Lập trình hiển thị số đếm lên LED 7 thanh, chức năng các phím theo bảng sau: STT Phím được bấm Chức năng 1 START Cho phép các phím hoạt động có thể bấm được 2 UP Tăng 1 số trên LED 7 3
Trang 1Câu hỏi thi VXL-VĐK: 2014-04-kỳ2:
Thời gian cho mỗi SV: vẽ mạch (lập trình liên quan đến cái gì, thì vẽ cái đó) + lập trình: 25’
Vấn đáp: 5’
Cho mạch như hình vẽ: (dùng chung cho các đề)
1 Lập trình hiển thị số 0 lên LED 7 thanh, khi nào bấm nút START (một lần) sẽ bắt đầu đếm
từ 00 đến 99 mỗi lần tăng số, trễ khoảng 200ms
2 Lập trình hiển thị số đếm từ 00 đến 99 (rồi lặp lại), mỗi lần tăng số, trễ khoảng 200ms, khi nào bấm nút STOP thì dừng đếm mà vẫn hiển thị
3 Lập trình điều khiển 8 LED đơn, tại một thời điểm có nhiều nhất 1 LED sáng Mỗi lần bấm phím UP, thì LED sáng dịch sang trái một điểm, bấm phím DOWN thì LED dịch sang phải một điểm, bấm phím START thì LED luôn dịch sang trái, bấm phím STOP thì LED luôn dịch sang phải Thời gian trễ giữa mỗi lần dịch LED đủ nhìn trong mô phỏng
4 Lập trình điều khiển động cơ, mỗi lần bấm phím sẽ thay đổi tốc độ, chiều quay của động cơ theo bảng sau:
STT Phím được bấm Tốc độ động cơ Chiều quay
5 START + STOP 0% Dừng
5 Lập trình hiển thị số đếm lên LED 7 thanh, chức năng các phím theo bảng sau:
STT Phím được bấm Chức năng
1 START Cho phép các phím hoạt động (có thể bấm được)
2 UP Tăng 1 số trên LED 7
3 DOWN Giảm 1 số trên LED 7
Trang 24 STOP Cấm các phím hoạt động (trừ START)
6 Lập trình cho động cơ quay, tốc độ thay đổi liên tục, từ từ, từ 0% đến 100%, hiển thị giá trị
% đó lên LED 7 (99% và 100% thì hiển thị số 99)
7 Lập trình điều khiển: Bấm START để bắt đầu hoạt động, bấm STOP để dừng hoạt động Khi hoạt động, cứ 30s relay lại bật đèn 1 lần trong 2s rồi tắt
8 Viết CT dùng ngắt Timer để tạo sóng vuông f=2KHz tại P1.5 (FXtal=12MHz)
9 Lập trình hiển thị giá trị của biến BUFFER lên LED 7 thanh, dùng ngắt timer
10 Dùng ngắt timer điều khiển tăng dần tốc độ động cơ
11 Viết CT phát liên tục chuỗi số từ 0 đến 9 ra port nối tiếp theo chế độ UART 8 bit, 19200 baud Sử dụng ngắt serial FXtal=11.0592MHz
12 Lập trình điều khiển timer tạo đồng hồ đếm giây, hiển thị lên LED 7 thanh
13 Lập trình liên tục gửi thông báo: “ready!” lên máy tính cho đến khi máy tính truyền xuống
ký tự ‘a’
14 Lập trình liên tục đọc giá trị nút bấm và gửi lên PC qua UART, nếu bấm START thì gửi
‘S’, nếu bấm UP thì gửi ‘U’, nếu bấm Down thì gửi ‘D’, nếu bấm stop thì gửi ‘P’
15 Lập trình liên tục đọc cổng UART, nếu nhận được giá trị nào thì hiển thị 2 số cuối của mã ASCII của ký tự đó lên LED 7
16 Thiết kế mạch và viết chương trình đếm số lần nhấn công tắc trên chân P1.0 hiển thị trên 1 LED 7 thanh
17 Thiết kế mạch và viết chương trình đếm số lần nhấn công tắc trên chân P3.2 hiển thị trên 1 LED 7 thanh
18 Thiết kế mạch và viết chương trình hiển thị các LED sáng liên tiếp trong mạch có 8 LED được nối vào port P2 của vi điều khiển.( LED1 sáng, các LED còn lại tắt…., LED 2 sáng, các LED còn lại tắt…) (khoảng thời gian trễ tùy chọn để phù hợp với hiển thị)
19 Thiết kế mạch và viết chương trình hiển thị mạch có 8 LED được nối vào port P1 của vi điều khiển các LED sáng lần lượt từ LED1 đến LED8 (khoảng thời gian trễ tùy chọn để phù hợp với hiển thị)
20 Thiết kế mạch và viết chương trình hiển thị mạch có 8 LED được nối vào port P3 của vi điều khiển các LED sáng lần lượt từ LED giữa sang dần 2 bên(khoảng thời gian trễ tùy chọn để phù hợp với hiển thị)
21 Sử dụng Timer 0 hoặc Timer 1 viết chương trình tạo 2 xung trên 2 chân P1.0 và P1.1 với tần số lần lượt là 2KHz và 4KHz (Sử dụng osillocope để quan sát) Biết tần số thạch anh là 12MHz
22 Sử dụng Timer 0 hoặc/ và Timer 1 viết chương trình tạo 2 xung trên 2 chân P1.0 và P1.1 với tần số lần lượt là 2KHz và 500Hz (Sử dụng osillocope để quan sát) Biết tần số thạch anh là 12MHz
23 Sử dụng Timer 0 hoặc/ và Timer 1 viết chương trình tạo 2 xung trên 2 chân P1.0 và P1.1 với tần số lần lượt là 10KHz và 1KHz (Sử dụng osillocope để quan sát) Biết tần số thạch anh là 12MHz
24 Thiết kế mạch điều khiển và viết chương trìnhhiển thị Led 7 thanh sáng các số từ 00 đến
99 Biết tần số thạch anh là 12MHz
25 Thiết kế mạch điều khiển và viết chương trìnhhiển thị Led 7 thanh sáng các số từ 99 về 00 Biết tần số thạch anh là 12MHz
Trang 326 Thiết kế mạch điều khiển và viết chương trìnhhiển thị Led 7 thanh sáng các số từ lẻ từ 00 đến 99 (khoảng thời gian trễ tùy chọn để phù hợp với hiển thị) Biết tần số thạch anh là 12MHz
27 Thiết kế mạch điều khiển và viết chương trìnhhiển thị Led 7 thanh sáng các số chẵn từ 00 đến 99 (khoảng thời gian trễ tùy chọn để phù hợp với hiển thị) Biết tần số thạch anh là 12MHz
28 Thiết kế mạch điều khiển và viết chương trìnhhiển thị Led 7 thanh sáng các số lẻ từ 99 về
00 (khoảng thời gian trễ tùy chọn để phù hợp với hiển thị) Biết tần số thạch anh là 12MHz
29 Thiết kế mạch điều khiển và viết chương trình hiển thị Led 7 thanh sáng các số chẵn từ 99
về 00 (khoảng thời gian trễ tùy chọn để phù hợp với hiển thị) Biết tần số thạch anh là 12MHz
30 Thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển động cơ quay thuận trong 3 giây, dừng trong 5 giây và quay ngược trong 4 giây (dùng mạch cầu H) Biết giá trị nạp cho TH= và TL= để tạo ra được khoảng thời gian trễ là 1s Biết tần số thạch anh là 12MHz
31 Thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển động cơ quay thuận trong 3 giây, dừng trong 5 giây và quay ngược trong 4 giây Biết giá trị nạp cho TH= và TL= để tạo ra được khoảng thời gian trễ là 1s Biết tần số thạch anh là 12MHz