I. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
3.2.4 Một số kiến nghị khác:
- Nhà Nước cần có chính sách đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích quản lý tài chính, hình thành nên đội ngũ chuyên viên tài chính để công tác phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp có hiệu quả. Đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tình hình tài chính ở doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý những hiện tượng làm thay đổi số liệu tài chính với các mục đích mờ ám.
- Nhà Nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh:
+ Lĩnh vực ngân hàng cần có những điều chỉnh về cơ chế tín dụng hợp lý theo hướng kết hợp giữa thế chấp và tín chấp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà trong khi vay và cần có thái độ hợp tác với khách hàng...
+ Nhà Nước cần có những điều chỉnh hợp lý đối với chính sách thuế theo hướng sắp xếp lại các sắc lệnh thuế cho phù hợp với tính chất của từng loại thuế, phù hợp với tiến trình hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần xem xét lại cách đánh thuế, tránh tình trạng chồng chéo, không phản ánh được bản chất của mỗi loại thuế (chẳng hạn như việc thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa vừa nhập về chưa có tác động
gì), quy định cụ thể nhóm mặt hàng chịu thuế và thuế suất với từng mặt hàng... để tránh tình trạng thông đồng giữa doanh nghiệp và cán bộ thuế, gây thất thoát cho Nhà Nước, khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Nhà Nước cần có những điều chỉnh về thủ tục hành chính và pháp lý đối với các đối tác nước ngoài như: xóa bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, xóa bỏ quy định doanh nghiệp phải xin phép điều chỉnh vốn điều lệ và vốn đầu tư , mà nên quy định doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ và vốn đầu tư với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư... để họ mạnh dạn bỏ thêm vốn vào liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư.
Khi các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, Nhà Nước sẽ có các điều kiện tiền đề để từng bước xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn.thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư ... để hòa nhập thị trường vốn trong nước với khu vực và thế giới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó có thể tự huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, có điều kiện và nhu cầu thực hiện phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
KẾT LUẬN:
Như em đã trình bày, từ những gì đã được học, khi đến thực tập tại công ty TNHH An Dương em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính của một doanh nghiệp.
Và với những cố gắng nhằm nêu bật lên sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, mà công ty TNHH An Dương là môi trường nghiên cứu, em đã cố gắng đưa ra những kiến giải của mình, và em rất hy vọng những ý kiến đóng góp nhỏ này của mình sẽ có ích cho công ty TNHH An Dương nói riêng và cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng khả năng có hạn nên chuyên đề này không tránh còn tồn tại nhiều thiếu xót, vì vậy em rất mong nhận được chỉ bảo từ phía công ty cũng như các thầy cô giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những gì mà công ty, nhà trường và đặc biệt là thầy giáo Lục Diệu Toán đã giúp đỡ em trong thời gian qua, để em có thể hoàn thành bản chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp ( NXB Giáo dục - 2002 ) TS. Lưu Thị Hương
2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp ( NXB Thống kê - 2000 ) PTS. Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ - Vũ Long
3. Phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp ( NXB Tài chín 2000 ) TS. Nguyễn Thế Khải
4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh ( NXB Giáo dục - 2001) 5. Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính
doanh nghiệp ( NXB Tài chính - 2001 )
6. Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ( NXB Tài chính - 2000)
7. Quản trị marketing.
8. Tác động kinh tế xã hội của đổi mới trong lĩnh vực nhà ở đô thị. 9. Niên giám thống kê ( NXB Thống kê Hà Nội )
10. Số liệu thống kê nông lâm thủy sản Việt Nam 1996-2001 . 11. Niên giám công thương Hà Nội-Hải Phòng-TP Hồ Chí Minh .
12. Các báo: Thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí Tài Chính, tạp chí Ngân Hàng năm 2001, năm 2002, 2003.
LỜI NÓI ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ... 3
I. I.Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:...3
1.1.1 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường :...3
1.1.2. Những đặc điểm về môi trường hoạt động:...3
1.1.3. Khái niệm tài chính doanh ngiệp:...4
II.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: ... 8
1.2.1 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp:...8
1.2.2 Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:...9
Bảng cân đối kế toán:...10
1.2.3 Phưong pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:...12
1.2.3.1 Phương pháp phân tích tài chính:...12
1.2.3.2 Nội dung phân tích tài chính:...13
CHƯƠNG II: ... 22
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY TNHH AN DƯƠNG ... 22
II.1..Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty An Dương:...22
2.1.1 quá trình hình thành :...22
Công ty thương mại An Dương có vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng...22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban:...23
2.1.3 - Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty thương mại An Dương một số năm qua:...26
2.1.3.1 tình hình cạnh tranh trên thị trường:...26
2.1.3.2 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty một số năm qua:...31
2.1.4- Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình của công ty thương mại An Dương:...31
II.Tình hình tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty An Dương:...36
2.2.2 Vấn đề phân tích tài chính của công ty An Dương:...41
III.Những ưu điểm và tồn tại của công ty an An Dương:....43
2.3.1 Những ưu điểm:...43 2.3.2 Những tồn tại trong việc quản lý tài chính và phân tích tài chính...44
2.3.2.1 Quản lý dự trữ còn yếu kém:...44 2.3.2.2 cơ cấu vốn chưa hợp lý:...45 2.3.2.3 Công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng:. 45
CHƯƠNG III: ... 50 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH AN DƯƠNG ... 50
III.1. Những giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý tài chính và phân tích tài chính của công ty TNHH An Dương: ...50
3.1.1 Nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của công ty TNHH An Dương và xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý: ...50
3.1.1.1 Nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của công ty:...50
MỘT SỐ Ý KIẾN BẢN THÂN ... 51
3.1.1.2 Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý:...52 3.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH An Dương :...53
3.1.2.1 Lập và tổ chức tốt công tác phân tích tài chính tại công ty:...53 3.1.2.2 Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính:...55 3.1.2.3 Sử dụng đầy đủ thông tin và phương pháp phân tích: ...56
3.2.1 Hoàn thiện chế độ kế toán:...60
3.2.2 Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán:...61
3.2.3 Tiến tới hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành:...62
3.2.4 Một số kiến nghị khác:...62
KẾT LUẬN: ... 64