1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

công nghệ sản xuất phân NPK

65 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Từ lâu nông dân ta đã có câu “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Phân bón đã là một nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới.Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động năng suất và sản lượng các loại cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống, phân bón… Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng.Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn (bình quân mỗi năm 89 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng trên 5 triệu tấn, số còn lại phải dựa vào xuất nhập khẩu từ bên ngoài.Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác động (tài chính, tổ chức, quản lý, cơ chế chính sách…) nên việc sản xuất phân bón tại Việt Nam không được thuận lợi gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhu cầu của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.Chính vì những lý do và ưu điểm của phân bón hóa học đối với cây trồng nên chúng em đã đến Công Ty TNHH Hải Quốc Cường để thực tập và tìm hiều về một trong những công nghệ sản xuất phân bón được sản xuất tại nhà máy của Công ty đó là “Công Nghệ Sản Xuất Phân NPK”.

Trang 1

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

LỜI MỞ ĐẦU

Từ lâu nông dân ta đã có câu “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” Phân bón đã làmột nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới.Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động năng suất và sản lượng cácloại cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống, phân bón…Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường xuyên Bởi vậy, ởViệt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng

Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn (bìnhquân mỗi năm 8-9 triệu tấn) Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam vẫn cònlạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng trên 5 triệu tấn, số còn lại phảidựa vào xuất nhập khẩu từ bên ngoài

Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tácđộng (tài chính, tổ chức, quản lý, cơ chế chính sách…) nên việc sản xuất phân bón tạiViệt Nam không được thuận lợi gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhu cầu của nôngdân trong sản xuất nông nghiệp

Chính vì những lý do và ưu điểm của phân bón hóa học đối với cây trồng nênchúng em đã đến Công Ty TNHH Hải Quốc Cường để thực tập và tìm hiều về mộttrong những công nghệ sản xuất phân bón được sản xuất tại nhà máy của Công ty đó là

“Công Nghệ Sản Xuất Phân NPK”.

Trang 2

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

MỤC LỤC

Trang 3

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH

HẢI QUỐC CƯỜNG

1 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Hải Quốc Cường

1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hải Quốc Cường

 Tên công ty: Công ty TNHH Hải Quốc Cường

 Tên công ty viết tắt: HaiQuocCuongCO.LTD

 Trụ sở chính: Ấp 4, xã Trung An, TP Mỹ Tho,Tiền Giang

 Người đại diện: Bà Lê Quốc Thu Phương _Chức vụ: Giám đốc

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (2 thành viên)

Công ty TNHH Hải Quốc Cường hoạt động theo mô hình doanh nghiệp vừa vànhỏ Giấy phép đăng ký kinh doanh số 5302000501 do sở kế hoạch đầu tư Tỉnh TiềnGiang cấp ngày 2/7/2008, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài

Trang 3

Trang 4

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam

Từ khi được thành lập đến nay Công ty đã luôn tìm cách cũng cố vị thế của mìnhtrên thị trường và đã có những bước tiến vượt bật cụ thể là:

─ Về nhân sự: hiện nay đã tăng 90 cán bộ công nhân viên chức

─ Về quy mô: có nhiều phòng ban và lĩnh vực kinh doanh cũng được mở rộng và đã xâydựng thêm một nhà máy sản xuất phân bón đa dạng, sản xuất được nhiều mặt hàngnhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

─ Kinh doanh hạt giống các loại

─ Vận tải hàng hoá đường bộ

─ Dịch vụ du lịch

Trong đó lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là sản xuất kinh doanh phân bón,kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hải Quốc Cường

1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ để đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinhdoanh thì một trong những yếu tố quan trọng là phải tổ chức bộ máy của Công ty thậtkhoa học và chặt chẽ Hiểu được điều đó Công ty TNHH Hải Quốc Cường đã xây dựngmột mô hình gồm các bộ phận sau:

Trang 4

Trang 5

PHÒNG KINH DOANHPHÒNG KẾ TOÁNPHÒNG KỸ THUẬT BỘ PHẬN THƯ KÝ HÀNH CHÁNH NHÀ MÁY SX

GIÁM ĐỐC

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc:

─ Là người điều hành, quản lý tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làngười đại diện trước pháp luật

─ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động công ty

─ Phê duyệt các kiến nghị của nhân viên công ty

─ Xây dựng và ban hành quy chế quản lý nội bộ

─ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong bộ máy tổ chức

Phòng kinh doanh:

─ Tham mưu đề xuất cho Giám đốc trong công tác nghiên cứu phương án kinh doanh,các khâu đàm phán tiếp thị

─ Xây dựng kế hoạch định kỳ, thường xuyên theo dõi và tổng hợp báo cáo phân tích tiến

độ thực hiện

─ Cung cấp đơn đặt hàng cho bộ phận sản xuất xây dựng kế hoạch định kỳ, thườngxuyên theo dõi và tổng hợp báo cáo phân tích tiến độ thực hiện kế hoạch công ty

Trang 5

Trang 6

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

─ Nắm bắt thông tin thị trường về sản phẩm, giá cả Đối thủ cạnh tranh, sự phát triển nhucầu của khách hàng…

─ Tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ

Phòng kế toán:

─ Hạch toán tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong ngày

─ Hạch định và kiểm tra tài chính, đảm bảo việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệcủa công ty được hiệu quả

─ Xác định kế hoạch kinh doanh, dự báo nhu cầu vốn, cân đối ngân sách hoạt động vàkhả năng tài chính của công ty

─ Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ phát sinh trong hoạt động kinh doanh

─ Xử lý các số liệu, tính toán các chỉ tiêu tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh vàbáo cáo tài chính cho công ty

Phòng kỹ thuật:

─ Giúp Giám đốc triển khai xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật trongphạm vi công ty và gia công

─ Cố vấn cho giám đốc về phân bổ kế hoạch sản xuất cho từng đơn vị mặt hàng sản xuất

─ Trực tiếp điều hành bộ phận kỹ thuật trong toàn công ty

─ Thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất trong trường hợp cầnthiết theo ủy quyền của Giám đốc công ty

Trang 7

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

Công ty mong muốn trở thành một đơn vị cung cấp các sản phẩm như phân bónthuốc trừ sâu cho thị trường thật đa dạng, phong phú và chất lượng nhằm thỏa mãn nhucầu ngày càng cao của khách hàng, gia tăng vị thế của công ty trên thị trường Với địnhhướng đó công ty chủ trương:

 Lấy khách hàng làm xuất phát điểm và là mục tiêu hoạt động của công ty

 Luôn nổ lực thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất so với các đối thủcạnh tranh

 Luôn tìm hiểu, chia sẽ mọi mối quan hệ mật thiết với khách hàng và đối tác kinhdoanh

 Không ngừng tìm hiểu, phát triển công nghệ, đầu tư nhiều máy móc, nghiên cứu vànâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giữ vững uy tín của công ty trong lòng kháchhàng

Ngoài ra, trong năm 2014 công ty có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh nênsẽ củng cố lại nguồn nhân lực, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho hợp lý và hoàn thiện hơntạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững

Như vậy, sau hơn 9 năm hoạt động, Công ty TNHH Hải Quốc Cường đã tìm chomình một chỗ đứng vững chắc trên nền kinh tế thị trường đầy sức cạnh tranh, với cáchoạt động bao gồm: sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đem lại nhiều lợi ích, phát triểnbền vững và liên tục Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty TNHH Hải Quốc Cườngluôn tập trung vào khách hàng, cải tiến liên tục hệ thống quản trị chất lượng, áp dụngcác công nghệ mới nhằm tăng chất lượng sản phẩm tạo uy tín cho thương hiệu, giảmchi phí thấp hơn, đem lại nhiều lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng giúp choCông ty phát triển vững chắc cũng như đóng góp xây dựng đất nước

4 Một số mặt hàng kinh doanh tại công ty

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty TNHH Hải Quốc Cườngchuyên kinh doanh các loại phân bón và thuốc BVTV Trong đó công ty đã phân phốicác hàng do các công ty cung cấp như:

 Công ty TNHH MAP PACIFIC VIỆT NAM có các sản phẩm:

Trang 7

Trang 8

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

 MAP GREEN 6AS 100ml

 MAP GREEN 6AS 250ml

 Công ty TNHH THUỐC BVTV AN HƯNG PHÁT

Một số mặt hàng phân bón tự sản xuất như:

 Bộ ba phân bón NPK cao cấp chuyên dùng cho cây lúa

 PHÂN NPK 18,5 – 18 – 6 + TE (ĐỢT 1)

Trang 8

Trang 9

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

Trang 10

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

Trang 11

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN NPK

Đặc tính kỹ thuật

- Chứa đa – trung – vi lượng , aminoacid và hữu cơ

- Tan chậm, hiệu suất sử dụng cao,tác dụng bền

- Bón phù hợp trên các vùng đất

- Cải tạo đất, kích rễ phát mạnh

- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

Trang 12

Hình 1.6: Mẫu bao phân đạm cao cấp

(Urê – new) 31+TE

 NPK là dạng phân bón chứa 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, tức 3nguyên tố dinh dưỡng chính yếu cần bổ sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng caokhả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali) 2.1.2 Công dụng của phân bón NPK

 Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật cần nước, không khí,ánh sáng, nhiệt độ và chất dinh dưỡng Những chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vậtlên tới gần 30 nguyên tố cơ bản Trong đó nitơ, photpho, và kali thuộc loại nhữngnguyên tố đa lượng mà thực vật cần tương đối lớn

 Nitơ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống thực vật, mặc dù hàmlượng nitơ trong thực vật không quá 1,5% (tính theo chất khô) Nitơ có trong thànhphần diệp lục là chất nhận năng lượng mặt trời, trong các protein và các axit amin,

Trang 13

những chất cần để cấu tạo và sinh sản của tế bào Không có nitơ thì không có một thựcvật nào có thể tồn tại và phát triển được Mặc dù nitơ rất dồi dào trong khí quyển (lớpkhí quyển trên mỗi km2 mặt đất chứa tới 7,5 triệu tấn nitơ ở dạng phân tử) nhưng thựcvật không thể trực tiếp hấp thụ được lượng nitơ này Việc cung cấp nitơ cho thực vậtchỉ có thể thực hiện được dưới dạng muối tan của nitơ.

 Photpho cần để tạo thành axit adenozinphotphoric trong cấu tạo tế bàothực vật Quá trình tổng hợp này cần hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời Khi phân huỷhợp chất không bền này sẽ giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động của thực vật.Photpho tham gia vào thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ trong thực vật, trong đó

có protein chứa trong hạt Thành phần trung bình của photpho trong hạt khô dao độngkhoảng 0,7 – 1%, trong rơm rạ chỉ 0,2 – 0,35% Photpho giúp cho thực vật tăng tínhchịu lạnh cho cây, thúc đẩy sự phát triển và tốc độ chín của quả và hạt, nâng cao năngsuất mùa màng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp như tăng số lượng hạt ngũ cốc,tăng hàm lượng đường trong quả, tăng chất bột của cây lấy củ, nâng cao chất lượng củacây lấy sợi

 Kali có vai trò điều hoà quá trình trao đổi chất của màng tế bào thực vật.Thiếu kali thực vật cũng không thể nào phát triển bình thường được Trong hạt chứa0,4 – 1,5%, còn trong rơm rạ là 0,9 – 1,6% Cung cấp kali cho thực vật cũng làm tăngchất lượng hoa màu, đặc biệt là rau, cây lấy củ và cây lấy quả Đất thiếu kali sẽ làmgiảm sức nảy mầm của hạt và khả năng chống bệnh của cây

 Phân bón NPK được sử dụng rộng rãi cho tất cả các vùng đất, các loạicây trồng Do đó, gần đây các nước trên thế giới phát triển mạnh việc sản xuất loạiphân này với các tính chất ưu việt: giàu chất dinh dưỡng, ít tạp chất để lại trong đất nênkhi bón phân ít bị chai cứng, ít phải cải tạo đất khi sử dụng lâu dài Tuỳ theo các vùngđất khác nhau, cây trồng khác nhau, mà dùng loại phân có tỉ lệ N – P – K thích hợp Vídụ: Vùng đồng bằng dùng N – P – K có tỉ lệ P2O5 cao và K2O cao, vùng đất chua dùngphân có tỉ lệ P2O5 cao, vùng đất đồi dùng phân có tỉ lệ N2 cao Cây lúa dùng phân N – P– K có tỉ lệ N2, P2O5 cao, cây mía dùng phân có K2Ocao, cây lấy củ dùng phân có P2O5

và K2O cao…

Trang 14

2.2 Nguyên liệu sản xuất phân bón NPK

2.2.1 Nguyên liệu chứa nitơ (Đạm)

Amoni sunphat (SA) Amoni sunfat là một loại phân bón có hàm lượng Nitơ khoảng

21,1% màu trắng, tỷ trọng 1,67 Phân bón có amoni sunfat chứa hàm lượng N2 khôngnhỏ hơn 20,5% Kích thước và dạng hạt tùy thuộc vào công nghệ chế tạo

 Nguyên liệu ở dạng tinh thể nhỏ hơn 1mm, nhưng trong quá trình

dự trữ thường bị đóng cục, do đó phải gia công nghiền, sàng để có cỡ hạt nhỏ hơn1mm Do đặc tính, các nguyên liệu này dễ bị giải phóng NH3 làm mất đạm khi gặpnhiệt độ cao Mặt khác, dạng cục khá mềm, nên không dùng máy nghiền búa để nghiền

mà dùng máy nghiền bi hoặc nghiền xích

 Có thể thực hiện bằng cách dùng sàng để tuyển lựa những hạt hơn 1mm.Những hạt trên sàng, dùng dụng cụ bằng gỗ (chống ăn mòn) đập nhỏ, cũng có thể dùngmáy nghiền trục để nghiền, sau đó qua sàng để tuyển lựa

 Loại nguyên liệu này, sau khi đã gia công, đóng bao, cần đem phối liệucàng sớm càng tốt, vì để lâu sẽ hút ẩm và gây hiện tượng đóng cục

Urea

 Công thức phân tử urea CO(NH2)2, hàm lượng N2 từ 46 – 48% Nhiệt độnóng chảy 132,40C Trong điều kiện và độ ẩm bình thường urea không háo nước,nhưng khi không khí có độ ẩm cao (>95%) thì urea háo nước mạnh

 Urea tan rất tốt trong nước, dung dịch urea – nước bão hòa ở 200Cchứa 51,83% urea, ở 600C chứa 71,88% urea, ở 900C chứa 95% urea

 Hiện nay trên thị trường có 2 loại urea phổ biến là:

• Loại tinh thể màu trắng, hạt từ 0,1 – 0,4mm, dễ tan trong nước

• Dạng viên kích thước 0,3 – 0,6mm, vỏ ngoài có phủ chất chống ẩm để bảo quản

và vận chuyển

 Chất bọc áo có thể dùng cao lanh trắng hoặc hồng, tùy theo màusắc của sản phẩm

Trang 15

 Phương pháp bọc thường được tiến hành trên dĩa tạo hạt Sau khibọc xong, được đóng bao và đem phối liệu.

2.2.2 Nguyên liệu chứa photpho (Lân)

Super photphat đơn

 Super photphat đơn đưa về thường ở dạng cục, dạng bột lẫn lộn và có độ

ẩm cao Trước hết phải làm giảm độ ẩm bằng cách phơi khô, hoặc sấy (sấy ở nhiệt độnhỏ hơn 2500C) để có độ ẩm nhỏ hơn 7% rồi mới qua nghiền và sàng Trước khinghiền, super photphat phải qua sàng sơ bộ, cỡ lưới khoảng 1mm để tuyển lựa các hạt

có kích thước nhỏ hơn 1mm Những hạt trên sàng đưa vào máy nghiền búa, sau đó lạiqua sàng để tuyển lựa Super photphat sau khi qua sàng, được đóng bao, nhưng không

để qua 36 giờ, mà phải đem phối liệu ngay để tránh hiện tượng đóng cục

2.2.3 Nguyên liệu chứa kali (Kali)

Kali clorua

 Kali clorua được kết tinh dạng hạt nhỏ có màu hồng như muối ớt, màuxám đục hoặc xám trắng Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 60 – 62% Ngoài

ra trong phân còn có một ít muối ăn NaCl

 Nguyên liệu ở dạng tinh thể nhỏ hơn 1mm, nhưng trong quá trình

dự trữ thường bị đóng cục nên phải gia công nghiền, sàng để có cỡ hạt nhỏ hơn 1mm

 Có thể thực hiện bằng cách dùng sàng để tuyển lựa những hạt lớn hơn1mm Những hạt trên sàng, dùng dụng cụ bằng gỗ (chống ăn mòn) đập nhỏ, cũng cóthể dùng máy nghiền trục để nghiền, sau đó qua sàng để tuyển lựa

 Kali clorua là loại phân chưa xử lý Phân này khi để khô có độ rời tốt,nhưng khi để ẩm thì kết dính lại với nhau Do đó nguyên liệu này sau khi đã gia công,đóng bao, cần đem phối liệu càng sớm càng tốt, vì để lâu sẽ hút ẩm và gây hiện tượngđóng cục

2.3 Tính toán thành lập đơn công nghệ sản xuất

2.3.1 Tính toán khối lượng nguyên liệu N : P : K cấp thấp

Trang 16

 Gọi thành phần N – P – K là n, p, k.

 Lượng phần trăm chất dinh dưỡng có trong các phân là n’, p’, k’

 Ví dụ: Để sản xuất phân N – P – K 6 – 6 – 12, dùng các phân NH4Cl18,5% N2, Super lân đơn 15% P2O5, KCl là 60% K2O Vậy n=6, p=6, k=12, n’=18,5%,p’=15%, k’=60%

2.3.2 Tính toán khối lượng nguyên liệu N : P : K cấp cao

 Ví dụ: Tính lượng các phân để pha trộn tạo N – P – K 8 – 8 – 8, nếu dùng

NH4Cl, Super lân đơn, KCl

 Ta phải chọn phân nào để tổng số trên nhỏ hơn 100 kg

 Kali và lân phải dùng KCl và Super lân đơn

 Phải chọn loại đạm nào?

 Muốn vậy ta phải chọn sao cho:

Trang 17

 25% NH4NO3; 53,3% Super lân đơn; KCl; 8,4% chất độn.

 Hoặc: 1725% (NH2)2CO; 53,3% Super lân đơn; KCl; 16,4% chất độn

 Trường hợp 2: Khi khá lớn, không dùng hoàn toàn Super lân đơn được

 Ví dụ: Phân trộn N – P – K 16 – 16 – 8 từ Urea, super lân đơn, kaliclorua

 Rõ ràng không thể pha trộn N – P – K 16 – 16 – 8 từ Super lân đơn hoàntoàn, mà phải từ loại phân nào có hàm lượng lân cao hơn, như Super lân kép, hoặcDAP Thực tế, người ta dùng DAP

 Vì DAP đắt nên khi dùng phải tính toán sao cho hàm lượng DAP dùngvừa đủ và ít nhất Mặc dù, DAP ngoài hàm lượng P2O5 ra nó còn chứa đạm N2=18%

Do đó việc tính toán có phức tạp hơn

 Ta chọn lượng DAP sao cho vừa đủ để có hàm lượng Super lân bổ sung,lại có cả Urea và chất độn cao lanh để dính kết tạo hạt, chống ẩm cho phân và làm hạtchắc

 Ví dụ: Ta lấy 25kg DAP Khi đó:

 Lượng P2O5 trong 25kg DAP là 25 x 46%=11,5

 Lượng N2 trong 25kg DAP là 25 x 18%=4,5

 % P2O5 cần bổ sung từ Super photphat đơn là P’: p’=16,0 - 11,5 = 4,5%

 %N2 cần bổ sung từ Urea là n’: n’=16,0 - 4,5 = 11,5%

 Lượng Super photphat đơn cần bổ sung là:

 Lượng Urea cần bổ sung là:

 Lúc đó, phối liệu sẽ là: 25kg DAP; 30kg Super photphat đơn;25kg Urea; KCl; 6,7kg chất độn

Trang 19

Bảng 2.3: Đơn công nghệ phân NPK 20 – 10 – 20

Nguyên liệu

Phân NPK 16 – 16 – 8 (ba màu)

Bảng 2.5: Đơn công nghệ phân NPK 16 – 16 – 8 (ba màu)

Nguyên liệu

Khối lượng (kg)

Trang 20

Phân NPK 20 – 20 – 15 (ba màu)

Bảng 2.7: Đơn công nghệ phân NPK 20 – 20 – 15 (ba màu)

Nguyên liệu

Khối lượng (kg)

Trang 22

Phân NPK 18,5 – 12 – 6 (đợt 2)

Bảng 2.9: Đơn công nghệ phân NPK 18,5 – 12 – 6 (đợt 2)

Nguyên liệu

2.4.1 Quy trình sản xuất chung phân bón NPK

Trang 23

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK

2.4.2 Thuyết minh quy trình sản xuất phân bón NPK

Trang 24

 Sau khi nguyên liệu đã được tạo viên được đưa vào băng tải số 3 đưatrực tiếp hỗn hợp đã được tạo viên vào ống sấy Ống sấy có chiều dài 14m gồm haiđầu: một đầu được nối thông với lò đốt và một đầu được nối với máy hút gió để hútnhiệt độ từ lò đốt vào ống sấy Ống sấy xoay liên tục trong quá trình sản xuất để đảonguyên liệu và cho nguyên liệu chạy về cuối ống sấy Tại ống sấy hỗn hợp đã được tạoviên sẽ kết hợp với nhiệt độ thích hợp trong lò đã được sấy khô liên kết lại với nhautiếp tục hoàn thành công đoạn tạo viên lần hai nhờ khả năng xoay tròn của ống sấy.Máy hút gió ở cuối ống sấy có chức năng hút nhiệt độ trong lò về cuối ống làm cho ốngsấy có nhiệt độ đồng đều nó còn có tác dụng hút các hạt bụi và khói trong ống sấy đưavào phòng hút bụi Nhiệt cung cấp cho ống sấy lấy từ lò đốt Lò đốt là bộ phận cungcấp nhiệt độ cho quá trình sản xuất, lò đốt được nối thông với ống sấy để cung cấpnhiệt lượng cho ống sấy Lò đốt gồm có lò đốt nhiên liệu và bộ phận hiển thị nhiệt độ.

Bộ phận hiển thị nhiệt độ có hai màng hình hiển thị nhiệt độ, một là nhiệt độ lò đốt đầuống sấy và một là nhiệt độ cuối ống sấy bộ phận này hoạt động nhờ hai dây cảm ứngmột dây gắn vào đầu lò và một dây gắn vào khung ống sấy cán bộ kỹ thuật căn cứ vàonhiệt độ hiển thị trên màng hình để điều khiển nhiệt độ cho phù hợp với quá trình sảnxuất Mỗi công thức phân bón khác nhau sẽ có mức nhiệt độ khác nhau

 Sau đó hạt phân được đưa qua băng tải 4, đưa qua ống làm lạnh giúp làmnguội sản phẩm Sau đó băng tải 5 đưa hạt phân lên máy sàng để sàng lọc giúp cho sảnphẩm có kích thước hạt đồng đều Máy sàng có cấu tạo ba tầng có kích cỡ lưới sàngkhác nhau, tầng trên cùng sàng những hạt có kích thước quá to những hạt này được đưavào máy xay để xay thành dạng bột theo băng tải số 6 quay trở lại máy trộn ban đầu.Tầng cuối chứa những sản phẩm có kích thước quá nhỏ sản phẩm này được băng tải 8

Trang 25

đưa về chảo tạo viên Tầng giữa đây là tầng chứa những sản phẩm đạt yêu cầu nhữngsản phẩm này theo băng tải số 7 đưa lên ống làm bóng, tại đây sản phẩm được xử lýlàm cho bóng, mịn và đẹp hơn Ống làm bóng sản phẩm sau khi đi qua máy sàngnhững sản phẩm đạt yêu cầu ở tầng giữa sẽ theo băng tải đưa vào ống làm bóng đểđược hoàn thiện

 Sau đó nhờ băng tải 8 đưa vào bồn đóng bao, tiến hành định lượng vàđóng bao

2.4.3 Một số công nghệ trong quá trình sản xuất phân bón NPK

2.4.3.1 Phương pháp tạo hạt bằng hơi nước ở chảo tạo hạt

Hình 2.1: Quá trình tạo hạt và chảo tạo hạt

 Phương pháp hơi nước là phương pháp chủ yếu được sử dụng để sản xuấtphân bón hỗn hợp NPK ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm của phương pháp là phối liệu khi chuyển động theo các phương thay đổi liên tục, vật liệu nhỏ phân tán được kết tụ tạo thành các hạt hình cầu

 Bản chất của quá trình là trong khi các phần tử lớn hơn (gọi là mầm tạothành hạt) lăn trên bề mặt bột, bột dính vào nhau và các hạt mầm lớn dần xảy ra theo

cơ chế “phủ tuyết” Hạt tạo thành chỉ có thể xảy ra trong trường hợp bột có độ dẻo xácđịnh Để vật liệu có độ dẻo cần thiết khi tạo hạt cần bổ sung dung môi như nước hoặc

Trang 26

dung dịch bão hòa của các muối, cần phải chú ý đến nhiệt độ của pha rắn và dung môilỏng trong giới hạn sai lệch cho phép.

 Ở tại nhà máy, thiết bị tạo hạt của nhà máy có hình dạng một cái chảo, cótrục xoay đều, phía trên có hệ thống 6 vòi phun nước

2.4.3.2 Làm khô và tạo hạt lần hai trong ống sấy

 Về cấu tạo, lò sấy được chia làm 6 vùng với công dụng khác nhau Trong

đó có vùng làm tăng độ cứng, độ láng bóng bề mặt, vùng tạo hạt lần 2…Lò sấy có 2quạt: quạt đẩy ở đầu lò và quạt hút ở cuối lò Nhiệt sấy được cung cấp bởi lò đun.Nguyên liệu của lò thường là củi

Hình 2.2: Hệ thống ống sấy và tạo viên lần 2

 Quá trình sấy hạt phân bón để biến đổi những điểm kết dính yếu của pha lỏng giữa những phân tử bột trong hạt thành những điểm kết dính bền Những điểm này được tạo thành do kết tinh muối từ những dung dịch trên bề mặt hạt khi nước bốc hơi Quá trình sấy thường thực hiện trong những thiết bị kiểu quay dùng khí lò ở 180 ÷

4300C (phụ thuộc vào độ ẩm và độ bền nhiệt của phân bón) trong chế độ tiếp xúc trực tiếp, nhiệt độ hạt khi đó không vượt quá 80 ÷ 1300C

 Nếu nhiệt độ T<1000C đặc trưng cho quá trình sấy phân bón là sựbốc hơi nước chỉ xảy ra trên bề mặt hạt Chế độ sấy càng nhẹ và độ ẩm của hạt cànglớn thì muối còn lại trong nhân càng ít và lớp vỏ bề mặt càng xít chặt hơn, bền hơn

Trang 27

Khi sấy ở nhiệt độ cao (T = 105 ÷ 1300C) sự bốc hơi nước nhanh làm cho bề mặt xítchặt không xảy ra mà còn có khả năng nứt vỡ hạt phân bón.

 Đặc trưng sấy còn ảnh hưởng đến cấu trúc biến vị của khối kếttinh Các khối kết tinh thường hình thành trong thiết bị tạo hạt hoặc thậm chí ngay cả ởgiai đoạn trộn phối liệu Sự kết tinh khối nhanh làm cho tinh thể khuyết tật nhiều, đó lànhững mạch chính để khuếch tán ion bên trong lớp vỏ Khi những ion này bị hydrathóa, trên bề mặt tinh thể xuất hiện hỗn hợp muối – nước Trong quá trình sấy cáchydrat bị phân ly một phần, nước bị tách ra ở hốc khuyết tật không gian của hạt, cònnhững ion tham gia làm đầy khuyết tật Những quá trình đó xảy ra tương đối chậm Vìvậy thời gian sấy được xác định không chỉ bởi thời gian thoát nước từ sản phẩm màcòn bởi thời gian ‘chính’ của nó Bản chất của sự ‘chính’ là xảy ra quá trình kết tinh

 Quá trình kết tinh xảy ra cả ở các giai đoạn sau của quá trình công nghệ,

cả ở kho sản phẩm trong thời gian 1.5 ÷ 2 ngày

 Để bảo đảm công suất của thiết bị và cải thiện cấu trúc hạt (chất lượngphân bón), quá trình sấy nên tiến hành ở chế độ tương đối mãnh liệt, ở nhiệt độ cực đại

có thể chấp nhận được theo độ bền nhiệt của phân bón nhưng không quá 1800C

2.4.3.3 Định hình cấu trúc hạt ở giai đoạn làm nguội

 Cấu tạo, lò nguội là một lò quay hình trụ, có tác dụng hạ nhiệt của hạtphân

 Sự hình thành cấu trúc được kết thúc chủ yếu ở giai đoạn làm nguội.Thường dùng thiết bị làm nguội kiểu lớp sôi hoặc kiểu thùng rỗng quay Trong quátrình làm nguội nhiệt độ của hạt có thể giảm bớt 40 ÷ 600C dẫn đến độ co nhiệt nào đócủa hạt và làm chúng bị nứt một phần, nhưng ảnh hưởng đến tính chất cấu trúc cơ học(độ bền cơ học, độ mài mòn, tính đàn hồi, độ dẻo…) của sản phẩm thường không lớnlắm Sự giảm nhiệt độ còn làm chậm đáng kể quá trình kết tinh, dẫn đến giảm kết tinhsản phẩm

Trang 29

+ Loại những bao không đạt (dơ bẩn, rách vỡ, ẩm ướt, phai màu…)

+ Khối lượng/bao thành phẩm: bao thành phẩm là PP thường (không tráng): khối lượng =khối lượng tịnh in trên bao cộng thêm 100g, bao thành phẩm là PP ghép màng : khốilượng = khối lượng tịnh in trên bao bì cộng thêm 150g

Đóng bao – tồn trữ

+ May miệng: Miệng bao gấp về mặt trái của bao từ 4 – 5cm, may một đường chỉ thẳng

ở giữa phần miệng bao đã gấp sao cho đường chỉ may đơn ở phần bao đã gấp, khi cắtphần chỉ may dư hay đầu bao chừa 5 – 6cm

+ Trong quá trình chất cây không dẫm đạp làm dơ bẩn vỏ bao và sẽ gây bể nát thànhphẩm bên trong

+ Phun ngày sản xuất, hạn sử dụng: phun ngày sản xuất – hạn sử dụng ở sát đáy của mặttrái bao, tuyệt đối không phun ở mặt phải (mặt có logo), số phun phải đều, đẹp, thẳnghàng Nhìn, đọc rõ ràng

+ Không chất cây sát mặt đất, phải kê balet lót bao sạch sẽ, không ẩm ướt, chất câykhông quá 25bao/cây Chất cây phải có khe hở thoát hơi

+ Thành phẩm trữ phải trữ kho ít nhất 24 giờ

2.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất – chất lượng, sự cố sản xuất

 Trạng thái, tính chất lý, hoá của nguyên liệu

 Phối liệu sản xuất và chất điều chỉnh phụ gia

 Nhiệt độ, pha lỏng của vật liệu khi tạo hạt

 Tay nghề của nhân viên thao tác

Trang 30

 Điều kiện môi trường khí hậu.

 Tất cả những nhân tố trên phải được khắc phục thống nhất cho việc tạohạt tốt, mới có thể sản xuất ra phân NPK nồng độ cao, sản lượng cao Thiếu một trongcác yếu tố trên là không được

 Các yêu cầu kỹ thuật chỉ đáp ứng được điều kiện đủ Điều kiện cần làphải có thêm một số yêu cầu về chất lượng nguyên liệu Chất lượng nguyên liệu ở đâybao gồm: độ mịn cần thiết, độ kết dính, độ đồng đều của nguyên liệu về kích thước, độẩm… Bên cạnh đó còn có các yêu cầu như lưu lượng nhập liệu, tốc độ gió, nhiệt độ…

và quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người

2.4.4.2 Sự cố khi sản xuất – khắc phục

- Đứt băng tải Khắc phục: thay băng tải mới

- Thời tiết thay đổi thất thường thì sản xuất sẽ không tạo thành sản phẩm Khắc phục:nếu thời tiết quá nóng thì cần điều chỉnh nhiệt độ ở khâu làm nguội, nếu thời tiết lạnhthì cần điều chỉnh nhiệt độ ở khâu sấy

- Hàm lượng sản phẩm không đạt yêu cầu Khắc phục: tính toán bổ sung thêm, hoặckiểm tra hàm lượng nguyên liệu

Trang 31

CHƯƠNG 3:

TIÊU CHUẨN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT

LƯỢNG

3.1 Tiêu chuẩn xác định hàm lượng nitơ (N) tổng.

 Hàm lượng nitơ tổng được gửi đi xác định tại Trung tâm kỹ thuật tiêu

chuẩn đo lường chất lượng 3 Tại đây hàm lượng nitơ tổng được xác định theo TCVN 8557:2010 Và được thực hiện như sau:

3.1.1 Phạm vi áp dụng

 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại phân bón có chứa nitơ dạng khoáng

và dạng hữu cơ (phân khoáng đơn, khoáng phức hợp, khoáng hỗn hợp, phân hữu cơ,hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, than bùn) theo phương pháp Kieldhal

 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại phân bón chứa nitrat

3.1.2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 4851-89 (ISO 3696-87), Nước dùng cho phân tích trong phòng

thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật.

3.1.3 Phân loại

 Phân bón chứa nitơ có thể chia thành hai nhóm:

Nhóm một: Bao gồm các loại phân bón chứa nitơ ở dạng khoáng như

phân khoáng đơn (urê, amon sunphat), phân khoáng phức hợp (MAP – monoamoniumphotphat, DAP – diamonium phophat) và phân khoáng hỗn hợp (NK, NPL, NP,NPKS…)

Nhóm hai: Bao gồm các loại phân bón có chứa nitơ ở cả dạng hữu cơ và

dạng khoáng (phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng)

3.1.4 Nguyên tắc

 Chuyển hóa các hợp chất nitơ trong mẫu thành amoni (NH4+) bằng H2SO4

(với nhóm 1) và hỗn hợp giữa H2SO4 với chất xúc tác (với nhóm 2), sau đó cất amoni

Trang 32

nhờ dung dịch kiềm, thu NH3 bằng dung dịch axit boric, chuẩn độ amon tetraboratbằng axit tiêu chuẩn, từ đó suy ra hàm lượng nitơ trong mẫu.

3.1.5 Thuốc thử

 Hóa chất sử dụng để pha các chất chuẩn đạt loại tinh khiết hóa học, hóachất sử dụng để phân tích đạt loại tinh khiết phân tích

Nước cất TCVN 4851 - 89.

Axit sunfuric (H2SO4) d = 1,84, không có amoni

─ Dung dịch tiêu chuẩn HCl hoặc H2SO4 nồng độ 0,1; 0,2; 0,5 N pha từ ống chuẩn

Dung dịch NaOH nồng độ 40%

 Cân 400g NaOH vào cốc dung tích 1000ml, thêm 400ml nước, khuấytan, chuyển vào bình định mức 1000ml, thêm nước đến vạch định mức Để yên dungdịch hai ngày cho lắng hết cặn cacbonat, sử dụng phần dung dịch trong Bảo quản dungdịch trong bình nhựa kín

Dung dịch axit boric (HBO3), nồng độ 5%

 Cân 50g axit boric vào cốc dung tích 1000ml, thêm 900ml nước nóng,khuấy tan, để nguội, thêm 20ml dung dịch chỉ thị màu hỗn hợp, trộn đều, sau đó nhỏtừng giọt dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi toàn bộ dung dịch có màu đỏ tía nhạt (pHkhoảng 5), chuyển vào bình định mức dung tích 1000ml, thêm nước đến vạch địnhmức, lắc trộn đều, dung dịch được chuẩn bị trước khi sử dụng Bảo quản kín ở 20oCtrong lọ màu nâu

─ Hỗn hợp xúc tác K2SO4 và Se

 Nghiền nhỏ từng loại 100g K2SO4 và 1g Se, trộn đều, nghiền lại một lầnnữa, đựng trong lọ khô

─ Dung dịch chỉ thị màu hỗn hợp bromocresol xanh - metyl đỏ

─ Cân 0,1g bromocresol xanh lục và 0,7g metyl đỏ hòa tan trong 100ml etanol 95% Bảoquản kín ở 20oC trong lọ màu nâu

Ngày đăng: 19/03/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w