Công ty TNHH An Dương cũng không là ngoại lệ , chính vì điều này nên em chọn đề tài cho chuyên đề này là: "Một số vấn đề về phân tích tài chínhdoanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương’’ nhằm
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườngphụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh , trình độ quản
lý của các nhà doanh nghiệp , đặc biệt là trình độ quản lý tài chính
Trình độ quản lý tài chính của các nhà quản lý thể hiện qua sự hiểu biết vềtài chính của mình , tức là không chỉ nắm vững tình hình tài chính của công
ty mà còn có khả năng xử lý các thông tin tài chính của thị trường Nắmvững tình hình tài chính của công ty là nắm được sự sống còn của công ty,chính vì vậy phân tích tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý của các nhà doanh nghiệp Tuy nhiên dường như phân tích tài chínhvẫn chưa được chú trọng nhiều ở các doanh nghiệp việt nam , nhiều ngườivẫn còn mang suy nghĩ đánh đồng giữa công tác kế toán với công tác phântích tài chính của công ty
Công ty TNHH An Dương cũng không là ngoại lệ , chính vì điều này nên
em chọn đề tài cho chuyên đề này là: "Một số vấn đề về phân tích tài chínhdoanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương’’ nhằm mục đích nắm bắt tìnhhình tài chính của công ty từ đó đưa ra được những vấn đề cần quan tâm vềphía công ty An Dương , cũng như việc nêu lên tầm quan trọng của công tácphân tích tài chính đối với công ty An Dương , đặc biệt trong giai đoạn hiệnnay khi cả nước đang trên đường hội nhập vào kinh tế thế giới
Cần nói thêm về công ty An Dương , là công ty hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình , nguồn hàng đượcnhập của sigapo Vì vậy bản thân điều này đã cho thấy sự phức tạp của việcphân tích tài chính của công ty , chính vì vậy cần phải phân tích một cáchcẩn trọng hơn
Dựa trên những dữ liệu thu được từ công ty cũng như công tác phân tích ,kết cấu chuyên đề bao gồm:
Trang 2 Chương I: Nhữmg vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương II: Tình hình tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của việcphân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương
Chương III: Một số kiến nghị nhằm khắc phục tồn tại trong công tácquản lý tài chính và phân tích tài chính đối với công tyTNHH AnDương
Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phíacông ty cũng như nhà trường , đặc biệt là thầy giáo Lục Diệu Toán đã giúp
đỡ em rất nhiều Vì vậy trước hết em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH
An Dương , phòng Tài chính -Kế toán , giám đốc và kế toán trưởng , cùngtoàn thể nhân viên công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua Emcũng xin cảm ơn thầy Lục Diệu Toán , các thầy cô giáo trong khoa NH -
TC , trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ emhoàn thành chuyên đề này
Trang 3CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
I I.Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
1.1.1 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường :
Trong cơ chế thị trường, cơ chế hoạt động của mỗi doanh nghiệp luôn tồntại nhiều hoạt động khác nhau diễn ra đồng thời, một doanh nghiệp hoạtđộng tốt là một doanh nghiệp có thể phối hợp nhịp nhàng các hoạt động đóvới nhau Các hoạt động hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau giúp cho cả bộ máydoanh nghiệp được vận hành một cách tốt nhất Các hoạt động đó bao gồm:hoạt động đầu tư, hoạt động quản trị nguồn nhân lực, hoạt động marketing,hoạt động tài chính doanh nghiệp Các hoạt động này chỉ được thực hiện cóhiệu quả khi nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chínhcủa doanh nghiệp để từ đó có thể xem xét, kiểm tra, đối chiếu, và so sánhvới số liệu quá khứ, thông qua đó đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh,những rỉu ro tương lai và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó cóbiện pháp can thiệp kịp thời để điều chỉnh các hoạt động trong doanhnghiệp Nhưng để nắm bắt được thực trạng tài chính doanh nghiệp, không cócách nào khác là phải nghiên cứu sâu sắc các báo cáo tài chính, phải tiếnhành công tác phân tích tài chính thật tỉ mỉ, thật khoa học
Trang 4
1.1.2 Những đặc điểm về môi trường hoạt động:
Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có nhữngquyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi Mọiquyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh Bao quanh doanhnghiệp là một môi trường kinh tế - xã hội phức tạp và luôn biến động Có thể
kể đến một số yếu tố khách quan tác động trực tiếp tới hoạt động của doanhnghiệp
Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ Sự phát triển của côngnghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹthuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanhnghiệp
Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của nhà nước Sự thắt chặt hay nới lỏnghoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luậtvà các văn bản quyphạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng xảy
ra rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúngđắn.Doanh ngiệp, với sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiếnlược trọng cung cổ điển sang chiến lược trọng cầu hiện đại Những đòi hỏi
về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hóa, về chất lượng dịch vụ ngày càngcao hơn, tinh tế hơn của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thườngxuyên thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệuquả và chất lượng cao
Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được các đòi hỏi của các đối tác vềmức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tácđộng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiệnkinh tế khác nhau
Trang 5Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoántrước được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó Trongmôi trường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phongphú và đa dạng.
1.1.3 Khái niệm tài chính doanh ngiệp:
Tài chính doanh nghgiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanhnghiệp chủ yếu bao gồm:
Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước.
Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuếđối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính.
Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các
nguồn tài trợ Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn đểđáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu đểđáp ứng nhu cầu vốn dài hạn Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay vàvốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ Doanh nghiệp cũng có thể gửitiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệpkhác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây lànhững thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết
bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động v.v Điều quan trọng là thông qua thịtrường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cầnthiết cung ứng Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kếhoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
Trang 6Đây là quan hệ giũa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và
người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sởhữu vốn Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sáchcủa doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sáchđầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí v v
Cơ sở tài chính doanh nghiệp
Một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, cầnphải có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của bảng cân đối kế toán nếunhư toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữ được đánh giá tại một thờiđiểm nhất định thì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi -chỉ có thể được xác định cho một thời kỳ nhất định và được phản ánh trênbáo cáo kết quả kinh doanh Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sựkhác biệt đáng kể về quy trình công nghệ và tính chất hoạt động Sự khácbiệt này phần lớn do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyếtđịnh Cho dù có sự có sự khác biệt này, người ta vẫn có thể khái quát nhữngnét chung nhất của các doanh nghiệp bằng hàng hóa dịch vụ đầu vào và hànghóa dịch vụ đầu ra
Một hàng hóa dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là một hàng hóahay dịch vụmà các doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sảnxuất - kinh doanh của họ Các hàng hóa dịch vụ đầu vào được kết hợp vớinhau để tạo ra các hàng hóa dịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hóa,dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sử dụng cho quá trình sản xuất -kinh doanh khác Như vậy, trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đãchuyển hóa các đầu vào thành các hàng hóa dịch vụ đầu ra để trao đổi( bán ) Mối quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hóa dịch vụ đầu vào, hànghóa dịch vụ đầu ra (tức là quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kếtquả kinh doanh) có thể được mô tả như sau:
Trang 7
Hàng hóa và dịch vụ (mua vào )
Sản xuất – chuyển hóa
Hàng hóa và dịch vụ (bán ra)
Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc
biệt-đó là tiền Chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua các hàng hóa, dịch
vụ cần thiết để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho mục đích traođổi Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền
và khái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịchchuyển hàng hóa, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chứckinh tế
Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hóa, dịch vụ đầu vào)
là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra ( hàng hóa,dịch vụ đầu ra) là dòng tiền di vào
Sản xuất, chuyển hóa là một quá trình công nghệ Một mặt, nó được đặctrưng bởi thời gian chuyển hóa hàng hóa và dịch vụ, mặt khác, nó được đặctrưng bởi các yếu tố cần thiết cho sự vận hành - đó là tư liệu lao động và sứclao động Quá trình công nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn vàhoạt động trao đổi của doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấphàng hóa dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóadịch vụ đầu ra và tùy thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất - kinh doanh
Trang 8của doanh nghiệp Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từchính quá trình trao đổi đó Quá trình này quyết định sự vận hành của sảnxuất và làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp Phân tích các quan hệ tàichính của doanh nghiệp cần dựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dựtrữ Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích lũy ban đầu những hàng hóa , dịch vụhoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sảntích lũy của doanh nghiệp Một khối lượng hàng hóa , tài sản hoặc tiền được
đo tại một thời điểm là một khoản dự trữ Trong khi một khoản dự trữ chỉ có
ý nghĩa tại một thời điểm nhất định thì các dòng chỉ được đo trong một thời
kỳ nhất định Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảng của tài chínhdoanh nghiệp
Trang 9II.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:
1.2.1 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệplà sử dụng một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và cácthông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanhnghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp đó Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụngrộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như cácdoanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội,tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng Đặc biệt, sự phát
triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạonhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cầnthiết
Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm cácmục tiêu khác nhau
Đối với nhà quản trị:
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở
để định hướng các quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính,dựbáo tài chính : kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quảnlý
Đối với nhà đầu tư:
Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần vàgiá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhậnbiết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp
họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?
Đối với người cho vay:
Trang 10Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ củakhách hàng Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề màngười cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay haykhông? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư
Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết vềhoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ
Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánhgiá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệpmà biểuhiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạtđộng cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, các nhàphân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quảhoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trongtương lai.Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính
1.2.2 Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồnthông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bênngoài doanh nghiệp, từ thông số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin
đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luậntinh tế và thích đáng
Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tinchung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh,chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quanđến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm củangành, tình trạng công nghệ, thị phần ) và các thông tin về pháp lý, kinh tếđối với doanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho
Trang 11các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp ).
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanhnghiệp, có thể sử dụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như
là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất Với những đặc trưng hệ thống,đồng nhấy và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quantrọng những thông tin đáng giá cho phân tích tài chính Vả lại, các doanhnghiệp cũng có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tácbên trong và bên ngoài doanh nghiệp Thông tin kế toán được phản ánh kháđầy đủ trong các báo cáo kế toán phân tích tài chính được thực hiện trên cơ
sở các báo cáo tài chính- được hình thành thông qua xử lý các báo cáo kếtoán chủ yếu: đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, ngânquỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báocáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọngđối với mọi đối tượng có quan hệ sởhữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý đối với doanh nghiệp Thôngthường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dưcác tài khoản kế toán : một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồnvốn của doanh nghiệp
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sảnhiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanhnghiệp: đó là tài sản cố định, tài sản lưu động Bên nguồn vốn phản ánh sốvốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báocáo: đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ
Trang 12Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năngchuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống.
Báo cáo kết quả kinh doanh:
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tíchtài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh Khác vớibảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyểncủa tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệpvà cho phép
dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kếtquả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thựcnhập quỹkhi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với sốtiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chiphí, có thể xác định được kết quả sản xuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trongnăm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt đốngảnxuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong mộtthời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kếtquả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sảnxuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinhdoanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt độngtài chính; doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từnghoạt động đó
Cácloại thuế : VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất, không phải làdoanh thu không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánhtrên báo cáo kết quả kinh doanh
Ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ):
Trang 13Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cầntìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp Ngân qỹ thường được xácđịnh cho thời gian ngắn hạn (thường là từng tháng).
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu ngân quỹ), bao gồm:dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ);dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từhoạt động bất thường
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ ( chi ngân quỹ ), bao gồm:dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thựchiện đầu tư tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường Trên cơ sở dòng tiền xuất quỹ và dòng tiền nhập quỹ, nhà phân tích thựchiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngânquỹ cuối kỳ Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu chodoanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo chi trả
1.2.3 Phưong pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.2.3.1 Phương pháp phân tích tài chính:
Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tàichính là phương pháp tỷ số Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các
tỷ số được sử dụng để phân tích Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉtiêu này so với chỉ tiêu khác Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với
các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ, thứ
nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp
đầy đủ hơn Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy choviệc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp;
thứ hai: việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc
đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba: phương pháp phân
tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệuvà phân tích
Trang 14một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tụchoặc theotừng giai đoạn.
Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các
tỷ số tham chiếu Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệpcần
so sánh các tỷ số của doanh nghiệpvới các tỷ số tham chiếu Như vậy,phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phântích tài chính khác khi phân tích , nhà phân tích thường so sánh theo thờigian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bìnhngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành
Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tàichính DUPONT Với phương pháp này, nhà phân tích sẽ nhận biết đượcnguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanhnghiệp Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánhsức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sauthuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mốiquan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các
Trang 15* Tỷ số về khả năng hoạt động: nhóm chỉ tiêu này đặc trưng cho khả năng
sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp
* Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất
- kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp
Tùy theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiềuhơn tới nhóm chỉ tiêu này chỉ tiêu khác Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặcbiệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay Trong khi đó,các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệuquả sản xuất - kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năngthanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanhtoán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ sốvề cơ cấu vốn vì sựthay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của họ
Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ sốvà trong từng trường hợp các tỷ
số được lựa chónẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích.Phần tiếp theo sẽ đề cập tới những tỷ số chủ yếu nhất, phổ biến nhất đượcdùng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp
Các tỷ số về khả năng thanh toán:
Tài sản lưu động
- Khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn
dễ chuyển nhượng ( tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồnkho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàngthương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp,các khoản phải trả, phải nộp khác v.v Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạnđều có thời nhất định - tới một năm Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là
Trang 16thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức
độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng cấctì sản cóthể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của cáckhoản nợ đó
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, cácnhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động dòng hay vốn lưuđộng thường xuyên của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quantrọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của mộtdoanh nghiệp.Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưuđộng và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên
ổn định với tài sản cố định ròng Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi củanhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng Do vậy, sựphát triển của không ít doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốnlưu động ròng
-Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòngnhanh với nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanhlà những tài sản có thểnhanh chóng chuyển thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, cáckhoản phải thu Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiềnhơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán Do vậy, tỷ sốkhả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắnhạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cáchlấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ chia cho nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động - dự trữ
khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Trang 17-Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng: tỷ số này cho biết dự trữchiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu dộng ròng Nó được tính bằng cách chia
dự trữ cho vốn lưu động ròng
Các tỷ số về khả năng cân đối vốn:
Tỷ số này dược dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanhnghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩaquan trọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn củachủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bẩon toàn chocác món nợ Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trongtổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất - kinh doanh chủ yếu do các chủ
nợ gánh chịu Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủdoanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp Ngoài
ra nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành chocác chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể
-Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): tỷ số này được sử dụng để xác địnhnghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ sốnày càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanhnghiệp bị phá sản Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ sốnày cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soátdoanh nghiệp Song , nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghieepj dễ bị rơi vào tìnhtrạng mất khả năng thanh toán
-khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: thể hiện ở tỷ số giữalợi nhuận trước thuế và lãi vay Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả
Trang 18năng trả lãi hàng năm như thế nào Việc không trả được các khoản nợ này sẽthể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Các tỷ số về khả năng hoạt động:
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp đuợc dùng để đầu tư cho các loại tàisản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, các nhà phântích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản màcòn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sảncủa doanh nghiệp Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toáncác tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp
-Vòng quay tiền: tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu (DT)trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân(chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng); nó cho biết số vòng quay củatiền trong năm
-Vòng quay dự trữ (tồn kho): là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giáhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xácđịnh bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu,vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân
kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360/ DT
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năngthu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thuvà doanh thu bìnhquân một ngày Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sáchtín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước
-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cốđịnh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm
Trang 19Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DT/TSCĐ
Tài sản cố định ở đây đưỡcác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lậpbáo cáo
-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quaytoàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và chobiết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS
Các tỷ số về khả năng sinh lãi:
Nếu như các nhóm chỉ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêngbiệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhấthiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp
Chỉ iêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ
sở hữu Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà
Trang 20đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất tronghoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
-Doanh lợi tài sản: ROA
và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản
Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việc tínhtoán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá trị thịtrường Chẳng hạn:
Thu nhập sau thuế
Trang 21Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tácđộng tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việctách ROE như sau:
-Tách ROE
ROE = TNST/VCSH = TNST/TS x TS/VCSH = ROA x EM (số nhân vốn) ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giátrị tài sảncho các chủ sở hữu Còn ROA phản ánh mức sinh lợi của toàn bộdanh mục tài sản của doanh nghiệp - khả năng quản lý tài sản của các nhàquản lý doanh nghiệp EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức
độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp Nếu EM tăng, điều đóchứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài
-Tách ROA
ROA = TNST/TS = TNST/DT x DT/TS = PM x AU
PM: doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanhthu của doanh nghiệp Khi PM tăng, điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lýdoanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả
AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Như vậy, qua hai lần phân tích , ROE có thể được biến đổi như sau:
ROE = PM x AU x EM
Đến đây, có thể nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động tới ROE củamột doanh nghiệp: đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí,quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính
Các thành phần trên lại được phân tích chi tiết hơn tùy theo mục tiêu cầnđạt của nhà phân tích Với trình tự tách đoạn như trên, có thể xác định cácnguyên nhân làm tăng, giảm ROE của doanh nghiệp
a) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ)
Trang 22Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sựthay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệptrong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kênguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) Nó giúp nhà quản lý xác định rõcác nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó.
Để lập được biểu này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trênbảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt
ở hai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc :
-Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốngiảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn
-Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốntăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn
Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn
và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư
a) Phân tích các chỉ tieu tài chính trung gian:
Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽnhững đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động đểđưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếunhư trạng thái tĩnh được thể hiện qua bảng cân đối kế toán thì trạng tháiđộng (sự dịch chuyển của các dòng tiền ) được phản ánh qua bảng kê nguồnvốn và sử dụng vốn, qua báo cáo kết quả kinh doanh Thông qua các báo cáotài chính này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu độngròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó, có thể đánh giá những thay đổi vềngân quỹ của doanh nghiệp Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liênquan rất chặt chẽ : những thay đổi trên bảng cân đối kế toán được lập đầu kỳ
và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ báo cáo kết quả kinh
Trang 23doanh được thể hiện trên bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ củadoanh nghiệp.
Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người tacòn chú trọng tới các chỉ tiêuquản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơntình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếucủa doanhnghiệp Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số ( tỷ lệ) rất có ýnghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn, v.v của doanh nghiệp
Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn bán hàng
Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp - chi phí bán hàng, quản lý
Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi - khấu hao
Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi - Lãi vay
Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên cơ sở dó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mứctăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh chúngvới các chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vịthế của doanh nghiệp
Trang 24CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP Ở CÔNG TY TNHH AN DƯƠNG
II.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty
An Dương:
2.1.1 quá trình hình thành :
Công ty trách nhiệm hữu hạn An Dương là một trong ba đối tác của công
ty SERRANO – Việt Nam LTD Thành lập ngày 16/6/1997 theo quyết địnhthành lập doanh nghịêp số 3.100 GP/TLDN của ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội Trước đây, trụ sở chính của công ty đặt tại số 55 phố Phan ChuTrinh, hiện nay đạt trụ sở tại 191 phố Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng - Thànhphố Hà Nội
Công ty thương mại An Dương có vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng
Công ty thương mại An Dương có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền vànghĩa vụ dân sự theo luật định, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do công ty quản
lý, được mở tài khoản ở ngân hàng, có tài sản, sử dụng con dấu theo sự quản
lý của Nhà Nước đồng thời đượnc tổ chức quản lý theo điều lệ của công ty
Là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập nên công ty phải thực hiện chứcnăng kinh doanh đạt hiệu quả và tuân thủ theo các nguyên tắc của cơ chế thịtrường Hoạt động kinh doanh của công ty theo đăng ký số 43360 ngày28/6/1997 với chức năng chủ yếu là:
-Buôn bán hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
-Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
Trang 25-Buôn bán hàng lương thực và thực phẩm.
Đến nay công ty thương mại An Dương đã có mạng lưới cửa hang giới
thiệu sản phẩm:
Cửa hàng số 1: 191 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng
Cửa hàng số 2: 1E Cát Linh ( Siêu thị thương mại Cát Linh )
Với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp cho thị trường các mặt hàng đồ
gỗ nội thất cao cấp gia đình, văn phòng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban:
Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động của công thương mại An Dương bao
Trang 26Ban giám đốc: Trong đó giám đốc do hội đồng thành viên bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của hội đồng thành viên.Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trạch nhiệm cá nhântrước hội đồng thành viên và trước pháp luật về hoạt động điều hành củacông ty Giám đốc là người điều hành cao nhất trong nội bộ công ty, cóquyền triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất cũngnhư có quyền thông qua những chủ trương, phương hướng của công ty Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnhvực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu tráchnhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân côngthực hiện.
Trợ lý giám đốc là người hỗ trợ ban giám đốc trong việc quản lý, điềuhành các họat động của công ty được phân công và chịu trách nhiệm về cácquyết định của mình trước ban giám đốc
Văn phòng: gồm có ba bộ phận: tổ chức lao động, hành chính và bảo vệvới tổng số là 18 người (trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng)được phân bổ cho cả hai cửa hàng Nhiệm vụ chính là tham muư, giúp choban lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương,công tác hành chính văn phòng
Phòng kinh doanh: gồm có 04 người trong đó có một trưởng phòng.Nhiệm vụ chính là giúp lãnh đạo công ty trong họat động kinh doanh hànghóa, thiết bị như lập kế hoạch mua, lập kế hoạch tiêu thụ, tổ chức thựchiện kế hoạch mua, tổ chức thực hiện kế hoạch bán cũng như kiểm tra Phòng tài chính - kế toán: gồm có 06 người trong đó có một trưởngphòng và một phó phòng Nhiệm vụ chính là hoạch toán và quyết toán kếtquả hoạt động kinh doanh, theo dõi và thanh toán các khoản chi tiêu của
Trang 27công ty, giúp lãnh đạo trong công tác xây dựng các kế hoạch về tài chínhtheo đúng pháp luật của kế toán và thống kê.
Phòng thiết kế: gồm có 05 người có trách nhiệm kiểm, tra giám sát tìnhhình hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng, xử lý những sai sót bất ngờ xảy
ra, bảo hành và sửa chữa sản phẩm cuả công ty
Phòng tư vấn bán hàng: gồm có 04 người với trách nhiệm giúp đỡ chokhách hàng có nhu cầu muốn tính tóan, bố trí các trang thiết bị nội thất để cóthể tận dụng không gian tối đa và để có thể lắp đặt các trang thiết bị mộtcách hợp lý mang lại sự hài hòa giữa các trang thiết bị, giữa các trang thiết
bị với kiến trúc của ngôi nhà (Tư vấn này được miễn phí)
Phòng hỗ trợ kinh doanh: gồm có 04 người giữ trách nhiệm giúp đỡ chocông việc bán hàng Trên cơ sở tai liệu cung cấp của phòng tư vấn bánhàng, phòng hỗ trợ kinh doanh có nhiệm vụ gợi ý, giới thiệu cho khách hàngnhững sản phẩm phù hợp cả về giá cả, kiểu dáng cũng như màu sắc
Sau tám năm đi vào hoạt động ,công ty thương mạI An Dương đã xâydựng và từng bước hoàn thiện hệ thống phân cấp quản lý năng động và hiệuquả, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công tycần cù, hăng háI , nhiệttình với công việc Đồng thời, trong mỗi thời đIểm nhất định công ty cũng
có những kế hoạch chi tiết cụ thể.Bên cạnh đầu tư về nhân sự thì công ty đã
có nhiều sự đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, chẳng hạnnhư máy vi tính , telex, fax, internet .đIều này giúp cho chất lượng các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng lên,đáp ứng được yêu cầu khách hàng.
Điều này thể hiện rõ ràng khi tàI sản cố định không ngừng tăng lên trongnhững năm qua: năm 2000 tổng giá trị tài sản cố định là 147.345.000 đồng
năm 2001, tổng giá trị tàI sản cố định là 172.347.181 đồng (tăng 17% so với
năm 2000) và đến năm 2002 là 200.000.000 đồng (tăng16,27%so với năm2001) năm 2003 là 212.000.000 đồng
Trang 28Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty thương mại An Dương có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
2.1.3 - Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty thương mại An Dương một số năm qua:
2.1.3.1 tình hình cạnh tranh trên thị trường:
cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội mà hoạt độngsản xuất kinh doanh được duy trì và phát triển Thay vì một thị trường vớinhững đối thủ cạnh tranh cố định và đã biết, doanh nghiệp phải hoạt động
Trang 29trong môi trường “chiến tranh” với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanhchóng, những tiến bộ về khoa học công nghệ, những chính sách quản lýthương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút.
Cạnh tranh gay gắt làm cho các công ty, doanh nghiệp phải tích cực suynghĩ tìm ra phương thức để tạo điểm “nhấn” cho sản phẩm của mình hơnhẳn hoặc khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Có thể sử dụngcác biện pháp sau để cạnh tranh có hiệu quả:
(7) Cạnh tranh bằng các biện pháp xúc tiến, kích thích tiêu thụ
(8) Cạnh tranh bằng nguồn nhân lực
Trong những hoàn cảnh cụ thể, mỗi doanh nghiệp nên lựa chọn cho riêngmình biện pháp cạnh tranh thích hợp Cụ thể đối với thị trường sản phẩm đồ
gỗ trang trí nội thất, cạnh tranh đang diễn ra sôi động giữa những công ty,doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cùng loại và khác loạinày
cạnh tranh do nhu cầu giảm sút:
Người ta thường hay cho rằng cạnh tranh phải do hai hay nhiều nhântốtạo nên nhưng thực tế khi nhu cầu giảm sút thì cạnh tranh ngày càng pháttriển dữ dội
Trước tình trạng nhu cầu giảm sút nghĩa là số lượng người tiêu dùng ngàycàng giảm trong khi đó cung trên thị trường không đổi và có xu hướng tănglên thì cạnh tranh tất yếu xảy ra Mọi công ty doanh nghiệp kinh doanh trên
Trang 30thị trường đều muốn thu hút khách hàng về phía mình nên thỏa mãn ngàycàng nhiều hơn nhu cầu và ước muốn của khách hàng kèm theo những dịch
vụ sau bán tốt nhất có thể
Ngày nay, thế giới đã xuất hiện một xu hướng tiêu dùng mới đó là đơngiản hóa cơ sở vật chất, trang bị ở các cơ quan, văn phòng sẽ giảm hẳn sốlượng các phòng ban và các phòng ban làm việc theo ca Như vậy nhu cầu
về đồ trang trí nội thất văn phòng có chiều hướng giảm xuốngmà cụ thể lànhu cầu về bàn nghế văn phòng sẽ giảm sút điều này được lý giải như sau: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bịhiện đại ra đời Nó xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của xã hội vàthay đổi toàn bộ bộ mặt nền kinh tế Quá trình thực hiện hoạt động giao dịchtrực tiếp giữa hai hoặc nhiều người với nhau được thay thế bằng hoạt độnggiao dịch qua điện thoại, thư giao dịch dần dần các hoạt động này đượcthực hiện thông qua mạng máy tính hiện đại Việc giao dịch qua điện thoạihay qua mạng giải quyết được nhiều vấn đề như tiết kiệm thời gian, chi phí
đi lại cũng như giảm rất nhiều về cấu trúc hiện hữu giữa người mua và ngườibán
Cạnh tranh giữa các sản phẩm chế tạo từ các nguyên liệu khác nhau:
Sự khéo léo của đôi tay người thợ thủ công đã tạo ra ngày càng nhiềuhàng hóa với kiểu dáng và chất liệu đa dạng Nó đáp ứng được phần nào nhucầu đa dạng của xã hội phát triển
Tại Hà Nội xuất hiện xu hướng dùng hàng mây tre đan cho nhu cầu trangtrí nội thất Xu hướng tiêu dùng này ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trang trínội thất bằng gỗ Nếu trước đây chỉ có ghế mây là chủ yếu thì hiện tại đãxuất hiên rất nhiều đồ mây như salong mây, giường mây, tủ phấn mây Hàng mây tre, nhất là khi được bố trí sắp đặt hợp lý, đồng bộ, có tác dụngtạo giáng vẻ vừa thanh tao giản dị vừa sang trọng vừa đậm đà chất dân gian
Trang 31Với kỹ thuật ngâm tẩm và gia công khá cẩn thận và được hỗ trợ của cáclaọi sơn, dầu bóng các sản phẩm mây tre được giới quan sát thị trườngđánh giá là, đẹp bền và là một loại sản phẩm cao cấp.
Dưới đây là giá một số đồ mây tre tại thị trường hà nội:
- Ghế sofa (hai người ): 800.000 đ/c
Cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh:
Mới hiểu được các khách hàng của mình không thôi là chua đủ Một công
ty muốn kinh doanh thành công trên thương trườngthì không chỉ hiểu biết vànắm rõ nhu cầu của khách hàng mà còn phải biết đối thủ cạnh tranh củamình là ai và hiểu được chiến lược kinh doanh của họ là gì? đây là điều kiệncực kỳ quan trọng làm tiền đề cho việc thiết lập các trương trình hành độngphù hợp Và công ty thương mại An Dương đã làm được điều đó
Hiện nay trên thị trường, số lượng các công ty, cửa hàng sản xuất, cungcấp và bán đồ gỗ trang trí nội thất, đồ gỗ văn phòng rất nhiều, tập trung ởcác thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh làmcho mức độ cạnh tranh trong nước gia tăng
Sự đa dạng hóa của các công ty cung cấp những mặt hàng này kéo theo sựphong phú trong sản phẩm (kể cả sản phẩm mới và sản phẩm thay thế), giábán, kiểu cách phân phối hàng hóa cũng như hình thức dịch vụ kèm theo Chỉ tính riêng ở khu vực phía bắc, những công ty, cửa hàng chuyên kinhdoanh những mặt hàng cạnh tranh với công ty thương mại An Dương rấtnhiều nhưng mang tính chất đơn lẻ Trong tập hợp vô số những đối thủ cạnh
Trang 32tranh của mình có hai thương hiệu cạnh tranh gay gắt với công ty thươngmại An Dương đó là “ Nhà Xinh “ và “ Nhà Đẹp “
Hai thương hiệu, một ( “ Nhà Xinh “ ) thuộc công ty cổ phần môi trườngsạch đẹp hay còn gọi là công ty xây dựng - kiến trúc AA (trụ sở ở 1B Hai BàTrưng – Hà Nội) và một thuộc một công ty Nhật Bản
Cả hai đối thủ cạnh tranh này đều có những điểm mạnh của nó trên thươngtrường Cụ thể là công ty xây dựng - kiến trúc AA không phải là một công tythương mại hay thầu kiến trúc xây dựng thuần túy AA có khả năng đưa rathị trường những mẫu mã do chính mình chế tác trên cơ sở tư vấn cho kháchhàng Hầu hết sản phẩm của AA có khả năng chống trầy, xây xước, chốngmối mọt và chống cháy bao gồm các sản phẩm như giường tủ, bàn ghế, được tính toán, thiết kế, tận dụng không gian hợp lý, lắp đặt thiết bị hài hòa
về nội thất
Cũng như công ty thương mại An Dương, tất cả mọi sự tư vấn này đượcmiễn phí Ngoài ra, những sản phẩm trang trí phòng bếp thì công ty thươngmại An Dương không cạnh tranh được so với sản phẩm của “ Nhà Xinh “ Mặt khác, trong những đợt khuyến mại của “ Nhà Xinh “, khi bạn đã trởthành khách hàng của họ với tấm VIP CARD, bạn sẽ được ưu tiên giảm giá20% chi phí khi sử dụng các loại dịch vụ dưới đây:
Dịch vụ giặt là tại xí nghiệp giặt là Sạch Đẹp
Dịch vụ giặt thảm, ghế sofa da, giả da, nỉ
Dịch vụ làm sạch, đánh bóng vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất Đây là những dịch vụ đi kèm mà công ty thương mại An Dương nên pháttriển để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng mới
Còn với “ Nhà Đẹp “, cũng như “ SERRANO “- thương hiệu kinh doanhcủa công ty thương mại An Dương nhập khẩu gỗ nguyên liệu để chế biến.Sản phẩm mà “ Nhà Đẹp “ đưa ra thị trường không chỉ do nước ngoài sản
Trang 33xuất mà ngay cả gỗ nguyên liệu đầu vào cũng nhập từ Inđônêxia, giá vàokhoảng 380- 540 USD/m3.
Ngoài ra còn có một số đối thủ cạnh tranh khác như Tâm Tụ, Kim Quy,MODU FUNITURE (hàng của TERMWORK), Tân Việt Mỹ
+) Tâm Tụ : các mắt hàng kinh doanh hoàn toàn là hàng nhập từ TrungQuốc, Đài Loan, Hồng Kông, Italia chất lượng không đồng đều, giá rất cao,màu tối và bóng dùng công nghệ sơn, dễ bong sau một thời gian sử dụng.Mẫu mã cầu kỳ, kích thước lớn không phù hợp với nhà nhỏ Việt Nam đồngthời các dịch vụ sau bán kém
+) Kim Quy : nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, Malaysia công nghệ Đứcnhưng lạc hậu kém hiệu quả, mẫu mã không phong phú, giá khá cao và hoạtđộng kinh doanh chủ yếu theo đơn đặt hàng
+) MODUN FUNITURE- hàng của TERMWORK: công nghệ Đức, Italia,nguyên liệu nhập từ Oxtralia, Đài Loan chủ yếu kinh doanh thiết bị vănphòng các loại Tuy nhiên không có hệ thống Showroom lớn
+) Tân Việt Mỹ : công nghệ Mỹ, nguyên liệu nhập từ Malaysia, Đức Mớichỉ thăm dò thị trường Hà Nội chứ chưa khuyếch trương kinh doanh
2.1.3.2 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty một số năm qua:
Trong thời gian hoạt động kể từ khi bắt đầu (năm 1997) cho đến nay, công
ty đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình Điều đó được thểhiện khi doanh số bán cũng như lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua cácnăm và có vị trí vững chắc trên thị trường
Có thể xem như trong cuộc chiến thương hiệu công ty An Dương đã đạtđược thành công lớn, nếu chúng ta nhìn lạI quá trình khẳng định mình trongnhững năm đầu của công ty Vào cuối năm 1998 đầu năm 1999, tỷ phần thịtrường của “ Nhà Xinh “ rất lớn trong khi thị phần của công ty thương mạI
An Dương lạI rất nhỏ Nhờ có sự nỗ lực hết mình , áp dụng những chính
Trang 34sách xúc tiến bán thích hợp, hiện nay công ty đã vươn lên chiếm giữ khoảng70% thị phần tức là công ty cung cấp khoảng 70% số lượng các sản phẩm đồ
gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình trên thị trường, trong đó nội thấtgia đình chiếm 65.5% còn nội thất văn phòngchiếm 34.5% ( trong tỉ phầnhàng hóa cung cấp trên thị trường của công ty ) Như vậy , đối với công tythương mạI An Dương đồ gỗ trang trí nội thất gia đình đang dần dần trởthành mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty
2.1.4- Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình của công ty thương mại An Dương:
Ngay từ những năm đầu thành lập, đồ gỗ trang trí nội thất đã được xácđịnh là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.Năm 2001 trong khoảndoanh thu hơn chín tỷ của hàng đồ gỗ thì riêng đối với mặt hàng nội thất giađình ,doanh thu đã chiếm 81,5% còn đồ gỗ nội thất văn phòng chiếmkhoảng15% so với doanh thu bán hàng đò gỗ nội thất
Với một tập hợp đa dạng các mặt hàng kinh doanh, công ty thương mại AnDương cung cấp cho thị trường đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụcho việc trang trí nội thất gia đình và nội thất văn phòng Điều đó được thểhiện rõ trong bảng số liệu sau:
Biểu: Kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết đối với đồ gỗ nội thất gia đình
và nội thất văn phòng của công ty thương mạI An Dương (giai đoạn 2003)
Trang 35Tổng cộng 9.019.585 10.943.323 12.626.867
Nguồn: phòng TC-KT công ty thương mại An Dương
Như trên đã nêu tổng doanh thu các mặt hàng kinh doanh của công tythương mại An Dương vào năm 2001 là 9.346.723.000 đồng trong đó chỉtính riêng doanh thu đối với mặt hàng đồ gỗ trang trí nội thất (gồm nội thất
gia đình và văn phòng ) đã đạt được 9.019.587.695 đồng (chiếm 96,5% tổng
doanh thu cả năm)
Sang năm 2002 và 2003, doanh thu đối với mặt hàng nội thất vănphòngcủa công ty thương mại An Dương giảm dần, năm 2002 là 11% năm
2003 là 10% Nhìn vào biểu trên ta nhận thấy rõ những mặt hàng như kệtrang trí, giường JVS, bộ SOFA, tiếp tục là những mặt hàng chiến lược củacông ty thương mại An Dương
Sự gia tăng nhanh chóng doanh thu của công ty thương mại An Dương dorất nhiều nguyên nhân tác động tới, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhânchủ yếu sau:
Chủng loại các mặt hàng kinh doanh của công ty được mở rộng nhằm đápứng các nhu cầu khác nhau về một loạI hàng hóa, không chỉ tăng thêm cácmặt hàng trang trí nội thất gia đình như Bonn, Prisma mà còn tăng thêmđối với các mặt hàng nội thất văn phòng như bàn nối cạnh, bàn liên hoàn,bàn tròn xoay
Kết quả của việc súc tiến nghiên cứu và bao quát thị trường tốt, sự cốgắng, nỗ lực và sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của toàn thể các cán bộcông nhân viên trong công ty cũng là một nhân tố quan trọng không thểthiếu tác động tới việc doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và kéotheo đó là lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm Việc
tăng doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên đã kích thích công ty
Trang 36tăng đầu tư mở rộng mặt bằng cơ sở và cũng loại bỏ những mắt xích kémhiệu quả
Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường qua 8 năm hoạt động,khách hàng đã quen thuộc với những sản phẩm mang nhãn hiệu SERRNO
do công ty thương mại An Dương cung cấp thông qua 2 cửa hàng ở 191 BàTriệu và 1E Cát Linh
Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng cũng như công tác bảo hànhsản phẩm đã được công ty thực hiện một cách triệt để trong vòng 12 tháng
kể từ khi sản phẩm bắt đầu được bán Tức là bắt đầu từ khi khách hàng cónhu cầu về sản phẩm của công ty thì đã được gợi ý để chọn những sản phẩmsao cho thích hợp nhất và khách hàng thấy đúng yêu cầu đến khi vậnchuyển, lắp đặt và sản phẩm mà khách hàng lựa chọn vẫn được công tyquan tâm đến trong 12 tháng tiếp theo sau đó
Hoạt động của công ty luôn hướng tới sự tối đa hóa lợi nhuận dựa trên
cơ sở đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu nghĩa là chỉ cung cấp chokhách hàng những sản phẩm đã qua kiểm tra, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
Vì thế mà phòng thiết kế cũng rất quan trọng đối với công ty vì họ có tráchnhiệm kiểm tra giám sát tình hình hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng đồngthời xử lý những sau sót bất ngờ xảy ra, bảo hành và sửa chữa sản phẩm củacông ty Chính họ là một nhân tố rất quan trọng đem đến cho công ty uy tínđối với khách, giúp cho công ty ngày càng nâng cao lợi thế cạnh tranh so vớicác đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm đồ gỗ mà công ty cung cấp có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâudàI (trên 10 năm ) nên người tiêu dùng quan tâm không chỉ đến kiểu giáng
mà còn chất lượng sản phẩm Đáp ứng những yêu cầu thị trường , sản phẩm
đồ gỗ do công ty cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng không chỉ về