Căn cứ tình hình nghiên cứu những văn bản Nôm mà theo chúng tôi khảo sát thì hầu hết các văn bản tác phẩm Nôm mới cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý những văn bản tác phẩm riêng lẻ chứ chưa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
HOÀNG THỊ NGUYỆT
NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN NÔM VỀ SỰ TÍCH NAM
HẢI QUAN THẾ ÂM
Chuyên ngành: HÁN NÔM
Mã số : 60 22 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN
HÀ NỘI – 2011
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIấN CỨU: 3
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU 7
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU 8
5 KẾT CẤU LUẬN VĂN 9
NỘI DUNG CHÍNH 12
Chương I: Giới thiệu hệ thống Văn bản có liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế Âm 12
1 Mụ tả nhúm văn bản Nụm cú liờn quan đến sự tớch Nam Hải Quan Thế Âm 12
1.1 Mụ tả nhúm văn bản Nụm Nam Hải Quan Thế Âm 12
1.1.1 Văn bản Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ ký hiệu AB550 13
1.1.2 Quan Âm Chõn Kinh ký hiệu AB631 (Đức Phật Bà Truyện , Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tớch Ca ) 14
1.1.3 Hương Sơn Quan Thế Âm Chõn Kinh ký hiệu AB271 17
1.2 So sỏnh đối chiếu nhúm văn bản: 21
1.3 Xỏc định niờn đại nhúm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm 43
1.4 Xỏc định tỏc giả nhúm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm 47
1.5 Hoàn cảnh ra đời nhúm văn bản Nam Hải Quan Âm 51
Chương 2: Khảo sát về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm với t- cách là một Tôn giáo, Tín ng-ỡng, Văn hóa 56
2.1 Vấn đề tờn gọi của Nam Hải Quan Âm 56
2.2 Giới thiệu đụi nột về Nam Hải Quan Thế Âm trong tỏc phẩm 62
2.4 Lưu truyền sự tớch Nam Hải Quan Thế Âm trong dõn gian 69
2.5 Quan Thế Âm Bồ tỏt trong một số ngụi chựa 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 89
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bồ tát Quan Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quan Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà
Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài
Mặc dù có sự khác nhau về hình thái tôn thờ, nhưng hầu hết những tôn tượng Ngài đều toát ra một điểm chung nhất là tâm nguyện từ bi, hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, đức hiếu sinh và hoài bảo ban vui cứu khổ cho nhân loại Và điều này đã ngẫu nhiên rất khế hợp với tâm tư nguyện vọng cũng như thuần phong mỹ tục của người Việt Nam Bởi lẽ, dân
ta vốn ưa chuộng cái thiện, ghét cái ác, ưa làm lành, lánh dữ, mong muốn một cuộc sống thanh bình, ấm yên, hạnh phúc và luôn uớc ao mọi người cùng đến với nhau bằng sự cảm thông, tha thứ, thâm tâm được kết nối trong tình thương yêu đùm bọc Vì vậy, đã có biết bao thiên truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian hay những bài vè, ca dao tục ngữ, những tuồng chèo hát bộ v.v… rất nổi bật và điển hình cho nền văn hóa Việt xuyên suốt các thời đại, mà trong các tác phẩm bất hủ đó luôn ẩn hiện dáng dấp của người Mẹ hiền Quan Thế Âm từ ái bao dung, ban phát tình thương yêu và mang an vui hạnh phúc đến cho mọi người Có thể nói, hình ảnh Ngài là biểu tượng sống nói lên tiếng nói thầm kín và những khát khao mong muốn cũng như quan điểm đạo đức của người dân Việt Nam Niềm khát khao đó, không chỉ được nhân gian Việt Nam cụ thể hoá qua các hình tượng Quan Âm trong văn chương điển tích mà hình ảnh Ngài còn thật sự đi vào lòng người Việt Nam, mang dấu ấn sâu đậm trong đời sống Việt, mà thông qua các lễ hội, các lĩnh vực sân khấu, âm nhạc,
Trang 4cũng như trong nghệ thuật hội họa điêu khắc… chúng ta cảm nhận được rất rõ
về điều đó
Đành rằng, trong dân gian Việt Nam vẫn còn tồn tại những hình thức tôn thờ Bồ tát Quan Thế Âm hoàn toàn xa lạ với Phật pháp, và chúng ta cũng không phủ nhận rằng Phật giáo sẽ trở nên mê tín thần quyền, là nguyên nhân gây nên những lệch lạc xã hội nếu như hình ảnh Ngài được tôn vinh như một
nữ thần ban phước giáng họa Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng tính chất làm cho Phật giáo trở nên bất hủ trong mọi thời đại là tinh thần tùy duyên bất biến Thật vậy, Phật giáo đi như một dòng sông, khi đi đến đâu cũng phản ảnh cây cỏ đôi bờ Thế nên, khi hình ảnh Đức Bồ tát Quan Thế Âm được lan truyền đến đất Việt thì Ngài cũng đồng thời được Việt Nam hóa, Ngài hiện thân dưới dáng dấp của con người Việt, mang âm ba, linh hồn người Việt, Ngài hóa hiện như một biểu tượng hàm chứa, chuyên chở những tâm tư của người Việt Vì vậy, sự hiện thân của Ngài được người dân Việt nhìn nhận và
mô tả trong văn chương thi họa, hay trong những đền đài, lễ hội và những phong tục cổ truyền bằng những hình tượng: Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Phật
Bà Quan Âm, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Bà chúa Ba, Linh Từ Quan Âm, Qua Âm Tống Tử v.v… mỗi hình ảnh của Ngài đều chuyên chở một ý nghĩa nhất định của người dân Việt Vì vậy, sẽ hoàn toàn không sai lệch dù Ngài được tạc nên bởi bất kỳ hình dáng nào, nếu như kiểu dáng ấy nói lên được khát vọng chính đáng của người dân Việt và thể hiện được hạnh nguyện từ bi cao cả của Ngài
Căn cứ tình hình nghiên cứu những văn bản Nôm mà theo chúng tôi khảo sát thì hầu hết các văn bản tác phẩm Nôm mới cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý những văn bản tác phẩm riêng lẻ chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm cả và điều quan trọng mà chúng tôi rất muốn được đề cập đến trong Luận Văn của mình đó là bên cạnh việc khảo cứu văn bản tác phẩm thì chúng tôi còn có tham vọng sẽ tìm hiểu và giới thiệu một phần về tình hình văn hóa tín ngưỡng của nước ta
Trang 5Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu nhóm văn
bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm Nhóm văn bản này đã có nhiều
nhà nghiên cứu đã đạt được những thành tựu khá lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thành tựu chưa được khai thác và giới thiệu Tác phẩm này là một trong nhiều tác phẩm mang giá trị văn hoá lịch sử Hơn nữa đây là một tác phẩm Nôm mang tính dân tộc cao, chúng tôi tiến hành chuyển dịch Nôm để tìm hiểu nội dung của nhóm văn bản này đồng thời cũng tiến hành so sánh, khảo cứu các tác phẩm với nhau để tìm ra cái chung và đặc sắc của từng tác phẩm, đặc biệt chúng tôi sẽ nghiên cứu nhóm văn bản này chuyên sâu về góc
độ tôn giáo tín ngưỡng qua góc nhìn của người dân Việt Nam Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm này một cách toàn
diện kĩ lưỡng cả về mặt văn bản, nội dung và nghệ thuật sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu xã hội và văn hoá tín ngưỡng nước ta thời phong kiến, mặt khác thấy được quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc về các đặc điểm ngữ âm, từ ngữ và văn pháp
Vì những lý do trên chúng t ôi chọn đề tài: Khảo cứu nhóm văn bản Nôm
về Nam Hải Quan Thế Âm làm luận văn của mình
chất toàn diện cho nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm: Chân
Nguyên Thiền Sư Toàn tập, Tập II Lê Mạnh Thát cũng đã có một công trình
nghiên cứu nói về tình hình lịch sử của nước ta vào thế kỉ thứ XVII-XVIII thông qua các tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm văn học khuyết danh
trong đó ông đã phiên Nôm và chú giải tác phẩm Nôm Nam Hải Quan Âm
bản hạnh quốc ngữ nhưng còn một trang cuối cùng không rõ lý do mà bị
Trang 6khuyết Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát đã nêu lên được về tình trạng văn bản tác phẩm, tác giả của văn bản tác phẩm đặc biệt là tình hình xã hội lúc bấy giờ, sống trog một xã hội độc tôn, vua ăn chơi không quan tâm đến đời sống của dân chúng và coi thường người phụ nữ trong xã hội phong kiến, chính vì vậy
mà họ đã đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, quyền tự do trong cuộc sống cho dù gặp rất nhiều khó khăn cả trở nhưng cuối cùng họ cũng chiến thắng Quan Thế Âm Bồ tát đã ra đời trong tác phẩm trong hoàn cảnh đó để cứu khổ cứu nạn cho dân chúng, bà đã đại diện cho những người phụ nữ đương thời để đấu tranh bảo vệ và bênh vực quyền lợi cho họ Bà như một người mẹ một vị thánh cứu vớt người dân khi họ cần, bà mang lại sự hy vọng cho người dân Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát còn khẳng định rằng đây không phải là một tác phẩm khuyết danh mà do Chân Nguyên Thiền Sư viết
Như vậy theo chúng tôi nhận định thì đối với công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn về mặt xử
lý văn bản còn xét về mặt văn hóa tín ngưỡng thì ông chưa nghiên cứu sâu
Truyện Phật Bà Chùa Hương, biên soạn: Thích Viên Thành Trụ trì
Chùa Hương Nxb: khoa học xã hội Nhà Sư Thích Viên Thành trụ trì Chùa Hương đã phiên Nôm văn bản tác phẩm này
Bồ Tát Quan Thế Âm trong các vùng đồng bằng Sông Hồng Viện
nghiên cứu Tôn giáo, do Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Mạnh Cường và Phan Duy Hinh thực hiện Nxb: khoa học xã hội Đã nói về quá trình hình thành tư tưởng bồ tát của nước ta từ buổi sơ khai cho đến nay, cách thờ phụng Quan Thế Âm trong tâm linh người Việt Bồ Tát Quan Thế Âm có vai trò rất lớn, trong các chùa ở Miền Bắc và Miền Trung thì Bà được đặt ở một vị trí rất trang trọng và trang nghiêm
Trang Thanh Hiền: 2005 Hình tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn ở
Việt Nam Nxb Văn hóa- thông tin NguyễnVăn Sâm, 1997: “ Vài suy nghĩ về tác phẩm Quan Âm Diệu Thiện” Tạp chí Hán Nôm, Số 1 Nguyễn Quang
Vinh: “Về hình tượng Quan Âm Thị Kính trong đời sống văn hóa dân gian
Trang 7Việt Nam” Tạp chí văn học, số 6 Trần Hải Yến: “ Tự sự dân gian với một biến thân của Quan Âm ở Việt Nam”
Như vậy đối với văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam thì Quan Thế Âm đã
ăn sâu vào trong tâm thức của người dân Việt, thông qua các đề tài nghiên cứu, các tác phẩm văn học thì hình tượng Quan Thế Âm hiện lên rất linh thiêng, Bà đã cứu vớt nhân sinh vượt qua khó khăn khi họ cần đến Bà Bà có một tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh đối với người dân Việt Nam
Vì Quan Âm đã đi sâu vào đời sống văn hóa tín ngưỡng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả các nước Phương Đông như : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nên đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về Bà
- Đối với Trung Quốc:
Ở Trung Quốc thì hình tượng Quan Thế Âm đã đi vào trong văn học thần thoại, văn học bác học với một số lượng khá đồ sộ trong đó có các tác phẩm như: Chư Thần truyền kì-Âu Dương Phi, Nam Hải Phổ Đà Sơn truyền kì văn lục- Chử Vân Pháp Sơn, Tây Du Ký - Ngô Thừa Ân, những tác phẩm này đã chuyển đến cho độc giả một hình tượng Quan Thế Âm có phép mầu, cứu nhân dân vượt qua mọi gian nguy
Đặc biệt hình tượng Quan Âm đi vào trong văn học dân gian, kinh sách
nhà Phật: Phẩm Phổ Môn, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Được dịch thông qua
Hán Văn, người ta thống kê kinh điển Phật giáo nói về Quan Thế Âm là khá lớn Cụ thể là tác giả Hậu Đằng Đại Dụng đã liệt kê khoảng hơn 80 bộ kinh
có sự xuất hiện của Bồ Tát, danh sách này không phải chỉ ngưng lại ở đây vì chỉ kinh điển Mật Tông liên quan đến Bồ tát cũng lên tới 88, chiếm hết 506 trang trong bộ Đại Chính Tâm Tu Đại Tạng kinh, ở Trung Quốc còn có bộ Tam Tạng kinh điển là ấn bản mới nhất được in tại Nhật Bản 1922-1923
Tìm hiểu về Bồ Tát Quan Thế Âm Anh Phổ Quang Diễn đàn văn hóa
Phương Đông thì xét dưới góc độ tôn giáo thì bài nghiên cứu này đã nói lên
Trang 8được vai trò rất to lớn của Quan Thế Âm Bồ tát, Bà xuất hiện như một đấng toàn năng để cứu dỗi chúng sinh vượt qua mọi kiếp khổ ải
- Hàn Quốc:
Từ Avalokitessava đến Quan Thế Âm Bồ tát Gs.Ts: Chun Pan Yu
Trưởng phân khoa Triết học và Tôn giáo The state University of new jersey Ông cho rằng Bồ Tát Quan Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta
và mang sứ mệnh cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn, Đạo Phật không hề đặt trên cơ sở những niềm tin mù quáng mà qua đó tin vào sự cứu độ của một tha lực nên ngoài, trong niềm tin về tín ngưỡng của người dân Hàn Quốc thì bà có một năng lực phi thường mà người ta còn gọi là phép lạ Như vậy Giáo Sư Chun Fang Yu không chỉ chứng minh là Quan Thế Âm đã làm tăng niềm tin ở nhân sinh mà bên cạnh đó thì ông cũng nhằm mục đích cung cấp những so sánh đối chiếu và nền tảng lý thuyết những tông phái tôn thờ Bồ tát tại Hàn Quốc
- Nhật Bản:
Nhât Bản linh dị kí ( Nguyễn Thị Oanh dịch và giới thiệu) 1999 Hà Nội
Nhà xuất bản văn học
Bồ tát Quan Âm trong tín ngưỡng của người Nhật Ka su Mi
Trường cốc tự đạo tràng của Quan Thế Âm Bồ tát và mẫu đơn Nhật Bản
Thích Viên Mãn, theo tài liệu: SgonSai-Dharmawold8/1998
Thông qua những bài nghiên cứu và những tác phẩm xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì Quan thế Âm Bồ Tát được người dân Nhật Bản tôn kính như một người mẹ, tư tưởng ấy đã ăn sâu vào trong ý thức của người dân Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được truyền vào Đối với đất nước Hoa Anh Đào mọi người đều tin rằng Quan Thế Âm Bồ tát đã vô hiệu hóa tất cả mọi thiên tai do người và trời đất gây ra Bà là một bậc chí tôn để nhân dân phụng thờ
Sau khi chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu các tác phẩm của Việt Nam nói riêng và các nước Phương Đông nói chung thì Quan Âm đã đi vào đời sống
Trang 9của người dân như một bà thánh mà người dân cần lúc nào thì bà luôn có mặt
để giúp đỡ, bà xuất hiện sau những tiếng kêu cứu của người dân, ở Trung Quốc thì hình tượng Quan Âm đi vào trong sử sách như một huyền thoại, một nhân vật có phép thần thông biến hóa muôn hình vạn trạng còn ở Nhật Bản
và Việt Nam thì Quan Âm đã đi vào trong đời sống tâm linh của mỗi người, Ngài có sức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn, những ai kêu cầu đến Ngài
là Ngài xuất hiện vì thế mà ở Việt Nam mới lưu truyền sự tích về Nam Hải Quan Âm mà hiên nay trong dân gian có rất nhiều truyền bản nói về bà mà cụ thể theo chúng tôi tìm hiểu thì Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã phiên Nôm văn bản
tác phẩm: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ Được in trong cuốn
Chân Nguyên Thiền Sư toàn tập, Tập II Trong văn bản tác phẩm này Lê Mạnh Thát mới chỉ phiên Nôm được hơn 400 câu thơ Nôm, số còn lại do văn bản bị xé mất nên ông chưa phiên Nôm hết, gần đây nhất là có Thích Viên Thành Trụ Trì Chùa Hương cũng đã phiên Nôm và xuất bản văn bản tác phẩm
Phật Bà Chùa Hương .v v Từ thực trạng trên cho thấy hiện nay vẫn chưa
có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nhóm văn bản Nôm: Nam Hải Quan Thế Âm
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mỗi một đề tài có một đối tượng nghiên cứu nhất định Xác định đối tượng nghiên cứu là chỉ rõ cái trung tâm cần khám phá, tìm tòi của đề tài Ở đây chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nhóm văn
bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ, ký hiệu AB550, Quan Âm Chân Kinh (Đức Phật Bà truyện, Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca) ký hiệu AB631, Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271 Những tác phẩm này được giới thiệu trong Di Sản Hán
Nôm thư mục đề yếu (tập 3) do Giáo sư Trần Nghĩa và Giáo sư Prancois Gros đồng chủ biên
Trang 10Trong nhóm văn bản này chúng tôi sẽ chọn một bản đầy đủ và cụ thể nhất làm đối tượng nghiên cứu khảo sát chính để tiến hành nghiên cứu so sánh đến các bản khác
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài luận văn Thạc sĩ Hán Nôm, chúng tôi có tham vọng nghiên
cứu các tác phẩm Nôm viết về sự tích Nôm Nam Hải Quan Thế Âm: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ ký hiệu AB550, Quan Âm Chân Kinh
(Đức Phật Bà Truyện, Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca) ký hiệu AB631,
Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271 Những tác phẩm
này được giới thiệu trong Di Sản Hán Nôm thư mục đề yếu (tập 3) do Giáo sử Trần Nghĩa và Giáo sư Prancois Gros đồng chủ biên Luận văn chúng tôi tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Mô tả tổng quan nhóm văn bản Nôm viết về Nam Hải Quan Thế Âm
- Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm trên các khía cạnh: giám định văn bản niên đại tác phẩm, xác định tác giả …
-Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau để tìm ra chỗ sai khác, dị biệt giữa các tác phẩm
- Phương pháp phân tích tác phẩm: tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm để tìm hiểu giá trị văn hoá, tinh thần và tình hình xã hội của nước ta vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp văn bản học để tìm hiểu, khảo sát văn bản
- Phương pháp mô tả, phân tích tổng hợp để làm sáng rõ nội dung văn bản và đánh giá kết quả về cách thờ phụng của Phật Bà ở chùa Hương Tích nói riêng và các chùa trong nước ta nói chung
- Luận văn quan tâm đến việc khảo sát, giới thiệu và so sánh các văn bản Phương pháp này đề cập đến việc khảo sát các thông tin từ văn bản… và các
Trang 11văn bản khác có liên quan việc ghi chép về cuộc đời của công chúa Diệu Thiện con gái thứ ba của Vua Diệu Trang Vương
Luận văn cũng hết sức chú ý đến phương pháp liên ngành Học viên xác định rõ việc đặt vấn đề nghiên cứu trong liên hệ nhiều mặt giữa lịch sử - văn hoá – tư tưởng – triết học – khảo chứng v.v
5 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn dự kiến gồm có các phần sau:
Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, lịch sử vấn đề nghiên cứu và kết cấu của luận văn
Phần nội dung: Gồm có 2 chương
Chương I: Giới thiệu hệ thống Văn bản có liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế Âm
1 Mô tả nhóm văn bản Nôm có liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế Âm
1.1 Mô tả nhóm văn bản Nam Hải Quan Âm
1.1.1 Nam Hải Quan Thế Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ.南 海 觀 世 音 本
Trang 121.5 Hoàn cảnh ra đời nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm: 南 海 觀
世 音
TIỂU KẾT
Chương 2: Khảo sát về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm với tư cách là một Tôn giáo,Tín ngưỡng, Văn hoá
2.1 Vấn đề tên gọi Nam Hải Quan Thế Âm
2.2 Giới thiệu đôi nét về Nam Hải Quan Thế Âm trong tác phẩm
2.3 Hành trạng sự tích Nam Hải Quan Âm trong tác phẩm
2.4 Lưu truyền sự tích Nam Hải Quan Thế Âm trong dân gian
2.5 Quan Thế Âm trong một số ngôi chùa
KẾT LUẬN
Phần tài liệu tham khảo: Ngoài các sách, luận án, kỷ yếu và các bài viết
trên báo, tạp chí Tôn giáo, tạp chí Hán Nôm học viên còn sử dụng một số sách Hán Nôm làm tư liệu tham khảo cho mình
Phần phụ lục: Bản phiên Nôm toàn bộ tác phẩm: Nam Hải Quan Âm
Bản Hạnh Quốc Ngữ, kí hiệu AB 550 và Quan Âm Chân Kinh, khảo dị, chú
thích những chỗ cần thiết trong tác phẩm và cung cấp các bản chụp văn bản tác phẩm (mang ký hiệu AB631 hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm) và các văn bản thuộc nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Âm để người đọc tiện so sánh, đối chiếu và kiểm nghiệm
6 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Luâ ̣n văn tuân thủ chă ̣ t chẽ quy ước chuẩn hóa của luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ Ngoài ra, do đă ̣c trưng của loa ̣i hình văn bản Hán Nôm, nên chúng tôi bổ sung
mô ̣t vài quy ước sau:
- Tên tác phẩm: Viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng; nếu tác phẩm nằm
trong tác phẩm thì in nghiêng đậm để phân biệt; riêng tên tác
phẩm Nam Hải Quan Âm Bản Ha ̣nh quốc ngữ là đối tượng nghiên cứu của luâ ̣n văn thì không in đâ ̣m
Trang 13- Nếu dài hơn 3 dòng thì viết xuống dòng; những đoa ̣n bi ̣ lược khi
trích dẫn thì được biểu thi ̣ bằng dấu ba chấm
- Quy cách viết hoa: Các thuật ngữ thường được sử dụng trong
Nhóm văn bản, ví dụ như tên người, tên hiê ̣u, tên nước được viết hoa
Trang 14NỘI DUNG CHÍNH
Hiện nay, trong kho sỏch của Viện Nghiờn cứu Hỏn Nụm cũn lưu giữ một số lượng đồ sộ cỏc tài liệu Hỏn Nụm với đủ cỏc loại hỡnh văn bản, chủ đề, lĩnh vực Chia làm 9 loại với 14 chủ đề, lĩnh vực phản ỏnh chớnh [26, tập 1; trang 22 - 25] trong đú chủ để về phật giỏo cũng chiếm một khối lượng khụng
ớt cỏc tỏc phẩm
Với mục đớch cung cấp một cỏch tổng quan về nhúm văn bản Nụm sự tớch Nam Hải Quan Thế Âm, chỳng tụi tiến hành khảo sỏt, giới thiệu tỏc phẩm, văn bản loại này Việc khảo sỏt theo hai bước chớnh:
Một là: Giới thiệu mụ tả cỏc tỏc phẩm ấy trờn hai phương diện: Thực trạng và nội dung
Hai là: Phõn loại theo ba tiờu đề: Niờn đại, tỏc giả, hỡnh thức thể hiện Sau đõy chỳng tụi xin trỡnh bày cụ thể từng vấn đề
Chương I
Giới thiệu hệ thống Văn bản có liên quan đến sự tích
Nam Hải Quan Thế Âm
1 Mụ tả nhúm văn bản Nụm cú liờn quan đến sự tớch Nam Hải Quan Thế Âm
1.1 Mụ tả nhúm văn bản Nụm Nam Hải Quan Thế Âm
Trong quỏ trỡnh thu thập và khảo cứu văn bản chỳng tụi thấy những văn bản cú liờn quan đến sự tớch Nụm Nam Hải Quan Thế Âm 3 văn bản Những văn bản này được chỳng tụi đưa vào khảo sỏt đú là: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc ngữ ký hiệu AB550, Quan Âm Chõn Kinh ký hiệu AB631 (Đức Phật Bà Truyện ký hiệu VNv 295, Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tớch Ca ký hiệu AB224) Hương Sơn Quan Thế Âm Chõn Kinh ký hiệu AB271, Quan
Âm Thỏnh Tượng Chõn Kinh ký hiệu VHv727
Trang 151.1.1 Văn bản Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ ký hiệu AB550
- Thực trạng: Văn bản mang tên Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ ghi rõ ràng là do Chân Nguyên thiền sư soạn Có một bản in gồm 43 tờ, 46 trang, có 1650 câu thơ lục bát, bên cạnh đó còn xen lẫn những bài sắc phong bằng chữ Hán, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng có 20 chữ, tổng có 160 chữ trong một trang Chữ in rất đẹp và dễ đọc, bên cạnh đó còn có một số chữ nhòe khó đọc Trang đầu là ảnh của Phật Bà Nam Hải Quan Âm Văn bản viết bằng thơ Nôm theo thể thơ lục bát
Đối với tác phẩm Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ mang kí hiệu AB550 của Viện nghiên cứu Hán Nôm bao gồm 1650 câu nhưng với bản này thì không phân đoạn rõ ràng nên căn cứ vào nội dung văn bản thì chúng tôi tạm chia làm 3 phần như sau để tiện cho việc so sánh đối chiếu với các bản khác:
Phần 1: Từ câu 1-42 giới thiệu hoàn cảnh lịch sử và lý do ra đời của tác phẩm
Phần 2: Tư câu 43-1574 mô tả cuộc đời Diệu Thiện và ý chí sắt đá quyết tâm hoàn thành chí nguyện của mình Phần này có thể chia ra làm các đoạn nhỏ sau đây:
- Câu 43-124 Tả việc Trang Vương đến cầu Thai ở đền Tây Nhạc
- Câu 125-240 Ngọc Hoàng cho ba con nhà họ Thi xuống đầu thai làm ba công chúa của Vua Trang vương là Diệu Thanh, Diệu Âm, Thiện
- Câu 241-486 Diệu Thiện bày tỏ quyết tâm tâm tu hành và bị vua cha đày ra vườn sau
- Câu 487-644 Diệu Thiện đến ở Chùa Bạch Tước không về, Trang Vương ra lệnh giết thay đốt chùa
- Câu 645-870 Diệu Thiện bị bắt về giam rồi đem đi xử tử, được cọp tha vào rừng và đi thăm mười tám cửa ngục dưới âm phủ
- Câu 781-1020 Diệu Thiện gặp phật Thích ca thử lòng rồi đưa đến tu tại núi Hương Tích, sau có đệ tử Thiện Tài và Long Nữ
Trang 16- Câu 1021-1244 Trang Vương bị bệnh Diệu Thiện đã hi sinh cả tay và mắt của mình để chữa bệnh cho cha
- Câu 1245-1520 Trang Vương và Hoàng Hậu đi thăm Diệu Thiện giữa đường bị ma quỷ bắt trong khi ở triều đình những người con rể mượn giặc ngoài vào tiếm quyền Diệu Thiện dẹp yên mọi biến cố
- Câu 1521-1574 Diệu Thiện được Ngọc Hoàng phong làm Nam Hải Quan Âm, cha mẹ và hai chị được phong làm Bồ tát
Phần 3: Từ câu 1575-1650 phần này trình bày quan điểm của Chân Nguyên về khả năng giác ngộ của mọi người trong suốt quá trình ra đời tác phẩm
1.1.2 Quan Âm Chân Kinh ký hiệu AB631 (Đức Phật Bà Truyện , Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca )
- Thực trạng: Có 7 bản in, 01 bản viết tay có tranh Phật Bà nghìn mắt nghìn tay có cả chữ Hán, có cả chữ Nôm trong đó có các ký hiệu VHv725, AB631, có 106 trang, khổ 25,5 x 15, 27 x 15,5, VHv726, VHv727, AC174, VNv122, AB224, AB176/2, gồm có 98 trang
Quan Âm Chân Kinh ký hiệu AB631: Có một bản in, 108 trang, 54 tờ, trang đầu có ảnh Phật Bà nghìn mắt nghìn tay (Thiên thủ Thiên nhãn), số chữ trong mỗi trang không đều nhau, phần đầu là những câu chú, chữ Hán minh hoạ nói về những việc làm cứu khổ cứu nạn của Bà, phần có chữ bị mất bị nhoè, còn lại đều rõ ràng, phần chữ Nôm diễn theo thể thơ Nôm lục bát gồm
có 29 đoạn, 1440 câu
Quan Âm Thánh Tượng ký hiệu AB224: là các bản khác của Quan Âm Chân Kinh
Trang 17Quan Âm Thế Âm ký hiệu VHv727 có 104 trang, 52 tờ, mỗi trang có 9
dòng, mỗi dòng có 16 chữ, chữ khắc in
là bản khác của Quan Âm Chân Kinh Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh có 42 tờ, 84 trang, số chữ trong mỗi trang không đều nhau, có trang 54 chữ nhưng lại có trang lên tới 216 chữ, bản viết tay là chữ thảo, có một số chỗ chú đa số đều rõ ràng dễ đọc Là bản khác của Quan Âm Chân Kinh v.v… Nếu như Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ thì chúng ta phải căn cứ vào nội dung để phân đoạn thì trong Quan Âm Chân ( Đức Bà Phật Truyện, Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca) thì mỗi đoạn trong tác phẩm được chia ra rất rõ ràng, tác phẩm được chia làm 29 đoạn như sau:
Đoạn 1: Vua Trang Vương cầu tự
Đoạn 2: Bồ Tát tiền thân
Đoạn 3: Bồ Tát giáng sinh
Đoạn 4: Công chúa mộ phật
Đoạn 5: Hai Công chúa phải lấy hai Phò Mã chẳng hiền
Đoạn 6: Trang Vương muốn gả công chúa cố từ
Đoạn 7: Trang Vương đuổi ra vườn sau công chúa một lòng mộ phật Đoạn 8: Trang Vương khuyên trở về gả chồng công chúa xin ở lại tu hành
Đoạn 9: Thị Nữ mưu bày một kế Công Chúa rời bỏ hâụ viên
Đoạn 10: Công chúa cứ ở lại chùa Tước chúng tăng bày ra kế khổ sai
Trang 18Đoạn 11: Công chúa không về Trang Vương đốt chùa
Đoạn 12: Trang Vương giết hại chẳng tha thần phật cùng đến bảo hộ Đoạn 13: Hồn công chúa dạo chơi địa phủ lòng từ bi cứu thoát ngục tù Đoạn 14: Công chúa trở về Dương thế Phật tổ dẫn vào chùa Hương Đoạn 15: Công chúa được tôn thành phật kim đồng siêu thoát thân phàm Đoạn16: Thủy thần báo tạ ân ngọc nữ quy y phật pháp
Đoạn 17: Trang Vương sa đát bất nhân Thượng Đế giáng cho bệnh nặng Đoạn 18: Trang Vương yết bảng tìm thầy thuốc Phật chúa giả làm tăng cứu trị
Đoạn19: Phò Mã mưa bỏ thuốc độc Phật Chúa làm lộ mưu gian
Đoạn 20: Hai Công Chúa bị giam Thần, Thổ Địa báo mộng
Đoạn 21: Cắt tay, mắt trị bệnh vua cha, Trang Vương từ ngôi về Hương Tích
Đoạn 22: Trang Vương giữa đường gặp yêu giặc hà tiếm ngôi trong nước
Đoạn 23: Phật Chúa đương phó hội thiên đình Thiện Tài một mình trừ yêu quái
Đoạn 24: Phật Chúa tìm cứu Trang Vương, Kim Cương bắt loài yêu quái
Đoạn 25: Trang Vương trở về triều lòng muốn thăm Hương Tích
Đoạn 26: Trang Vương lại đến Hương Sơn cả nhà nhận ra công chúa Đoạn 27: Trang Vương tỉnh ngộ cải hối quy thiền pháp phật linh thông hóa độ yêu quỷ
Đoạn 28: Ngọc Hoàng sắc phong lên ngôi phật, toàn gia sổ chép nhập dòng tiên
Đoạn 29: Ca tụng công đức khuyên răn người đời
Trang 191.1.3 Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271
- Thực trạng: Một bản in gồm 98 trang, khổ 24 x 13 có cả chữ Hán chữ Nôm Mỗi trang có
Nghìn năm Hương Tích dấu thơm truyền
Một quyển chân kinh nét mực in
Người cùng lòng từ bi suy để mếch
Ai ơi mắt tuệ mở mà nhìn
Biêt bao mê mộng thần chưa chết
Nay chữ tỉnh tâm phật phải tin
Sắc sắc không không không lại sắc
Vui cho văn tự sản nhân duyên
Tác phẩm có 22 đoạn khuyết đoạn 11 như sau:
Đoạn 1: Tổng chi đại ý
Đoạn 2: Hưng Lâm quốc tình
Đoạn 3:Quan Âm đầu thai
Đoạn 4: Hoa Viên khổ thụ
Trang 20Đoạn 5: Nhiên đăng chỉ điểm
Đoạn 6: Tự Tước khuyên dụ
Đoạn 7: Mặc tỉnh tự ni
Đoạn 8: Tự Tước vũ hỏa
Đoạn 9: Pháp trường giảm trảo
Đoạn 10: Quỷ du linh sơn
Đoạn 12: Tái thế hoàn dương
Đoạn 13: Hương Sơn dẫn lộ
Đoạn 14: Hương Sơn tu trì
Đoạn 15: Thu thủ đồ đệ
Đoạn 16: Trang Vương bệnh tình
Đoạn 17: Xả thân cứu cha
Đoạn 18: Đại thần phụng mệnh
Đoạn 19: Trang Vương hoàn nguyện
Đoạn 20: Thu phục yêu tinh
Đoạn 21: Thu tường thủy vị
Đoạn 22: Linh Sơn thụ phong
Trong quá trình khảo sát nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm chúng tôi xin được tóm tắt nội dung của nhóm văn bản Nôm như sau:
Ngày xưa vào đời vua Diệu Trang Vương, nước Hưng Lâm, nhà vua không có con trai, bèn tới cầu tự ở đền Tây Nhạc Lòng thành của nhà vua cảm thấy thượng đế Bấy giờ ở miền Thứu Lĩnh có nhà họ Thi nổi tiếng nhân
từ đến đời ông Trưởng giả, ăn ở càng phúc hậu, sinh được ba người con trai đều là những người hiền lành tử tế Một hôm nhân truyện tên gian phi Vương Cật thường quấy phá dân lành, bị binh trời tiến đánh, cùng đường đến nương nhờ nhà ông họ Thi Mặc cho các con khuyên can, ông vẫn thương tình cho
nó ăn uống,Vương Cật lấy lại sức, càng hung hăng giết hại dân lành, tử khí ngút trời, Ngọc Hoàng giận giữ bắt tội bố con ông họ Thi bằng cách bắt cả ba người con trai giam vào ngục Đến đây được Nam Tào tâu xin, Ngọc hoàng
Trang 21tha cho xuống hạ giới, song bắt hóa làm gái đầu thai là ba công chúa con vua Trang Vương
Vua Trang Vương tuy không phải là vua hiền nhưng có lòng thành cầu
tự, nên cũng sinh được ba người con, nhưng đều là gái đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diệu Thiện Nhà vua trong mấy năm sinh ba gái liền nên rất buồn vì không có con trai nối dõi ngôi vua Quan thừa tướng Triệu Chấn phải
an ủi mãi mới nguôi Trong ba cô công chúa thì cô công chúa thứ ba Diệu Thiện vừa đẹp người vừa đẹp nết lại khác với hai chị có tâm mộ Phật từ trong máu, nàng chỉ mong một ước muốn duy nhất là được xuất gia tu hành, mặc cho vua cha và mọi người hết sức khuyên nhủ
Vua Trang Vương theo thói tục thường tình, gái lớn gả chồng, dứt khoát bắt ba con gái phải thành gia thất Nhà vua gả công chúa Diệu Thanh cho Trạng Nguyên họ Triệu, gả Công chúa Diệu Âm cho quan Võ họ Hà Tiếc thay hai chàng Phò Mã này đều chẳng phải là người hiền, không xứng đáng được nối ngôi, nên nhà vua quyết bắt công chúa Diệu Thiện phải lấy chồng bằng được nhưng nàng một mực cự tuyệt Nhà vua nhốt nàng ra vườn sau, nàng biến vườn sau thành nơi gió mát trăng thanh để tu hành Nhà vua nghe
kế Thị nữ đưa nằng ra Chùa Bạch Tước, các Sư bắt nàng làm nhiều việc nặng nhọc, vất vả để cho nàng nao lòng nản chí, quay trở về nhà Thế nhưng nàng lại mừng rằng đó là quy luật “ hữu thân hữu khổ ”, không tiếc thân mình, hằng mong đắc đạo Nhà vua tức giận sai đốt chùa giết sư, nàng liền cắt tay vẩy máu lên không trung, lòng thành cảm động tới trời xanh, máu biến thành mưa rơi xuống dập tắt lửa Nhà vua càng tức giận, sai đưa nàng ra pháp trường xử chém Ngọc Hoàng sai thần linh hóa thành Mãnh Hổ tha vào rừng hoang cứu thoát Sau đó hồn Nàng được sứ giả Diêm Vương đưa xuống âm ty thăm 18 tầng địa ngục, nơi xử những người mắc tội dương gian Khi trở lại cõi trần Nàng được đức Phật Thích ca thử thách, cho ăn quả Đào Tiên, rồi sai Thái Bạch Kim Tinh đưa vào tu hành ở chùa Hương
Trang 22Bắt đầu từ đâu ước nguyện tu hành của Nàng được thỏa mãn Nàng là một nhà tu chân chính nên mới tu hành được chín năm mà đã có nhiều thần thông, pháp thuật, được chư Phật và thần thánh kính trọng, tôn bà làm Bồ Tát được ngồi trên tòa hoa sen hay tượng bà nghìn mắt nghìn tay Nàng tu để độ cho mình và mọi người Với Phật nhãn và Phật nhĩ , nàng nhìn xa và nghe thấu lời cứu nạn của chúng sinh và để cứu vớt họ Thoạt tiên nàng độ cho Thiện Tài và Long Nữ Thấy vua cha do hiếu sát bị mắc trọng bệnh, nàng hy sinh cả tay và mắt của mình để làm thuốc chữa bệnh cho cha Rồi nàng cứu thoát vua cha chết do chén thuốc độ của hai Phò Mã, cứu vua cha và hoàng hậu và khỏi nạn yêu tinh và giặc Hà tiếm ngôi
Sau khi hoạn nạn đã được dẹp yên và bệnh trọng cũng đã khỏi bệnh, Trang Vương bèn cùng hoàng hậu vào Chùa Hương cảm tạ nhà sư đã cứu giúp, và nhận ra nhà sư đó chính là nàng công chúa Diệu Thiện, cô con gái thứ ba của mình Vua Trang Vương từ đó từ đó tỉnh ngộ, cho phép cô công chúa thứ ba tiếp tục tu hành, còn bản thân mình cũng nhường ngôi cho Thừa tướng, sau đó cùng Hoàng hậu và hai cô công chúa Diệu Thanh và Diệu Âm quy y Phật pháp, trụ trì am tăng
Thượng đế thấy cả nhà lòng thành quy y, bèn sắc phong cho công chúa Diệu Thiện là Quan Thế Âm Bồ Tát, công chúa Diệu Thanh là Văn Thù Bồ Tát, Công chúa Diệu Âm là Văn Thù Bồ Tát, sắc phong cho Hoàng hậu là Khuyến Thiện Bồ Tát, Thiện Tài, Long Nữ là Kim Đồng, Ngọc Nữ, cả nhà được vinh hiển
Qua nội dung cốt truyện chúng ta có thể thấy nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm là một Phật tích bằng thơ Nghĩa là truyện kể về sự tích
hành trạng của một vị Phật Nàng công chúa thứ ba của Vua Trang Vương tên
là Diệu Thiện đã vượt qua tất cả mọi trở ngại cản trở của gia đình nhất là của vua cha, thậm chí chịu hy sinh tất cả tính mạng của mình, quyết giữ lý tưởng
là được xuất gia tu hành để làm trọn đạo hiếu, đạo nhân để giải thoát cho bố
Trang 23mẹ, các chị và chúng sinh khỏi vòng khổ ải và trở thành Phật được hưởng hạnh phúc an lạc mãi mãi
Sau khi chúng tôi tìm hiểu một cách kĩ lưỡng các tác phẩm thì nhận thấy rằng Kiều Oánh Mậu trong bài tựa tác phẩm Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch viết năm Canh Thìn(1880) đời Tự Đức lại cho rằng kinh Phật
Bà do chính Đức Phật Quan Âm soạn thảo bằng tiếng Phạn sau khi truyền sang Việt Nam kinh Phật Bà được diễn Nôm.Kiều Oánh Mậu cho rằng lời lẽ trong kinh phật quá rườm rà và đôi chỗ còn sai sót do vậy đem diễn Nôm lại
và gọi là Tân dịch, bản cả Kiều Oánh Mậu soạn có tên là Hương Sơn Quan
Thế Âm chân kinh tân dịch gồm có 98 trang, viết lời tựa bằng chữ Hán, bản
Nôm gồm 22 đoạn viết theo thể lục bát, ông diễn dịch lại muốn người đời sau
dễ hiểu hơn Còn đối với bản Quan Âm chân Kinh diễn nghĩa còn có các tên
gọi khác là : Nam Hải Quan âm Phật Sự tích ca, Cao Vương Quan Âm kinh,
Đức Bà phật Truyện, đây là bản có số câu dài nhất,lưu hành rộng dãi nhất,
nhưng chưa rõ tác giả là ai? Xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVIII,XIX trong cao trào sáng tác truyện Nôm bình dân ở nước ta So với các bản khác văn phong cuả Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ cũng cổ kính hơn các văn bản khác Do tính chất hành phổ biến như vậy nên chúng tôi chọn bản Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ là đối tượng khảo sát chính để phiên âm và chú giải
1.2 So sánh đối chiếu nhóm văn bản:
Trong quá trình giới thiệu vài nét về tình hình văn bản, tác phẩm Hán Nôm có nội dung nói về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm về phần nội dung giữa nhóm văn bản là tương đối giống nhau, riêng có văn bản tác Phẩm
Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch do Kiều Oánh Mậu soạn lại nên
cách diễn đạt trong văn bản có khác hơn Do đó chúng tôi tiến hành phân loại các văn bản, tác phẩm có chủ đề liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế
Âm theo 3 tiêu chí đã xác định ở trên theo niên đại, tác giả, đặc điểm hình
Trang 24thức văn bản) kết quả của việc phân chia này góp phần tạo thêm cơ sở trong việc đưa ra những nhận xét tạm thời ở cuối chương
Bảng 1: Phân loại tác phẩm theo niên đại
Có niên đại Không
rõ niên đại
Xác định
Tương đối
南海觀音本行國語
1850
Phật Bà Truyện, Nam Hải Quan Âm
Phật Sự tích ca) 觀音真經演義( 德 婆
佛 傳 ,南 海 觀音 事佛 蹟 歌)
XIX
2 Quan Âm chân kinh diễn nghĩa
(Đức Phật Bà Truyện, Nam Hải
Quan Âm Phật Sự tích ca) 觀音真
Trang 25Bảng 3:Phân loại văn bản, tác phẩm theo đặc điểm hình thức văn bản
văn bản
Đặc điểm văn bản Hình thức Văn tự
In Chép
tay
Chữ Hán
Chữ Nôm
Cả Hán lẫn Nôm
1 Nam Hải Quan Âm
3 Hương Sơn Quan Thế
Âm chân kinh tân dịch
香山觀世音真經新譯
Trang 26Căn cứ vào bảng thống kê trên, sau khi tiến hành khảo sát, phân loại tác phẩm Hán Nôm viết về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm thì chúng tôi rút ra được những nhận xét cơ bản như sau:
Cả ba tác phẩm đều có tác phẩm Nôm viết về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm kể về cuộc đời của cô Công Chúa thứ ba của vua Trang Vương tên
là Diệu Thiện từ nhỏ đã có lòng mộ đạo khi lớn lên bị vua cha ngăn cấm nhưng Diệu Thiện vẫn một mực dốc chí tu hành, quá trình tu luyện của cô làm cảm động tới Phật tổ và được Phật tổ cứu giúp đưa về tu ở chùa Hương Tích và được sắc phong là Nam Hải Quan Thế Âm
Cả ba tác phẩm này đều được viết vào những thế kỉ XVIII, XIX lúc này tình hình xã hội rất rối ren, vua quan độc quyền không quan tâm đến đời sống của nhân dân khiến đời sống của nhân dân ngày càng lâm vào bế tắc, khổ cực, trong hoàn cảnh xã hội như thế thì phong trào sáng tác truyện Nôm của các Nho sĩ và các nhà sư phát triển rất mạnh nhưng họ lại không muốn là tác giả của tác phẩm do chính mình viết ra nên đều là những truyện Nôm khuyết danh
Về vấn đề tác giả và niên đại của nhóm văn bản thì nhìn chung vẫn chưa thật sự rõ ràng bởi vì trong tình hình xã hội phong kiến thế kỉXVIII, XIX thì
văn bản tác phẩm Quan Âm Chân Kinh diễn nghĩa ( Đức Phật Bà Truyện,
Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca), Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ, Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch được liệt vào hàng những
tác phẩm khuyết danh của nền văn học dân gian từ đó cũng không biết rõ những tác phẩm này sáng tác và xuất hiện vào năm nào một cách chính xác
mà chỉ dựa vào văn bản chúng tôi cho rằng các tác phẩm này ra đời vào khoảng thế kỉ thứ XVIII,XIX
Về hình thức trình bày nhóm văn bản :
Điểm giống nhau giữa nhóm văn bản:
Trang 27Thứ nhất: đều là sách chép chữ Nôm, phần chính văn viết theo thể thơ lục bát, chữ được viết sát mép của đầu trang, là chữ in tương đối rõ ràng, sách đều không rõ niên đại, không rõ tác phẩm và không có tục tự
Thứ hai: cả hai văn bản tác phẩm Quan Âm chân kinh diễn nghĩa và Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh đều có một nguyên dẫn bằng chữ Hán còn vào phần chính văn đều viết bằng chữ Nôm
Bên cạnh đó nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm khác nhau ở các điểm như sau: về kích thước và độ dày của sách thì Văn bản tác phẩm thì
Quan Âm Chân Kinh Diễn Nghĩa khổ lớn hơn và số trang cũng nhiều hơn các
văn bản tác phẩm Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ và Hương Sơn
Quan Thế Âm chân kinh, xét về cách dùng từ cổ thì văn bản tác phẩm dùng
nhiều hơn, văn bản Quan Âm Chân Kinh diễn nghĩa về văn phong trình bày
rõ ràng và chặt chẽ hơn v.v Như vậy chúng ta thấy rằng qua vài nét trình bày ở trên thì chúng tôi thấy rằng về hình thức ghi chép giữa nhóm văn bản là đại đồng tiểu dị
Về nội dung, mặc dù tên sách của nhóm văn bản này là khác nhau song nội dung lại tương đối nhất trí, nhóm văn bản đều nói về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm từ lúc Vua Trang Vương lập đàn cầu tự cho đến khi Hoàng Hậu thụ thai và sinh được ba cô công chúa, mà nội dung chính của nhóm văn bản này kể về cô Công chúa Thứ ba của Vua Trang Vương tên là Diệu Thiện,
là một cô công chúa có dung mạo tuyệt trần nhưng lại có lòng mộ đạo, sớm tối chỉ thích cầu kinh niệm phật mặc dù bị vua cha ngăn cấm, đuổi giết nhưng
cô đã quyết tâm theo đạo phật điều đó làm cảm động đến lòng Phật Tổ, Diệu Thiện được tái sinh đến tu ở chùa Hương Tích và được sắc phong làm Nam Hải Quan Thế Âm Các văn bản có số lượng câu, đoạn khác nhau do đó văn
bản khác nhau trong nội dung trình bày, cụ thể là văn bản tác phẩm Quan Âm
Chân kinh diễn nghĩa( Đức Phật Bà Truyện, Nam Hải Quan Âm Phật sự tích
ca) có tơi 29 đoạn còn 2 văn bản tác phẩm Nam Hải Quan Âm Bản hạnh quốc
ngữ và Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch có số câu và số đoạn ít
Trang 28hơn đó chính là phần dị văn lớn nhất giữa nhóm văn bản song Luận Văn này thì nó không phải là đối tượng tìm hiểu chính của chúng tôi, mà vấn đề chúng tôi quan tâm chính là so sánh đối chiếu phần chép giống nhau giữa nhóm văn bản để chỉ ra được chỗ tương đồng dị biệt của nhóm văn bản Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra ý kiến về bản Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ và Phiên âm tác phẩm để công bố, với hi vọng mắc ít sai sót về mặt văn bản học
cụ thể, như đã nói trên thì văn bản tác phẩm Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ ( gọi tắt là bản A), Quan Âm chân Kinh diễn nghĩa ( gọi tắt là bản B), Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh( gọi tắt là bản C) Vấn đề tương đồng dị biệt của phần nội dung trùng giữa nhóm văn bản được khái quát bước đầu như sau:
Trong quá trình khảo sát văn bản tác phẩm Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh quốc ngữ ( gọi là bản A) và Quan Âm Chân Kinh diễn nghĩa( gọi là bản B), Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh( gọi là bản C) thì chúng tôi nhận thấy rằng về nội dung các văn bản tác phẩm thì giống nhau nhưng về văn phong lại hoàn toàn khác nhau nên chúng tôi không thể so sánh về mặt tương đồng dị biệt giữa các văn bản tác phẩm về mặt số chữ khác nhau trong từng văn bản được mà chúng tôi chỉ so sánh về mặt nội dung của tác phẩm từ khi Quan Âm đầu thai cho đến khi công chúa Diệu Thiện được sắc phong làm Nam Hải Quan Thế Âm:
Xét về số câu trong thơ lục bát giữa ba văn bản tác phẩm thì ta thấy rằng
số câu trong từng văn bản là tác phẩm là không giống nhau: Bản A có 1650 câu, Bản B có 1440 câu, Bản C có 1400 câu Như vậy là trong quá trình thanh lọc rút gọn và cải biến tác phẩm của những tác giả sau này thì Bản B rút gọn hơn 210 câu, Bản C rút gọn hơn 250 câu Trừ 10 câu nhập đề của của bản B
mà ta thấy không có dính dấp gì nội dung của bản B, còn lại 29 đoạn gồm từ đoạn Trang Vương cầu tự cho đến đoạn ca ngợi đức ngài Quan Âm cùng khuyên răn người đời tin tu Tuy với cách phân đoạn này nội dung hoàn toàn
Trang 29nhất trí với bản A Hơn nữa , vì trong qúa trình thanh lọc và cải biến vừa nói nhưng ta hiểu rằng bản của Chân Nguyên có giá trị cao hơn so với bản B Nội dung của nhóm văn bản là tập trung vào việc làm nổi bật chữ nhân
và chữ hiếu theo quan niệm đạo Phật qua hình ảnh và việc làm của Diệu Thiện:
“Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ tâm Hiếu là độ được đấng nhân Nhân là vớt hết trầm luân mọi loài.”
真如道佛窒牟 心中𡦂孝念頭𡦂仁 孝纙度特等親 仁纙抇歇沉淪每類
Nhưng làm nổi bật quan niệm nhân hiếu phải chăng là chức năng và mục đích của bản A? tất nhiên đứng trên lập trường đạo lý phong kiến, cuộc đời và việc làm của công chúa Diệu Thiện đã xác minh mạnh mẽ rằng những người thực hành đạo Phật trong khi quyết tâm thực hiện ý nguyện tu hành của mình,
đã đồng thời hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của người làm con, làm người của mình, tức hoàn thành chữ hiếu chữ nhân Qua đây ta cũng thấy xuất hiện rõ nét yêu cầu thể hiện tính chất khủng hoảng của nền đạo lý phong kiến vào giai đoạn mà nhóm văn bản này đã có bước phát triển mới, sở dĩ chúng tôi nói như vậy là bởi vì: đây là một cuốn truyện về một người con gái ngang nhiên quyết tâm thực hiện trọn vẹn quyết tâm tu hành của mình Người con gái như vậy không chỉ biểu lộ thái độ mà còn bằng hành động đối với đạo lý phong kiến xưa kia trói buộc đày đọa thân phận của người phụ nữ Việt Nam, bắt người phụ nữ Việt Nam phải “ tam tòng tứ đức”, phải uốn mình theo lề luật khắt khe của nó.Cô công chúa Diệu Thiện đã phản kháng, không nghe
Trang 30theo lời cha mẹ ép buộc lấy chồng hành động đó như một cái đạp vào mặt cái đạo lý tam tòng đã từng là khuôn mẫu1
Trong Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ ( gọi tắt là bản A)thì công chúa Diệu Thiện đã bày tỏ quyết tâm tu hành của mình nhưng đã bị vì cha ngăn cấm ( từ câu 241-486):
涅那姿質恪𠊛 素心齋戒好尼爫冷 悶世持咒念經 音猗倚沒命庄敢保埃…
“ .Diệu Thiện thấy thốt càng phiền Mỉm cười chẳng nói một duyên tơ hào
Chị hỏi em cười làm sao
Trang 31Diệu Thiện trình hết thấp cao rằng vầy Gẫm chưng sự thế gian này Vinh hoa phú quý xem tày phù vân Hưng vong bỉ thái xoay vần
Đế vương kim cổ lửa lần bao nhiêu Rày ân cha mẹ quyền cao Bách niên chi hậu làm sao bây giờ Đòi yêu là đạo phu thê Một cơn tạo hóa ngã kề thấy ai Trân châu quý vật gia tài
Vô thường nhất đán bả người hoàn không
Lòng em thấy sự vợ chồng Vinh hoa phú quý chẳng mừng chút nao Ước tìm chốn vắng thanh tao
Am thông thanh trúc hôm dao gửi mình
Ngỏ mai siêu thoát tử sinh Trên báo cha mẹ đươi tài thành trọng âm
Giữa đường tế độ vạn dân Dưới thoát quỷ thần u trệ làm nơi
………….”
Trong Quan Âm Chân Kinh diễn nghĩa ( Đức Phật Bà truyện, Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca) gọi tắt là bản B từ câu 175-215
“Cõi trần thường có Thường Nga Khỏi vòng trứng nước, thoát đà cả khôn
Êm đềm trong chốn khuê môn, Lạy thay tính tình khuê dung ngôn khác người!
Không trang điểm, chẳng chơi bời,
Ăn chay, niệm Phật, nói lời từ bi
Một mình nào có ai hay,
Trang 32Thân này trần thế, lòng này Phật Tiên
Có hôm ra chốn xuân viên, Theo cùng hai chị vui miền thưởng hoa
Diệu Thanh công chúa nói ra:
“ chúng ta đội đức mẹ cha dường này Thanh nhàn vô sự vui thay
Kẻ thường ví được thế này cho chăng?”
Chúa ba chẳng nói chẳng rằng, Trông hoa mỉm cười, tần ngần với hoa!
Thấy em chẳng nói chẳng hề, Hai chị với hỏi tỷ tê sự lòng Thưa rằng: “ sắc vẫn là không, Thử suy giấc mộng, ngắm trong người đời
Đua danh, đua lợi tơi bời, Như đem trò rối làm chơi là thường
Dù ba mươi sáu tàn vàng, Tuổi ngoài ba vạn sáu ngàn ngày thôi!
Huống chi kẻ tục trần ai, Lại có luân hồi mấy kiếp mà thương!
Phu thê là đạo cương thường Trăm năm chung được chén vàng mãi du!
Nghĩ ra nên cũng buồn rầu, Sao bằng mượn cảnh mà tu lấy mình
May ra siêu thoát tử sinh, Yêu thân nước Phật, vui hình cõi Tiên
Trên thì báo đức sinh nên Mai sau Ngài ở tòa Sen đời đời Giữa thì tế độ cho người, Dưới những quỷ loài cứu lấy nơi nơi!”
Trang 33Trong văn bản tác phẩm Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch ( gọi
Mà trong thế tục ân tình nhiêu khê Nào cõi phú quý vinh hoa Trăm năm cũng một chức mê bội bày Cho rằng con đống cháu đàn Cõi âm chưa dễ hỏi xin nhiêu cùng Cho rằng thóc trữ tiền chồng
Là tình chưa dễ mộ lòng … vương Trên cao thiện ác có gương Vương hầu liễu tướng chưa thường lọt qua
Thiên đường địa ngục đâu xa Thiện là công quả ác là tội nhân Thần hôn hai chị đỡ đần Một mình con đã đành phận xuất gia Trang vương khuyên rõ đôi ba Khăng khăng nào thấy chúa ta chuyển lòng … ”1
1 Vì thời gian có hạn nên chúng tôi không thể đánh toàn bộ phần Chữ Nôm vào Luận văn của
Trang 34Về phần nội dung của nhóm văn bản chúng tôi không đi sâu vào so sánh câu chữ mà chúng tôi so sánh nội dung của nhóm văn bản để tìm ra những nét tiêu biểu nhất để làm nêu lên giá trị của tác phẩm, đó chính là giá trị về văn hóa tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân Việt
Trong nhóm văn bản thì cô Công Chúa Diệu Thiện đã đến tuổi trưởng thành, tuổi phải dựng vợ gả chồng nhưng cô đã một lòng theo đạo Phật nên bị vua cha cấm đoán nhưng cô vẫn quyết tâm để thực hiện được ước nguyện tu hành của mình, xét trong hoàn cảnh ra đời của nhóm văn bản thì kinh tế phát triển lớn mạnh cho nên mầm mống thị dân cũng mang tính chất cá nhân Nó không những khẳng định quyền cá nhân nói chung mà cá nhân phụ nữ nói riêng Nó không những tuyên bố cá nhân có quyền hành động và hành động theo ý muốn của mình mà khẳng định cá nhân phụ nữ cũng có cái quyền đó Diệu Thiện là mẫu người lý tưởng cho xu hướng thị dân cá nhân chủ nghĩa manh nha ấy Về khía cạnh này, Diệu Thiện đã nói lên tiếng nói của một lớp người đang lên và trở ngại mà cô gặp phải trong cuộc đời mình chính là sức kìm hãm của những thế lực đang suy tàn, cố gượng dậy đây là dấu hiệu của thời kì Phật giáo đang tăng cường
Qua nhân vật Diệu Thiện thì Chân Nguyên thiền sư đã đứng về những người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà bênh vực quyền lợi cho họ, đề cao quyền tự do cá nhân của họ và cụ thể là trong nhóm văn bản thì cô Công chúa Diệu Thiện đã đứng lên dành quyền tự do cho mình, mặc dù bị vua cha ép lấy chồng nhưng cô vẫn quyết tâm thực hiện ước nguyện tu hành của mình
Tiếp đến như trong bản nhắc đến đạo lý “ tam tòng tứ đức” nhưng tinh thần chung trong truyện kể này là cổ vũ cho tư tưởng Phật giáo, nhưng là thứ Phật giáo bình dân thế tục, ở hiền sẽ gặp lành Thứ hai là xu hướng Phật giáo mạnh lên tương quan tam giáovà là sự dung hợp tam giáo chính vì vậy mà xã hội phong kiến lúc bấy giờ là một xã hội độc tôn trọng nam khinh nữ dẫn đến công chúa Diệu Thiện vì cãi lời vua cha nên phải chịu nhiều đày đọa khổ cực, Vua Diệu Trang Vương đã đốt chùa giết công chúa, nhưng ở hiền gặp lành
Trang 35công chúa Diệu Thiện được cọp cứu thoát và đưa đi thăm 18 tầng địa ngục dưới âm phủ, nhưng cho dù ở dưới địa ngục hay trần thế cô vẫn cứ giúp được những linh hồn tội lỗi thoát khỏi chốn u minh
Trong bản A từ câu 845-870 nói lên vấn đề đó :
“ nghe người đạo đức từ bi Nghe vãn ngục tề cứu giúp chúng sinh Phải ra thính pháp văn kinh Mười tám ngục hình ngỏ kẻo hôn mê
Cùng nhau khể thủ quy y Công chúa cứu hết vậy thì được ra Cựu thù trái chủ oan gia Nhất thời đại xá buông tha làm ngần Tội nhân mừng rỡ muôn phần
Ai ai đền được thoát thân từ rày Ngục nào ngục nấy hết rày tội nhân Vội vàng bấn quá diêm quân Ngày xưa công chúa đến chưng Diêm thành
Tụng kinh thoát hết tù hình
Ắt là địa ngục chẳng còn u lao Phải toan lo liệu làm sao Mười vua khi ấy cùng nhau luận bàn Bảo rằng công chúa đã từng Qua chơi địa phủ diêm thành u quan Sắm sanh bảo cái tràng phan Hai mươi bốn đội đưa sang Nại hà Lục tào đưa đến Mạnh bà Phân tay từ giã tống tình nên thơ
Thơ rằng:
“Ru biếm âm ty quá Nại hà
Trang 36Ngục tù oan trái tận tiêu ma Mạnh bà đình hạ tương phân thủ Táp táp tiên phong có thái hòa
Dịch:
Chơi khắp âm ty qua Nại hà Sạch không oan nợ ngục tù ra Dưới đình bà Mạnh chia tay rẽ Phất phật gió tiên gõ thái hòa”
Lục Tào đưa đến lâm sơn Tam hồn cửu phách lại hoàn thân thi.”
Mặc dù bị vua cha ngăn cấm dùng đủ mọi kế chỉ mong công chúa Diệu Thiện đổi ý nhưng càng khó khăn cô lại càng lấy đó làm niềm vui, thời gian công chúa Diệu Thiện tu ở chùa Bạch Tước bị chúng tăng bày ra kế khổ sai nhưng cô lại cho rằng:
“ Hữu thân hữu khổ, lẽ hằng thế gian
Ta đà vào chốn thiền quan, Chỉ mong đắc đạo há toan tiếc mình”
Mặc dù có chịu khổ cực nhưng công chúa không bao giờ hận vua cha, lúc nào cũng một lòng hiếu đạo:
“ Đã hay đạo mẹ, đức cha, Trời cao bể rộng báo đà xứng chưa?
Nhưng tôi khổ hạnh bây giờ, Mai sau cha mẹ được nhờ độ siêu, Kẻo e nghiệp chướng đã nhiều, Chẳng tai bể khổ, cùng nghèo sông mê”
Công chúa Diệu Thiện cho rằng công cha nghĩa mẹ, công sinh thành dưỡng dục là vô cùng to lớn, công lao đó không bao giờ đền đáp hết được Cho dù vua cha có không hiểu Diệu Thiện, có đuổi giết Cô đi chăng nữa thì
Trang 37cô cũng một lòng hiếu đạo Đó chính là thể hiện sự dung hợp của Nho giáo và Phật giáo
Cũng như trong bản A thì bản B cũng đã nói về tấm lòng từ bi của công chúa Diệu Thiện đã cứu thoát ngục tù, điều này minh chứng cho chữ “ nhân” của tác phẩm mà chúng ta bàn đến: sau khi đi thăm mười tám tầng địa ngục, cũng đã lắng nghe được những hoàn cảnh của những oan hồn ở dưới âm ty địa phủ cô đã bằng tấm lòng từ bi của mình cứu thoát cho họ khỏi chốn ngục tù:
“ chúa nghe tiếng nhạc xôn xao, Lại nghe tiếng khóc lào xào từ xa Thanh Y dẫn lại tâu qua:
Có phúc đàn sáo sênh ca đãi đồng
Vô phúc dẫn vào ngục trung Phủ việt, chùy đồng khảo đánh giam tra
Chúa nghe lời nói xót xa ! Cảm thương trog bụng kêu ca thiên đình Khấn cầu chuyển chú niệm kinh Ngọc Hoàng cảm động chí thành tự nhiên
Bảo hoa bay khắp bốn bên Hào quang sáng suốt dưới trên ngục thành
Gông cùm rơi rụng tan tành Bao nhiêu tù rạc nhẹ mình tỉnh ra Thoắt chốc vua Thập Điện qua Chào hỏi : Chúa Bà trần thế xuống đây Chúa Ba rằng : giã ơn người Học phiền Bệ hạ tới nơi làm gì Vua rằng nghe đức từ bi
Mở lòng thương xót độ trì chúng sinh Khắp mười tám cửa ngục hình
Trang 38Một giờ đại xá siêu sinh từ rày Thực ra đắc đạo linh thay Chuyển trong Địa ngục ra ngay Thiên đường
Phán xem bảo cái tàn vàng Hai mươi bốn cấp rỡ ràng bày ra Sáu tào đưa tiễn chúa Ba Đến sông Nại Hà, rồi mới chia tay’’
Rồi đến trong bản C thì tác giả Kiều Oánh Mậu bằng lối viết cụ thể hơn nhưng cũng bao hàm nội dung là nói về công chúa Diệu Thiện được Mãnh hổ cứu thoát khỏi pháp trường ( trog đoạn 10 và 12) dẫn cho đi thăm 18 tầng địa ngục, xuống cõi u linh công chúa Diệu Thiện đã cảm thấy sót thương cho chúng sinh ở dưới địa ngục và đã lập đàn cầu cho linh hồn họ được siêu sinh, bởi cô cho rằng : Thiện là vui mừng ác là khổ đau[ câu 768- Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh]
Như vậy trong việc hoàn thành chữ nhân của mình mà theo tinh thần dung thông tam giáo theo ông Trần NgọcThêm : “ dung thông tam giáo là ba tôn giáo bổ trợ lẫn nhau : Nho giáo tổ chức xã hội, Đạo giáo về thể xác con người, Phật giáo là lo tâm linh, kiếp sau của con người, trong nhiều thế kỉ
hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử bên trái,
Khổng Tử bên phải đã in sâu vào tâm trí người Việt ’’ mà căn cứ theo ăn bản tác phẩm thì nhân tức là « nhân là vớt hết trầm luân mọi loài », Quan Thế
Âm được đầu thai trở thành kiếp người trong hoàn cảnh xã hội nước ta vô cùng rối ren, vua thì ham mê tửu sắc không quan tâm đến đời sống của dân chúng, cuộc sống nhân dân khổ cực thì tác giả đã viết nên tác phẩm này để bày tỏ nỗi lòng tâm sự của mình trước một xã hội của mình mặt khác đứng trên góc độ tín ngưỡng tôn giáo mà như chúng ta đã biết thì tác giả viết nhóm văn bản này tuy chưa thể khẳng định là chắc chắn 100% nhưng theo chúng tôi khảo sát và căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì tác giả viết nên nhóm văn bản này là những nhà sư khuyết danh nên họ mong muốn cho cho
Trang 39cuộc sống của nhân dân được bình an hạnh phúc, chính vì điều đó mà hình ảnh người phụ nữ mà điển hình ảnh Quan Thế Âm ra đời để cứu vớt chúng sinh vượt qua hoạn nạn, giúp nhân sinh khi họ cần đến bà Bà đã đi vào cuộc sống tâm linh như một chỗ dựa tinh thần để giúp nhân sinh có một niềm tin
vô định vào tương lai, một tương lai tươi sáng hơn
Theo tinh thần của Nho giáo, Hiếu chính là đức tính cao thượng của con người, nhờ nhớ ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, phận làm con phải hiểu
rõ tình thương và sự hi sinh của cha mẹ để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người Chữ Hiếu trong nhóm văn bản tác phẩm " hiếu là độ được đấng thân", mỗi người có một quan niệm về chữ Hiếu riêng
và thực hiện theo cách riêng của mình, đối với công chúa Diệu Thiện cũng vậy, cô cho rằng hiếu ở đây không phải nhất thiết là nghe theo sự sắp đặt của Vua cha, mà hiếu tức là sự cứu giúp, cầu mong được giảm bớt đi những tội lỗi
mà vua cha đã gây ra, hằng ngày phải cầu kinh niệm Phật, mặc dù bị vua cha tìm muôn phương nghìn kế để ngăn cấm ước nguyện tu hành của cô con gái thứ ba Công chúa Diệu Thiện nhưng cô vẫn quyết tâm đấu tranh để thực hiện ước nguyện đó Mặc dù bị vua cha đuổi giết, đưa ra pháp trường trảm giảo nhưng cô cũng không vì những việc đó mà căm hận Vua cha mình, trong nhóm văn bản này chữ hiếu được tôn lên rất cao, có lẽ vì thế mà dụng ý của tác giả viết nhóm văn bản này để làm rõ hơn lòng từ bi của Phật Bà Quan Thế
Âm trong tác phẩm Sau khi được cọp trắng cứu thoát khỏi pháp trường đưa
đi thăm 18 tầng địa ngục, sau đó trở về trần thế tu hành ở Chùa Hương, Công chúa Diệu Thiện nghe nói Vua Trang Vương bị bệnh nan y, chưa tìm được phương thuốc nào để cứu chữa, Công chúa Diệu Thiện đã đóng làm Thầy thuốc vào cung để thăm bệnh cho Cha, biết bệnh tình của Cha vô phương cứu chữa, chỉ còn cách là móc hai mắt của mình ra để làm thuốc chữa bệnh cho cha, Cô cũng đã hi sinh cả hai tay và hai mắt của mình để chữa bệnh cho cha Điều này được thể hiện cụ thể như sau :
Trang 40Trong bản A ( Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ, kí hiệu AB550, Viện nghiên cứu Hán Nôm) từ câu 1021-1244 :
“Này đoạn thuyết vua Trang Vương
Từ hoại công chúa phải thương đến mình
Long thần cụ tấu thiên đình Bạo ngược tung hoành đốt chùa giết con
Dạy đòi bộ tịch đem lên Kích cầu hồn phách xuống miền âm ty
Tào quan mở sổ bèn suy Hai mươi năm nữa đến kì sẽ hay Phán rằng đương thọ còn chầy Giáng cho tật nặng chứng rày nan y
Ôn Nguyên chịu lệnh đan trì Độc khí tức thì đem đến nhẫn nơi Mới hay cực lạc sinh ai Trang Vương từ ấy nằm ngồi ỷ khôn Hòa mình sang thống lở mòn Thuốc thang kì đảo nào còn thiếu chi Thần thông huệ nhãn diêu tri Thấy cha đà phải gian nguy bội phần
Thiện Tài đòi lại ân cần Chúng ta giả tướng tăng nhân xuống rày Lại thuyết hoàng hậu thương thay Nhớ con chưa giãn thêm nay lo chồng Toan bề hậu sự khôn nông Thánh y phán dùng nữ tế nại trao
……….”
Trong lúc Trang Vương lâm bệnh nặng cho vời hai vị con rể vào chầu thì
họ chẳng mảy may gì đến lời nói đó mà lại vẫn đàn hát tiệc tùng không quan