I. HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ XOA BÓP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC 1.Dấu hiệu phát hiện người bệnh bị ngừng thở, ngừng tim. Toàn thân da tím tái. Thở ngáp, không còn động tác thở. Không sờ thấy mạch ở cổ và bẹn, tim không đập. Phải tiến hành cấp cứu ngừng thở, ngừng tim ngay lập tức, vì nếu để quá 3 phút, tế bào não sẽ khôg hồi phục trở lại. 2. Hô hấp nhân tạo: Sau khi đã xác nhận ngừng thở, phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Phương pháp thông dụng, hiệu quả nhất là hà hơi thổi ngạt, gồm các động tác sau: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cổ ưỡn, độn vai. Khai thông đường thở: Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi miệng (nếu có). Nới rộng quần áo cho nạn nhân. Người làm hô hấp nhân tạo quỳ ở cạnh đầu người bệnh: Một tay đẩy cằm nạn nhân ra phía trước và lên trên để bệnh nhân há miệng. Một tay đặt lên trán nạn nhân, bóp chặt 2 lỗ mũi. Hít một hơi dài, áp miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi (có thể đặt 1 khăn mùi xoa lên miệng nạn nhân trước khi thổi). Khi thổi quan sát xem ngực nạn nhân có phồng lên hay không ( nếu ngực phồng lên là được). Ngửa mặt lên, hít một hơi dài. Bỏ tay đang bịt mũi nạn nhân, để nạn nhân tự thở ra. Thổi như vậy từ 1518 lần trong 1 phút, tới khi nạn nhân tự thở được. Có thể bịt miệng nạn nhân thổi vào mũi. Kết hợp vừa hà hơi, vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Đối với trẻ nhỏ, người cấp cứu có thể áp miệng vào cả mũi và miệng đứa bé và thổi nhẹ nhàng. 3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Khi một nạn nhân bị ngừng tim phải tiến hành bóp tim ngoài long ngực ngay: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, nằm ngửa tối đa. Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi, miệng (nếu có). Người cấp cứu đặt lòng bàn tay trái lên phần nửa dưới xương ức, bàn tay phải để chéo lên góc lên bàn tay trái. Duỗi thẳng 2 tay, ấn thẳng vuông góc với lồng ngực, sao cho xương ức lún sâu xuống 34 cm.