1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng nhà cao tầng khu vực Huyện Quốc Oai Hà Nội

75 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 4,42 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- Bùi Thị Liên NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG KHU VỰC HUYỆN QUỐC OAI, HÀ N

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Bùi Thị Liên

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG KHU VỰC

HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Bùi Thị Liên

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG

TRÌNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG KHU VỰC

HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Địa chất học

Mã số: 60.44.55

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐỖ MINH ĐỨC

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……… ……… ii

DANH MỤC ẢNH……… ………iii

DANH MỤC BẢNG……… ……… iv

DANH MỤC HÌNH……… ………v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……… ………vi

MỞ ĐẦU……… ……….1

Chương 1: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC HUYỆN QUỐC OAI ……… 3

1.1 Điều kiện tự nhiên … ……….…… 3

1.1.1 Vị trí địa lý……… ……… 3

1.1.2 Khí Hậu……… ………4

1.1.3 Mạng lưới thủy văn…… ……… 4

1.2 Kinh tế xã hội……… ……… 5

1.2.1 Kinh tế…… ……… ……… 5

1.2.2 Xã hội……… ……… 8

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC HUYỆN QUỐC OAI 2.1 Đặc điểm địa hình - địa mạo ………… ……….……11

2.1.1 Kết quả phân tích bản đồ địa hình và ảnh viễn thám 11

2.1.2 Kết quả nghiên cứu địa hình Karst 13

2.2 Cấu trúc địa chất……… ……… 15

2.2.1 Địa tầng……… ………… ……… 15

2.2.2 Đặc điểm thạch học……… ……… 19

2.3.3 Đặc điểm nứt nẻ đá gốc……… ………27

2.2.4 Đứt gãy và các đới xiết trượt……… ……… 28

2.3 Địa chất thủy văn: 30

2.3.1 Tầng chứa nước Holocen (qh)……… ………31

2.3.2 Tầng chứa nước Pleitocen (qp)…… ………31

Trang 4

2.4 Tính chất cơ lý của đất đá 33

2.5 Các quá trình địa động lực công trình 40

Chương 3: CÁC VẤN ĐỀ VỀ KHẢO SÁT, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG TRÊN VÙNG KARST……… 45

3.1 Khái quát về quá trình karst 45

3.2 Khảo sát địa chất công trình trên vùng karst 50

3.3 Thiết kế và thi công xây dựng nhà cao tầng trên vùng karst 53

3.3.1 Khái niệm nhà cao tầng 53

3.3.2 Các vấn đề về thiết kế và thi công xây dựng nhà cao tầng 53

Chương 4: CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG KHU VỰC HUYỆN QUỐC OAI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC……… 56

4.1.1 Hiện tượng ma sát âm liên quan đến lún mặt đất 56

4.1.2 Nguy cơ sụt hang ngầm và các sự cố khi thi công hố đào 59

4.1.3 Một số khó khăn trong công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình trên vùng karst 60

4.2 Đề xuất giải pháp phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình nhà cao tầng 61

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 70

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần khoáng vật tại điểm khảo sát xã Sài Sơn ……… 20 Bảng 2.2 Thành phần khoáng vật tại điểm khảo sát thị trấn Quốc Oai………… 21 Bảng 2.3 Thành phần khoáng vật tại điểm khảo sát xã Đồng Quang ………… 23 Bảng 2.4 Cao độ gặp lớp đá vôi ……….31 Bảng 2.5 Cao độ gặp mặt đá và hang Karst trong các lỗ khoan ……… 39 Bảng 3.1 Các giai đoạn khảo sát trên khu vực karst ……….…52

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ Khu vực huyện Quốc Oai 3

Hình 1.2 Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội 7

Hình 2.1 Dấu vết dòng sông cổ trên ảnh vệ tinh……… ……… 10

Hình 2.2 Ca rư phát triển nghiêng theo hướng của lớp đá vôi… ……… 12

Hình 2.3 Cửa động Hoàng Xá …… ……… …14

Hình 2.4 Bản đồ địa chất huyện Quốc Oai 15

Hình 2.5 Sơ đồ khảo sát thực địa khu vực xã Sài Sơn 19

Hình 2.6 Sơ đồ khảo sát thực địa khu vực thị trấn Quốc Oai 20

Hình 2.7 Sơ đồ khảo sát thực địa xã Đồng Quang 24

Hình 2.8 Đá vôi bị phân cắt mạnh bởi các hệ khe nứt ……… 26

Hình 2.9 Sơ đồ đứt gãy và các đới xiết trượt 23

Hình 2.10 Tại đới xiết trượt khe nứt phát triển với mật độ cao ……… 28

Hình 2.11 Tại trung tâm đới xiết trượt đá bị nghiền vun, mềm, bở rời ………… 24

Hình 2.12 Bản đồ địa chất thủy văn huyện Quốc Oai 30

Hình 2.13 Bản đồ địa chất công trình khu vực huyện Quốc Oai 33

Hình 3.1 Hang động Harrison thuô ̣c hòn đảo Caribê 45

Hình 3.2 Động Phong Nha - Kẻ Bàng 46

Hình 4.1: Đất đắp gây ra ma sát âm 57

Hình 4.2 Hình thành hang ngầm trong lớp đất yếu 59

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra rất nhanh, đặc biệt là việc xây dựng các công trình nhà cao tầng, điều này đã mang một diện mạo mới cho thủ đô Bên cạnh đó vấn đề thách thức cho nghành xây dựng cũng đã được đặt ra trong đó có vấn đề quy hoạch xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng Để nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng, công tác khảo sát địa chất công trình phải đi trước một bước

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km Khu vực được giới hạn trong tọa độ địa lý: 20054’ đến 21004’ vĩ

độ bắc đến 105043’50’’ kinh độ đông Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ Diện tích: 147,01 km2

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, trên địa bàn huyện Quốc Oai có: khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các khu đô thị (chủ yếu dọc hai bên trục đường Láng Hòa Lạc), các khu sinh thái nông nghiệp, dịch vụ du lịch, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các trung tâm vui chơi giải trí phát triển ở ven đê sông Đáy

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất

công trình phục vụ xây dựng nhà cao tầng khuc vực huyện Quốc Oai, Hà Nội” là

cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng các công trình nhà cao tầng hiện nay ở huyện Quốc Oai

Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ điều kiện và các vấn đề địa chất công trình liên quan đến xây dựng các công trình nhà cao tầng ở các khu vực trọng điểm huyện Quốc Oai và đề xuất các giải pháp khắc phục

Nội dung

- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Quốc Oai;

Trang 8

- Nghiên cứu các đặc điểm địa chất công trình (địa hình - địa mạo, cấu trúc địa chất, tính chất cơ lý của đất đá, địa chất thủy văn, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình);

- Các vấn đề về khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng ở khu vực Quốc Oai;

- Đề xuất các giải pháp hợp lý để phục vụ công tác thiết kế, thi công xây dựng các công trình nhà cao tầng trên địa bàn huyện Quốc Oai

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung ở các khu vực trọng điểm là nơi có mật độ dân cư cao; nằm trong khu quy hoạch xây dựng các công trình dịch vụ, thương mại, văn phong, nhà ở; nơi đã và đang xảy ra các tai biến địa chất Cụ thể là xã Yên Sơn, xã Ngọc Mỹ, xã Thạch Thán, thị trấn Quốc Oai, vùng phụ cận diện tích 10 km2, khối núi đá vôi xã Sài

Sơn, dải đồi phun trào xã Đồng Quang và xã Cộng Hòa, khối đá vôi Chùa Trầm

Cơ sở tài liệu

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở các tài liệu chủ yếu của Trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình dự án Khu đô thị sinh thái và trung tâm thương mại Quốc Oai của Công

ty tư vấn khảo sát và thiết kế CDIC Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình dự

án đầu tư mở rộng và hoàn thiện đường láng – hòa lạc của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex và một số tài liệu khác

Bố cục của luận văn

Luận văn không kể phần mở đầu và kết luận gồm 4 chương chính như sau: Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực huyện Quốc Oai Chương 2: Đặc điểm địa chất công trình khu vực huyện Quốc Oai

Chương 3: Các vấn đề về khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng nhà cao tầng trên vùng karst

Chương 4: Các vấn đề địa chất công trình liên quan đến xây dựng nhà cao tầng khu vực huyện Quốc Oai và kiến nghị giải pháp khắc phục

Luận văn được thực hiện tại Khoa Địa chất, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Minh Đức

Trang 9

CHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC HUYỆN

QUỐC OAI 1.1 Điều kiện tự nhiên

Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và

20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân

Hình 1.1 Sơ đồ khu vực huyện Quốc Oai

Trang 10

1.1.2 Khí hậu

Quốc Oai có khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng nhiệt đới, Quốc Oai quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Hà Nội nói chung và Quốc Oai nói riêng có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu

là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C Cùng với hai thời

kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nơi đây có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông

Do đặc điểm địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau: + Vùng đồng bằng phía đông sông Tích độ cao chủ yếu dưới 10 m, mang đặc điểm khí hậu đồng bằng

+ Vùng gò đồi nằm ở phía tây sông Tích, độ cao trung bình 15-50m, khí hậu

ôn hòa hơn so với vùng đồng bằng

1.1.3 Mạng lưới thủy văn

Trên địa bàn huyện có 2 con sông chảy qua là sông Đáy và sông Tích Chế

độ thủy văn của huyện phụ thuộc vào sông Hồng, sông Đáy, sông Tích và nhiều ao

hồ khác Sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai nhưng mực nước sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tưới tiêu cho hơn 1000 ha ở vùng ven sông Đáy Nếu nước sông Hồng lên cao phân lũ qua sông Đáy thì vùng ven Đáy khó khăn trong việc tiêu nước

+ Sông Đáy là phân lưu phía hữu ngạn của sông Hồng, chảy qua địa phận huyện Quốc Oai 15 km, độ uốn khúc của sông lớn, bị bồi lấp mạnh Sông Đáy hoàn toàn bị chặn chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu nước cho sông Hồng, lưu lượng phân lũ lớn Qmax = 5000m3

/s Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng bồi lấp và xói lở dòng sông Đáy Hiện tại sông Đáy là nguồn cung cấp nước tưới tiêu quan trọng cho đồng ruộng của huyện

Trang 11

+ Sông Tích (còn gọi là sông Tích Giang) - phụ lưu cấp I của sông Đáy, chảy qua địa phận Quốc Oai 18 km Sông Tích có độ dốc lưu vực và độ dốc khá lớn, có thể gây hiện tượng lũ lụt, ảnh hướng đến tiêu úng của huyện

1.2 Kinh tế xã hội

1.2.1 Kinh tế

Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng-Hòa Lạc nên có nhiều lợi thế phát triển các khu đô thị và công nghiệp

Khai thác lợi thế trên địa bàn huyện, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đang chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần hòa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước

Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo và một số cây khác

Bên cạnh đó, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng hơn, song đa số vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ Tuy nhiên, đây sẽ là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trong tương lai gần khi một loạt các dự án xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được triển khai và đi vào hoạt động

Định hướng phát triển của Quốc Oai trong những năm tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương và lĩnh vực dịch vụ - du lịch

Tuy vậy, mũi nhọn thực sự đem lại nhiều hứa hẹn cho Quốc Oai trong tương lai phải là công nghiệp Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc đã được khai thông, chạy cắt ngang 4 xã phía Bắc của Quốc Oai với chiều dài 9 km đã mở ra cho Quốc Oai

Trang 12

cơ hội rất lớn để phát triển đồng đều mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó

có công nghiệp

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, trên địa bàn huyện Quốc Oai có các khu: khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các khu đô thị (chủ yếu dọc hai bên trục đường Láng Hòa Lạc), các khu sinh thái nông nghiệp, dịch vụ du lịch, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm vui chơi giải trí phát triển ở ven đê sông Đáy; các vùng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá ven sông Tích và dọc đê Hữu sông Đáy Diện tích đất nằm trong khu đô thị sinh thái Quốc Oai là 1.750 ha, khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc 2.250

ha Hiện nay có khoảng hơn 30 dự án đầu tư trên địa bàn huyện chiếm diện tích hơn 4000 ha (hình 1.2 và 1.3)

Trang 13

Hình 1.2 Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội

Trang 14

Hình 1.3 Quốc Oai trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội

1.2.2 Xã hội

Trước đây Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây, từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa

12 ngày 29/5/2008 Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc Hà Nội

Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội của huyện cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cuộc sống của người dân Quốc Oai ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần Năm 2009 đã có 25.195 đối tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 153 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng lại nhà bị xuống cấp, hư hỏng

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, toàn huyện có 16/21 trạm y tế xã được công nhận chuẩn Quốc gia

Trên địa bàn huyện Quốc Oai có hơn 150 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó

có 32 di tích đã được nhà nước xếp hạng Đặc biệt quần thể di tích, danh thắng Chùa thầy là một điểm du lịh hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh

Trang 15

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có những bước tiến đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20% 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trường được công khai đạt chuẩn quốc gia

Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng Ủy ban Nhân dân huyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với tổng kinh phí 97,6 tỷ đồng

Trang 16

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC HUYỆN

QUỐC OAI 2.1 Đặc điểm địa hình - địa mạo

Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi nên địa hình khá phức tạp

Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với

độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, phần diện tích tự nhiên của Quốc Oai chủ yếu là đồng bằng, còn lại một phần nhỏ diện tích đồi núi

Trong phạm vi nghiên cứu ở khu vực thị trấn Quốc Oai, vùng phụ cận diện tích 10 km2, khối núi đá vôi xã Sài Sơn, dải đồi phun trào xã Đồng Quang và xã

Cộng Hòa, khối đá vôi Chùa Trầm có một số đặc điểm sau:

2.1.1 Kết quả phân tích bản đồ địa hình và ảnh viễn thám

- Địa hình dòng sông chảy

Toàn bộ địa hình bề mặt đồng bằng hiện nay ở khu vực Quốc Oai và lân cận đều mới được hình thành gần đây và do sự bồi đắp phù sa của hệ thống Sông Hồng xảy ra trong quá trình biển lùi sau khi đạt cực đại vào 6000 năm trước ở độ cao 4,0 – 4,5 m so với mực nước biển hiện nay và tương đối ổn định trong khoảng từ 6000 đến 4500 năm trước

Trong quá trình biển lùi, các hoạt động của sông dần chiếm ưu thế và đã bồi đắp nên bề mặt đồng bằng hiện nay Trong quá trình bồi đắp, hệ thống Sông Hồng

đã để lại dấu tích của mình là các bãi bồi và lòng sông cổ Các thành tạo này còn quan sát được khá rõ trong vùng nghiên cứu, cũng như được thể hiện rõ trên ảnh viễn thám

+ Địa hình bãi bồi: Ngoài các khối đá vôi nhô cao (núi đá động Hoàng Xá)

và đồi cao thuộc dãy địa hình nổi cao chạy từ xã Đồng Quang đến xã Ngọc Hòa (huyện Chương Mỹ), địa hình bãi bồi chiếm hầu hết diện tích vùng nghiên cứu Độ

Trang 17

và được chia ra hai phân rõ rệt: phần phía đông nan thị trấn Quốc Oai cho đến Sông Đáy với địa hình bằng phẳng có độ cao khoảng 7 – 9 m, còn phần phía tây nam thị trấn Quốc Oai có địa hình thấp hơn, với độ cao khoảng 4,6 đến 5 m Địa hình ở hai phần có xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam Ranh giới giữa hai phần địa hình là

đê sông Đáy Địa hình có sự chênh lệch cao, có lẽ liên quan đến quá trình bồi tụ và ảnh hưởng của đê Trầm tích cấu tạo nên địa hình bồi tụ là cát bột có màu xám nâu Hiện nay, địa hình này được sử dụng để canh tác, chủ yếu là trồng lúa và đất ở Sở

dĩ gọi là bãi bồi, bởi vì nó sẽ bị ngập nước vào mùa mưa lũ, nếu như không có hệ thống đê sông đã được bắt đầu xây dựng ở Việt Nam từ hàng ngàn năm trước Vì thế theo cách gọi của người Việt Nam, thì đây là bãi bồi trong để phân biệt với bãi bồi ngoài đê nằm gần sông hơn và thương xuyên bị thay đổi mỗi khi có lũ

+ Lòng sông cổ: Đó là những dải trũng kéo dài hoặc các hồ ao còn quan sát

được trên bản đồ địa hình, ảnh viễn thám cũng như trên bề mặt hiện nay Đó là các

ao hồ tù đọng được sử dụng trồng rau muống, thả bèo nằm sát ngay đường vào thị trấn từ phía tây – bắc và hiện hiện nay đã bị thu hẹp đáng kể so với 5 – 10 năm trước

Hình 2.1 Dấu vết dòng sông cổ trên ảnh vệ tinh [6]

Một số đoạn sông cổ khác, hiện nay chỉ còn là các dải ruộng trũng được nhận

Trang 18

ruộng trũng phía đông – nam khối đá vôi Hoàng Xá (từ Đình Tổ đến yên Nội) v.v thậm chí cả một đoạn sông dài, nhưng hiện không hoạt động do tác động của con người Đó là đoạn sông uốn khúc ngoằn ngèo chạy bao quanh phía tây – bắc thị trấn Quốc Oai thuộc xã Ngọc Mỹ và lân cận

- Địa hình nhân sinh

Các công trình xây dựng, đường giao thông, cầu cống v.v là các dạng địa hình do con người tạo ra So sánh hai thế hệ ảnh viễn thám 2002 và 2008 cho thấy phạm vi không gian của thị trấn Quốc Oai hầu như không thay đổi Thực tế gần phạm vi thị trấn, dọc trục đường Láng – Hòa Lạc hiện ra quá trình đô thị hóa mãnh

mẽ Quá trình này đã và đang diễn làm cho diện mạo của thị trấn Quốc Oai có những thay đổi đáng kể

2.1.2 Kết quả nghiên cứu địa hình Karst

Địa hình Karst được phân bố ở hai địa điểm là chùa Thày thuộc xã Sài Sơn

và động Hoàng Xá thuộc thị trấn Quốc Oai Đây chỉ là những khối đá vôi sót có tuổi trước Kainozoi nhô lên trên bề mặt đồng bằng tích tụ tuổi Đệ tứ Vì vậy sự chuyển tiếp giữa bề mặt đồng bằng sang các khối đá vôi đều bằng các vách dốc đứng Điều

đó cho thấy sự chênh lệch về thời gian thành tạo giữa hai loại địa hình này là quá dài Các khối đá vôi này có diện tích không lớn, nhưng trên mỗi khối đều phát triển đầy đủ các dạng địa hình karst bao gồm cả trên mặt lẫn karst ngầm

+ Karst mặt:

Mặc dù không điển hình, nhưng một số dạng địa hình karst trên mặt được hình thành do hòa tan (ca rư) Quan sát được ở hai vị trí, điển hình hơn là ở Sài Sơn Địa hình ca rư có kích thước vừa phải và nằm nghiêng theo hướng cắm của các lớp

đá vôi gặp ở Sài Sơn

Trang 19

Hình 2.2 Ca rư phát triển nghiêng theo hướng của lớp đá vôi [6] + Karst ngầm:

Hang động

Tại cả 2 vị trí có đá vôi đều gặp hang động Đó là hang Cắc Cớ ở khối núi Sài Sơn và động Hoàng Xá ở khối núi đá vôi Hoàng Xá Tại đây, có thể gặp 2 mực phân bố của hang là 15 – 20 và 4 – 5 m Tuy nhiên, hai mực cửa hang này không có liên quan gì về tuổi và môi trường thành tạo Các hang ở mực cao có thể đã được hình thành từ lâu, có thể trước cả Đệ tứ Bởi vì, cả hai khối đá vôi này đều phân bố trong phạm vi huyện Quốc Oai và nằm trên vùng trũng Hà Nội bị sụt lún liên tục trong suốt Kainozoi Điển hình cho các mực cửa hang này là ở khối Hoàng Xá

- Động Hoàng Xá nằm trên khối núi đá vôi cao khoảng 58,6 m cùng tên thuộc thị trấn Quốc Oai Cửa động nằm ở độ cao khoảng 15 m so với bề mặt đồng bằng hiện nay

Trang 20

Hình 2.3 Cửa động Hoàng Xá [6]

- Hang Hàm ếch: chỉ quan sát được ở chân khối núi đá vôi Hoàng Xá Đó là các vết lõm sâu vào khối đá vôi Kích thước các vết lõm này không lớn nhưng tạo thành một dải khá liên tục và trên cùng một độ cao cách mặt ruộng hiện nay khoảng 1,5 – 2,0 m Nhưng do làm đường lên động, nên các hang hàm ếch này nằm ngang với mặt đường Điều đó cho thấy rằng, các hang hàm ếch mới được hình thành trong thời gian rất gần đây liên quan với mực nước cao hơn hiện nay Các hang hàm ếch đã được hình thành khi mực nước tương đối ổn định tại vị trí mà chúng được tìm thấy hiện nay Điều này giống như các hang hàm ếch đang được hình thành ở vịnh Hạ Long hiện nay

bề dày không lớn (từ 38 đến 65m) gắn kết yếu (hình 2.4) Các hệ tầng phân chia từ

cổ đến trẻ như sau:

Trang 21

Hình 2.4 Bản đồ địa chất huyện Quốc Oai

Hệ tầng Viên Nam (T 1vn): Diện lộ khoảng 110 km2, phân bố chủ yếu ở phía tây của huyện Thành phần thạch học chủ yếu bao gồm các đá phun trào bazan, spilit có lẫn tù, đá phiến sét, đá vôi phân lớp Mặt cắt chuẩn của hệ tầng được chỉ định là mặt cắt từ núi Viên Nam đến làng Cổ Đông do Hồ Trọng Tý mô tả gồm 4 tập:

Trang 22

1 Basal, basalt porphyr màu xám lục sẫm và tuf của chúng: dày 250m Basalt thường có cấu tạo hạnh nhân lấp đầy chlorit, calcit và thạch anh

2 Basalt porphyr, tuf aglomerat màu xám lục nhạt; dày 170 – 200 m

Mảnh tuf trong aglomerat có kích thước khác nhau gắn kết lại bằng tuf hạt mịn

3 Basal olivin, basal porphyr xen với tuf màu luc, xám lục có cấu trúc hạnh nhân không đều; dày 150 m

4 Basalt porphyr xám lục sẫm xen cát kết chứa tuf phân lớp dày, màu xám sáng; dày 200 m Tập này có dấu hiệu chuyển tiếp lên các lớp chứa hóa thạch Olenec của hệ tầng Cò Nòi, quan sát được ở bến phà Phương Lâm đi sang thị xã Hòa Bình

Bề dày chung của hệ tầng đạt khoảng 770 – 800 m

● Hệ tầng Tân Lạc (T 1olt ): Diện phân bố hẹp với chiều dài khoảng vài km,

chiều ngang khoảng vài trăm mét Hệ tầng không lộ ra liên tục mà có chỗ bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên trên Thành phần thạch học: các đá gốc núi lửa, cuội kết, cát kết tuf, spilit màu nâu đỏ, nâu tím, dày khoảng 900m

Cấu trúc mặt cắt của hệ tầng khá đồng nhất, gồm 3 phần từ dưới lên như sau:

- Phần thấp: cuội kết xen cát kết, bột kết tuf màu đỏ nâu, xám phớt vàng, phớt tím Cuội kết có xi măng là phun trào bazo Các hạt cuội gồm đá bazan, thạch anh, cát kết, bột kết, đá vôi Dày khoảng 400m

- Phần giữa: bột kết mầu nâu đỏ, đá phiến sét màu đen phân lớp mỏng với vài lớp đá phiến sét, tuf màu tím đỏ nâu Dày 270m

- Phần trên: đá phiến sét chuyển lên sét vôi màu xám xen kẽ với đá vôi chứa sét; trên mặt lớp thường có kết vón hình giun, đá phiến màu đen xen bột kết màu xám Dày 220m

Hệ tầng Tân Lạc nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Yên Duyệt và các đá cổ hơn Về phía trên nó chuyển tiếp lên đá vôi hệ tầng Đồng Giao

Trang 23

Phân bố ở địa bàn thị trấn Quốc Oai và xã Sài Sơn Diện lộ nhỏ tạo thành những dải hẹp Cấu tạo nên chúng là các trầm tích đá vôi màu xám tro, xám trắng phân lớp dày hoặc dạng khối Các đá bị hoạt động karst tạo nên những hang động kì thú Dày trên 1000m Điển hình là núi chùa Thầy xã Sài Sơn và động Hoàng Xá thị trấn Quốc Oai

Dựa vào thành phần thạch học, hệ tầng được chia ra làm 2 phân hệ tầng từ dưới lên trên như sau:

+ Phần hệ tầng dưới (T2a đg1): các đá vôi sét, đá vôi phân lớp mỏng, màu đen phớt lục, đôi lớp chứa sét, hạt mịn giòn, dễ tách theo mặt lớp chuyển từ từ lên

đá vôi chứa silic, đá vôi xám giòn, hạt mịn, phân lớp dày từ 10-30m

+ Phần hệ tầng trên (T2ađg2): đá vôi màu xám tro, xám sáng, xám trắng, phân lớp dày, đôi nơi chứa silic, nhiều lớp bị hoa hóa hoặc đôlômit hóa, chuyển dần lên đá vôi xám trắng, sạch, hạt mịn, phân lớp dày hoặc dạng khối Dày 300-400m Biểu hiện rõ nhất ở khu vực Quốc Oai là khu vực núi Chùa Thầy cao khoảng 100m,

đá phân cách thành khối lớn hoa hóa và dăm kết kiến tạo

● Hệ tầng Hà Nội (Q 1 2-3 hn): Có diện phân bố rộng rãi trên vùng đồng bằng,

lộ ra ở vùng ven rìa, còn lại bị phủ hoàn toàn Vùng lộ ở tây, tây bắc và bắc dưới dạng các bậc thềm sông có độ cao từ 7-10 m đến 20 m ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), Lâm Thao (Phú Thọ) v.v

Ở vùng phủ quan sát được qua các lỗ khoan ở Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình trong chiều sâu từ 2-5 m đến 30-40 m Thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi Chiều dày của hệ tầng tăng dần từ tây bắc xuống đông nam, từ 3 m ở tây, tây bắc đến 90 m ở trung tâm, phía đông và đông nam đồng bằng Trong hệ tầng này, thành phần hạt thô chiếm tỷ lệ cao tới 50-70%,

và chiều dày lớn tạo nên tầng chứa nước qp với độ giàu nước từ trung bình đến lớn

Trong khu vực nghiên cứu ở huyện Quốc Oai, hệ tầng phân bố chủ yếu ở các

xã Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên…có thành phần chủ yếu là cuội tảng, cuội sỏi, sạn cát lẫn bột sét màu vàng gạch, bề dày 2,6-47m

Trang 24

● Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q 1 3b vp): nét đặc trưng của hệ tầng này là có hiện

tượng laterit hóa yếu với màu sắc loang lỗ rất dễ nhận biết Thành phần thạch học: sét xen lẫn cát bột màu nâu, những vùng lộ ra là sét màu xám vàng, xám xanh màu loang lỗ, dày từ 10-20m Đặc điểm về thành phần vật chất của hệ tầng Vĩnh Phúc là

có sự chuyển đổi nhanh về thành phần thạch học theo không gian từ sét bột, chuyển qua bột cát, cát Hệ tầng vĩnh phúc do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1973 gồm 3 tướng aluvi, tướng hồ, tướng hồ đầm lầy

● Hệ tầng Thái Bình (Q 2 3 tb): Hệ tầng Thái Bình do Hoàng Ngọc Kỷ xác

lập năm 1978 chia làm 3 phần: Phần dưới (Q23 tb1), phần giữa (Q23 tb2), phần trên

(Q23 tb3) Hệ tầng được cấu tạo bởi trần tích biển, trầm tích sông, sông biển và sông

hồ, đầm lầy Trầm tích sông phân bố chủ yếu ven các sông lớn, các sông nhánh và các suối trong diện tích huyện Quốc Oai Thành phần thạch học biến đổi theo quy luật: dưới là hạt thô, trên là hạt mịn bao gồm cát, bột, sét màu xám nâu, thuộc tướng lòng sông và bãi bồi, chiều dày thay đổi từ 3,5 đến 5m Trầm tích sông – hồ gồm các diện tích nhỏ hẹp vùng Vân Trì, Mỹ Đức… thành phần trầm tích gồm bột, sét lẫn nhiều tàn tích thực vật, đôi nơi có than bùn, phần trên có các cây thân gỗ và cỏ đầm lầy vẫn còn phát triển, sự phân hủy thực vật tạo than bùn vẫn đang tiếp tục

2.2.2 Đặc điểm thạch học

Theo tài liệu “Nghiên cứu địa mạo và địa chất khu vực huyện Quốc Oai” của PGS.TS Chu Văn Ngợi (tài liệu chưa được công bố) thì các đá gốc chủ yếu là đá cacbonat thuộc hệ tầng Na Vang (P2 nv) và đá phun trào thuộc hệ tầng Viên Nam

(T1vn) Tiến hành khảo sát 22 điểm và lấy 30 mẫu lát mỏng thạch học Các mẫu lát

mỏng thạch học được phân tích tại Trung tâm phân tích Viện khoa học địa chất và khoáng sản kết quả phân tích như sau:

Khu vực xã Sài Sơn – huyện Quốc Oai:

Trang 25

Hình 2.5 Sơ đồ khảo sát thực địa khu vực xã Sài Sơn [6]

Bảng 2.1 Thành phần khoáng vật tại điểm khảo sát xã Sài Sơn

Calcit: 90 -92%; Đolomit 3-4%; Sét; Quặng bị leucoxene hóa 1-2 %

Đá được xác định là: Đá vôi hạt mịn - hạt bị ép

Calcit: 90 -92%; Đolomit 5-8%; Sét 1%-2%; Bụi quặng: 1%

Đá được xác định là: Đá vôi hạt nhỏ - hạt mịn bị ép

Khu vực thị trấn Quốc Oai:

Trang 26

Hình 2.6 Sơ đồ khảo sát thực địa khu vực thị trấn Quốc Oai [6]

Bảng 2.2 Thành phần khoáng vật tại điểm khảo sát thị trấn Quốc Oai

1 QO.8/1 P2nv

Calcit: 91 -93%; Đolomit 5-8%; Sét 1%-2%; Hydroxyt sắt: 1%

Đá được xác định là: Đá vôi vi hạt bị ép

2 QO.8/2 P2nv

Calcit: 88 -89%; Đolomit 8-10%; Sét 3%; Hydroxyt sắt: ít

2%-Đá được xác định là: 2%-Đá vôi hạt mịn nghèo dolomite bị ép

3 QO.9 P2nv

Đolomit: 78 -80%; Calcit 20-22%; Sét: ít; Hydroxyt sắt: ít

Đá được xác định là: Đá vôi hạt mịn – vi hạt,

bị hoa hóa

4 QO.10 P2nv Calcit 67-72%; dolomite 25-30%; quartzit <

Trang 27

1%; Hydroxyt sắt: ít

Đá được xác định là: Đá vôi vi hạt bị dolomit hóa

Đá được xác định: Đá vôi Đolomit hóa

10 QO.14/2 P2nv

Calcit: 75-76%; Đolomit: 20-23%; Sét: 1%; Hydroxyt sắt: 1-2%

Đá được xác định: Đá vôi bị Đolomit hóa

11 QO.14/3 P2nv

Calcit: 67-70%; Đolomit: 30-33%; Sét: ít; Hydroxyt sắt: 1%

Đá được xác định: Đá vôi bị Đolomit hóa

Trang 28

12 QO.15/1 P2nv

Calcit: 70-72%; Đolomit: 28-30%; Sét: ít; Hydroxyt sắt ít

Đá được xác định là: Đá vôi bị hạt mịn

13 QO.15/2 P2nv

Calcit: 92-94%; Đolomit: 3-5%; Sét: 2-3%; Hydroxyt sắt 1%

Đá được xác định: Đá vôi vi hạt, hạt mịn, bị hoa hóa

đá vôi: 3-4%; Mảnh đá quarzir 5-7%; Mảnh

đá phiến – sericit: 3-4%

Vật liệu gắn kết chiếm 25-30% gồm: Thạch anh kích cỡ bột 2-3%; Felspat kích cỡ bột 1-2%; Sét, sericit 17%; Chlorit, Epidot: ít; Quặng, hidroxyt sắt; 1-2%

Đá được xác định: cát sạn kết đa khoáng, Nguồn vật liệu là đá phun trào, đá vôi và các

Trang 29

đá trầm tích khác trong vùng nghiên cứu

Mảnh vụn chiếm 35% gồm: mảnh đá vôi 20%; Mảnh dolomit-vôi, vôi-dolomit: 14-15%

19-Vật liệu gắn kết chiếm 65% gồm: Calcit: 48%; Dolomit: 15-17%; Sét: 1-2%

Đá được xác định: Vụn kiến tạo dolomit-vôi

18 QO.22

(LK.01) P2nv

Đây là đá vụn có các mảnh sắc cạnh lấy từ lõi khoan Thành phần đá vụn kiến tạo gồm: Mảnh vụn chiếm 60%: mảnh đá vôi 50-52%; mảnh vôi-dolomit 8-10%

Vật liệu gắn kết chiếm 40%: Calcit 35-37%; Dolomit 3-5%; Sét ít

Đá được xác định vụn kiến tạo vôi-dolomit

Trang 30

Khu vực xã Đồng Quang – huyện Quốc Oai:

Hình 2.7 Sơ đồ khảo sát thực địa xã Đồng Quang [6]

Bảng 2.3 Thành phần khoáng vật tại điểm khảo sát xã Đồng Quang

2-bị leucoxen hóa 2-3%; Hydroxyt sắt ít

Đá được xác định là: Đá phun trào bị biến đổi

2 QO.16/2 T1vn

Sericit&clorit:47 – 48%; Thạch anh: 30%; Fenspat: 10-15%; Zircon vài hạt;

27-Quặng, leucoxene, hydroxyt sắt: 10-13%

Đá được xác định: Đá phun trào kiềm bị biến đổi

3 QO.16/3 T1vn Sét, sericit: 90-92%; Quặng, hydroxyt sắt:

Trang 31

Đá được xác định: Đá phun trào kiềm bị phong hóa

5 QO.17/2 T1vn

Sét, sericit & chlorit: 90-92%; Quartzit: 5%; Zircone : vài hạt; quặng, leucoxene: 1-2%; hydroxit sắt: 3-4%

3-Đá được xác định: 3-Đá phun trào kiềm bị phong hóa

6 QO.18/1 T1vn

Đá có thành phần khoáng vật:

Sericit, chlorite: 76-80%; Talc: 15-20%; Tumalin vài hạt; Sphen vài hạt; Quặng, hidroxyt sắt: 13-15%

Đá được xác định: Đá phun trào bị biến chất biến vị

7 QO.18/2 T1vn

Sericit, chlorite: 75%; Talc: 15-17%; Thạch anh: ít; Quặng, leucoxen, hidroxyt sắt: 8-10%

Đá được xác định: Đá phun trào bị biến đổi mạnh

Trang 32

2.2.3 Đặc điểm nứt nẻ đá gốc

Đá gốc trong vùng lộ ra ít, bao gồm đá vôi bị hoa hóa (xã Sài Sơn), đá vôi, vôi – đolomit (thị trấn Quốc Oai) và đá phun trào núi lửa (xã Cộng Hòa) Các đá trải qua nhiều pha biến dạng, do đó các hệ khe nứt phát triển cũng rất phức tạp

Đối với khối đá vôi xã Sài Sơn rất phát triển hai hệ khe nứt:

Hình 2.8 Đá vôi bị phân cắt mạnh bởi các hệ khe nứt [6]

Đối với khối núi đá vôi thị trấn Quốc Oai rất phát triển các hệ khe nứt: Hệ khe nứt cắt lớp: 17070 (QO.8); 22055, 34580(QO.9); 8545, 2085 (QO.10);

31030, 25055, 19045 (QO.12)

Các khe nứt ở hai khối trên về cở bản phát triển theo phương á vĩ tuyến và phương ĐB-TN, còn phương B-N có nhưng kém phát triển

Trang 33

Đối với đá phun trào ở xã Cộng Hòa, tại vị trí không bị nghiền phát triển các

hệ khe nứt: 22045, 13035 (QO.16) và 26080, 1580 (QO.17) Còn tại đới nghiền, các khe nứt phát triên với mật độ rất cao ở rìa đới nghiền, đó là 29085,

22060, 17065 Đặc biệt hệ 28080 phát triển mạnh nhất, phân cắt ra các tấm mỏng, đây chính là những khe nứt cắt song song với phương xiết trượt (phương trượt khoảng 300) Phương này cơ bản phù hợp với phương trượt bằng trái tại khối

đá vôi Chùa Trầm

2.2.4 Đứt gãy và các đới xiết trƣợt

Móng trước Cenosoic bị hệ thống đứt gãy sâu phương tây bắc – đông nam và đông bắc – tây nam phân cắt ra các khối, tham gia vào chuyển động sụt lún tân kiến tạo với tốc độ tăng từ rìa vào tâm của trũng Sông Hồng Vùng nghiên cứu nằm ở rìa tây bắc trũng, do vậy chịu ảnh hưởng sâu sắc của chuyển động này Chuyển động khối tảng trong tân kiến tạo là nét đặc trưng của móng trũng Sông Hồng Các khối núi đá vôi (P2 nv) và dải đồi đá phun trào (T1 vn) là sản phẩm của chuyển động này

Trong tân kiến tạo về cơ bản xác lập hai pha biến dạng chính, đó là: pha sớm Eocen – Miocen và pha muộn Pliocen – Đệ tứ

Trang 34

Hình 2.9 Sơ đồ đứt gãy và các đới xiết trượt [6]

Hình 2.10 Tại rìa đới xiết trượt khe nứt phát triển với mật độ cao [6]

Trang 35

Hình 2.11 Tại trung tâm đới xiết trượt đá bị nghiền vụn, mềm, bở rời [6] Ngoài đứt gãy sâu hướng tây bắc – đông nam nằm ở phía tây nam thị trấn Quốc Oai còn xác định vài đới xiết trượt rất trẻ Các đới xiết trượt đều có cùng phương đông bắc – tây nam

+ Đới thứ nhất phân bố tại xã cộng hòa, có chiều rộng khoảng 100m Đới cắt qua tầng đá với đặc trưng như sau: ở trung tâm đới đá bị ngiền vụn, dập vỡ, bị biến chất tạo sericit và talc, ở phần rìa đới đá bị phân cắt, ép tấm

+ Đới thứ hai cắt qua khối núi đá vôi Chùa Trầm Đá vôi bị hoa hóa, dập vỡ mạnh Tại đây quan sát thấy nhiều vết xước, mặt trượt tiêu biểu cho chuyển động trượt bằng trái theo phương 300

+ Đới thứ ba phân bố ở đông nam thị trấn Quốc Oai, chạy qua lỗ khoan QO-

01 và QO-02

Tại hai lỗ khoan này đá móng là đá vôi dolomit bị nghiền vụn, dập vỡ, lẫn các mảnh dăm sắc cạnh Các đá dập vụn này bị thành tạo sét loang lổ, màu nâu đỏ, xám xanh tuổi Pleistocen

Các đới ngiền vụn kiểu như vậy rất phổ biến ở tây bắc Việt Nam và đều cho

là sản phẩm của hoạt động kiến tạo hiện đại Nhưng thời gian cụ thể xảy ra nghiền vụn vẫn chưa xác định Kết quả nghiên cứu ở Quốc Oai có một ý nghĩa thực tiễn trong việc xác định thời gian hoạt động xiết trượt hiện đại

Trang 36

2.3 Địa chất thủy văn

Trên Bản đồ địa chất thủy văn huyện Quốc Oai (hình 2.12) có các tầng chứa nước sau:

Hình 2.12 Bản đồ địa chất thủy văn huyện Quốc Oai

2.3.1 Tầng chứa nước trong các trầm tích Holocen (qh)

Tầng chứa nước Holocen có diện phân bố rộng rãi và tương đối liên tục Thành phần chủ yếu là cát pha, cát các loại màu vàng nhạt, vàng xám hoặc xám nâu, ngoài ra còn xen kẽ các thấu kính sét lẫn tàn tích thực vật

Trang 37

Độ giầu nước của tầng chứa nước Holocen được xếp vào loại giầu nước trung bình Tính thấm của đất đá chứa nước từ trung bình đến cao Hệ số nhả nước trọng lực qua thí nghiệm hút nước chùm xấp xỉ là 0,1 Tốc độ hồi phục mực nước nhìn chung tương đối nhanh (t  0,1T)

Tầng chứa nước Holocen có chiều sâu mực nước nông Chiều sâu này ngoài

sự chịu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng thuỷ văn còn phục thuộc vào mức độ khai thác nước của khu vực Tuy nhiên đây là tầng chứa nước chịu ảnh hưởng về động thái của các sông Càng gần sông dao động mực nước càng lớn rất rõ rệt

Nguồn cung cấp của tầng chứa nước Holocen là nước mưa và nước mặt Miền thoát là các sông hồ, bay hơi và ngấm xuống tầng chứa nước phía dưới Một phần cũng khá đáng kể là thoạt nhân tạo, tức là do con người khai thác để sử dụng

2.3.2 Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen dưới-trên qp

Tầng chứa nước qp có diện phân bố khá rộng rãi Chúng ít lộ ra trên mặt mà

bị các trầm tích Holocen, trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc phủ chỉnh hợp lên trên chiều dày trung bình từ 10 đến 20 mét Đây là tầng chứa nước liên tục Tầng chứa nước

qp có diện phân bố gần trùng với tầng qh nhưng rộng lớn hơn Thành phần của chúng là các thành tạo cuội, sỏi, cát trung thô có chiều dày thay đổi Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ

2.3.3 Tầng chứa nước trong trầm tích Neogen

Tầng chứa nước này phân bố thành dạng dải, nhiều khi gặp kiểu nêm vát nhọn kẹp giữa các đứt gãy, nằm lót đáy đồng bằng Đất đá cấu tạo nên tầng chứa nước này là cuội kết, tảng kết, cát kết Phần phía trên là các thành tạo bột kết, sét kết chứa than nghèo nước hoặc không chứa nước

2.3.4 Tầng chứa nước khe nứt – karst

Đa phần tầng chứa nước này bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ, chỉ xuất lộ những chỏm nhỏ rải rác hay dải núi hẹp, nhiều nơi thấy có quan hệ thủy lực khá chặt với

Ngày đăng: 20/03/2015, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w