quan hệ pháp luật về lao động
Bài làm. I. Đặt vấn đề. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các vấn đề liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động là những vấn đề hết sức cấp thiết, bởi chỉ khi giải quyết thoả đáng các quyền và lợi ích của cả hai bên người lao động và người sử dụng lao động thì mới thực sự tạo ra một động lực to lớn cho sự tiến triển lâu dài, bền vững của kinh tế nước ta. Đến đây, ta không thể không kể đến một nguyên tắc có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các quan hệ pháp luật về lao động – nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thoả thuận hợp pháp của các bên trong lĩnh vực lao động. II. Giải quyết vấn đề. 1. Khái niệm. Thoả thuận hợp pháp của các bên là những thoả thuận hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, trên cơ sở tương quan lao động và điều kiện thực tế, không trái pháp luật và các giá trị xã hội…về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình tham gia lao động và sử dụng lao động. Theo đó, việc đảm bảo và tôn trọng sự thoả thuận hợp pháp giữa các bên trong lĩnh vực lao động là việc nhà nước, bằng các cơ chế phù hợp, đảm bảo sự thoả thuận lao động hợp pháp của các bên được thực hiện trên thực tế, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. 2. Cơ sở hình thành. a. Cơ sở thực tiễn. Các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng đều hết sức đa dạng, phức tạp và không ngừng biến động. Vì vậy, việc pháp luật xác lập các quyền, nghĩa vụ cho các bên chủ thể của từng quan hệ lao động cụa thể là việc 1 làm không cần thiết và cũng không thể thực hiện được. Thay vào đó, pháp luật quy định các nguyên tắc chung, định hướng, định khung. Các bên trong quan hệ lao động khi giao kết hợp đồng lao động phải căn cứ vào như cầu, trình độ, loại hình công việc, mức thù lao…để tự thoả thuận với nhau với điều kiện không vi phạm vào các nguyên tắc, định hướng, định mức, định khung mà pháp luật đã quy định. Việc quy định như vậy một mặt vừa đơn giản hoá các quy định của pháp luật, mặt khác tạo điều kiện để các bên tìm kiếm được đối tác phù hợp với mình trên cơ sở tự do thoả thuận. b.Cơ sở pháp lý. Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thoả thuận hợp pháp của các bên trong lĩnh vực lao động được ghi nhận rộng rãi đối với hầu hết các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động với các chế định như: việc làm, học nghề, thời gìơ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp lao động…song được quy định tập trung, cụ thể tại Điều 9, Bộ luật Lao động. “Điều 9: Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trong quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết. Nhà nước khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Nhà nước khuyến khích việc giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải và trọng tài.” 3. Nội dung nguyên tắc. 2 Quy định tại điều 9, Bộ lụât Lao động đã thể hiện rõ nét các nội dung của nguyên tắc: đó là tôn trọng và bảo vệ thoả thuận hợp pháp của các bên chủ thể, khuyến khích những thoả thuận có lợi cho người lao động và đảm bảo giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Cụ thể như sau: - Với quyền tự do việc làm và tự do thuê mướn lao động, các bên của quan hệ việc làm, học nghề, các bên của quan hệ lao động có quyền tự do thoả thuận hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện của các bên chủ thể. Mặt khác, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên trong quan hệ lao động có quyền thoả thuận với nhau để thay đổi các điều khoản của hợp đồng cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Trường hợp một bên gây thiệt hại, các bên có thể thoả thuận về vấn đề bồi thường. Ngoài ra, khi có tranh chấp, các bên được khuyến khích thương lượng, hoà giải. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của số đông người lao động, pháp luật thừa nhận thông qua chế định thoả ước tập thể. - Cũng nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, những định mức về quyền lợi người lao động thường được hiểu là mức tối thiểu, những quy định về nghĩa vụ của người lao động được hiểu là mức tối đa. Điều đó góp phần khuyến khích những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. - Khi cơ quan công quyền buộc phải can thiệp trong trường hợp thanh tra hoặc phải ra quyết định để giải quyết tranh chấp lao động thì cũng phải căn cứ vào những thoả thuận hợp pháp của các bên để đảm bảo thực hiện và giải quyết quyền lợi cho họ. III. Kết thúc vấn đề. Giống như các nguyên tắc khác của luật lao động, nguyên tắc trên đây góp phần không nhỏ vào việc đmả bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, và do đó tạo cơ sở pháp lý an toàn cho người lao động yên tâm làm việc, công tác; người sử dụng lao động được tự chủ, độc lập trong vấn đề nhân sự, phất triển kinh doanh. 3 . định tập trung, cụ thể tại Điều 9, Bộ luật Lao động. “Điều 9: Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua. định của pháp luật lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Nhà