1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề thông tin và định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ

121 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả thông tin và định hướng thẩm mĩ của các chuyên trang văn hoá văn nghệ trên 3 tờ báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ thì cần thiết phải nghiên cứu

Trang 1

Đại học quốc gia hà nội Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn hà nội

Nguyễn Thanh Xuân

Vấn đề thông tin và định h-ớng thẩm mỹ cho giới Trẻ (Khảo sát chuyên trang văn hoá văn nghệ của các báo:

Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ)

Trang 2

Đại học quốc gia hà nội Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn hà nội

Nguyễn Thanh Xuân

Vấn đề thông tin và định h-ớng thẩm mỹ cho giới Trẻ (Khảo sát chuyên trang văn hoá văn nghệ các báo: Tiền

phong, Thanh niên, Tuổi trẻ)

Luận văn thạc sỹ khoa học báo chí

Hà Nội - 2006

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài………

2 Mục đích nghiên cứu………

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………

4 Phương pháp nghiên cứu………

5 Ý nghĩa của luận văn………

6 Kết cấu của luận văn………

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ VĂN NGHỆ VÀ THƯỞNG THỨC THẨM MỸ 1 Khái niệm

1.1 Văn hoá và văn hoá thẩm mỹ………

1.2 Văn hoá thẩm mỹ………

1.3 Nghệ thuật………

1.4 Văn học………

1.5 Đánh giá của bạn đọc về tác dụng của thông tin trên chuyên trang văn hoá văn nghệ………

1.6 Tiếp nhận thẩm mỹ trên báo chí………

2 Vai trò và nhiệm vụ của báo chí trong thông tin và định hướng thẩm mỹ………

2.1 Những định hướng của Đảng và Nhà nước về văn hoá thẩm mỹ………

Trang 4

nhân dân………

2.3 Vai trò và nhiệm vụ của báo chí trong thông tin và định hướng thẩm mỹ………

CHƯƠNG II : NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THẨM MỸ CỦA CHUYÊN TRANG VĂN HOÁ VĂN NGHỆ TRÊN BA TỜ BÁO: TIỀN PHONG, THANH NIÊN, TUỔI TRẺ 1 Mức độ thông tin về các lĩnh vực văn hoá văn nghệ giữa ba tờ báo………

1.1 Tỷ lệ nội dung thông tin về các lĩnh vực văn hoá văn nghệ trên ba tờ báo………

1.2 Mức độ quan tâm của bạn đọc đối với các vấn đề văn hoá nghệ thuật………

2 Chất lượng thông tin của ba tờ báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ………

2.1 Văn hoá………

2.2 Nghệ thuật………

3 Đánh giá chung………

CHƯƠNG III : KHẢO SÁT HIỆU QUẢ THÔNG TIN THẨM MỸ CỦA CHUYÊN TRANG VĂN HOÁ VĂN NGHỆ TRÊN BA TỜ BÁO: TIỀN PHONG, THANH NIÊN, TUỔI TRẺ 1 Một số cách thức tổ chức tác phẩm báo chí hiệu quả……

1.1 Chuyên trang………

1.2 Văn phong báo chí………

2 Mức độ sử dụng các thể loại báo chí………

KẾT LUẬN

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… PHỤ LỤC………

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá của mình, nền văn hoá đó chứa toàn bộ lịch sử đấu tranh, xây dựng, lịch sử tinh thần của dân tộc đó Lịch sử một dân tộc bao giờ cũng phát triển không ngừng và nền văn hoá cũng luôn phát triển phù hợp với sự phát triển của lịch sử Trong những thập niên gần đây, phát triển luôn là mối quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo, các nhà chiến lược văn hoá ở các nước Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đã và đang tự tìm tòi, thể nghiệm, nhận diện bản sắc văn hoá của chính mình để tìm ra con đường phát triển phù hợp, nhằm đưa đất nước và dân tộc tiến lên Từ năm

1998, UNESSCO (United Nation Education Science and Culture Organization -

Tổ chức văn hoá Liên hiệp quốc) đã nêu rõ: “Văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền với

nhau” và “phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trọng tâm, một vai trò điều tiết xã hội”

Vài thế kỷ trở lại đây, văn hoá Việt Nam thực sự chuyển mình trong xu hướng giao lưu

và hội nhập với văn hoá thế giới Trước xu hướng “toàn cầu hoá” việc giữ gìn và phát triển

bản sắc của văn hoá dân tộc đã được đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt nam

khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa

là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.[ 11 tr.3]

Trong bối cảnh của một thế giới đầy biến động với xu hướng mở cửa, hội nhập không thể đảo ngược và một cơ chế thị trường đang vận hành trong lòng xã hội hiện đại, văn hoá Việt Nam đang phải đối diện với những khó khăn và thách thức lớn Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ các truyền thống tốt đẹp được đặt ra cấp bách cho mỗi con người Việt Nam và cho cả dân tộc Vì thế công cuộc bảo tồn có phần phát huy những giá

Trang 7

trị văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đóng góp hết sức quan trọng của báo chí

Báo chí Việt Nam được coi là diễn đàn văn hoá trong việc hướng dẫn con người trở về với những giá trị văn hoá truyền thống và mở rộng giao lưu quốc tế trên nền tảng tốt đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam Chính vì vậy chuyên trang văn hoá văn nghệ của các báo, có vai trò quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, hình thành lối sống tốt đẹp cho mọi tầng lớp độc giả Việt Nam, nhất là giới trẻ

Các chuyên trang văn hoá văn nghệ của các tờ báo đều có nhiệm vụ chủ yếu là thông tin về các vấn đề văn hoá văn nghệ nhằm định hướng thẩm mĩ cho bạn đọc Tuy nhiên cách thức thông tin của các tờ báo khác nhau nên chất lượng thông tin cũng khác nhau

Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả thông tin và định hướng thẩm mĩ

của các chuyên trang văn hoá văn nghệ trên 3 tờ báo: Tiền phong, Thanh niên,

Tuổi trẻ thì cần thiết phải nghiên cứu cách thức tổ chức tác phẩm báo chí viết

về văn hoá văn nghệ của các chuyên trang này và cần thiết phải có sự so sánh các chuyên trang đó để tìm ra những bài học báo chí từ phía những người tổ chức chuyên trang văn hoá văn nghệ và những bài học thẩm mỹ từ phía bạn đọc tiếp nhận chuyên trang văn hoá văn nghệ này Trên cơ sở đó nhằm đưa ra những giải pháp để chuyên trang ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ thông tin và

định hướng thẩm mĩ cho bạn đọc thanh niên.Vì vậy tôi chọn : Vấn đề thông tin và định hướng thẩm mĩ cho giới trẻ (khảo sát chuyên trang văn hoá văn nghệ các báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ) làm đề tài cho luận văn

cao học của mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 8

Mục đích lớn nhất của chúng tôi là dựa trên cơ sở so sánh, để tìm hiểu nội dung thông tin chuyên trang văn hoá văn nghệ của ba tờ báo và định hướng thông tin thẩm mỹ cho độc trẻ

Từ đó có thể rút ra kết luận có giá trị cho cách thức tổ chức chuyên trang văn hoá văn nghệ trên báo chí có hiệu quả nhất

Chúng tôi đặc biệt chú ý tới 4 lĩnh vực văn hóa và 4 loại hình văn nghệ trong phạm vi luận văn khảo sát Vì các lĩnh vực này có ảnh hưởng rõ nhất đến đời sống tinh thần, đến các mối quan hệ xã hội của độc giả trẻ Việt Nam trong thời kỳ hiện nay

Vì vậy trong luận văn này, người viết không đi sâu tìm hiểu những lĩnh vực và loại hình văn hoá đã nêu trên, mà cố gắng khảo sát và phân tích cách thông tin, định hướng thẩm mỹ của báo chí đối với vấn đề văn hoá văn nghệ trong lĩnh vực thông tin báo chí Do vậy, tên của

luận văn được xác định cụ thể là:” Vấn đề thông tin và định hướng cho giới trẻ ( Khảo sát

chuyên trang văn hoá văn nghệ các báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ)”

3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là chuyên trang văn hoá văn nghệ trên ba tờ báo: Tiền

phong, Thanh niên, Tuổi trẻ từ năm 2003 đến năm 2005 Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ

có những đặc điểm chung đều là nhật báo có tổ chức chuyên trang văn hoá văn nghệ mang tính ổn định, tồn tại song song bên cạnh những chuyên trang về Kinh tế, Chính trị xã hội Cả

ba tờ báo trên đều cung cấp thông tin cho độc giả trẻ, mặc dù diện tích chuyên trang văn hoá văn nghệ của ba tờ báo không giống nhau Nhưng thông tin trên: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ đều hướng tới đối tượng là thanh niên, thế hệ trẻ đầy năng động sáng tạo, nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới

Như vậy, với những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu như trên, sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về tình hình thông tin văn hoá, văn nghệ trên báo chí

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

*Bốn lĩnh vực văn hoá : Văn hoá lối sống

Trang 9

Văn hoá mặc (Thời trang)

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm chính sách của Đảng và của nhà nước ta

- Tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích các tác phẩm báo chí tiêu

biểu trên trang văn hoá văn nghệ của ba tờ báo:Tiền phong, Thanh niên, Tuổi

trẻ từ 2003-2005

5 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

Chúng tôi hướng vào nghiên cứu, khảo sát vấn đề thông tin và định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ trên chuyên trang văn hoá văn nghệ của ba tờ

báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ Đây cũng có thể coi là nhiệm vụ quan trọng của ba

tờ báo trong việc thông tin và định hướng thẩm mỹ về văn hoá văn nghệ trên báo chí cho độc giả trẻ Trong sự đổi thay từng ngày, từng giờ của đất nước, vai trò thông tin và định hướng thẩm mỹ kịp thời đúng đắn của văn hóa văn nghệ trên báo chí đối với độc giả trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Kể từ khi Đảng và Nhà Nước ta thực hiện chính sách đổi mới đời sống

xã hội nước ta có nhiều thay đổi Làn sóng du nhập ồ ạt những phương tiện thông tin đại chúng mới mẻ, bên cạnh những tác dụng tích cực, nó cũng đang góp phần làm xói mòn những chuẩn mực đạo đức của dân tộc Trước tình hình đó, báo chí đã nhiều lần lên tiếng

Trang 10

tuyên truyền, dẫn dắt và định hướng cho độc giả trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Nhận thức sự cần thiết của thông tin văn hoá văn nghệ như một mảng đặc biệt và không kém phần quan trọng của báo chí Chúng tôi tập trung đi sâu và khảo sát mức độ nội dung và định hướng thẩm mỹ trong việc thông tin văn hoá văn nghệ đến độc giả trẻ Qua đó đánh giá những thành tựa trong việc thông tin và định hướng thẩm mỹ của chuyên trang văn

hoá văn nghệ trên ba tờ báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lí luận chung về văn hoá văn nghệ và thưởng thức thẩm mỹ

Chương II: Nội dung thông tin và định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ của chuyên trang văn hoá văn nghệ trên ba tờ báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ

Chương III: Khảo sát hiệu quả thông tin thẩm mỹ của chuyên trang văn hoá văn nghệ trên ba tờ báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ đối với giới trẻ

Trang 11

Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ VĂN NGHỆ

VÀ THƯỞNG THỨC THẨM MỸ

1 KHÁI NIỆM

1.1.Văn hoá và văn hoá thẩm mỹ

Có thể nói trong lịch sử phát triển của nhân loại, chưa bao giờ vấn đề văn hoá được đặt ra cấp bách và toàn diện như hiện nay Tiếp cận xã hội ở bất kỳ một lĩnh vực nào, từ bất cứ góc độ nào đều ít nhiều động chạm đến văn hoá Điều đó chứng tỏ văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn bao trùm đồng thời nó còn lan toả, thâm nhập, đan xen vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Chính vì vậy, văn hoá là một khái niệm rộng đa nghĩa và gây nhiều tranh luận Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá Theo thống kê, có hơn 400 định nghĩa khác nhau Bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những góc độ riêng, những mục đích và tính chất riêng…phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình Nhưng tựu chung lại định nghĩa của UNESCO đã đề cập được một cách bao trùm nhất như sau:

“Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần

và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục tín ngưỡng: Văn hoá đem lại cho con người ta khả năng suy xét bản thân Chính văn hoá làm cho con người ta trở thành một sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi không mệt

Trang 12

mỏi những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội bản thân” (Theo tuyên bố về những chính sách văn hoá do UNESCO chủ trì) [55 tr.17]Định nghĩa mà UNESCO nêu đã khẳng định văn hoá là những gì tinh tuý nhất, đặc biệt nhất mà con người phát minh ra Văn hoá làm cho con người sống có lý tính, biết kiềm chế bản thân, biết suy xét, biết cách ứng xử với thiên nhiên, với đồng loại, biết hướng mình đến những triết lý tốt đẹp Nó còn giúp cho con người biết khám phá, biết xây dựng những công trình vĩ đại để làm giàu cho những giá trị cuộc sống Có thể nói văn hoá quyết định đến tính cách của một con người hay cả một cộng đồng dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao văn hoá trong đời sống xã hội

Người cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người

mới sáng tạo và phát minh ra chữ viết, đạo đức và pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, mỹ thuật, những sinh hoạt hàng ngày và các phương thức sử dụng” [ 34 tr.8]

Đồng chí Phạm Văn Đồng, một nhà văn hoá lớn của dân tộc thì quan

niệm: “Nói tới văn hoá là nói tới một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và phong phú,

bao gồm tất cả những gì không phải thiên nhiên, có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…Cốt lõi sức sống dân tộc là văn hoá với ý nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó bao gồm hệ thống những giá trị: tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phẩm chất, trí tuệ, tài năng, sự nhạy cảm và tiếp thu cái mới, ý thức bảo vệ tài sản

và bản lĩnh cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để mình lớn mạnh không ngừng” [ 53 tr.9 ]

PGS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm nêu ra một định nghĩa văn hoá như sau:

"Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con

Trang 13

người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.[ 47 tr.10]

GS Hoàng Trinh - một nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số nhận thức về

văn hoá như sau: “Văn hóa là toàn bộ hoạt động sáng tạo, bảo vệ và phát huy

những giá trị của một dân tộc Về mặt sản xuất và sản xuất tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định Văn hoá thể hiện trong lí tưởng sống, trong quan niệm về thế giới và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, tổ chức xã hội, sức sống,

lí tưởng thẩm mỹ…” [ 48 tr.6]

Như vậy mọi hoạt động sản xuất, kết quả của những hoạt động ấy do con người có ý thức tác động vào tự nhiên và xã hội mà có, đều có thể thuộc về

văn hoá Cũng có thể nói: “Nhân hóa tự nhiên” tức là văn hoá Tự nhiên ở đây

không phải là khách thể trong quá trình sáng tạo và phát triển văn hoá do con người với tư cách là chủ thể tiến hành, có nghĩa là tự nhiên không chỉ là giới

tự nhiên tồn tại bên ngoài con người Tự nhiên được nói ở đây bao gồm cả

phần “bản năng tự nhiên" trong "bản thân con người” Điểm xuất phát của

văn hoá là con người hoạt động trong thực tiễn trước hết là cải biến hoàn cảnh

tự nhiên rồi tiến đến cải tạo hoàn cảnh xã hội, con người sáng tạo ra văn hoá

và cũng như vậy văn hoá cũng tái tạo bản thân con người Sức mạnh của văn hoá là sáng tạo, là khai phóng Nòng cốt của những hoạt động khai phóng, sáng tạo này là tư tưởng nhân văn xét từ bản chất các hoạt động văn hoá là sự thống nhất hữu cơ giữa các hoạt động khoa học (xã hội, tự nhiên) và tư tưởng nhân văn

Với những quan niệm như trên, văn hoá được hiểu là hệ thống những giá trị phong phú trong hiện thực, được tạo nên bởi hoạt động sáng tạo của nhiều

Trang 14

thế hệ người trong lịch sử Các giá trị này biểu hiện trình độ phát triển trong những đặc tính riêng của mỗi dân tộc

1.2 Văn hóa thẩm mỹ

Văn hoá thẩm mỹ (theo các nhà nghiên cứu văn hoá) là một bộ phận

cấu thành của văn hoá nhân loại Theo các tác giả Liên Xô (Trong sách “Cơ

sở lý luận văn hó Mác – Lênin”) , chủ biên GS.TS.A.I.Ac-nôn-đốp cho rằng

“Văn hoá thẩm mỹ là một thành tố nằm trong hệ thống văn hoá tinh thần

Chức năng đặc thù của văn hoá thẩm mỹ là đem lại cho chủ thể con người một biểu tượng trực quan về một hiện thực như lý tưởng mong muốn” [6

tr.217]

Như vậy với tư cách là một bộ phận hữu cơ của văn hoá, văn hoá thẩm

mỹ là bao hàm bên trong nó những năng lực tinh thần - thực tiễn đặc biệt giúp cho con người có khả năng hoạt động theo các quy luật của cái đẹp nhằm cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo trên các giá trị thẩm mỹ

Con người luôn khát khao cảm thụ cái đẹp và đưa cái đẹp vào tất cả các lĩnh vực của mình bởi con người có một năng lực đặc biệt - năng lực thẩm

mỹ, biểu hiện cao nhất là năng lực sáng tạo nghệ thuật Nếu lấy hoạt động

“theo quy luật của cái đẹp” làm tiêu chí thì văn hoá thẩm mỹ bao hàm cả văn

hoá văn nghệ, văn hoá văn nghệ là hạt nhân của văn hoá thẩm mỹ Nghệ thuật

là biểu hiện cao nhất của quan hệ thẩm mỹ giữa con người với thế giới hiện thực, văn hoá nghệ thuật là sự phát triển cao của văn hoá thẩm mỹ Nếu lấy giá trị văn hoá làm tiêu chí thì nghệ thuật có lĩnh vực tồn tại riêng, đó là các giá trị nghệ thuật thuộc mọi loại hình hết sức phong phú trong đời sống văn hoá của mỗi dân tộc Giá trị thẩm mỹ lại có mặt ở tất cả các lĩnh vực đời sống,

nó được xem như yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm, của ngôn ngữ giao tiếp, của hành vi ứng xử trong các quan hệ giữa người và người trong gia đình và toàn

Trang 15

xã hội…Do đó, văn hoá nghệ thuật là thành tố quan trọng, là hạt nhân của văn hoá thẩm mỹ Khi nói đến văn hoá thẩm mỹ không thể không nhắc tới nghệ thuật, nghệ thuật không chỉ là nội dung cơ bản của văn hoá thẩm mỹ mà còn

là phương tiện hữu hiệu nhất của giáo dục thẩm mỹ

1.3 Nghệ thuật

Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa nghệ thuật như sau: “Là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của các hoạt động của ý thức con người, một phương thức quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp”[ 3 tr.138]

Khác với các hình thái ý thức và hoạt động xã hội khác (như khoa học, chính trị, đạo đức…) nghệ thuật thoả mãn nhu cầu có tính vạn năng của con người là cảm thụ thế giới xung quanh dưới các hình thái đã phát triển của năng lực của cảm nhận mang tính con người Đó là năng lực cảm nhận thẩm

mỹ đặc trưng, chỉ có ở con người đối với các hiện tượng, sự thật, biến cố của thế giới khách quan với tư cách là chủ thể cụ thể sống động

Nghệ thuật phát sinh và hình thành trên cơ sở lao động, nhưng một khi ra đời, nghệ thuật hình thành và hoàn thiện ở con người một năng lực cảm nhận,

có thể vận dụng vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, khoa học, chính trị, sinh hoạt… Vì vậy tác phẩm nghệ thuật có thể hình thành một công chúng hiểu biết nghệ thuật và có năng lực hưởng thụ cái đẹp Nghệ thuật thống nhất trong bản thân nó tất cả mọi hình thức hoạt động và nhận thức của

cá nhân đối với thế giới và đối với bản thân mình trong sự hài hoà của thế giới

và cảm nhận được ý nghĩa của thế giới trong sự phát triển nhân cách toàn vẹn của mình Chính cái chức năng hình thành và hoàn thiện năng lực cảm nhận

Trang 16

tính toàn vẹn sinh động; chủ thể trong toàn bộ năng lực của nhân cách và tâm hồn; hình thức hình tượng, tính chất truyền cảm, giao tiếp Các phương diện chức năng cụ thể như nhận thức, giáo dục, thoả mãn mỹ cảm gắn bó với nhau trong bản chất của nghệ thuật Đời sống xã hội là cội nguồn nội dung của nghệ thuật, quy định mối liên hệ qua lại giữa nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, khoa học, triết học, đạo đức…

Trong tiến trình lịch sử phát triển khách quan của nghệ thuật, do tính đa dạng của các quá trình và các hiện tượng trong thực tại, do sự khác biệt của những phương thức, phương tiện cũng như nhiệm vụ phản ánh thẩm mỹ và cải tạo hiện thực, do nhu cầu nhiều mặt của con người, đã hình thành các loại hình nghệ thuật khác nhau

Do vậy: Nghệ thuật là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, bao chứa trong đó nhiều loại hình thức nghệ thuật với những đặc thù sáng tạo khác nhau Trong

đó văn học là một trong những loại hình của nghệ thuật, được định nghĩa là nghệ thuật của ngôn từ, nên văn học thường được coi là loại hình độc đáo nhất, là cơ sở cho những loại hình khác Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh

Thái trong cuốn giáo trình Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo

chí,[41 tr.26] cho rằng có thể vì lí do đó mà văn học được đặt ngang hàng với

các loại hình còn lại, trở thành một “đẳng thức” thông dụng, thường được dùng trong những cụm từ phổ biến ở Việt Nam hiện nay: Văn học nghệ thuật, hay văn nghệ trẻ, trang văn hoá văn nghệ hoặc trang văn học nghệ thuật trên

các phương tiện truyền thông đại chúng như chúng ta thường thấy Đồng thời

đó cũng là cách hiểu những định nghĩa văn nghệ và nội dung phản ánh của

chuyên trang văn hoá văn nghệ trên Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ của

người viết luận văn này

1.4 Văn học

Trang 17

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Là loại hình sáng tác bằng ngôn

từ Khái niệm văn học bao gồm cả dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác Và văn học viết, được viết và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết…”[ 3 tr.391]

Văn học thường được giải thích là nghệ thuật của ngôn từ, hoặc nói cách khác, văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật của mình Đó là đặc điểm loại biệt của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật

Việc xếp văn học vào nhóm nghệ thuật là một chặng đường dài Theo

Lại Nguyên Ân “Trong truyền thống nghệ thuật phương Đông cũng như

trong mỹ thuật phương Tây, cho đến thế kỷ XIX, văn học thường được xếp trước hết vào nhóm trước nghệ thuật, thư tịch … Chỉ đến khoảng giữa thế kỷ

XX mới xuất hiện nhiều cách hiểu tổng hợp Theo đó văn học được xem như một trong số các hình thái chiếm lĩnh thế giới bằng nghệ thuật… như một hoạt động sáng tạo thuộc lĩnh vực của nghệ thuật” [ 41 tr.213]

Nếu đặc trưng hình tượng là tiêu chí để sắp xếp văn học vào nhóm nghệ thuật thì đặc trưng ngôn ngữ sẽ giúp phân biệt văn học với hình tượng nghệ thuật khác Văn học sử dụng ngôn ngữ như chất liệu, phương tiện biểu hiện:

"Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó”

(M.Gorki) Ra đời trong lao động sản xuất, ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của

ý thức con người Nó là phương tiện, công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và đi đến hiểu nhau Ngôn ngữ văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ đời sống, nhưng không hoàn toàn trùng khớp với ngôn ngữ đời sống Đó là thứ ngôn ngữ được nâng lên thành nghệ thuật, được mài rũa tinh luyện ngay cả khi nó hiện ra với vẻ thô ráp nhất

Trang 18

Chính đặc trưng sử dụng ngôn ngữ với tư cách là phương tiện và chất liệu chung nhất đã quy định một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ văn học

là “tính phi vật thể” của “chữ” Nó tạo ra những nhược điểm và ưu thế riêng

của văn học Lấy ngôn từ làm chất liệu, hình tượng văn học chỉ tác động vào trí tuệ, gợi lên những liên tưởng và tưởng tượng trong tâm trí người đọc Nói cách khác, hình tượng văn học là thực thể tinh thần Đặc điểm này đã mở ra khả năng vô tận cho văn học, giúp nó đạt được tính vạn năng trong việc chiếm lĩnh đời sống, mà không bị giới hạn về không gian và thời gian Đời sống xã hội trong văn học vì thế luôn vận động không ngừng với những biểu hiện tinh

vi nhất, mong manh và mơ hồ nhất Văn học tái hiện cả cái hữu hình và vô hình cả hành động, lời nói và chiều sâu tư tưởng, cảm xúc của con người Bên cạnh đó, đặc trưng ngôn ngữ cũng khiến văn học có ưu thế nổi trội hơn trong việc tiếp cận độc giả, đưa nó trở thành loại hình nghệ thuật thật đại chúng Trong phạm vi đề tài của luận văn này, chúng tôi chỉ xét văn học với tư cách là những tác phẩm văn học sáng tác trong thời gian cụ thể và đăng trên chuyên trang văn hoá nghệ thuật, hoặc là đối tượng cho bài phê bình văn học

trên báo chí của những tờ báo: Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ như đã giới

hạn trong phạm vi đề tài khảo sát

1.5 Đánh giá của bạn đọc về tác dụng của thông tin trên chuyên trang văn hoá văn nghệ

Theo kết quả điều tra của người viết, dựa trên sự đánh giá đánh giá của bạn đọc về tác dụng của thông tin trên chuyên trang văn hoá độc giả trẻ đã được ghi nhận như sau

Nhận biết vẻ đẹp của phong cảnh đất nước 42%

Trang 19

Nhận biết nét đẹp của nghệ thuật truyền thống 48,3%

Hiểu biết lịch sử Việt Nam đáng tự hào 56,8%

Nhận biết nét đẹp của lối sống người Việt Nam 71%

Nhận biết nét đặc sắc của lễ hội Việt Nam 48,9%

Phản đối những biểu hiện thiếu văn hoá 66,6%

Phản đối các lối sống ngoại lai không thích hợp 47,1%

Dựa theo kết quả về tác dụng thông tin của chuyên trang văn hoá, văn nghệ được độc giả trẻ tiếp nhận như đã thấy ở bảng trên, ta nhận rõ tác động chuyển hoá và nhận thức nhằm nâng cao trình độ thẩm mỹ trước các sự kiện

và giá trị văn hoá truyền thống, chuyên trang văn hoá, văn nghệ Trong đó việc tiếp nhận để hiểu biết nét đẹp của lối sống người Việt Nam của độc giả chiếm số lượng lớn nhất 71% Điều này chứng tỏ việc nhận biết những nét đẹp của nghệ thuật truyền thống cũng là nội dung thông tin được bạn đọc chú

ý Bên cạnh đó lối sống thực dụng, những biểu hiện thiếu văn hoá diễn ra hàng ngày trong cũng đang trở thành vấn đề đáng báo động Thông tin trên chuyên trang văn hoá, văn nghệ đã kịp thời phê phán những hiện tượng tiêu cực trên giúp bạn đọc hình dung và loại trừ những hiện tượng phản văn hoá ra khỏi đời sống cộng đồng

Ví dụ: Về vụ việc “Copy nhạc nước ngoài” của nhạc sĩ Bảo Chấn Đây

là vấn đề được đông đảo độc giả trẻ quan tâm bởi âm nhạc là loại hình nghệ

thuật có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của giới trẻ Tiền phong, Thanh

niên, Tuổi trẻ đều liên tiếp đề cập đến câu chuyện này trong suốt một thời

gian dài từ năm 2004 và cho đến năm 2005, đưa đến cho bạn đọc cái nhìn cập nhật đối với nền âm nhạc Việt Nam

Trang 20

Hay việc ăn mặc lố lăng, hở hang của các ca sĩ cũng đã ảnh hưởng đến lối sống và thẩm mỹ về thời trang của giới trẻ hiện nay Việc báo chí lên án cách mặc kỳ dị, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của giới nghệ sĩ này cũng được bạn đọc trẻ đồng tình ủng hộ và góp những ý kiến phản hồi

Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy sự quan tâm của độc giả đối với chuyên trang văn hoá, văn nghệ nhằm nhận biết thông tin, nhận biết nét đẹp lối sống người Việt Nam, nghệ thuật truyền thống Việt Nam, lễ hội và bài trừ những xu hướng phản văn hoá, ngoại lai

1.6 Tiếp nhận thẩm mỹ trên báo chí

Tác phẩm nghệ thuật, với tư cách một giá trị thẩm mỹ, bao giờ cũng được chủ thể thẩm mỹ sáng tạo là để nhằm cho một dạng thức hoạt động thẩm

mỹ tương ứng: đó là việc tiếp nhận thẩm mỹ (thưởng thức, cảm thụ) từ phía người tiếp nhận nó Và về phương diện tiếp nhận, trong mối quan hệ với tác

phẩm nghệ thuật, người tiếp nhận cũng là một chủ thể Trong mục từ Tiếp

nhận thẩm mỹ, sách 150 thuật ngữ văn học (Nxb Đại học quốc gia, Hà nội, 1999) cho

rằng: “Tiếp nhận thẩm mỹ không phải là sự tái hiện giản đơn tác phẩm nghệ

thuật trong ý thức, mà là quá trình phức tạp, quá trình cùng tham dự và cùng sáng tạo của chủ thể tiếp nhận Khác với hoạt động thẩm mỹ của nghệ sĩ - người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, tiếp nhận thẩm mỹ không mang tính công nghệ và nó vận hành theo hướng ngược: từ việc tiếp nhận kết quả, (tác phẩm nghệ thuật nói chung) đi đến tiếp nhận các ý tưởng chứa đựng trong

đó Giữa tác phẩm và chủ thể tiếp nhận bao giờ cũng có một sự giãn cách thẩm mỹ; phải ý thức ra rằng trước mắt mình chỉ là sự miêu tả thực tại chứ không phải là bản thân thực tại Để vượt qua sự gián cách, ở chủ thể tiếp nhận phải có một trạng thái tâm lý nhất định (tâm thế thẩm mỹ) để có thể cảm

Trang 21

nhận tác phẩm như có thể là thực tại, đồng thời vừa không quên tính ước lệ của nó Tiếp nhận thẩm mỹ, vì vậy mang tính hai chiều chủ thể tiếp nhận vừa tin, vừa không tin vào tính thực tại của cái được miêu tả Tiếp nhận thẩm mỹ được xác định phần lớn bởi tác phẩm nghệ thuật: tác phẩm không chỉ là nguồn thông tin nghệ thuật chủ yếu mà còn đề ra phương thức “đọc” nó

“dịch” nó sang bình diện cảm xúc hình tượng của chủ thể Tính phức tạp của tiếp nhận thẩm mỹ là các ý tưởng của tác phẩm không thể dịnh sang bình diện lời nói, khái niệm Tuy nhiên, ở văn bản nghệ thuật, hệ thống các phương tiện biểu hiện bao giờ cũng khóa mã cho phép giải ra hàm nghĩa kín đáo của nó Việc thâm nhập vào hàm nghĩa của tác phẩm nghệ thuật còn phụ thuộc vào năng lực thẩm mỹ của chủ thể, vào trình độ phát triển về tình cảm chủ nghĩa

ở chủ thể tiếp nhận Tính chọn lọc và chiều sâu của tiếp nhận thẩm mỹ bị quy định bởi trạng thái văn hoá của xã hội, bởi tiềm năng văn hoá chung của cá nhân Sản phẩm của tiếp nhận thẩm mỹ là một hình tượng và một hàm nghĩa

“thứ sinh” có thể trùng hoặc không trùng với hình tượng và tư tưởng mà tác giả trù định”[41 tr.45]

Báo chí Việt Nam mang một sứ mệnh cao cả đó là trang bị một hệ thống tri thức văn hóa lịch sử phong phú và đa dạng, giáo dục tuyên truyền yêu nước, cách mạng ý chí vươn lên, đức tính cần cù, phổ biến các hoạt động văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc… Việc thông tin định hướng thẩm mỹ trên báo chí, nhằm giáo dục nhân cách cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ góp phần định hướng tư tưởng, phục vụ lợi ích của đất nước và dân tộc

Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng phức tạp và đa dạng, làm thế nào thực hiện tốt vai trò của mình trong tổng hoà các mối quan hệ là điều rất quan trọng trong hoạt động báo chí, khi nhu cầu

Trang 22

thông tin về văn hoá văn nghệ, nâng cao trình độ văn hoá trong bản thân mỗi con người thông qua báo chí chính là một điều kiện tốt nhất Tuyên truyền văn hoá văn nghệ trên báo chí có ưu thế nổi trội bởi việc tiếp nhận thẩm mỹ thông qua các bài viết chuyên sâu về văn hoá nghệ thuật tiếp cận phù hợp với mọi lứa tuổi, trình độ, dân tộc, nghề nghiệp…Tính định kỳ của báo chí cũng giúp cho việc tiếp nhận thông tin văn hoá của độc giả trở nên đều đặn và liên tục Như vậy qua báo chí, từng bước một, độc giả sẽ làm quen và hiểu các giá trị văn hoá của Việt Nam cũng như của nhân loại mà không thấy đột ngột hay khó hiểu Đồng thời thông qua việc thông tin và định hướng, báo chí cũng từng bước hướng dẫn, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến lâu đời của cha ông cho độc giả trẻ

Nhu cầu văn hoá của con người ngày càng phong phú và phức tạp Báo chí trong xã hội hiện đại đang tự khẳng định mình là một thực thể văn hoá đa năng Báo chí là công cụ để phát ngôn và truyền bá văn hoá Việc thông tin và giáo dục cho nhân dân bằng những bài viết, những tác phẩm văn học nghệ thuật giúp cho việc tiếp nhận thẩm mỹ của độc giả ngày càng có chiều sâu bởi trong quá trình định hướng thẩm mỹ trên báo chí, nghệ thuật luôn được xem

là phương tiện hữu hiệu nhất có tác động sâu sắc và toàn diện tới nội tâm con người

2 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO CHÍ TRONG THÔNG TIN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THẨM MỸ

2.1 Những định hướng của Đảng và Nhà nước về văn hóa thẩm mỹ

Vấn đề định hướng cơ bản của phát triển văn hoá thẩm mỹ, văn hoá nghệ thuật đã được Đảng ta quan tâm từ lâu trong đường lối phát triển văn hoá -

văn nghệ của Đảng.(Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943) Đảng ta đã nêu

ra những phương châm lớn định hướng cho sự phát triển văn hoá, cụ thể là

Trang 23

phát triển văn hoá nghệ thuật nhằm giải quyết những yêu cầu và nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau của cách mạng Việt Nam

Đại hội Đảng lần thứ VII thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội đã đề xuất mô thức phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới mà đặc trưng cơ bản của nó là: dân tộc – hiện đại- nhân văn, trong đó có văn hoá thẩm mỹ Nhận thức rằng trung tâm của mọi nền văn hoá là các vấn đề bức xúc của con người, sự phát triển toàn diện các năng lực con người Đảng ta đã khẳng định:

“Văn hoá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới “cần ra sức chăm lo bồi dưỡng hình

thành con người mới Đó là những con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính" [ 32 tr.15]

Văn hóa thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới trước hết là sự tiếp tục phát triển

và mở rộng các thành quả đã đạt được của các quan hệ văn hoá trước đó theo các mô thức dân tộc- khoa học - đại chúng Văn hóa thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới khi trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Nó đã phải khắc phục được tình trạng thiếu nhân văn đã từng xảy ra trong quan hệ văn hoá quá khứ khi không ít người chỉ coi con người là phương tiện mà không chú ý đến việc giải phóng nhân cách con người, không chú ý đến khát vọng sống của cá nhân trong cộng đồng

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới việc vạch ra và xây dựng cơ sở lí luận, ý nghĩa khoa học của những phương châm lớn, định hướng cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật nhằm mang lại những thành quả to lớn cho hoạt động nghệ thuật Việc định hướng phát triển nhân cách, một mặt xuất phát từ những định hướng phát

Trang 24

triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mặt khác xuất phát từ những yêu cầu về mặt chất lượng của các sáng tác nghệ thuật sao cho phù hợp với nội dung của thời kỳ quá độ của những giá trị tinh thần, thẩm mỹ truyền thống, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống với quá trình xây dựng nền nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Nghệ thuật là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta

lãnh đạo Thấm nhuần quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa - văn

nghệ là một mặt trận Anh chị em là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”[ 34

tr.26] cần phải nâng cao tính chiến đấu trong sáng tác, lí luận phê bình để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước

Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết trung ương V(

khoá VIII) là: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học- nghệ thuật có giá

trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người mới” có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có ý chí vươn lên đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu Xây dựng con người Việt Nam “có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung có lối sống lành mạnh nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước”.[ 12 tr.16]

Có thể nói, cơ chế thị trường là một thể chế kinh tế không loại bỏ khả năng cho chúng ta một lối sống xã hội “mọi người vì mình và mình vì mọi người” Bởi vậy cần hướng văn học nghệ thuật và việc phản ánh kịp thời cái hiện thực sinh động, chân thực của đời sống nhân dân Đồng thời cần kế thừa

và phát triển những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của lịch sử của dân tộc Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi nghệ thuật phải thể hiện nổi bật những nhân tố mới tích cực trong xã hội, những nhân vật tiêu biểu của cuộc sống Cổ vũ cái

Trang 25

đúng, cái tốt, cái đẹp trong nghệ thuật giữa con người với nhau và quan hệ giữa con người với tự nhiên, kiên quyết phê phán những thói hư tật xấu, lên

án cái ác, cái thấp hèn

Định hướng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh từ các tác phẩm nghệ thuật chính là nội dung định hướng sức tác động đặc thù của văn hóa nghệ thuật mang giá trị sâu sắc, ý nghĩa nhân văn cao quý, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng Có thể nói, định hướng văn hóa nghệ thuật đúng đắn của Đảng, sự rèn luyện sâu sắc về thị hiếu thẩm mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nền nghệ thuật mới - nghệ thuật xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc Hơn nữa, định hướng thị hiếu ấy không chỉ dừng lại ở phương châm hướng dẫn cho các chủ thể sáng tạo thẩm mỹ mà nó còn tham gia tích cực vào hoạt động đánh giá, sáng tạo đối tượng hoá các thị hiếu tốt đẹp khi thưởng thức và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật của công chúng

Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá nghệ thuật do đó đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản sau: bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, xây dựng con người mới Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, tâm hồn, tình cảm lối sống và nhân cách trong môi trường lành mạnh của nền văn hoá mới Việt Nam:

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực nghệ thuật là gắn liền với việc thường xuyên chăm lo nâng cao nhận thức, hiểu biết về lí tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tình hình đất nước cho tầng lớp văn nghệ sỹ, cho cán bộ hoạt động văn hoá nghệ thuật cũng như đối với các nhà phê bình lí luận và công chúng tiếp nhận, thưởng thức nghệ thuật

- Quản lý gắn liền với việc xây dựng, ban hành biện pháp và chính sách

Trang 26

- Gắn hoạt động văn hoá nghệ thuật với phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo yêu cầu chính trị tư tưởng của văn hoá nghệ thuật

- Khuyến khích hoạt động sáng tạo nghệ thuật không chỉ là vấn đề đào tạo nhân tài, sử dụng nhân tài mà còn phải chú trọng đến việc đầu tư, hỗ trợ của tổ chức xã hội, của nhân dân với văn nghệ sỹ, các tổ chức hoạt động nghệ thuật…

- Đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ về văn hoá nghệ thuật nhằm tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của nước ngoài

Hoạt động thẩm mỹ nói chung và hoạt động văn nghệ nói riêng dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng đã đóng vai trò to lớn trong mọi thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc Những định hướng cơ bản của Đảng về văn hoá nghệ thuật nhằm nâng cao và phát triển phong phú đời sống tinh thần con người Việt Nam là việc tiếp tục khẳng định vai trò to lớn và độc đáo của văn hoá thẩm mỹ trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng một đời sống tinh thần cao, đồng thời phát huy mọi nguồn lực sáng tạo nghệ thuật

để đáp ứng cho việc giáo dục thị hiếu nghệ thuật, nâng cao nhu cầu thưởng thức nghệ thuật lành mạnh cho nhân dân

Tóm lại: Đường lối văn hoá của Đảng luôn nhất quán, coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh

tế xã hội Những chủ trương, chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nói chung và định hướng thẩm

mỹ nói riêng phát triển theo đúng định hướng dân tộc khoa học và nhân văn

2.2 Vai trò của văn hoá - văn nghệ trong đời sống tinh thần của nhân dân

Trang 27

Văn hoá văn nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng và nhân văn của dân tộc

Không ai có thể chối cãi rằng nghệ thuật là sáng tạo kỳ diệu của con người cho nên nghệ thuật càng có thể dạy con người những điều kỳ diệu, nó

là phương tiện để người này hiểu người khác và cũng như hiểu chính mình

Vì là sự sáng tạo kỳ diệu, nghệ thuật giúp người ta tinh tế hơn Nó có thể nâng con người lên cao tới mức những gì trong quá khứ và những gì xảy ra trong

tương lai đều dễ hiểu và gần gũi Đôxtoiepxki đã nói: “Nghệ thuật là sự biểu

hiện sáng chói nhất, cái đẹp cứu rỗi nhân loại”.[ 26 tr.419] Đảng ta cũng

khẳng định: “Không một hình thái tư tưởng nào thay thế được nghệ thuật

trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người…”[32 tr.103].Văn học, nghệ

thuật có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng con người về các mặt tình cảm, đạo đức, tư tưởng Tác động của nó rất sâu sắc đến từng người, từng lứa tuổi

mà không thể có một hình thái ý thức xã hội nào có thể thay thế được Người

xưa thường nói “Văn tức là Người” và cho rằng nói học văn là để làm Người

Tác động của giá trị văn học, nghệ thuật là lâu dài, nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác

Thực tiễn của những năm đổi mới cho thấy văn hoá nghệ thuật đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước, nền văn hoá nghệ thuật đã phong phú hơn về nội dung đề tài, đa dạng hơn về hình thức thể loại và phong cách thể hiện

Văn hoá nghệ thuật là phương tiện giáo dục thẩm mỹ có hiệu quả nhất, bởi giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật là hình thức hấp dẫn, do đó nó đi vào lòng người một cách tự nguyện vì thế có hiệu quả to lớn và lâu bền Cái đẹp

Trang 28

nghệ thuật làm cho con người say mê người ta hoàn toàn tự nguyện đi theo định hướng gợi mở của nó Tác động của nghệ thuật không chỉ toả ra một tri thức tổng hợp mà chủ yếu bằng sức hấp dẫn kỳ diệu với sự hoà hợp giữa lý trí

và tình cảm cảm hoá con người đạt đến Chân – Thiện – Mỹ

Văn hoá nghệ thuật Việt Nam lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ, trở thành bộ phận quan trọng của nền văn hoá mới Nó hướng hạnh phúc và tự do của nhân dân để phục vụ và mọi hoạt động nghệ thuật đều vì con người, đưa con người tới tự do và hạnh phúc

2.3 Vai trò và nhiệm vụ của báo chí trong thông tin và định hướng thẩm mỹ

Hoạt động báo chí là một bộ phận quan trọng trong công tác văn hoá tư tưởng Trong thế giới bùng nổ truyền thông như hiện nay, báo chí đã và đang

là hình thức thông tin mang tính hiệu quả cao Nó là sản phẩm của phương tiện của truyền thông đại chúng, vừa là sản phẩm của một nền văn hoá , là phương tiện đắc lực trong tuyên truyền, nâng cao dân trí, đời sống văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Báo chí cung cấp thông tin mọi mặt của đời sống xã hội, vừa phong phú vừa cụ thể trong đó mảng thông tin về văn hoá văn nghệ đang dần chiếm một khối lượng lớn, phần thông tin này được tổ chức thành chuyên trang riêng biệt trên từng tờ báo, tạp chí, các chương trình phát sóng của truyền hình, phát thanh Báo chí đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, nâng cao trình độ dân trí và đời sống tinh thần cho con người Báo chí thông tin ngoài thông tin về các lĩnh vực quan trọng trong xã hội thì thông tin định hướng thẩm mỹ, giáo dục cho nhân dân là việc làm thường xuyên và luôn được chú trọng Bởi xã hội càng phát triển thì nhu cầu được thoả mãn về vật chất và văn hoá càng cao Nhu cầu văn hoá được hình thành theo sự phát triển tâm sinh lý của từng lứa tuổi, từng nhóm người bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế xã hội Có sự xuất hiện những nhu cầu tốt mà

Trang 29

thoả mãn nó sẽ làm cho con người tốt hơn Cũng có sự xuất hiện những nhu cầu không tốt mà thoả mãn loại nhu cầu này thì sẽ làm cho con người bị tha hoá đi Ví dụ: Nếu nhu cầu xem phim ảnh, đọc sách báo văn hoá đồi truỵ… được thoả mãn thì chỉ làm cho xã hội rối loạn, đạo đức bị băng hoại… Vì vậy báo chí đã nhận thức được vai trò tiên phong của mình trong các tư tưởng, giáo dục và định hướng cho quần chúng đặc biệt là giới trẻ Báo chí trong những năm qua đã thực hiện tốt vai trò của mình với việc định hướng thẩm

mỹ cho mọi người trong ăn mặc, giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật, hưởng thụ

và sáng tạo văn hoá

Báo chí đã nhận thức sâu sắc vai trò con người mới trong sự nghiệp đổi mới, văn hoá là nguồn lực của con người, là nền tảng tinh thần của xã hội Báo chí ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc định hướng thẩm mỹ

cho giới trẻ hiện nay, trong đó Đảng ta cũng đã khẳng định “Nhiệm vụ trọng

tâm của văn hoá văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam

về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp …” [ 16

tr 53] Những chính sách mới của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ của báo chí trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ ngày càng được hoàn thiện để đưa hoạt động báo chí ngày càng có hiệu quả hơn Chính vì vậy hiện nay, chuyên trang văn hoá văn nghệ trên báo chí đều hướng tới một trong những mục đích là nhằm nâng cao thẩm mỹ cho công chúng với hình thức phong phú và hấp dẫn Để thực hiện mục tiêu đó, định hướng văn hoá thẩm mỹ trên báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng Báo chí luôn xác định rõ nhu cầu thiết thực của thanh niên trên cơ sở chọn lọc thông tin, phù hợp với nhu cầu tiếp nhận, một phương thức chính trị kiên định và một sự hiểu biết về văn hoá rộng rãi, linh hoạt Thoả mãn nhu cầu văn hoá và định hướng văn hoá thẩm mỹ là báo chí thực hiện một sự nghiệp giáo dục cực kỳ to lớn Báo chí Việt Nam – cơ quan ngôn

Trang 30

dân Việt Nam, diễn đàn của nhân dân ngày càng ý thức được vai trò và những điều kiện mới của mình trong việc tuyên truyền văn hoá văn nghệ cho công

chúng Trong Đại hội Nhà báo gần đây đã nhấn mạnh: “Trong tuyên truyền,

vận động và tập hợp quần chúng, có một công cụ lợi hại nhất, cập nhật nhất

đó là báo chí Đặc biệt trong thời đại thông tin điện tử hiện nay, thời đại được gọi là “xã hội thông tin” thì báo chí, các phương tiện tuyên truyền thông tin đại chúng trở nên lợi vô cùng, vô kể…”.[ 12 tr.12]

Hiện nay, xã hội phát triển trình độ dân trí càng cao sự hình thành nhân cách, lối sống văn hoá của con người chịu nhiều yếu tố tự nhiên trong xã hội Vấn đề cấp thiết đặt ra cho báo chí là trang bị một hệ thống tri thức văn hoá, lịch sử phong phú và đa dạng, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, ý chí vươn lên, đức tính cần cù, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc… hình thành dư luận xã hội lành mạnh, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách, đời sống tinh thần của con người và xã hội Việc định hướng văn hoá thẩm mỹ cho giới trẻ hiện nay trên báo chí có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nhiệm

vụ giáo dục và định hướng về tư tưởng cho thanh niên trong thời kỳ đổi mới Dựa vào lợi thế đặc biệt của mình báo chí có khả năng đưa các nhân tố văn hoá tinh thần, nhân văn thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống Trong quá

trình “mở cửa”, bản lĩnh của báo chí cần phải được phát huy mạnh mẽ giúp

cho văn hoá Việt Nam luôn được toả sáng Do đó khi sáng tạo các tác phẩm báo chí phản ánh về giáo dục văn hoá thẩm mỹ cần phải chú ý đến những điểm có tính quy luật của nhu cầu văn hoá Báo chí cần phải cung cấp và tạo

ra ở mỗi nhân cách một khối lượng nhất định những tri thức, những ấn tượng thẩm mỹ và đủ để làm nảy sinh ở họ lòng ham thích, thiên hướng hứng thú ở các hoạt động văn hoá văn nghệ có ý nghĩa thẩm mỹ

Trên cơ sở những tri thức ấn tượng thẩm mỹ của con người Báo chí có nhiệm vụ phải tìm cách phát triển ở người đọc năng lực cảm thụ tác phẩm

Trang 31

nghệ thuật và các khách thể thẩm mỹ hình thành ở người đọc những phẩm chất, tâm lý xã hội đảm bảo cho thanh niên đủ khả năng rung động đánh giá thưởng thức những sự vật, hiện tượng có giá trị thẩm mỹ

Vì vậy báo chí có nhiệm vụ chuyển tải tới công chúng hai loại sản phẩm + Tác phẩm nghệ thuật và những hiện tượng thẩm mỹ khác

+ Những bài viết về nghệ thuật, các hiện tượng thẩm mỹ, các hiện tượng thuộc lĩnh vực cảm xúc tình cảm con người

Với ý nghĩa là một sản phẩm của trí tuệ và văn hoá của con người, báo chí là công cụ để phát ngôn và truyền bá văn hoá Nhu cầu thưởng thức văn hoá văn nghệ của công chúng ngày càng tăng Bản chất của con người là luôn

có nhu cầu tự hoàn thiện mình, khám phá những bất ổn trong chính bản thân con người Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng phức tạp, làm thế nào để trình độ văn hoá, định hướng văn hoá thẩm mỹ cho bản thân mỗi con người thông qua báo chí chính là giải pháp khả thi nhất cho vấn đề đang nổi cộm hiện nay

Tóm lại: Báo chí là phát ngôn cho một nền văn hoá, là một mặt của đời sống văn hoá, báo chí phản ánh văn hoá, nuôi dưỡng văn hoá Báo chí Việt Nam đã thực sự trở thành diễn đàn của văn hoá Việt Nam Trên cơ sở nhận thức về giá trị to lớn của văn hoá, báo chí góp phần vào công cuộc giữ gìn và bảo vệ bản sắc của dân tộc, còn văn hoá lại là cái đích cho sự phát triển và trưởng thành của báo chí, làm nên cái tinh thần, bản sắc cho nền báo chí dân tộc Chính vì vậy vai trò quan trọng của văn hoá được thể hiện qua chuyên trang văn hoá văn nghệ trên các tờ báo và đây là một chuyên trang không thể thiếu trong mỗi tờ báo thông tin và định hướng thẩm mỹ dành cho giới trẻ trong giai đoạn hiện nay

Trang 32

Chương II NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THẨM MỸ CHO GIỚI TRẺ CỦA CHUYÊN TRANG VĂN HOÁ VĂN NGHỆ TRÊN BA TỜ

BÁO: TIỀN PHONG, THANH NIÊN, TUỔI TRẺ

1 MỨC ĐỘ THÔNG TIN VỀ CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ VĂN NGHỆ GIỮA BA TỜ BÁO

1.1 Tỷ lệ nội dung thông tin về các lĩnh vực văn hoá văn nghệ trên các tờ báo

Trong lĩnh vực văn hoá, báo chí là một sản phẩm văn hoá vừa là công cụ truyền bá và phát triển văn hoá Thông tin trên chuyên trang văn hoá văn nghệ

có giá trị định hướng đối với giới trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2005 chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát toàn bộ tác phẩm báo chí được đăng tải trên chuyên trang văn hoá văn nghệ trên các tờ báo

Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ đồng thời khảo sát sự tiếp nhận của độc giả nhằm làm cơ

sở để đánh giá chất lượng thông tin được đăng tải

Sau đây là bảng thống kê số lượng tin bài và tỷ lệ phần trăm cho từng lĩnh vực:

Bảng 1: Mức độ thông tin về các lĩnh vực văn hoá văn nghệ

Tên báo và

tổng số bài báo

Văn hoá (1314 = 36%) Văn nghệ (2342 = 64%)

Lối sống

Lễ hội

Di tích lịch sử

Văn hoá mặc

Trang 33

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy trong mỗi tờ báo, từng loại nội dung thông tin về văn hoá văn nghệ được chú trọng theo các mức độ khác nhau Sau đây là xếp hạng mức độ thông tin về các lĩnh vực văn hoá văn nghệ từ

ba tờ báo( xếp theo mức độ cao thấp từ trên xuống dưới)

Văn hoá : Văn hoá lối sống

văn nghệ không đồng đều Cụ thể: trên báo Tiền phong mảng văn hoá chỉ chiếm 36%, trong khi văn nghệ chiếm 64% và không chỉ riêng trên Tiền

phong mà ở Thanh niên và Tuổi trẻ hai mảng văn hoá và văn nghệ này cũng

có sự chênh lệch khá lớn Điều đó đã chứng tỏ vai trò của nghệ thuật đối với đời sống con người là rất lớn và báo chí đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng về thưởng thức nghệ thuật Những gì mà nghệ thuật đem lại cho con người thưởng thức thật nhẹ nhàng, tế nhị, đi vào lòng người một cách tự nguyện, sâu sắc và mạnh mẽ Chính vì lẽ đó thông tin về nghệ thuật luôn được các báo dành cho sự quan tâm nhiều hơn chính điều đó càng làm chứng tỏ ý nghĩa xã hội

và tầm quan trọng của vấn đề

Trang 34

Thông tin về các vấn đề xã hội được thể hiện trên chuyên trang văn hoá văn nghệ cũng chênh lệch đáng kể Cụ thể là :

Trong mảng Văn hoá lối sống có số lượng thông tin bài hơn hẳn các vấn đề thông tin khác Văn hoá lối sống chiếm 865 tin bài, gấp hai lần Di tích

lịch sử, gấp 1,5 lần Lễ hội và gấp 2,5 lần về Văn hoá mặc

Trong mảng Văn nghệ, sự chênh lệch cũng khác nhau: Với tổng số 3.167 tin bài, Điện ảnh gấp 2,6 lần lượng tin bài về Sân khấu, gấp 1,3 lần Văn học

Âm nhạc (2.906 tin bài) có số lượng tương đương với Điện ảnh nhưng gấp 2,5 lần với Sân khấu Có thể thấy rằng lĩnh vực được phản ánh nhiều nhất

là Điện ảnh, Âm nhạc và Văn hoá lối sống Mặc dù có sự chênh lệch về nội

dung thông tin trên các ấn phẩm giữa hai lĩnh vực văn hoá và các loại hình nghệ thuật, song nhìn chung các tờ báo đều chú trọng thông tin về các nội dung văn hoá - văn nghệ, số liệu chênh lệch trên cho thấy sự phản ánh của báo chí là hoàn toàn khách quan bởi khi bạn đọc chú ý đến điều gì báo chí sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó Do vậy sự chênh lệch về hai mảng thông tin của các báo như hiện nay là hợp lý

1.2 Mức độ quan tâm của bạn đọc đối với các vấn đề văn hoá văn nghệ

Theo kết quả của cuộc điều tra, có đến 86% số người đọc được hỏi là

thích đọc trang văn hoá văn nghệ trên ba tờ báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi

trẻ Trong đó có 72% là độc giả trẻ Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu,

đánh giá vai trò của báo chí trong việc thông tin và định hướng thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay trên các tờ báo này là rất cần thiết Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành đồng thời một cuộc khảo sát với 487 độc giả trẻ thuộc các đối tượng: độc giả trẻ ở Hà Nội, sinh viên thuộc một số trường

Trang 35

đại học tại Hà Nội Kết quả thu được sẽ là cơ sở để so sánh, đối chiếu với thực tế khảo sát trên các tờ báo

Bảng 2: Mức độ quan tâm của bạn đọc tới các vấn đề văn hoá

Hoạt động văn hoá (trong và ngoài nước) 66 %

Trang 36

nào cũng đều được độc giả trẻ quan tâm, theo dõi và bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình

Ví dụ: Cuộc thi “Sao Mai điểm hẹn”, một sự kiện âm nhạc diễn ra hàng

năm, đã thu hút sự quan tâm rất lớn của giới trẻ Thông qua chuyên trang văn hoá nghệ thuật mà bạn đọc trẻ biết và hình dung về cuộc thi đầy đủ và sâu hơn, nên có rất nhiều ý kiến của độc giả góp ý xung quanh cuộc thi này

Thông tin đều được Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ đăng tải và phân tích rất

sâu sắc Điều đó đã nói lên đời sống âm nhạc Việt thật phong phú và đa dạng

Sự quan tâm của công chúng không những góp phần giữ gìn nền âm nhạc truyền thống, mà sự chú ý quan tâm này là điều kiện thuận lợi cho báo chí phát huy vai trò và chức năng của mình trong việc thông tin và định hướng thẩm mỹ cho độc giả trẻ hiện nay

Hay: Việc đặt nhà máy xử lý rác thải cạnh chùa Hương cũng thu hút một

số lượng công chúng đông đảo quan tâm Không chỉ các nhà nghiên cứu văn hoá, những ban ngành chức năng mà ngay cả những thanh niên, sinh viên cũng tham gia bàn bạc, trao đổi và kiến nghị lên những ban ngành chức năng giải quyết vấn đề này, trả lại một danh thắng nổi tiếng trời Nam và vẻ đẹp thanh khiết vốn có của nó

Mặc dù nội dung thông tin trên văn hoá, văn nghệ trên Tiền phong,

Thanh niên, Tuổi trẻ được chú trọng theo những mức độ khác nhau, nhưng

nhìn chung các báo đều thông tin khá đầy đủ Riêng có hai loại hình âm nhạc

và điện ảnh được cả ba tờ báo thông tin nhiều nhất Bản thân hai loại hình trên

do những tính chất đặc biệt về loại hình, khả năng truyền bá, phổ cập sâu rộng trong quần chúng nên từ lâu đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn nghệ của nhân dân Hơn nữa chính âm nhạc và điện ảnh lại nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong nền kinh tế thị trường: Làm phim thị trường nhưng

Trang 37

không chú trọng đến yếu tố nghệ thuật, công nghệ lăng xê các ca sĩ, vấn đề đạo nhạc… những xu hướng không lành mạnh trong kinh doanh, biểu diễn và sáng tác của giới nghệ sỹ…

Ví dụ:

Điện ảnh: Điện ảnh Việt Nam sẽ đi đến đâu?; Cổ phần hoá hãng phim

nhà nước; Góp đôi lời vào thành công của giải như Liên hoan phim quốc gia lần thứ 14; Phim tết…

Âm nhạc: Cuộc thi Sao Mai điểm hẹn; Giai điệu Việt Nam; Live show

của các ca sĩ nổi tiếng…

Ngoài hai loại hình kể trên thì các vấn đề văn hoá lối sống, văn học và lễ hội cũng được giới trẻ quan tâm Điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân Trong đó thực tế khách quan là nước ta trong nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu với các nước trên thế giới, ngoài sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại thì sự du nhập của lối sống không lành mạnh cũng tràn vào Việt Nam Bên cạnh đó, sự sa sút của nghệ thuật truyền thống và tình trạng xuống cấp của các lễ hội luôn là vấn đề nóng bỏng và bức xúc hiện nay, thu hút sự quan tâm của công chúng đến những loại hình này, nên việc định hướng cho người đọc trên báo chí là một điều tất yếu Báo chí cần đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả, cũng là để mở rộng ảnh hưởng trong đời sống nhằm phát huy thế mạnh của mình trong việc định hướng thẩm mỹ cho công chúng hôm nay

2 CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN CỦA BA TỜ TIỀN PHONG, THANH NIÊN, TUỔI TRẺ

Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ cả ba tờ báo này đều hướng phạm vi

phục vụ vào một đối tượng độc giả rất phong phú và đa dạng

Trang 38

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đa dạng phát triển của các phương tiện truyền thông đã làm cho thông tin trên báo chí có sức lan toả, rộng khắp đến toàn bộ đời sống, đến từng người dân sống trong cộng đồng Chính vì thế, ảnh hưởng của báo chí với sáng tác và thưởng thức nghệ thuật trong xã hội được khẳng định như một yếu tố khách quan Mỗi sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật nếu tách biệt khỏi môi trường thông tin, cho dù nó có chất lượng cao đến đâu thì cũng khó có tác động đến đời sống công chúng và nếu văn hoá nghệ thuật không phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân thì nền văn hoá nghệ thuật ấy cũng không có giá trị Do đó, việc đăng tải thông tin trên báo chí về văn hóa văn nghệ phải được xem xét và tính toán kỹ lưỡng nên thông tin ở mức độ, thời điểm nào để tác động đến sự tồn tại và phát triển của nền văn hóa dân tộc Trong quá trình thông tin nên có sự cân nhắc, lựa chọn thì sẽ đưa đến những tác động tích cực Trong xã hội thông tin toàn cầu hoá như hôm nay, báo chí không chỉ định hướng độc giả vừa tiếp thu nền văn hóa mới, vừa giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc mà còn giúp độc giả loại trừ những yếu tố ngoại lai tiêu cực như lối sống sa đoạ, thẩm mỹ kém, chủ nghĩa

cá nhân, thực dụng…ra khỏi đời sống tinh thần của đông đảo độc giả

Bác Hồ đã từng nói: “Lấy dân làm gốc”[ 34 tr.8] bởi bất kỳ một lĩnh vực

nào nếu không lấy quần chúng làm đối tượng phục vụ thì sẽ tất yếu đi ngược lại với sự phát triển của thời đại Văn hóa văn nghệ cũng là một lĩnh vực như thế Để phát huy thế mạnh này thì ngoài việc lựa chọn tỉ lệ thông tin một cách hợp lý trên mặt báo thì bên cạnh đó chất lượng thông tin cũng quyết định bài viết có hiệu quả hay không Chất lượng thông tin của bài viết được căn cứ vào

4 điều kiện sau:

- Tính thời sự

- Tính chính xác

Trang 39

- Tính nhân dân, dễ hiểu

- Tính độc đáo, sắc sảo Trong bất kỳ bài báo nào yếu tố tính thời sự, cái mới luôn được đặt lên hàng đầu Cái mới cũng đảm bảo cho tính chân thật và chính xác của thông tin.Thông tin về cái mới cũng là cung cấp kịp thời cái mà công chúng chưa biết hoặc biết chưa rõ ràng cụ thể, thông tin được phản ánh đúng lúc bao giờ cũng có hiệu quả cao bởi nó đã đáp ứng yêu cầu muốn được biết, được hiểu của công chúng Mỗi tờ báo đều phải đặt ra cho mình những yếu tố kịp thời, độc đáo là điều kiện tiên quyết cho mỗi tác phẩm báo chí thì tính nhân dân, tính dễ hiểu lại giúp cho độc giả nhận thức được nội dung của tác phẩm báo chí, làm cho bài báo tăng phần giá trị Muốn vậy nhà báo khi viết về văn hóa văn nghệ phải biết tìm ra con đường riêng đến với công chúng, phải hiểu sâu

về văn hóa và hiểu được thói quen và năng lực thẩm mỹ của công chúng

Qua khảo sát chuyên trang văn hóa văn nghệ trên 3 tờ báo trong khoảng 3

năm, thì báo Tiền phong có mức độ thông tin sớm nhất và đầy đủ nhất Tất cả những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội đều được Tiền

phong đăng tải, cập nhật và phản ánh kịp thời Trong khi đó ở báo Tuổi trẻ

khả năng thông tin còn chậm, thậm chí có nhiều sự kiện quan trọng của đất

nước còn bỏ qua Cụ thể như: việc “ Cồng chiêng Tây Nguyên được công

nhận là kiệt tác của nhân loại” Đây là một sự kiện lớn không chỉ có ý nghĩa

rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam mà

còn thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới Báo Tiền phong đã liên

tiếp đề cập trên các số: 236, 238, 252 ( cuối tháng 11 và tháng 12 - 2005)

trong khi Tuổi trẻ lại không có thông tin bài Hay sự kiện “Sẽ đặt nhà máy xử

lý rác cạnh chùa Hương”, đây là vấn đề được đông đảo quần chúng quan tâm

bởi nơi đây là một di tích nổi tiếng trong cả nước, mang ý nghĩa tâm linh

Trang 40

trong đời sống tinh thần của người dân Việt Việc đặt nhà máy xử lý rác thải ở nơi đây sẽ làm phá vỡ cảnh quan và làm ô uế, nơi được coi là cõi linh thiêng

của đất Phật, trong tháng 1 và 2/2005 Tiền phong đã liên tục đăng tải trên các số: 7,8,9, 10,13, 16, 21, 23, 34, 35, 36, 37, 38 với tổng số 13 bài và Thanh

niên đăng 2 bài trên số 19 và 59 năm 2005 thì Tuổi trẻ cũng không hề đưa tin

Hay một ví dụ khác: Khi điện ảnh nước nhà đang đứng trước thực trạng phim ngoại lấn át phim nội Thì một bộ phim Việt Nam mang đậm dấu ấn của con người và đất nước Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao về chất

lượng nghệ thuật Đó là bộ phim Mùa len trâu thì chỉ có Tiền phong và Thanh

niên thông tin và đi sâu phân tích về bộ phim này trong khi Tuổi trẻ lại chỉ

đưa hai tin ngắn

Qua số liệu so sánh trên đây có thể hình dung được phần nào về sự nhanh nhạy trong việc thông tin trên các báo, nếu như nhìn vào bảng 1 ta có thể thấy

lượng tin bài về vấn đề điện ảnh được thông tin trên báo Tuổi trẻ là khá lớn,

nhưng chủ yếu các bài đi vào giới thiệu các dòng phim thị trường đang ăn khách và những bộ phim nước ngoài đang được công chiếu Rất ít những bài viết dạng phê bình có chất lượng về một bộ phim mang tính nghệ thuật cao

mà thông tin chủ yếu đi vào đời tư của các ngôi sao điện ảnh quốc tế

2.1 Văn hoá

2.1.1 Văn hoá lối sống

Báo chí hôm nay đặc biệt là Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ đã

không ngừng hướng thanh niên vào các hoạt động lành mạnh, giúp thanh niên thấy được vẻ đẹp của văn hoá dân tộc qua những tác phẩm văn hoá nghệ thuật

Nền kinh tế thị trường len lỏi vào cuộc sống thành thị nông thôn làm xấu đi nhiều mặt vốn tốt đẹp của văn hoá truyền thống: Đồng tiền lên ngôi

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Thông tin
2. Huỳnh Phan Anh, Không gian và khoảnh khắc văn chương, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian và khoảnh khắc văn chương
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
3. Lại Nguyên Ân (biên soạn), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
4. Trịnh Gia Ban, Danh nhân văn hoá thế giới: Hồ Chí Minh và sự nghiệp bảo tồn, phát triển truyền bá văn hoá dân tộc, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh nhân văn hoá thế giới: Hồ Chí Minh và sự nghiệp bảo tồn, phát triển truyền bá văn hoá dân tộc
Nhà XB: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
5. Nguyễn Trọng Báu, Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí
Nhà XB: Nxb. Quân đội nhân dân
6. Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Nxb. Văn hoá dân tộc – Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người
Nhà XB: Nxb. Văn hoá dân tộc – Tạp chí Văn hoá nghệ thuật
7. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
8. Đức Dũng, Viết báo như thế nào?, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2006 9. Đức Dũng, Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào?", Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2006 9. Đức Dũng, "Sáng tạo tác phẩm báo chí
Nhà XB: Nxb. Văn hoá thông tin
10. Đức Dũng, Ký văn học và ký báo chí, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký văn học và ký báo chí
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Thông tin
11. Nguyễn Văn Dững, Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em
Nhà XB: Nxb. Lao động
15. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn chương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn chương
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
16. Phạm Minh Hạc, Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
18. Nguyễn Quang Hào, Phóng viên và toà soạn, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng viên và toà soạn
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Thông tin
19. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội 2001 20. Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển, Nxb. Lý luậnchính trị, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí, "Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội 2001 20. Vũ Quang Hào, "Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
21. Trần Mạnh Hảo, Văn học, phê bình, nhận diện, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học, phê bình, nhận diện
Nhà XB: Nxb. Văn học
22. Trần Mạnh Hảo, Văn học, phê bình, tranh luận, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học, phê bình, tranh luận
Nhà XB: Nxb. Lao động
23. Trần Thanh Hiệp, Điện ảnh của nhu cầu phát triển văn hoá, Hà Nội, 2004 24. Vũ Đình Hoè (chủ biên), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạoquản lý, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện ảnh của nhu cầu phát triển văn hoá, "Hà Nội, 2004 24. Vũ Đình Hoè (chủ biên), "Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo "quản lý
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
25. Nguyễn Phương Hồng, Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
26. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Đỗ Huy, Nguyễn Ngọc Thu, Đào Duy Thanh, Nguyễn Quốc Tuấn, Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới
Nhà XB: Nxb. Văn hoá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w