Nhưng trước khi chúng ta soạn được đề cương bài giảng, công việc đầu tiên của chúng ta là phải xác định được mục đích yêu cầu và những mục tiêu của môn học đó, nói một cách khác là, sau
Trang 1BAN V& NHUNG NGUYEN TAC CO BAN
TRONG VIEC XAC DINH MUC TIEU
CUA CAC MON HOC TRONG NGANH
THONG TIN - THU VIEN
ThS Nguyên Thị Thúy Hạnh
Bộ môn Thông tin - Thư viện
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực: quản lý, kinh tế, chính trị, khoa
học, văn hóa, v.v Đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo ở mọi
ngành, mọi cấp, họ luôn luôn cần những thông tin chính xác
và quý báu để có thể hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo của
mình ở trong một xã hội mà chúng ta đang gọi là “xã hội
thông tin”
Thấy được vai trò của thông tin trong xã hội ngày nay như
vậy, giáo viên ngành Thông tin - Thư viện cần xác định được
nhiệm vụ: là đào tạo và cung cấp cho xã hội những chuyên gia
thông tin tương lai có khả năng nắm bắt nhanh chóng và đáp
ứng nhu cầu đa dạng của người dùng tin
Để có được những sản phẩm đầy hứa hẹn như vậy, chúng tôi nghĩ việc cải tiến chương trình và nội dung đào tạo là một việc làm rất cần thiết và cấp bách Nhưng trong thực tế, cải tiến cả một chương trình và nội dung đào tạo của một ngành
khoa học là một việc làm đòi hỏi thời gian, trí tuệ và rất nhiều yếu tố khác nữa Vì vậy, để thỏa mãn một phần nào nhu cầu
144
Trang 2của xã hội, chúng tôi nghĩ trong thời gian trước mát, mỗi giáo
viên chúng ta cần suy nghĩ làm gì để nâng cao chất lượng giảng dạy đối với những môn học mà mình đang đảm nhận
Giảng dạy là một công việc mang tính chất cá nhân nhưng
lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục, vào tư chất
của sinh viên và nhất là tư chất của giáo viên Tất cả các yếu
tố trên đây có một mối liên hệ khăng khít với nhau để tạo nên một cái gọi là “chất lượng đào tạo” Vậy tư chất của một nhà
giáo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học là gì? Theo nhận thức của tôi, đó là mức độ uyên bác của giáo viên về lĩnh vực
đó, nghệ thuật truyền đạt kiến thức, và nhất là có một đề cương bài giảng mang tính khoa học với một nội dung phong
phú, thông tin cập nhật nhưng lại hoàn toàn phù hợp với môi
trường giáo dục và đối tượng sinh viên của chúng ta Nhưng trước khi chúng ta soạn được đề cương bài giảng, công việc
đầu tiên của chúng ta là phải xác định được mục đích yêu cầu
và những mục tiêu của môn học đó, nói một cách khác là, sau khi học môn đó, học sinh nắm được những kiến thức gì và biết làm gì?
I NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NHỮNG MỤC TIEU CUA MON HỌC
Vấn đề này rất quan trọng bởi vì qua đó, chúng ta mới xác định được sẽ đưa những nội dung nào vào trong bài giảng, học
sinh sẽ phải đọc những sách tham khảo gì trong môn học đó,
có cần phải cho học sinh đi thực tế để bổ sung những kiến
thức đã được học ở trên lớp hay không, môn học này có đòi hỏi học sinh phải sử dụng các thiết bị tin học hay không và nếu cần thì sử dụng những phần mềm gì và thiết bị gì Hơn nữa, việc xác định mục tiêu của môn học cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh
Trang 3vién (vi du nhu: thi van dap, lam bai tap thuc hanh hay thi viét,
V.V )
Trong bản tham luận này, chúng tôi xin được trình bày về tầm quan trọng của việc xác định các mục tiêu trong cả tiến trình giảng dạy, mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mục tiêu của môn học với các yếu tố khác trong giảng dạy, đồng thời chúng tôi cũng xin mạn phép đề xuất các bước xác
định mục tiêu của môn học
1 Vai trò của việc xác định rõ mục tiêu trong giảng dạy
Dù ít hay nhiều, một giáo viên khi nhận trách nhiệm giảng dạy một môn học đều phải xác định được mục đích yêu cầu
của môn học đó, nghĩa là sau khi học xong môn này, học sinh phải nắm được những gì về lý thuyết hoặc về thực hành Phải chăng các giáo viên chúng ta sẽ hy vọng vào một kết quả tốt đẹp nếu như mục đích yêu cầu, mục tiêu của môn học không
được gắn chặt với nội dung và phương pháp giảng dạy của
mình? Vì vậy, việc nhận thức được mối quan hệ giữa mục
đích yêu cầu, mục tiêu của môn học với các yếu tố liên quan khác trong giảng dạy là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết Điều này được thể hiện ở 4 điểm sau:
a Mục đích yêu cầu của môn học góp phần cải tiến nội
dung giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên trong cùng bộ môn
- Giữa giáo viên với học sinh
Thực vậy, một người sinh viên cần phải hiểu rõ những gì
giáo viên chờ đợi mình sau khi học môn đó Do vậy, anh ta
phải dành thời gian trong học tập sao cho đạt được mục đích yêu cầu của môn học đó Đồng thời, trong toàn bộ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp, học sinh cũng cần phải
biết phân biệt những kiến thức nào là chính, là quan trọng để đạt được mục tiêu của môn học, còn những kiến thức nào chỉ
146
Trang 4là những nội dung bổ trợ thôi Nói như vậy không có nghĩa là học sinh có thể bỏ qua những chỉ tiết, những nội dung mà họ
cho rằng kém quan trọng hơn và đồng thời học sinh cũng
không nên căn cứ vào thái độ của giáo viên mà đoán chắc chắn rằng nội dung đó sẽ có trong đề thi
- Giữa giáo viên với giáo viên trong cùng bộ môn
Khi mục đích yêu cầu và những mục tiêu của từng môn
học của toàn bộ chương trình đào tạo đã được xác định xong, giáo viên của bộ môn cần họp và xem xét việc giảng dạy theo các mục tiêu đã định đó có tuân theo một tiến trình hợp lý không, như vậy, chúng ta sẽ tránh được sự trùng lặp hoặc
ngược lại có những phần nằm trong mục tiêu đào tạo của toàn
bộ chương trình mà không giáo viên nào đề cập tới Nói một
cách khác là một chương trình đào tạo của một chuyên ngành
nhất định là một tổng thể hài hòa các môn học nhằm phát triển một cách tối đa và toàn diện mọi khả năng về chuyên môn cho sinh viên chứ hoàn toàn không phải sự chấp nối các
môn học với nhau
b Mục đích yêu cầu và mục tiêu của môn học đóng vai tro quan trọng trong việc lựa chọn nội dung và các hoạt động trong giảng đạy và học tập:
Khi giáo viên chọn nội dung và phương pháp giảng dạy của mình nói chung cần tính đến nhiều yếu tố liên quan, nhất
là về khả năng chuyên môn, sau đó đến điều kiện kinh tế và các thiết bị cho phép để phục vụ cho môn học đó và về trình
độ của sinh viên, v.v Mục đích yêu cầu và mục tiêu của môn học cũng là một yếu tố rất quan trọng bởi vì một khi mục tiêu được xác định rồi, chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ được
giáo viên kết hợp các phương pháp sư phạm và nội dung giảng
dạy như thế nào để có khả năng đạt được những mục tiêu đã
đề ra đó
Trang 5Trong thực tế, tùy theo tính chất của từng môn học nên
chúng ta không thể nói rằng phương pháp giảng dạy này hay hơn phương pháp giảng dạy kia (ví dụ: giảng trên lớp tất cả các buổi của môn học hay là xen kẽ I vài buổi seminaire, hoặc yêu cầu học sinh làm tiểu luận hay thảo luân về một vấn
đề và làm bài tập theo nhóm, hoặc đi kiến tập, v.v ) bởi vì mỗi dạng có những mặt mạnh riêng của nó Ví dụ: dạy học
qua các bài giảng ở trên lớp có ưu điểm là giáo viên có thể
trình bày những quan điểm hoậc tổng hợp kiến thức về một
lnh vực, về một vấn đề nào đó cho sinh viên; phương pháp làm tiểu luận có ưu điểm là tạo điều kiện cho sinh viên phát
triển được khả năng lặp luận, phân tích một vấn đề và tìm ra giải pháp trong một trường hợp và hoàn cảnh cụ thể nào đó; việc cho sinh viên đi kiến tập hay thực tập có ưu điểm là tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện áp dụng những kiến thức
da học được trong thực tiễn, và đó cũng là một trong nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin
€ Mục tiêu của môn học cũng giúp cho giáo viên trong
việc chọn giáo cụ
Một khi mục tiêu của môn học đã được xác định, giáo viên cần phải xem sẽ sử dụng những giáo cụ gì để đạt được
mục tiêu một cách hiệu quả nhất, bởi vì chính những mục tiêu
đó là tiêu chí trong việc chọn lựa phương tiện hỗ trợ cho bài
giảng như là: giáo trình chuyên ngành, sách tham khảo hoặc
các tài liệu đa phương tiện khác, v.v
d Trên cơ sở mục tiêu của môn học, định ra phương pháp
đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Trong thực tế, sinh viên thường nghĩ rằng giáo viên sẽ dựa
vào mục đích yêu cầu và mục tiêu của môn học để đánh giá kết quả học tập của họ Thực ra, quan niệm trên là đúng bởi vì nếu như giáo viên không biết gắn mối quan hệ giữa mục tiêu 148
Trang 6môn học với nội dung bài giảng và phương pháp đánh giá kết
quả học tập thì mục tiêu đã đề ra trở thành vô giá trị
2 Các yếu tố dnh hưởng tới việc xác định mục tiêu đào tạo
a Nhu cau chung cua xd hoi
Như chúng ta đã biết, bất kỳ chương trình đào tạo của một
bộ môn hay của một khoa nào đó đều mong muốn đáp ứng được nhu cầu đào tạo Vì vậy, việc xác định mục tiêu của từng môn học phải gan chặt với nhu cầu đó Trong thực tế, từ nhu
cầu xuất hiện những mô hình giáo dục nhất định được bao bọc bởi một nền giáo dục, một thể chế giáo dục với những giá trị
và mô hình của xã hội tương ứng với nó Mô hình giáo dục cũng có ảnh hưởng lớn tới việc chọn mục tiêu môn học (ví dụ:
phương pháp truyền đạt kiến thức hoặc phát triển tiến trình nhận thức, nghĩa là tiến trình tìm ra biện pháp giải quyết một vấn đề, v.v )
b Yếu tố sinh viên
Khi soạn mục tiêu cho môn học, chúng ta phải dựa vào kiến thức mà sinh viên đã được học trước môn đó (ví dụ: XML phải sau HTML), v.v
3 Các quá trình xác định mục tiêu môn học
Các quá trình xác định mục tiêu môn học thì rất đa dạng
và phong phú, vì vậy dẫn tới chất lượng của mục tiêu đó thay đổi Chẳng hạn có một số giáo viên soạn mục tiêu môn học bàng cách phân tích nội dung bài giảng đã có sẵn để từ đó rút
ra mục tiêu của môn học Phương pháp này không phải là hay bởi vì đó chỉ là sự cắt dán mục tiêu của từng bài giảng chứ không phải là mục tiêu chung của môn học (ví dụ: sylab
Hudon) Hơn nữa, kiểu suy nghĩ trên sẽ không phân biệt được
Trang 7một số giáo viên khác thì lại sa vào biên soạn mục tiêu môn học thông qua phương pháp đánh giá (các bài test, cách đặt
câu hỏi và cách ra đề thi, v.v ) Như vậy, phương pháp này
đã không tính đến khả năng và mức độ hấp thụ kiến thức của
sinh viên để thỏa mãn những đòi hỏi của phương thức đánh giá đó Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng khả năng và mức
độ hấp thụ kiến thức đó khác nhau khi vấn đề đó được trình
bày lần đầu tiên hay là chỉ là sự nhắc lại những kiến thức đó, Vướu,
Tất cả các phương pháp trên đều có những hạn chế riêng của nó Chúng tôi xin mạn phép trình bày phương pháp soạn thảo mục đích yêu cầu và mục tiêu môn học như sau:
Trước tiên, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu đào tạo của
bộ môn chúng ta sao cho phù hợp với mục tiêu của trường,
của ngành thông tin - thư viện và của hệ thống giáo dục Việt
nam Sau đó, xác định mục đích chung của từng môn học để
từ đó xác định được mục tiêu cụ thể nảy sinh ra từ mục dich chung đó
Với phương pháp tiến hành đi từ cái chung nhất tới cái cụ thể nhất như vậy, chúng ta tin rằng những mục tiêu cụ thể đó
sẽ rất phù hợp với mục đích của môn học và với mục tiêu đào tạo của bộ môn Chúng ta có thể minh họa bằng sơ đồ sau:
“—= 5X
"Sa
Muc tiéucu
thé cia mon
- + học
es,
Muc tiéu
đào tạo của \_———
bộ môn và
\e ganh
Muc dich véu cầu và muc tiéu chung ctia
mon hoc
150
Trang 8Khi chúng ta soạn thảo nội dung đào tạo của bộ môn, mục đích yêu cầu và mục tiêu chung cùng với những mục tiêu cụ thể của môn học một cách chính xác và hợp lý chưa có nghĩa
là chúng ta sẽ có chác chắn một chất lượng đào tạo tốt bởi vì
nó chỉ phát huy được sức mạnh khi nó nằm trong mối quan hệ khăng khít với hàng loạt các yếu tố khác như: chất lượng của
nội dung bài giảng, các hoạt động trong giảng dạy (phương
pháp sư phạm) phương pháp đánh giá v.v Chúng ta có thể
minh hoạ ý kiến trên đây bằng sơ đồ sau:
[ ————————+ Mục tiêu đào tạo
Ị
|
L Mục đích yêu cầu chung của môn học
\
: Mục tiêu cụ thể` của môn học
L
ae TT
a
—œ | CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH
4 Những khó khan can khac phuc khi xdc dinh muc
dich yêu cau va muc tiéu mén học và sử dụng chúng trong quá trình giang dạy
áa St lựa chọn mục đích yêu cau và mục tiêu môn học
Tốc độ phát triển của các ngành KH nói chung và ngành TTTV của chúng ta nói riêng rất nhanh (có thể nói là cấp số nhân), vì vậy chúng ta không thể sử dụng “mực đích yêu cầu
và zục tiêu môn học ” cũng như nội dung bài giảng trong vài
Trang 9năm liền bởi vì kiến thức sẽ không cập nhật, và như vay vo
tình sản phẩm của chúng ta không thỏa mãn được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Vì vậy, khi soạn thảo mực đích yêu cầu và mục tiêu môn học, chúng ta nên lưu ý tới các kiến thức
cơ bản và kỹ năng ứng dụng tin học trong ngành TTTV Ví
dụ: làm cho sinh viên hiểu được sâu sắc các nguyên lý cơ bản
của công tác phân loại thì hay hơn là dạy cho sinh viên biết sử dung 2 bang phân loại liền,
b Mục tiêu không thích hợp
. Có không ít giáo viên đã chọn mục tiêu môn học không phù hợp với trình độ thực tế của sinh viên hoặc không phù hợp với điều kiện cụ thể của môi trường giáo dục
c Số lượng mục tiêu cụ thể của môn học
Chúng ta phải lựa chọn và xác định một cách đầy đủ các
mục tiêu sao cho chúng đáp ứng được yêu cầu của môn học, nhưng như thế không có nghĩa là càng nhiều càng tốt, thừa
còn hơn thiếu Trong thực tế, không có một con số lý tưởng nhưng đối với môn học 3 dvht, tối đa dừng lại ở con số 30 là vừa
d Một số khó khăn khác
- Việc soạn thảo mục tiêu ở một số môn học: ví dụ đối với một số lĩnh vực mới, một số môn học mới có các từ chuyên
môn, từ dùng trong tin học, hoặc một số từ mượn nước ngoài, v.v chưa trở thành ngôn ngữ thông dụng với chúng ta Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải phát huy hết tính sáng tạo của mình và học hỏi và tham khảo thêm đồng nghiệp
và các chuyên gia về vấn đề đó
- Khác phục tính cứng nhắc trong giảng dạy: mục đích
của chúng ta là chất lượng trong giảng dạy nên nếu trong quá trình giảng dạy mà chúng ta phát hiện ra l mục tiêu nào đó 12
Trang 10không được phù hợp lắm với mục đích yêu cầu và mục tiêu chung của môn học thì chúng ta có thể thay đổi mục tiêu khác
hợp lý hơn chứ không nên có thái độ cứng nhác (nhất là đối với một số môn học mới)
II KẾT LUẬN
Trên đây chúng tôi vừa trình bày tầm quan trọng và mục
tiêu đào tạo của ngành TTTV nói chung và của BMTTTV nói
riêng Chúng tôi cũng đã mạnh dạn trình bày và đề xuất một
số nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục đích yêu cầu và mục tiêu của môn học và mối quan hệ khăng khít và phụ thuộc của chúng với các thành phần khác trong toàn bộ tiến trình giảng dạy cũng như một số khó khăn mà chúng ta
thường gặp và phương pháp khác phục chúng Chúng tôi nghĩ
rằng, quá trình xác định và soạn thảo mục đích yêu cầu và
mục tiêu của môn học là I cơ hội cho mỗi giáo viên chúng ta
hướng chọn nội dung bài giảng cũng như là phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên Việc chúng ta lựa chọn tất
cả các vấn đề trên có chính xác, thiết thực và hiệu quả hay
không xin chúng ta vui lòng hãy đợi câu trả lời này ở các em
sinh viên và ở các đồng nghiệp của chúng ta