1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống cách lắp ráp máy vi tính và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp ở máy vi tính

78 669 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 9,2 MB

Nội dung

LỜI DẪNCông nghệ thông tin là một nghành mới ở việt nam nhưng đã có sự phát triên vượt bậc cả về chất và lượng. công nghệ thông tin hiện nay được coi là một nghành mũi nhọn, có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước như: Nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị điện tử viễn thông mới; các lĩnh vực mạng (làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tinh, viba, thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài…); các lĩnh vực định vị dẫn đường (an toàn đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hang không…); lĩnh vực âm thanh, hình ảnh (các thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm…), các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống máy tính….Với những ý nghĩa to lớn như vậy, khoa Công nghệ thông tin của trường Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Bắc Thăng Long được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện và hiện đại về khoa học công nghệ Công nghệ thông tin, chú trọng đến các kiến thức cơ sở, có chú ý thích đáng đến phần thực hành công nghệ khiến cho sinh viên sau khi ra trường có khả năng mau chóng thích ứng với sự thay đổi công nghệ mới trong tương lai. Sau khi học xong 3 học kỳ, Khoa Công nghệ thông tin cho sinh viên tiến hành thực tập để làm quen với môi trường làm việc, ứng dụng các kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tiễn để sau khi ra trường sẽ tự tin trong công việc, làm chủ được công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan. Đồng thời, cũng hoàn thành chương trình đào tạo bắt buộc đối với sinh viên cả nước nói chung và sinh viên khoa công nghệ thông tin, trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long nói riêng.Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa công nghệ thông tin, trường Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Bắc Thăng Long, tôi đã xin về thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ Tùng Anh và đã được công ty đồng ý tiếp nhận thực tập.Trong thời gian thực tập, tôi được tiếp xúc thườ

Trang 1

LỜI DẪN

Công nghệ thông tin là một nghành mới ở việt nam nhưng đã có sự phát triên vượt bậc cả về chất và lượng công nghệ thông tin hiện nay được coi là một nghành mũi nhọn, có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước như: Nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị điện tử viễn thông mới; các lĩnh vực mạng (làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tinh, viba, thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài…); các lĩnh vực định vị dẫn đường (an toàn đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hang không…); lĩnh vực âm thanh, hình ảnh (các thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết

bị thu âm…), các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống máy tính…

Với những ý nghĩa to lớn như vậy, khoa Công nghệ thông tin của trường Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Bắc Thăng Long được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện và hiện đại về khoa học công nghệ Công nghệ thông tin, chú trọng đến các kiến thức cơ sở, có chú ý thích đáng đến phần thực hành công nghệ khiến cho sinh viên sau khi ra trường có khả năng mau chóng thích ứng với sự thay đổi công nghệ mới trong tương lai

Sau khi học xong 3 học kỳ, Khoa Công nghệ thông tin cho sinh viên tiến hành thực tập để làm quen với môi trường làm việc, ứng dụng các kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tiễn để sau khi ra trường sẽ tự tin trong công việc, làm chủ được công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan Đồng thời, cũng hoàn thành chương trình đào tạo bắt buộc đối với sinh viên cả nước nói chung và sinh viên khoa công nghệ thông tin, trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long nói riêng

Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa công nghệ thông tin, trường Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Bắc Thăng Long, tôi đã xin về thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ Tùng Anh và đã được công ty đồng ý tiếp nhận thực tập

Trang 2

Trong thời gian thực tập, tôi được tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính: Được lắp ráp, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của máy vi tính tại công ty Vì vậy, tôi chọn

đề tài này để làm báo cáo thực tập cho mình

Báo cáo thực tập này nhằm mục đích trình bày một cách chi tiết và có hệ thống cách lắp ráp máy vi tính và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp ở máy vi tính

Kết cấu của bài báo cáo thực tập, ngoài phần dẫn luận và kết luận, nội dung được chia làm 3 chương:

- Chương 1: giới thiệu về công ty thực tập

Trong chương này, tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn về công ty mà tôi thực tập: giới thiệu chung, mô hình tổ chức, các lĩnh vực hoạt động…

- Chương 2: Tổng quan máy vi tính

Chương này, tôi sẽ trình bày chi tiết về cách lắp ráp hoàn chỉnh một máy vi tính

- Chương 3: Sữa chữa máy vi tính

Đề cập đến những hư hỏng thường gặp nhất của máy vi tính Từ đó, đề xuất cách kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng đó

Chắc chắn báo cáo thực tập sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý chân thành từ phía thầy cô, các bạn và những người quan tâm đến lĩnh vực này để tôi hoàn thiện và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, vững vàng cho công việc sau này

Trang 3

LỜI CẢM ƠN



Lời đầu tiên trong cuốn báo cáo này em xin gửi tới thầy cô của khoa Công Nghệ Thông Tin là những người hướng dẫn đã giúp em đi đúng hướng, tận tình giúp đỡ, cho em những tài liệu thực tiễn nhất để em hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp

Em xin trân thành cám ơn khoa Công Nghệ Thông Tin trường Trung Cấp Kinh Tế

Kỹ Thuật Bắc Thăng Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học tập cho em

Và em xin cảm ơn các thầy các cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em, tất cả những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua tại trường

Em cũng gửi tới các bạn trong lớp TH09 đã góp ý em xây dựng thành công kì thực tập tốt nghiệp này

Sinh Viên thực hiện Dương Văn Thành

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP

1.1 GiỚI THIỆU CHUNG

Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và công nghệ Tùng Anh

Tên viết tắt: Công ty Tùng Anh IT

Địa chỉ: Đông Anh-Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động:

1/ Cung cấp máy tính, linh kiện, máy văn phòng

2/ Dịch vụ sửa chữa, nâng cấp, bảo trì hệ thống

3/ Tư vấn thiết kế mạng LAN, WAN, Tổng đài, Camera giám sát

4/ Tư vấn phần mềm, thiết kế Website ; Domain ; Hosting

5/ Gia công xây dựng phần mềm quản lý bán hàng, kế toán, nhân sự

6/ Thiết kế bảng điện tử Led hiệu ứng đa năng

7/ Cung cấp giải pháp công nghệ tổ chức, doanh nghiệp

1.2 TỔ CHỨC CÔNG TY

Công ty TNHH Thương Mại và Công nghệ Tùng Anh được tổ chức theo mô hình như sau :

Trang 5

Báo cáo thực tập: sửa chữa máy vi tính

Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi được Ban giám đốc Công ty bố trí thực tập tại phòng bảo hành sửa chữa

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN MÁY TÍNH

- Lịch sử của máy tính cá nhân

Sự ra đời của máy tính cá nhân

- Năm 1975 công ty MITS ( Mỹ ) giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Altair đầu tiên trên thế giới, chiếc máy này sử dụng bộ vi xử lý 8080 của Intel, chiếc máy tính đầu tiên không có màn hình mà chỉ hiện kết quả thông qua các đèn Led

Hình 2.1: Máy tính PC đầu tiên trên thế giới Altair

Phó giám đốc

Phòng tài chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật hành sửa chữaPhòng bảo Phòng nhân

sự

Trang 6

- Năm 1977 công ty Apple đưa ra thị trường máy tính AppleII có màn hình và bàn phím.

Hình 2.2: Máy tính PC hàng Apple sản xuất năm 1977

- Năm 1981 công ty IBM sản xuất máy tính PC có hệ thống mở, tức là máy có nhiều khe cắm mở rộng để có thể cắm thêm các thứ khác vào đó, sau này thiết kế này đã phát triển thành tiêu chuẩn của máy tính ngày nay Công ty IBM ( một công ty khổng lồ lúc đó ) đã tìm đến một công ty nhỏ có tên là Microsoft để thuê viết phần mềm cho máy tính PC của mình , đó là cơ hội ngàn năm có một để cho Microsoft trở thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay

Hình 2.3: Máy tính PC của hãng IBM sản xuất năm

1981 thuê công ty Microsoft viết hệ điều hành MS - DOS

Trang 7

- Sau khi phát minh ra chuẩn PC mở rộng, IBM đã cho phép các nhà sản xuất PC trên thế giới nhái theo chuẩn của IBM và chuẩn máy tính IBM PC đã nhanh chóng phát triển thành hệ thống sản xuất máy PC khổng lồ trên toàn thế giới

- IBM không có thoả thuận độc quyền với MS DOS cho nên Microsoft có thể bán phần mềm MS DOS cho bất cứ ai, vì vậy mà Microsoft đã nhanh chóng trở thành một công ty lớn mạnh

Hình 2.4: Billgate năm 1981 ông làm việc suốt ngày để hoàn thành hệ điều

hành MS DOS cho công ty IBM, hợp đồng của ông chỉ đáng giá bằng 5 phút thu nhập hiện nay, nhưng ông muốn cả thế giới biết đến sản phẩm đó, để rồi một ngày không xa ông sẽ làm chủ thế giới trong lĩnh vực phần mềm, đó là tầm nhìn của một tỷ phú.

- Các thành phần trong máy vi tính.

Trang 8

Hình 2.5: Sơ đồ hệ thống máy tính

• Máy tính là một hệ thống gồm nhiều thiết bị được liên kết với nhau thông qua một bo mạch chủ, sự liên kết này được điều khiển bởi CPU và hệ thống phần mềm hướng dẫn, mỗi thiết bị trong hệ thống có một chức năng riêng biệt trong đó có ba thiết bị quan trọng nhất là CPU, Mainboard và bộ nhớ RAM

2.1. Mainboard ( Bo mạch chủ )

Trang 9

• Mainboard đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất

 Các thành phần khác nhau chúng có tốc độ làm việc, cách thức hoạt động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp được với nhau là nhờ

có hệ thống Chipset trên Mainboard điều khiển

2.2. CPU ( Central Processing Unit ) - Vi xử lý

Hình 2.7: CPU.

• CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện các lệnh của chương trình khi phần mềm nào đó chạy, tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện này, CPU là linh kiện nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính

2.3. RAM ( Radom Access Memory ) - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.

Hình 2.8: RAM.

Trang 10

• RAM là bộ nhớ tạm thời, lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho CPU

xử lý, tất cả các chương trình trước và sau khi xử lý đều được nạp vào RAM, vì vậy dung lượng và tốc độ truy cập RAM có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chung của máy

Trang 11

• Là thiết bị lưu trữ chính của hệ thống, ổ cứng có dung lượng lớn và tốc độ truy cập khá nhanh, vì vậy chúng được sử dụng để cài đặt hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, đồng thời nó được sử dụng để lưu trữ tài liệu , tuy nhiên ổ cứng là ổ cố định, không thuận tiện cho việc di chuyển dữ liệu đi xa.

2.6. Ổ đĩa CD ROM ( Hard Disk Drive )

Hình 2.11: Ổ CDROM.

• Là ổ đĩa lưu trữ quang học với dung lượng khá lớn khoảng 640MB, đĩa

CD Rom gọn nhẹ dễ ràng di chuyển đi xa, tuy nhiên đa số các đĩa CD Rom chỉ cho phép ghi được 1 lần, ổ đĩa CD Rom được sử dụng để cài đặt phần mềm máy tính, nghe nhạc, xem phim v v

• Đĩa mềm có thể đọc và ghi nhiều lần và dễ ràng di chuyển đi xa, tuy nhiên

do dung lượng hạn chế chỉ có 1,44MB và nhanh hỏng nên ngày nay đĩa mềm ít được sử dụng mà thay vào đó là các ổ USB có nhiều ưu điểm vượt trội

2.7. Bàn phím - Keyboard

Trang 13

Hình 2.14: Card video.

• Card Video là thiết bị trung gian giữa máy tính và màn hình, trên Card Video có bốn thành phần chính

trước khi hiển thị trên màn hình, bộ nhớ Ram của Card Video càng lớn thì cho hình ảnh có độ phân giải càng cao

Conveter ) đây là IC đổi tín hiệu ảnh từ dạng số của máy tính sang thành tín hiệu tương tự

Card Video khi Window chưa khởi động

• Card Video có thể được tích hợp trực tiếp trên Mainboard

2.10. Ổ đĩa mềm FDD

• Đĩa mềm có thể đọc và ghi nhiều lần và dễ ràng di chuyển đi xa, tuy nhiên

do dung lượng hạn chế chỉ có 1,44MB và nhanh hỏng nên ngày nay đĩa mềm ít được sử dụng mà thay vào đó là các ổ USB có nhiều ưu điểm vượt trội

Trang 14

2.11. Màn hình Monitor

Monitor CRT Monitor LCD

• Màn hình Monitor hiển thị các thông tin về hình ảnh, ký tự giúp cho người sử dụng nhận được các kết quả xử lý của máy tính , đồng thời thông qua màn hình người sử dụng giao tiếp với máy tính để đưa ra các điều khiển tương ứng

• Hiện nay có hai loại màn hình phổ biến là CRT và màn hình LCD

CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA MÁY VI TÍNH

Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi thấy một số hư hỏng thường gặp của máy vi tính như: Nguồn; Mainboard, CPU, RAM; Màn hình, card video; HDD, FDD, CD-ROM; bàn phím, chuột, modem, máy in…

Trang 15

Hình 3.1: Bộ nguồn ATX dùng cho các máy từ Pentium2 đến Pentium4

1 Nhiệm vụ của nguồn:

- Nguồn máy tính (tiếng Anh: Power Supply Unit hay viết tắt: PSU) là một

thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác…, đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động

2 Ý nghĩa của các chân và mầu dây.

Hình 3.2: Đầu dây nguồn cấp điện cho Mainboard

các mầu dây và điện áp, chức năng

• Dây mầu cam là chân cấp nguồn 3,3V

• Dây mầu đỏ là chân cấp nguồn 5V

Trang 16

• Dây mầu vàng là chân cấp nguồn 12V

• Dây mầu xanh da trời là chân cấp nguồn -12V

• Dây mầu trắng là chân cấp nguồn -5V

• Dây mầu tím là chân cấp nguồn 5VSB ( Đây là nguồn cấp trước )

• Dây mầu đen là Mass

• Dây mầu xanh lá cây là chân lệnh mở nguồn chính PS_ON ( Power Swich

On ), khi điện áp PS_ON = 0V là mở , PS_ON > 0V là tắt

• Dây mầu xám là chân bảo vệ Mainboard, dây này báo cho Mainbord biết tình trạng của nguồn đã tốt PWR_OK (Power OK), khi dây này có điện áp

>3V thì Mainboard mới hoạt động

Hình 3.3: Đầu cắm này chỉ có trên bộ nguồn giành cho Mainboard Pentium 4

Trang 17

3 Phương pháp sửa chữa.

1.1.1 Công cụ hỗ trợ trong quá trình sửa chữa.

- Một bộ nguồn tốt, đồng hồ đo, mỏ hàn,sơ đồ mạch4…

- Linh kiện thay thế

1.1.2 Kiểm tra bộ nguồn.

Để kiểm tra một bộ nguồn có hoạt động hay không ta làm như kiểm tra bộ

nguồn ATX

- Trước tiên ta quan sát xem các linh kiện có bị hư hỏng như phù tụ, đứt dây, cháy nổ hay không Nếu có ta thay thế Không ta bắt đầu sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm tra

Hình 3.5: Kiểm tra bộ nguồn ATX

Bước 1 : Cấp điện cho bộ nguồn

Bước 2 : Đấu dây PS_ON ( mầu xanh lá cây ) vào Mass ( đấu vào một dây mầu đen nào đó )

=> Quan sát quạt trên bộ nguồn , nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy

Nếu quạt không quay là nguồn bị hỏng

Trường hợp nguồn vẫn chạy thì hư hỏng thường do Mainboard

1.1.3 Phương pháp sửa chữa.

- Đo nguội

Bước 1: Chuyển đồng hồ về thang đo Ω (vị trí X1)

Trang 18

Bước 2: Kiểm tra sơ bộ chất lượng của Q1, R1, D5, C4, D6, C5.

- Đo nóng: Đo các mức điện áp rồi đối chiếu vơid các sơ đồ (Thực hiện theo lưu đồ và các bước sửa chữa sau)

- Các bước sửa chữa khối nguồn

Bước 1: Đo điện áp xoay chiều(từ dây cắm điện qua bộ lọc nhiễu công tắc đến

bộ chỉnh lưu)

Bước 2: Đo điện áp sau chỉnh lưu (tức đo tụ lọc sau chỉnh lưu), nếu không có:

kiểm tra cầu nắn điốt, nếu không có: kiểm tra cuộn dây, nếu cuộn dây ko có nữa: thì kiểm tra cầu trì

Bước 3: Kiểm tra điều kiện để phần tử ngắt mở làm việc (đo đèn bán dẫn với các

cực B, C, E), kiểm tra điện áp cấp mạch dao động, kiểm tra công suất phụ, nếu ko có: thì kiểm tra tiếp nguồn cung cấp cho công suất phụ: thì kiểm tra điện trở cấp nguồn cho công suất phụ

Bước 4: Sửa chữa dao động nguồn: kiểm tra điện áp cung cấp, kiểm tra điện áp

hồi tiếp, kiểm tra IC dao động

Trang 19

Hình 3.6: Sơ đồ đo nguội.

1.1.4 Một số bệnh của nguồn

Bệnh 1 : Bộ nguồn không hoạt động, thử chập chân PS_ON xuống

Mass (chập dây xanh lá vào dây đen ) nhưng quạt vẫn không quay

Hình 3.7: Thử kiểm tra theo các bước trên thấy quạt nguồn

Kiểm tra điện

áp trên tụ dọc

Kiểm tra cầu nối điốt

Kiểm tra công suất phụ

Kiểm tra cuộn dây loc.

Kiểm tra IC dao động

Kiểm tra nguồn cấp cho công suất phụ

Kiểm tra IC

ổn áp 7805

Kiểm Tra transistor hồi tiếp

Kiểm tra công suất nguồn chờ

Kiểm tra cầu trì

Có điện áp

Không điên áp

Không điên áp

Có điện áp

Có điện áp

Không điên áp Mất nguồn

Trang 20

không quay => nguồn bị hỏng

Nguyên nhân hư hỏng trên có thể do :

• Chập một trong các đèn công suất => dẫn đến nổ cầu chì , mất nguồn 300V đầu vào

• Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không hoạt động, không

=> thì sửa chữa như Trường hợp 1 ở dưới

• Nếu đo dây tím không có điện áp 5V, bạn cần tháo vỉ nguồn ra ngoài để kiểm tra

• Đo các đèn công suất xem có bị chập không ? đo bằng thang X1Ω

=> Nếu các đèn công suất không chập

=> thì sửa như Trường hợp 2 ở dưới

=> Nếu có một hoặc nhiều đèn công suất bị chập => thì sửa như Trường hợp 3 ở dưới

Sửa chữa:

 Trường hợp 1: Vẫn có điện áp 5V STB nhưng khi đấu dây PS_ON xuống Mass quạt không quay

Phân tích: Có điện áp 5V STB nghĩa là có điện áp 300V DC và thông thường các

đèn công suất trên nguồn chính không hỏng, vì vậy hư hỏng ở đây là do mất dao động của nguồn chính, bạn cần kiểm tra như sau :

 Kiểm tra điện áp Vcc 12V cho IC dao động của nguồn chính

 Kiểm tra các đèn Q3 và Q4 khuếch đại đảo pha

Trang 21

Trường hợp 2 : Cấp điện cho nguồn và đo không có điện áp 5V

STB trên dây mầu tím , kiểm tra bên sơ cấp các đèn công suất không hỏng, cấp nguồn và

đo vẫn có 300V đầu vào

Phân tích: Trường hợp này là do nguồn cấp trước không hoạt động, mặc dù đã có

nguồn 300V đầu vào, bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau của nguồn cấp trước:

 Kiểm tra điện trở mồi R1

 Kiểm tra R, C hồi tiếp : R2, C3

 Kiểm tra Dz

Trường hợp 3 : Không có điện áp 5V STB, khi tháo vỉ mạch ra

kiểm tra thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập

Phân tích : Nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập thì ta cần

phải tìm hiểu và tự trả lời được câu hỏi : Vì sao đèn công suất bị chập? bởi vì đèn công suất ít khi bị hỏng mà không có lý do

• Một trong các nguyên nhân làm đèn công suất bị chập là

1 Khách hàng gạt nhầm sang điện áp 110V

2 Khách hàng dùng quá nhiều ổ đĩa => gây quá tải cho bộ nguồn

3 Một trong hai tụ lọc nguồn bị hỏng => làm cho điện áp điểm giữa hai đèn công suất bị lệch

• Bạn cần phải kiểm tra để làm rõ một trong các nguyên nhân trên trước khi thay các đèn công suất

• Khi sửa chữa thay thế, ta sửa nguồn cấp trước chạy trước => sau đó ta mới sửa nguồn chính

• Cần chú ý các tụ lọc nguồn chính, nếu một trong hai tụ bị hỏng sẽ làm cho nguồn chết công suất, nếu một tụ hỏng thì đo điện áp trên hai tụ sẽ bị lệch (bình thường sụt áp trên mỗi tụ là 150V)

• Cần chú ý công tắc 110V- 220V nếu gạt nhầm sang 110V thì điện áp DC sẽ là 600V và các đèn công suất sẽ hỏng ngay lập tức

Trang 22

Bệnh 2: Mỗi khi bật công tắc nguồn của máy tính thì quạt quay vài

vòng rồi thôi

Phân tích nguyên nhân:

• Khi bật công tắc nguồn => quạt đã quay được vài vòng chứng tỏ

=> Nguồn cấp trước đã chạy

=> Nguồn chính đã chạy

Hiện tượng trên là do một trong các nguyên nhân sau:

+ Khô một trong các tụ lọc đầu ra của nguồn chính => làm điện áp ra bị sai => dẫn đến mạch bảo vệ cắt dao động sau khi chạy được vài giây

+ Khô một hoặc cả hai tụ lọc nguồn chính lọc điện áp 300V đầu vào => làm cho nguồn bị sụt áp khi có tải => mạch bảo vệ cắt dao động

Kiểm tra và sửa chữa:

• Đo điện áp đầu vào sau cầu đi ốt nếu < 300V là bị khô các tụ lọc nguồn

• Đo điện áp trên 2 tụ lọc nguồn nếu lệch nhau là bị khô một trong hai tụ lọc nguồn, hoặc đứt các điện trở đấu song song với hai tụ

• Các tụ đầu ra ( nằm cạnh bối dây ) ta hãy thay thử tụ khác, vì các tụ này bị khô ta rất khó phát hiện bằng phương pháp đo đạc

Sơ đồ khối của mainboad.

Trang 23

Hình 3.8: Sơ đồ khối mainboad.

Nguyên lý hoạt động.

- Mainboard có 2 IC quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam, chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI v v

- Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau còn gọi

là tốc độ Bus Thí dụ trên một Mainboard Pentium 4, tốc độ dữ liệu ra vào CPU là 533MHz nhưng tốc độ ra vào bộ nhớ RAM chỉ có 266MHz và tốc độ ra vào Card Sound gắn trên khe PCI lại chỉ có 66MHz

Trang 24

- Giả sử ta nghe một bản nhạc MP3, đầu tiên dữ liệu của bản nhạc được nạp từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM sau đó dữ liệu được xử lý trên CPU rồi lại tạm thời đưa kết quả xuống bộ nhớ RAM trước khi đua qua Card Sound ra ngoài, toàn bộ hành trình của dữ liệu di chuyển như sau:

+ Dữ liệu đọc trên ổ cứng truyền qua cổng IDE với vận tốc 33MHz đi qua Chipset cầu nam đổi vận tốc thành 133MHz đi qua Chipset cầu bắc vào bộ nhớ RAM với vận tốc 266MHz, dữ liệu từ Ram được nạp lên CPU ban đầu đi vào Chipset bắc với tốc

độ 266MHz sau đó đi từ Chipset bắc lên CPU với tốc độ 533MHz , kết qủa xử lý được nạp trở lại RAM theo hướng ngược lại , sau đó dữ liệu được gửi tới Card Sound qua Bus 266MHz của RAM, qua tiếp Bus 133MHz giữa hai Chipset và qua Bus 66MHz của khe PCI

=> Như vậy ta thấy rằng 4 thiết bị có tốc độ truyền rất khác nhau là

+ CPU có Bus (tốc độ truyền qua chân) là533MHz

+ RAM có Bus là 266MHz

+ Card Sound có Bus là 66MHz

+ Ổ cứng có Bus là 33MHz đã làm việc được với nhau thông qua hệ thống Chipset điều khiển tốc độ Bus

Các thành phần trên Mainboad.

3.1 Chipset cầu bắc (North Bridge) và Chipset cầu nam (Sourth Bridge).

Nhiệm vụ của Chipset:

• Kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại với nhau

• Điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị

• Thí dụ: CPU có tốc độ Bus là 400MHz nhưng Ram có tốc độ Bus

là 266MHz để hai thành phần này có thể giao tiếp với nhau thì chúng phải thông qua Chipset để thay đổi tốc độ Bus

Trang 25

Hình 3.9: Chipset North Bridge

3.2 Đế cắm CPU.

=> Ta có thể căn cứ vào các đế cắm CPU để phân biệt chủng loại Mainboard

• Khe cắm CPU kiểu Slot - Cho các máy Pentium 2: Khe cắm này chỉ có ở các máy Pentium 2, CPU không gắn trực tiếp vào Mainboard mà gắn vào một vỉ mạch sau đó vỉ mạch đó ược gắn xuống Mainboard thông qua khe Slot như hình dưới đây:

Hình 3.10: Mainboard của máy Pentium 2

• Đế cắm CPU kiểu Socket 370 - Cho các máy Pentium 3:

Trang 26

Đây là đế cắm trong các máy Pentium 3 , đế cắm này có 370 chân

Hình 3.11: Đế cắm CPU - Socket370 trong các máy Pentium 3

• Đế cắm CPU - Socket 423 - Cho các máy Pentium 4 : Đây là kiểu đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời đầu giành cho CPU có 423 chân

Hinh 3.12: Đế cắm CPU - Socket 423 trong

Trang 27

• Đế cắm CPU - Socket 478 - Cho các máy Pentium 4 : Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời trung, chíp loại này có 478 chân

Hình 3.13: Đế cắm CPU - Socket 478 trong

các máy Pentium 4 đời trung

• Đế cắm CPU - Socket 775 - Cho các máy Pentium 4:

Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời mới

Hình 3.14: Đế cắm CPU - Socket 775 trong

Trang 28

các máy Pentium 4 đời mới

• Đế cắm CPU - Socket 939 : Đây là đế cắm CPU trong các máy sử dụng chip AMD mới nhất gần đây

Hình 3.15: Đế cắm CPU - Socket 939 trong các máy

đời mới dùng chíp AMD

3.3 Khe cắm bộ nhớ RAM.

• Khe cắm SDRam - Cho máy Pentium 2 và Pentium 3: SDRam (Synchronous Dynamic Ram) => Ram động có khả năng đồng bộ, tức Ram này có khả năng theo kịp tốc độ của hệ thống SDRam có tốc độ Bus từ 66MHz đến 133MHz

Hình 3.16: Khe cắm SDRam trong máy Pentium 2 và Pentium 3

• Khe cắm DDRam - Cho máy Pentium 4: DDRam (Double Data

Trang 29

=> Chính là SDRam có tốc độ dữ liệu nhân 2 DDRam có tốc độ Bus

Hình 3.18: Khe cắm ISA.

3.4.2 PCI.

PCI ( Peripheral Component Interconnect => Liên kết thiết bị ngoại

vi ) Đây là khe cắm mở rộng thông dụng nhất có Bus là 33MHz, cho tới hiện nay các khe cắm này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các máy Pentium 4

Trang 30

Hình 3.19: Khe cắm PCI.

3.4.3 AGP.

AGP ( Accelerated Graphic Port ) Cổng tăng tốc đồ hoạ , đây là cổng giành riêng cho Card Video có hỗ trợ đồ hoạ , tốc độ Bus thấp nhất của khe này đạt 66MHz <=> 1X

1X = 66 MHZ (Cho máy Pentium 2 & Pentium 3) 2X = 66 MHz x 2 = 133 MHz (Cho máy Pentium 3) 4X = 66 MHz x 4 = 266 MHz (Cho máy Pentium 4) 8X = 66 MHz x 8 = 533 MHz (Cho máy Pentium 4) 16X = 66 MHz x 16 = 1066 MHz (Cho máy Pentium 4)

Hình 3.20: Khe cắm AGP.

Trang 31

PCI Express, viết tắt là PCIe (đôi khi dễ nhầm với PCI Extended,

viết tắt là PCI-X), là một dạng giao diện b us hệ thống/card mở rộng của máy tính Nó là một giao diện nhanh hơn nhiều và được thiết kế để thay thế giao diện PCI, PCI-X, và AGP cho các card mở rộng và card đồ họa Khe cắm PCI Express (PCIe) hoàn toàn như PCI hay PCI Extended (PCI-X)

Trang 32

(Read Only Memory Basic Input/Output System => Bộ nhớ chỉ đọc, lưu trữ các chương trình vào ra cơ sở )

=> Đây là bộ nhớ chỉ đọc được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn các chương trình phục vụ các công việc:

+ Thiết lập tốc độ Bus cho CPU

+ Thiết lập số nhân tốc độ của CPU

+ Clear ( Xoá ) chương trình trong CMOS

Trang 33

Hình 3.24: Một bảng hướng dẫn thiết lập Jumper trên Mainboard

Lưu ý: Các Jumper chỉ còn xuất hiện trên các máy Pentium 2 và Pentium 3, trong các Mainboard Pentium 4 rất ít xuất hiện các Jumper hay Switch là vì máy Pentium

4 các tiến trình này đã được tự động hoá

4 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa Mainboard.

1.2 Các công cụ hỗ trợ sửa chữa mainboard.

- Card test main (không thể thiếu) nếu có điều kiện thì trang bị một “card test main” lọai support port 80h và 84h, có luôn cổng LPT càng tốt (hoặc loại dùng cả cho desktop lẫn Laptop)

Trang 34

Hình 3.25: Dòng P2 Chỉ có khe PCI hổ trợ Port 80H và 84H

+ 12V : Báo có điện áp + 12V ( Tương tự đường - 12V)

RST : Báo tín hiệu Reset : Đèn này chỉ chớp sáng rồi tắt khi ta

bấm nút Reset

OSC : Báo tín hiệu dao động của CPU, nếu đèn này không sáng

nghĩa là CPU không hoạt động

BIOS : Đèn báo BIOS : đèn này không sáng nghĩa là CPU không

đọc dữ liệu trên BIOS hoặc BIOS hỏng

CLK : Đèn báo xung Clock của Mainboard, đèn này sáng thường

xuyên kể cả khi không có RAM và CPU, nếu đèn này không sáng nghĩa là Chipset trên Mainboard không hoạt động

- CPU các loại: thông dụng nhất là Sokket 478, và soket 775

- RAM các lọai: thông dụng nhất là SD-RAM, DDR, DDR2

- Bộ nguồn lọai tốt

- Máy khò nhiệt, mỏ hàn, đồng hồ đo VOM, máy cấp nguồn

- Các thiết bị khác đắc tiền hơn nên trang bị khi bạn là cửa hàng lớn: máy nạp chip BIOS ROM (khỏang 500-1000$), máy hiện sóng, máy đóng chip (khoảng

Trang 35

- Linh kiện thay thế các lọai: Mosfet, Ic nguồn, chipset, chip SIO, chip LAN, chip Sound, chip Bios ROM, tụ lọc nguồn các lọai…

1.3 Kiểm tra mainboard

- Một kỹ thuật IT kinh nghiệm khi cầm một mainboard nghi ngờ hỏng thì ta

sẽ quan sát thật kỹ xem có bị “chấn thương vật lý” hay không Một vết trầy xước, có thể gây ra ngắn mạch hoặc đứt mạch Các slot ram, khe mở rộng PCI, AGP, PCIx… có bị chập mạch hay không Nhiều bạn máy đang chạy, tháo ra thử 1 thanh RAM thế là máy

“đi luôn” lại đổ cho RAM giết main Nhưng sự thật do bất cẩn thao tác không đúng cách

đã làm các slot tiếp xúc chập nhau dẫn đến chết main

Hình 3.26: Kiểm tra tụ

- Lỗi cháy, nổ hay phù tụ thì rất dễ phát hiện bằng mắt thường

- Các vết bẩn do côn trùng xâm nhập để lại như dán, chuột… sẽ gây chập chờn không ổn định thậm chí chạm chập và dẫn đến chết mainboard

- Việc vệ sinh mainboard thật sạch và quan sát thật kỹ ban đầu rất có ích cho công việc sửa chữa mainboard

1.4 Kiểm tra Mainboard bằng Card Test.

4 13 Các bước kiểm tra Mainboard

Trang 36

Kiểm tra lại để xác định cho chính xác hư hỏng là thuộc về Mainboard chứ không phải RAM, CPU hay các Card mở rộng

Cách xác định này làm theo các bước ở phần kiểm tra Mainboard

Dùng Card Test Main để xác định xem cụ thể là hỏng cái gì trên Mainboard

Bước 1: Kiểm tra để xác định hư hỏng thuộc về Mainboard:

• Chưa cắm RAM và bất kỳ một thứ gì khác ( trừ CPU ) vào Mainboard

• Cắm zắc công tắc nguồn của Case vào Mainboard

• Cấp điện nguồn và bật công tắc Power, quan sát các biểu hiện sau : => Quạt nguồn và quạt CPU có quay, có tiếng bíp dài ở loa

=> Điều này là biểu hiện Mainboard vẫn bình thường => Quạt nguồn và quạt CPU không quay hoặc các quạt quay nhưng không có tiếng bíp ở loa

=> Biểu hiện này cho thấy hư hỏng thuộc về Mainboard, để xác định rõ hơn bạn dùng Card Test Main để kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra Mainboard bằng Card Test Main

Hình 3.27: Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra

Các bước thực hiện kiểm tra Mainboard.

• Tháo tất cả các thiết bị ra khỏi Mainboard kể cả RAM và CPU

• Cắm Card Test Main vào khe PCI ( Vì khe này có 2 múi nên ta không thể cắm ngược )

Trang 37

Hình 3.28: Gắn Card Test Main vào khe PCI

• Cấp điện nguồn cho Mainboard và bật công tắc Power ( Đấu dây Power vào đúng vị trí - xem chỉ dẫn trên Main)

• Lúc này chỉ có dãy đèn Led sáng, dựa vào các đèn Led cho ta biết tình trạng Mainboard như sau :

• Trạng thái bình thường

Hình 3.29: Các đèn nguồn báo sáng, đèn CLK báo sáng cho thấy các chế độ điện áp của

Mainboard đã có đủ và Chipset đã hoạt động

• Trạng thái chập nguồn hoặc Chipset không hoạt động

Hình 3.30: Mainboard bị mất đường nguồn 5V, nếu là nguồn tốt

thì có thể do chập đường 5V trên Mainboard

Trang 38

Hình 3.31: Mainboard bị mất đường nguồn 3,3V

Hình 3.32: Mainboard bị mất đường nguồn 12V, có thể

do chập đường 12V tren Mainboard

Hình 3.33: Có đủ các điện áp nhưng chipset không

hoạt động, không có xung CLK

* Nếu Mainboard kiểm tra ở trạng thái bình thường, ta lắp

CPU và RAM vào và bật nguồn kiểm tra lại

Hình 3.34: Tất cả các đèn báo sáng, đồng hồ dừng lại ở

FF cho thấy Mainboard và các linh kiện

đã hoạt động bình thường

Trang 39

hoạt động, nếu đã thay CPU tốt thì hư hỏng do mạch

ổn áp nguồn cho CPU, hoặc thiết lập sai tốc độ BUS cho CPU

Hình 3.36:Các đèn báo sáng nhưng đồng hồ dừng lại ở C1

cho biết máy bị lỗi bộ nhớ, có thể lỗi bộ nhớ RAM hoặc lỗi bộ nhớ Cache gắn trên Mainboard.

4 1 Lỗi kích nguồn không được:

- Các nguyên nhân chính:

• Chết Mosfet đảo nối đường PS-On với chip SIO

• Hỏng thạch anh 32k cho chipset Nam

• Hở chân hoặc lỗi chipset Nam

• Hở chân hoặc lỗi chip SIO

- Mạch kích nguồn thông dụng có 3 dạng chính:

Ngày đăng: 29/03/2015, 00:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w