DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BRAS Broadband Remote Access Server Server truy nhập từ xa băng rộng CBS Committed Burst Size Kích thước bùng nổ cam kết CE-VLAN Customer Edge Virt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trang 2
M ỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH VẼ 6
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ METRO ETHERNET 12
1.1 Khái niệm về Metro Ethernet 12
1.1.1 Khái niệm mạng Metro Ethernet 12
1.1.2 Mô hình phân lớp mạng MEN 13
1.1.3 Các điểm tham chiếu trong mạng MEN 15
1.1.4 Các thành phần vật lý trong mạng MEN 16
1.2 Ưu điểm của Metro Ethernet 17
1.3 Kênh kết nối ảo Ethernet (EVC: Ethernet Virtual Connection) 18
1.3.1 Kênh EVC điểm- điểm 19
1.3.2 Kênh EVC đa điểm 19
1.4 Các dịch vụ Metro Ethernet 20
1.4.1 Mô hình dịch vụ trong mạng MEN 20
1.4.2 Các loại dịch vụ trong mạng MEN 21
1.4.3 Các thuộc tính dịch vụ Ethernet 24
1.5 Tổng kết chương 1 31
CHƯƠNG 2 CÁC YÊU CẦU VỀ HIỆU NĂNG CHO MẠNG METRO ETHERNET 33
2.1 Tổng quan về giám sát lưu lượng Ethernet 33
2.2 Độ trễ khung 35
2.2.1 Độ trễ khung cho kênh EVC điểm – điểm 36
2.2.2 Độ trễ khung cho kênh EVC đa điểm 37
2.3 Độ trôi khung 39
2.3.1 Độ trôi khung cho kênh EVC điểm- điểm 40
2.3.2 Độ trôi khung cho kênh EVC đa điểm 42
2.4 Tỉ lệ mất khung 43
2.4.1 Tỉ lệ mất khung cho kênh EVC điểm- điểm 44
2.4.2 Tỉ lệ mất khung cho kênh EVC đa điểm 45
2.5 Tổng kết chương 2 46
Trang 3CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH TRIỂN KHAI MẠNG METRO ETHERNET TẠI
VNPT 47
3.1 Kiến trúc mạng 47
3.2 Mạng Metro Ethernet dựa trên công nghệ MPLS 48
3.2.1 Thiết kế lưu lượng MPLS 49
3.2.2 Hồi phục đường hầm 51
3.2.3 Hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong mạng MPLS 53
3.3 Phương án kết nối, quản lý 55
3.3.1 Phương án kết nối 55
3.3.2 Phương án quản lý mạng 56
3.4 Tổng kết chương 3 57
CHƯƠNG 4 TRIỂN KHAI ĐO KIỂM HIỆU NĂNG MẠNG METRO ETHERNET 58
4.1 Mô hình mạng và các thiết bị test 58
4.1.1 Xây dựng mô hình mạng 58
4.1.2 Thiết bị tester 59
4.1.3 Thiết bị Router biên Cisco 7609 66
4.2 Cấu hình các thiết bị phục vụ test 71
4.2.1 Cấu hình các thiết bị được đo kiểm 72
4.2.2 Cấu hình thiết bị Tester 73
4.3 Đánh giá các kết quả thu được từ test 75
4.4 Tổng kết chương 4 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 1: CÂU LỆNH CẤU HÌNH CÁC THIẾT BỊ UPE 81
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BRAS Broadband Remote Access
Server
Server truy nhập từ xa băng rộng
CBS Committed Burst Size Kích thước bùng nổ cam kết
CE-VLAN Customer Edge Virtual LAN VLAN phía khách hàng CIR Committed Information Rate Tốc độ truyền thông cam kết
CPE Customer Premises Equipment Thiết bị phía khách hàng CR-LDP Constraint-based Routing
Label Distribution Protocol
Giao thức phân phối nhãn định tuyến cưỡng bức
DUT Device Under Test Thiết bị được đo kiểm
Ethernet E-LINE Ethernet Line Dịch vụ đường thê bao qua
Ethernet EPL Ethernet Private Line Đường thuê kênh riêng
Ethernet EP-LAN Ethernet Private LAN Mạng lan riêng qua mạng
Ethernet E-Tree Ethernet Tree Dịch vụ dạng cây qua mạng
Ethernet EVC Ethernet Virtual Connection Đường kết nối ảo
EVPL Ethernet Virtual Private Line Đường thuê kênh riêng ảo
Ethernet EVP-LAN Ethernet Virtual Private LAN Mạng lan riêng ảo qua mạng
Ethernet
HDTV High Definition Television Truyền hình độ phân giải
cao IGP Interior Gateway Protocol Giao thức định tuyến
gateway bên trong ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ
Mạng cục bộ
Trang 5LSP Label Switching Path Đường chuyển mạch nhãn LSR Label Switch Router Router chuyển mạch nhãn MAC Media Access Control address Địa chỉ điều khiển truy nhập
vật lý MBS Maximum Burst Size Kích thước bùng nổ tối đa MEF Metro Ethernet Forum Diễn đàn Metro Ethernet MEN Metro Ethernet Network Mạng Metro Ethernet
MP2MP Multi Point to Multi Point Đa điểm đến đa điểm
MPLS Multiprotocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao
thức
NNI Network-Network interface Giao diện Mạng - Mạng
OSI Open Systems Interconnection
Reference Model
Mô hình tham chiếu kết nối
hệ thống mở
PIR Peak Information Rate Tốc độ truyền thông tối đa QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RSVP Resource reservation protocol Giao thức dự trữ tài nguyên SDH Synchronous Digital Hierarchy Mô hình truyền đồng bộ SONET Synchronous Optical
NETworking
Mạng quang đồng bộ
S-VLAN Service Provider VLAN VLAN phía nhà cung cấp
dịch vụ TDM Time Division Multiplexing Ghép kênh theo thời gian
UNI User- Network interface Giao diện Người dùng -
Mạng
VLAN ID Virtual LAN Identify Số VLAN
VoIP Voice over Internet Protocol Thoại qua giao thức IP
VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0-1: Doanh thu mảng dịch vụ Ethernet theo khu vực 9
Bảng 2-1: Các loại khung dịch vụ 34
Bảng 2-2: Các tham số cho độ trể khung kênh EVC điểm- điểm 37
Bảng 2-3: Các tham số cho độ trễ khung kênh EVC đa điểm 39
Bảng 2-4: Các tham số cho độ trôi khung kênh EVC điểm – điểm 41
Bảng 2-5: Các tham số cho độ trôi khung kênh EVC đa điểm 43
Bảng 2-6: Các tham số cho tỉ lệ mất khung kênh EVC điểm – điểm 45
Bảng 2-7: Các tham số cho tỉ lệ mất khung kênh EVC đa điểm 46
Bảng 4-1: Các model thiết bị tester 65
Bảng 4-2: Các model thiết bị card giao diện thiết bị tester 65
Bảng 4-3: Cấu hình Supervisor Engine 720 và Route Switch Processor 69
Bảng 4-4: So sánh tính năng và ƣu điểm các card điều khiển 70
Bảng 4-5: Thông tin giao diện kết nối 72
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0-1: Dự đoán doanh số mảng dịch vụ dựa trên Metro Ethernet 8
Hình 0-2: Chỉ số tăng trưởng doanh thu hàng năm các dịch vụ Ethernet 9
Hình 1-1: Mạng Metro 12
Hình 1-2: Kết nối: mô hình TDM và mô hình Ethernet 13
Hình 1-3: Mô hình phân lớp mạng MEN 14
Hình 1-4: Các giao diện bên ngoài MEN và các điểm tham chiếu 15
Hình 1-5: Giao diện UNI và mô hình tham chiếu MEN 16
Hình 1-6: Các thiết bị vật lý trong mạng MEN 17
Hình 1-7: Kênh EVC điểm – điểm 19
Hình 1-7: Kênh EVC đa điểm – đa điểm 19
Hình 1-8: Kênh EVC dạng cây 20
Hình 1-9: Mô hình dịch vụ Ethernet 20
Hình 1-10: Dịch vụ E-Line 21
Hình 1-11: Dịch vụ E-LAN 22
Hình 1-12: Dịch vụ E-Tree một gốc 23
Hình 1-13: Dịch vụ E-Tree nhiều gốc 24
Hình1-14: VLAN Tag Preservation/Stacking 30
Hình1-15: VLAN Tag Translation/Swapping 31
Hình 2-1: Tổng quan về quản lý lưu lượng Ethernet 33
Hình 2-2: Độ trễ khung 35
Hình 2-3: Sự phân chia độ trễ trong mạng 36
Hình 2-4: Độ trôi khung 41
Hình 2-5: Tỉ lệ mất khung 44
Hình 3-1: Cấu trúc phân lớp mạng Carrier Ethernet 47
Hình 3-2: Header chèn MPLS 48
Trang 8Hình 3-3: Bao gói gói tin gán nhãn MPLS 48
Hình 3-4: Luồng gói tin/nhãn khi thực hiện FRR cho bảo vệ tuyến kết nối 52
Hình 3-5: Luồng gói tin/nhãn khi thực hiện FRR cho bảo vệ nút 52
Hình 3-6: Mô hình kết nối mạng Metro Ethernet đến mạng trục 55
Hình 4-1: Mô hình mạng kiểm tra thực tế 58
Hình 4-2a: Thế hệ thứ nhất 62
Hình 4-2b: Thế hệ thứ hai 62
Hình 4-2c: Thế hệ thứ ba 63
Hình 4-3: Tiến trình xây dựng một bài Test 63
Hình 4-4: Quá trình tự động hóa bài test 64
Hình 4-5: Thiết bị Test của Spirent 65
Hình 4-6: Một số card giao diện 66
Hình 4-7: Thị phần hệ thống mạng Carrier Ethernet của Cisco 67
Hình 4-8: CiscoRouter 7609 68
Hình 4-9: Lắp đặt các thiết bị trong phòng Lab 71
Hình 4-10: Sơ đồ đấu nối vật lý 71
Hình 4-11: Tạo 8K host trên thiết bị Tester 74
Hình 4-12: Thiết lập tỉ lệ các gói tin có kích thước khác nhau 74
Hình 4-13: Xem trước về lưu lượng trên mạng 74
Hình 4-14: Kết quả Test đo được trên Tester 75
Trang 9
cá nhân cũng có nhu cầu kết nối tốc độ cao cho công việc và cũng như giải trí Các dịch vụ game online, dịch vụ giám sát từ xa, điều khiển từ xa ngày càng được ứng dụng rộng rãi Các nhu cầu này tạo áp lực cho các nhà khai thác điện thoại cố định truyền thống để nâng cấp dịch vụ băng rộng
Hệ thống cáp quang cho phép cung cấp dịch vụ với tốc độ ngày càng cao
và giá thành ngày càng giảm Tốc độ truyền dẫn 100Mbps dần được thay thế bằng tốc độ Gbps, 10Gbps và thậm chí 40Gbps Việc này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truyền tải có thể sử dụng công nghệ ethernet đơn giản để truyền thông tin với khoảng cách xa hơn Với công nghệ Ethernet truyền thống trên mạng cáp đồng, khoảng cách truyền dẫn chỉ tính bằng đơn vị hàng chục mét hoặc 100met thì này với hệ thống cáp quang, khoảng cách truyền dẫn tăng hàng trăm nghìn lần lên đến hàng chục Km
Sử dụng công nghệ Metro Ethernet để cung cấp dịch vụ chất lượng cao,
đa dạng dịch vụ đến khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ đang là xu hướng chung trên toàn thể giới Doanh số đạt được từ các dịch vụ cung cấp trên nền mạng Metro Ethernet đến năm 2012 được dự đoán tăng gấp 3 lần so với năm
2007 từ gần 10 tỷ đô la năm 2007 lên đến hơn 30 tỷ đô la vào năm 2012 (theo chương trình nghiên cứu các dịch vụ mạng mới của nhóm nghiên cứu Vertical
Systems Group: www.verticalsystems.com)
Hình 0-1: Dự đoán doanh số mảng dịch vụ dựa trên Metro Ethernet
Trang 10Chỉ số tăng trưởng hằng năm của doanh số cung cấp dịch vụ Ethernet vào khoảng 54% Trong đó dịch vụ truy nhập internet chiếm tỉ trọng lớn nhất
Hình 0-2: Chỉ số tăng trưởng doanh thu hàng năm các dịch vụ Ethernet
Theo số liệu khảo sát của các nhà khảo sát thị trường, hiện tại doanh số các dịch vụ Ethernet tại châu Á cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới
Bảng 0-1: Doanh thu mảng dịch vụ Ethernet theo khu vực
Tại Việt Nam xu hướng sử dụng mạng Metro Ethernet để cung cấp dịch
vụ cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới và khu vực Hiện tại đã
có hai nhà cung cấp dịch vụ là FPT và VNPT đã triển khai mạng Metro Ethernet
để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt nam Nhà cung cấp dịch vụ VNPT hiện tại mới chỉ có mạng Metro Ethernet tại Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải phòng đang cung cấp dịch vụ, các tỉnh khác đang trong quá trình triển khai mạng Cả hai nhà cung cấp dịch vụ đều sử dụng giải pháp của hãng Cisco System Inc Vì vậy trong đề tài này, thiết bị được đo kiểm là thiết bị của hãng Cisco System hiện tại đang được sử dụng trên thực tế tại Việt Nam
Mạng Metro Ethernet là phân khúc mạng nằm giữa lớp Core và lớp Access, có chức năng tập trung thuê bao và thực hiện các chức năng đảm bảo yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho khách hàng Vì vậy hiệu năng cho mạng Metro là rất quan trọng Nếu không đạt tiêu chuẩn, một lỗi ở hệ thống Metro
Vùng lãnh thổ Doanh số năm
2008 (Tỉ đô la )
Chỉ số tăng trưởng hàng năm Đơn vị khảo sát
Asia Pacific $15.4 31.5% (Frost & Sullivan)
North America $4 57% (Yankee Group)
Trang 11cũng có thể ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn, hàng triệu khách hàng Vì vậy việc
đo kiểm hiệu năng mạng Metro là một vấn đề bức thiết cần phải thực hiện
Với những điều kiện về khoa học công nghệ và nhu cầu sử dụng của người dùng, việc triển khai hệ thống Metro Ethernet là rất cần thiết Hiện tại ở Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ FPT và VNPT đã triển khai từng bước hệ thống mạng Metro Ethernet và tiến hành cung cấp dịch vụ trên hệ thống mạng này
Hệ thống mạng Metro Ethernet đã và đang được triển khai rộng rãi tại Việt Nam và có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu phát triển ví dụ như: Các dịch
vụ có thể triển khai trên Metro Ethernet, Đo kiểm hiệu năng mạng Metro
Ethernet, Metro Backhaul, Chất lượng dịch vụ cho mạng Metro Ethernet … Tuy
nhiên trong luận văn này xin được nghiên cứu sâu về vấn đề đo kiểm hiệu năng mạng Metro Ethernet Đây là vấn đề bức thiết nhất hiện nay vì hệ thống
mạng đang trong quá trình triển khai rộng rãi, bước đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Để có thể quản lý được chất lượng dịch vụ thì đo kiểm hiệu năng là một vấn đề cần thiết Đề tài này giới thiệu qua về hệ thống mạng Metro Ethernet và tập trung vào giải quyết việc đo kiểm hiệu năng hệ thống mạng Về đo kiểm thực tế, dựa vào kết quả đo kiểm trên thiết bị Lab của Cisco
Đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1- nêu lên các khái niệm chung về metro ethernet: định nghĩa,
mô hình phân lớp, các thành phần cơ bản, các dịch vụ cơ bản, ưu nhược điểm khi khai thác dịch vụ
Chương 2 – Các yêu cầu về hiệu năng cho mạng Metro Ethernet: nêu các
định nghĩa về tham số hiệu năng trong mạng Metro Ethernet, cách tính hiệu năng theo lý thuyết
Chương 3- Mô hình triển khai mạng Metro Ethernet tại VNPT: Giới thiệu
về công nghệ và mô hình triển khai hệ thống mạng của VNPT tại Việt nam
Chương 4- Triển khai đo kiểm hiệu năng mạng Metro Ethernet: Giới
thiệu về các thiết bị đo, phương thức thực hiện và trình bày các bước đo kiểm, đưa ra kết quả đo thực tế
Với khuôn khổ và mu ̣c tiêu của đề tài rô ̣ng lớn , nhưng kinh nghiê ̣m của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong
Trang 12nhâ ̣n được ý kiến đóng góp , giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng các ba ̣n
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ METRO ETHERNET 1.1 Khái niệm về Metro Ethernet
1.1.1 Khái niệm mạng Metro Ethernet
Metro đơn giản là phần mở rộng giữa khách hàng và mạng WAN của nhà cung cấp dịch vụ Các đối tượng khách hàng khách nhau có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác nhau Thông thường khách hàng được chia thành các đối tượng như: Các công ty lớn (LEs: Large Enterprises), các công ty vừa và nhỏ (SMB: Small and Medium Businesses), các văn phòng nhỏ (SOHO: Small Office/Home Office), các văn phòng cho thuê (MTU: MultiTenant Units), khu các căn hộ hoặc các căn nhà tổ hợp (MultiDwelling Units)
Trang 14nối từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng là các kết nối E1, nxE1 hoặc kết nối qua mạng SDH Với mô hình này, khi khách hàng có nhu cầu nâng cấp đường truyền sẽ rất khó khăn và yêu cầu phải thay đổi hoặc nâng cấp thiết bị phía khách hàng [2]
Với mô hình mới, sử dụng công nghệ Ethernet, phía khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ đều sử dụng kết nối Ethernet Khi khách hàng có nhu cầu thay đổi băng thông, chỉ cần nhà cung cấp dịch vụ thay đổi băng thông cho khách hàng mà không cần nâng cấp hay thay đổi thiết bị đầu cuối Với hệ thống cáp quang ngày càng rẻ và được đầu tư rộng rãi, khách hàng có thể nâng cấp đường truyền lên hàng gigabit mà không cần phải thay đổi thiết bị phần cứng của mình
Hình 1-2: Kết nối: mô hình TDM và mô hình Ethernet
1.1.2 Mô hình phân lớp mạng MEN
Mô hình phân lớp mạng MEN theo lý thuyết được chia làm 3 lớp Lớp dịch vụ Ethernet Ethernet Services Layer hỗ trợ các dịch vụ thông tin dữ liệu Ethernet lớp 2 (trong mô hình OSI) Lớp dịch vụ truyền tải Transport Services Layer bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ truyền tải Và tùy chọn lớp dịch vụ ứng dụng dịch vụ hỗ trợ các ứng dụng truyền tải dựa trên dịch vụ Ethernet lớp 2 Mô hình phân lớp mạng MEN dựa trên quan hệ client/server Hơn nữa, mỗi lớp có thể bao gồm các thành phần thuộc mặt phẳng quản lý, giám sát và dịch vụ Mô hình phân lớp mạng MEN được biểu diễn như trong hình 1-3.[4]
Trang 15Transport Services Layer
(e.g., IEEE 802.1, SONET/SDH, MPLS)
Ethernet Services Layer
(Ethernet Service PDU)
Application Services Layer
(e.g., IP, MPLS, PDH, etc.)
Lớp Ethernet Services Layer, còn đƣợc gọi là lớp ETH Layer, có nhiệm
vụ chuyển giao các dịch vụ kết nối theo địa chỉ MAC Ethernet và truyền các dịch vụ Ethernet qua các giao diện đƣợc định nghĩa sẵn và các điểm tham chiếu kết hợp Lớp ETH layer cũng có nhiệm vụ nhận diện các dịch vụ về khả năng quản trị, điều hành, giám sát, bảo dƣỡng để cung cấp các dịch vụ kết nối Ethernet
1.1.2.2 Transport Services Layer
Lớp Transport Layer, còn đƣợc gọi là lớp TRAN Layer, cung cấp các kết nối giữa các thành phần chức năng của lớp ETH layer trong một dịch vụ độc lập
Có nhiều công nghệ kết nối có thể sử dụng để truyền tải các dịch vụ cho lớp Ethernet services layer Ví dụ một số công nghệ nhƣ IEEE 802.3 PHY, IEEE 802.1 bridged networks, SONET/SDH High Order/Low Order path networks, ATM VC, OTN ODUk, PDH DS1/E1,
1.1.2.3 Application Services Layer
Lớp Application Services Layer, còn đƣợc gọi là lớp APP Layer, hỗ trợ việc mang các ứng dụng trên nền các dịch vụ Ethernet qua mạng MEN Có rất nhiều dịch vụ ứng dụng trên nền Ethernet đƣợc lớp Ethernet services layer hỗ trợ Ví dụ các dịch vụ nhƣ IP, MPLS, PDH DS1/E1 … Lớp APP Layer cũng có thể có thêm các chức năng bổ sung cho các dịch vụ lớp ETH layer
Trang 161.1.3 Các điểm tham chiếu trong mạng MEN
Điểm tham chiếu trong mạng MEN là tập các điểm tham chiếu lớp mạng được sử dụng để phan vùng các liên kết đi qua các giao diện Hình vẽ 1-4 chỉ ra quan hệ giữa các thành phần kiến trúc bên ngoài và mạng MEN Các thành phần bên ngoài gồm:
- Từ các thuê bao đến các dịch vụ MEN
- Các mạng MEN khác
- Các mạng truyền tải và dịch vụ (không phải Ethernet) khác
Service Interworking NNI
Network Interworking NNI
Network Interworking NNI
Subscriber
UNI
Other L1 Transport Networks
(e.g., SONET, SDH, OTN)
Ethernet Wide Area Network
Service Provider X
External NNI
Subscriber
Subscriber
UNI
UNI
Hình 1-4: Các giao diện bên ngoài MEN và các điểm tham chiếu
Các thuê bao kết nối đến mạng MEN thông qua điểm tham chiếu giao diện Người dùng- Mạng (UNI: User- Network interface) Các thành phần trong cùng mạng (NE: internal Network Elements) kết nối với nhau qua giao diện Mạng - Mạng (NNI: Network-Network interface) hoặc I-NNIs (Internal- NNIs) Hai mạng MEN độc lập có thể kết nối với nhau tại điểm tham chiếu External NNI (E-NNI) Một mạng MEN có thể kết nối với các mạng dịch vụ và truyền tải khác tại điểm tham chiếu liên mạng Network Interworking NNI (NI-NNI) hoặc điểm tham chiếu liên dịch vụ Service Interworking NNI (SI-NNI)
Trang 17UNI Client
End-to-End Ethernet flow
Ethernet Virtual Connection
Metro Ethernet Network (MEN)
UNI Client
UNI Network
UNI Network
End
User
S
End User
S
Hình 1-5: Giao diện UNI và mô hình tham chiếu MEN
Giao diện UNI sử dụng để kết nối các thuê bao đến nhà cung cấp dịch vụ MEN UNI cũng cung cấp điểm tham chiếu giữa các thiết bị mạng MEN thuộc nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị truy nhập của khách hàng Vì vậy UNI bắt đầu từ điểm cuối của nhà cung cấp dịch vụ và điểm đầu của khách hàng Giao diện UNI phía nhà cung cấp dịch vụ là điểm tham chiếu UNI-N Giao diện phía khách hàng là điểm tham chiếu UNI-C Phân biệt giữa UNI-N và UNI-C là điểm tham chiếu T Trong phần các thiết bị khách hàng thường chia thành thiết bị truy nhập và thiết bị người sử dụng đầu cuối Giữa hai thiết bị này có điểm tham chiếu S.[4]
1.1.4 Các thành phần vật lý trong mạng MEN
Các thiết bị vậy lý trong mạng là các thành phần mạng (NE: Network Element) trong mạng MEN Một thiết bị vật lý có thể có nhiều chức năng và thuộc nhiều lớp khác nhau trong mô hình phân lớp mạng MEN
1.1.4.1 Các thiết bị biên khách hàng (CE: Customer Edge):
Thiết bị CE là thành phần vật lý thuộc kiến trúc mạng MEN thực hiện các thành phần chức năng thuộc mạng khách hàng để yêu cầu các dịch vụ từ nhà cung cấp mạng MEN Các thành phần chức năng riêng lẻ của một CE có thể hoàn toàn thuộc phía khách hàng hoặc hoàn toàn thuộc phía nhà cung cấp dịch
vụ Một thiết bị CE tối thiểu phải hỗ trợ tập các chức năng để làm việc với giao diện UNI-C Thiết bị CE có thể sử dụng là Switch (Ethernet, Router (IP/MPLS) hoặc một thiết bị đầu cuối Thông thường các thành phần chức năng của CE có thể thuộc các lớp ETH, TRAN layer, và (tùy chọn) APP layer
1.1.4.2 Thiết bị biên nhà cung cấp dịch vụ (PE: Provider Edge)
Thiết bị PE cung cấp chức năng kết nối đến khách hàng hoặc kết nối đến một mạng ngoài khác thuộc lớp ETH Khi cung cấp kết nối đến khách hàng, thiết bị PE cung cấp tập các chức năng liên quan đến giao diện UNI-N
Trang 181.1.4.3 Thiết bị lõi nhà cung cấp dịch vụ(P: Provider Core)
Thiết bị P là các thiết bị khác của nhà cung cấp dịch vụ thuộc lớp ETH layer Thiết bị P không tham gia và các chức năng thuộc giao diện UNI-N/E-NNI
1.1.4.4 Thiết bị kết cuối mạng (NT: Network Termination)
Thiết bị NT thực hiện các chức năng lớp TRAN layer giữa điểm cuối nhà cung cấp dịch vụ và điểm đầu của khách hàng Các thiết bị NT đảm nhiệm chức năng giám sát hiệu năng đường truyền vật lý, định thời, chuyển đổi mã hóa giữa các thành phần
1.1.4.5 Thiết bị biên truyền tải (TE: Transport Edge)
Thiết bị TE cho phép ghép kênh các luồng dữ liệu của nhiều khách hàng vào cùng một đường truyền vật lý
Hình 1-6: Các thiết bị vật lý trong mạng MEN
1.2 Ưu điểm của Metro Ethernet
Các nhà cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống Metro Ethernet đầu tiên vào khoảng những năm 1999 -2000 Đầu tiên là các nhà cung cấp dịch vụ mới chưa nắm nhiều thị phần cung cấp các dịch vụ mạng MEN đến các doanh nghiệp vừa
và nhỏ Sau đó các nhà cung cấp dịch vụ lớn nhận thấy được những cơ hội mới của mạng MEN và đã cung cấp các dịch vụ trên mạng MEN
Những ưu điểm chính của mạng MEN so với mạng TDM truyền thống như sau:
Khả năng mở rộng băng thông:
Chỉ cần đầu tư một lần, khách hàng có thể mở rộng băng thông từ vài Mbps lên đến hàng Gbps mà không cần thay đổi giao diện kết nối đầu cuối Với các thiết bị có thể cung cấp đến hàng Gbps, hệ thống TDM cần các thiết bị có năng lực xử lý lớn, giao diện đắt tiền, nhưng với công nghệ Ethernet, chỉ cần đầu tư một lần với chi phí thấp hơn rất nhiều lần
TE
NTTT
Trang 19Bước nhảy băng thông
Với mạng MEN, khách hàng có thể yêu cầu băng thông như họ muốn Với hệ thống TDM, khách hàng phải thuê băng thông theo bước nhảy lớn Ví dụ nxE1, nxE3, STM1, STM3 Nhưng với các dịch vụ mạng MEN, khách hàng có thể sử dụng băng thông như họ muốn Ví dụ khách hàng muốn thuê đường truyền băng thông 120Mbps họ phải thuê một đường STM1 có băng thông 155Mbps thì họ có thể thuê một đường Ethernet có tốc độ 120Mbps qua một giao diện cáp quang có khả năng nâng cấp lên đến 1Gbps
Triển khai nhanh
Do không phải thay đổi thiết bị khi tăng băng thông nên triển khai các gói dịch vụ trên mạng MEN rất nhanh Để nâng cấp đường truyền từ E1 lên E3, khách hàng cần mua sắm thiết bị, ký lại hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ, thay đổi kết nối sau đó mới sử dụng được đường truyền tốc độ cao hơn Trong khi với mạng MEN, khách hàng chỉ cần ký lại hợp đồng với nhà cung cấp dịch
vụ và nhà cung cấp dịch vụ chỉ sửa lại thông số đường truyền là kết nối sẵn sàng
Dịch vụ đa dạng
Nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra nhiều loại dịch vụ trên mạng MEN phù hợp với từng khách hàng cụ thể Dựa vào yêu cầu của khách hàng sử dụng Internet hay chỉ kết nối nội mạng, nhà cung cấp dịch vụ sẽ thay đổi thông số trên
hệ thống mà không cần can thiệp đến phía khách hàng Nhiều khách hàng có thể dùng chung một đường truyền vật lý mà không ảnh hưởng đến băng thông của nhau cũng như đảm bảo an toàn thông tin
1.3 Kênh kết nối ảo Ethernet (EVC: Ethernet Virtual Connection)
Một thành phần cơ bản của mạng MEN là kênh kết nối ảo Ethernet Một EVC là một kênh kết nối giữa hai hoặc nhiều giao diện UNI Các giao diện UNI này được gọi là các giao diện UNI thuộc kênh EVC Một giao diện UNI có thể thuộc một hoặc nhiều kênh EVC tùy thuộc vào sự ghép kênh dịch vụ Mỗi khung dịch vụ đi vào mạng MEN phải đến một kênh EVC nào đó, giao diện UNI mà khung dịch vụ đi đến để vào mạng MEN gọi là giao diện UNI đầu vào Khung dịch vụ đi vào khung EVC sẽ được truyền đến một giao diện UNI khác thuộc kênh EVC đó và không thể truyền đến giao diện UNI không thuộc kênh EVC Mỗi kênh EVC luôn cho phép truyền theo hai hướng Có hai kiểu kênh EVC là kênh EVC điểm- điểm và kênh EVC đa điểm.[6]
Trang 201.3.1 Kênh EVC điểm- điểm
Kênh EVC điểm- điểm là kênh EVC kết nối hai giao diện UNI với nhau Khung dịch vụ đi vào giao diện UNI này chỉ có thể đi ra giao diện UNI kia và ngƣợc lại
Site A
P2P EVC UNI
CE
Hình 1-7: Kênh EVC điểm – điểm
1.3.2 Kênh EVC đa điểm
Kênh EVC đa điểm kết nối từ hai giao diện UNI trở lên với nhau Kênh EVC đa điểm có hai giao diện UNI khác với kênh EVC điểm – điểm ở chỗ nó
có thể thêm vào một hoặc nhiều giao diện UNI khác Trong khi kênh EVC điểm –điểm chỉ cho phép kết nối hai giao diện UNI mà không có khả năng thêm vào bất kỳ một giao diện UNI nào khác Có hai loại kênh EVC đa điểm là kênh EVC đa điểm-đa điểm và kênh EVC dạng cây
MP2MP EVC
CE
Site B
CE CE
Hình 1-7: Kênh EVC đa điểm – đa điểm
Trong kênh EVC đa điểm, các giao diện UNI kết nối bình đẳng với nhau Một khung dịch vụ có thể đƣợc truyền trực tiếp từ giao diện UNI này đến bất
kỳ một giao diện UNI khác cùng thuộc vào kênh EVC Hình 1-7 mô tả một kênh EVC đa điểm - đa điểm
Trang 21Site A Site C
MP2MP EVC
CE
Site B
CE
CE Gốc
Lá
Lá
Unicast, Multicast, Broadcast Unicast
Unicast, Multicast, Broadcast
Hình 1-8: Kênh EVC dạng cây
Trong kênh EVC dạng cây, có một hoặc một số giao diện UNI đƣợc xem
là gốc và các giao diện UNI còn lại là lá Gói tin từ giao diện UNI gốc có thể truyền trực tiếp đến tất cả các giao diện UNI khác thuộc cùng kênh EVC Với các giao diện UNI lá, nếu muốn truyền đến một giao diện UNI khác phải truyền qua giao diện UNI gốc.[6]
1.4 Các dịch vụ Metro Ethernet
1.4.1 Mô hình dịch vụ trong mạng MEN
Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ dịch vụ đƣợc hiểu là những gì mỗi khách hàng nhìn thấy Bao gồm cả giao giện UNI, là điểm tham chiếu để phân biệt giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng Mỗi khách hàng có một giao diện UNI riêng
CE (Customser Edge) và MEN trao đổi các khung dịch vụ (Service Frame) thông qua giao diện UNI Các khung dịch vụ này không bao gồm các phần mào đầu Các giao thức phía khách hàng đến CE phải theo chuẩn Ethernet.[5]
Loại dịch vụ
Thuộc tính dịch vụ
Tham số thuộc tính dịch vụ
Hình 1-9: Mô hình dịch vụ Ethernet
Các dịch vụ Ethernet trong mạng Ethernet đƣợc định nghĩa tùy thuộc vào các thuộc tính dịch vụ Mỗi thuộc tính dịch vụ có các tham số đặc trƣng cho thuộc tính đó Mô hình dịch vụ Ethernet đƣợc biểu diễn nhƣ trong hình 1-9
Trang 221.4.2 Các loại dịch vụ trong mạng MEN
Nguyên thủy của Ethernet là để cung cấp kết nối và không cung cấp các dịch vụ WAN Với hệ thống mạng Metro, các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu sử dụng công nghệ kết nối Ethernet để cung cấp các dịch vụ Dựa vào giao thức Ethernet 802.3 của IEEE có sẵn, cộng thêm các tham số về dịch vụ tạo nên các dịch vụ Ethernet Trong tài liệu này đề cập đến các dịch vụ cơ bản gọi là các loại dịch vụ Các loại dịch vụ này dựa trên các dịch vụ điểm-điểm, đa điểm – đa điểm và dịch vụ dạng cây
Có ba loại dịch vụ cơ bản là dịch vụ Ethernet Line (E-LINE), Ethernet LAN (E-LAN) và Ethernet Tree (E-Tree) Dựa vào các dịch vụ cơ bản này, nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra nhiều loại dịch vụ khác nhau cho khách hàng
1.4.2.1 Dịch vụ E-LINE
Ethernet Line Service (E-Line) là loại dịch vụ kết nối từ điểm đến điểm thông qua các đường EVC điểm – điểm Dựa vào cổng kết nối hay VLAN kết nối đến EVC, dịch vụ E-LINE có thể được chia thành hai kiểu là Ethernet Private Line (EPL) và Ethernet Virtual Private Line (EVPL) Dịch vụ EPL dựa vào cổng kết nối vật lý, do đó giao diện UNI chỉ thuộc vào một kênh EVC duy nhất Dịch vụ EVPL dựa vào VLAN, do đó mỗi giao diện UNI có thể thuộc vào nhiều kênh EVC khác nhau Dịch vụ EPL cho phép gộp nhóm tức là gộp nhiều VLAN vao cùng một giao diện UNI nhưng không cho phép ghép dịch vụ (multiplex) vì mỗi UNI chỉ thuộc vào một EVC Ngược lại với dịch vụ EPL, dịch vụ EVPL lại chỉ cho phép ghép dịch vụ mà không cho phép gộp nhóm Nhà cung cấp dịch vụ dựa vào các tham số dịch vụ có thể tạo ra rất nhiều dịch vụ theo kiểu dịch vụ E-LINE
UNI
Mạng Metro Ethernet
UNI Kênh EVC điểm - điểm
Hình 1-10: Dịch vụ E-Line
Mô hình đơn giản nhất của dịch vụ này là cung cấp kết nối P2P (Point to Point) với hai giao diện UNI có cùng tốc độ Với các mô hình phức tạp hơn, có
Trang 23thể kết nối các điểm có tốc độ giao diện UNI khác nhau Có thể có 1 hoặc nhiều kết nối EVC điểm – điểm trên cùng một giao diện vật lý
1.4.2.2 Dịch vụ E-LAN
Ethernet LAN Service là những dịch vụ Ethernet cung cấp kết nối từ đa điểm đến đa điểm Dịch vụ E-LAN dựa trên kênh EVC đa điểm- đa điểm E-LAN đƣợc mô tả nhƣ trên hình 1-11
UNI
Mạng Metro Ethernet
UNI Kênh EVC đa điểm - đa điểm
UNI UNI
Hình 1-11: Dịch vụ E-LAN
Vơi dịch vụ E-LAN, có thể phân chia thành hai loại dịch vụ là Ethernet Private LAN (EP-LAN) và dịch vụ Ethernet Virtual Private LAN (EVP-LAN) Dịch vụ EP-LAN dựa trên cổng kết nối vật lý Các khách hàng có nhiều văn phòng tại các địa điểm khác nhau muốn sử dụng chung tài nguyên nhƣ trong một mạng LAN nhƣ truy cập vào server và Storage của mình có thể sử dụng dịch vụ này Khách hàng muốn thay đổi VLAN của mình sẽ không phải thông báo hay can thiệp gì của nhà cung cấp dịch vụ Dịch vụ VP-LAN cho phép gộp nhóm, vì vậy khách hàng có VLAN riêng của mình (CE-VLAN) Dịch vụ EVP-LAN dựa vào VLAN, do đó mỗi VLAN khách hàng có thể có những dịch vụ và thỏa thuận khác nhau với nhà cung cấp dịch vụ Những khách hàng muốn phân biệt và giới hạn kết nối phù hợp với loại dịch vụ này Ví dụ một VLAN chỉ cho phép truy cập vào các tài nguyên nội bộ mà không đƣợc truy cập vào internet Một VLAN khác đƣợc phép truy cập cả tài nguyên nội bộ và đƣợc phép truy cập
cả Internet
E-LAN có thể tạo ra rất nhiều dịch vụ trên nền Ethernet Ở mô hình đơn giản, có thể tạo các dịch vụ không bảo đảm về hiệu năng giữa các UNI Ở mô hình phức tạp hơn, có thể tại các dịch vụ đảm bảo băng thông
Có thể ghép kênh tại các giao diện UNI trên các EVC Ví dụ, một dịch vụ ELAN (MP2MP EVC) và một dịch vụ E-Line (P2P EVC) đƣợc ghép kênh trên
Trang 24cùng một giao diện UNI Trong trường hợp này có thể dùng dịch vụ E-LAN để kết nối các site khác nhau của khách hàng và dịch vụ E-Line để kết nối từ khách hàng đến các dịch vụ gia tăng khác Như vậy một khách hàng chỉ cần một giao diện UNI để vừa kết nối giữa các văn phòng, chi nhánh, vừa kết nối đến các dịch
vụ gia tăng
1.4.2.3 Dịch vụ E-Tree
E-Tree là những dịch vụ Ethernet cung cấp kết nối dạng cây Các kết nối này dựa vào kênh EVC dạng cây Mỗi cây đều có một hoặc nhiều gốc Trường hợp đơn giản nhất là có một gốc Dịch vụ E-Tree một gốc được mô tả như trong hình vẽ 1-12:
UNI gốc
Mạng Metro Ethernet
UNI lá
UNI lá
UNI lá
UNI lá Kênh EVC dạng cây
Hình 1-12: Dịch vụ E-Tree một gốc
Với kiểu dịch vụ E-Tree, một giao diện UNI lá chỉ truyền dữ liệu thông qua giao diện UNI gốc mà không truyền trực tiếp đến các giao diện UNI lá khác được Giao diện UNI gốc có thể truyền trực tiếp đến tất cả các lá Dịch vụ E-Tree thường được ứng cho các khách hàng muốn truy cập internet tập trung hoặc sử dụng các dịch vụ quảng bá như IP-TV, VoIP
Với kiểu dịch vụ E-Tree nhiều gốc, có nhiều giao diện UNI được chọn là gốc Các UNI gốc có thể truyền dữ liệu sang nhau và sang các UNI lá Mô hình dịch vụ E-Tree nhiều gốc được mô tả như hình 1-13
Trang 25UNI gốc
Mạng Metro Ethernet
UNI lá
UNI lá
UNI lá
UNI lá
Kênh EVC dạng cây
UNI gốc
Hình 1-13: Dịch vụ E-Tree nhiều gốc
Trong nhiều trường hợp các giao diện UNI gốc được cấu hình dự phòng Khi giao diện UNI gốc này bị lỗi, việc chuyển tiếp dữ liệu sẽ do UNI gốc dự phòng đảm nhiệm
Với dịch vụ E-Tree có thể phân thành hai loại dịch vụ là Ethernet Private Tree (EP-Tree) và Ethernet Virtual Private Tree (EVP-Tree) Dịch vụ EP-Tree dựa trên giao diện vật lý, do đó khách hàng có thể quản lý các VLAN của mình
mà không cần thông báo hay sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ EP-Tree thường ứng dụng cho các khách hàng cần quản lý dịch vụ tập trung hoặc phân phối thông tin tại một hoặc nhiều điểm khác nhau Tại địa điểm phân phối, giao diện UNI sẽ được chọn là UNI gốc, tại các điểm tiếp nhận, UNI là UNI lá Dịch
vụ EVP-Tree dựa vào VLAN Trường hợp này thường sử dụng cho các khách hàng cần đưa ra nhiều chính sách truy cập khác nhau cho người sử dụng của mình Ví dụ một VLAN sẽ nhận được tất cả các thông tin chung của công ty từ trụ sở chính, một VLAN cho phép trụ sở chính phân phối kế hoạch kinh doanh đến chi nhánh mà các thành viên khác không được biết.[5]
1.4.3 Các thuộc tính dịch vụ Ethernet
Với mỗi loại dịch vụ Ethernet có yêu cầu về các tham số và đặc tính cho
nó Metro Ethernet Forum đưa ra các thuộc tính và tham số cho các dịch vụ đó như sau:
- Thuộc tính giao diện vật lý Ethetnet
Trang 26- Thuộc tính hỗ trợ VLAN tag
- Thuộc tính ghép kênh dịch vụ
- Thuộc tính bó
- Thuộc tính lọc bảo mật [2]
1.4.3.1 Thuộc tính giao diện vật lý Ethernet
Bao gồm các tham số sau:
- Đường truyền vật lý : các đường truyền vật lý theo chuẩn IEEE 802.3 Ví dụ: 10BASE-T, 100BASE-T, 1000BASE-X
- Tốc độ truyền: Tốc độ Ethernet Ví dụ 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps
- Chế độ truyền: Full Duplex / Half Duplex , AutoNegotiation
- Lớp MAC: Các tiêu chuẩn về lớp MAC như trong chuẩn 802.3- 2000
1.4.3.2 Các thuộc tính về lưu lượng
MEF định nghĩa một tập hợp các thuộc tính về băng thông (Bandwidth Profile) cho UNI và cho EVC Một Bandwidth Profile là một giới hạn về tốc độ khi frame truyền qua UNI hay EVC Đối với các kết nối P2P, việc tính toán băng thông ra vào đường truyền có thể đơn giản Nhưng với các kết nối MP2MP, đặc biệt là có ghép kênh EVC trên cùng một giao diện vật lý, việc tính toán băng thông rất phức tạp Với trường hợp đó, cần kết hợp tính toán với đo đạc thực tiễn
Đặc tính băng thông (Bandwidth Profile) bao gồm các loại sau:
- Băng thông vào và ra tại mỗi UNI
- Băng thông vào và ra tại mỗi EVC
- Băng thông vào và ra cho mỗi lớp dịch vụ (CoS)
- Băng thông vào UNI từ EVC
- Băng thông ra EVC từ UNI
Đặc tính băng thông gồm các tham số về lưu lượng sau:
- CIR (Committed Information Rate - Tốc độ truyền thông cam kết): Là tốc
độ tối thiểu truyền tải dịch vụ ở điều kiện bình thường Một dịch vụ có thể
hỗ trợ một CIR cho một VLAN trên một UNI Tuy nhiên khi ghép dịch vụ thì tổng CIR không thể vượt quá tốc độ của cổng vật lý Bên cạnh CIR, MEF định nghĩa thêm tham số CBS (Committed Burst Size) là kích thước lưu lượng tối đa cho phép đối với mỗi thuê bao, thường tính bằng KB
Trang 27hoặc MB Ví dụ thuê bao được cấp CIR là 3Mbps và CBS là 500KB thì thuê bao sẽ được đảm bảo băng thông tối thiểu là 3Mbps và kích thước khung dữ liệu tối đa là 500KB, nếu kích thước khung lớn hơn 500KB thì khung sẽ bị hủy hoặc bị trễ
- PIR (Peak Information Rate): Là tốc độ cao hơn mức CIR cho phép lưu lượng truyền trên mạng khi không có tắc nghẽn xảy ra Cùng với PIR là tham số MBS (Maximum Burst Size) là kích thước khung tối đa cho phép truyền mà không bị hủy MBS cũng được tính bằng KB hoặc MB như CBS
Ví dụ: một dịch vụ được cung cấp 3Mbps CIR, 500KB CBS, 10Mbps PIR và 1MB MBS
o Nếu tốc độ lưu lượng thuê bao <= 3Mbps thì chắc chắn dữ liệu được truyền đi đảm bảo Lưu lượng truyền phải có kích thước bé thua 500KB, nếu lớn hơn có thể bị hủy bỏ hoặc bị trễ
o Nếu tốc độ lưu lượng của thuê bao là >3Mbps và <=10Mbps, thì dữ liệu chỉ được truyền đảm bảo trên mạng nếu không có tắc nghẽn xảy ra và kích thước khung nhỏ hơn 1MB (MBS)
o Trường hợp lưu lượng > 10Mbps thì sẽ bị hủy
1.4.3.3 Các thuộc tính về hiệu năng
Các thuộc tính hiệu năng biểu thị sự mong đợi chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng Các tham số bao gồm: độ khả dụng (avaiability), độ trễ khung (delay), độ trôi khung (jitter) và tỉ lệ mất khung (loss)
- Availability (Độ khả dụng): Độ khả dụng của dịch vụ được diễn tả thông
qua một số thuộc tính dịch vụ sau:
o Thời gian kích hoạt dịch vụ của UNI: là thời gian tính từ lúc bắt đầu có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới lúc dịch vụ được kích hoạt và đưa vào sử dụng Thời gian kích hoạt dịch vụ trung bình của các dịch vụ Ethernet chỉ còn vài giờ, ngắn hơn rất nhiều so với vài tháng – khoảng thời gian cần thiết để kích hoạt dịch vụ mới đối với các mô hình truyền thông truyền thống
o Thời gian khôi phục dịch vụ của UNI: là thời gian tính từ lúc UNI không hoạt động – có thể do sự cố xảy ra, tới lúc nó được phục hồi
và trở lại hoạt động bình thường
Trang 28o Thời gian kích hoạt dịch vụ của EVC: là thời gian tính từ lúc bắt đầu có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới lúc dịch vụ được kích hoạt và đưa vào sử dụng Hay cụ thể hơn, khoảng thời gian này được tính từ lúc có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới khi tất cả các UNI trên EVC đều được kích hoạt Với một EVC đa điểm, dịch vụ được coi là sẵn sàng được truyền khi tất cả các UNI thuộc về EVC đó đều được kích hoạt và hoạt động Tất cả các dịch vụ Ethernet đều được cung cấp cho khách hàng thông qua các EVC
o Thời gian khôi phục dịch vụ của EVC: là thời gian tính từ lúc mà EVC không hoạt động – có thể do sự cố xảy ra, tới lúc nó được phục hồi và trở lại hoạt động bình thường
- Delay (Độ trễ khung): là tham số ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
(QoS) đối với các ứng dụng thời gian thực Tham số độ trễ thường áp dụng cho một hướng truyền đi Độ trễ giữa hai điểm là khoảng thời gian khung xuất phát từ một giao diện UNI đi qua mạng Metro và đến giao diện UNI bên kia Độ trễ bị ảnh hưởng bởi tốc độ đường truyền và độ dài khung Ethernet Ví dụ một khung Ethernet có độ dài 1518 byte đi qua đường truyền 10Mbps thì nó bị trễ 12ms (1518 x 8/106) Ngoài ra độ trễ còn bị ảnh hưởng bởi tốc độ truyền trên mạng trục và cấp độ tắc nghẽn Tham số độ trễ thường được đánh giá bằng độ trễ của 95% số khung được truyền đi thành công trong một khoảng thời gian Ví dụ độ trễ là 15ms trong 24 giờ có nghĩa là 95% số khung đã được truyền đi một chiều trong thời gian 24 giờ có độ trễ nhỏ thua hoặc bằng 15ms
- Jitter (Độ trôi khung): Cũng là một tham số ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ Độ trôi khung còng được gọi là biến thiên độ trễ Độ trôi khung gây hại cho các ứng dụng thời gian thực như thoại, video IP
- Loss (Tỷ lệ mất khung): Tỷ lệ mất khung được định nghĩa là tỷ lệ phần
trăm số khung dịch vụ tuân thủ tốc độ thông tin thỏa thuận song không được truyền đi giữa các UNI trong một khoảng thời gian cho trước Ví dụ một kênh EVC điểm – điểm có 100 khung được truyền đi nhưng bên nhận chỉ nhận được 90 khung thì tỉ lệ mất khung là (100-90)/100 = 10% Tùy vào từng ứng dụng mà tỉ lệ mất khung có ảnh hưởng lớn hay không Ví dụ các dịch ứng dụng web hay email thường ít bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ mất khung hơn so với các ứng dụng VoIP
Trang 291.4.3.4 Class of Service Identifier Service Attribute – Thuộc tính lớp dịch vụ
Các thuộc tính lớp dịch vụ (CoS) có thể được định nghĩa cho các khách hàng dựa trên nhiều thuộc tính như sau:
- Cổng vật lý: Đây là hình thức đơn giản nhất để áp dụng QoS cho khách hàng Dựa vào cổng vật lý tại giao diện UNI, tất cả các lưu lượng vào và
ra cổng này đều có chung một CoS
- Địa chỉ MAC nguồn/đích: Việc phân loại này sử dụng để cung cấp các loại dịch vụ khác nhau dựa vào cả địa chỉ MAC nguồn và đích Mô hình này tuy đơn giản nhưng khó quản lý tùy theo từng loại dịch vụ Trong trường hợp thiết bị phía khách hàng (CPE) là Switch lớp 2 và dịch vụ cung cấp là dịch vụ LAN kết nối đến LAN thì có hàng trăm thậm chí hàng nghìn địa chỉ MAC cần được giám sát quản lý Trường hợp thiết bị phía khách hàng Router thì chỉ cần giám sát địa chỉ MAC của các router kết nối, trường hợp này khả năng quản lý sẽ đơn giản và dễ dàng
- VLAN ID: VLAN ID sẽ được gán cho CoS trong trường hợp khách hàng
sử dụng các dịch vụ khách nhau với các VLAN khác nhau
- Giá trị trường 802.1p: Cho phép gán đến 8 cấp độ ưu tiên khác nhau cho các lưu lượng của khách hàng Thực tế các nhà cung cấp dịch vụ không thích dùng trên 3 cấp độ vì khó quản lý
- Type os Service (ToS): Trường loại dịch vụ gồm 3 bit nằm trong gói tin
IP cho phép chia làm 8 lớp dịch vụ khác nhau Trường ToS này cũng tương tự như trường 802.1p, nhưng ToS nằm ở tiêu đề gói tin IP còn 802.1p nằm ở tiêu đề của khung Ethernet
1.4.3.5 Service Frame Delivery Attribute – Thuộc tính truyền khung dịch vụ
Mạng Metro giống như một mạng LAN chuyển mạch, vì vậy cần biết loại khung nào được truyền đi và loại nào không được tryền đi trên mạng Thông thường các khung truyền trên mạng chứa dữ liệu hoặc thông tin điều khiển Để đảm bảo mạng khách hàng có đầy đủ các tính năng cần thiết, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ cần thỏa thuận loại khung nào được truyền và loại nào không được truyền đi Các thuộc tính dịch vụ EVC có thể định nghĩa cho loại khung nào bị hủy bỏ, loại khung nào truyền đi và loại khung nào chỉ được truyền đi với các cặp giao diện UNI cụ thể Các khả năng khác nhau của khung dữ liệu Ethernet như sau:
Trang 30- Unicast Frame: là các khung có địa chỉ MAC đích đến cụ thể Nếu địa chỉ đích được nhận biết, khung sẽ được truyền đến đích, nếu không nhận biết được, hệ thống sẽ truyền đến tất cả các địa chỉ trong cùng VLAN
- Multicast Frame: là các khung được truyến đến một nhóm địa chỉ MAC đích Các khung này có bit có trọng số thấp nhất (LSB: least significant bit) của địa chỉ đích gán bằng 1 (trừ trường hợp gói tin quảng bá có tất cả các bit đều bằng 1)
- Broadcast Frame: là khung truyền đến tất cả các địa chỉ khác trong mạng Theo chuẩn 802.3, khung broadcast có giá trị địa chỉ MAC đích là FF-FF-FF-FF-FF-FF
1.4.3.6 Vlan Tag Support Attribute – Thuộc tính hỗ trợ VLAN Tag
VLAN tag hỗ trợ cung cấp một tập hợp các khả năng quan trọng cho việc truyền các khung dịch vụ Các mạng LAN doanh nghiệp thuộc một môi trường khách hàng đơn lẻ tức là tất cả người sử dụng đầu cuối thuộc về một tổ chức VLAN tag trong một tổ chức các nhóm khác nhau trong cùng một broadcast domain logic Metro Ethernet tạo ra một môi trường gồm nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng mạng và mỗi doanh nghiệp vẫn có môi trường riêng Việc hỗ trợ nhiều vấp VLAN để gán VLAN tag rất quan trọng Mỗi khách hàng có nhiều VLAN khác nhau và có thể trùng với các khách hàng khác Vì vậy để phân biệt các khách hàng với nhau, nhà cung cấp dịch vụ tạo ra một cấp VLAN khác để phân biệt các khách hàng Có hai dạng VLAN Tag là VLAN Tag Preservation/Stacking và VLAN Tag Translation/Swapping
VLAN Tag Preservation/Stacking
Mục đích của Metro Ethernet là để kết nối các Site của khách hàng lại với nhau Trong thực tế, mỗi khách hàng có một tập các VLAN và có thể trùng lặp VLAN ID với VLAN ID của khách hàng khác Để phân biệt các VLAN của các khách hàng với nhau, Provider gán cho mỗi khách hàng một VLAN ID riêng gọi
là Carrier VLAN hay S-VLAN và giá trị này được sử dụng để truyền trong mạng, như vậy trong header của frame sẽ chứa giá trị C-VLAN và S-VLAN
Trang 31Hình1-14: VLAN Tag Preservation/Stacking
Việc đặt S-VLAN phía trước C-VLAN để phân biệt lưu lượng của các khách hàng như vậy được gọi là 802.1Q-in-802.1Q hay ngăn xếp Q-in-Q Trong Q-in-Q, S-VLAN dùng để chỉ EVC gán cho khách hàng còn C-VLAN chỉ mạng nội bộ của khách hàng và được ẩn đi khi truyền qua mạng Metro
VLAN Tag Translation/Swapping
Thông thường VLAN tag tại đầu vào và đầu ra của một kết nối là giống nhau Trong trường hợp có 2 khách hàng muốn kết nối các mạng LAN của họ với nhau, nhưng giá trị C-VLAN của mỗi bên lại không tương ứng với bên kia Nhà cung cấp dịch vụ cho phép loại bỏ C-VLAN ở một phía của EVC và chuyển dịch (Translate) thành giá trị C-VLAN ở phía kia của EVC Nếu không
có dịch vụ này thì chỉ có một cách duy nhất là thực hiện IP Routing
Một ví dụ khác là nhiều khách hàng cùng yêu cầu cung cấp kết nối Internet đến ISP qua mạng Metro Trong trường hợp này, trong frame của khách hàng không có C-VLAN, nhà cung cấp dịch vụ gán khách hàng vào EVC tương ứng với S-VLAN VLAN Tag chỉ có S-VLAN, sẽ được gỡ bỏ trước khi đến router của ISP Ví dụ các khách hàng gửi gói tin không gán VLAn tag đến giao diện UNI Khách hàng 1 được gán S-VLAN 10, khách hàng 2 S-VLAN 20, khách hàng 3 S-VLAN 30 để phân biệt lưu lượng của từng khách hàng Khi đến
Trang 32Router phía nhà cung cấp dịch vụ, nó sẽ được loại bỏ và cùng kết nối đến Internet
Hình1-15: VLAN Tag Translation/Swapping
1.4.3.7 Service Multiplexing Attribute – Các thuộc tính ghép dịch vụ
Ghép dịch vụ cho phép cung cấp nhiều EVC trên cùng một kết nối vật lý Ghép dịch vụ cho phép nhiều khách hàng kết nối trên cùng một giao diện vật lý hoặc một khách hàng có nhiều dịch vụ khác nhau qua một kết nối
1.4.3.8 Bundling Attribute – Thuộc tính về gộp nhóm
Bundling cho phép ánh xạ 2 hay nhiều VLAN vào cùng một EVC tại một UNI Khi tại UNI mà tất cả các VLAN đều được ánh xạ vào cùng một EVC thì
ta có bundling All-to-One
1.4.3.9 Security Filters Attribute – Thuộc tính bảo mật
Ethernet Service sử dụng access list với địa chỉ MAC để bảo mật cho các EVC Những địa chỉ MAC thỏa mãn Access List có thể được cho phép hoặc không cho phép EVC đó
1.5 Tổng kết chương 1
Trong chương 1 đã trình bày các khái niệm cơ bản của mạng Metro Ethernet bao gồm các khái niệm về mạng Metro Ethernet, ưu nhược điểm của
Trang 33mạng Metro Ethernet, khái niệm về kênh kết nối ảo trong mạng Metro Ethernet
và các dịch vụ trong mạng Metro Ethernet Đây là các kiến thức cơ bản sẽ được nhắc lại ở các chương sau Trong Chương 2, đề tài sẽ trình bày các khái niệm về các tham số hiệu năng mạng Metro Ethernet Các tham số này bao gồm tỉ lệ mất khung, độ trễ khung và độ trôi khung Những khái niệm trong chương 2 sẽ đi sâu về từng tham số hiệu năng
Trang 34CHƯƠNG 2 CÁC YÊU CẦU VỀ HIỆU NĂNG CHO MẠNG
METRO ETHERNET
2.1 Tổng quan về giám sát lưu lượng Ethernet
Quản lý lưu lượng Ethernet đưa ra những thành phần chủ yếu để nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng dựa trên các thông số về hiệu năng như tỉ lệ mất khung, độ trễ khung, độ mất khung Phương thức quản lý lưu lượng thực hiện tại phía giao diện UNI và cả trên đường kết nối EVC giữa các UNI
Nodal Queues
UNI Interface
có thể sử dụng VLAN và các phương thức quản lý lưu lượng riêng của họ Qua giao diện UNI, CE-VLAN ID được ánh xạ đến một EVC Từ EVC và CE-VLAN sẽ nhận dạng được lớp dịch vụ (CoS) mà khách hàng đã đăng ký Nhận dạng lớp dịch vụ (CoS Identifier) được sử dụng để xác nhận các khả năng chuyển tiếp các khung dịch vụ Nhận dạng dịch vụ dựa trên hai khối tham số
Trang 35chính là tham số băng thông (Bandwidth Profile) và lớp chuyển tiếp (forwarding class)
Dựa vào các tham số Bandwidth Profile, ta có thể tính toán để quyết định một khung dịch vụ có thể được truyền đi hay không Sau khi tính toán sẽ cho ra loại khung dịch vụ là xanh lá cây (green), vàng (yellow) hay đỏ (red) Ý nghĩa của các khung dịch vụ này như bảng sau:
Trong giới hạn đề tài này, chỉ quan tâm đến lưu lượng Ethernet truyền trên kênh EVC Cụ thể hơn, chỉ tính với các khung dịch vụ loại xanh Các kênh truyền EVC có thể là điểm-điểm hoặc đa điểm
Trang 362.2 Độ trễ khung
Metro Ethernet Network
Độ trễ khung
Hình 2-2: Độ trễ khung
Độ trễ khung là thời gian trôi qua kể từ khi giao diện UNI đầu vào nhận bit đầu tiên của khung dịch vụ đến khi bit cuối cùng của khung dịch vụ đến giao diện UNI đầu ra Đây là một tham số quyết định và có tác động quan trọng đối với chất lƣợng dịch vụ đặc biệt đối với các ứng dụng thời gian thực nhƣ thoại, video Độ trễ khung đƣợc mô tả nhƣ trong hình 2-2 Chú ý rằng độ trễ khung cho một khung dịch vụ là độ trễ một chiều, tức là chỉ tính một chiều truyền từ UNI này đến UNI kia mà không tính đến chiều truyền ngƣợc lại
Độ trễ khung có thể đƣợc phân chia thành ba phần A, B, C nhƣ trong hình 2-3 Độ trễ A và B phụ thuộc vào tốc độ luồng dữ liệu tại UNI (ví dụ 10Mbps),
và kích cỡ khung dịch vụ Ethernet (ví dụ 1518 byte) [1,6]
Trang 37Thời gian
Hướng truyền khung dịch vụ
Bit đầu tiên
Giao diện vật lý UNI
Hình 2-3: Sự phân chia độ trễ trong mạng
Ví dụ, độ trễ truyền tải khung A và B tại hai đầu giao diện UNI phía khách hàng với tốc độ truyền tại giao diện là 10Mbps và kích thước gói tin là
1518 byte Khi đó:
A=B = 1518byte x 8b/byte/ 10Mbps= 0,0012144s =1,2144ms
Độ trễ khung dữ liệu khi truyền tải C trong mạng Metro Ethernet của nhà cung cấp dịch vụ đo được trong một khoảng thời gian Khi đó độ trễ truyền dẫn
sẽ là A+B+C
Chú ý rằng độ trễ C do nhà cung cấp dịch vụ đo đạc bằng phương pháp thống kê Độ trễ C được định nghĩa là độ trễ tối đa đo được với một độ tin cậy P
áp dụng cho các khung truyền loại xanh thành công trong một khoảng thời gian
Ví dụ độ trễ đo được trong một khoảng thời gian 5 phút với độ tin cậy 95% Trong khoảng thời gian 5 phút có 1000 khung dịch vụ được truyền thành công Độ trễ tối đa của 95% số khung trong 1000 khung truyền thành công là 10ms thì C = 10ms Như vậy độ trễ tổng cộng sẽ là:
A+B+C = 1,2144 + 1,2144 + 10 = 12,4288ms ≈ 12,43ms
Với các dịch vụ có yêu cầu cao về độ trễ, độ tin cậy có thể lên đến 99% Trong thực tế hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ thường đưa ra độ tin cậy 95%
2.2.1 Độ trễ khung cho kênh EVC điểm – điểm
Độ trễ khung trong một khoảng thời gian T gọi được định nghĩa là độ trễ của tất cả các khung dịch vụ với độ tin cậy P áp dụng cho các khung dịch vụ phù
Trang 38hợp với các thông số về băng thông thuộc loại khung xanh, được truyền theo cả hai hướng thành công qua một cặp giao diện UNI trong một khoảng thời gian T Các khung dịch vụ có thể là Unicast, Multicast, Broadcast hoặc các khung dịch
vụ điều khiển được truyền thành công
Gọi ST là tập hợp các giá trị độ trễ khung của tất cả các khung dịch vụ được truyền thành công với bit đầu tiên đến giao diện UNI đầu vào nằm trong khoảng thời gian T ST có thể được biểu diễn ST ={d1,d2,….,dN) với di là độ trễ khung của khung dịch vụ thứ i (i từ 1-N) Khi đó độ trễ dT được tính như sau:
Trong đó
Các tham số cho độ trễ khung như bảng sau
Bảng 2-2: Các tham số cho độ trể khung kênh EVC điểm- điểm
T Khoảng thời gian khảo sát
P Độ tin cậy của độ trễ khung
dˆ Độ trễ khung tiêu chuẩn
Trong một khoảng thời gian, với các tham số T, P, dˆ cho trước, độ trễ khung được định nghĩa nếu và chỉ nếu dT ≤dˆ[6]
2.2.2 Độ trễ khung cho kênh EVC đa điểm
Độ trễ khung tại một giao diện UNI cho trước trong kênh EVC được định nghĩa là khoảng thời gian trôi qua kể từ khi giao diện UNI đầu vào nhận được bit dầu tiên của khung dịch vụ tương ứng đến khi truyền xong bit cuối cùng của khung dịch vụ tại giao diện UNI khảo sát Chi tiết như mô tả trong hình 2-2
Trang 39Chú ý rằng độ trễ khung dịch vụ là một chiều dựa trên kết quả truyền các khung giữa các giao diện UNI đầu vào và đầu ra thông qua mạng MEN
Có thể có nhiều giá trị độ trễ khác nhau trong kênh EVC đa điểm cho từng kênh EVC và lớp dịch vụ cụ thể Mỗi giá trị tùy thuộc vào tập hợp con các cặp UNI trong kênh EVC đa điểm trong một khoảng thời gian T Mỗi giá trị độ trễ
là độ trễ cho tất cả các khung dịch vụ loại xanh với độ tin cậy P
từ một giao diện UNI đầu vào thứ i với bit đầu tiên đến giao diện UNI này nằm trong khoảng thời gian T Chú ý rằng một khung dịch vụ đi vào có thể cho nhiều khung dịch vụ đi ra, ví dụ khung multicast hoặc broadcast Nếu không có khung dịch vụ nào tại giao diện đầu ra UNI thứ j thì
với tập S cho trước {i,j}ϵ S
Chúng ta có thể trình bày lại theo toán học như sau:
Cho các giao diện UNI thuộc kênh EVC đánh số từ 1 đến m và gọi DT{i,j}
là tập các giá trị độ trễ cho tất cả các khung dịch vụ xanh truyền thành công từ giao diện UNI thứ i đến giao diện UNI thứ j với bit đầu tiên của khung dịch vụ đến giao diện UNI thứ i nằm trong khoảng thời gian T
, , ,
, 2 ,
, 1
Trang 40dT,S = max{dT
Bảng 2-3: Các tham số cho độ trễ khung kênh EVC đa điểm
T Khoảng thời gian khảo sát
S Tập hợp con các cặp giao diện UNI
P Độ tin cậy của độ trễ khung
dˆ Độ trễ khung tiêu chuẩn
Trong một khoảng thời gian, với các tham số T, S, P, dˆ cho trước, độ trễ khung được xác định nếu và chỉ nếu dT,S ≤dˆ[6]
Độ trôi khung, hay còn được hiểu là độ biến động trễ, cũng là một tham
số quyết định cho các ứng dụng thời gian thực như điện thoại, video IP Các ứng dụng thời gian thực này yêu cầu độ trễ thấp và được giới hạn để đảm bảo chất lượng Nói thế không phải là phủ nhận vai trò của tham số này đối với các ứng dụng dữ liệu không yêu cầu thời gian thực, với các ứng dụng này nó cũng
có những ảnh hưởng nhất định
Độ trôi được định nghĩa là sự thay đổi độ trễ của một tập các khung dịch
vụ Độ trôi khung có thể được áp dụng cho tất cả các khung dịch vụ loại xanh được truyền thành công trong khoảng thời gian T
Độ trôi khung có thể được tính toán trong khi đo độ trễ khung Trong quá trình tính toán độ trễ khung, ta phải sử dụng các mẫu trễ khung và giá trị độ trôi khung được xác định bằng phép trừ giữa khung có độ trễ lớn nhất trong số các khung lấy mẫu (hay nói cách khác là giá trị độ trễ khung) và khung có độ trễ nhỏ nhất Mô tả ngắn gọn việc tính toán độ trôi khung bằng công thức dưới đây:
Độ trôi khung = Độ trễ khung – độ trễ nhỏ nhất trong số các độ trễ của các khung lấy mẫu