:

Một là, các tác giả trong và ngoài ASEAN, trong các công trình nghiên cứu của

mình, đã phần nào làm rõ sự ra đời của ASEAN-ISIS, một cơ chế Kênh 2 đầu tiên của ASEAN, nhưng chưa làm rõ quá trình hình thành và phát triển của toàn bộ mạng lưới Kênh 2 của ASEAN

Hai là, các tác giả khi đề cập đến Kênh 2 của ASEAN tập trung nhiều vào

ASEAN-ISIS và CSCAP, nhưng chưa làm rõ được các cơ chế, thể chế, và diễn đàn khác của Kênh 2 ASEAN

Ba là, các công trình nghiên cứu đã đề cập ít nhiều đến vai trò Kênh 2 của

ASEAN ở Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương nhưng chưa làm rõ được quá trình

mở rộng vai trò này như thế nào

Bốn là, nhiều công trình nêu thành tựu và thách thức đối với Kênh 2 của

ASEAN nhưng chưa làm rõ triển vọng phát triển của Kênh này ra sao

Do vậy, việc nghiên cứu quá trình hình thành Kênh 2 trong ASEAN, các hoạt động cụ thể và vai trò của nó đối với an ninh khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương là những khoảng trống mà Luận án này muốn đi sâu

Trang 18

4 Phạm vi nghiên cứu của Luận án

Về mặt không gian, mặc dù Luận án đề cập đến Kênh 2 của ASEAN, nhưng

phạm vi hoạt động của kênh này trên thực tế đã vượt ra khỏi khu vực Đông Nam Á, do vậy Luận án sẽ không bó hẹp nghiên cứu Kênh 2 trong khu vực Đông Nam Á, mà trong trường hợp cần thiết sẽ mở rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Về mặt thời gian, Kênh 2 của ASEAN bắt đầu hình thành từ đầu những năm

1980, nhưng đối thoại về an ninh và chính trị của ASEAN được bắt đầu cùng sự ra đời của tổ chức ASEAN Kênh 2 không có thời điểm kết thúc, tuy nhiên thời điểm bảo vệ Luận án là 2010 nên sẽ tạm dừng việc nghiên cứu kênh này tại thời điểm đó

Về mặt nội dung, "Kênh 2" được đề cập trong Luận án sẽ dựa trên khái niệm và

định nghĩa được nêu trong các văn kiện của ARF, nhưng phạm vi hoạt động của kênh này trên thực tế đã vượt ra khỏi phạm vi hoạt động của ARF, nên Luận án sẽ không bó hẹp nghiên cứu Kênh 2 trong khuôn khổ của ARF

Luận án sẽ tập trung chủ yếu vào quá trình hình thành và phát triển của Kênh 2, song cũng sẽ xem xét vị trí và vai trò của kênh này trong quá trình phát triển tổng thể của ASEAN để có thể đánh giá đúng hơn triển vọng phát triển của Kênh 2 trong ASEAN

Luận án sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an ninh và chính trị trong hoạt động của ASEAN mà Kênh 2 bao trùm Tuy nhiên việc nghiên cứu cũng sẽ được xem xét bên cạnh Kênh 1 và Kênh 3 (kênh đối ngoại nhân dân), trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, để thấy được mối liên hệ và vị trí của Kênh 2, một kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị, trong tổng thể hoạt động của ASEAN, và triển vọng phát triển của kênh này

5 Phương pháp nghiên cứu của Luận án

5.1 Phương pháp luận Mác Lê-nin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam với hệ thống những nguyên lý, quan điểm về các vấn đề thế giới được Luận án sử dụng để nhìn nhận sự phát triển Kênh 2 của ASEAN phù hợp với tiến trình phát triển của thời đại

5.2 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận án là phương pháp lịch sử - logic, trình bày quá trình hình thành và phát triển của vấn đề bằng các sự kiện lịch sử

Trang 19

điển hình, phân chia các giai đoạn phát triển bằng các mốc lịch sử theo thời gian, phân tích bối cảnh và diễn biến vấn đề, qua đó rút ra những kết luận cần thiết

5.3 Luận án sử dụng đồng thời phương pháp khoa học liên ngành từ các bộ môn có liên quan đến sử học như địa – chính trị, địa – văn hóa, quan hệ quốc tế, kinh

tế quốc tế Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, quy nạp và đưa ra các đánh giá, suy luận

5.4 Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn và trao đổi với các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng Kênh 2 của ASEAN

5.5 Luận án kết hợp các phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng hợp… trong một hệ thống cấu trúc của phép biện chứng để làm rõ hơn các bước phát triển Kênh 2 của ASEAN

6 Nguồn tài liệu của Luận án

6.1 Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam, và các văn kiện của ASEAN là những tư liệu gốc được Luận án sử dụng làm cơ sở cho các mốc lịch sử quan trọng

6.2 Nguồn tài liệu chủ yếu của Luận án là các công trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo, tạp chí, viết về ASEAN, hoặc đề cập trực tiếp đến Kênh 2, bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh

6.3 Luận án cũng sử dụng các tài liệu trong các thư viện chuyên ngành, các báo cáo khoa học của các Viện nghiên cứu, và của Bộ Ngoại giao

6.4 Luận án khai thác và tiếp cận các bài viết liên quan đến đề tài trên nhiều trang điện tử quốc tế (mạng internet)

6.5 Đồng thời, là người tham gia trực tiếp các hoạt động Kênh 2 của ASEAN, tác giả có cơ hội tiếp xúc, phỏng vấn các học giả, sử dụng các tham luận hội thảo, góp phần làm cho nguồn tài liệu thực tiễn, phong phú và khách quan hơn cho quá trình nghiên cứu vấn đề

7 Kết quả nghiên cứu và đóng góp của Luận án

7.1 Luận án nghiên cứu kênh đối thoại không chính thức của ASEAN – Kênh 2 nhằm đạt những kết quả sau:

Trang 20

 Bước đầu sưu tầm, tập hợp và khai thác các tư liệu, trình bày một cách

cơ bản và hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Kênh 2, và mối quan hệ của Kênh 2 với các kênh khác trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á

 Qua sự hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN, phân tích cơ sở khoa học và lí luận về sự ra đời của Kênh 2, vị trí và vai trò của kênh này trong tổ chức ASEAN

 Kế thừa có chọn lọc những công trình của các tác giả đi trước, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá có tính độc lập về triển vọng phát triển của Kênh 2

một số vấn đề khó khăn, thuận lợi, và nêu một vài kiến nghị về sự tham gia của Việt Nam trong Kênh 2 nói riêng và trong ASEAN nói chung

7.2 Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ được áp dụng ở

và tham gia trực tiếp của Việt Nam vào các hoạt động Kênh 2 của ASEAN

Đông Nam Á, cung cấp thêm tài liệu dùng cho việc giảng dạy và học tập về lịch sử quan hệ quốc tế và Đông Nam Á học của Học viện Ngoại giao và một số trường đại học khác

8 Kết cấu của Luận án

Với tiêu đề “Quá trình hình thành và phát triển của kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của ASEAN (Kênh 2)”, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung Luận án được chia làm 3 chương:

Chương 1: nêu khái niệm chung về ngoại giao đa kênh và đặc điểm của ngoại giao Kênh 2 Trên cơ sở đó xem xét sự ra đời của ASEAN và Kênh 2 của nó

Chương 2: chương trọng tâm của Luận án, tập trung phân tích các giai đoạn phát triển của Kênh 2, sự hình thành và hoạt động cụ thể của từng thể chế thuộc Kênh

Trang 21

này Từ đó làm rõ phạm vi hoạt động và vị trí của Kênh 2 trong tổng thể hoạt động của ASEAN

Chương 3: nghiên cứu đặc điểm và những vấn đề đặt ra cho việc mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao vai trò của Kênh 2 trong khuôn khổ hoạt động của ASEAN, đồng thời nêu một số khuyến nghị về việc Việt Nam tham gia kênh này

Trang 22

Chương 1

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

RA ĐỜI KÊNH 2 CỦA ASEAN

1.1 TIẾP CẬN LÝ LUẬN VỀ KÊNH 2

1.1.1 KHÁI NIỆM NGOẠI GIAO ĐA KÊNH

Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong đàm phán, dàn xếp, thương lượng, giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia Đồng thời ngoại giao là một hoạt động thực hiện các mối quan hệ quốc tế liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và hòa bình Các hình thức ngoại giao có thể phân theo công cụ mà ngoại giao sử dụng hoặc tương tác: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa Ngoại giao văn hóa sử dụng các giá trị văn hóa, hình thức văn hóa, lợi thế văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác Ngoại giao kinh tế tận dụng những thuận lợi và mặt mạnh của ngoại giao để xúc tiến thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

Đôi khi ngoại giao được phân biệt theo chính sách đối ngoại sử dụng, ví dụ

“ngoại giao bóng bàn”, “ngoại giao cây tre” Ngoại giao cây tre ám chỉ chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, với hàm ý có thể ngả ngiêng theo chiều gió, nhưng không bao giờ đổ, lợi ích quốc gia luôn đặt trên hàng đầu Ngoại giao bóng bàn là chính sách được chính phủ Mỹ thực hiện khi thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh lạnh Tháng 4/1971, đội bóng bàn của Mỹ cùng các phóng viên đã sang thăm và giao hữu ở Trung Quốc, mở đầu cho mối quan hệ giữa hai quốc gia thù địch, tạo điều kiện cho chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon tới Trung Quốc 10 tháng sau đó Người ta đặt tên cho sự kiện này là "ngoại giao bóng bàn" Nó cho thấy thể thao cũng có thể góp phần thúc đẩy các nước ngồi lại với nhau

Các cách tiếp cận và khái niệm dưới đây lại phân ngoại giao theo đặc điểm (chính thức và không chính thức) và theo chủ thể (ngoại giao nhân dân, ngoại giao chính phủ, ngoại giao phi chính phủ)

Trang 23

Trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay, các chủ thể phi quốc gia, xuyên quốc gia và phi chính phủ ngày càng chi phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế Mặt khác, các vấn

đề chính trị - an ninh, xung đột quốc tế, ngày càng phức tạp và đa dạng hơn Trong tình hình đó, nhiều khi hoạt động ngoại giao chính thức không thể giải quyết một cách hiệu quả Do vậy, ngoại giao đa kênh được xem là một cách tiếp cận mới nhằm góp phần giải quyết các vấn đề chính trị - an ninh và xử lí các xung đột quốc tế phức tạp,

có lợi ích chồng chéo giữa các bên liên quan

Thuật ngữ ngoại giao đa kênh, cũng như thuật ngữ Kênh 1 và Kênh 2 được Joseph Montville đưa ra lần đầu tiên vào năm 1981: “ngoại giao đa kênh là sự kết hợp các hoạt động ngoại giao chính thức, chính phủ (Kênh 1) với các hoạt động ngoại giao không chính thức, phi chính phủ (Kênh 2) nhằm xử lí các xung đột giữa các quốc gia

và trong một quốc gia” [185] Sau đó John McDonald phát triển khái niệm về Kênh 2 thành bốn kênh nhỏ của từng giới: học giả, doanh nghiệp, công dân và truyền thông

Đến năm 1991, Louise Diamond và John McDonald phát triển ngoại giao đa kênh thành 9 kênh: chính phủ, chuyên gia giải quyết xung đột, doanh nghiệp, công dân, nghiên cứu - giáo dục - đào tạo (học giả), hoạt động xã hội, tôn giáo, tài trợ, và truyền thông-công luận [187]

Trong nền chính trị quốc tế hiện đại, quốc gia được coi là chủ thể chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế Hoà ước Westphalia năm 1648 được coi là đã sinh ra hệ thống các quốc gia – dân tộc tồn tại cho đến ngày nay Chủ nghĩa hiện thực chính trị xem các quốc gia là các thực thể cấu kết chặt chẽ, hành động một cách nhất quán nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trên trường quốc tế Do vậy, nền hoà bình và an ninh quốc tế chủ yếu

bị các quốc gia chi phối thông qua cạnh tranh quyền lực và cân bằng quyền lực nhằm duy trì “trật tự” trong một hệ thống quốc tế “vô chính phủ”

Song hành với sự thống trị của các quốc gia trong nền chính trị quốc tế là nền ngoại giao truyền thống Chính phủ là cơ quan hoạch định đồng thời là cơ quan thực thi chính sách đối ngoại Vì vậy, ngoại giao mang tính chính thức, thể hiện bản chất của chính phủ, cơ quan đại diện của giai cấp cầm quyền trong một quốc gia, thể hiện lợi ích chính trị của giai cấp đó cũng như lợi ích của các quốc gia – dân tộc Ngoại giao chính thức đã từng chiếm vị thế độc quyền trong bang giao quốc tế trong suốt một thời gian dài

Trang 24

Tuy nhiên, sự chi phối của các quốc gia đối với chính trị quốc tế ngày càng bị thách thức Sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất mà cốt lõi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã dẫn đến xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội Những tiến bộ trong viễn thông, vận tải, công nghệ thông tin đã làm cho quá trình sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ vượt ra khỏi biên giới quốc gia Đồng thời, quá trình này cũng làm xuất hiện những chủ thể xuyên quốc gia như các tập đoàn đa quốc gia, các phong trào quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng khoa học – kỹ thuật

Mặt khác, cùng với sự tiến bộ trong lực lượng sản xuất là xu thế dân chủ hoá đời sống chính trị - xã hội Những thay đổi này tạo nên sự thách thức tính đại diện của chính phủ Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến sự nổi lên của các chủ thể phi quốc gia và việc chúng tham gia ngày càng sâu vào quá trình hoạch định chính sách của các chính phủ

Trong xu thế đó, ngoại giao không còn là công cụ độc quyền của các chính phủ nữa Các tổ chức phi chính phủ tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực trước đây vốn là độc quyền của các chính phủ như vấn đề hoà bình và an ninh quốc tế

Các chủ thể phi quốc gia cũng có lợi ích chính trị đối ngoại riêng, tuỳ thuộc vào đặc tính của từng chủ thể (tổ chức nhân đạo, tổ chức kinh tế, tổ chức tôn giáo, tổ chức khoa học ) Các chủ thể này tìm kiếm lợi ích của mình thông qua việc gây ảnh hưởng đối với chính sách đối ngoại của các chính phủ tương ứng, đồng thời sử dụng công cụ ngoại giao để tiến hành đối ngoại trên trường quốc tế Ngoại giao của các chủ thể này được gọi dưới một tên chung là ngoại giao phi chính phủ hay ngoại giao không chính thức

Mặt khác, xử lý xung đột quốc tế, vấn đề cốt lõi của việc bảo đảm hoà bình và

an ninh quốc tế, cũng đang có nhiều thay đổi căn bản Dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá, các xung đột quốc tế phát triển ngày càng phức tạp Xung đột quốc tế không chỉ phát sinh giữa các quốc gia, mà còn giữa các chủ thể quốc gia với các chủ thể phi quốc gia và giữa các chủ thể phi quốc gia với nhau Hơn nữa, các xung đột cũng trở nên vô cùng đa dạng, không chỉ xung đột trên các vấn đề truyền thống như lãnh thổ, chính trị, quân sự mà còn xung đột trên các vấn đề kinh tế, môi trường An ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng nhiều trên phạm vi toàn cầu Trong bối cảnh đó, ngoại

Trang 25

giao chính phủ với tư cách là công cụ truyền thống để giải quyết xung đột quốc tế trở nên khiếm khuyết trong việc xử lý

Hơn nữa, nhiều khi ngoại giao chính phủ cũng tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các xung đột truyền thống như tranh chấp biên giới, lãnh thổ Trường hợp tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở biển Đông là một điển hình Các xung đột ở đây quá nhạy cảm, phức tạp, tế nhị, xoáy vào chính những điểm yếu của ngoại giao chính thức

Quan hệ giữa hai bờ Eo biển Đài Loan, nơi mà ngoại giao phi chính phủ, giao lưu nhân dân, đang đóng một vai trò đầu tàu, cũng là ví dụ thích đáng Đây là xung đột thuộc dạng truyền thống, tồn tại đã lâu mà không giải quyết được bằng con đường ngoại giao chính thức Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận mới đối với những vấn đề

Bên cạnh đó, ngày nay các xung đột trong nội bộ quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều Về mặt luật pháp quốc tế, không một cơ chế bên ngoài nào được phép can thiệp vào công việc thuộc lĩnh vực tài phán của một quốc gia có chủ quyền Trong trường hợp này, ngoại giao chính thức thường không phù hợp và không thể giải quyết được gốc rễ xung đột

Việc phối hợp các kênh ngoại giao chính thức – không chính thức để xử lý xung đột quốc tế trở nên bức thiết Công cuộc gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận ngoại giao đa tầng nấc

Trong bối cảnh đó, ngoại giao đa kênh (multi-track diplomacy) được xem là một cách tiếp cận mới trong việc xử lý xung đột quốc tế Quan trọng hơn, các học giả đang tái cơ cấu quan hệ giữa các kênh ngoại giao Thay cho việc đặt ngoại giao Kênh

1 ở vị trí cao nhất, các học giả cho rằng kênh nào cũng có tầm quan trọng của nó và các kênh đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Chúng hoạt động theo một hệ thống trục bánh xe Mỗi kênh có một nguồn riêng, giá trị riêng và cách tiếp cận riêng, nhưng

chúng có quan hệ tương tác với nhau Quan hệ giữa các kênh được mô tả theo Sơ đồ

1.1 (trang 26)

Minh họa cho sơ đồ này, một ví dụ về ngoại giao của giới chuyên gia giải quyết xung đột (Kênh 2) là Hội nghị Dartmouth Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower tổ chức cuộc họp giữa các giới chuyên gia của Mỹ và Liên Xô để bàn về quan hệ Xô -

Mỹ Hội nghị được tổ chức lần đầu tiên ở Đại học Dartmouth vào tháng 10/1960, sau

Trang 26

đó liên tục tổ chức định kỳ trong 29 năm, tăng cường đối thoại Xô - Mỹ và hiểu biết lẫn nhau trên nhiều vấn đề Kênh ngoại giao này trở thành kênh đối thoại duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong nhiều thập kỷ đối đầu

Giới học giả (nghiên cứu - giáo dục - đào tạo) (Kênh 5) cũng có ngoại giao của mình, ví dụ Chương trình Fulbright, được Quốc Hội Mỹ thông qua bằng một đạo luật năm 1946, trao học bổng cho hàng ngàn nghiên cứu sinh Mỹ du học và nghiên cứu ở nước ngoài; ngược lại hàng ngàn nghiên cứu sinh nước ngoài đến du học và nghiên cứu tại Mỹ, tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá và hiểu biết lẫn nhau giữa Mỹ và các nền văn minh khác trên thế giới

Giới tôn giáo (Kênh 7) cũng tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm khuyếch trương tín ngưỡng của mình thông qua việc thành lập các giáo hội, các tổ chức tôn giáo quốc tế phi chính phủ và các hoạt động tín ngưỡng, nhân đạo

Giới truyền thông-công luận (Kênh 9) cũng có những hoạt động ngoại giao của mình Năm 1989, kênh truyền hình CNN phát 30 tập phim tài liệu về các xung đột quốc tế và quốc nội, giới thiệu một số cách tiếp cận nhằm giải quyết hoặc giảm nhẹ xung đột Gần đây nhất, trong cuộc chiến của Mỹ tại Iraq năm 2003, người ta chứng kiến một cuộc chiến tương tự giữa 2 đài truyền hình trong việc đưa tin chiến sự, đó là CNN (Mỹ) và Al Jazeera (Quatar) Cách đưa tin của mỗi đài đều phục vụ cho lợi ích truyền thông – chính trị của mình Giới truyền thông còn lập nên các tổ chức quốc tế phi chính phủ để thực hiện lợi ích của mình như Tổ chức nhà báo không biên giới

Sơ đồ 1.1: Ngoại giao đa kênh

Trang 27

Ngoại giao đa kênh

Kênh 1:

Chính phủ

Kênh 2:

Chuyên gia giải quyết xung đột

Kênh 3:

Doanh nghiệp

Kênh 4: Công dân

Kênh 5:

Nghiên cứu – Giáo dục – Đào tạo (Học giả)

Kênh 6: Xã hội học

Kênh 7: Tôn giáo

Kênh 8: Tài chính

Kênh 9:

Truyền thông – Công luận

Nguồn: Multi-track Diplomacy,

http://mbb.beyondintractability.org/essay/multi-track-diplomacy/

Việc phân chia các kênh ngoại giao thế nào phụ thuộc vào tình hình thực tế ở một môi trường nhất định Ở một số nước chuyên chế, trên thực tế, chỉ tồn tại một kênh ngoại giao duy nhất đó là ngoại giao chính phủ Các tổ chức phi chính phủ ở đây hầu như không tồn tại hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa, không thể có được ngoại giao riêng của mình Ở những nước mà giới doanh nghiệp, truyền thông… vẫn chưa phát triển thì cũng không thể tồn tại các kênh ngoại giao này

Dựa trên tình hình xung đột, đặc điểm chính trị – xã hội của các nước châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước Đông Á, các kênh ngoại giao ở khu vực này được chia như sau:

* Kênh 1: Ngoại giao chính phủ

* Kênh 2: Ngoại giao của giới học giả, chuyên gia, cố vấn chính sách, nhân vật

ưu tú

* Kênh 3: Ngoại giao của xã hội dân sự, công dân (hay còn gọi là ngoại giao nhân dân)

Ở châu Á – Thái Bình Dương còn có Kênh 1 rưỡi (một sự pha trộn giữa Kênh 1

và Kênh 2) và Kênh 2 rưỡi (một sự pha trộn giữa Kênh 2 và Kênh 3)

Trang 28

Dù thuộc kênh nào, ngoại giao cũng giữ ý nghĩa vốn có của nó là công cụ hoà bình giải quyết xung đột, thúc đẩy hợp tác Điều này khác với các giải pháp khác như quân sự, pháp lý, nhân đạo, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Tuy nhiên, khi sử dụng người

ta thường phối hợp nhiều công cụ một lúc như sự kết hợp ngoại giao – quân sự, ngoại giao – kinh tế… để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc xử lý xung đột Trong số những công cụ đó, ngoại giao vẫn là công cụ cơ bản chuyển hoá xung đột bằng con đường hoà bình

Trong khi phối hợp các kênh ngoại giao, điều quan trọng là các kênh phải thống nhất với nhau mục đích giải quyết xung đột, giữ gìn hoà bình, xây dựng quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác giữa các dân tộc Để phối hợp các kênh một cách đồng bộ, cần phải có một lực lượng đứng ra làm trụ cột Tuỳ từng trường hợp cụ thể, một kênh phù hợp nhất sẽ được lựa chọn để điều phối các kênh khác Kênh 2 thường được lựa chọn nhiều nhất bởi nó có khả năng làm cầu nối giữa các kênh

1.1.2 KHÁI NIỆM NGOẠI GIAO KÊNH 2

Cho đến nay, chưa có một khái niệm chính thức nào về ngoại giao Kênh 2 được nhiều người thừa nhận

Tuy nhiên, điều rõ ràng là nếu coi Kênh 2 là một kênh ngoại giao, thì đây là một bộ phận của ngoại giao không chính thức Ngoại giao không chính thức ra đời từ lâu, sớm hơn ngoại giao chính thức (ngoại giao giữa các quốc gia có chủ quyền) và không ngừng phát triển Ngoại giao không chính thức là một bộ phận hợp thành nền ngoại giao tổng thể của quốc gia; tuy không quan trọng bằng ngoại giao chính thức, song cũng có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia Hiện nay, ngoại giao không chính thức phát triển nhanh, đa dạng

Xử lí công việc của đất nước và quan hệ quốc gia chủ yếu là ngoại giao chính thức, song có những hạn chế nhất định Theo khái niệm này “Ngoại giao kênh 2 là ngoại giao không chính thức, ra đời để bù đắp các thiếu sót của ngoại giao chính thức Ngoại giao kênh 2 thường do các vị quan chức chính phủ, nhà ngoại giao cao cấp đã nghỉ hưu, các học giả nổi tiếng và các doanh nhân quốc tế đảm nhiệm, được coi là sự

bổ sung cần thiết và hiệu quả cho ngoại giao chính thức Ngoại giao kênh 2 mang tính linh hoạt, có bối cảnh ngoại giao, nhưng không bị ràng buộc bởi ngoại giao chính thức,

Trang 29

có thể đạt được những mục đích mà ngoại giao chính thức cần đạt, nhưng lẩn tránh được nghĩa vụ và rủi ro mà ngoại giao chính thức phải đảm nhận” [189]

Mỹ là nước vận dụng nhiều ngoại giao Kênh 2 Vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX,

Mỹ đã áp dụng hình thức ngoại giao này với Liên Xô Trong thập kỷ 60, Mỹ đã thông qua Tổng Biên tập báo Bình luận thứ 7, đại diện Giáo hoàng La Mã thăm Liên Xô, để đưa tin ngoại giao quan trọng Trước đó, Tổng thống Kennedy đã tiếp đại diện Giáo hoàng và nhờ chuyển tới Liên Xô thông điệp mong muốn giảm căng thẳng trong quan

hệ Mỹ - Xô bằng việc ký Hiệp định hạn chế thử vũ khí hạt nhân Mỹ cũng áp dụng ngoại giao "tuyến thứ 2" đối với vấn đề Đài Loan, một vấn đề rất nhạy cảm trong quan

hệ Trung - Mỹ mà các quan chức chính phủ "không tiện bàn bạc" chính thức [183]

Khái niệm khác phân biệt rõ hơn ngoại giao Kênh 2 và ngoại giao phi chính phủ Theo đó, trong ngoại giao không chính thức, ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ là đặc biệt nhất Ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ mang tính độc lập, thậm chí nhiều khi trái với lập trường và tôn chỉ của chính phủ Tổ chức phi chính phủ có thể chia thành hai loại: tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế và tổ chức phi chính phủ của quốc gia có chủ quyền Hai loại hình này phát triển nhanh chóng Năm 1940,

tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế có 500 tổ chức, nay có khoảng 30.000 tổ chức Hiện có hàng triệu tổ chức phi chính phủ ở các quốc gia có chủ quyền Ngoại giao của tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng lớn, đặc biệt khi mạng internet ngày càng được phổ cập, làm cho hình thức ngoại giao này có thêm đất dụng võ

Dalia D Kaye, một chuyên gia về đàm phán xung đột, đưa ra một khái niệm khác “Kênh 2 là kênh trung gian hòa giải không chính thức Kênh này sẽ là các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tôn giáo, các cơ quan học thuật tham gia quá trình giải quyết xung đột bằng việc tạo ra một môi trường hoàn toàn độc lập với các quan điểm của các chính phủ, hoàn toàn không có tính cưỡng chế, hoặc gây áp lực trong khi tìm kiếm nhận thức chung, lợi ích chung, để đưa đến giải pháp cho xung đột”[183]

Diana Chigas lại cho rằng “Kênh 2 là kênh ngoại giao công dân Kênh này tập hợp các cá nhân không phải quan chức chính phủ, mà là các công dân của các bên xung đột, hoặc ngoài xung đột, có ảnh hưởng lớn đối với chính phủ của các bên xung đột, đối thoại với nhau tìm kiếm giải pháp cho xung đột” [169, tr 38]

Trang 30

Jeffrey Mapendere tiếp cận khái niệm Kênh 2 ở góc độ khác Ông đặt Kênh 2 bên cạnh Kênh 1 và Kênh 1 rưỡi, và cho rằng “Kênh 2 là kênh tương tác không chính thức giữa các bên đối kháng, cùng nhau tìm kiếm chiến lược, gây ảnh hưởng lên dư luận công chúng, tập hợp các nguồn nhân lực và vật chất, nhằm giải quyết xung đột và duy trì hòa bình” [144, tr 66-71] Tham gia Kênh 2 là các cá nhân nằm ngoài chính phủ hoặc các quan chức chính phủ tham gia với tư cách cá nhân Trong khi đó, Kênh 1

là kênh giao tiếp giữa các chính phủ và phải theo nghi lễ ngoại giao chính thức Kênh

1 rưỡi là kênh giao tiếp giữa các quan chức chính phủ các bên xung đột nhưng thông qua môi giới là các tổ chức phi chính phủ - Kênh 2

Theo Carolina Hernandez, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Phi-lip-pin: “Ngoại giao Kênh 2 là hoạt động của các chủ thể phi chính phủ tham gia vào việc tăng cường hiểu biết quốc tế để củng cố hoà bình và an ninh, là một kênh song song với kênh ngoại giao chính thức hay còn gọi là ngoại giao nhà nước” Theo

bà, “Kênh 2 gồm các giới học thuật, phân tích chính sách, doanh nghiệp, truyền thông, và quan chức chính phủ với tư cách cá nhân, tham gia vào các hoạt động liên quan đến chính sách như hội nghị, hội thảo, thậm chí hợp tác nghiên cứu nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại, cả trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực chính trị – an ninh Tuy nhiên, trên thực tế, thành phần tham gia ngoại giao Kênh 2 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu bao gồm giới học giả, chuyên gia, nhân vật ưu tú và chủ yếu hoạt động tập trung vào lĩnh vực chính trị – an ninh” [119, tr 15]

Các học giả Việt Nam chưa đưa ra được một khái niệm ngoại giao Kênh 2 nào đầy đủ Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam1 chỉ đề cập sơ qua ngoại giao Kênh 2 khi đề cập đến ngoại giao không chính thức: “Ngoại giao không chính thức là hình thức ngoại giao ra đời từ lâu, sớm hơn ngoại giao chính thức (ngoại giao giữa các quốc gia có chủ quyền) và không ngừng phát triển Ngoại giao không chính thức là một bộ phận hợp thành nền ngoại giao tổng thể của quốc gia; tuy không quan trọng bằng ngoại giao chính thức, song cũng có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia Hiện nay, ngoại giao không chính thức phát triển nhanh, đa dạng chủ yếu với ba hình thức: ngoại giao nhân dân, ngoại giao Kênh 2 và ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ Ba loại hình có vai trò khác nhau”

1 Từ điển điện tử ( http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn )

Trang 31

Tất cả các khái niệm trên đều chia sẻ với nhau Kênh 2 là kênh không chính thức Các khái niệm khác nhau khi đề cập đến chủ thể và vai trò cụ thể của Kênh 2, nhưng lại giống nhau khi đề cập đến mục đích của kênh này là đóng góp vào việc giải quyết xung đột, xây dựng hòa bình và thúc đẩy hợp tác Định nghĩa của Carolina Hernandez không chỉ đưa ra khái niệm mà còn chỉ rõ chủ thể và đưa ra phạm vi và trọng tâm hoạt động của Kênh 2, do vậy Luận án sẽ sử dụng định nghĩa của bà làm cơ

sở ban đầu cho việc nghiên cứu ngoại giao Kênh 2

1.2 SỰ THÀNH LẬP ASEAN VÀ NHU CẦU THIẾT LẬP KÊNH 2 CỦA ASEAN

1.2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC ASEAN

1.2.1.1 Bối cảnh lịch sử dẫn tới sự thành lập ASEAN

Bỉ, Ý), Đảng Cộng sản đã tham gia chính phủ, thực hiện những cải cách về kinh tế và

xã hội Trong tình hình đó, tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Truman(Nhiệm kỳ 1945 – 1953) đã đưa ra “Học thuyết Truman”, phát động “chiến tranh lạnh”2 chống Liên Xô

và các nước XHCN

Với sự ra đời của “học thuyết Truman” mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít tan vỡ Cả Mỹ và Liên Xô cùng ra sức tập hợp lực lượng, tạo ra trật tự hai cực trong quan hệ quốc tế [82, tr 223-224]

Âm mưu của Mỹ là tìm cách ngăn chặn và tiêu diệt hệ thống XHCN Mỹ thực hiện biện pháp bao vây quân sự, kinh tế Liên Xô và các nước Đông Âu, hy vọng Liên

2Chiến tranh Lạnh (1945 – 1991) là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa 2 phe Xã hội

chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Thế chiến thứ hai , là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân

sự, và cạnh tranh kinh tế, chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các nước đồng minh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây , gồm cả Hoa Kỳ Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân , tình báo, chiến tranh uỷ nhiệm , tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian Xem Bách khoa toàn thư mở

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_L%E1%BA%A1nh (truy cập 15/11/2009)

Trang 32

Xô vừa thoát ra khỏi chiến tranh sẽ suy yếu, kiệt quệ rồi tự tiêu diệt Ở các nước Đông

Âu, giai cấp tư sản sẽ có điều kiện lên nắm chính quyền, thiết lập lại chính quyền tư bản chủ nghĩa

Tuy nhiên khi đó âm mưu và hy vọng của Mỹ không thực hiện được Hệ thống XHCN phát triển mạnh mẽ từ châu Âu sang châu Á Đồng thời, các nước đang đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á và châu Phi đã tập hợp thành một lực lượng mới tại Hội nghị Bangdung, In-đô-nê-xi-a, tháng 4/1955 [33, tr 102-104] Lực lượng này cùng với hệ thống các nước XHCN tạo thành một mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa

đế quốc thực dân, đứng đầu là đế quốc Mỹ

Để đối phó với các nước XHCN và chống lại phong trào giải phóng dân tộc, nhằm thống trị thế giới, Mỹ đã tiến hành lập các khối quân sự, tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ và các nước đồng minh Liên Xô cũng lập khối quân sự và tăng cường lực lượng quân sự ở các nước Đông Âu Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ lên đến đỉnh cao vào giữa những năm 1960 Đàm phán về giải trừ quân bị giữa Liên

Xô và Mỹ không tiến triển, ngược lại Liên Xô ra sức thử nghiệm và chế tạo vũ khí hạt nhân để phá vỡ thế độc quyền của Mỹ [82, tr 240–243]

Trong khi đó, ở châu Á, đối đầu Xô – Mỹ lên đến đỉnh điểm khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam và chiến trường Đông Dương đầu những năm 1960 Tình hình trở nên phức tạp hơn khi mâu thuẫn Liên Xô – Trung Quốc cũng lên đến đỉnh điểm3 Mỹ lợi dụng mâu thuẫn này để leo thang chiến tranh ở Đông Dương

3 Mâu thuẫn giữa hai đảng lớn nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bắt đầu bộc lộ từ cuối những năm 1950 Biểu hiện ban đầu là những tranh cãi gay gắt về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp theo là bất đồng quan điểm trong các vấn đề quốc tế (tranh chấp biên giới Trung Quốc – Ấn Độ, khủng hoảng tên lửa Cu

Ba, ký Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân từng phần ), sau đó là các xung đột lẻ tẻ ở biên giới Liên Xô – Trung Quốc

Trang 33

Trước sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở Đông Nam Á, các nước đế quốc đã cấu kết với nhau tìm cách đối phó Được sự giúp

đỡ của đế quốc Mỹ, thực dân Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt quay trở lại các nước thuộc địa cũ ở khu vực: In-đô-nê-xi-a (11/1945), ba nước Đông Dương (12/1946) Các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ khó khăn, quyết liệt để giành và giữ độc lập dân tộc [52, tr 87–89]

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã phá vỡ một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và làm cho hệ thống XHCN nối liền từ châu Âu sang châu Á

Cùng với thắng lợi của nhân dân Trung Quốc, Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam (tháng 5/1954) càng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc

ở Đông Nam Á và lan nhanh từ châu Á sang châu Phi, khiến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc nhanh chóng tan rã [82, tr 315–316]

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, Trung Quốc bước vào thời kỳ cách mạng XHCN, thực hiện nhiệm vụ đưa Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội [82, 322] Trong khi đó, ở Đông Dương, Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/7/1954 và các nước tham gia Hội nghị Geneve (Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính quyền Sài Gòn, Lào, Cam-pu-chia) đã tuyên bố công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia Tuy nhiên, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách phá hoại, không chịu thi hành Hiệp định Mỹ bắt đầu viện trợ ồ ạt cho chính quyền Ngô Đình Diệm, hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, từ chối hiệp thương để tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam như Hiệp định quy định Việt Nam và Lào bước sang giai đoạn cách mạng mới, vừa đấu tranh thống nhất đất nước, vừa từng bước xây dựng XHCN, dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Với các nước Đông Nam Á khác, năm 1957 Ma-lai tuyên bố độc lập và năm

1959, Xinh-ga-po và Bru-nây được trao quyền “quốc gia tự trị” [52, tr 87–104] nhưng vẫn lệ thuộc vào đế quốc Anh Cuộc đấu tranh đòi độc lập hoàn toàn của các quốc gia này vẫn tiếp tục

Trang 34

Nhằm đánh bại phong trào giải phóng dân tộc và ngăn ngừa sự bành trướng của

hệ thống XHCN, đế quốc Mỹ đã thay thế Pháp, cấu kết với đế quốc Anh, nắm lấy Đông Nam Á Năm 1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) – khối quân sự Đông Nam Á do Mỹ cầm đầu ra đời Năm 1960, ở Mỹ có sự thay đổi lãnh đạo, Tổng thống John Kenedy4 lên thay thế Tổng thống Dwight Eisenhower5 chuyển hướng chiến lược toàn cầu từ “trả đũa ồ ạt” sang “phản ứng linh hoạt” [33, tr 233] và lấy Việt Nam làm trọng điểm thử nghiệm chiến lược mới

Mỹ rất coi trọng vị trí của Việt Nam trong chiến lược chung của Mỹ, gắn chính sách của Mỹ ở miền Nam Việt Nam với chính sách của Mỹ đối với Đông Dương, Đông Nam Á và chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và hệ thống XHCN Phá hoại Hiệp định Geneve, ngăn chặn Việt Nam thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội được

Mỹ coi là hành động đánh bại phong trào giải phóng dân tộc và ngăn ngừa sự bành trướng của CNXH

Mỹ quyết định đưa vào miền Nam Việt Nam hơn 500.000 quân Mỹ cùng những trang thiết bị quân sự hiện đại và quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này [13, 133-134]

Đến giữa những năm 1960, tình hình khu vực Đông Nam Á trở nên hết sức căng thẳng Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương trong khi Trung Quốc và Liên Xô bộc lộ mâu thuẫn, tranh giành ảnh hưởng đối với cách mạng ba nước Đông Dương 6 Quan hệ phức tạp Mỹ - Xô – Trung đã biến khu vực Đông Nam Á thành điểm nóng, nơi hội tụ rõ nét nhất những mâu thuẫn cơ bản, đối đầu của chiến tranh lạnh

c Tình hình nội bộ các nước Đông Nam Á

Vào giữa những năm 1960 tình hình nội bộ các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Xinh-ga-po rất phức tạp

Ma-lai tuyên bố độc lập năm 1957 Về danh nghĩa là một quốc gia có chủ quyền, nhưng trên thực tế Ma-lai vẫn phụ thuộc vào đế quốc Anh Đế quốc Anh đã ban

bố lệnh khẩn cấp, giải tán Đảng Cộng sản, nghiêm cấm Liên hiệp công đoàn hoạt

4 Nhiệm kỳ 1961 – 1963 (bị ám sát năm 1963)

5 Nhiệm kỳ 1953 – 1961

6 Đầu năm 1965 Liên Xô đề nghị cùng Trung Quốc lập cầu hàng không và hành động thống nhất ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ nhưng phía Trung Quốc đã bác bỏ Tháng 8/1966, Trung Quốc đề nghị thành lập Mặt trận quốc tế thống nhất chống đế quốc Mỹ và tay sai không có Liên Xô

Trang 35

động, thành lập Đảng Liên hiệp Đảng Cộng sản Ma-lai tuy bị đánh bại nhưng được sự

hỗ trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn hoạt động

Đồng thời, đế quốc Anh vẫn nắm giữ các ngành kinh tế then chốt: sản xuất cao

su, khai thác thiếc, ngân hàng và ngoại thương Điều này khiến nội bộ Ma-lai mâu thuẫn 11 bang thuộc bán đảo Malaca và các đảng phái ở Ma-lai không tìm được tiếng nói chung [52, tr 101]

Năm 1963, Ma-lai ký một hiệp ước với Anh thành lập Liên bang Ma-lai-xi-a, bao gồm Xinh-ga-po, Sabah, Sarawak và 11 bang thuộc bán đảo Malaca

Mùa hè năm 1965, quan hệ giữa Chính phủ Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po trở nên căng thẳng về các vấn đề kinh tế, chính trị và sắc tộc Bởi vậy, Xinh-ga-po tách khỏi Ma-lai-xi-a trở thành một quốc gia độc lập

Tranh chấp kinh tế - chính trị vẫn tiếp tục trong nội bộ Xinh-ga-po nơi tập trung 75% người gốc Hoa [33, tr 254]

Ở In-đô-nê-xi-a, Đảng Cộng sản với hơn 2 triệu đảng viên hoạt động rất mạnh Nhưng Suharto lên thay Sukarno đã đàn áp Đảng Cộng sản quyết liệt và hành quyết hơn 500.000 đảng viên7

Còn Phi-lip-pin, tuy là một nước cộng hòa độc lập nhưng trên thực tế vẫn phụ thuộc Mỹ Phi-lip-pin đã ký kết với Mỹ hàng loạt hiệp ước quân sự như Hiệp ước về căn cứ quân sự, Hiệp ước viện trợ quân sự và tham gia SEATO Chính phủ Phi-lip-pin dẹp xong cuộc nổi dậy Huk (chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Phi-lip-pin) từ đầu những năm 1950, nhưng nguy cơ nổi dậy của cộng đồng Hồi giáo và các lực lượng cộng sản vẫn còn âm ỉ Khi Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam thì Đảng Cộng sản Phi-lip-pin và Thái Lan đã lợi dụng cơ hội phát động cuộc đấu tranh vũ trang [65, tr 540]

đã khiến cho ông được nhiều chính phủ phương Tây ủng hộ về mặt kinh tế và ngoại giao trong thời kỳ chiến tranh lạnh Chế độ cai trị của ông đã dẫn đến các cuộc thanh trừng hàng triệu đảng viên của Đảng Cộng sản In - đô-nê-xi-a và những người In-đô-nê-xi-a gốc Hoa Ông ban hành Luật chống người Trung Quốc tại In -đô-nê-xi-

a đặt những người cộng sản và người In-đô-nê-xi-a gốc Hoa ngoài vòng pháp luật

Trang 36

Ở Thái Lan, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ tìm cách thay thế

đế quốc Anh Bằng cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11/1951, Mỹ đã thiết lập được chính phủ thân Mỹ ở Thái Lan Mỹ ký hiệp định viện trợ quân sự Mỹ - Thái (tháng 9/1954) và Thái Lan đã gia nhập SEATO Phi-lip-pin cũng tham gia Tổ chức này Thực chất đây là liên minh quân sự Khi Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam, Thái Lan và Phi-lip-pin đã gửi quân tham gia và trở thành căn cứ quân sự của Mỹ Ngoài ra, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po cũng cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ tiếp tế cho quân đội Mỹ tham chiến ở miền Nam Việt Nam [52, tr 102]

Như vậy, về chính trị, 4 trong 5 nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan vẫn giữ đươc nền độc lập từ trước) đều là những quốc gia giành được độc lập sau năm 1945, cơ sở chính trị còn mỏng manh Trước đây, họ là các vương quốc nhỏ không bao quát phần lãnh thổ liên bang hiện nay, hoặc là mới tách ra, tập hợp nhiều bộ lac, tộc người khác nhau, đời sống kinh tế khó khăn, thiếu công bằng xã hội, nhiều mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo Do vậy, các nước này cần phải tập trung vào củng cố tính thống nhất của quốc gia và dân tộc

Về kinh tế, sau khi giành độc lập, 5 nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, pin, Thái Lan và Xinh-ga-po đều vấp phải những khó khăn chung như sự lạc hậu của các cơ cấu kinh tế, sản xuất độc canh Các nước này chủ yếu là những nước nông nghiệp, cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các nền kinh tế phát triển, phụ thuộc về vốn, thị trường và công nghệ của Mỹ và các nước phương Tây Các nền kinh tế này đang ở trong quá trình tìm kiếm chiến lược phát triển kinh tế

Phi-lip-Tuy nhiên, 5 nước trên lại có một số yếu tố để hợp tác kinh tế và phát triển Ở một số nước đã xuất hiện tầng lớp kỹ trị trong giới lãnh đạo Họ có học vấn, hiểu biết rộng, có tầm nhìn xa và điều quan trọng là biết vạch ra những chiến lược phát triển dài hạn Giai cấp tư sản và tầng lớp trung lưu tuy non trẻ nhưng có thực lực, muốn liên kết với nhau tạo thành yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước

Tình hình quốc tế, khu vực và nội tại của một số nước Đông Nam Á nói trên là những nhân tố chính tác động đến việc hình thành ASEAN

Về khách quan, bị Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Xô – Mỹ chi phối, các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng khác nhau của các nước lớn Mặc dù coi Mỹ

và các nước phương Tây là chỗ dựa về an ninh và kinh tế, các nước Đông Nam Á cũng

Trang 37

nhận thức được rằng nếu chỉ nghiêng về một bên trong trật tự thế giới hai cực là không

có lợi Để giảm sự phụ thuộc và chi phối của các nước lớn, các nước khu vực cần phải liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực để tạo sức mạnh tập thể

“cân bằng” với các nước lớn

Các nước Đông Nam Á tìm cách hợp tác với nhau chống lại sức ép, sự can thiệp và khống chế của các nước lớn, bảo đảm môi trường an ninh cho phát triển kinh

tế Tuy nhiên, việc co lại thành nhóm nước cũng gây cho các nước Đông Nam Á lo ngại, làm căng thẳng thêm quan hệ Mỹ - Xô - Trung trong việc tranh giành ảnh hưởng

ở khu vực và làm phức tạp thêm quan hệ với các nước Đông Dương Đây chính là nhân tố khiến Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Xinh-ga-po khi thành lập ASEAN tuyên bố là một tổ chức mở cho tất cả các nước Đông Nam Á khác tham gia

Mặt khác, cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước lớn trên phạm vi toàn cầu đã kéo các nước Đông Nam Á vào cuộc chiến tranh ngày càng leo thang ở Đông Dương

và các liên minh quân sự hình thành ở khu vực Điều này gây ra bất ổn trong từng nước Đông Nam Á Nhu cầu thoát khỏi cuộc chiến của các nước ngày càng tăng, đặc biệt sau khi Mỹ leo thang chiến tranh và có dấu hiệu sa lầy vào cuộc chiến Những nước từng đứng về phía Mỹ tìm cách giữ khoảng cách với Mỹ

Đồng thời, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Xinh-ga-po cũng giữ khoảng cách với các nước XHCN Ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc ngày càng tăng ở Đông Nam Á qua việc ủng hộ và giúp đỡ các đảng cộng sản trong khu vực đã làm tăng mối lo ngại về nguy cơ cộng sản Chính phủ của 5 nước này đều

do các tầng lớp tư sản và phong kiến lãnh đạo nên có chung nhu cầu phối hợp với nhau chống lại nguy cơ này

Đây chính là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành xu hướng trung lập trong chính sách của các nước ASEAN sau này

Hội nghị Bangdung (1955)8 với sự hình thành “Phong trào không liên kết” (1961) và sự ra đời của một loạt tổ chức khu vực trên thế giới đã tác động mạnh đến các nước khu vực Liên đoàn Ả Rập (1950), Tổ chức các nước Trung Mỹ (1951), Thị

8 Hội nghị đã thông qua 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, trung lập do Trung Quốc và Ấn Độ đề xướng từ năm

1954

Trang 38

trường chung châu Âu (1957), Tổ chức đoàn kết châu Phi (1963), Tổ chức sản xuất Nam Thái Bình Dương (1965) lần lượt ra đời Qua kinh nghiệm của các tổ chức này, các nước Đông Nam Á thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động Đặc biệt, nếu liên kết với nhau họ có thể có chung một chính sách kinh tế đối ngoại, chống lại chính sách độc quyền của các nước phương Tây một cách hiệu quả

Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế Về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội đặt ra cho các nước thành viên

Xét từ góc độ chủ quan, các nhà lãnh đạo 5 nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Xinh-ga-po thấy cần thiết thúc đẩy sự liên minh giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển kinh tế giống nhau, có lợi ích lâu dài và cơ bản trùng hợp nhau để đối phó với phong trào chống đối trong nước và những tác động tiêu cực từ bên ngoài nhằm duy trì sự ổn định chính trị - an ninh làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngoài những lí do chung, 5 nước này đều có mục đích riêng khi vận động thành lập một tổ chức khu vực [52, tr 125-126]

Ma-lai-xi-a có tranh chấp lãnh thổ với ba nước (trừ Thái Lan) do vậy muốn gia nhập một tổ chức khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xoa dịu những mâu thuẫn, xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng

In-đô-nê-xi-a là nước có diện tích đất đai và dân số lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là một trong những nước sáng lập ra Phong trào không liên kết In-đô-nê-xi-a hy vọng sẽ giành được vị trí lãnh đạo trong tổ chức khu vực Đông Nam Á, từ đó phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực và trên thế giới

Phi-lip-pin muốn tham gia tổ chức khu vực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Ma-lai-xi-a Đồng thời, Tổng thống Marcos cũng muốn xóa đi hình ảnh Phi-lip-pin phụ thuộc vào Mỹ bằng một chính sách ngoại giao đa dạng hóa, sẵn sàng hội nhập quốc tế

Thái Lan trong thời gian này đang phải đương đầu với phong trào cộng sản trong nước, đồng thời lại là nước có chung biên giới với các nước Đông Dương, nên

Trang 39

Thái Lan hy vọng khi tham gia tổ chức khu vực có thể dựa vào các nước láng giềng phía Nam để đối phó với các nguy cơ đến từ phía Đông và phía Bắc

Xinh-ga-po là nước có diện tích đất đai nhỏ nhất Đông Nam Á, đang có mâu thuẫn với Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a cũng muốn tham gia tổ chức khu vực để tránh

sự cô lập

1.2.1.2 Sự ra đời của ASEAN

Trước khi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, ở Đông Nam Á đã có một vài cố gắng nhằm liên kết các quốc gia trong khu vực Liên minh Đông Nam Á (SEAU), Hội Đông Nam Á (ASA) và MAPHILINDO là các tổ chức tiền thân của ASEAN

Việt Nam, Lào và Phong trào Thái tự do đã lập nên SEAU vào tháng 9/1947, nhưng Liên minh không tồn tại được lâu Tuy nhiên nó có ý nghĩa quan trọng là tổ chức khu vực Đông Nam Á đầu tiên [65, tr 70]

Cựu Thủ tướng Ma-lai-xi-a Tuncu Abdul Rakhman là người đầu tiên nêu ý tưởng về việc thành lập tổ chức khu vực Đầu năm 1958, ông Rakhman đề nghị họp các nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á để thống nhất hành động nhưng không được hoan nghênh Tháng 4 cùng năm ông đề nghị thành lập một tổ chức gồm Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Nam Việt Nam nhưng Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a không hưởng ứng Tháng 1/1959, trong chuyến thăm chính thức Phi-li-pin, ông Rakhman và Tổng thống Phi-lip-pin Carlos Garcia đã ký Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (SAFET) [82, tr 358] và mời In-đô-nê-xi-a tham gia nhưng In-đô-nê-xi-a từ chối In-đô-nê-xi-a cho rằng đây là một tổ chức thân phương Tây trong khi In-đô-nê-xi-a muốn thực thi đường lối đối ngoại hòa bình trung lập Đến đầu năm 1961, Ma-lai-xi-a lại vận động Thái Lan và Phi-lip-pin thành lập Hội Đông Nam Á (ASA) và nhận được sự ủng hộ của 2 nước này

ASA ra đời năm 1961 và ngừng hoạt động sau 2 năm Nguyên nhân thứ nhất là

do ASA không trở thành một tổ chức chính thức: không có trụ sở cố định, không thể chế hóa (tổ chức họp thường niên cấp cao và ngoại trưởng theo hình thức họp kín và không có biên bản) Nguyên nhân thứ hai là do ASA không thể điều hòa được mâu thuẫn giữa các nước thành viên Vào năm 1963, Ma-lai-xi-a thành lập Liên bang đã bị Phi-lip-pin từ chối công nhận Đồng thời, mâu thuẫn lãnh thổ giữa Ma-lai-xi-a và Phi-

Trang 40

lip-pin về vùng Sabah nổ ra Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị đình trệ và ASA chấm dứt hoạt động [166, tr 6]

Tổ chức thứ ba ra đời tháng 8/1963 là MAPHILINDO - tên viết tắt những chữ cái đầu của ba nước tham gia: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a Chỉ sau vài tháng hoạt động, tổ chức này tan rã Nguyên nhân cơ bản cũng là mâu thuẫn giữa các nước thành viên, giữa Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a In-đô-nê-xi-a coi Ma-lai-xi-a là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân và tháng 9/1963 Ma-lai-xi-a tuyên bố thành lập Liên bang nhưng In-đô-nê-xi-a không công nhận và cắt quan hệ ngoại giao

Ba tổ chức này tuy chết yểu nhưng đã đóng góp quan trọng cho việc hình thành

ý thức hợp tác và xây dựng bản sắc khu vực Các văn kiện của ASA và MAPHILINDO được tham khảo cho việc tiến tới thành lập một tổ chức khu vực mới

Cuối năm 1966, Ngoại trưởng Thái Lan gửi thư đến các Ngoại trưởng xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Xinh-ga-po nói đến tình hình cấp bách ở khu vực Đông Nam Á

Ma-lai-Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt nhất Ngày 2 - 4/8/1964, Tổng thống Mỹ Johnson đã dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”

vu cáo Việt Nam vô cớ tấn công Hạm đội Mỹ để trình Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết cho phép leo thang và mở rộng chiến tranh Việt Nam [33, tr 235] Mỹ đưa thêm quân vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam

Từ cuối năm 1964 đến giữa năm 1965, những cuộc ném bom, bắn phá hết sức

ác liệt bằng máy bay B52 và Hạm đội 7 của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam vẫn không lay chuyển được ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc Đồng thời, cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam kết hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Cam-pu-chia có những bước phát triển mạnh mẽ Trong khi

đó, mâu thuẫn giữa Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam ngày càng gay gắt dẫn đến

Mỹ lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm (tháng 11/1963) [33, tr 234]

Thất bại của “chiến lược chiến tranh đặc biệt” ở Việt Nam và việc leo thang chiến tranh Đông Dương làm nước Mỹ gặp khó khăn lớn và khủng hoảng lòng tin ngay trong lòng nước Mỹ Một số nước Đông Nam Á đã từng đứng về phía Mỹ bắt đầu nghi ngờ khả năng chiến thắng của Mỹ, muốn rút ra khỏi cuộc chiến Mặt khác, họ cũng lo ngại “nguy cơ cộng sản” [52, tr 124]

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Ngoại giao (1995 a) , Việt Nam, quan hệ Việt Nam – ASEAN và triển vọng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam, quan hệ Việt Nam – ASEAN và triển vọng
2. Bộ Ngoại giao (1995 b), Hiệp hội các nước Đông Nam Á: ASEAN, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội các nước Đông Nam Á: ASEAN
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
3. Bộ Ngoại giao (1995 c), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, NXB CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc
Nhà XB: NXB CTQG
4. Bộ Ngoại giao (1999), ASEAN mở rộng thành viên: vị trí, vai trò của ASEAN mở rộng, Đề tài khoa học cấp Bộ , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN mở rộng thành viên: vị trí, vai trò của ASEAN mở rộng
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 1999
5. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, NXB CTQG , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2000
6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Đông Á – Đông Nam Á: những vấn đề lịch sử và hiện tại, NXB Thế giới , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Á – Đông Nam Á: những vấn đề lịch sử và hiện tại
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2004
7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2007
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1986
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
13. Học viện Ngoại giao (2009), Đông Tây Nam Bắc: Diễn biến chính trong quan hệ quốc tế từ 1945, Học viện Ngoại giao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Tây Nam Bắc: Diễn biến chính trong quan hệ quốc tế từ 1945
Tác giả: Học viện Ngoại giao
Năm: 2009
14. Học viện Quan hệ quốc tế (1996), ASEAN trong thế kỷ 21, IIR, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN trong thế kỷ 21
Tác giả: Học viện Quan hệ quốc tế
Năm: 1996
15. Học viện Quan hệ Quốc tế (2003), Thuật ngữ an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, NXB CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ an ninh Châu Á - Thái Bình Dương
Tác giả: Học viện Quan hệ Quốc tế
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2003
16. Thông tấn xã Việt Nam (2000), Hiện trạng và phương hướng trong tương lai, Tin tham khảo chủ nhật, ngày 28/5/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin tham khảo chủ nhật
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2000
17. Thông tấn xã Việt Nam (2002), ASEAN cần một tiếng nói chung, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 8/8/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2002
18. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Trung Quốc đe dọa vai trò của Mỹ ở Đông Nam Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4/12/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2004
19. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Hợp tác Trung Quốc – các nước Đông Nam Á bảo vệ hòa bình ở khu vực biển Đông, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 22/3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2006
20. Thông tấn xã Việt Nam (2007),Trung Quốc với chính sách hướng Đông của Ấn Độ, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19/7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w