1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC

34 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 362,5 KB

Nội dung

Khái niệm [6] Bài tập hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm đượ

Trang 1

LỚP CAO HỌC LL&PPDH HÓA HỌC_K23

Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013

Trang 2

Đặc biệt bài tập hóa học còn mang lại cho người học một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận thức Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận thức đang được chúng ta quan tâm.

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 KHÁI NIỆM, PHÂN LỌAI VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP HÓA HỌC 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Phân loại 4

1.3 Tiêu chí đánh giá 8

Chương 2 TẦM QUAN TRỌNG, TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬPHÓA HỌC HIỆN NAY 11

2.1 Tầm quan trọng của bài tập hóa học 11

2.2 Tác dụng của bài tập hóa học 11

2.3 Thực trạng của việc sử dụng bài tập hóa học hiện nay 15

Chương 3 MỘT SỐ PP, CÁC BƯỚC GIẢI VÀ SAI SÓT KHI SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC 16

3.1 Một số phương pháp giải bài tập hóa học 16

3.2 Các bước giải bài tập trên lớp 16

3.3 Những sai sót khi sử dụng bài tập 16

Chương 4 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ CHÚ Ý KHI CHỮA BÀI TẬP HÓA HỌC 18

4.1 Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt 18

4.2 Những chú ý khi sử dụng bài tập 18

Chương 5 CÁC XU HƯỚNG XÂY DỰNG BTHH HIỆN NAY 19

5.1 Các xu hướng hiện nay 19

5.2 Xây dựng bài tập hóa học mới 19

TÓM TẮT 19

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

Chương 1 KHÁI NIỆM, PHÂN LỌAI VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP HÓA

HỌC

1.1 Khái niệm [6]

Bài tập hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định

Câu hỏi là những bài làm mà trong quá trình hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một hoạt động tái hiện Trong các câu hỏi, giáo viên thường yêu cầu học sinh phải nhớ lại nội dung của các định luật, quy tắc, khái niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa,…còn bài toán là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác và nhiều bước

1.2 Phân loại [4]

1.2.1 Dựa vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của bài tập

1.2.2 Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra

VD: Nung 15,04g muối Cu(NO3)2 đến khối lượng không đổi thì thu được a gam

chất rắn và V lít khí thoát ra ở đktc Tính a và V biết hiệu suất pứ là 80%

1.2.3.Dựa vào nội dung hóa học của bài tập

* Bài tập hóa đại cương:

- Bài tập về chất khí

- Bài tập về dung dịch

Trang 5

- Bài tập điện phân.

- Bài tập về hiệu suất

* Bài tập hóa vô cơ:

- Bài tập về các kim loại (kim loại kiềm, kiềm thổ, sắt, nhôm…)

- Bài tập về các phi kim (Halogen, oxi, lưu huỳnh, nitơ, photpho…)

- Bài tập về các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối…

* Bài tập hóa hữu cơ:

- Bài tập về hiđrocacbon

- Bài tập về ancol – phenol – amin

- Bài tập về anđehit – axit cacboxylic – este…

1.2.4 Dựa vào phương pháp giải bài tập

- Bài tập tính theo công thức và phương trình.

- Bài tập biện luận.

- Bài tập dùng phương pháp đường chéo…

VD: Trộn V lít dung dịch KOH 2M với 500 ml dung dịch KOH 1M thì đượcdung dịch có nồng độ 1,2M Giá trị của V là

C V

V C

M M

C C

 

0,5 2 1, 2 

Trang 6

1.2.5 Dựa vào nội dung toán học của bài tập

• Bài tập định tính (không có tính toán)

VD: Bài tập nhận biết, hoàn thành phương trình hóa học, chuỗi phản ứng…

• Bài tập định lượng (có tính toán)

VD: Tính khối lượng các chất phản ứng hoặc sản phẩm, tính nồng độ …

1.2.6 Dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập

• Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm)

• Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm).

VD: Hãy quan sát thí nghiệm khi nhỏ từ từ ddNaOH vào bình đựng ddAlCl3. Mô tảhiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học minh họa

1.2.7 Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ phức tạp của bài tập

• Bài tập dạng cơ bản.

Có hai cách hiểu:

- Là những bài tập bám theo kiến thức chuẩn, không mở rộng.

- Là những bài tập có cách giải đơn giản, dùng để giúp học sinh nắm

được phương pháp giải của một dạng bài tập nào đó.

VD: Hãy nêu tính chất hóa học của Oxi Viết phương trình minh họa

• Bài tập tổng hợp.

Có hai cách hiểu:

- Là những bài tập có kiến thức được mở rộng hơn và sâu hơn.

- Là những bài tập khó hơn về mức độ tư duy.

Trang 7

VD: Oxi hóa hoàn toàn 11 gam hh bột gồm Fe và Al bằng oxi ở điều kiện thích hợp thì thu được 19g hh rắn X gồm 3 oxit sắt và Al2O3 Để hòa tan hoàn toàn lượng

X này thì cần vừa đủ x mol dung dịch HCl Tìm x?

Giải

1.2.8 Dựa vào mục đích sử dụng.

• Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ.

• Bài tập dùng để xây dựng kiến thức mới.

• Bài tập dùng củng cố kiến thức

• Bài tập dùng ôn luyện, tổng kết.

• Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi.

• Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu…

1.2.9 Dựa vào tác dụng của bài tập.

+ Bài tập gây hứng thú học tập.

VD: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường Cách đơn giản

để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết PTHH xảy ra (nếu có)

+ Bài tập phát triển tư duy.

2

O

19 11

0, 25 mol 32

Trang 8

VD: Đốt cháy hoán toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8, C5H10 thu được 16,8 lít khí CO2 ở đktc Tính m?

Trang 9

- Có cách giải nhanh.

- Có tính liên môn

- Có tính phân hóa

- Có hình vẽ, sơ đồ

1.3.2 Những tiêu chí đánh giá với một hệ thống BTHH

Khi sử dụng bài tập hóa học như một phương pháp dạy học, cần lưu ý nhữngyêu cầu sau :

Đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp : Hệ thống bài tập hóa học

phải quét hết những thông tin cơ bản của chương trình hóa học Nó buộc học sinhkhi giải hệ thống các bài tập đó phải huy động tổng hợp những kiến thức cơ bảncủa toàn bộ chương trình và những kiến thức liên môn

Đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa : Giải bài tập hóa học thực chất là

vận dụng các quy luật của hóa học vào việc biến đổi bài tập ban đầu thành nhữngbài tập trung gian, sơ đẳng hơn, cơ bản hơn Những bài tập cơ bản điển hình giữvai trò rất quan trọng trong học vấn của học sinh vì chúng sẽ là kiến thức – công cụgiúp học sinh giải được những bài toán tổng hợp Do đó giáo viên sẽ quy hoạchtoàn bộ hệ thống những bài tập sẽ ra cho học sinh trong toàn bộ chương trình hóahọc sao cho chúng kế thừa nhau, bổ sung cho nhau, cái trước chuẩn bị cho cái sau,cái sau phát triển cái trước Tất cả tạo nên cùng với nội dung lý thuyết khác, một hệthống toàn vẹn những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo

Đảm bảo tính kỹ thuật tổng hợp : Bài tập hóa học phải đóng vai trò là cầu

nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và đời sống sản xuất Nó phải làphương tiện rèn cho học sinh những kỹ năng chung nhất của tự học, của việc giảiquyết các vấn đề nhận thức Nó cũng góp phần vào việc hình thành ở học sinhnhững phẩm chất và những nét văn hóa lao động (trí óc và chân tay)

Trang 10

Đảm bảo tính phân hóa của hệ thống các bài tập : Bài tập ra cho học sinh

phải vừa sức Muốn cho bài tập có khả năng vừa sức với ba loại trình độ học sinhtrong lớp, người giáo viên phải phân hóa bài tập từ bài tập trung bình vừa sức vớiđại đa số học sinh, thầy phức tạp hóa nó để trao cho một ít học sinh giỏi và đơngiản hóa nó để đưa ra cho học sinh yếu kém Có như vậy bài tập mới trở thànhđộng lực thường xuyên của sự học tập tích cực của học sinh

Thường xuyên coi trọng việc dạy học sinh phương pháp giải bài tập : Rènluyện cho học sinh hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập Phương pháp giảibài tập sẽ là cơ sở và xuất phát điểm để hình thành và phát triển những phươngpháp hợp lý chung nhất của tự học và của hành động

Trang 11

Chương 2 TẦM QUAN TRỌNG, TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬPHÓA HỌC HIỆN NAY

2.1 Tầm quan trọng của bài tập hóa học

1.Bài tập hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung và mục tiêu riêng của môn Hóa học

2.Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm Lý luận dạy học coi bài tập là một phương pháp dạy học cụ thể, được áp dụng phổ biến và thường xuyên ở các cấp học và các loại trường khác nhau, được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học : nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, vận dụng, khái quát hóa – hệ thống hóa và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh

3.Bài tập Hóa học có nhiều ứng dụng trong dạy học với tư cách là một phương pháp dạy học phổ biến, quan trọng và hiệu nghiệm Như vậy, bài tập hóa học có công dụng rộng rãi, có hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành phương pháp chung của việc tự học hợp lý, trong việc rèn luyện kỹ năng tự lực, sáng tạo

4.Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học Kiến thức học sinh tiếp thu được chỉ có ích khi sử dụng nó Phương pháp luyện tập thông quaviệc sử dụng bài tập là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Đối với học sinh, việc giải bài tập là một phương phápdạy học tích cực

2.2 Tác dụng của bài tập hóa học [9, trang 26]

1) Bài tập Hóa học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu hơn và làm chính xác hóa các khái niệm đã học.

Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa của các khái niệm, học thuộc lòng các định luật, nhưng nếu không qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững những caí mà học sinh đã thuộc lòng Bài tập hóa học sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng được các kiến thức đã học, biến những kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình Khi vận dụngđược một kiến thức nào đó, kiến thức

Trang 12

Ví dụ : Các hợp chất sau, chất nào là rượu?

CH 3 – CH 2 – OH, C 6 H 5 – OH, NaOH, C 6 H 5 – CH 2 – OH, HO – CH 2 – CH 2 – OH

Khi làm được bài tập này, học sinh đã nhớ được định nghĩa rượu, CTPT của rượu và cách phân biệt các hợp chất có chứa nhóm -OH tức các em đã chính xác hóa các khái niệm và không bị lẫn lộn giữa các chất gần giống nhau về hình thức

2) Bài tập Hóa học đào sâu mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động phong phú không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh

Ví dụ : Trong tinh dầu chanh có chất limonen

a)Hãy viết phương trình phản ứng khi hidro hóa limonen được metan và CTCT metan.

b)Limonen thuộc dãy đồng đẳng nào trong chương trình hóa học đã học biết limonen:

Khi cho học sinh làm bài này, các em rất thích thú vì biết được một chất trong chanh Việc viết phương trình phản ứng không phải là khó đối với các em Tuy nhiên, qua ví dụ này học sinh biết ankadien có nhiều loại mạch khác nhau Nhờ vậy mà kiến thức hoá học gắn liền với thực tế cuộc sống có thể đi vào trí nhớ của các em một cách dễ dàng,

3) Bài tập Hóa học củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa các kiến thức đã học :

Kiến thức cũ nếu chỉ đơn thuần là nhắc lại sẽ làm cho học sinh chán vì không

có gì mới và hấp dẫn Bài tập Hóa học sẽ ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thứcmột cách thuận lợi nhất Một số đáng kể bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung, nhiều chương, nhiều bài khác nhau Qua việc giải các bài tập Hóa học này, học sinh sẽ tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung của nhiều bài, chương khác nhau từ đó sẽ hệ thống hóa kiến thức đã học

Ví dụ : Chất A có CTPT là C 5 H 12 , khi tác dụng với Cl 2 (có chiếu sáng) thì tạo ra một sản phẩm duy nhất tìm CTCT của A? A có mấy đồng phân? Đọc tên các đồng phân?

Chỉ với một ví dụ nhỏ như thế, học sinh đã được ôn về thuyết cấu tạo hóa học, cách viết các đồng phân, phản ứng thế và cách xác định chất thỏa đề bài, được

Trang 13

ôn về danh pháp Như vậy các em đã được cũng cố kiến thức cụ, hệ thống hóa các kiến thức đã học Các dạng bài tập về phân biệt, tách chất, điều chế hoặc bài toán hóa học cũng có ý nghĩa lớn đối với tác dụng này.

4) Bài tập Hóa học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo về hóa học :

Các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học như kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức, cân bằng phương trình hóa học; các tính toán đại số: qui tắc tam suất, giải phương trình và hệ phương trình; kĩ năng nhận biết các hóa chất, …

Ví dụ : Một hỗn hợp gồm 2 chất đồng đẳng ankan kế tiếp có khối lượng 24,8g Thể tích tương ứng là 11,2lít

a.Hãy xác định CTPT của ankan

b.Tính % thể tích của 2 ankan

Để làm bài tập này học sinh phải hiểu các khái niệm đồng đẳng, ankan, ankan kế tiếp, CTTQ, viết được hệ phương trình về khối lượng và số mol, biết quy đổi thể tích ra số mol Biết công thức tính % theo thể tích 2 chất đó

Qua việc thường xuyên giải các bài tập hỗn hợp, lâu dần học sinh sẽ thuộc các kí hiệu hóa học, nhớ hóa trị, số oxi hóa của các nguyên tố, …

5) Bài tập hóa học tạo điều kiện để tư duy học sinh phát triển:

Bài tập hóa học phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh cho học sinh Khi giải một bài tập, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, qui nạp Một bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau: có cách giải thông thường, theo các bước quen thuộc, nhưng cũng có cách giải ngắn gọn mà lại chính xác Qua việc giải nhiều cách khác nhau, học sinh

sẽ tìm ra được cách giải ngắn mà hay, điều đó sẽ rèn luyện được trí thông minh chocác em

Trang 14

Với bài này có 2 cách giải:

Cách 1: Dựa vào khối lượng và thể tích đề bài cho đưa về phương trình 2 ẩn số

(giữa số C của một ankan (lớn hoặc bé) với số mol của hỗn hợp) và biện luận

Cách 2: dùng phương pháp trung bình tìm được số C trung bình( ) ta sẽ suy được 2

giá trị (n, m) ứng với 2 ankan đồng đẳng kế tiếp

Ở cách 2 giải nhanh, chính xác hơn cách 1vì ít tính toán hơn cách 1

Cách giải 2 : Đặt CTPT trung bình của 2 ankan : , đặt phương trình tính khối lượng của hỗn hợp [(14 +2).11,2/22,4=24,8]  =3,4 2 ankan là C3H8 và C4H10

Từ nhiều cách giải như vậy học sinh sẽ chọn ra cho mình một phương pháp giải thích hợp nhất nhờ vậy mà tư duy các em phát triển

6) Tác dụng giáo dục tư tưởng:

Khi giải bài tập hóa học, học sinh được rèn luyện về tính kiên nhẫn, tính trung thựctrong lao động học tập, tính độc lập, sáng tạo khi xử trí các vấn đề xảy ra

Mặt khác, việc tự mình giải các bài tập hóa học còn giúp cho học sinh rèn luyện tinh thần kỉ luật, biết tự kiềm chế, có cách suy nghĩ và trình bày chính xác, khoa học, nâng cao lòng yêu thích bộ môn hóa học

Tác dụng này được thể hiện rõ trong tất cả các bài tập hóa học Bài toán hóa học gồm nhiều bước để đi đến đáp số cuối cùng Nếu các em sai ở bất kì một khâu nào

sẽ làm cho hệ thống bài toán bị sai

Vd: C 4 H 10 O có bao nhiêu đồng phân ?

Đây là một bài tập rất đơn giản, dễ đối với học sinh nhưng không phải học sinh nàocũng làm đúng hoàn toàn vì các em không cẩn thận, chủ quan khi làm bài

Trang 15

Bài tập hóa học còn cung cấp cho học sinh những số liệu lý thú của kĩ thuật, những

số liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn hợp đạt được giúp học sinh hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống

2.3 Thực trạng của việc sử dụng bài tập hóa học hiện nay

Đối với chương trình học:

• Tiết bài tập chưa phù hợp với tiết lý thuyết

• Bài tập về vận dụng kiến thức vào thực tế ,sản xuất , thực nghiệm chưa được

đề cập nhiều

Đối với giáo viên :

• Chưa thực hiện tốt việc phân dạng bài tập theo từng chủ đề và chỉ rõ phươngpháp giải từng dạng

• Chưa chú ý đến hệ thống bài tập để học sinh tự học , tự rèn luyện một cách thường xuyên

• Chưa chú ý đến hệ thống bài tập để học sinh tự học , tự rèn luyện một cách thường xuyên

• Bt vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống , sản xuất, bài tập thực nghiệm chưa thực sự được quan tâm

• Chưa chú ý đến bài tập gây hứng thú cho học sinh

Đối với học sinh

• Thường lúng túng do không nắm vững kiến thức cơ bản và phương pháp giải từng dạng

• Không biết hệ thống các kiến thực đã học

• Làm bài tập mang tính bắc buộc ,đối phó ,chưa có sự đam mê thích thú

• Chỉ làm bài tập trong sách giáo khoa hoặc do giáo viên yêu cầu , không có

sự tìm tòi và nghiện cứu tài liệu khác

Trang 16

Chương 3 MỘT SỐ PP, CÁC BƯỚC GIẢI VÀ SAI SÓT KHI SỬ DỤNG BÀI TẬP

HÓA HỌC

3.1 Một số phương pháp giải bài tập hóa học [2,trang 96]

1- Tính theo công thức và phương trình phản ứng

2- Phương pháp bảo toàn khối lượng

3- Phương pháp tăng giảm khối lượng

4- Phương pháp bảo toàn electron

5- Phương pháp dùng các giá trị trung bình

 Khối lượng mol trung bình

8- Phương pháp biện luận

9- Phương pháp qui đổi

3.2 Các bước giải bài tập trên lớp [2,trang 98]

1 Tóm tắt đầu bài một cách ngắn gọn trên bảng Bài tập về các quá trình hóahọc có thể dùng sơ đồ

2 Xử lý các số liệu dạng thô thành dạng căn bản (có thể bước này trước khitóm tắt đầu bài)

3 Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)

4 Gợi ý và hướng dẫn học sinh suy nghĩ tìm lời giải:

- Phân tích dữ kiện của đề bài xem từ đó cho ta biết được những gì

- Liên hệ với các dạng bài tập cơ bản đã giải

5 Trình bày lời giải

6 Tóm tắt, hệ thống những vấn đề cần thiết, quan trọng rút ra từ bài tập (vềkiến thức, kĩ năng, phương pháp)

3.3 Những sai sót khi sử dụng bài tập

1.Chỉ chữa những bài tập khó không chữa những bài tập dễ

Trang 17

2.Giáo viên giải nhưng không chỉ phương pháp giải từng dạng

3.Không chuẩn bị kỹ hệ thống bài tập

4.Đưa quá nhiều bài tập cho học sinh và không dựa vào khản năng của họcsinh

5.Không chú trọng trong việc hệ thống kiến thức trong tiết bài tập cho học sinhtrước khi hướng dẫn giải bài tập

6.Không chú ý đến việc giảm bớt căng thẳng cho học sinh trong tiết bài tập.7.Quá nặng về bài tập tính tóan

8.Không chú ý bài tập phù hợp với lớp có nhiều đối tượng

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w