1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức công tác thông tin thống kê của Bộ và Sở thương mại nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn cả nước và địa phương

78 422 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Trang 1

MUC LUC

NOL DUNG Trang

Lời nói đầu: 1

Chương I: Co ché quan lý Nhà nước về hoạt động thương mại Chức năng,

nhiệm vụ của Bộ Thương mại và của Sở Thương mại 3

1 Cơ chế quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại: 3

2 Chức năng của Bộ Thương mại : 9

3 Chức năng, nhiệm vụ của các Sở Thương Mai: 11

4 Nhu cầu cơ bản về thông tin quản lý nhà nước hoạt động thương mại 17

Chương II: Thực trạng công tác thông tin thống kê thương mại biện nay 20

I.T ổ chức bộ máy và nghiệp vụ thông tin Thống kê thương mai 20 1 Mô hình tổ chức thơng tin thống kê hiện nay : 20

2 Các chế độ về thông tin Thống kê thương mại nay 20

II Tình hình tổ chức bộ máy thực biện công tác thống kê thương mại ở Bộ| -

Thương mại và Sở Thương mại : 26

1 Tổ chức bệ máy thống kê: 26

2 Nội dung thông tin thống kê thương mại ở Bộ và Sở Thương mại : 26

3 Thực trạng kênh thông tin thống kê giữa Bộ Thương mại và Sở Thương mại 29

4 Đánh giá vai trị thơng tin thống kê của Bộ Thương mại 30

Chương IH: Nhu cầu thông tin, Hệ thống chỉ tiêu thống kê lưu chuyển hang

hoá, Xuất khẩu và nhập khẩu theo yêu cầu của cơ chế quản lý mới 33

I Nguyên tắc chung xác định nhu cầu và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 33

1I Nhu cầu thông tin thống kê của Bộ và Sở Thương mại 34

IH Hệ thống chỉ tiêu thống kê xuất khẩu, nhập khẩu và lưu chuyển hàng hoá,

của Bộ và sở thương mai 39

1 Chỉ tiêu thếng kê hàng hoá xuất khẩu 39 2 Chỉ tiêu thống kê hàng hoá nhập khẩu 41

3 Chi tiéu mua hang hoa - 45

4 Chỉ tiêu hàng hoá tồn kho 46

5 Chỉ tiêu bán hàng hoá 48

6 Chỉ tiêu ăn uống công cộng Tre 54

Chương IV: Phương án hoàn thiện tổ chức công tac thong kê của Bộ và sở

Thương mại 55

1.Yêu cầu chung 55

2 Phân công trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thương mại 56

3 Tổ chức thu thập số liệu thống kê thương mại 60

4 Tổng hợp các chỉ tiêu thống kê 62

5 Phương án tổ chức kênh thông tin thống kê 65

6 Tổ chức bệ máy thông tin và thống kê của Bộ và Sở Thương mại: 67

7 Cơ sở vật chất phục vụ thống kê thương mại 69 70

Trang 2

LOI NOI DAU

Trong những năm qua, công tác thống kê đã có nhiều cố gắng để từng bước đổi mới và hoàn thiện nội dung, phương pháp phù hợp với quá trình đổi

mới của đất nước ;

Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế quản lý mới, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hàng ngày, thông tin thống kê đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập Hệ thống chỉ tiêu thống kê thiếu sự đồng bộ, chưa được cung cấp kịp thời và độ tin cậy trong nhiều trường hợp chưa cao, chưa đáp ứng có hiệu quả cho người sử dụng ở các cấp, kế cả ở

trung ương `

Đối với ngành Thương mại, từ khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng thông tin thống kê hầu như chưa phản ánh được đầy đủ, kịp thời và chính xác kết quả hoạt động thương mại toàn diện trên thị trường Do đó, việc phân tích, đánh giá thực trạng để phục vụ cho quản lý, kinh doanh còn nhiều hạn chế

Nguyên nhân của tình hình trên một mặt do năng lực và trình độ chun mơn của cán bộ, công chức thống kê; mặt khác rất quan trọng là sự quan tâm, - đầu tư cho công tác thống kê ở các cấp chưa được đúng mức Pháp lệnh Kế

'toán-Thống kê bạn hành từ hơn 10 năm nay nhưng hiệu lực còn thấp Ngày 19/8/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 28/1998/CT-TTg vẻ “Tăng cường và hiện đại hố cơng tác thống kê" nhưng việc triển khai chưa đáng kể Công tác thống kê trong ngành Thương mại cũng nằm trong bối cảnh chung đó Bộ Thương mại và hệ thống Sở thương mại/Thương mại-Du lịch (dưới đây viết tắt là Sở) rất lúng túng trong việc phối hợp thông tin thống kê để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn cả nước cũng như từng địa phương

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu tổ chức và hoàn thiện tổ chức công tác thông tin thống kê của Bộ và Sở có một ý nghĩa lý luận và thực tiến sâu sắc Cũng xuất phát từ nhận thức như vậy, Vụ Kế hoạch Thống kê đã đăng ký và được Bộ cho phép triển khai nghiên cứu để tài " Hồn thiện tổ chức cơng tác thông tin thống kê của Bộ và Sở Thương mại nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn cả nước và địa phương”

Mục tiêu của để tài là trên cơ sở phân tích ý nghĩa, thực trạng của cơ chế quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, dưới góc độ trợ giúp của công cụ thông tin thống kê; đánh giá thực trạng công tác thông tin thống kê thương mại hiện nay và căn cứ vào việc xác định nhu cầu thông tin thống kê của Bộ và Sở để đề xuất phương án hồn thiện tổ chức cơng tác thông tin thống kê của Bộ và Sở nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa

phương :

.› 5 Phạm vi nghiên cứu thống kê thương mại ở đây chủ yếu bao gồm thương

Trang 3

và các Sở đối với tất cả thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có tham gia

hoạt động thượng mại

Phạm vi thời gian nghiên cứu được giới hạn từ những năm 90 đến nay, - được coi như là giai đoạn quá độ chuyển đổi nên kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hố hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước `

Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khoa học khác, đặc biệt đã coi trọng tiếp cận thực tiễn để có những đề xuất sát thực vừa đảm bảo tính khoa học vừa có tính khả thi

Tuy nhiên, chắc chắn kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những hạn chế Tập thể tác giả hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng gdp quý báu của các nhà khoa học và quản lý dé tiếp tục hoàn thiện

Trang 4

CHUONG I

CO CHE QUAN LY NHA NUGC VE HOAT DONG THUONG MAL CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VÀ CỦA SỞ

THƯƠNG MẠI

1 Cơ chế quản lý Nhà nước về hoạt đông thương mai

Đặc điểm phát triển của nên kinh tế nước ta hiện nay là đặc điểm của thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế với cơ chế quản lý kế hoạch hoá hành chính tập trung, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường cố sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa

Từ đặc trưng cơ bản đó, vai trị quản lý Nhà nước có một tầm quan trọng đặc biệt Thực hiện tốt vai trò đó sẽ quyết định đến sự thành công của định hướng phát triển cho đất nước

Quan lý Nhà nước ở đây được hiểu là sự quân lý toàn diện, trong đó quản lý kinh tế là một lĩnh vực cơ bản Nói đến quản lý kính tế là sự quản lý toàn điện hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp,

dịch vụ

Trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, thương mại được xếp vào nhóm ngành địch vụ Trên thực tế ở nước ta, đặc biệt ở các nước trên thế giới, dịch vụ ln ln đóng góp một tỷ trọng lớn trong cơ cấu của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Hơn thế nữa, xu hướng phát triển của Dịch vụ sẽ ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ cả về tuyệt đối, lẫn tương đối, nhất là về tương đối Trong hệ thống các ngành dịch vụ, thương mại lại là ngành có vai trò trọng yếu nhất Sự phát triển của Thương mại, với tỷ trọng khoảng 30% trong tổng GDP của các ngành dịch vụ, được coi là ngành có vai trị chi phối đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của GDP đối với Dịch vụ nói riêng, với GDP cho cả nền kinh tế nói chung

Từ những phân tích trên cho thấy vai trò hết sức quan trọng của quản lý Nhà nước về Thương mại

Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế nói chung, quản lý về hoạt động thương mại nói riêng thơng qua các chính sách và đặc biệt là thông qua cơ chế điều hành Như vậy, cơ chế quản lý vừa bộc lộ nhận thức và trình độ nghiên cứu của Nhà nước - với tư cách là chủ thể sản sinh ra cơ chế -, vừa quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý của Nhà nước - với tư cách là chủ thể tổ chức triển khai quy chế vào cuộc sống

Trang 5

mới từng bước về nội dung, đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý của Nhà nước

Bước thay đổi cơ bản nhất là từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp đã chuyển sang quản lý thương mại theo cơ chế thị trường, với việc ra đời một | loạt các quyết định - trong đó phải kể đến quyết định 183/HĐBT ngày 31/12/1988 của Hội Đồng Bộ trưởng về việc cho phép các thành phần kinh tế được tham gia lưu thông trên thị trường

Theo đó, các hoạt động thương mại được gắn với cơ chế thị trường Kế hoạch phải kết hợp với thị trường; trong đó, kế hoạch hoá thương mại vĩ mô hướng dẫn và tham gia điều tiết thị trường; kế hoạch hoá ở các doanh nghiệp phải lấy thị trường làm căn cứ Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 về đổi mới kế hoạch hoá và kinh doanh XHCN đối với các xí nghiệp quốc doanh đánh dấu một chuyển biến mạnh về chính sách và cơ chế quản lý cho những năm cuối 80

Theo cơ chế mới, các hoạt động thương mại được tổ chức theo đối và giám sát, quản lý không chỉ đối với Thương nghiệp nhà nước - thành phần gần như độc quyền thực hiện việc lưu thơng hàng hố trên thị trường nội địa và hoàn toàn độc quyền trên lĩnh vực ngoại thương trong những năm trước đây - mà đối với tất cả mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, lưu thông trên thị trường, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Việc quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được chuyển từng bước từ cơ chế nặng về các biện pháp hành chính sang sử dụng ngày càng phổ biến các công cụ kinh tế như thuế, phụ thu, đặc biệt đối với xuất nhập khẩu

gu

So với lưu thông trong nước, tốc độ "thị trường hoá” của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có phần chậm hơn; song cho đến năm 1998, các biện pháp quản lý mang tính chất hành chính đã gần như giảm hẳn Chẳng những thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, trừ những mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, mà chỉ cần có Giấy phép kinh doanh và đăng ký mã số qua cơ quan Hải Quan là đã đủ quyền hạn kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp Tất cả các thủ tục xin giấy phép như trước đây đã được bãi bỏ (trong một thời kỳ dài trước đây, doanh nghiệp muốn xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp, ngoài giấy phép kinh doanh còn phải có giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại, thậm chí cả giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng chuyến Kể từ năm 1996, sau khi có Nghị Định 89/CP, giấy phép chuyến được bãi bỏ, song giấy phép xuất nhập khẩu vẫn là một điều kiện bắt buộc)

Trang 6

- cu thu thap, téng hop va co ché t6 chttc thông tin thương mại cũng phải được thay đổi một cách nhanh chóng cho phù hợp với yêu cầu quản lý

Để theo dõi và quân lý hoạt động thương mại toàn ngành, cơ chế quản lý của Bộ được đặt ra là phối hợp, theo đối quản lý ngành và lãnh thổ Các cơ chế chính sách được ban hành và tổ chức thực hiện trong ngành cần có sự phối hợp tù khâu soạn thảo đến quá trình tổ chức thực hiện với các ngành liên quan và với các chính quyển địa phương thơng qua vai trị của các Sở Thương Mại

Tuy nhiên, trong thực tế thì sự vận hành của cơ chế quản lý Nhà nước về hoạt động thương mai còn nhiều vấn đề bất cập

Trước hết, về mặt phạm vi quản lý: có thể thấy là chưa bao quát được mọi đối tượng lẽ ra phải quản lý Hầu như hiện nay vai trò quản lý nhà nước về thương mại mới dừng lại chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - mặc dù ngay ở khu vực này cũng bộc lộ vô số vấn đề đang cần phải tháo gỡ Còn đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (sau đây được viết tắt là DN FDP) thì hầu như chỉ mới sử dụng chủ yếu công cụ thuế, phụ thu, lãi vay Ngân hàng và tỷ giá Chỉ nói riêng về cơng cụ thuế cũng cho thấy cơ chế quản lý tác động rất không thuận cho công tác thống kê và thông tin kinh tế ở cả vĩ mô lẫn vi mô Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước phải nộp thuế theo doanh thu thực tế phát sinh trên cơ sở hạch toán nghiêm túc các nghiệp vụ mua bán hàng ngày thì các doanh nghiệp ngồi nhà nước lại có cơ chế khốn doanh thu tính thuế một cách khá tuỳ tiện Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, áp dụng Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT) thay cho Luật thuế doanh thu cũ cũng lại xuất hiện tình trạng tương tư Bởi vì, trong khi các DNNN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đòi hởi chế độ hạch toán mua bán trên cơ sở hoá đơn có thuế VAT, thì các doanh nghiệp tư nhân lại chủ chủ yếu áp đụng phương pháp tính thuế trực tiếp - mà bản chất của cách tính thuế theo phương pháp này là sự khốn “căn cứ tính thuế? Rõ ràng, với cách xử lý như vậy - mặc đù đây chỉ là giai đoạn quá độ trước khi thi hành chung một phương pháp tính thuế thống nhất cho mọi đối tượng kinh doanh - nhưng đã tác động trực tiếp ngay đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của từng loại đoanh nghiệp; vừa tạo ra sự cạnh tranh không hợp lý giữa các loại hình doanh nghiệp, vừa đáng nói hơn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở đó đã tạo ra những thông tin tổng hợp khơng đảm bảo tính so sánh, khơng phản ảnh đích thực kết quả hoạt động thương mại trên thị trường Do đó đã làm giảm tính chính xác của việc phân tích, đánh giá hoạt động thương mại và đương nhiên sẽ kéo theo việc thiết kế các biện pháp xử lý, các mục tiêu định hướng kế hoạch và xây dựng các chính sách, cơ chế quản lý

thương mại kém chính xác oo

Trang 7

90% tổng dư nợ, doanh nghiệp tư nhân chỉ có 3%, doanh nghiệp FDI không được cân đối ngoại tệ vay cho nhu cầu kinh doanh Những năm gần đây, thực trạng đó đã dân dân được chuyển đổi Hiện nay doanh nghiệp tư nhân đã có tỷ lệ vay cao hơn, DN FDI cũng đã được tháo gỡ dân về cơ chế tín dụng ngoại tệ Tuy nhiên, trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, DNNN vẫn còn được những ưu ái vé kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, các DNFDI cũng ,` gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trong việc tiêu thụ sản phẩm, đo sự điều chỉnh của các Luật, chính sách và đương nhiên là bởi cơ chế quản lý Nhà nước

Vé mat néi dung và phương pháp quản lý:

Cho đến nay, nội dung quản lý nhà nước hầu như chưa được xác định một cách chính thống Do đó phạm vi, giới hạn quản lý nhà nước và quản lý kinh

doanh trong hoạt động thương mại không được rõ ràng Một thời gian dài có

xu hướng khá phổ biến là nội dung quản lý kinh đoanh có phần "lấn lướt" nội dung quản lý nhà nước Mặt khác, trên thực tế xuất hiện khá phổ biến tình trạng "cái cần quản lý" thì không ai quản lý hoặc quản lý chưa đến nơi đến chốn, "cái không cần quản lý" (theo nghĩa quản lý nhà nước) thì nhiều nơi cùng “xông” vào quản lý, nhưng lúc xẩy ra "sự cố" thì khơng ai chịu trách nhiệm trực tiếp

Một thực tế khách quan nữa là, việc xác định chức năng quản lý không

được gắn với điều kiện thực hiện Từ Bộ Thương mại cho đến tất cả các Sở

Thương mại hiện nay, theo chức năng được xã hội phân công và theo quyết

định của Chính phủ là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên thị trường nội địa, nhưng thiếu rất nhiều các điều kiện để thực thi các chức năng đó - trước hết là các điều kiện trong việc nắm bắt được thông tin và làm chủ thông tin để phục vụ cho nhu cẩu quản lý

Cùng với nội dung quản lý, phương pháp quản lý hiện nay chưa khoa học, bộc lộ sự lúng túng chung của các nhà quản lý Đáng nói là, hậu quả của những hạn chế về nội dung và phương pháp quản lý trong nhiều trường hợp đã không đáp ứng được mục tiêu đặt ra, thậm chí có trường hợp còn phản tác dụng quản lý Chẳng hạn, chủ trương từ nhiều năm nay của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích và đẩy mạnh tối đa xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu, nhưng trong một số năm gần đây đã có tình trạng điều hành thiên về đâu tư

Trang 8

bộ, không góp phân đẩy nhanh xu thế chuyển dịch đó, một thời gian đài sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu chưa được đầu tư phát triển thoả đáng

Những tồn tại trên đây đã dẫn đến tình trạng sự phản ánh các thông tin cục bộ khơng chính xác, thông tin tổng hợp bị méo mó, bộ mặt thực tế của thị trường cũng như sức mạnh đích thực và thực chất yếu kém của mỗi doanh nghiệp, mỗi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, lưu thông trên thị trường không được mô tả một cách chính xác; do đó việc hoạch định các chính sách, cơ chế điều hành thiếu căn cứ khoa học và thực tiến Hậu quả nữa là mục tiêu của quản lý tuy được đặt ra rất đúng hướng nhưng do sự "chuệch choạc" của cơ chế điều hành dẫn đến tác dụng quản lý trên thực tế rất bị hạn chế

Đặc điểm của cơ chế quản lý nêu trên chỉ phối trực tiếp đến đặc điểm của cơ chế vận hành và quản lý thông tín

Hiện nay, hệ thống thông tin phản ánh hoạt động thương mại trên lãnh thổ cả nước được phản ánh một cách toàn diện và tập trung ở hệ thống thống kê của Tổng cục Thống kê, bao gồm GDP ngành thương mại, chỉ số giá cả, tổng mức và tỷ trọng bán lẻ hàng hoá xã hội, tổng kim ngạch và cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá, số lượng tiêu thụ trong và ngoài nước một số mặt hàng chủ yếu,

Các chế độ báo cáo thống kê thương mại mặc dù đã được ban hành một cách khoa học, nhưng do thời gian áp dụng đã quá dài trong điều kiện hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đã thay đổi nhiều - thậm chí có những thay đổi rất cơ bản nhưng các chế độ chậm được sửa đổi, nên hiện nay hầu hết đã lạc hậu Tồn tại này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin thống kê nhà nước mà còn gây bất cập cho việc vận dụng, hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê ở các Bộ, ngành, trong đó có ngành Thương mại

Ở Bộ Thương mại có tình trạng là, đối với thống kê hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu theo chế độ hiện hành đã có ưu thế là có thể tổng hợp trực tiếp được kênh thông tin cho toàn ngành (trừ các doanh nghiệp FDI) Nhưng từ năm 1996 trở lại nay, báo cáo của các doanh nghiệp gửi về ngày càng thưa dẫn trong khi đó, Pháp lệnh thống kê gần như không có hiệu lực xử lý Mặc dù từ năm 1996 được cơ quan thống kê Tổng cục Hải quan cung cấp đều đặn số liệu thống kê XNK hàng hoá song lượng thông tin cung cấp không đủ sức đáp ứng yêu cầu phân tích chuyên ngành Do đó việc phân tích, tổng hợp ngày càng trở nên khó khăn hơn Đối với các doanh nghiệp FDI và các loại hình khác, phải thu thập và tổng hợp từ Tổng cục Thống kê hoặc từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

nên hết sức bị động a

Trang 9

thông tin của các Bộ, Ngành khác, nhất là phải dựa vào nguồn điều tra của Tổng cục Thống kê, trong khi đối với chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá xã hội, bộ phận thông tin phải thu thập gián tiếp này chiếm đến trên 70% tổng mức

Ngồi ra, nhiều thơng tin khác có liên quan đến việc phân tích, đánh giá vai : trò quản lý nhà nước về hoạt động thương mại còn nằm rải rác ở một số Bộ,

ngành khác (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, ) chưa được quy định thành

một chế độ báo cáo hoàn chỉnh, tập trung về một đầu mối hợp lý

Cơ chế báo cáo và hệ thống chỉ tiêu còn mang nặng tính chất QLNN theo kiểu hành chính, tập trung; chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới

Hệ thống chỉ tiêu còn tản mạn, nội dung nhiều chỉ tiêu quan trọng không bao quát và phản ánh đầy đủ các yếu tố tồn tại khách quan của hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường

Đối với hệ thống chỉ tiêu tài chính kế tốn, cho đến năm 1995 các doanh

nghiệp quốc doanh nước ta vẫn áp dụng chế độ báo cáo kế toán ban hành từ năm 1989 gồm 41 tài khoản Từ ngày 1-1-1996 toàn bộ các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước áp dụng chế độ kế toán mới theo quyết định 1205 TC/CĐKT ngày 14/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ngồi ra, ngày 29/1/1996 Bộ Thương mại đã có cơng văn số 0514 TM/TCKT về việc báo cáo nhanh các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp

thuộc Bộ Đối với các chỉ tiêu tài chính kế toán, đây là sự đổi mới khá cơ bản,

mang nội dung toàn diện và có tính hệ thống, đáp ứng được yêu cầu mới trong cơ chế thị trường

Ngoài việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu báo cáo theo các chế độ quy định nói trên, việc thu thập và tổng hợp thông tin thương mại còn được bổ sung thêm bằng chế độ báo cáo thông tin nội bộ, dựa vào nhu cầu thông tin đặc thù của từng cấp quản lý ( Văn phòng Bộ, Sở, Tổng cơng ty, Cơng ty, Xí nghiệp ) và có thể được ban hành bằng văn bản hoặc có trường hợp là những thông báo “phi” văn bản

Trang 10

2 Chức năng của Bỏ Thương mai

Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm 5

x uất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu ding, dịch vụ thương mại), trên toàn bộ lãnh thổ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối với mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, kể cả các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt nam

Để thực hiện chức năng trên, Bộ Thương mại có các nhiệm vụ cụ thể:

a

b

Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, tổ chức thực hiện, theo dõi, gíám sát và quản lý việc thực hiện thông qua việc quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và việc sử dụng các công cụ quản lý, điều hành

._ Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy chế về quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu:

Quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các tổ chức kinh tế theo sự phân cấp của Chính phủ Cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các tổ chức liên doanh với nước ngoài

theo Luật Đầu tư

Quản lý nhà nước về các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ và quảng cáo thương mại, giới thiệu hàng hoá và xúc tiến thương mại khác ở trong nước Và với nước ngoài

Phối hợp với các cơ quan liên quan việc xét đuyệt các chương trình, dự án đầu tư gián tiếp về thương mại

Xin cho phép các tổ chức kinh tế Việt nam được cử đại diện, lập công ty, chỉ nhánh ở nước ngoài hoặc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế

Xét cho phép các tổ chức kinh tế của nước ngoài lập văn phòng đại diện hoặc công ty, chỉ nhánh tại Việt nam

Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ các cơ quan đại diện kinh tế - thương mại của Việt nam đặt ở nước ngoài

- Soạn thảo trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền của Bộ các quy chế quản lý hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại trong nước, chính sách phát triển kinh tế thương mại đối với miền núi, hải dao, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người

Trang 11

e Tổ chức tiếp nhận, xử lý, cung cấp các loại thông tin kinh tế, thương mại trong nước và thế giới phục vụ cho sự chỉ đạo của Chính phủ và các tổ chức kinh tế

f Quản lý nhà nước về công tấc đo lường và chất lượng hàng hoá trong, hoạt động thương mại thuộc lĩnh vực do Bộ Thương mại phụ trách trên thị trường cả nước

g Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương về nghiệp vụ chuyên môn

(theo quy định tại Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ, chưa có chức năng thứ nhất)

Tổ chức bô máy quản lý hoạt đông thương mại:

- Ở trung ương có Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại trên phạm vì lãnh thổ

- Ở tỉnh: Toàn quốc có 61 Sở Thương mai/Thuong mại - Du lịch (dưới đây gọi tất là Sở) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh

- 6 quận, huyện: Hiện nay mơ hình tổ chức cịn khác nhau Ở một vài địa

phương có phịng Thương nghiệp nhưng ở hầu hết các địa phương lại biên chế

theo tế hoặc bộ phận Thương nghiệp thuộc Phòng Tài chính - Thương nghiệp

thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn quận,

huyện

Về thực trang tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại:

- Nhà nước đang thực hiện chủ trương mở rộng hoạt động thương mại kể cả - lĩnh vực xuất nhập khẩu đối với mọi thành phần kinh tế Vì thế, tình trạng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh thương mại trên thị trường đang có nhiều thay đổi so với những năm trước đây Bộ Thương mại cũng đang ở tình trạng chung này, các TCTy, Công ty trực thuộc Bộ đang được sắp xếp tổ chức lại phù hợp với các điều kiện hoạt động kinh doanh thương nghiệp hiện nay Đến năm 1996, Bộ Thương mại có 83 Tổng cơng ty, Công ty trực thuộc Bộ Hiện nay còn 76 Tổng công ty, Công ty

Trang 12

Tổ chức nghiệp vụ quản lý nhà nước hoat đông thương mai của Bộ Thương

mại:

- Ở khối Văn phòng Bộ Thương mại: Gồm có Văn phịng và các Cục, Vụ, Ban nghiệp vụ là: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch thống kê, Vụ Tài chính kế toán, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Âu Mỹ, Vụ châu Á - Thái bình dương, Vụ Tây

Nam A - Chau Phi, Vụ Đa biên, Vụ Đầu tư, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học kỹ

thuật, Vụ PT thị trường miền núi, Vụ Chính sách TT thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường, Ban Thanh tra, Ban Xúc tiến Thương mại,Thương vụ tại các nước, Các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực

Trong lĩnh vực công tác thống kê và thông tin, hiện nay Bộ có hai đầu mối chủ yếu là bộ phận thống kê của Vụ Kế hoạch - Thống kê và Trung tâm Thông tin Thương mại Tuy nhiên Trung tâm Thông tin Thương mại chủ yếu làm nhiệm vụ dịch vụ thông tin cho các địa phương và đoanh nghiệp; trong khi đó để tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ về mặt chỉ đạo, quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, Vụ Kế hoạch Thống kê là đầu mối Gần đây, Bộ đã có quyết định và giao cho Vụ Kế hoạch Thống kê còn là "Tam điểm" của hệ thống thông tin nội bộ, là điểm gắn kết và thực hiện chức năng tổng hợp "đầu vào" và "đầu ra" của thông tin hai chiều giữa Bộ với các Vụ, các Thương vụ ở ngoài nước và các Sở Thương mại/Thương mại - Du lịch

Day là một bước tiến mới trong xử lý cơ chế thông tin phục vụ chỉ đạo, quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại cả Trung ương (Bộ) lẫn địa phương

(Sở)

3 Chức năng, nhiêm vụ của các Sở Thương _Mai

Trong thời kỳ bao cấp trước đây, với đặc trưng của cơ chế quản lý là sự "xin, cho”, mọi hoạt động mua bán thực chất là sự phân phối hàng hoá theo kế hoạch tập trung, Ty Thương nghiệp tỉnh lúc bấy giờ có vị trí rất quan trọng đối với toàn bộ xã hội, vừa thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước vừa trực tiếp điều hành và độc quyền phân phối hàng hoá trên phạm vi lãnh thể tỉnh Từ khi chuyển hoạt động thương mại sang cơ chế thị trường (có thể lấy mốc từ năm 1989) đến nay, cũng như Bộ Thương mại, Sở chỉ còn chức năng

quản lý nhà nước với những quy định cụ thể sau:

Trang 13

Về quan hệ với Bộ, Sở Thương Mại chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Thương Mại về chuyên môn, nghiệp vụ

Hiện nay, ở hầu hết các Sở Thương mại thực hiện mơ hình tổ chức về nghiệp vụ quản lý nhà nước hoạt động thương mại của địa phương thông qua bộ máy văn phòng Sở với các bộ phận chủ yếu và phổ biến như sau:

+ Văn phòng

+ Phòng Tổ chức cán bộ

+ Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Thống kê + Phòng Tài chính kế tốn

+ Chỉ cục Quản lý thị trường + Ban Thanh tra

Cồn ở các quận, huyện: Có Phịng Thương nghiệp (hoặc Tổ Thương nghiệp thuộc Phịng Tài chính - Thương nghiệp), thực hiện tất cả các nghiệp vụ quản lý nhà nước hoạt động thương mại trên địa bàn quận huyện, không phân ra thành các bộ phận nghiệp vụ độc lập (khơng có tổ chức bộ máy)

So với cơ chế quản lý ở Bộ, cơ chế của Sở còn nhiều vấn đề bất cập hơn Mặc dầu được giao chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn, nhưng "vốn liếng" về thông tin quản lý của Sở hầu như khơng có gì Hiện nay chế độ báo cáo thống kê nhanh và thông tin nội bộ của các Sở không có mơ hình thống nhất Tuy nhiên, chế độ báo cáo thống kê nhanh và thông tin nội bộ của các sở đều dựa trên nền tảng của chế độ báo cáo thống kê tại quyết định số 35/ TCTK được ban hành từ năm 1994, đến nay đã có nhiều nội dung khơng cịn thích hợp Vấn đề cơ bản đáng lưu ý nhất ở trong đó được quy định đối với Sở là chưa hề có qủy chế thơng tin giữa Sở với các doanh nghiệp ngoài pham vi quan lý của Sở

Đối với hệ thống doanh nghiệp trực thuộc Sở, Sở có thể quản lý được phần nào, nhưng để có thể thực hiện quản lý Nhà nước ngay với bệ phận này thì lượng thơng tin thu thập đó cũng còn hết sức phiến diện và hạn chế; chưa kể đến bộ phận chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài Sở đóng trên địa bàn địa phương thì hồn tồn khơng chủ động có được thông tin để quản lý "Sở Thương mại luôn luôn trong tình trạng phải tranh thủ và đi xin Muốn có số liệu xuất nhập khẩu phải đi xin Hải Quan, muốn biết tình hình đăng ký kinh doanh phải xin Sở Kế hoạch-Đầu tư, muốn biết số liệu tổng hợp phải xin Cục Thống kê, Từ tình hình đó dẫn đến cơng tác quản lý luôn bị cắt khúc, hiệu quả không cao" (Trích báo cáo của giám đốc Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh tại Hội thảo về "Hoàn thiện chức nã ø quản lý nhà nước về Thương mại ở địa phương" do Bộ tổ chức ngày 23-24 tháng 7 năm 1999,

Trang 14

lĩnh vực, vụ, việc, mức độ hiệu quả khơng cao Bời vì mỗi ngành, mỗi Sở đều chịu sự quản lý chặt chế xuyên suốt của ngành đọc, trong đó có nhiều văn bản của từng ngành rời rạc hoặc chồng chéo trùng lắp, thậm chí cịn hạn chế lẫn nhau và như vậy sẽ dẫn đến việc của ai nấy làm, ai cần thì phải tranh thủ và xin cho” Tình trạng đó mang tính phổ biến đối với tất cả các Sở, dẫn đến vai trò của các Sở trong công tác quản lý nhà nước "hiệu lực rất thấp" "vai trò của Sở Thương mại đối với các doanh nghiệp trong những năm qua chỉ mang tính hướng dẫn, nhắc nhở nhiều hơn là chỉ đạo, quản lý" (phát biểu của Giám đốc Sở Thương mại Thừa Thiên Huế, tại hội thảo trên) Đây là một tồn tại về cơ chế quản lý hoàn toàn bất cập đối với các Sở, có thể nói rằng tồn tại này dẫn đến việc triển khai chức năng quản lý Nhà nước cho các Sở Thương mại là hoàn toàn bế tắc, vả chăng chỉ mang tính thụ động và hình thức

Những nét chung về hiện trạng tổ chức bộ máy và cơ chế thực hiện

quản lý nhà nước hoạt động thương mại của Bộ Thương mại và các Sở Thương Mại cho thấy:

-_ Về tổ chức bộ máy để thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về thống kê và thông tin nói chung: phụ thuộc vào tổ chức bộ máy hành chính nhưng lại khơng đồng nhất với tổ chức bộ máy hành chính, hệ thống bộ máy ngành đọc khơng có đã ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện các yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ

- Bước sang thời kỳ đổi mới, cũng như Bộ Thương Mại, các Sở Thương Mại khơng cịn chức năng quản lý kinh doanh (dù chỉ đối với các doanh nghiệp thuộc Sở ), mà chỉ còn duy nhất (theo lý thuyết) một chức năng là quản lý Nhà nước về các hoạt động thương mại trên địa bàn Tuy nhiên, để thực hiện chức năng trên, Nhà nước chưa tạo ra những điều kiện cần thiết cho Sở và Bộ thực hiện Có nhiều lý do khách quan và chủ quan Trong phạm vi nghiên cứu ở đây, đề tài muốn để cập đến góc độ tổ chức công tác thông tin thống kê ở Bộ và Sở Thương mại - đặc biệt là thông tin thống kê - đã tác động đến hiệu lực và hiệu quả thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, nhất là của các Sở Thương Mại Trên cơ sở đó, kiến nghị một số vấn để nhằm cải tiến và từng bước hoàn thiện công tác tổ chức thông tin thống kê ở Bộ và Sở, phục vụ có hiệu quả hơn cho Bộ và các Sở trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

Có thể nói, xét trên phương điện thông tin thì cơ chế thơng tin hiện hành không đủ điều kiện cho các Sở và kể cả Bộ thực hiên được chức năng quản lý

Nhà nước ,

Khơng ai có thể chối cãi rằng, muốn quản lý phải có thơng tin Với tất cả các chế độ báo cáo về thống kê, kế toán hiện hành, Bộ cũng như các Sở thương mại gặp rất nhiều khó khăn

Trang 15

Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu, trước năm 1996, nhờ việc thực hiện

tương đối nghiêm túc các QĐ35/TCTK và QĐÐ 11386/TM-XNK, bệ phận

thống kê tại Bộ Thương Mại nắm được tình hình và kết quả xuất nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp có kinh doanh xuất nhập khẩu khá đầy đủ Từ năm

1996 đến nay, do Nhà nước quy định đầu mối báo cáo nhanh về xuất nhập

khẩu sang Tổng cục Hải Quan, cơ quan Hải Quan đã có nhiều cố gắng xử lý và đã có tiến bộ dân về số lượng, chất lượng số liệu; song cơ quan thống kê của Bộ Thương Mại đã "cạn" dần "đầu vào” do các doanh nghiệp khơng cịn chấp hành nghiệm túc các chế độ báo cáo thống kê nêu trên, đù cho chưa có văn bản pháp lý nào bãi bỏ chúng Bộ Thương mại chỉ còn dựa chủ yếu vào nguồn của Hải Quan, nhưng với tất cả những quy định hiện tại về chế độ thông

tin giữa Hải Quan với các Bộ, Ngành liên quan, nhất là với Bộ Thương mại, cho dù Tổng Cục Hải Quan có thực hiện nghiêm túc (hiện nay còn thiếu nhiều) các chế độ báo cáo hiện hành, Bộ Thương mại vẫn thiếu rất nhiều thông tin chỉ

tiết cần truy cập, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu, chỉ đạo sâu về chuyên môn Đối với kinh doanh trên thị trường nội địa, còn nhiều bất cập lớn hơn Trước hết, về phạm vi quản lý kinh doanh Cho đến nay, Bộ Thương mại phải dựa hoàn toàn vào Tổng cục Thống Kê về các thông tin lưu chuyển hàng hoá trong nước; Bộ thương mại chỉ nắm được duy nhất loại thông tin này ở các đoanh nghiệp trực thuộc Bộ, chỉ có 76 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 6.000 doanh nghiệp nhà nước, chưa kể đến hàng ngần các doanh nghiệp không phải Nhà nước khác đang hoạt động trên địa bàn lãnh thổ nước ta kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường (!) Với khối lượng doanh nghiệp được trực tiếp thu thập thơng tin nói trên, tỷ trọng mức lưu chuyển hàng hoá chỉ chiếm khoảng 7 - 8% tổng mức lưu chuyển toàn xã hội, chưa đủ sức đại diện để đáp ứng yêu cầu phân tích khách quan thực trạng thương mại cả nước

Trong bối cảnh đó, các Sở thương mại địa phương là hệ thống ngành dọc duy nhất của Bộ lại còn tổi tệ hơn về nguồn thông tin đầu vào, nên việc hỗ trợ, phối hợp cho Bộ hầu như khơng có vai trị Do khơng có điều kiện nắm bắt thơng tín toàn diện, những nhận định, đánh giá và sau đó là những đề xuất về chính sách, cơ chế, giải pháp điều hành của Bộ đối với hoạt động thương mại cả nước khơng có đầy đủ căn cứ khoa học xác đáng, tin cậy, việc chỉ đạo điều hành hết sức lúng túng, bị động, hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý rất thấp Cơ chế của Nhà nước và của Bộ về tổ chức, điều hành thông tin thống kê “ nói riêng, thơng tin thương mại nói chung chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quan lý Nhà nước Các văn bản pháp quy hầu hết đã quá lạc hậu, còn chồng - chéo, chưa có tính hệ thống, chưa bao quát được mọi đối tượng và Tinh vực kinh doanh nên mới đáp ứng được ở mức độ rất thấp nhu cầu thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước

Về phương điện thống kê ở Sở

Một thời gian dài, kể từ khi chuyển đổi cơ chế kinh doanh và quản lý doanh nghiệp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, cho dù là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, việc thể chế hoá, quy

Trang 16

định và hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở Thương mại vừa thiếu vừa yếu Thêm vào đó, Chính quyền từng địa phương có những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chức của từng Sở không giống nhau, làm cho hoạt động của các Sở cũng khơng đồng nhất Vai trị của Sở chỉ đừng lại chủ yếu với các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở, nhưng ngay cả với đối tượng rất hẹp này, Sở cũng chỉ mới làm được ở mức độ nhắc nhở, hướng dẫn, góp ý; ngồi ra, hầu như không thực hiện được vai trò chỉ đạo, điều hành, mối quan hệ giữa Sở với với bộ phận doanh nghiệp này vừa lỏng lẻo, vừa kém hiệu lực, vai trò của Sở ngày càng lu mờ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là bộ phận chủ yếu tham gia lưu thông trên thị trường thì Sở gần như khơng có vai trò (trừ tác dụng nhất định ở công tác quản lý thị trường địa phương)

Việc quản lý Nhà nước về thương mại-dịch vụ trên địa bàn quận, huyện càng nan giải hơn Tại đây, khơng có bộ máy chuyên trách về công tác thương mại, nên việc nắm bắt thông tin kịp thời giúp cho Sở theo dõi, quản lý, chỉ đạo hoạt động thương mại trên địa bàn hầu như không triển khai được

Có thể nói, cơng tác thơng tin ở các Sở hiện nay là hết sức bất cập

Về mối quan hệ thông tin phối hợp phục vụ cho nhu cầu quản lý giữa Bộ với các Sở Thương mại hiện nay:

Về mặt lý thuyết, đây là một mối quan hệ rất mật thiết, chẳng những được .gắn bó với nhau bởi yêu cầu khách quan của công việc chuyên môn của cùng một ngành là thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, mà đồng thời cịn gắn bó với nhau ở tính liên kết, thống nhất của một thị trường, trong đó, thị trường mỗi tỉnh là một bộ phận của thị trường cả nước Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên toàn lãnh thổ không thể tách rời với quản lý Nhà nước trên từng địa bàn

Đáng, tiếc là, trong nhiều năm qua, do chưa có cơ chế thông tin hợp lý, hoạt động quản lý Nhà nước của Bộ chưa gắn tốt với việc thực hiện chức năng này của các Sở và ngược lại; giữa các Sở với nhau cũng thiếu sự kết hợp cần thiết

Về phía Bộ, cịn nặng về địi hỏi thơng tin từ các Sở, không cung cấp thông tin kịp thời cho các Sở; khi nhận thức được sự bất cập thông tin của các Sở (chủ yếu do nguyên nhân khách quan) đã không tạo điều kiện thuận lợi cho

các Sở thông qua việc cải tiến kịp thời các chế độ thông tin, báo cáo, còn thể

' hiện sự ý lại, thụ động vào chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước

Về phía Sở, có những Sở chưa chấp hành tốt các chế độ báo cáo với Bộ Bản thân một số Sở cũng chưa có sự chủ động đề xuất với Bộ và Chính quyền địa phương giải quyết

Trang 17

nước thuộc ngành Thương mại Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đang thể hiện nhiều bất cập Mặc đầu nội dung quản lý đã được xác định nhưng cho đến nay nhiều nội dung khơng cịn thích hợp Ngay cả với những quy định hiện tại về quản lý Nhà nước các hoạt động thương mại trên toàn bộ thị trường xã hội, thì vẫn thiếu những điều kiện rất cơ bản đảm bảo cho việc thực thi Với cơ chế - thông tin hết sức chắp vá và lạc hậu như hiện nay dẫn đến cả hai cấp, nhất là cấp Sở, đều có sự lúng túng trong quá trình triển khai chức năng quản lý nhà nước, chưa nói dến sự triển khai được rõ ràng nội dung thuần tuý về quản lý Nhà nước tách bạch với quản lý kinh doanh, càng khó khăn hơn khi phải xoá bỏ hoàn toàn nội đung quản lý kinh doanh

Có thể nói rằng, với cơ chế và những điều kiện hiện tại đã không thể cho phép Bộ và các Sở Thương mại thực hiện được ở mức độ cần thiết chức năng "quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại trên thị trường” của mình - "lực

bat tong tam”

Nguyên nhân của thực trạng trên đây bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan Về khách quan, bản thân nhà nước ở các cấp còn lúng tứng khi định hình nội dung cụ thể của "Quản lý nhà nước" trong cơ chế thị trường, chưa định rõ ranh giới, phạm vi giữa quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh và nhất là

chưa định hướng được "lộ trình" trong giai đoạn quá độ để từng bước chuyển

dần và chuyển hẳn sang quản lý nhà nước thực sự, đảm bảo không cồn có sự "chồng lấn” từng phần của nội dung quản lý kinh doanh; cho đến khi chỉ cịn hồn tồn làm chức năng quản lý nhà nước Đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở Sở và kể cả ở Bộ do chậm được đào tạo lại, tư duy và kiến thức quản lý trong nền kinh tế thị trường bị hạn chế nhiều, dẫn đến sự lúng túng, không biết vận đụng các chức năng về quản lý nhà nước trong ngành thương mại Bộ máy quản lý ở các cấp hầu như chưa xây dựng được hệ thống cơ chế phù hợp trong việc thu thập và xử lý thông tin thị trường để phối hợp cho các doanh nghiệp xử lý các mối quan hệ thông tin nhiều chiều phục vụ cho việc quản lý Mặt khác, hệ thống tiêu thức quản lý hiện nay còn khá tuỳ tiện, chấp vá, nặng về cảm tính Việc tổ chức công tác thông tin thống kê - một mảng thông tin rất cơ bản hiện nay ở Bộ và Sở chưa được quan tâm đúng mức

Trang 18

4 Nhu céu co ban vé théng tin quản lý nhà nước hoạt động thương mai

Đối với nhà kinh doanh, khơng có thơng tin thì khơng thể kinh doanh được Đối với nhà quản lý cũng tương tự, nếu không có thơng tin thì cũng khơng thể có căn cứ quản lý Thông tin không đầy đủ hoặc thông tin không chuẩn xác sẽ dẫn đến lệch lạc trong quản lý Rõ ràng, thông tin quản lý là yếu tố vật chất ' không thể thiếu được của các cấp quản lý Thông tin đề cập ở đây là thông tin với độ tin cậy cần thiết của hoạt động quản lý

Trên cơ sở yêu cầu của chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, nhu cầu thông tin thương mại, trước hết là thông tin thống kê cần thiết để đáp ứng yêu cầu quản lý bao gồm:

a Loại thông tin phi cấu trúc: Đó là hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thương mại trên thị trường Loại thông tin này làm cơ sở cho người quản lý nấm bắt đúng các chủ trương, chính sách, cơ chế của Dang

và Chính phủ, các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, của Nhà nước, của

doanh nghiệp, trong từng thời kỳ, để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và quá trình diễn ra các hoạt động thương mại trên địa bàn; đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện về chính sách, cơ chế cũng như các kiến nghị xử ly thích hợp (nói gọn

hơn là làm căn cứ pháp lý để "soi" vào hoạt động của đối tượng quản lý nhằm thực hiện quá trình quản ly ) Ngoai ra, hệ thống thông tin "phi cấu

trúc" để phục vụ quản lý còn bao gồm cả các loại văn bản báo cáo của các đối tượng bị quản lý phản ánh tình hình chấp hành Luật pháp cũng như các chính sách, cơ chế hiện hành của Nhà nước trong quá trình kinh doanh và các văn bản phân tích liên quan của các cơ quan có tham gia quản lý các hoạt động thương mại trên địa bàn như cơ quan Tài Chính, Ngân Hàng, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống Kê,

b Loại thơng ttn có cấu trúc: bao gồm các bảng biểu báo cáo của các đối

—_ tượng bị quản lý Loại thông tin này được thực hiện chủ yếu bởi các chế độ

báo cáo định kỳ do Nhà nước hoặc do Bộ chủ quản ban hành, nhưng cũng có loại báo cáo được thực hiện bởi các yêu cầu chuyên môn không thường xuyên của cấp quản lý Hệ thống thông tin này chủ yếu phản ánh hoạt động thương mại trên thị trường, bao gồm các nhóm thơng tin về diễn biến lưu

chuyển hàng hoá trên thị trường, về chủ thể tham gia thị trường, hiệu quả

kinh doanh và nhóm thơng tin tài chính vật giá v.v ©_ Thông tin về điễn biến lưu chuyển hàng hoá thị trường:

Để quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên thị trường, Nhà nước (Chính phủ, Bộ, Ngành ở trung ương và địa phương) phải nắm được dién biến lưu chuyển hàng hoá trên thị trường theo nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó mỗi cấp quản lý sẽ thực hiện chức năng quản lý theo phạm vi của mình

Phân tích diễn biến lưu thơng hàng hố trên thị trường cần có đủ số liệu

Trang 19

- Thương nghiệp thuần tuý:

+ Mua, bán hàng hoá trên thị trường nội địa

+ Xuất, nhập khẩu hàng hoá với nước ngoài - _ Kinh doanh hàng ăn uống

- _ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng - Gia céng hang hoá

- Dich wa hoat déng thuong mai - _ Tự sản xuất trong ngành thương mại - _ Liên doanh đầu tư

- VV

Trên từng lĩnh vực, nhu cầu thông tin đời hỏi phải được đáp ứng ca về mặt giá trị lẫn hiện vật, trong đó:

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh về giá trị: Tổng trị giá, trị giá ngành hàng, nhóm

hàng, mặt hang chủ yếu v.v

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về khối lượng mặt hàng lưu thông trên thị trường, yêu cầu tính đến những mặt hàng chủ yếu gềm những mặt hàng kinh doanh

có điều kiện, những mặt hàng thuộc diện cung ứng cho các đối tượng chính

sách xã hội, những mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh

tế quốc dân,

Nhóm chỉ tiêu phản ánh diễn biến lưu chuyển hàng hoá theo thành phần kinh tế

Nhóm chỉ tiêu về giá cả hàng hoá và dịch vụ v.v

Xu hướng về nhu cầu thông tin phản ánh diễn biến lưu chuyển hàng hoá trên thị trường là các chỉ tiêu về giá trị (bao gồm cả chỉ tiêu kết quả và hiệu quả) ngày càng tăng và các chỉ tiêu về hiện vật ngày càng giảm dần một cách tương đối

Thông tin về các chủ thể tham gia thị trường:

Chủ thể tham gia thị trường có thể phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như phân tổ theo thành phần kinh tế, theo qui mô kinh doanh hoặc theo ngành nghề kính doanh

Chẳng hạn, phân theo thành phần kinh tế sẽ bao gồm: + Doanh nghiệp nhà nước

+ Các Công ty trách nhiệm hữu hạn + Các công ty cổ phần

+ Các công ty Hợp danh

Trang 20

+ Các doanh nghiệp tập thể + Các doanh nghiệp tư nhân + Hộ kinh doanh cá thể

Phạm vi thông tin cần báo cáo của các doanh nghiệp trên bao hàm đối với cả lĩnh vực sản xuất, lưu thông và dịch vụ

Với các đối tượng này, nhu cầu thông tin cần có là: - Ngành nghề kinh doanh

- Mơ hình tổ chức kinh doanh

- Hoạt động chính tham gia thị trường - Vốn và lợi nhuận tham gia kinh doanh - Đóng góp với ngân sách nhà nước

Những tiêu thức trên sẽ được thay đổi thích hợp với nhu cầu quản lý trong từng thời kỳ

Thông tin phản ánh hoạt động thương mại theo thị trưởng vùng, lãnh thổ: + Thị trường cả nước

+ Thị trường khu vực

+ Thị trường các khu vực trọng điểm kinh tế + Thị trường ở từng địa phương

Thông tin về kết quả thực hiện các chính sách tiêu dùng và các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước

Thông tin về hiệu quả hoạt động thương mại: Thể hiện đóng góp của Ngành thương mại trong tổng GDP và trong quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP của cả nước, các chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, các chỉ tiêu về thực hiện nghĩa vụ với wees sách Nhà nước, về thị phần chi phối thị trường của từng thành phần kinh tế,

Những thông tin phục vụ quản lý Nhà nước ở Bộ và Sở Thương mại cần được tổ chức hợp lý theo các kênh tương ứng Tổ chức công tác thông tin thống kê của Bộ và Sở Thương mại phải căn cứ vào những nhu cầu thông tin cơ bản trên đây Hệ thống thông tin đó khơng chỉ u cầu được tổ chức tốt ở từng cấp quản lý mà còn đòi hỏi phải có sự tổ chức gắn kết công tác thông tin -_ thống kê giữa Bộ và Sở

Trang 21

CHUONG II

THUC TRANG CONG TAC THONG TIN THONG KE THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

I Tổ chức bộ máy và nghiệp vụ thông tin thống kê ở nước ta hiện nay 1 Tổ chức bô máy và nghiệp vụ thong tin thống kê ở nước ta hiện nay

Hiện nay trên thế giới có 2 mơ hình chính về tổ chức thống kê Nhà nước,

đó là:

- Mơ hình tổ chức thống kê tập trung Trong đó cơ quan thống kê Nhà nước (Tổng cục Thống kê) là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện các cuộc điểu tra, thu thập tổng hợp các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội chung của cả nước; toàn bộ cán bộ nhân viên thống kê từ trung ương đến địa phương va các Bộ, ngành đều do

TCTK trả lương và bổ nhiệm (như Xry lan ca, )

- Mô hình tổ chức thống kê phân tán Theo mơ hình này thì Nhà nước phân bổ kinh phí để các Bộ tự tổ chức thực hiện sau đó thơng tin được tập trung công bố tại Tổng cục Thống kê ( như ở Nhật bản, Philipin .)

Đối với nước ta, mô hình tổ chức thống kê hiện nay mang tính chất vừa tập trung vừa phân tan

Mơ hình tổng qt gồm 2 hệ thống sau:

- Hệ thống thống kê tập trung: hệ thống này do Tổng cục Thống kê trực tiếp tổ chức thực hiện Nội dung: gồm các thông tin chủ yếu về kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước Nguồn thông tỉn (thông tin đầu vào) lấy từ báo cáo thống kê định kỳ của các Bộ, địa phương và từ các cuộc điều tra không

thường xuyên `

Hệ thống Thống kê ngành đọc này bao gồm Tổng cục Thống kê và các Cục

Thống kê địa phương Tổng cục Thống kê chỉ đạo tập trung cả về chuyên môn,

nghiệp vụ, tổ chức nhân sự và phân bổ kinh phí đảm bảo cho hoạt động của các Cục Thống kê địa phương

- Hệ thống Thống kê của các Bộ, Tổng cục : nội dung thông tin bao gồm các

thông tin thống kê cung cấp cho hệ thống kê tập trung nói trên theo chế độ báo cáo thống kê nhà nước và các thông tin đáp ứng yêu cầu của bản thân Bộ, Ngành TCIK chỉ có quan hệ với hệ thống này về mặt chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ thông tin Thống kê và phối hợp thực hiện các cuộc điều tra chuyên

Trang 22

Sơ đồ tổ chức thông tin thống kê nước ta hiện nay CHÍNH PHỦ Các Bộ, Ngành ®————————>®| Tổng cục TK Doanh nghiệp "nh Các Sở CụcThống kê

Trong sơ đồ trên thì: kênh thông tin từ các Bộ xuống các Sở cũng như từ TCTÑ xuống

các Cục TK địa phương và với các Bộ,ngành, hoàn toàn chưa mang tính bắt buộc theo

chế độ báo cáo thống kê, đây chỉ là quan hệ và hợp tác thông từn với nhau

a Tổ chức bộ máy thống kê thượng mai nước ta hiện nay

Hệ thống tổ chức bộ máy thống kê thương mại hiện nay về cơ bản vẫn giữ như hệ thống thống kê của thời kỳ quản lý nên kinh tế tập trung bao cấp trước đây nhưng về qui mô số lượng lao động đã giảm nhiều

Cơ cấu tổ chức như sau:

- Ở Tổng cục Thống kê có các Vụ chun mơn nghiệp vụ và Vụ Thống kê chuyên ngành, trong đó có Vụ Thương mại - giá cả làm nhiệm vụ tổ chức tổng hợp thông tin thống kê thương mại của cả nước Biên chế của Vụ này gồm các Tổ chuyên môn như : Tổ thong | kê xuất nhập khẩu (từ 3 đến 4 người), Tổ thống kê thương mại nội địa và Tổ giá,

- Ở các Cục Thống kê địa phương có các Phịng chun mơn, riêng Phịng thống kê thương mại có từ 3 đến 5 người Mỗi người được phân công tổng hợp một hoặc một số chỉ tiêu thống kê

- Ở các Bộ và Tổng cục

Trang 23

Bộ hiện nay thường có trên dưới 10 người và được phân chia thành từng nhóm để tổng hợp các loại chỉ tiêu thống kê khác nhau Tuy nhiên, một thực tế là hiện nay biên chế cán bộ bị khống chế nên các Bộ thường chú trọng vào việc tổng hợp các chỉ tiêu chính để phục vụ cho việc quản lý chuyên ngành của mình mà xem nhẹ các chỉ tiêu khác Trừ Bộ Thương mại ra, còn lại ở nhiều Bộ khác khơng có người theo dõi riêng các chỉ tiêu thống kê thương mại

b Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thống kê thương mai b.1 Các phương pháp tổ chức thu thập thống kê

Công tác thu thập, tổng hợp báo cáo thống kê thương mại chủ yếu áp dụng 2 phương pháp cơ bản là điều tra thường xun thơng qua hình thức báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn thơng qua hình thức điều tra chọn mẫu

e Phuong pháp điều tra thường xuyên:

Thống kê thương mại nước ta từ trước đến nay áp dụng phổ biến là phương pháp điều tra thường xuyên Sử dụng phương pháp này các cấp thông tin qui định chế độ báo cáo thống kê định kỳ với 2 loại baó cáo là báo cáo

nhanh và báo cáo chính thức

- Báo cáo nhanh là hình thức báo cáo dựa trên những tình hình và số liệu đang diễn ra ở đơn vị cơ sở để phản ánh một cách nhanh chóng, phục vụ sự chỉ đạo kip thời cho các cấp quản lý, theo một hệ thống các mẫu biểu thống nhất Thời gian của kỳ báo cáo thường là theo tuần, 10 ngày, tháng Số liệu báo cáo dựa vào số liệu chính thức của một nửa thời gian đầu, phần thực hiện của thời gian còn lại lấy số ước tính và ước chung cho cả kỳ báo cáo

- Báo cáo chính thức là hình thức báo cáo được tổng hợp từ các số liệu chính thức về kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được ở các đơn vị cơ sở trong khoảng thời gian nhất định như : tháng, quí và năm theo một hệ thống mẫu biểu qui định thống nhất

Báo cáo thống kê định kỳ đòi hỏi các bộ phận tổng hợp tiến hành xử lý liên tục, theo định kỳ với một khối lượng lớn các báo cáo từ tất cả các đơn vị trực thuộc Phương pháp này thích hợp với nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung với số lượng các đối tượng quản lý không nhiều, chế độ hạch toán thống nhất, nguồn thông tin ổn định và đều đặn

© Phương pháp điều tra không thường xun: Có nhiều hình thức nhưng hiện nay thường mới dùng hình thức điều tra chọn mẫu (tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng phương pháp này cũng còn rất hạn chế)

Hình thức này mới được áp dụng chủ yếu trong hệ thống thống kê Nhà nước khi tiến hành các cuộc điều tra hộ tư thương, điều tra doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trang 24

b.2 Tổ chức tổng hợp biên soạn các chỉ tiêu thống kê thương mại

Hiện nay việc tổng hợp thống kê thương mại được phân công như sau: - Tổng cục Thống kê tổng hợp và công bố kết quả chung về : bán hàng hoá và dịch vụ của cả nước; chỉ số giá cả hàng hoá và địch vụ , xuất nhập khẩu của cả nước bao gồm cả phần xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài Nguồn số liệu là từ các báo cáo của các Bộ, Cục Thống kê địa

phương

- Bộ Thương mại tổng hợp kết quả về : mua, bán, tồn kho hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp trực thuộc và các đoanh nghiệp thuộc các Sở Thương mại, xuất, nhập khẩu của cả nước, trừ phần xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (do Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện), các chỉ tiêu có liên quan như số doanh nghiệp và màng lưới bán hàng, phí lưu thơng, vốn, kết quả kinh doanh và quan hệ với Ngân sách

Nguồn số liệu để Bộ Thương mại tổng hợp là các báo cáo của các doanh nghiệp trực thuộc, của các Sở thương mại, báo cáo của các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu của cả nước và báo cáo xuất, nhập khẩu chính ngạch từ tờ

khai hải quan của Tổng cục Hải quan

- Các Bộ tổng hợp số liệu mua, bán, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc để cung cấp cho Tổng cục Thống kê và phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ minh

- Tổng cục Hải quan tổng hợp số liệu xuất nhập khẩu trên cơ sở các tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Công việc này đã được triển khai 3 năm nay tuy kết quả còn một số hạn chế, nhưng nhìn chung cách làm này phù hợp với xu hướng chung của các nước xung quanh ta và kể cả với nước ta

- Các Sở thương mại tổng hợp báo cáo từ các đoanh nghiệp trực thuộc bao gồm tất cả những chỉ tiêu mà Bộ Thương mại cần tổng hợp trong các kỳ báo cáo

- Các Cục Thống kê địa phương tổng hợp các chỉ tiêu mua, bán, tồn kho và xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn địa phương, bao gồm cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài theo quyết định 127/TCTK ngày 30/11/1994 của Tổng cục Thống kê

b.3 Công bố và ban hành số liệu

Một trong những công việc quan trọng của thống kê nói chung và thống kê thương mại nói riêng là phải tiến hành chỉnh lý và hệ thống hoá số liệu thống kê đã được tổng hợp qua các kỳ báo cáo và công bố để các cơ quan thống nhất

sử dụng -

Số liệu thống kê sau khi được xử lý đem lưu trữ ở cơ quan tổng hợp Bộ

phận công tác Thống kê ở Bộ Thương mại là nơi lưu trữ tài liệu thống kê của Bộ Việc cung cấp tài liệu thống kê được tiến hành theo qui định chung về công tác bảo mật của Nhà nuớc

Trang 25

tiên giám thống kê hiện nay mới có Tổng cục Thống kê thực hiện

Niên giám thống kê được xuất bản hàng năm Nội dung bao gồm các số liệu của các ngành và địa phương Số liệu về thương mại thường là kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo cơ cấu hàng hoá và các thị trường chủ yếu, các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu; doanh số bán lẻ chia theo cơ cấu hàng hoá và thành phần kinh tế, chỉ số giá hàng xuất nhập khẩu, chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ Tuy vậy do cồn nhiều khó khăn trong việc tổng hợp chung nên niên giám thống kê nói trên chưa phong phú vẻ nội dung và nhất là xuất bản quá chậm

2 Các chế đô về thông tin Thống kê thương mai hiên nay a Chế độ báo cáo thống kê thương mại định kỳ

- Tổng cục Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê nhà nước áp dụng cho các Bộ và các doanh nghiệp dưới 2 hình thức:

+ Báo cáo nhanh hàng tháng

+ Báo cáo chính thức 6 thang và cả năm

Chế độ báo cáo thống kê nhà nước hiện hành đối với ngành Thương mại được thực hiện theo quyết định số 33/TCTK ban hành ngày 1 tháng 4 năm

1994

- Bộ Thương mại ban hành chế độ báo cáo thống kê cho các Sở Thương mại và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ dưới hình thức báo cáo nhanh hàng tháng

Văn bản chế đệ là : Quyết định 613 TN-KHTK ngày 3 tháng 6 năm 1991 về chế độ báo cáo nhanh hàng tháng cho các Sở Thương mại

- Các Sở thương mại căn cứ vào yêu cầu thông tin của Bộ và nhu cầu quản lý của mình để qui định chế độ báo cáo thống kê cho các doanh nghiệp trực thuộc Về nguyên tắc : các Sở Thương mại cũng được quyền yêu cầu các doanh nghiệp trực thuộc báo cáo với nội dung nhiều hơn yêu cầu của Bộ Thương mại nhưng không được trái với nội dung và phương pháp tính của Bộ và Tổng cục Thống kê đã yêu cầu đối với các doanh nghiệp

Theo Thông tư Liên Bộ số 09/TTLB-TM-TCCBCP, Sở Thương mại cũng có _ quyển yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh báo cáo tĩnh hình và kết quả kinh doanh trong từng thời kỳ, nhưng trong thực tế hiện nay, hầu hết các sở Thương mại chưa làm được vấn đề này

Khi hoạt động thương mại chưa vận hành theo cơ chế thị trường thì qui định

chế độ báo cáo thống kê như trên là thích hợp Bởi vì, gần như tuyệt đối tổng

mức lưu chuyển hàng hoá và kết quả xuất khẩu, nhập khẩu là do các doanh nghiệp thương mại thuộc hệ thống Bộ Thương mại thực hiện Song từ khi hoạt động thương mại chuyển sang cơ chế thị trường, qui định trên khơng cịn phù hợp Bộ cũng như Sở Thương mại cần có đủ thông tin để thực hiện chức năng

Trang 26

thống kê), do đó Nhà nước cần có qui chế phù hợp về thông tin thống kê cho các Sở Thương mại

Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện chế độ báo cáo lại có sự xuất hiện những nhu cầu mới về thông tin và cần phải có sự bổ sung Các cấp quản lý thông tin lại tự dé ra các qui định bổ sung và thường là dưới đạng các công văn yêu cầu các Sở báo cáo Chưa kể những trường hợp như cùng trong một Bộ, các Vụ chức năng lại yêu cầu Sở Thương mại và doanh nghiệp dưới dạng các báo cáo thống kê nghiệp vụ nhưng các chỉ tiêu và biểu mẫu lại trùng với chế độ báo cáo thống kê mà Bộ và Tổng cục Thống kê đã ban hành Chính vì vậy vơ hình chung đã gây phiền hà cho các đơn vị, trong cùng một lúc phải làm nhiều loại báo cáo khác nhau

- Các doanh nghiệp hoạt động thương mại hiện nay đã có đây đủ chế độ báo cáo thống kê thương mại áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại trong cả nước, kể cả các TCTy được thành lập theo Quyết định 90 và 91 của Chính phủ và các DN có vốn đầu tư nước ngoài (trừ hộ gia đình, hộ tiểu thương bn bán nhỏ thì phải thông qua các cuộc điều tra không thường xuyên) Các văn bản chế độ gồm có:

+ Qui định số 11386 TM/XNK ngày 11 -12-1993 của Bộ Thương mại về báo cáo chính thức áp dụng cho các DN kinh doanh XNK trong cả nước

+ Quyết định 35/TCTK ngày 1-4-1994 của Tổng cục Thống kê áp dụng cho | các DN hoạt động thương nghiệp ( cả XNK), khách sạn, nhà hàng

+ Quyết định 373/TCTK ngày 10-9-1996 của Tổng cục Thống kê áp dụng

riêng cho TCTy Nhà nước ,

+ Thông tư Hên Bộ số 01/LB ngày 31-3-1997 của TCTK-Bộ Kế hoạch đầu tư áp dụng cho các DN có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nhìn chung, trong những năm qua chế độ báo cáo thống kê đã từng bước được đổi mới song chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong cơ chế mới Hệ thống chỉ tiêu rườm rà, vừa thừa về số lượng nhưng lại thiếu sự bao quát về nội dung Việc phối kết hợp giữa các Bộ, ngành với Tổng cục Thống kê trong công tác nghiên cứu chế độ báo cáo thống kê chưa thật chặt chẽ Trong năm 1998 Bộ Thương mại đã nhiều lân họp với Tổng cục Thống kê bàn bạc nhằm sửa đổi chế độ báo cáo thống kê thương mại cho phù hợp với tình hình mới nhưng vẫn chưa đạt kết quả mong muốn, chủ yếu do phải chờ Quốc bội thông qua Luật thống kê

b Chế độ báo cáo thống kê không định kỳ: Cho đến nay ở Bộ về cơ bản chưa áp dụng Đối với chế độ điều tra chuyên môn cả ở trung ương và địa phương, mới dừng ở việc phối hợp

Trang 27

quan lý có những trường hợp Bộ và Sở có yêu cầu thêm về báo cáo đột xuất một số tiêu thức thống kê Song nhìn chung, việc quản lý nhà nước của Bộ và Sở Thương mại mới chủ yếu dựa vào kênh thông tin báo cáo định kỳ

IL Tình hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác thống kê thương mại ở

Bộ Thương mại và Sở Thương mại 1 Tổ chức bô máy thống kê

Ở Bộ Thương mại công tác thống kê được tiến hành chủ yếu tại Tổ thống

kê thuộc vụ Kế hoạch thống kê Biên chế của tổ Thống kê Bộ Thương mại vào

đầu năm 1999 có 8 người chia ra 4 nhóm chính là: nhóm xuất khẩu, nhóm

nhập khẩu, nhóm lưu chuyển hàng hố trong nước và nhóm tổng hợp Sau khi Bộ có chủ trương giảm biên chế, một số người chuyển đi nơi khác hoặc về hưu trước tuổi nên hiện nay chỉ còn 4 người So với trước đây, khi chưa sát nhập 3 Bộ, biên chế cán bộ thống kê của Bộ Thương mại hiện nay chỉ bằng 1/8 Mặc dù số người đã giảm nhưng yêu cầu thông tin phục vụ quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại không hề giảm Hiện nay Tổ chỉ tập trung xử lý các

thơng tin chính về lưu chuyển hàng hố, cịn thông tin liên quan đến dịch vụ và

các lĩnh vực sản xuất, xây dựng thuộc Bộ chưa tiến hành thường xuyên

- Ở địa phương có bộ phận thống kê của các Sở Thương mại với nhiệm vụ tổng hợp thông tín phục vụ yêu cầu của Bộ và các yêu cầu công tác quản lý ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố Tuy vậy, biên chế bộ phận thống kê của các Sở hiện nay rất ít Các Sở thương mại chỉ có 1 đến 2 người làm thống kê, địa phương nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh có 4 người làm nhiệm vụ thông tin nói chung; thậm chí ở một số Sở chỉ có 1/2 người, vì phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác Trình độ cán bộ thống kê ở các Sở không đồng đều, qua điều tra đầu năm 1998 cho thấy: 65 % số người có trình độ đại học các ngành nói chung, 29 % trình độ trung cấp và 6% trình độ sơ cấp; gần 40% số người không qua đào tạo chuyên ngành Thống kê

Nhìn chung tổ chức bộ máy thống kê thương mại hiện nay bố trí chưa hợp lý, thiếu qui hoạch, lực lượng không đủ mạnh lại dần trải, bộ máy thống kê cơ sở yếu, phân công tổng hợp chồng chéo giữa các Bộ và Tổng cục Thống kê Vì vậy bộ máy tổ chức thống kê hiện nay chưa phát huy được sức mạnh để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin ngày càng tăng lên của các cấp, các ngành 2 Nôi dung thông tin thống kê thương mai ở Bô và Sở Thương mại

Nhìn chung nội dung thông tin thống kê ở Bộ và Sở Thương mại hiện nay chủ yếu tập trung phân ánh tình hình và kết quả của lưu chuyển hàng hoá trong nước và xuất nhập khẩu Nội dung thông tin thống kê ở Sở Thương mại cũng gần giống nội dung của Bộ Thương mại nhưng phạm vi thu hẹp trên địa bàn của tỉnh, phành phố

Trang 28

a Lưu thơng hàng hố trong nước

Đối với phần lưu thơng hàng hố trong nước, định kỳ hàng tháng, 6 tháng và năm Bộ Thương mại và Sở Thương mại thực hiện các nội dung thông tin chủ yếu là phản ánh kết quả mua, bán và tồn kho hàng hoá Trong những năm gần đây, nhất là đối với các cơ quan quản lý tổng hợp thì tập trung chú ý nhiều hơn vào chỉ tiêu bán ra và tồn kho hàng hoá

- Bán hàng bao gồm nội dung như sau:

+ Tổng mức bán ra, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ chia theo doanh nghiệp, theo vùng lãnh thổ và chia theo cơ cấu sau đây:

- Thương mại quốc doanh Ấn uống công cộng

Dịch vụ

+ Mặt hàng chủ yếu bán ra (theo danh mục qui định)

Phạm vi thống kê lưu chuyển bản ra gắn liền với chức năng và phạm vị quản lý của cơ quan quản lý

Bán ra của Sở Thương mại được tổng hợp từ các doanh nghiệp trực thuộc và được xác định trên cơ sở: bán bn ngồi hệ thống Sở Thương mại cộng với bán lẻ của các doanh nghiệp trực thuộc

Bán ra của Bộ Thương mại được tổng hợp từ các Sở Thương mại và các doanh nghiệp thuộc Bộ được xác định trên cơ sở: bán buôn ra ngoài hệ thống Bộ Thương mại cộng với bán lẻ của các Sở Thương mại và các doanh nghiệp

trực thuộc:

Bán ra = Bán buôn ngoàihệthống + Bán lẻ

Bán ra và bán lẻ hàng hoá của cả nước được Tổng cục Thống kê tổng hợp từ báo cáo của các cục thống kê địa phương

Bán ra và bán lẻ hàng hoá của các địa phương được Cục Thống kê địa phương tổng hợp từ báo cáo của các doanh nghiệp trên địa bàn Trước đây các Cục thống kê địa phương chỉ tổng hợp các doanh nghiệp của địa phương nhưng gần đây đã mở rộng cho toàn địa bàn, nghĩa là bao gồm cả các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn của địa phương

- Ton kho hang hoá, bao gồm nội dung như sau:

+ Tổng trị giá hàng hoá tồn kho, phân chia theo tình trạng phẩm chất hàng hoá tại thời điểm kiểm kê

Trang 29

b Xuất khẩu và nhập khẩu

Đối với xuất khẩu (XK) va nhập khẩu (NK), nội dung phản ánh trong các báo cáo thống kê thường được thể hiện:

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, chia Ta: .Các DN có vốn trong nước

.Các DN có vến đầu tư nước ngoài + Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu và nhập khẩu + Mặt hàng XK, NK chủ yếu chia theo thị trường + Thị trường / mặt hàng chủ yếu xuất khẩu, nhập khẩu + Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

+ Cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu + Cân đối xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu

Phạm vi thống kê hàng xuất, nhập khẩu được qui định tại quyết định số 244/ 1998 /QÐ-TCTK ngày 5-5-1998 của Tổng cục Thống kê trong đó nêu

rõ: tồn bộ hàng hố đưa ra (XK) hoặc đưa vào (NK) lãnh thổ nước ta, làm

giảm hoặc làm tăng nguồn vật chất trong nước đều thuộc phạm vì tổng hợp thống kê (hừ một số trường hợp đặc biệt sẽ nêu ở phần các chỉ tiêu thống kê tiếp sau) Thống kê xuất, nhập khẩu của Việt nam được tổng hợp theo hé thống thương mại đặc biết

- Trị giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu: theo qui định tính bằng đô la Mỹ, các đồng tiền khác được qui đổi ra USD theo tỷ giá do ngân hàng công bố tại thời điểm được coi là XNK Tính trị giá XK theo giá FOB (free on board ), bao gồm giá hàng và chi phí bốc xếp lên phương tiện XK Trị giá hàng NK tính theo gid CIF (Cost Insurance Freight ), bao g6m gid hang, phi bao hiém va phi vận tải hàng hoá từ nước ngoài về nước

c Một số nội dung khác có liên quan được phản ánh trong các báo cáo thống kê như:

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và màng lưới thương mại - Hiệu quả kinh doanh, lễ và lãi

- Lao động và thu nhập của người lao động

Trang 30

3 Thực trang kênh thông tin thống kê giữa Bộ Thương mại và Sở Thương mai

Việc trao đổi và cung cấp thông tin thống kê giữa Bộ và Sở Thương mại hiện nay mang tính chất đơn điệu, một chiểu từ dưới lên, nặng về thông tin phản hồi, thiếu sự liên kết tương hỗ lẫn nhau một cách chặt chẽ

- Sở Thương mại báo cáo lên Bộ thông qua việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê Tuy nhiên báo cáo của các Sở Thương mại gửi về còn nhiều điều bất cập, cụ thể:

+ Báo cáo chưa kập thời, thường chậm so với thời gian qui định

Đối với báo cáo nhanh, hàng tháng Bộ Thương mại chỉ nhận được khoảng 60-70% số báo cáo của các Sở Thương mại và báo cáo thường chậm từ 5 ngày, thậm chí chậm đến trên10 ngày so với thời hạn qui định

Đối với báo cáo chính thức, có nhiều Sở báo cáo chậm hàng tuần, thậm chí chậm trên l tháng

+ Báo cáo chưa đây đủ các chỉ tiêu và biểu mẫu qui định

Báo cáo của các Sở Thương mại thường chỉ mới đáp ứng được một số chỉ tiêu chủ yếu và những chỉ tiêu dễ thực hiện

Báo cáo xuất nhập khẩu chỉ mới phản ảnh được tổng trị giá xuất, nhập khẩu các mặt hàng và một số thị trường chủ yếu của các đơn vị trực thuộc

Báo cáo lưu chuyển hàng hoá trong nước cũng mới báo cáo được chỉ tiêu bán hàng hoá của các đơn vị trực thuộc và thường bỏ sót chỉ tiêu bán lẻ và chỉ tiêu tồn kho hàng hố

_+ Tính chính xác của các báo cáo chưa được đảm bảo

Báo cáo cịn nhiều sai sót như: sai đơn vị tính, sai cả phếp cộng thông thường bởi thiếu sự kiểm tra hoặc chỉ báo cáo chỉ tiêu số lượng mặt hàng mà không ghi trị giá kèm theo,

+ Các báo cáo thống kê của các Sở Thương mại hầu như khơng có phần phân tích tình hình, chỉ có số liệu thuần tuý làm cho việc tổng hợp, phân tích ở Bộ gặp nhiều khó khăn

Trang 31

4 Đánh giá vai trị thơng tin thống kê của Bỏ Thương mại Uu điểm:

- Các báo cáo do Bộ và một số sở Thương mại tổng hợp được về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu quản lý hoạt động thương mại Nội dung và thời gian các | báo cáo hàng tháng của Bộ đảm bảo các yêu câu đặt ra Báo cáo nhanh hàng tháng đã nêu được các con số tổng quát về kim ngạch và kim ngạch chia theo loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các mặt hàng chủ yếu xuất, nhập khẩu của cả nước, của các doanh nghiệp thuộc Bộ Gần đây do nguồn số liệu xuất nhập khẩu từ Hải quan đã có một số tiến bộ, độ tin cậy được nâng lên trở thành một trong những căn cứ giúp cho việc đánh giá và phân tích tình hình có phần thuận lợi hơn Báo cáo hàng tháng cịn có phần phân tích đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, nêu nguyên nhân và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới

Phần bán hàng hoá trong nước thường phản ánh được: tổng trị giá bán ra, tổng trị giá bán lẻ chia theo cơ cấu và từng địa bàn từng tỉnh; trị giá bán ra, các mặt hàng chủ yếu bán ra của các doanh nghiệp thuộc Bộ và thuộc Sở

- Sự phối hợp và hợp tác giữa ngành Thương mại với các ngành có liên quan ở Trung ương và địa phương có nhiều tiến bộ Mặc đù chưa xây dung được qui chế trao đổi và cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành với nhau làm cho quá trình tổng hợp thống kê thương mại gặp rất nhiều khó khăn, song do quan hệ tình cảm từ quá trình cộng tác nhiều năm nên bộ phận tổng hợp báo cáo ở Bộ đã nhận được sự phối hợp khá thường xuyên với các Bộ, ngành, Tổng cục thống kê và Tổng cục Hải quan, giúp cho việc thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để xử lý, phân tích số liệu thuộc phạm vi cả nước, phục vụ cho Hội nghị giao ban hàng tháng và các báo cáo khác của Bộ; Các Sở Thương mại cũng đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp với các cơ quan trong tỉnh như Cục Thống kê, Sở Kế hoach & Đầu tư để tổng hợp được các báo cáo Qúi, 6 tháng và cả năm tương đối đầy đủ

Bên cạnh những mặt được trên đây, tổ chức công tác thông tin thống kê ở Bộ và Sở vẫn còn một số tồn tại nổi bật dưới đây

Tồn tai:

- Phạm vi số liệu thống kê do Bộ và Sở Thương mại tổng hợp hiện nay có tình trạng là không bao quát hết các hoạt động thương mại và không đồng bộ về nội dung và phương pháp tính như chế độ đã qui định

Theo sự phân cơng hiện nay thì các số liệu do Bộ và Sở Thương mại tổng hợp là không bao quát và không đồng bộ

Trang 32

cũng chưa bao quát hết

+ Phân xuất nhập khẩu: chỉ mới tổng hợp được phần các doanh nghiệp Việt nam Tuy nhiên, sau khi có Nghị định số 57/1998-NĐ của Chính phủ số doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu đã tăng lên nhanh chóng, đến đầu năm 1999 cả nước đã có trên 6.320 doanh nghiệp tham gia xuất, nhập khẩu nhưng đến giữa năm đã đạt tới gần 8.200 doanh nghiệp; trong khi đó, hiện nay Bộ Thương mại mới chỉ tổng hợp số liệu các doanh nghiệp thuộc Bộ và một bộ phận các doanh nghiệp ngồi Bộ, trong đó có các đoanh nghiệp lớn và quan trọng để phối hợp, trao đổi với TC Hải quan cùng xử lý số liệu chung của cả

nước

+ Phần lưu chuyển trong nước cũng chỉ nắm được số liệu của các doanh nghiệp thuộc Bộ và các doanh nghiệp trực thuộc các Sở Thương mại, trong khi đại bộ phận phần bán lẻ do các công ty TNHH và các hộ tiểu thương thực hiện (chiếm tỷ trọng trên70% thị trường xã hội) thì khơng có số liệu để tổng hợp trực tiếp, hoàn toàn phải dựa vào kênh thông thông tin của Thống kê nhà nước

Các số liệu phản ánh theo vùng lãnh thổ, theo địa bàn không thu thập được đầy đủ và thường xuyên, phụ thuộc chủ yếu vào ngành thống kê nên rất bị

động

Về phương pháp hạch toán thống kê xuất nhập khẩu, từ khi có Quyết định 244/1998/QĐÐ-TCTK của Tổng cục thống kê ban hành ngày 5 tháng 5 năm 1998, phạm vi tính tốn nhìn chung được cải thiện rõ rệt, đâm bảo được nội dung chỉ tiêu một cách khoa học và thống nhất, song do mới áp dụng nên ở

một số doanh nghiệp và một số Sở chưa quán triệt đầy đủ ˆ

Đối với lưu thơng trong nước thì chỉ tiêu bán, nhất là bán lẻ cịn khó khăn hơn, khá nhiều trường hợp hạch toán còn tuỳ tiện, vừa trùng lặp lại vừa thiếu, + do nhận thức của cán bộ thống kê cơ sở còn hạn chế và nhất là do nguồn số

liệu còn bất cập

- Nguồn số Hệu thống kê nằm rải rác ở các Vụ trong Bộ, chưa tập trung vào đầu mối chung nên việc khai thác khó khăn

Trang 33

Nguyên nhân của tình hình nêu trên chủ yếu do:

- Nhận thức về vai trị của thơng tin thống kê trong nền kinh tế thị trường còn bị hạn chế Công tác thống kê hầu như chưa được coi trọng đúng với vị trí của

nó Ở các cấp quản lý quản lý hầu như chỉ nặng về địi hỏi thơng tin, it quan tâm đến điều kiện để thực hiện Ngay cả thơng tin địi hỏi cũng nặng về cảm tính nhất thời, chưa phản ánh sự nghiên cứu một cách chủ động và hệ thống nên chất lượng và sự hồn thiện thơng tin thống kê nhìn chung cịn thấp

- Hệ thống tổ chức thống kê cả nước nói chung và thống kê thương mại nói riêng chưa được kiện toàn và tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ

mới Qui chế phối kết hợp giữa Tổng cục Thống kê với Bộ Thương mại và

Tổng cục hải quan ( kể cả ở địa phương) trong việc phân công tổng hợp và sử dụng kết quả thông tin thống kê thương mại chưa được ban hành đầy đủ, rõ ràng Thống kê ở các Sở Thương mại còn quá yếu nên không đảm đương nhiệm vụ phục vụ thông tin cho yêu cầu quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố

- Chế độ báo cáo thống kê chưa được cải tiến thích ứng với tình hình mới Sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành đối với các doanh nghiệp dẫn đến ky cương hạch toán bị xem nhẹ Nhiều nơi, nhiều lúc có các biểu hiện vi phạm pháp lệnh kế toán thống kê nhưng không được xử lý kịp thời

- Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với công tác thống kê chưa đúng mức dẫn đến việc giảm biên chế, sát nhập về tổ chức hoặc nặng về đòi hỏi mà ít tạo điều kiện cho thống kê làm việc, khá nhiều cán bộ thống kê không an tâm công tác và tận tuy với nghề như nhiều năm trước - kể cả một bộ phận có tâm huyết đôi lúc cũng nản lịng, giảm sút nhiệt tình

- Trình độ cán bệ thống kê không đồng đều Đội ngũ cán bộ thống kê hiện nay có rất ít người được đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ chuyên môn để theo kịp với yêu cầu ngày càng cao của hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường, của việc ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong Tinh vuc kinh té, thương : mai

- Trang thiết bị xử lý thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở các Sở Thương mại, vai trị cơng nghệ thông tin quốc gia chưa phát huy tác dụng trong công tác thống kê của Bộ

Trang 34

CHUONG IIT

NHU CAU THONG TIN, HE THONG CHỈ TIÊU THONG KE

LUU CHUYEN HANG HOA, XUAT KHAU VA NHAP KHAU THEO YEU CAU CUA CO CHE QUAN LY MOI

L_ Nguyên tắc chung của xác định nhu cầu và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê

1 Phù hop với yêu cầu quản lý kính tế ngành Thương mai

Quản lý hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường là quản lý hoạt động mua bán của toàn bộ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông trên thị trường, chịu sự điều tiết của Luật Thương mại và dưới sự quản lý của nhà nước, định hướng XHCN

2 Dam bdo tinh hệ thống

Hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng phải phản ánh được tinh hệ thống trong mối quan hệ liên ngành và mối quan hệ nội bộ Ngành thương mại trên phạm vi lãnh thổ và từng địa phương phải phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu đã chuẩn hoá của quốc gia: Bảng phân ngành kinh tế quốc dân; Hệ thống thông tin chuẩn của các ngành kinh tế,

3 Đảm bảo tính thực tế :

Tinh kha thi của hệ thống chỉ tiêu phải xuyên suốt từ khâu tổ chức điều tra, thu thập tổng hợp số liệu thống kê ở từng doanh nghiệp cững như ở từng cấp quản lý (Trung ương, địa phương) và quy trình vận động phối hợp thông tin giữa Bộ Thương mại và Sở Thương mại

4 Bảo đâm tính khoa học

Các chỉ tiêu thống kê lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu cần được phổ cập cả về nội dung lẫn phương pháp theo một nội dung khoa học thống nhất trong cả nước

5 Đảm bảo nguyên tắc hôi nhập thế giới và khu vực

Hội nhập kinh tế quốc tế chẳng những là xu thế của thời đại mà còn là yêu cầu khách quan, nội tại của mỗi quốc gia Để phù hợp với yêu cầu đó, việc xác định nhu cầu và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cần phải chú trọng yêu cầu của hội nhập quốc tế đảm bảo nguyên tắc so sánh trong nội dung các chỉ

tiêu thống kê si

6 Đảm bảo ứng dung công nghệ thông tin

Trang 35

thống danh mục sản phẩm đã được Nhà nước mã hoá theo hệ thống mã hoá quốc gia và quếc tế

il Nhụ cầu thông tin thống kê của Bô và Sở Thương mai

Tuy khác nhau về phạm vi quản lý nhưng Bộ và Sở Thương mại đều là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, có chức năng nhiệm vụ như đã đề cập tại chương I do đó về cơ bản nhu cầu thông tin thống kê giữa Bộ và Sở có nhiều điểm giống nhau Tuy nhiên để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Bộ và Sở Thương mại cịn có những nhu cầu đối với nhiều loại thông tin khác nhau, mỗi loại tuỳ theo phạm vị quản lý là Bộ hay Sở mà có nội dung và phạm vi thích hợp như: Thơng tin cấu trúc và phi cấu trúc, thông tin thuộc lĩnh vực thống kê và ngoài lĩnh vực thống kê, thông tin trong nước và ngồi nước, thơng tin trên mạng máy tính và ngồi mạng máy tính v.v

Do đó, cần phải xuất phát từ yêu cầu quản lý của Bộ và Sở để xác định các phân tổ nhu cầu thông tin và từ đó có cách nhìn và giải quyết vấn đề nhu cầu thông tin một cách thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ và Sở Thương mại

Sau đây, sẽ đề cập đến phân loại nhu cầu thông tin thương mại thuộc lĩnh vực thống kê Đây là phân loại thông tin cơ bản trọng hệ thống phân tổ thông tin thương mại, hệ thống bám sát các yêu cầu quản lý thương mại dưới giác độ thống kê học

— Nhu cầu thông tin thuộc lĩnh vực thống kê : (sẽ trình bày kỹ nội dung này ở phần sau), đó là các loại thông tin thương mại được phân tổ theo các tiêu thức thống kê và được thực hiện bằng các phương pháp thu thập, tổng hợp thống kê ~ Nhu cầu thông tin không thuộc lĩnh vực thống kê, đó là các loại thông tin chủ yếu sau:

+ Thông tin dạng phi cấu trúc, thông thường đó là các thơng tin được phản ánh trong các báo cáo, không theo khuôn mẫu cố định, khơng có quy trình hình thành thống nhất giữa các đơn vị cũng như trong các đơn vị nội bộ

+ Thông tin của các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán

+ Sự hình thành thơng tin không được thực hiên bằng quy trình và phương

pháp thống kê (nhất là trong thu thập và tổng hợp thông tin)

Để xác định được nhu cầu thông tin thống kê cần lần lượt làm rõ một số vấn đề cơ bản sau đây:

1 Pham vi và giới han nhu cầu thông tin thống kê của Bo va Sở Thương

mai

—_ Lựa chọn các tiêu thức:

Trang 36

thức khả thi có điều kiện riêng của Ngành Thương mại và những tiêu thức khả thi nhưng cần có sự phối hợp hoặc quy ước liên ngành

~ Giới hạn:

Hoạt động quản lý nhà nước về thương mại rất đa dạng và được thực hiện bằng nhiều loại nghiệp vụ, công cụ quản lý khác nhau Mỗi nghiệp vụ, mỗi công cụ quản lý thường được sử dụng riêng cho từng lĩnh vực trong quản lý ` nhà nước, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà

nước

Nội dung hoạt động thương mại bao gồm lĩnh vực hàng hoá và phi hàng hoá Gắn liền với mỗi lĩnh vực hoạt động có các chuyên ngành thương mại tương ứng như lưu chuyển hàng hoá, xuất khẩu và nhập khẩu

Như đã giới hạn vấn để nghiên cứu ở phần đầu của đề tài, nội dung của nhu cầu thông tin thống kê trình bày ở phần này sẽ dừng lại ở việc xác định nhu cầu thơng tín thống kê về hàng hoá (bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hoá lưu thông trong nước cũng như dịch vụ về xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng trong nước) đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước hoạt động thương mại của Bộ và Sở Thương mại

— Phạm vi:

Bộ và Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói chung và hoạt động thương mại nói riêng bằng nhiều cơng cụ khác nhau, tương ứng với mỗi cơng cụ có một bộ mơn nghiệp vụ thích hợp, một trong những công cụ đó là nghiệp vụ Thống kê

Nghiệp vụ Thống kê được thực hiện trên cơ sở tuân thủ theo phương pháp luận, phương pháp tính tốn và nội dung hạch toán của nghiệp vụ Thống kê, theo quy định của Nhà nước Do đó, nhu cầu thông tin thống kê phải có phạm vi phù hợp và nằm trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngành thương mại - Phạm vi nhu cầu thông tin thống kê ở đề tài này là lĩnh vực lưu thông hàng hoá

trên thị trường nội địa, xuất khẩu và nhập khẩu

2 Đặc điểm nhu cầu thông tin Thống kê của Bô và Sở Thương Mai

Nhu cầu thông tin Thông kê của Bộ và Sở Thương Mại có đặc điểm chung là: phục vụ quản lý nhà nước hoạt động thương mại Do đó, về cơ bản, nhu cầu thông tin thống kê của Bộ và Sở giống nhau về tiêu thức và nội dung thông tin cũng như về phương pháp thực hiện (thu thập và tổng hợp nội dung thông tin)

và chỉ khác nhau ở phạm vi số liệu :

Do đó, tại để tài này sẽ giới thiệu chung nội dung nhu cẩu thông tin thống kê cho cả Bộ và Sở Thương mại

3 Can cứ xác định nhụ cầu thông tin của Bộ và Sở Thương Mai

Bao gồm:

Trang 37

nhiệm vụ, quyền hạn và Tổ chức bộ máy của Bộ Thương Mại

+ Yêu cầu chỉ đạo, quản lý của Bộ Thương mại nhằm thực hiện và nâng cao vai trò, chức năng quản lý nhà nước về thương mại

+ Thông tư liên Bộ sé 09 TT/LB, ngày 14/4/1995 của Liên Bộ Thương Mại - Ban TCCB/CP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức quản lý Nhà nước về Thương mại ở địa phương và dự kiến sửa đổi Thông tư 09 trong thời gian tới

+ Nghị định số 35/CP, ngày 25/4/1994 của Chính phủ về tổ chức lại công tác chi dao quan ly thi trường và chống đầu cơ buôn lậu

+ Các quy định về tổ chức và hạch toán thống kê hiện hành và dự kiến sửa đổi của Nhà nước

+ Các quy định về tổ chức và hạch toán thống kê hiện hành và dự kiến sửa đổi của các tổ chức quốc tế mà Việt nam tham gia

+ Các vấn đề liên quan đến khả năng thực thi (điều kiện cụ thể để van dụng

và triển khai đề tài ‘

4 Néi dung nhu cau théng tin thuong mai cia B6 va Sé Thuong mai

Từ 1990 tới nay, về thực chất, hoạt động thương mại đã vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Những ràng buộc về chính sách, cơ chế cũ được tháo gỡ dần, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường và thương mại dịch vụ theo hướng:

e Tu do hoá thương mại

© Thực hiện nhất quán chính sách thương mại nhiều thành phần

© Xố bỏ hàng rào chia cắt lưu thơng, khuyến khích liên doanh liên kết kinh tế,

e Da phuong hod va da dạng hoá hoạt động ngoại thương

© Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ thương mại

Nhà nước tăng cường các hoạt động quản lý trên thị trường, thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước bao quát toàn bộ thị trường xã hội, khu

vực, địa phương; Nhà nước quản lý hoạt động thương mại thông qua các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ; Nhà nước có lực

lượng và chính sách để can thiệp vào thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thị trường

Vì vậy, nhu cầu thông tin và hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ và Sở Thương mại cần phải xác định lại và có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu mới

Định hướng xây dựng và phát triển của nhu cầu thông tin thống kê thương

mại gắn chặt với nội dung kế hoạch hoá thương mại, với chức năng nhiệm vụ

Trang 38

Sau đây là các nội dung nhu cầu thông tin thống kê ha chuyển hàng hoá phục vụ quân lý nhà nước của Bộ và Sở Thương mại

a Nhu cau thong tin thống kê về diễn biến lưu chuyển hàng hoá trên thi trường

Để quản lý nhà nước hoạt động thương mại thì Bộ và Sở phải nắm được diễn biến lưu chuyển hàng hoá trên thị trường, theo nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá chỉ đạo và quản lý quá trình lưu chyển hàng hoá trên thị trường

Nhu cầu thông tin của Bộ và Sở Thương mại có thể chia làm 2 loại, thông tin thuộc lĩnh vực thống kê và thông tin ngoài lĩnh vực thống kê Ở đây chỉ đề cập đến loại thông tin thống kê Tuy nhiên, xin điểm qua một số nội dung không thuộc phạm vi thống kê nhưng có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực thống

kê, thường hay gặp đó là:

+ Thông tin lưu chuyển hàng hóa từng hiện tượng, vụ việc riêng lẻ

+ Thông tin lưu chuyển hàng hóa báo cáo không thuộc nội dung của chế độ báo thống kê quy định

+ Thông tin lưu chuyển hàng hóa không thuộc nội dung quy định của chế độ điều tra thống kê

Nội dung nhu cầu thông tin diễn biến lưu chuyển hàng hoá trên thị trường: a.1 Nhụ cầu thông tin về kết quả lưu chuyển hàng hoá trên thị trường và xuất nhập khẩu theo các khâu lưu thông Nhu cầu thông tin này bao gôm phạm vi

cả nước, từng tình và doanh nghiệp

Các khâu lưu thông bao gồm:

+ Mua: bao gồm cả mua của sản xuất, của lưu thông, mua trong nước và mua

ngoài nước (nhập khẩu)

+ Bán: bao gồm bán buôn, bán lẻ, bán trong nước và bán ra Tigoài nước (xuất khẩu)

Nhu cầu thông tin thống kê mỗi khâu lưu thơng hàng hố được thể hiện bằng các chỉ tiêu thống kê tương ứng

a.2 Nhu câu thông tin về xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thơng hàng hố trên thị trường nội địa Nhu câu thông tin này bao gồm phạm vì cả nước, từng tỉnh

và doanh nghiệp :

Bao gồm: + Tổng Hị giá

+ Trị giá ngành nhóm hàng + Khối lượng hàng hoá

Trang 39

Bao gém:

+ Lưu chuyển hàng hoá thuần tuý + Gia công

+ Đại lý + Ký gửi

+ Liên doanh, đầu tư

a4 Nhu cdu théng tin vé cdc hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu Nhu cầu thông tin này bao gôm phạm vi cả nước, từng tỉnh và doanh nghiệp

Bao gồm:

+ Xuất nhập khẩu thuần tuý + Tạm nhập tát xuất

+ Chuyển khẩu

+ Quá cảnh, mượn đường + Gia công

+ Liên doanh, đầu tư

a.5 Nhu cầu thông tin theo khu vực kinh tế và đầu tư vốn Nhu cầu thơng tín nay bao gdm phạm vì cả nước, từng tỉnh và doanh nghiệp

Bao gồm:

+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước + Khu vực kính tế có vốn đầu tư nước ngoài

a.6 Nhu cầu thơng tín theo vùng kinh tế tập trung, trọng điển của Nhà nước

Nhu cầu thông tin này bao gồm phạm vì cả nước và từng tỉnh Bao gồm:

+ Khu chế xuất

+ Khu công nghiệp tập trung + Khu kinh tế cửa khẩu

a.7 Nhụ câu thông tin về lưu chuyển hàng hoá và xuất nhập khẩu theo lãnh thổ

Bao gồm:

+ Phạm vi cả nước

+ Phạm vi theo vùng kinh tế của Nhà nước + Phạm vi theo tỉnh, tp trực thuộc TW

2 b Nhu cdu théng tin về giá cả

« Giá cả hàng hố ở thị trường trong nước

s Giá cả xuất khẩu, nhập khẩu của một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam s Giá cả xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới của một số mặt hàng chủ yếu của

Việt nam

Trang 40

* Chi sé giá hàng hoá xuất khẩu e _ Chỉ số giá hàng hoá nhập khẩu

c _ Nhu cầu thông tin về các thương nhân tham gia thi trường

c.1 Thông tin về số lượng thương nhân thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước, phân loại theo từng thành phần kinh tế, bao gồm:

Về doanh nghiệp, bao gôm các thông tin thuộc các loại hình doanh nghiệp

sau đây:

+ Doanh nghiệp Nhà nước

+ Doanh nghiệp tập thể + Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn + Công ty Cổ phần

+ Công ty Hợp danh + Doanh nghiệp khác - Về hộ kinh doanh cá thể

c.2 Thông tin về số lượng thương nhân thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước, phân theo loại hình kinh doanh, bao gồm:

- Thương nghiệp thuần tuý: Lưu thơng hàng hố trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu

- Gia công cho doanh nghiệp trong nước và gia công cho doanh nghiệp nước

ngoài

- Đại lý cho doanh nghiệp trong nước và gia công cho doanh nghiệp nước

ngoài

- Liên doanh giữa các đơn vị kinh tế trong nước

c.3 Thông tin về số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

c.4 Thơng tin về số lượng doanh nghiệp thuộc khu chế xuất

d Nhu cầu thông tin thống kê kết quả hoạt động thương mại các Tổ chức, khu vực kinh tế và các nước buôn bán với Việt nam (nội dung này sẽ không đề cập đến việc hoàn thiện ở đề tài này)

Ii, Hê thống chỉ tiêu thống kê xuất khẩu nhâp khẩu và lưu chuyển

- hàng hố của Bơ và sở thương mai

! Chỉ tiêu thống kê hàng hoá xuất khẩu

Ngày đăng: 19/03/2015, 00:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w