1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất

61 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 562,5 KB

Nội dung

Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng: Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh, là quá trìnhdoanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá,

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN

XUẤT 1

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả bán hàng: .1

1.1.1 Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 1

1.1.2 Ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1

1.1.3 Yêu cầu quản lý đối với công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 2

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 2

1.2 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 2

1.2.1 Các phương thức bán hàng: 2

1.2.1.1 Phương thức bán buôn hàng hóa: 3

1.2.1.2 Phương thức bán lẻ hàng hóa: 3

1.2.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý hay ký gửi: 4

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng: 4

1.2.2.1 Nội dung: 4

1.2.2.2 Chứng từ sử dụng: 5

1.2.2.3 Tài khoản sử dụng: 5

1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 6

1.2.3.1 Nội dung: 6

1.2.3.2: TK 521 - Chiết khấu thương mại 7

1.2.3.3: TK 531 – Hàng bán bị trả lại 7

1.2.3.4: TK 532 – Giảm giá hàng bán: 7

1.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán: 8

1.2.4.1 Phương pháp tính giá vốn hàng bán: 8

Trang 2

1.2.4.2 Tài khoản sử dụng: 9

1.2.5 Kế toán chi phí bán hàng: 10

1.2.5.1 Nội dung: 10

1.2.5.2 Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, UNC, các hợp đồng dịch vụ mua ngoài 10

1.2.5.3 Tài khoản sử dụng: 10

1.2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 11

1.2.6.1 Nội dung: 11

1.2.6.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng: Phiếu chi, phiếu xuất kho, giấy đề nghị thanh toán, các chứng từ liên quan khác 11

1.2.6.3 Tài khoản sử dụng: 12

1.2.7 Kế toán xác định kết quả bán hàng: 12

1.2.7.1 Nội dung: 12

1.2.7.2 Tài khoản sử dụng: 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIÊM THỐNG NHẤT 15

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất: 15

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất : 15

2.1.3: Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 16

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 18

2.1.6 Các chính sách kế toán hiện đang được áp dụng tại công ty 19

2.2 Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công Ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất 20

2.2.1 Phương thức bán hàng tại Công ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất. .20

2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng: 21

Trang 3

2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 24

2.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán: 24

2.2.5 Kế toán chi phí bán hàng: 25

2.2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 27

2.2.7 Kế toán xác định kết quả bán hàng: 28

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIÊM THỐNG NHẤT 30

3.1 Một số nhận xét chung về kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất 30

3.1.1 Ưu điểm: 30

3.1.2 Những mặt hạn chế: 31

3.2 Một số ý kiến về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất 31

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

PHỤ LỤC 36

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đổi mới các doanh nghiệp đã và đang có những bước pháttriển mạnh mẽ về quy mô và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiệncông cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước nền kinh tế đã chuyển đổi từ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng XHCN Cơ chế mới mở ra như một luồng gió thức tỉnh các doanhnghiệp quốc doanh sau bao nhiêu năm ngủ say đồng thời khuyến khích tất cả cácthành phần kinh tế, thu hút vốn trong và ngoài nước để tạo công ăn việc làm chongười lao động, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế Với sự lãnh đạo và địnhhướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước nền kinh tế nước ta đang và sẽ từng bước hộinhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên nền kinh tế thị trường với tínhnăng động cũng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt và đầy thử thách cho cácdoanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất Sự thành công hay thất bại phụthuộc rất nhiều vào chủ thể kinh tế tham gia vào đó, vì vậy để tồn tại và phát triểnđòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý và tổ chứcsản xuất kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, bán hàng và tiêu thụ hàng hóa là khâu vôcùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp Vì vậy tổ chức tốt hoạt động bán hàng sẽ làm tăng doanh thu, thu được lợinhuận, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần và tạo được vị thế trên thị trường

Qua quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ HàNội và tìm hiểu thực tế tại Công Ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất, em đã nhận thứcđược tầm quan trọng và vai trò tích cực của công tác kế toán bán hàng và xác địnhkết quả bán hàng Vận dụng những lý luận đã học ở trường và kết hợp thực tế thunhận được từ công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất, em đã chọnđề tài “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần DiêmThống Nhất”

Nhờ sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán Công Ty Cổ phần DiêmThống Nhất và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS Hà Thị Tường Vi đã giúp

em hoàn thành bài luận văn với bố cục 3 phần như sau:

Trang 5

Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong

doanh nghiệp thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại

Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và

xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 TK: Tài khoản

2 CP: Chi phí

Trang 6

3 DT: Doanh thu

4 KKTX: Kê khai thường xuyên

5 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

6 DTBH và CCDV: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

7 CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp

8 CPBH: Chi phí bán hàng

9 CKTT: Chiết khấu thanh toán

10.GGHB: Giảm giá hàng bán

11.HBBTL: Hàng bán bị trả lại

12.CPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh

13.GTGT: Giá trị gia tăng

14.TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

Trang 7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả bán hàng:

1.1.1 Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng:

Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh, là quá trìnhdoanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mìnhcho khách hàng và khách hàng trả tiền hay chấp nhận trả tiền cho doanh nghiệp.Xét về góc độ kinh tế: Bán hàng là quá trình hàng hoá của doanh nghiệp đượcchuyển từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuấtnói riêng có một số đặc điểm như sau:

- Có sự trao đổi, thoả thuận giữa người mua và người bán, người bán đồng ýbán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền mua hàng

- Có sự thay đổi chuyển quyền sở hữu về hàng hoá: Người bán mất quyền sởhữu hàng hoá, nguời mua có quyền sở hữu hàng hoá đã mua Trong quá trình tiêuthụ hàng hoá các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá

và nhận lại từ khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng Số doanh thu này

là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình

1.1.2 Ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trìnhsản xuất được liên tục

- Xét trên lĩnh vực kinh tế: Bán hàng có vai trò đặc biệt nó vừa là điều kiện

để tiến hành tái sản xuất, vừa là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng,phản ánh sự gặp nhau giữa cung và cầu của hàng hoá

- Xét trên phạm vi doanh nghiệp: Bán hàng là nhân tố quyết định đến sự

thành công hay thất bại của doanh nghiệp Bán hàng thể hiện sức cạnh tranh và uytín của doanh nghiệp trên thị trường Nó là cơ sở để đánh giá trình độ tổ chức quản

lý hiệu quả sản xuất kinh doanh nghiệp của doanh nghiệp

Trang 8

1.1.3 Yêu cầu quản lý đối với công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng:

Để quản lý tốt quá trình bán hàng, tiết kiệm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận cầnđảm bảo một số yêu cầu sau:

- Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động củatừng loại sản phẩm

- Quản lý các phương thức bán hàng gắn với các chính sách bán hàng, giámsát tình hình thanh toán với người mua, người bán theo đúng các hợp đồng kinh tế

- Quản lý chặt chẽ doanh thu bán hàng của từng loại hoạt động nhằm xác địnhchính xác kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chiphí hoạt động khác nhằm đạt được lợi nhuận tối đa

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng:

Kế toán với chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính trongdoanh nghiệp nói chung và khâu bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêngphải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác số hiện có và tình hình biếnđộng của từng loại sản phẩm, hàng hóa về số lượng, chất lượng và giá trị

- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác doanh thu bán hàng và tìnhhình thanh toán của khách hàng

- Phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhànước và việc phân phối kết quả kinh doanh

- Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ tiến hành phântích hoạt động kinh tế liên quan đến doanh thu và lợi nhuận

Việc tổ chức kế toán bán hàng, kết quả bán hàng trong doanh nghiệp là rất cầnthiết Nó giúp doanh nghiệp nhận biết được tình hình tiêu thụ của từng mặt hàng,khả năng thanh toán của từng khách hàng, lợi nhuận thu được qua hoạt động bánhàng để từ đó doanh nghiệp đề ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh trong thời gian tới

1.2 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng:

1.2.1 Các phương thức bán hàng:

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quy trình lưu chuyển hàng hoá của hoạt

Trang 9

động kinh doanh thuơng mại Quá trình lưu chuyển hàng hóa được thực hiện theonhiều phương thức khác nhau như: Phương thức bán buôn, bán lẻ…

1.2.1.1 Phương thức bán buôn hàng hóa:

Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng với số lượng lớn (hàng hóathường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn) gồm:

* Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức bán mà trong đó, hàng bánphải được xuất từ kho của doanh nghiệp Bán buôn qua kho có thể thực hiện dướihai hình thức:

- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này,doanh nghiệp xuất kho hàng hóa và giao trực tiếp cho đại diện bên mua

- Bán buôn hàng hóa qua kho theo hình thức chuyển hàng: theo hình thức này,căn cứ vào hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa,dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho củabên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng

* Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanhnghiệp không đưa hàng về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua Phương thức này

có thể thực hiện theo 2 hình thức: Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hìnhthức giao hàng trực tiếp và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thứcchuyển hàng

+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung

+ Hình thức bán hàng tự phục vụ

+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp

+ Hình thức bán hàng trả góp

Trang 10

1.2.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý hay ký gửi:

Đây là phương thức bán hàng mà trong đó, doanh nghiệp thương mại giaohàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Bên nhận làm đại

lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đạilý

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng:

1.2.2.1 Nội dung:

* Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc

sẽ thu được từ các giao dịch hoặc nghiệp vụ phát sinh trong kỳ từ các hoạt độngkinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn

Tùy thuộc vào doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ haynộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp mà DTBH được xác định là khác nhau:

- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì DTBH

và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ (chưa có thuếGTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu bên ngoài giá bán (nếu có) mà doanh nghiệpđược hưởng

- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì DTBH

và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu

và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà doanh nghiệp được hưởng ( tổng giáthanh toán - bao gồm cả thuế )

* Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng của doanhnghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định là tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng

- Doanh nghiệp phải xác đinh được chi phí phát sinh liên quan đến giaodịch bán hàng

Trang 11

* Phương pháp xác định doanh thu bán hàng

- DTBH được xác định theo công thức sau:c xác định theo công thức sau:nh theo công th c sau:ức sau:

Doanh thu

bán hàng =

Khối lượng hàng hóa bán ra X

Giá bán đơn vị

- DTT l s chênh l ch gi a t ng s DTBH v i các kho n gi m tr à số chênh lệch giữa tổng số DTBH với các khoản giảm trừ ố chênh lệch giữa tổng số DTBH với các khoản giảm trừ ệch giữa tổng số DTBH với các khoản giảm trừ ữa tổng số DTBH với các khoản giảm trừ ổng số DTBH với các khoản giảm trừ ố chênh lệch giữa tổng số DTBH với các khoản giảm trừ ới các khoản giảm trừ ản giảm trừ ản giảm trừ ừ

Doanh thu thuần

về bán hàng =

Doanh thu bán hàng -

Các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.2.2 Chứng từ sử dụng:

- Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường, bảng thanh toán hàng đại

lý, ký gửi, thẻ quầy hàng, các chứng từ thanh toán ( Phiếu thu, Séc chuyển khoản,Sec thanh toán, Giấy báo có ngân hàng, Uỷ nhiệm thu, bảng sao kê của ngânhàng), các chứng từ liên quan khác như phiếu nhập hàng trả lại…

1.2.2.3 Tài khoản sử dụng:

* TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Dùng để phản ánh

tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ doanh nghiệp đã thực hiện trong

kỳ kế toán và các khoản giảm trừ doanh thu

Kết cấu của TK 511 như sau:

Bên Nợ: + Thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp

trực tiếp phải nộp tính trên DTBH thực tế trong kỳ

+ Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng (Giảm giá hàng bán, bán hàng

bị trả lại, chiết khấu thương mại)

+ Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kếtquả bán hàng

Bên Có: + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã thực hiện trong kỳ.

TK 511 Không có số dư cuối kỳ.

- TK 511 có các tài khoản cấp 2 sau:

+ TK 511(1): Doanh thu bán hàng

+ TK 511(2): Doanh thu bán thành phẩm

+ TK 511(3) : Doanh thu cung cấp dịch vụ

+ TK 511(4): Doanh thu trợ cấp, trợ giá

+ TK 511(7): Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

+ TK 511(8): Doanh thu khác

* TK 512 – Doanh thu nội bộ: dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm,

Trang 12

hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng mộtcông ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 512 tương tự như TK 511

- TK 512 có 3 TK cấp 2:

+ TK 512(1): Doanh thu bán hàng hoá

+ TK 512(2): Doanh thu bán thành phẩm

+ TK 512(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ

* TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp: Tài khoản này phản ánh số thuế

GTGT đã nộp và phải nộp và ngân sách nhà nước

- Tài khoản 333(1) có 2 TK cấp 3:

+ TK 3331(1): Thuế GTGT đầu ra

+ TK 3331(2): Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

* Ngoài ra còn sử dụng một số TK có liên quan khác như TK 111, Tk 112, TK

131, TK 138, TK 156

* Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng: (Phụ lục 01- trang 38)

1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:

1.2.3.1 Nội dung:

Theo chế độ kế toán hiện hành, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

- Chiết khấu thương mại: là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đãthanh toán cho người mua hàng do sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, với khối lượnglớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bánhoặc cam kết mua, bán hàng

- Trị giá hàng bán bị trả lại: Là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho kháchhàng trong trường hợp hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng quákém, khách hàng trả lại số hàng đó

- Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho người mua dohàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách và lạc hậu thị hiếu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp đối với sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ dặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT đối vớisản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra của cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp

1.2.3.2: TK 521 - Chiết khấu thương mại

Trang 13

* TK 521 dùng để phản ánh toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấpnhận cho khách hàng dựa trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá đã đượctiêu thụ

* Nội dung và kết cấu của TK 521:

Bên Nợ: Trị giá các khoản CKTM chấp nhận cho người mua trong kỳ.

Bên Có: Kết chuyển số CKTM trong kỳ sang TK511, 512.

TK 521 cuối kỳ không có số dư

- Trình tự kế toán chiết khấu thương mại (Phụ lục 02- trang 39)

1.2.3.3: TK 531 – Hàng bán bị trả lại

* Tài khoản này được dùng để theo dõi doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị

trả lại trong kỳ

* Kết cấu của TK này như sau:

Bên Nợ: Trị giá doanh thu của số hàng bán bị trả lại trong kỳ.

Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị khách hàng trả lại.

Dư cuối kỳ: TK 531 cuối kỳ không có số dư

- Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, hoá đơn trả hàng

- Trình tự kế toán hàng bán bị trả lại (phụ lục 03- trang 40)

1.2.3.4: TK 532 – Giảm giá hàng bán:

* Tài khoản này được dùng để phản ánh toàn bộ các khoản giảm giá hàng bánchấp nhận cho khách hàng dựa trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá đãtiêu thụ do lỗi thuộc về người bán Các khoản giảm giá hàng bán được theo dõitrên tài khoản này là các khoản giảm giá phát sinh sau khi hàng hóa được tiêu thụ

và doanh nghiệp đã phát hành hoá đơn

* Kết cấu của TK này như sau:

Bên Nợ: Trị giá các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền GGHB sang TK 511 hoặc TK 512.

Dư cuối kỳ: TK 532 cuối kỳ không có số dư.

- Trình tự kế toán giảm giá hàng bán (phụ lục 04- trang 41)

* TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp

* TK 333(2): Thuế tiêu thụ đặc biệt

* TK 333(3): Thuế xuất, nhập khẩu

Trang 14

Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ +

Trị giá mua của hàng nhập trong kỳ

Việc xác định trị giá mua của sản phẩm hàng hóa xuất kho để bán được doanhnghiệp áp dụng một trong 4 phương pháp:

- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: theo phương pháp này, giá

thực tế của hàng hóa xuất kho theo từng lô hàng, từng lần nhập tức là xuất vào lôhàng nào thì tính theo trị giá lô hàng đó Phương pháp này phản ánh chính xác từng

lô hàng nhưng công việc phức tạp đòi hỏi thủ kho phải nắm chi tiết từng lô hàng.Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà việc quản lýhàng tồn kho cần phải tách biệt

- Phương pháp nhập trước - xuất trước: Theo phương pháp này, vật tư hàng

hóa nhập trước được xuất dùng hết rồi mới đến lần nhập sau Phương pháp này có

ưu điểm là việc định giá sản phẩm dễ dàng, chất lượng vật tư hàng hóa, sản phẩmđược bảo quản tốt Nhưng phương pháp này lại đòi hỏi kế toán phải thường xuyêntheo dõi và phân loại, gây ra khó khăn trong công tác tổ chức kế toán chi tiết thànhphẩm, hàng tồn kho và tổ chức kho

- Phương pháp nhập sau - xuất trước : Theo phương pháp này, dựa trên giả

Trang 15

định hàng hóa nhập sau được xuất trước và giá vốn hàng xuất kho tính theo giá củalần mua hàng gần nhất Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá củanhững lần nhập đầu tiên Phương pháp này có ưu điểm là công việc tính giá thànhđược tiến hành thường xuyên trong kỳ, đơn giản hơn phương pháp nhập trước -xuất trước Nhưng khi giá cả hàng hóa biến động mạnh thì việc tính giá ít chínhxác và bất hợp lý.

- Phương pháp bình quân gia quyền:

+ Trước hết phải tính đơn giá bình quân của số hàng hóa luân chuyển trong kỳtheo công thức:

Đơn giá bình

quân gia quyền =

Trị giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ +

Trị giá thực tế hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn

Số lượng hàng nhập trong kỳ

Sau ó tính tr giá th c t c a h ng hóa xu t trong k theo công th c:đ ịnh theo công thức sau: ực tế của hàng hóa xuất trong kỳ theo công thức: ế của hàng hóa xuất trong kỳ theo công thức: ủa hàng hóa xuất trong kỳ theo công thức: à số chênh lệch giữa tổng số DTBH với các khoản giảm trừ ất trong kỳ theo công thức: ỳ theo công thức: ức sau:

Trị giá thực tế

hàng xuất trong kỳ =

Số lượng hàng xuất bán x

Đơn giá bình quân gia quyền

Việc áp dụng phương pháp nào là do doanh nghiệp lựa chọn, nhưng phải tuân theonguyên tắc nhất quán của kế toán

1.2.4.2 Tài khoản sử dụng:

- TK 632 – Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn

của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ

Bên Nợ: + Trị giá mua của hàng hóa, giá thành thực tế của dịch vụ đã được

xác định là tiêu thụ

+ Chi phí mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ

Bên Có: + Trị giá mua của hàng hóa đã bán bị người mua trả lại

+ Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ

Dư cuối kỳ: TK 632 không có số dư.

- Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán:

* Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán -PP kê khai thường xuyên- (phụ lục 5- trang 42)

* Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán -PP kiểm kê định kỳ - (phụ lục 6 trang 43) 1.2.5 Kế toán chi phí bán hàng:

1.2.5.1 Nội dung:

Trang 16

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bánsản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu

tố sau:

- Chi phí nhân viên: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho nhân viênbán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá và cáckhoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương theo quy định

- Chi phí vật liệu, bao bì: Là các khoản chi phí về vật liệu, bao bì để đóng góisản phẩm,hàng hoá, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ dùng trong quá trình bánhàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm, hàng hóa

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường,tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hànghoá, dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ

- Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá: Là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa,bảo hành sản phẩm, hàng hoá trong thời gian quy định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài phục

vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ như: chi phí thuê tài sản, thuêkho, thuê bãi, thuê bốc vác, vận chuyển, tiền hoa hồng cho các đại lý bán hàng…

- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong khâutiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ nằm ngoài các chi phí đã kể trên như: chi phítiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm , chi phí quảng cáo

1.2.5.2.Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, UNC, các hợp đồng dịch vụ mua

ngoài

1.2.5.3 Tài khoản sử dụng:

- TK 641- Chi phí bán hàng: dùng để tập hợp và kết chuyển CPBH thực tế

phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

Kết cấu của TK 641 như sau:

Bên Nợ : Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.

Bên Có : + Các khoản ghi giảm CPBH

+ Kết chuyển CPBH sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh

TK 641 không có số dư cuối kỳ.

Trang 17

* Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng (phụ lục 07 - trang 44)

1.2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

1.2.6.1 Nội dung:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản

lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chấtchung toàn doanh nghiệp

Theo quy định của chế độ hiện hành, CPQLDN chi tiết thành các yếu tố chi phísau:

- Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp trả cho ban giám đốc,nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định

- Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùngcho hoạt động quản lý Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của DN, cho việcsửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ dùng chung của DN

- Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùngcho công tác quản lý chung của toàn DN

- Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanhnghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn

- Thuế, phí và lệ phí: các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài và cáckhoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà

- Chi phí dự phòng: các khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoàinhư tiền điện nước, thuê sửa chữa TSCĐ dùng chung cho cả doanh nghiệp

- Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản kể trên nhưchi hôị nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ và các khoản chi khác

1.2.6.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng: Phiếu chi, phiếu xuất kho, giấy đề nghị

thanh toán, các chứng từ liên quan khác

1.2.6.3.Tài khoản sử dụng:

TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp : TK này dùng để tập hợp và kết

Trang 18

chuyển các chi phí QLKD, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạtđộng chung của toàn DN Kết cấu của TK 642 như sau:

Bên Nợ : + Các khoản CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ.

+ Trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự

phòng phải trả

Bên Có : + Các khoản ghi giảm CPQLDN.

+ Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng

phải trả đã trích lập lớn hơn số phải trích cho kỳ tiếp theo

+ Kết chuyển CPQLDN để xác định kết quả kinh doanh

TK 642 không có số dư.

* Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: (phụ lục 08 - trang 45)

1.2.7 Kế toán xác định kết quả bán hàng:

1.2.7.1 Nội dung:

- Kết quả bán hàng: là kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng trong một

thời kỳ nhất định KQBH là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giávốn hàng đã bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, CPBH, CPQLDN

Kết quả bán

hàng

lãi(+) lỗ (-)

= Doanh thu thuần -

Giá vốn hàng bán -

Chi phí bán hàng

-Chi phí quản

lý doanh nghiệp Trong đó : DTT = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.7.2 Tài khoản sử dụng:

* TK 911_ Xác định kết quả kinh doanh: dùng để phản ánh, xác định kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳhạch toán

- Kết cấu của TK 911 như sau:

Bên Nợ: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ

+ Chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí thuế TNDN

+ CPBH, CPQLDN

+ Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

Bên Có : + DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 19

+ Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN

+ Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

Số dư cuối kỳ: TK 911 không có số dư.

* TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối: TK này phản ánh kết quả hoạt động kinh

doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Kết cấu của TK 421:

Bên Nợ : + Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

+ Phân phối tiền lãi

Bên Có : + Số lãi thực tế từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

+ Số lãi được cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù

+ Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh

Số dư cuối kỳ: TK 421 có thể có số dư Nợ hoặc dư Có.

+ Số dư bên Nợ: Số lỗ chưa xử lý

+ Số dư bên Có : Số lãi chưa phân phối hoặc chưa sử dụng

- Sơ đồ kế toán xác định kết quả bán hàng: (phụ lục 09 - trang 46)

* TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: TK này dùng để phản ánh thuế

thu nhập của doanh nghiệp bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành

Bên Có:

+ Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu

Trang 20

nhập tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành

đã ghi nhận trong năm

+ Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót kotrọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiệnhành trong năm hiện tại

+ Kết chuyển thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ TK 911

TK 821 không có số dư cuối kỳ.

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIÊM THỐNG NHẤT.

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất :

Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất được thành lập ngày 25/06/1956 với têngọi ban đầu là nhà máy Diêm Thống Nhất do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng, ngày27/08/2001 thực hiện việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo quyếtđịnh số 1130/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ từ 01/01/2002 công ty Cổ phầnDiêm Thống Nhất chính thức hoạt động theo mô hình Công Ty Cổ Phần

Tên gọi chính thức : Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất.

Tên giao dịch quốc tế : Thong Nhat match joint stock company.

Số tài khoản: 1020000048158- NHCT Chương Dương- Long Biên- Hà Nội

Đại diện : Ông Nguyễn Hưng

Víi sè vèn ®iÒu lÖ ban ®Çu kho¶ng 15.719.000.000 đồng

Lao động: 617 lao động

Nguyên giá tài sản cố định cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:23.031037.874 đồng

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ kĩnh vực SXKD của Công ty:

Từ khi chuyển từ Công ty Diêm Thống Nhất sang Công Ty Cổ phần DiêmThống Nhất, sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng mở rộng Với tiềmnăng vốn có của Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất– hiện nay công ty đã và đangtiến hành sản xuất một số loại sản phẩm:

- Sản xuất kinh doanh diêm các loại, giấy vở, ván ép công nghiệp, bao bì

Trang 22

- In ấn và các dịch vụ liên quan đến in.

- Các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ khác

Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng khắp các tỉnh miền Bắc: Bắc giang, BắcNinh, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn… trong đó có thịtrường chính là TP Hà Nội

2.1.3: Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất.

* Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm theo từng khu vực (phụ lục 10- trang 47)

* Bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (phụ lục 11- trang 47)

Các chỉ tiêu cho ta thấy qua từng năm hoạt động thì công ty ngày càng đạt đượcnhững mục tiêu lớn hơn mang lại nhiều lợi nhuận hơn:

Doanh thu của công ty từ năm 2008- 2010 đã tăng rõ rệt từ 40.575.955.000đthành 69.999.718.546đ tương ứng với 72.5% Để đạt được mức doanh thu như vậy

là vì công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sản xuấtnhằm nâng cao chất lượng và đưa ra thị trường những sản phẩm có mẫu mã đẹp,đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Không những thế, công ty còn không ngừng

mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm của mình đến với các thịtrường trong và ngoài nước

Để người lao động có môi trường làm việc tốt thì công ty luôn có những chế

độ lương, thưởng phù hợp Hàng năm Công ty có những đợt tuyển dụng lao động

có tay nghề kỹ thuật cao đồng thời loại bỏ những lao động đã đến tuổi nghỉ hưu vàmột số lao động thừa tại một số bộ phận Tuy vậy nhưng mức lương bình quân màcông ty đưa ra cho cán bộ công nhân viên trong công ty là khá hợp lý, đời sống củacông nhân viên ngày càng được cải thiện rõ rệt, điều đó khuyến khích người laođộng cống hiến nhiều hơn cho công ty

Từ năm 2008- 2010 công ty đã thu được lợi nhuận cao từ việc bán hàng vàcung cấp dịch vụ năm 2008 lợi nhuận của công ty là 2.409.638.000đ nhưng năm

2009 do sự khủng hoảng của toàn cầu công ty cũng có một số ảnh hưởng nên lợinhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có giảm xuống còn 1.784.968.000đ Đếnnăm 2010 lợi nhuận đó được tăng lên 3.014.520.420đ, tăng so với năm 2009 là1.229.552.420đ tương ứng với 0.69% Để đạt được điều này công ty đã đẩy mạnh

Trang 23

tiêu thụ sản phẩm bằng các chính sách về giá Các chính sách này được áp dụngmột cách linh hoạt với các mức chiết khấu theo số lượng hàng mua, chiết khấuthanh toán nhanh, chiết khấu theo mùa vụ và phân biệt giá tùy theo sức tiêu thụ,đặc điểm địa lý của từng thị trường Bên cạnh đó mạng lưới phân phối được mởrộng trên tất cả các thị trường có hiệu quả hơn nhờ các biện pháp quản lý kênh.

2.1.4- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất

Bộ máy quản lý sản xuất- kinh doanh của công ty Cổ phần Diêm Thống Nhấtđược bố trí theo kiểu trực tuyến- chức năng và theo chế độ một thủ trưởng

Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty (phụ lục 12 – trang 48)

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty:

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất quyết định bầu ra Hội đồng quản trị

để thực hiện quản lý toàn công ty

 Hội đồng quản trị: Đề ra các chiến lược- phương hướng phát triển của Công

ty Phê duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh- kế hoạch đầu tư xây dựng- đổimới công nghệ…

 Tổng Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, toàn quyền quyết định mọi vấn đềliên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định củaHội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tưcủa công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty

 01 Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và 01 phó tổng giám đốc phụtrách kỹ thuật- công nghệ Các phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực đượcTổng giám đốc phân công, ủy quyền chỉ đạo trực tiếp các phòng ban- xí nghiệp cóliên quan đến trong lĩnh vực chuyên môn

Giúp việc cho Ban tổng giám đốc gồm 6 phòng ban chức năng nghiệp vụ:+ Phòng kỹ thuật: tham mưu cho ban tổng giám đốc về chiến lược phát triểncông nghệ- kỹ thuật sản xuất, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, lên kế hoạchsửa chữa thiết bị hàng năm, phụ trách công tác an toàn lao động trong toàn côngty… thiết kế mẫu mã, lập thủ tực về hợp đồng kinh tế, tham gia bồi dưỡng nângcao tay nghề công nhân

+ Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, xácnhận đơn đặt hàng, giao dịch bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạch định chi tiết

Trang 24

chính sách bán hàng, kinh doanh của công ty trong thời điểm cụ thể, từng khu vựcthị trường Trực tiếp tổ chức công tác quảng cáo, tiếp thị cho toàn diện công ty, tổchức và giám sát việc bán hàng, công nợ bán hàng Lập kế hoạch tiêu thụ định kìhoặc đột xuất, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ Theo dõi kế hoạch mua,nhập khẩu thường xuyên và định kỳ các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, các loạithiết bị nhỏ lẻ, phụ tùng thay thế cho máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất Đề xuẩtgóp ý kiến với các bộ phận liên quan đến việc sử dụng vật tư, đảm bảo hợp lý vàtiết kiệm Đánh giá thu thập thông tin về tình hình giá vật tư, đề xuất về phương án

dự trữ và dự phòng

+ Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho tổng giám đốc về các thể lệ chínhsách kế toán tài chính của Nhà Nước, quản lý toàn bộ về các loại tài sản, vốn, quỹcủa công ty, chỉ đạo công tác hạch toán kế toán theo định kỳ Chịu trách nhiệm vềcác tài khoản thu chi, tài khoản phát sinh, hàng tháng báo cáo lên tổng giám đốc vềtình hình tài chính của công ty Thanh toán cho khách hàng và chịu trách nhiệmliên hệ với ngân hàng về tình hình vay nợ Tính toán, chi trả liền lương và thưởngcho công nhân viên của toàn công ty…

+ Phòng tổ chức: xây dựng kế hoạch lao động tiền lương cho toàn công ty, giaochỉ tiêu về lao động tiền lương cho các xí nghiệp thành viên, xây dựng tiêu chuẩnvề định mức lao động, ban hành nội quy, quy chế lao động và giải quyết các chế độ

xã hội cho người lao động theo quy định của Nhà nước…

+ Văn phòng công ty: Tham mưu cho công ty về mặt pháp chế, lập kế hoạchtrang bị- quản lý toàn bộ trang thiết bị văn phòng, thiết lập và quản lý công văn,giấy tờ liên quan đến công ty…

+ Phòng bảo vệ: Lập các kế hoạch về bảo vệ, đảm bảo an ninh nội bộ và xungquanh khu vực công ty Xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ, xây dựng công tácngăn ngừa và đấu tranh với các loại hàng giả mang nhãn hiệu Diêm Thống Nhất…

2.1.5 - Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty Cổ phần Diêm Thống Nhấtđược tổ chức thành một phòng gọi tên là phòng tài chính kế toán Công ty áp dụnghình thức tổ chức công tác kế toán tập trung căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinhdoanh và cơ cấu của bộ máy quản lý Tất cả các công việc kế toán như phân loại

Trang 25

chứng từ, kiểm tra các chứng từ ban đầu, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành,lập báo cáo kế toán… đều được làm tập trung tại phòng kế toán Theo đó, ở các xínghiệp sản xuất không bố trí nhân viên kế toán mà chỉ có nhân viên kinh tế ghichép ban đầu những thông tin kinh tế dưới xí nghiệp Cuối tháng nhân viên thống

kê lập báo cáo kế toán chi tiết các chỉ tiêu, số lượng gửi về phòng kế toán để xử lý

và tiến hành công việc kế toán

Phòng tài chính kế toán gồm có 4 cán bộ có trình độ nghiệp vụ bậc đại học

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, quan hệ chỉ đạo rõ ràng,quan hệ nghiệp vụ chặt chẽ, khăng khít Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ

(phụ lục bảng 13 – trang 49)

* Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy kế toán của công ty.

Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành, bao quát chung toàn bộ

công việc trong phòng Tổ chức chỉ đạo hoạt động của bộ máy kế toán, chịu tráchnhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong công ty, tổ chức điều tra việc thựchiện chế độ với điều kiện và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Nhân viên kế toán: Thực hiện việc theo dõi công nợ tiếp nhận, phân loại và

xử lý các chứng từ gốc ban đầu Tiếp đó căn cứ vào các chứng từ gốc tiến hành cậpnhập số liệu vào phần mền kế toán…

Nhân viên kinh tế tại các xí nghiệp: Thực hiện việc ghi chép, thống kê về

mặt lượng những thông tin kinh tế phát sinh ở các xí nghiệp, sau đó định kỳ lậpbáo cáo chi tiết về tính hình sản xuất gửi lên phòng kế toán

Thủ quỹ: Có trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt và tồn quỹ của công ty

2.1.6 - Các chính sách kế toán hiện đang được áp dụng tại công ty.

- Chế độ kế toán công ty áp dụng hiện nay theo quyết định số BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toándoanh nghiệp

15/2006/QĐ Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ: VNĐ

- Hình thức ghi sổ: Phần mềm kế toán máy (phần mềm Misa)

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy( phụ lục 14- trang 49)

- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 26

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc.

+ Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân giaquyền sau mỗi lần nhập

- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Khấu hao TSCĐ thep phương pháp đường thẳng

- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, trích lập và hoàn nhập dựphòng theo chế độ quy định quản lý tài chính hiện hành

- Hệ thống sổ áp dụng:

+ Các sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết bán hàng, thẻ kho kế toán…

+ Các bảng tổng hợp tài khoản, sổ cái các tài khoản…

- Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả SXKD,Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.2

Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công Ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất.

2.2.1 Phương thức bán hàng tại Công ty Cổ Phần Diêm Thống Nhất.

Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất là doanh nghiệp sản xuất cũng giốngnhư với bất kỳ một doanh nghiệp nào khác để tồn tại và phát triển được trên thịtrường đòi hỏi sản phẩm làm ra phải được xuất phát từ đặc điểm sản phẩm bán ra

cho người tiêu dùng Công ty áp dụng phương thức bán hàng chủ yếu là bán hàng trực tiếp và quá trình xuất giao hàng được diễn ra tại kho công ty Công ty không

áp dụng phương thức ký gửi hàng ở các đại lý Bởi một mặt công ty thường sảnxuất theo những đơn đặt hàng, mặt khác sản phẩm làm ra đến đâu đều được tiêuthụ hết ngay đến đó nên không có bộ phận ký gửi hàng riêng

Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của công ty thì họ sẽ đến công tyđặt hàng hoặc làm hợp đồng mua hàng tại phòng kinh doanh rồi đến nhận hàng ởkho thành phẩm Bên cạnh đó, Công ty còn dành ưu đãi đặc biệt đối với nhữngkhách hàng truyền thống đó là khi có nhu cầu mua hàng, khách hàng chỉ cần gọiđiện đặt hàng, bộ phận giao hàng của Công ty sẽ chở hàng đến tận nơi cho kháchhàng

Công ty đang áp dụng một số hình thức thanh toán như sau:

+ Hình thức thanh toán nhanh: Chủ yếu là khách hàng không thường xuyên,

Trang 27

mua với khối lượng hàng không lớn và thường là thanh toán bằng tiền mặt.

+ Hình thức thanh toán chậm (bán chịu): Với hình thức này Công ty chophép khách hàng thanh toán sau một thời gian nhất định và kế toán mở sổ chi tiết

để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng Trong trường hợp này thì kháchhàng chủ yếu là các đơn vị, các địa phương trong và ngoài tỉnh mua với số lượnglớn và thường xuyên Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc chuyểnkhoản qua ngân hàng Nếu thực hiện chuyển khoản thì khách hàng thông qua ngânhàng của mình lập ủy nhiệm chi hoặc séc chuyển khoản, trên đó ghi rõ tên đơn vịnhận tiền- Công ty Cổ phần Diêm Thống nhất, mã tài khoản… Ngân hàng phục vụCông ty sẽ báo Có vào tài khoản tiền gửi của Công ty

Tóm lại, dù với hình thức thanh toán nào đi chăng nữa thì với thời điểm ghinhận doanh thu là lúc công ty xuất giao hàng đầy đủ về chủng loại, quy cách, phẩmchất và khách hàng có cam kết về thời gian thanh toán theo thỏa thuận hoặc theonhư đã ghi trong hợp đồng

2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng tại công ty là toàn bộ số tiền do bán hàng hoá thu đượcnhư các loại diêm, giấy vở, ván ép, bao bì carton sóng…rất đa dạng về chủng loại

và giá cả

* Chứng từ kế toán sử dụng:

Công ty sử dụng Hóa đơn bán hàng có giá trị như lệnh xuất kho, đồng thời là

cơ sở để kế toán theo dõi, ghi chép, phản ánh doanh thu bán hàng, theo dõi công nợcũng như việc xuất – tồn kho trên thẻ kho kế toán Như vậy chứng tù ban đầu làm

căn cứ ghi sổ của kế toán doanh thu bán hàng là Hóa đơn bán hàng.

Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vì vậy hóa đơn bán hàngcông ty đang sử dụng là Hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT-3LL-01 Hóa đơn được lậptại phòng kinh doanh và lập làm 3 liên Cụ thể quy trình bán hàng:

Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng đến trực tiếp làm hợp đồng với phòngkinh doanh, nhưng nếu là khách hàng truyền thống có thể gọi điện thoại đến phòngkinh doanh đặt hàng Phòng kinh doanh căn cứ vào hợp đồng, đơn đặt hàng xemxét yêu cầu về số lượng, chất lượng, đơn giá và phương thức thanh toán để lập hóađơn GTGT Hóa đơn GTGT do công ty tự in và được Bộ tài chính cho phép lưu

Trang 28

hành, hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên:

Ngoài hóa đơn GTGT thì công ty còn sử dụng các chứng từ như:

- Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo có ngân hàng

- Hợp đồng kinh tế

- Phiếu xuất kho

* Tài khoản sử dụng:

Công ty xây dựng hệ thống tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng thống nhất

do Bộ Tài chính ban hành được sửa đổi bổ sung khi có các thông tư, quy định mới.Các tài khoản này do kế toán có mật khẩu hệ thống khai báo và cài đặt ngay từ đầukhi sử dụng phần mềm Bên cạnh đó để phục vụ cho yêu cầu quản trị theo dõi quản

lý chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng, từng khách hàng, từng khu vực công ty đãxây dựng hệ thống các tài khoản chi tiết cấp thấp nhất và số phát sinh sẽ được cộngdồn lên các tài khoản cấp trên

Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng và kết quả bánhàng:

- TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 511 có thể được mở chi tiết bốn tài khoản cấp 2:

TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá

TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm

Trang 29

TK 51121 Diêm

TK 51122 Giấy vở

TK 51123 Ván dăm

TK 51124 Caston sóng

TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5114 – Doanh thu trợ cấp trợ giá

- TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ gồm 3 tài khoản cấp 2:

TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa nội bộ

TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm nội bộ

TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ nội bộ

Các tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng đều đượckhai báo sẵn từ khi sử dụng phần mềm, trong quá trình hoạt động nếu có phát sinhthêm các đối tượng mà cần phải mở thêm tài khoản chi tiết thì kế toán khai báo bổsung

* Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng:

- Trường hợp khách hàng trả tiền ngay:

Ví dụ: Ngày 15/03/2010 Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 001272B (phụ lục15-trang 50) Công ty xuất bán cho Công ty TMDV Hải Dương 50 kiện diêm nhãn chim hòa

bình, đơn giá chưa thuế 156.000 đồng/ kiện, thuế GTGT 10% Khách hàng thanhtoán bằng tiền mặt Kế toán hạch toán:

Nợ TK 111 : 8.580.000đ

Có TK 511(2) : 7.800.000đ

Có TK 333(1) : 780.000đ

- Trường hợp khách hàng chưa thanh toán hay còn gọi là hình thức bán chịu

Ví dụ: Ngày 20/03/2010 khi nhận được hóa đơn GTGT số 001285B Công ty xuấtbán cho Công ty An Thái 60 kiện diêm nhãn chim hòa bình, đơn giá 156.000đồng/ kiện, thuế GTGT 10% , Khách hàng chưa trả tiền Kế toán hạch toán:

Trang 30

kết quả kinh doanh.

2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:

Khi phát sinh các nghiệp vụ khách hàng mua với số lượng lớn, hàng hóa kémphẩm chất, không đúng quy cách thì công ty sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấuthương mại Căn cứ vào chứng từ chấp nhận giảm giá hàng bán và chiết khấuthương mại với số lượng hàng đã bán hoặc công ty nhận lại số hàng khi bên muakhông chấp nhận

* Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn GTGT

- Hợp đồng mua bán

- Các quyết định giảm giá hàng bán của Công ty

đã chiết khấu 2% và đã thanh toán cho bên mua bằng tiền mặt Kế toán hạch toánnhư sau:

- Số tiền chiết khấu bên mua được hưởng: (156.000 x 150) x 2% = 468.000 đồng

Kế toán định khoản: Nợ TK 521: 468.000đ

Nợ TK 333(1): 46.800đ

Có TK 111: 514.800đCuối tháng kế toán kết chuyển chiết khấu thương mại để giảm trừ doanh thu

Ngày đăng: 26/03/2015, 08:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w