1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Hà Nội mới với các hoạt động từ thiện xã hội Khảo sát từ tháng 6-2005 đến 6-2010

120 650 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Bên cạnh việc phản ánh thông tin, một số tờ báo đã thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, từ thiện nhân đạo bằng chính nguồn quỹ của cơ quan báo chí hoặc thông qua các đợt kêu gọi, v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Mục lục 4

Danh mục các chữ viết tắt 6

Lời mở đầu 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 9

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 13

7 Kết cấu của luận văn 14

Chương 1: Vai trò của phóng viên báo in trong các hoạt động TTXH 15

1.1 Quan niệm về hoạt động từ thiện xã hội trên báo chí 15

1.2 Vai trò của phóng viên trong các hoạt động TTXH 19

1.3 Các phương thức hoạt động TTXH của phóng viên 28

Chương 2: Thực trạng hoạt động của phóng viên TTXH báo Hà Nội mới và một số báo khác 36

2.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển của Báo HNM 36

2.2 Các phương thức hoạt động TTXH của phóng viên tại Báo HNM 50

2.3 Nguyên nhân thành công và hạn chế của hoạt động TTXH 56

Chương 3:

Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTXH của phóng viên báo in ……… 62

Trang 3

3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động TTXH của phóng viên

là một yêu cầu cần thiết ……… 62

3.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động TTXH của phóng viên báo in……… 65

3.3 Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả TTXH tại Báo HNM … 67

Kết luận ……… 72

Tài liệu tham khảo ……… … 76

Phụ lục ……… ……… 79

Một số bài viết trong các hoạt động TTXH của phóng viên Báo HNM

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1- CTHX: Công tác xã hội

2- TTXH: Từ thiện – Xã hội

3 - Bộ LĐ-TB&XH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

4- Báo LĐ: Báo Lao Động

5 - Báo HNM: Báo Hà Nội mới

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, hoạt động TTXH đã được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội ngày càng quan tâm và nhân rộng Nhiều hình thức hoạt động TTXH được các tổ chức thực hiện ở nhiều vùng miền khác nhau Đặc biệt, các hoạt động này không chỉ được thực hiện mỗi khi có thiên tai hoặc những biến cố gây tai họa cho con người mà còn trở thành hoạt động thường xuyên, khơi dậy và phát huy tinh thần đùm bọc, sẻ chia của người Việt Thấm nhuần truyền thống “Tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc, nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân cũng đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ từ thiện bằng cả vật chất và tinh thần Cùng với Đảng, Nhà nước và chính phủ, báo chí nói chung thời gian qua cũng đã thể hiện vai trò, trách nhiệm trong các hoạt động TTXH này

Có thể nhận thấy, với chức năng của mình, báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận động, cổ vũ, tuyên truyền các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Bên cạnh chức năng chính là một kênh tuyên truyền của Đảng, bảo vệ cách mạng trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa, tư tưởng; thực hiện chức năng giám sát xã hội và phản biện xã hội tuyên truyền, đưa các chính sách an sinh xã hội, các chính sách hỗ trợ người nghèo, người yếu thế tới sâu rộng các tầng lớp nhân dân, nhiều tờ báo đã có những ban chuyên trách về lĩnh vực hoạt động TTXH như Báo HNM, Lao Động, Công an nhân dân, Đại đoàn kết Chính vì vậy, cùng với quá trình tìm kiếm và phản ánh thông tin từ chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hoàn cảnh thương tâm, những mảnh đời éo le đã được các phóng viên báo chí phát hiện, phản ánh Đây có thể được xem là cầu nối hữu hiệu giữa các nhà hảo

Trang 6

tâm với người nghèo, cùng chung tay vì người nghèo, góp phần vào việc thúc đẩy các hoạt động TTXH Xét về mặt hiệu quả, có sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn trong các hoạt động này có thể thấy Đài Truyền hình Việt Nam Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào các hoạt động của khu vực báo in trong các hoạt động TTXH

Bên cạnh việc phản ánh thông tin, một số tờ báo đã thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, từ thiện nhân đạo bằng chính nguồn quỹ của cơ quan báo chí hoặc thông qua các đợt kêu gọi, vận động tài trợ Đó là các chương trình tặng quà đồng bào nghèo, xây nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ đồng bào gặp hoạn nạn do thiên tai, bệnh tật Trong bối cảnh đó, phóng viên không chỉ là người hoạt động nghiệp vụ, tuyên truyền về các sự kiện TTXH

mà còn chính là người hoạt động TTXH có hiệu quả

Thời gian qua, Báo HNM là một trong những tờ báo luôn đi đầu và

đã tham gia tích cực vào các hoạt động TTXH như vận động, tuyên truyền,

cổ vũ, vận động và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiều hoạt động TTXH và đã thu được nhiều thành quả đáng ghi nhận Thông qua các đợt vận động cao điểm và các chương trình từ thiện thường xuyên, chỉ trong vòng 5 năm qua,

đã có hàng chục tỷ đồng được vận động hỗ trợ người nghèo Từ những chương trình lớn như tặng trường học cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa; tặng trâu bò lấy sức cày cho đồng bào bị thiệt hại do rét đậm, rét hại đến tài trợ thường xuyên cho những cảnh đời khốn khó, bất hạnh trong cuộc sống Đã có hàng trăm bệnh nhân nghèo đã thoát khỏi bàn tay

tử thần chính nhờ những đồng tiền quyên góp được của bạn đọc Báo HNM, thông qua Báo HNM; hàng nghìn hoàn cảnh được giúp đỡ thường xuyên; hàng nghìn trẻ em nghèo vượt khó được tiếp sức, động viên để tiếp tục được cắp sách tới trường Đây có thể được xem là một kết quả đáng khích

Trang 7

Tuy nhiên, hoạt động TTXH tại Báo HNM (và nhiều tờ báo khác nhu như báo Đại đoàn kết, Công an nhân dân, Lao động ) hiện nay vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp; hiệu quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của những tờ báo có uy tín hàng đầu của cả nước và tại Thủ đô Vì vậy, việc khảo sát thực tiễn hoạt động công tác xã hội của Báo HNM (và

mở rộng sang một số tờ báo khác) để tìm ra những thành công, hạn chế, từ

đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTXH tại Báo HNM nói riêng và trên báo chí nói chung là một công việc vừa mang tính

lý luận vừa mang tính thực tiễn sâu sắc

Đây chính là lý do để tôi chọn đề tài “ Báo in với các hoạt động Từ thiện xã hội” cho Luận văn cao học báo chí của mình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Có thể nói, mặc dù hoạt động TTXH thông qua cơ quan báo chí đã xuất hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này Mặt khác, thực tế, trên các báo cũng như trong các tài liệu khoa học, các hoạt động này thường được gọi là hoạt động Công tác xã hội (CTXH) với nội hàm rộng hơn Bởi để có được những hoạt động từ thiện là

cả một quá trình vận động, kêu gọi, quyên góp ủng hộ, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội Vì vậy, để có cơ sở triển khai đề tài luận văn, chúng tôi tham khảo cả những tài liệu viết về CTXH và TTXH nói chung và trên báo chí nói riêng Cụ thể:

Trong Từ điển Xã hội học của tác giả G.Endruweit và

G.Trommsdorff (Đức) do dịch giả Nguyễn Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bảo dịch, được nhà xuất bản Thế Giới xuất bản và phát hành năm 2001 có đưa

ra khái niệm về CTXH Tuy nhiên, đây là khái niệm mang tính chất chung

và tính chất chuyên ngành xã hội học

Trang 8

Ngoài ra, các tổ chức xã hội quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc – UNICEEF hay Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW) và Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế (IFSW) cũng đã có những khái niệm,

định nghĩa riêng về nghề CTXH Và mới đây, trong Đề án phát triển Nghề CTXH, Bộ LĐ-TB&XH có chỉ ra những khái niệm, đặc điểm và lĩnh vực

hoạt động của nghề CTXH Tuy nhiên, tất cả khái niệm, định nghĩa trên mới chỉ dừng lại ở góc độ nghề nghiệp đơn thuần với tính chất đặc thù riêng của nghề nghiệp chăm sóc xã hội

Trong Luận văn thạc sỹ báo chí năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Mộng Liên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã tiếp cận nghiên cứu về đề tài Hoạt động TTXH của báo chí thành phố Hồ Chí Minh Song tác giả cũng mới chỉ

đưa ra những khái niệm hết sức cơ bản về hoạt động TTXH trong đời sống báo chí khu vực chí thành phố Hồ Chí Minh Và đó cũng là những khái niệm thiên về nghề nghiệp và mang tính chất hoạt động trong phạm vi chức năng tuyên truyền của báo chí chứ chưa thấy vai trò của báo chí tham gia trực tiếp vào các hoạt động này như một đơn vị tổ chức, thực hiện

Như vậy, những nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, vai trò, các loại hình hoạt động TTXH cũng như phương thức hoạt động TTXH (cũng như hoạt động CTXH) qua chức năng thông tin của báo chí nói chung đã được

đề cập đến trong một số tài liệu Song cho đến nay, vẫn chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động TTXH của cơ quan báo chí, đặc biệt là cơ quan báo in Có một điều không thể phủ nhận, đó là các hoạt động TTXH hiện nay vẫn đang diễn ra thường xuyên và có chiều hướng phát triển ngày càng rõ nét và chuyên nghiệp Điều đó cho thấy, việc tổng

Trang 9

kết về mặt lý thuyết cũng như đưa ra một mô hình hợp lý cho báo chí hoạt động một cách có hiệu quả đối với TTXH là cần thiết và bức thiết

Vì vậy, luận văn có thể được xem là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về hoạt động TTXH của phóng viên báo chí, của các nhà báo, chỉ ra những thành công, hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động này Ngoài sự tiếp thu từ các công trình nghiên cứu mang tính khoa học như một bộ môn khoa học và một ngành nghề đặc thù, những tổng kết, đánh giá trong luận văn là những nhận định, đề xuất của cá nhân tác giả trong phạm vi nghiên cứu, khảo sát tại Báo HNM và mở rộng sang một vài tờ báo in khác

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích cao nhất của đề tài là nhằm chỉ ra các phương thức hoạt động TTXH đang được áp dụng tại các cơ quan báo in, phân tích những ưu điểm, hạn chế của hoạt động này, từ đó, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTXH của phóng viên tại báo Hà Nội mới nói riêng, các cơ quan báo in nói chung

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai ba nhiệm vụ sau đây:

+ Tìm hiểu và chỉ ra vai trò của phóng viên báo in nói chung và của phóng viên Báo HNM nói riêng trong hoạt động TTXH

+ Khảo sát thực tiễn hoạt động TTXH của phóng viên Báo HNM (và

có mở rộng sang vài tờ khác), từ đó, tổng kết những phương thức hoạt động TTXH được phóng viên báo in đã và đang áp dụng hiện nay

Trang 10

+ Trên cơ sở khảo sát, chỉ ra những thành công, hạn chế từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động TTXH của phóng viên báo in nói chung và của Báo HNM nói riêng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương thức, hình thức hoạt động TTXH của cơ quan báo in Nhưng do đặc thù công việc, hoạt động TTXH chủ yếu do đội ngũ phóng viên đảm nhiệm Vì vậy, trong luận văn

này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về các hoạt động TTXH của phóng viên báo in

- Phạm vi khảo sát:

Luận văn tập trung khảo sát các hoạt động TTXH của đội ngũ phóng viên tại Báo HNM Ngoài ra, để những đánh giá, phân tích, nhận định mang tính khách quan và toàn diện hơn, trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng mở rộng so sánh với hoạt động TTXH của phóng viên Báo LĐ, báo Đại đoàn kết, Công an nhân dân, báo Quảng Nam… và tại một số cơ quan báo in khác

Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 6 năm 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích đã đề ra trong luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu những tài liệu khoa học cũng như các văn bản pháp quy của quốc gia và quốc tế viết về hoạt động TTXH đã được ban hành Ngoài ra, chúng tôi

Trang 11

tiến hành nghiên cứu các tài liệu phục vụ hoạt động TTXH, các tác phẩm báo chí về đề tài này tại các cơ quan báo chí, đặc biệt là tại Báo HNM và Báo LĐ

- Phương pháp phân tích: Phân tích các phương thức hoạt động TTXH của phóng viên để tìm ra những thành công và hạn chế trong hoạt động này

-Phương pháp lịch sử và so sánh: Để có những cứ liệu cần thiết, chúng tôi tìm hiểu những hoạt động TTXH tại cơ quan báo in trong quá khứ, từ đó, so sánh với hiện tại

-Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số lãnh đạo các cơ quan báo in, các phóng viên đã từng tham gia các hoạt động TTXH và viết

về đề tài TTXH để thấy được những thuận lợi, khó khăn của họ khi làm công tác này

6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Đóng góp về mặt lý luận:

Trên phương diện lý luận, cho đến nay hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào đầy đủ về hoạt động TTXH của nhà báo, phóng viên báo in Trước đó, tác giả Mộng Liên trong một luận văn khác có nhắc đến hoạt động công tác xã hội của báo chí Thành phố Hồ Chí Minh nhưng mới chỉ khảo sát ở công tác tuyên truyền về các hoạt động xã hội, từ thiện của

cơ quan báo chí Do đó, luận văn này được xem như công trình đầu tiên nghiên cứu, tổng kết thực tiễn một cách hệ thống, từ công tác tuyên truyền đến vận động và thực hiện trực tiếp các hoạt động TTXH Từ cơ sở đó, tác giả đã cố gắng rút ra các luận điểm, các kết quả có tính lý luận về các hoạt động TTXH của nhà báo, phóng viên báo in

Trang 12

7 Kết cấu luận văn:

Ngoài danh mục các chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình có liên quan tới luận văn, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia thành ba chương:

Chương 1: Vai trò của phóng viên báo in trong các hoạt động từ

thiện xã hội

Chương 2: Thực trạng hoạt động từ thiện xã hội của phóng viên

báo Hà Nội mới

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động từ thiện xã hội của phóng viên báo in

Trang 13

Chương 1 VAI TRÒ CỦA PHÓNG VIÊN BÁO IN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI

1.1 Quan niệm về hoạt động từ thiện xã hội trên báo chí

Vì hoạt động TTXH và hoạt động CTXH tại các cơ quan báo chí, về bản chất, tương đồng nhau, phương thức hoạt động và mục đích hoạt động như nhau Do vậy, để hiểu hơn về hoạt động TTXH trong hoàn cảnh chưa

có nhiều tài liệu nghiên cứu về TTXH, chúng tôi tham khảo cả quan niệm

Trong khái niệm của Từ điển Xã hội học của tác giả G.Endruweit và

G.Trommsdorff ( Đức) do dịch giả Nguyễn Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bảo dịch, được nhà xuất bản Thế Giới xuất bản và phát hành năm 2001 có đưa

ra khái niệm như sau:

CTXH là toàn bộ những trợ giúp xã hội nhằm vào những hoàn cảnh

có vấn đề hay có thiếu sót mà mạng lưới chính sách không hoặc chưa vươn

ra đầy đủ, nghĩa là nhằm vào những người không còn được chăm sóc hoặc chăm sóc thiếu đầy đủ.[28, tr94]

Còn định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW) thì cho rằng :

Trang 14

CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ

và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó

Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế (IFSW) được thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada lại chỉ ra rằng:

Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề

Còn theo tác giả Trần Khâm trên đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 1 năm 2009

Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, được hình thành

và phát triển từ hơn một thế kỷ nay trên thế giới Nhưng những tiền đề của

nó đã có gốc rễ từ hàng nghìn năm lịch sử của tất cả các dân tộc, được thể hiện sâu sắc, thấm đượm trong mối quan hệ tình cảm yêu thương, gắn bó đồng loại, nghĩa cử cao đẹp của sự cảm thông, chia sẻ và những hành động nhân đạo, từ thiện Như một lẽ tự nhiên, một bổn phận, sự trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống dù

ở bất kỳ thời đại nào, chế độ xã hội nào cũng được quan tâm thực hiện vì

nó bắt nguồn từ bản chất nhân văn của con người Từ những hoạt động có tính xã hội đã giúp biết bao số phận, nhóm người, cộng đồng, dân tộc vượt lên trên số phận, giải quyết khó khăn, thoát cảnh đói nghèo, hòa nhập xã hội [12, tr11]

Trang 15

Và mới đây nhất, trong Đề án phát triển Nghề CTXH, Bộ

LĐ-TB&XH có chỉ ra rằng:

CTXH là công tác giảm nghèo cùng với việc thực hiện công bằng xã hội; chăm sóc người già, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực trong gia đình và bị lạm dụng, người thất nghiệp, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phòng chống tệ nạn mại dâm và ma túy; chăm sóc sức khỏe, tâm thần; trợ giúp người bệnh HIV/AIDS; bảo trợ xã hội; bình đẳng giới và phát triển cộng đồng.[3, tr2]

1.1.2 Hoạt động Từ thiện xã hội trên báo chí

-Hoạt động Từ thiện xã hội:

Tác giả Mộng Liên trong luận văn thạc sỹ báo chí với đề tài " Hoạt động từ thiện xã hội của báo chí Thành phố Hồ Chí Minh" đưa ra quan

niệm về TTXH rằng :

” Báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, nếu nội dung thông tin đúng đắn có sức thuyết phục, nghĩa là báo chí tạo dư luận xã hội tích cực dẫn đến hành động xã hội phù hợp Khi báo chí càng có ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng thì báo chí càng dễ thực hiện chức năng

xã hội một cách hiệu quả

Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí càng phát huy vai trò cũng như thế mạnh của mình, đặc biệt vai trò công dân của báo chí Báo in TPHCM phong phú, đa dạng, có nhiều thành tựu, trong đó có một thành tựu phải ghi nhận là báo in nhiệt tình khởi xướng, tham gia, cổ vũ TTXH –

từ thiện với nhiều hình thức phong phú Hoạt động TTXH của báo in TPHCM luôn đồng hành với hơi thở cuộc sống.” [15, tr21]

Từ đó, có thể thấy:

Hoạt động từ thiện xã hội nói chung chính là các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội Đối với các hoạt động

Trang 16

TTXH ở cơ quan báo in cũng được hiểu theo nghĩa này nhưng được gắn với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí đó là tuyên truyền, tổ chức, cổ vũ Do đó, ở khía cạnh nghề nghiệp, cơ quan báo in tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội với cả 2 vai trò: Người hoạt động TTXH và người hoạt động báo chí Và như vậy, nhà báo ở các cơ quan báo in chính là người tuyên truyền, cổ vũ và tổ chức, thực hiện các hoạt động TTXH

-Hoạt động từ thiện xã hội trên báo chí:

Có thể nói, cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu nào đưa ra định nghĩa, khái niệm một cách chính thức về hoạt động TTXH trên báo chí Theo cách sử dụng thông thường tại Báo HNM thì các hoạt động TTXH và hoạt động TTXH tương đương như nhau Còn ở Báo LĐ hay Công an nhân dân hoặc báo Đại đoàn kết thì các hoạt động trợ giúp thông qua cơ quan báo chí vẫn được gọi là hoạt động TTXH hoặc hoạt động cứu trợ, ủng hộ,

từ thiện

Theo chúng tôi, hoạt động TTXH trên báo chí nghĩa là báo chí thực hiện các chức năng vốn có của mình trong lĩnh vực Đó là tuyên truyền, phản ánh, thông tin, cổ vũ về các hoạt động TTXH cũng như khơi dậy lòng hảo tâm của cộng đồng Đồng thời, bằng công cụ và sức mạnh thông tin, báo chí lên án, đấu tranh với những cái ác, bảo vệ người yếu thế trong xã hội Ngoài ra, bằng uy tín của mình, cơ quan báo chí thực hiện các cuộc vận động và trực tiếp tổ chức thực hiện luôn các sự kiện TTXH đó Với cách thức này, báo chí là người tuyên truyền, cổ vũ và trực tiếp thực hiện các hoạt động CTX nếu có thể

Như vậy, nếu đưa ra một khái niệm một cách tương đối về hoạt động TTXH trên báo chí, cần phải có cách tiếp cận cụ thể, ở góc độ chuyên môn,

Trang 17

nghiệp vụ báo chí Theo chúng tôi, hoạt động TTXH trên ở cơ quan báo chí

có thể hiểu như sau:

Hoạt động TTXH trên báo chí nghĩa là các hoạt động thông tin, phản ánh, tổ chức các sự kiện mang tính xã hội… nhằm mục đích bảo vệ,

hỗ trợ người yếu thế trong xã hội

1.2 Vai trò của phóng viên trong các hoạt động TTXH

1.2.1 Vai trò của báo chí nói chung

Có thể thấy, những năm gần đây, báo chí có một vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội Nếu bỏ qua những sai sót, những mặt tiêu cực có thể thấy, ngoài việc tham gia tuyên truyền, cổ vũ báo chí đã và đang trở thành một kênh phản biện xã hội mạnh mẽ Không những thế, báo chí còn đang thể hiện một vai trò như một chiếc cầu nối, một bà đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn

Trước hết phải thấy rằng, kế thừa và phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, “ Lá lành đùm lá rách” tốt đẹp của dân tộc, nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân đã có những việc làm thiết thực, đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Chính phủ Những hành động, việc làm của những tổ chức, cá nhân này xuất phát từ tấm lòng, từ tinh thần bao dung, chia sẻ trong mỗi cá nhân

Tuy nhiên, một khía cạnh khác ta có thể nhìn nhận xã hội đang phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đều có nhu cầu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm Chính vì vậy, góc độ khác, TTXH - từ thiện luôn phải gắn với báo chí, truyền thông để đạt được mục tiêu quảng bá thương hiệu, sản phẩm thông qua hoạt động tài trợ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị Bởi với mỗi việc hỗ trợ, dù là việc nghĩa, nhưng đổi lại, các nhà tài trợ được gì sau sự kiện đó? Họ có thể bỏ ra hàng

Trang 18

tỷ đồng để làm TTXH - từ thiện nhưng phía sau đó, họ cần được truyền thông nhắc đến, ghi nhận và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm

Và như vậy, báo chí chính là bà đỡ, là đơn vị thực hiện những yêu cầu, đôi khi là sự mặc cả, trao đổi với các nhà tài trợ

Ngoài ra, cũng có thể coi báo chí là một kênh thông tin, một cây cầu nối giữa nhà tài trợ với những mảnh đời khó khăn, hoạn nạn

Trên thực tế hiện nay, rất nhiều đơn vị, đặc biệt là các công ty truyền thông, khi tổ chức các sự kiện truyền thông thường gắn với TTXH Lấy ví

dụ một số đơn vị thường xuyên làm từ thiện thông qua Báo HNM như Tập đoàn Mai Linh đã sử dụng 5 tỷ đồng để tài trợ cho nông dân 16 tỉnh phía Bắc và miền Trung trong đợt rét đậm đầu năm 2008; Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Xây Dựng (HUD) cũng chi 7 tỷ để hỗ trợ các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai trong đợt lũ quét năm 2008 Rồi những đợt hỗ trợ nhỏ như công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh đô miền Bắc cũng chi

50 triệu tài trợ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong đợt trung thu năm 2008 tại xã Vĩnh Kiên, huyện Văn Chấn (Yên Bái); Tập đoàn Bảo Việt và Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential hàng năm chi từ 30 đến 50 triệu đồng tài trợ học bổng cho các em học sinh, sinh viên học khó vượt giỏi Như vậy, không thể phủ nhận sự đóng góp nhiệt tình của các đơn vị,

cá nhân khi tham gia vào các hoạt động công tác xã hội Tuy nhiên có thể thấy, hầu hết các hoạt động này đều thông qua cơ quan báo chí, thậm chí cơ quan báo chí là người đồng hành, là đơn vị tổ chức và bảo trợ thông tin cho các nhà tài trợ trong mỗi chiến dịch truyền thông của họ

Rồi cũng có thể thấy, hầu hết trong các sự kiện hỗ trợ, nhân đạo, báo chí luôn tham gia một cách đông đảo và đưa tin khá đậm nét Điều đó cho thấy, báo chí luôn là cơ quan đồng hành với các hoạt động từ thiện nhân

Trang 19

đạo Mặt khác, báo chí luôn được các đơn vị, các nhà tài trợ coi là công cụ truyền thông đắc lực Và việc tổ chức các sự kiện nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ, ủng hộ đôi khi chỉ được xem là cái cớ để đánh bóng thương hiệu, để quảng

bá sản phẩm thông qua sự kiện đó Và đương nhiên, để làm các chương trình đánh bóng thương hiệu thành công thông qua sự thành công của các

sự kiện TTXH, các đơn vị tài trợ luôn phải có cơ quan báo chí đứng bên cạnh để cổ vũ, làm cầu nối và bảo trợ thông tin Thậm chí, cách tạo sự kiện này hiện đang được nhiều đơn vị lạm dụng một cách thái quá, nhất là đối với các công ty đang trong quá trình xây dựng hình ảnh, thương hiệu

Đối với việc tuyên truyền cổ vũ, bằng chức năng nhiệm vụ và sức mạnh thông tin tạo dư luận, làm lay động tấm lòng độc giả, Báo HNM thường xuyên đăng tải thông tin về những hoàn cảnh gia đình khó khăn,

bệnh tật, ảnh hưởng chất độc da cam thông qua mục “Địa chỉ sẻ chia”, nay là "Nhịp cầu Trái tim nhân ái" Qua những thông tin từ bài báo, nhiều

bạn đọc đã đồng hành với báo, chia sẻ những khó khăn với những số phận

do báo nêu Và với những thông tin được báo nêu, Công ty cổ phần Thương mại Vincom là đơn vị luôn đồng hành với Báo HNM cam kết hỗ trợ các gia đình khó khăn được nêu trên báo, mỗi gia đình một xuất quà 500.000đ

Tại Báo LĐ, ngoài việc vận động, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị hoạn

nạn trong các đợt thiên tai, lũ lụt, tờ báo này cũng có chuyên mục “Tấm lòng vàng” nhằm phát hiện, phản ánh những cảnh đời khó khăn, bất hạnh

Thông qua các bài viết này, bạn đọc và các đơn vị hảo tâm có thể gửi tiền

hỗ trợ trực tiếp cho nhân vật trong bài viết hoặc thông qua Quỹ Tấm lòng vàng của Báo LĐ Như vậy, với mô hình hoạt động gần giống nhau, Báo

HNM và Báo LĐ đều hoạt động song song hai nhiệm vụ: phản ánh, tuyên truyền và trực tiếp tổ chức các hoạt động TTXH

Trang 20

Ngoài 2 tờ báo có ban chuyên trách, hiện nay hầu hết các tờ báo cũng tổ chức các sự kiện TTXH Tuy nhiên, những tờ báo không có ban chuyên trách chỉ tổ chức sự kiện từ thiện khi có những biến cố lớn, gây thiệt hại lớn cho đồng bào các vùng miền khác nhau

1.2.2 Vai trò của phóng viên

Có thể nói, để mỗi hoạt động TTXH của cơ quan báo chí được thực hiện một cách trơn tru, đạt hiệu quả cao là một phần công sức rất lớn của các phóng viên nói chung và phóng viên công tác xã hội nói riêng

Tại một số báo không có ban CTXH chuyên trách, mỗi sự kiện TTXH, phóng viên ở các ban được huy động để thực hiện các công tác vận động hỗ trợ, ủng hộ; lập kế hoạch chi tiết, liên hệ các địa điểm và tổ chức các các hoạt động TTXH Ở mỗi sự kiện dù lớn hay nhỏ, lãnh đạo cơ quan báo in, có thể là Tổng biên tập, phó tổng biên tập hoặc trưởng phòng, ban

sẽ luôn là người đóng vai trò chỉ đạo xuyên suốt cũng như luôn luôn xuất hiện tại hiện trường đại diện cho cơ quan báo chí

Đối với những sự kiện nhỏ hoặc sự kiện đột xuất, phóng viên sẽ vừa

là người thực hiện các bài viết phản ánh, vừa là người tổ chức thực hiện các hoạt động này Và tại những sự kiện nhỏ, đôi khi việc lập kế hoạch được bỏ qua Tất cả chỉ còn phụ thuộc vào đặc tính của sự kiện cũng như lịch công tác của lãnh đạo và phóng viên cơ quan báo chí Lấy ví dụ ở báo Công an nhân dân: Một số sự kiện TTXH nhỏ được huy động từ phóng viên các ban Thời sự, đôi khi từ ban Kinh tế hoặc bạn đọc, văn hóa xã hội Nghĩa là, ở thời điểm thực hiện hoạt động, tùy thuộc mảng việc phụ trách của ban nào, phóng viên của ban đó sẽ thực hiện bài viết và tổ chức các sự kiện đó Đôi khi đó cũng là sự phân công đột xuất của Ban Biên tập Điển hình là các lũ lụt, thiên tai, thảm họa, phóng viên của Ban Thời sự được điều đi viết bài

Trang 21

phản ánh, đưa tin về thảm họa Khi đó, nhằm kịp thời hỗ trợ đồng bào, phóng viên sẽ tổng hợp nhanh về tình hình thiệt hại, kết nối với các cơ quan chức năng để lãnh đạo cơ quan báo chí thực hiện các chuyến tặng quà, hỗ trợ cho những gia đình bị nạn trong các thảm họa đó

Tuy nhiên, ở một số cơ quan báo chí, mặc dù có Ban CTXH chuyên trách, nhưng đối với những sự kiện, sự việc mang tính khẩn cấp, phóng viên cũng vừa là người thực hiện bài viết, vừa là người trực tiếp tìm hiểu thông tin và đại diện cơ quan báo chí trao quà cho những người gặp nạn Điển hình là ở Báo LĐ, trong nhiều trận lũ, nhà báo Xuân Quang, một phóng viên của Ban Thời sự đã nhiều lần phải vật lộn với mưa gió, bão bùng, băng rừng, vượt lũ đến với đồng bào gặp nạn để viết bài phản ánh, kêu gọi sự chia sẻ của cộng đồng Cùng với nhiệm vụ của một phóng viên

thời sự, anh cũng chính là người đại diện cho "Quỹ Tấm lòng vàng" của

Báo LĐ, trao tặng những phần quà, hỗ trợ của Quỹ cho đồng bào hoạn nạn

Cụ thể như vụ lũ quét xảy ra năm 2005 tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, Yên Bái Để vào được Cát Thịnh, nhà báo Xuân Quang và phóng viên nhiếp ảnh Kỳ Anh đã phải vượt qua những cung đường bùn với đầy những nguy hiểm, rủi ro vào với đồng bào bị nạn để viết bài phản ánh và

trao 30 triệu đồng cho những gia đình bị nạn từ "Quỹ Tấm Lòng vàng"

Cũng trong đợt lũ lụt đó, Báo HNM cử phóng viên Anh Tuấn lên đường viết bài ngay trong đêm xảy ra lũ quét Và đến chiều hôm sau, khi bài viết của phóng viên Anh Tuấn được đăng tải trên Báo HNM cũng là lúc phóng viên Mai Trang ( phóng viên Ban CTXH) lên đường mang theo 30 triệu

đồng của Bạn đọc Báo HNM ủng hộ đồng bào vùng lũ

Trong một số trường hợp khác, đối với những hoạt động TTXH lớn,

có tính chuẩn bị kỹ càng và có sự tham gia, đại diện của lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên chính là người chuẩn bị chu đáo mọi khâu, từ việc lên

Trang 22

ý tưởng, lập kế hoạch chi tiết và liên hệ, kết nối các khâu với nhau Điển hình như hoạt động cứu trợ những gia đình nạn nhân tử nạn trong cơn bão Chanchu ngoài biển khơi năm 2006 Thời điểm này, sau khi bão xảy ra trên biển 1 ngày làm hơn 100 người chết và mất tích, công tác cứu hộ của các

cơ quan chức năng mới được triển khai Lúc này, các phương tiện thông tin đại chúng mới có được những thông tin đầu tiên về cơn bão cũng như thiệt hại về người và tài sản do bão biển gây ra Lúc này, các hoạt động cứu trợ những gia đình bị nạn cũng mới được các báo triển khai

Tại Báo LĐ, phóng viên sau khi có mặt, tìm hiểu thông tin và có báo cáo sơ bộ về tòa soạn Sau khi có những thông tin đầu tiên này cùng với sự

tổ chức, sắp xếp của phóng viên, lãnh đạo Báo LĐ mới tổ chức lên đường mang theo tiền hỗ trợ ban đầu cho các gia đình nạn nhân Riêng đối với Báo HNM, ngay sau khi có thông tin đầu tiên về cơn bão, phóng viên Báo HNM đã được giao nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết về công tác cứu trợ cũng như viết bài phản ánh về hậu quả của cơn bão Chỉ sau hơn 3 giờ đồng hồ

để lên kế hoạch và chuẩn bị phương tiện, phóng viên Báo HNM đã lên đường mang theo hơn 30 triệu tiền mặt để hỗ trợ gia đình những người bị nạn tại Đà Nẵng Tuy nhiên, số người bị nạn do bão biển ở nhiều vùng khác nhau như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định chỉ trong ngày đầu tiên

có mặt tại Đà Nẵng, phóng viên Báo HNM đã có những báo cáo cụ thể về tình hình thiệt hại do bão Lãnh đạo Báo HNM đã quyết định trích thêm tiền mặt gửi qua đường tài khoản cá nhân để trao tặng trực tiếp cho các hộ gia đình gặp nạn Đồng thời, thông qua sự vận động kêu gọi ủng hộ, bạn đọc gửi tiền về báo đến đâu, tòa soạn lại gửi tiền mặt vào cho phóng viên thực hiện công tác cứu trợ tới đó Như vậy, trong cùng một sự kiện, mặc dù cùng là hoạt động cứu trợ, từ thiện nhưng hai báo đã có hai cách thực hiện khác nhau Tuy nhiên, dù cách này hay cách khác, phóng viên vẫn là người

Trang 23

có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện hầu hết các khâu

để TTXH của báo được thành công như mong muốn

Một trong những trường hợp khác có sự tham gia của lãnh đạo tòa soạn báo đối với những hoạt động công tác xã hội, đó là đợt quyên góp,

ủng hộ cuộc vận động " Lửa ấm về các miền quê" do Báo HNM vận động

và thực hiện đầu năm 2008 Thời gian đó, sau đợt rét đậm, rét hại, hàng trăm nghìn trâu, bò của nông dân các tỉnh phía Bắc và miền trung chết hàng loạt Ngay lập tức, phóng viên đã có sự thống kê và báo cáo Ban Biên tập Nhận được thông tin về thiệt hại, được sự hỗ trợ của Tập đoàn Mai Linh, Báo HNM đã có 5 tỷ đồng ( tương đương 1.000 con trâu) để tặng đồng bào

bị thiệt hại do thời tiết Công việc lập tức được giao cho phóng viên lên kế hoạch, triển khai thực hiện Một lần nữa, phóng viên đã phải thống kê một cách chính xác số thiệt hại của từng tỉnh Căn cứ trên số liệu xác thực, phóng viên đã lập kế hoạch phân bổ kinh phí cho 16 tỉnh bị thiệt hại Trong

đó, mức hỗ trợ cho các tỉnh bị thiệt hại thấp nhất là 80 triệu đồng, nhiều nhất là 350 triệu đồng

Đây là một việc khó đối với phóng viên bởi có những vùng, những cung đường phóng viên chưa từng đi qua Vì vậy, việc lên lịch trình chính xác là vô cùng khó khăn Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của nhiều người, tham khảo ý kiến của các báo địa phương, kế hoạch cũng đã được lập một cách chuẩn xác với lịch trình gần 30 ngày

Sau khi được sự nhất trí của Ban Biên tập về kế hoạch, Phóng viên bắt đầu thực hiện công việc liên hệ với các báo hoặc trực tiếp tới UBND các tỉnh được hỗ trợ nhằm thống nhất kế hoạch Sau khi đã thống nhất được

kế hoạch ( Thời gian, địa điểm, phương thức tổ chức), phóng viên tiếp tục làm các thủ tục tạm ứng tiền, chuyển tiền về các địa phương cũng như tạm ứng tiền để lo công tác hậu cần cho đoàn công tác, chuẩn bị phương tiện đi

Trang 24

lại cho đoàn Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất, lãnh đạo báo và các phòng ban liên quan cùng lên đường thực hiện chuyến công tác Với những chương trình lớn này, công tác chuẩn bị hậu cần là vô cùng quan trọng Do

đó, công tác chuyên môn như viết bài, chụp ảnh được phân công cho một vài phóng viên khác

Như vậy có thể thấy, trong các hoạt động TTXH, từ hoạt động mang tính chuyên môn đến những hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội, vai trò của phóng viên luôn được thể hiện một cách đậm nét Từ việc viết bài, phản ánh đến việc tìm đối tượng bị thiệt hại nặng, quyết định hình thức hỗ trợ cũng như đại diện cho cơ quan báo chí trao lại sự ủng hộ của bạn đọc, các tấm lòng hảo tâm cho người bị nạn

1.3 Các phương thức hoạt động TTXH của phóng viên

Có thể nói, trong hoạt động của phóng viên CTXH báo in có 2 nhiệm

vụ chính Đó là hoạt động chuyên môn và hoạt động TTXH như kêu gọi, vận động ủng hộ; tổ chức tiếp nhận và tổ chức - thực hiện các chuyến công tác nhằm thay mặt nhà hảo tâm chuyển quà đến tận tay những hoàn cảnh éo

le, kém may mắn và hoạn nạn

1.3.1 Hoạt động chuyên môn

Cũng giống như các phóng viên báo chí khác, phóng viên CTXH có một mảng chuyên môn riêng theo dõi, đưa tin phản ánh Đó là các tổ chức

từ thiện xã hội nhà nước, các quỹ thuộc các tổ chức đoàn thể, các hệ thống trung tâm bảo trợ xã hội, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan như: hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em từ TƯ đến các địa phương, Hội chữ thập đỏ từ

TƯ đến địa phương; Mặt trận tổ quốc từ TƯ đến địa phương; các trung tâm bảo trợ xã hội; Trung tâm Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật;

Trang 25

trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, các làng trẻ; các tổ chức xã hội từ thiện phi chính phủ; các tổ chức xã hội từ thiện tư nhân

Với việc theo dõi này, phóng viên sẽ phản ánh kịp thời các hoạt động

hỗ trợ người nghèo, người yếu thế của các tổ chức xã hội, từ thiện Hơn thế, thông qua các hoạt động của các tổ chức này, phóng viên sẽ phản ánh các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hỗ trợ người yếu thế một cách kịp thời Bên cạnh đó, với việc nắm chắc chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nắm chắc các phương thức hoạt động của các chương trình hỗ trợ người yếu thế, phóng viên sẽ tìm ra những điểm bất cập trong chính sách cũng như công tác tổ chức thực hiện ở các tổ chức này Từ đó, phóng viên vẫn có thể thực hiện những bài viết, bài phóng sự, thậm chí là điều tra nhằm hỗ trợ chính sách đi vào cuộc sống nhanh hơn, thiết thực hơn

Một điểm rất đáng chú ý đối với hoạt động chuyên môn của phóng viên CTXH, đó là việc tìm tòi, phản ánh các hoàn cảnh khó khăn, thương tâm nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp, hỗ trợ các hoàn cảnh yếu thế

này Báo HNM với mục "Địa chỉ sẻ chia" ( khi mới thành lập) và được đổi

tên thành "Nhịp cầu Trái tim nhân ái" ( năm 2009), hàng năm đã đưa tin,

phản ánh từ 90 đến 100 hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ Từ khi ra đời năm 2005 đến hết tháng 6 năm 2010, chuyên mục này đã đưa tin cho hơn 500 hoàn cảnh khó khăn và nhận được sự hỗ trợ lên đến 1,5 tỷ đồng Ngoài ra, sau khi báo đưa tin, nhiều tổ chức, cá nhân đã trực tiếp ủng hộ cho các gia đình mà không thông qua báo, không thông tin lên báo Số tiền này Báo HNM thậm chí không kiểm soát được Điển hình là trường hợp của em Nguyễn Văn Thường, thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà

Nội, một cậu bé 9 tuổi bị suy thận nặng Sau khi Báo HNM có bài :" Xin hãy cứu bé Thường" đăng trên mục "Nhịp cầu Trái tim nhân ái" trang 6,

Trang 26

ngày 13 tháng 4 năm 2010, nhiều bạn đọc thông qua Báo HNM đã ủng hộ

em Thường gần 53,2 triệu đồng Bên cạnh đó, nhiều tổ chức cá nhân ủng

hộ trực tiếp gia đình với số tiền 56 triệu đồng Như vậy, có thể thấy, với những tin, bài phản ánh thông qua các chuyên mục cố định, phóng viên TTXH đã hỗ trợ rất nhiều cho các gia đình khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội

Bên cạnh việc theo dõi, đưa tin thường xuyên, phóng viên Ban TTXH cũng có những chuyến công tác cứu trợ, kết hợp với việc viết bài phản ánh về công tác hỗ trợ, cứu trợ của các tổ chức cá nhân Đặc biệt là hoạt động cứu trợ của báo đã tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân, bạn đọc khi ủng hộ người nghèo, người hoạn nạn thông qua báo Với những chuyến công tác này, phóng viên đã thực hiện song hành hai nhiệm vụ đó là: Tổ chức hoạt động cứu trợ hỗ trợ và tìm hiểu thông tin, viết bài phản ánh

Với phương cách hoạt động tại từng sự kiện này, có thể tham khảo bài viết của tác giả Bảo Chân, đăng trên Báo HNM nhân kỷ niệm 21-6 năm

2007 để hiểu hơn nhiệm vụ của phóng viên TTXH

***

Nhà báo “từ thiện xã hội” – Họ là ai?

Có lẽ trong tâm thức nhiều người chỉ biết rằng: nhà báo là những người chuyên đi “săn” tin nóng, viết bài phản ánh biểu dương hoặc phê bình, chống tiêu cực Song, bên cạnh những phóng viên chuyên nghiệp

ấy, còn có một đội ngũ phóng viên cũng chuyên nghiệp, nhưng không chuyên môn về từ thiện xã hội Cũng có mặt ở nhiều “điểm nóng” nhưng ngoài công việc khai thác thông tin, viết bài, họ còn thực hiện những hoạt động xã hội như cứu trợ, thăm hỏi, động viên, kêu gọi trợ

Trang 27

Chuyên nghiệp nhưng trái chuyên môn

Cho đến bây giờ, có lẽ chưa có một loại giáo trình, giáo án nào dạy hoặc đề cập đến đội ngũ nhà báo làm từ thiện xã hội Giả hoặc, một số trường có đào tạo ngành học TTXH như Đại học khoa học xã hội Nhân văn, Đại học Lao động xã hội cũng chỉ đào tạo như một thứ nghề dịch vụ mới và mới được Bộ Giáo dục và đào tạo công nhận mã số đào tạo từ cuối năm 2004 Chính vì vậy, đối với nhiều người, TTXH nó còn là một cái gì lạ lẫm lắm

Theo từ điển Xã hội học của Nhà xuất bản Thế giới thì CTXH là một thứ dịch vụ được chuyên môn hoá để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt như trợ giúp khủng hoảng gia đình, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm sóc người nghèo Với những ý nghĩa to lớn như vậy, lần giở lại lịch

sử mới thấy, các hoạt động TTXH đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 Nó gắn liền với các hoạt động của phong trào phụ nữ tiểu tư sản Châu Âu Vì vậy, CTXH được coi là một thứ “chuyên môn” dành cho phụ nữ

Sở dĩ phải dài dòng như vậy để thấy rằng, hoạt động TTXH bao hàm

ý nghĩa rất rộng Những năm gần đây, với xu thế phát triển của xã hội, ranh giới giàu nghèo ngày càng rõ, khủng hoảng gia đình xuất hiện ngày càng nhiều thì càng cần đến vai trò của những người làm TTXH Nắm bắt được những vấn đề nảy sinh trong xã hội, có thể nói, nhà báo là những người đi tiên phong trong các hoạt động công tác xã hội này Chính vì vậy,

đã xuất hiện ngày càng nhiều các phóng viên TTXH ( ở hầu hết các báo), nhưng chỉ ở một vài tờ như Báo LĐ, Hànộimới, Đại đoàn kết, Tiền phong là có vẻ “chuyên môn” hơn cả Nói thì nói vậy, nhưng họ đều là những người được đào tạo làm báo chuyên nghiệp và làm TTXH chỉ như một thứ nghề tay trái Tuy thế, chỉ tính trong 2 năm gần đây, hoạt động TTXH của Báo HNM đã vận động quyên góp, ủng hộ các gia đình khó khăn với số

Trang 28

tiền lên đến hàng tỷ đồng Ngoài ra, với sự tài trợ, giúp đỡ của các đơn vị như Cty Cổ phần Vincom, CTy Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Quỹ vì cộng đồng Unilever, Cty BAT, Cty Thương mại và vận tải Việt Anh cùng nhãn hàng Mum Beer Báo HNM đã tổ chức thực hiện được hàng trăm dự án xoá đói, giảm nghèo tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, các tỉnh Điện Biên, Hải Phòng, Bắc Giang

Và kỷ niệm về một chuyến công tác đặc biệt

Đến bây giờ, có lẽ những phóng viên TTXH của Báo HNM vẫn không thể quên những chuyến công tác vô cùng đặc biệt của mình Hầu hết,

đó là những chuyến công tác đột xuất theo thời tiết Nói thế cũng chẳng ngoa chút nào khi mà, hễ chỗ nào có bão lụt, thiên tai là họ có mặt Với những phóng viên bình thường, họ có mặt để chứng kiến, lấy tư liệu và viết bài Nhưng với phóng viên TTXH, ngoài việc viết bài, phản ánh, họ còn có một nhiệm vụ vô cùng đặc biệt: đó là thực hiện công tác cứu trợ

Một trong những chuyến công tác đặc biệt ấy đối với phóng viên TTXH của Báo HNM ấy là khi cơn bão Chan chu xảy ra hồi cuối năm

2006 Khi ấy, nhận nhiệm vụ, phóng viên lập tức lên đường Hành trang mang theo khi ấy ngoài đồ nghề tác nghiệp như máy ảnh, máy ghi âm, máy tính, sổ sách, quần áo còn có một thứ vô cùng quan trọng Đó là tiền cứu trợ Bởi ngay khi bão xảy ra, Báo HNM cùng bạn đọc đã kịp quyên góp một số tiền kha khá, nhằm kịp thời giúp người dân vùng bão ( khi ấy là những ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi) vượt qua những khó khăn trước mắt Và Đà Nẵng là điểm đặt chân đầu tiên của phóng viên, cũng là nơi con tàu chở thi thể các ngư dân bị nạn trong bão sẽ cập cảng Tuy không được ấn định trước, nhưng có thể hình dung về lịch làm việc của phóng viên TTXH thế này:

Ngày thứ nhất:

Trang 29

18h, vừa chân ướt chân ráo tới Đà Nẵng tìm chỗ trọ, phóng viên lập tức lao ngay ra cầu cảng sông Hàn Một không khí tang thương bao trùm cả cầu cảng vì nước mắt pha lẫn tiếng khóc than Hàng chục nghìn người đang tập trung quanh khu vực cảng Đâu đó, có tiếng người hớt hải :” Không biết bao giờ tàu mới vô?”

21h, sau khi đã nối máy được với các cơ quan chức năng và được sự

hỗ trợ của báo Đà Nẵng, phóng viên đã có bản tin đầu tiên chuyển về toà soạn

Ngày thứ 2:

6h sáng, phóng viên Hànộimới đã có mặt ở cầu cảng mặc dù đêm trước 22h mới được đi ăn; 23 h mới “mò” được về chỗ trọ Sau khi rà soát lại thông tin, phỏng vấn nhanh các cơ quan chức năng và người dân trong khu vực, phóng viên lại tiếp tục liên hệ với MTTQ các quận, huyện có người bị nạn để chuẩn bị thực hiện công tác cứu trợ

14h, chuyến tàu đầu tiên chở các thi thể ngư dân trở về Giữa trời nắng chang chang của miền Trung, cùng mùi tử thi đã đến kỳ phân huỷ, các phóng viên vẫn tác nghiệp Nhiều phóng viên không chịu nổi sự nắng nóng

và ngùn ngụt mùi tử khí đã phải ôm bụng lao ra ngoài

19h, đầy đủ các thông tin liên quan về các nạn nhân, công tác khắc phục hậu quả của cơ quan chức năng đã được phóng viên truyền về toà soạn Nhưng ngoài cầu cảng, hàng chục nghìn người vẫn đang chờ đón những chuyến tàu tiếp theo dần vào bờ

Ngày thứ 3:

Một số gia đình đã xác định được thông tin chính xác về thân nhân gặp nạn trong bão Những thiệt hại ban đầu về cơn bão đã được thống kê Tiền cứu trợ từ Báo HNM đã vào đến nơi Công tác cứu trợ bắt đầu Trong khi phóng viên báo bạn tha hồ nhẩn nha tìm kiếm thông tin “độc” thì phóng

Trang 30

viên TTXH lại đi tìm địa chỉ để tặng quà, hỗ trợ cho đúng đối tượng Chỉ trong một buổi chiều, phóng viên đã đi tận nơi, tặng từng địa chỉ các gia đình gặp nạn theo yêu cầu của bạn đọc khi ủng hộ thông qua Báo HNM

17h, mọi thông tin diễn biến về công tác khắc phục hậu quả sau bão, công tác hỗ trợ, an táng những ngư dân xấu số vẫn được truyền về toà soạn đúng giờ Sáng hôm sau, bạn đọc Báo HNM vẫn theo dõi được những thông tin liên quan đến cơn bão Chan chu

Ngày thứ 4:

Phóng viên TTXH Báo HNM đã có mặt ở Nghĩa An, Quảng Ngãi, một trong những địa phương có số người thiệt mạng nhiều nhất, kịp đón những thi thể ngư dân trở về đất liền Không khí tang thương bao phủ cả làng chài 19 người thiệt mạng thì chỉ 1 người tìm thấy xác

13h, việc đón những chuyến tàu đầu tiên mới hoàn tất Đói và mệt,

cả nhóm công tác đi hàng chục cây số mới tìm được quán ăn

14h30, công tác cứu trợ lại được tiếp tục tại một số gia đình và tại một số đoàn thể, chính quyền địa phương

18h30, những thông tin về cơn bão, công tác khắc phục, cứu hộ cứu nạn tại Quảng Ngãi vẫn được truyền về toà soạn đúng giờ

Trang 31

san sẻ được một phần gánh nặng cho những gia đình gặp nạn, những gia đình còn khó khăn

do bão ở miền Trung là huyện Tu-mơ-rông của tỉnh Kon Tum Tại đây, cùng với việc phản ánh những thiệt hại nặng nề do bão gây ra, kêu gọi sự

hỗ trợ, ủng hộ của bạn đọc, phóng viên Quang Hiệu cũng đã mang theo 30 triệu đồng cùng với mỳ tôm, quần áo, kịp thời chuyển đến tận tay bà con đồng bào gặp nạn nơi đây

Như vậy, có thể nói, phóng viên TTXH luôn luôn thực hiện song hành hai nhiệm vụ: viết bài tuyên truyền phản ánh đồng thời trực tiếp thực hiện luôn các hoạt động TTXH của cơ quan báo chí

1.3.2 Hoạt động cộng đồng

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn thường xuyên, có thể nói hoạt động cộng đồng của phóng viên từ thiện xã hội là một nhiệm vụ rất quan trọng Các hoạt động TTXH của cơ quan báo chí có hiệu quả, gây được sự quan tâm của độc giả hay không phụ thuộc rất lớn vào các phóng viên TTXH

Trang 32

Đối với Báo HNM, tính trung bình mỗi năm, cơ quan này tổ chức khoảng 20 sự kiện với quy mô khác nhau Một số sự kiện mang tính chất cố định như: Lễ trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi do Công

ty tài chính Bảo Việt tài trợ; Lễ trao học bổng cho sinh viên khuyết tật vượt khó do Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential tài trợ; Lễ trao quà hỗ trợ cho

các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn đăng trên chuyên mục "Nhịp cầu Trái tim nhân ái" mỗi năm 2 đợt do Công ty cổ phần thương mại

Vincom tài trợ; Tặng quà hỗ trợ người dân các huyện nghèo đón Tết Nguyên Đán ở Mỹ Đức, Sóc Sơn Ngoài ra, Báo HNM thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính chất không định kỳ, tùy thuộc vào tình hình kêu gọi vận động cũng như tình hình thiên tai của năm

Cụ thể như năm 2008, ngoài 4 sự kiện mang tính chất định kỳ, Báo

HNM đã thực hiện một số chương trình lớn như: Cuộc vận động "Lửa ấm

về các miền quê" ủng hộ đồng bào 16 tỉnh phía Bắc và miền Trung bị ảnh

hưởng bởi rét đậm, rét hại do Tập đoàn Mai Linh tài trợ; tổ chức chương trình hỗ trợ, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão lũ tại Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang do nhiều đơn vị ủng hộ tài trợ; tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em vùng lũ tại xã Vĩnh Kiên, huyện Văn Chấn, Yên Bái do Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc tài trợ; tổ chức hỗ trợ người dân thủ đô bị thiệt hại do mưa lũ tháng 11 năm 2008 tại các huyện Thanh Trì, Đan Phượng, Chương

Mỹ, Mỹ Đức, Hoài Đức do nhiều đơn vị tài trợ trong đó có Tổng công ty phát triển nhà - Bộ Xây dựng ( HUD), Mạng lưới tình nguyện Ấm áp tình thương, mạng lưới Chia sẻ tình thương; phối hợp với webtretho tặng quà tại Đoan Hùng, Phú Thọ và Cán Tỷ, Hà Giang

***

Trang 33

* Tiểu kết chương 1

Công tác từ thiện xã hội ngày càng được các cơ quan báo chí coi trọng và xem đó như một nhiệm vụ chính trị, xã hội của báo Chính vì thế, việc hình thành các ban CTXH, ban TTXH với nhiệm vụ chuyên môn báo chí và nhiệm vụ tổ chức các hoạt động TTXH là điều cần thiết

Tuy nhiên, đây là một công việc nặng nề, đòi hỏi người phóng viên TTXH phải tỉ mỉ, có trách nhiệm, nhiệt tình và đặc biệt là có tâm với nghề Bởi chỉ có như thế, phóng viên TTXH mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của

cơ quan báo chí giao phó cũng như thực hiện được các sự kiện có hiệu quả nhất; người nghèo, người kém may mắn mới có nhiều cơ hội được trợ giúp,

cả về vật chất lẫn tinh thần

Ngoài ra, những nhà báo viết về các hoạt động TTXH cũng phải là người có nghiệp vụ vững vàng Bởi chính thông qua các bài viết xúc động, giàu hình ảnh, hoạt động ủng hộ, hỗ trợ từ phía bạn đọc, các tấm lòng hảo tâm mới được khơi dậy đúng lúc, đúng tầm Từ đó, các hoạt động TTXH của cơ quan báo chí mới phát huy tác dụng, tạo được hiệu ứng vì người nghèo trong cộng đồng Đây là nhiệm vụ quan trọng song cũng thể hiện rõ vai trò, ý thức trách nhiệm của mỗi nhà báo vì cộng đồng

Trang 34

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA

PHÓNG VIÊN BÁO HÀ NỘI MỚI

2.1 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Báo HNM

Sau Giải phóng thủ đô ( 10-10-2954), trở về tiếp quản Thủ đô, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhận thấy rằng, cần phải củng cố hệ thống báo chí thủ đô Đặc biệt, nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền với sự thông tin phong phú, đa chiều của Thành ủy Hà Nội, Báo HNM ra đời từ sự sát nhập

giữa hai tờ báo uy tín nhất lúc bấy giờ là tờ “ Thủ đô Hà Nội” và tờ “Thời

mới” Đó là ngày 24-10-1957

2.1.1 Lịch sử ra đời, phát triển của Báo HNM

Theo cuốn “50 năm Báo HNM xuất bản hàng ngày” xuất bản tháng

7 năm 2007 nhân kỷ niệm 50 năm số Báo HNM hàng ngày ra số đầu tiên [

2, tr12]: sau cách mạng Tháng Tám có nhiều xu hướng báo chí khác nhau Báo cộng sản và thân cộng sản đấu tranh quyết liệt với các tờ tay sai cho các thế lực ngoại xâm” Thời kỳ này, “có khoảng 70 tờ báo ra công khai,

trong đó có 14 nhật báo Giữa những Công dân, Công luận, Hà Nội tân văn, Ngày mới, Thời mới tờ Tia sáng của chủ nhiệm kiêm chủ bút Ngô

Vân, do Phạm Trung Phổ quản lý nổi bật lên về hình thức cũng như nội dung Các chuyên mục hợp với đời sống đô thị, nhiều nội dung mới mẻ khác khiến số độc giả đặt báo thường xuyên lên đến 4.000 Đến khi hiệp

định Geneve ký kết, Tia sáng đình bản

Nhưng với chủ trương khi vào tiếp quản phải tổ chức ngay cho thành phố những hoạt động duy trì đời sống đô thị, từ đầu tháng 8-1954, Ban

Trang 35

Quân quản mời nhà báo Hiền Nhân ra vùng tự do bàn bạc, tìm cách giữ cơ

sở của Tia sáng lại Nhờ thế, cơ sở vật chất, máy in không bị chủ đem

vào nam Và đến ngày 11- 10-1954, tức là chỉ một ngày sau khi năm cửa ô

nở hoa đón chào đoàn quân chiến thắng, tờ báo Thời mới đã ra số đầu tiên

từ cơ sở vật chất của tờ Tia sáng Chủ nhiệm tờ báo là ông Hiền Nhân, chủ

bút là ông Trần Hà, tòa soạn ở 38 đại lộ Gia Long ( nay là Bà Triệu), báo ra

4 trang khổ trung bình Lúc đó, các chuyên mục mới được xây dựng rất hợp

với mối quan hệ xã hội lúc đó như : Dân nghĩ, dân nói; Diễn đàn xây dựng; Mối ngày một chuyện ( chuyên mục gìn giữ và phát triển cho đến tận ngày hôm nay) So với các tờ báo thời bấy giờ, Thời mới có lối thông tin hai

chiều Các sự kiện chủ trương, chính sách từ phía chính quyền “từ trên xuống” cho đến cuộc sống tâm tư, nguyện vọng cúa người dân bình thường nhất “từ dưới lên” đều được thể hiện, tuy bài vở còn dài Sắc thái đó chính

là cơn cớ để người Hà Nội yêu mến nó

Sau khi tờ Thời mới ra đời một thời gian ngắn, tháng 7-1955, tờ báo

tư nhân Hà Nội hàng ngày cũng xuất bản số đầu tiên với 4 trang, khổ trung bình (52x41cm) do hai ông Nguyễn Đức Thuyết và Trúc Đường phụ trách Được một thời gian ngắn, tờ báo lại được sang tay cho ông Nguyễn Đức Mưu làm chủ nhiệm và ông Nguyễn Phương làm chủ bút Đến năm 1957,

Sở Báo chí cử nhà báo có tên tuổi của Hà Nội thời đó là Phùng Bảo Thạch sang làm chủ nhiệm, nhà báo Lưu Động làm chủ bút Với hai nhà báo giỏi

của Hà Nội lúc đó, tờ Hà Nội hàng ngày đã nổi bật với cuộc sống thủ đô với những phần như Rao vặt, tin tức, bài vở đô thị Đây là quá trình vươn

lên đáp ứng nhu cầu của giai đoạn sau giải phóng, xã hội cần thông tin, lãnh đạo cần truyền đạt Cách tồn tại hai tờ báo riêng của Hà Nội cho thấy

sự mềm dẻo cần thiết của lãnh đạo thành phố Và Thời mới cũng như Hà Nội hàng ngày trong giai đoạn Thủ đô mới giải phóng đã “cắm” được

Trang 36

những cột mốc riêng xuống lịch sử báo chí Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung

Tuy nhiên, sau giải phóng Thủ đô năm 1954, nhiều nhiệm vụ mới được đặt ra vừa nặng nề, vừa cấp bách phải giải quyết ngay Những diễn biến trên địa hạt văn hóa tư tưởng bắt đầu nảy ra nhiều xu hướng, nhu cầu

Tỏ thái độ định hướng với những cái đó để đạt đến sự thống nhất cần thiết, đúng đắt là một yêu cầu không thể thiếu đối với thành ủy Đương nhiên, cơ cấu, nội dung, mục đích của hoạt động báo chí không thể không có sự thay đổi Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với báo chí là không phải bàn cãi

Có điều nó phải thực hiện trên một lộ trình, không thể nóng vội, cắt giai đoạn Song, trên địa bàn Thủ đô lúc bấy giờ có 3 tờ nhật báo nhưng chỉ có

Nhân Dân là không phải báo tư nhân nhưng lại thông tin về các chủ trương lớn của Đảng và phải ánh thông tin trên khắp cả nước Hai tờ còn lại là Hà nội hàng ngày và Thời mới tuy phản ánh sát với đời sống Hà Nội lúc đó

nhưng lại là báo tư nhân, không thể sử dụng làm công cụ của Thành ủy Hà Nội Vậy là một tờ báo chính thống ra đời theo Nghị quyết số 93-ĐBHN

ngày 26-2-1957 Đó là tờ Thủ đô, lấy trụ sở tại số 6 đường Hai Bà Trưng

Và đến ngày 24-10-1957, tờ báo Thủ đô ra số đầu tiên, được xuất bản hàng

ngày và in một mầu trên khổ 30x40 cm

Một năm sau ngày tờ báo Thủ đô ra số đầu tiên, năm 1958, cuộc đấu

tranh ý thức hệ vô sản và tư sản trở nên gay gắt, để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng và sử dụng tốt hơn nữa vũ khí báo chí, Thành ủy Hà Nội

chủ trương hợp nhất tờ Thủ đô với tờ Hà Nội hàng ngày Cơ quan chủ quản

tất nhiên là Thành ủy Hà Nội Đề xuất được gửi lên báo cáo Bộ Chính trị

và được Bác Hồ trực tiếp xem xét và hoan nghênh Việc hợp nhất diễn ra

nhanh chóng và tờ báo được mang tên mới: Thủ đô Hà Nội, vẫn lấy trụ sở

Trang 37

tập Báo ra 4 trang với khổ lớn trước: 40x60 Các số đặc biệt ra ngày lễ tết,

chủ nhật được in 2 màu Như vậy, thời kỳ này, ở Hà Nội, ngoài tờ Nhân

dân thì còn 2 tờ báo xuất bản hàng ngày là Thủ đô Hà Nội và Thời mới

Đối với tờ Thời mới, đến năm 1961, tờ báo này đã được sang tay cơ quan chủ quản mới là Ủy ban TƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đứng chung

hàng với các tờ báo Độc Lập, Cứu quốc, Phụ nữ Việt Nam Ban lãnh đạo

tờ Thời mới lúc này là nhà báo Hiền Nhân làm chủ nhiệm, nhà báo Nguyễn

Ngọc Kha là chủ bút, nhà báo Lê Tam Kính là phó chủ bút Nhưng đến cuối năm 1967, một cuộc hợp nhất giữa một tờ báo của Thành ủy Hà Nội với tờ báo của Ủy ban TƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã diễn ra một cách

nhanh chóng Lúc này, tờ báo Thủ đô Hà nội đã được chuyển trụ sở về 44

Lê Thái Tổ, một tòa báo cũ của Pháp là tờ L’Avenir du Tonkin Vì vậy, sau khi hợp nhất, măng – séc mới chính thức ra đời với cái tên Hànộimới do

một thành ủy viên phụ trách là ông Dương Ngà Sau một thời gian ngắn, ông Hồng Lĩnh về thay cho đến năm 1988 Ông Đinh Nho Khôi, tổng biên

tập tờ Thủ đô Hà Nội chuyển về hội Nhà báo Việt Nam; ông Hiền Nhân,

chủ nhiệm tờ Thời mới về Mặt Trận tổ quốc Việt Nam Tờ Báo HNM đã

chọn ra số đầu tiên với măng – séc này vào ngày 25-1-1968 Đây cũng là số Tết năm Mậu Thân Và cũng từ đây, tên Báo HNM chính thức xuất hiện

Trải qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành với hai tờ báo tiền

thân là Thời mới và tờ Thủ đô, Báo HNM đã có những bước phát triển vượt

bậc đáng kể Điểm qua các giai đoạn phát triển của Báo HNM , từ sau đất nước thống nhất năm 1975, một thời gian liên tiếp, Báo HNM đăng tải nhưng chỉ thị, Nghị quyết của TƯ Đảng và của thành ủy Hà Nội Đặc biệt, Báo HNM rất chú ý đăng những kinh nghiệm công tác thực tiễn, nhất là mặt kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; biểu dương gương người tốt, việc

Trang 38

tốt; mở rộng việc đăng ý kiến của nhân dân lao động đối với các vấn đề của đất nước

Là diễn đàn của nhân dân Thủ đô, nhiều mục dành cho bạn đọc đã

được Báo HNM mở ra như ý kiến khách hàng, ý kiến giáo viên, Diễn đàn văn hóa, Diễn đàn thanh niên, Bạn đọc viết nhân ngày kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô, Tiếp thu phê bình, Trả lời bạn đọc Hầu hết các chuyên mục đã được bạn đọc Thủ đô đón đọc và góp ý kiến sôi nổi

Sang khoảng năm 1984, đất nước nói chung, thủ đô nói riêng đứng trước những vấn đề kiến quốc, dân sinh vô cùng ngặt nghèo Chế độ bao cấp, kế hoạch hóa duy ý chí đã khiến những người làm báo đảng Thủ đô phải chủ động tìm tòi, đổi mới Tuy nhiên, phải đến sau Đại hội Đảng VI, Báo HNM mới có những bước phát triển vượt bậc thực sự Sự đổi mới của Báo HNM nhanh chóng và đúng hướng cả về nội dung và hình thức với

nhiều chuyên mục mới hấp dẫn như: Dành cho các em, ý kiến bạn đọc, sinh hoạt Đảng, Bạn có biết, Chuyện lạ đó đây, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Sổ tay người tiêu dùng, Mỗi ngày một chuyện, Tin vắn thế giới Ngoài ra, Báo HNM còn mở thêm một số mục thiết yếu với cuộc sống như

Dự báo thời tiết, Rao vặt, Quảng cáo, Truyền hình hôm nay, Sai đâu sửa đấy, Bạn đọc đọc – Bạn đọc bàn – Bạn đọc kiểm tra Những thay đổi liên

tục đã đem lại không khí công khai, dân chủ trên Báo HNM khiến người đọc cảm thấy thân thiện, xích lại cơ quan ngôn luận của Thành ủy hơn

Sang những năm chín mươi, thời kỳ này có thể được coi là giai đoạn

“chín” nhất của Báo HNM Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đặt đất nước trước nhiều thách thức với tệ quan liêu tham nhũng Báo HNM đã vào cuộc với nhiều loạt bài phóng sự điều tra với những cây bút sắc sảo như Nguyễn Triều, Duy Quế, Lê Huyền Thông, Tuấn Việt,

Trang 39

Vương Nguyên, Hùng Quân Đến năm 1996, cùng với sự phát triển của

hệ thống báo chí cả nước, Báo HNM đã có một loạt các ấn phẩm phụ ra

mắt như Hà Nội mới cuối tuần, Hà Nội mới chủ nhật, Hà Nội ngày nay

Như vậy, với sự ra đời của hàng loạt ấn phẩm và sự cởi trói về cơ chế, Báo HNM bắt đầu có những trang phụ trương quảng cáo, đáp ứng nhu cầu giao thương, buôn bán của các doanh nghiệp và người dân thủ đô Và cũng từ thời gian này, Báo HNM đã có những hoạt động TTXH đầu tiên như tặng quà hỗ trợ bà con vùng lũ lụt của tỉnh Hà Tĩnh năm 1995; hỗ trợ xây trạm bơm nước chống hạn cho bà con dân tộc vùng cao ở Bắc Kạn năm 1996; hỗ trợ xây trạm bơm tưới, tiêu ở Sóc Sơn năm 1998 Tuy nhiên, những hoạt động này mới chỉ xuất phát từ tình cảm, chưa mang tính chuyên nghiệp Bởi số tiền này hoàn toàn được trích từ lợi nhuận phát hành, quảng cáo của báo, chưa mang tính cộng đồng cùng đóng góp, hỗ trợ Tuy nhiên, đây có thể được xem là tiền đề quan trọng để các hoạt động TTXH của Báo HNM dần trở thành chuyên nghiệp, bài bản và hoạt động với quy mô rộng hơn

Bước phát triển vượt bậc, lớn nhất của hoạt động TTXH Báo HNM

chính là sự ra đời của Ban CTXH giữa năm 2005 Ban CTXH ra đời do

Tổng Biên tập Nguyễn Xuân Trình quyết định và do phó ban CTXH Nguyễn Mai Trang (lúc đó là phóng viên) xây dựng đề án Lúc đầu, đề án

đề ra kế hoạch xây dựng và phát triển hoạt động TTXH gồm 2 mảng chính:

Hoạt động từ thiện nhân đạo và hoạt động tư vấn giới thiệu, hỗ trợ việc làm Tuy nhiên đến nay, qua 5 năm hoạt động, mảng tư vấn giới thiệu việc

làm vẫn chưa thể triển khai được vì một số lý do Riêng mảng hoạt động TTXH, Báo HNM đã đạt nhiều kết quả đáng kể, được các nhà tài trợ, bạn đọc khắp nơi tin cậy gửi gắm tiền, quà, vật dụng mỗi khi Báo HNM phát động ủng hộ

Trang 40

2.1.2 Lược sử các hoạt động Từ thiện xã hội của Báo HNM

Có thể nói, hoạt động TTXH tại Báo HNM được manh nha từ khá sớm với nhiều hoạt động thiết thực hướng về người nghèo Đó là các hoạt động hỗ trợ các tỉnh bạn, các huyện nghèo của Hà Nội dựa trên kết quả kinh doanh báo chí của Báo HNM Đến năm 2004, với sự phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách quảng bá thông tin, quảng bá về doanh nghiệp thông qua các chương trình TTXH Theo luồng hoạt động đó, Báo HNM với vai trò là nhà bảo trợ thông tin, là cây cầu kết nối và tổ chức cho một số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phương Điển hình trong thời gian này là BAT, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc lá của Mỹ tại Việt Nam Thông qua các chương trình của BAT, Báo HNM đã kết nối để đơn vị này thực hiện cho nhiều tỉnh, huyện nghèo vay vốn không tính lãi với số vốn hơn 2 tỷ đồng Dự án này đã được triển khai ở các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, huyện Sóc Sơn, huyện Gia Lâm ( Hà Nội)

Nhận thấy đây là cơ hội tốt cho người nghèo, năm 2005, Báo HNM

đã chính thức thành lập ban CTXH Lúc đầu, ban chỉ có 4 người gồm Trưởng ban Bùi Quốc Hội ( nguyên là Trưởng phòng quảng cáo) và các phóng viên Nguyễn Mai Trang, Nguyễn Ngọc Hải, Hoàng Cường Sau, phóng viên Nguyễn Mai Trang được bổ nhiệm phó ban và ban CTXH cũng được bổ xung thêm phóng viên Thu Hương và Vũ Dung nhưng sau này phóng viên Thu Hương lại được điều chuyển về Ban Thư ký tòa soạn Đến nay, ban CTXH chỉ còn 5 người

Có thể nói, qua 5 năm ra đời và hoạt động, Ban CTXH được sự hỗ trợ của Ban Biên tập và một số ban nghiệp vụ khác, Ban CTXH đã tổ chức

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w