Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
89 KB
Nội dung
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà Phòng giáo dục & đào tạo huyện sóc sơn trờng mầm non Đức hòa --------***-------- Sáng kiếnkinhnghiệm Đề tài : Một số biện pháp bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thờng gặp cho trẻ Mầm non Ngời viết Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ. Năm học 2011 - 2012. 1
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em hôm nay thế là giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tơng lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nớc, xã hội và mỗi gia đình. Trẻ em ở độ tuổi mầm non còn non nớt cha có khả năng tự bảo vệ mình. Trẻ cha nhận thức đợc hết các sự vật hiện tợng xung quanh, trẻ cha biết đợc thế nào là tốt, xấu. Những gì là tốt với sức khoẻ của trẻ và những gì là có hại cho sức khoẻ của trẻ.Vì vậy ngời lớn, cô giáo phải chăm sóc và bảo vệ trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt. Đảng và nhà nớc ta luôn coi con ngời là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô giá, là động lực của sự phát triển. Hiện nay đất nớc ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Để có đợc một đội ngũ lao động đáp ứng đợc những yêu cầu của thời đại mới thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục nói chung và cô giáo mầm non nói riêng là phải giúp trẻ hoàn thiện mình cả về thể lực và trí tụê tạo cơ sở ban đầu vững chắc để trẻ phát triển về sau. Mà quan trọng nhất là về mặt thể chất bởi vì trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, một thể lực tốt thì trẻ mới phát triển đợc trí tuệ( nhận thức đợc sự vật hiện tợng xung quanh). Theo kết quả điều tra liên trờng Đại học Y.2001.UNICEF ( Báo cáo bộ Y tế 2003) thì: + Hơn 1,5 triệu trẻ em bị tai nạn thơng tích: khoảng 4.300 trẻ mỗi ngày. + Gần 27.000 trẻ em chết vì tai nạn thơng tích: khoảng 74 trẻ mỗi ngày. + Gần 12.700 trẻ em chết đuối: khoảng 35 trẻ em mỗi ngày. + Gần 4.100 trẻ em chết vì tai nạn giao thông: khoảng 11 trẻ mỗi ngày. + Xấp xỉ 290.000 trẻ em bị thơng tích do tai nạn giao thông: gần 800 trẻ mỗi ngày. + Hơn 65.000 trẻ bị bỏng (chủ yếu là bỏng nớc sôi): xấp xỉ 180 trẻ mỗi ngày. + Số trẻ em bị chết do tai nạn thơng tích hằng năm nhiều hơn so với số trẻ bị chết do các bệnh truyền nhiễm. Từ những số liệu trên chúng ta thấy đó là một kết quả đáng báo động. Ngời lớn cần có sự can thiệp kịp thời bằng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ trẻ trớc những nguy hiểm đang dình dập trẻ mỗi ngày. Đứng trên cơng vị một ngời giáo viên mầm non tôi thấy nhiệm vụ của mình hết sức quan trọng. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần tôi đã suy nghĩ tìm ra: Một số biện pháp bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thờng gặp cho trẻ Mầm Non nhằm bảo vệ trẻ và giúp trẻ tránh khỏi những tổn thơng không đáng có để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh nhằm tiếp thu kiến thức tốt hơn. 2. Mục đích của đề tài là: 2
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các cô giáo mầm non và các bậc phụ huynh có cách chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ tốt nhằm giúp trẻ tránh những tai nạn thơng tích gây ảnh hởng tới sức khoẻ của trẻ. II. Giải quyết vấn đề. 1. Cơ sở lý luận: Việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thờng gặp cho trẻ em ở mọi lúc mọi nơi là vô cùng quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn đợc nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lợng giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thờng gặp cho trẻ chính là cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để tự bảo vệ bản thân mình, để giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống sau này. 2. Thực trạng vấn đề: a. Thuận lợi: - Đợc sự quan tâm của Ban giám hiệu tạo điều kiên tối đa về cơ sở vật chất cũng nh đồ dùng học tập đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cho trẻ. - Nhà trờng, Phòng giáo dục đã tạo điều kiện tổ chức cho giáo viên đợc tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề về phòng tránh tai nạn thơng tích cho trẻ em nhằm nâng cao kiến thức cho giáo viên về việc phòng tránh tai nạn thơng tích cho trẻ mầm non. Ngoài ra còn tổ chức nhiều chơng trình nh trò chơi dân gian cho trẻ, bé với an toàn giao thông để cung cấp cho trẻ một số trò chơi dân gian an toàn, bổ ích cho trẻ đồng thời cung cấp một số kiến thức về giao thông cho trẻ và phụ huynh, giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông. - Giáo viên có trình độ chuyên môn cao nắm vững các phơng pháp chăm sóc giáo dục trẻ. - Trẻ trong lớp phần đông là ngoan, nghe lời cô giáo; phụ huynh trong lớp cũng quan tâm đến con em mình. b, khó khăn: - Trẻ mầm non rất hiếu động, trẻ rất hay nghịch ngợm và thờng làm theo ý thích của mình. - Vì địa phơng nơi trờng hoạt động là nông thôn nên bên cạnh những phụ huynh quan tâm tới trẻ thì còn nhiều phụ huynh học sinh cha có điều kiện quan tâm tới con em mình. Cha nhận thức đợc đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thờng gặp cho trẻ nên cha sát sao tới trẻ nh thờng cho trẻ ăn hoa quả có hột nhng lại không bỏ hột đi cho trẻ; hay cho trẻ ngịch những vật sắc nhọn; đi học đi chơi một mình; hay cho trẻ ăn lúc buồn ngủ, khóc - Từ thực trạng trên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả ở nhà cũng nh ở tr- ờng tôi đã áp dụng một số biệt pháp sau: 3
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà 3. Biện pháp thực hiện: a, Biện pháp 1: Tạo môi tr ờng an toàn cho trẻ: Trờng mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Khi trẻ ở trờng, trẻ phải đợc bảo đảm an toàn về thể lực, sức khỏe, tâm lí và tính mạng. * Tạo cho trẻ môi trờng an toàn về thể lực và sức khỏe: Tôi luôn phối hợp gia đình và nhà trờng chăm sóc, nuôi dỡng đầy đủ, vệ sinh và phòng tránh bệnh tật tốt. - Các giáo viên trong lớp hàng ngày thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nớc uống và nớc sinh hoạt cho trẻ. 100% trẻ đợc sử dụng thực phẩm, nớc uống, nớc vệ sinh sạch, đảm bảo an toàn. - Tại lớp chúng tôi đã bố trí tủ thuốc y tế. Trong đó có các đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thờng sử dụng cho trẻ. * Tạo môi trờng an toàn về tâm lí cho trẻ: Tôi luôn dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật nh ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ ở trờng mầm non. Vì vậy trẻ lớp tôi luôn tin tởng vào cô giáo, luôn làm theo những lời dạy của cô. Tôi tuyệt đối không gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt tôi luôn quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt. * Tạo môi trờng an toàn về thân thể cho trẻ: .- Tôi tuyệt đối không để trẻ xảy ra tai nạn và thất lạc. - Tôi luôn mở cửa thông thoáng lớp, bật đèn chiếu sáng bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học. - Tôi tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá nhiều và tôi luôn sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp hợp lí. - Tôi luôn đảm bảo đồ dùng đồ chơi cho trẻ sạch sẽ, an toàn. Đối với đồ dùng, đồ chơi dễ gây nguy hiểm cho trẻ tôi luôn cất ở nơi ngoài tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đó tôi luôn bao quát, giám sát chặt chẽ trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ. - Đối với việc vệ sinh sàn nhà của các phòng ở trong lớp tôi luôn vệ sinh sạch sẽ, lau khô để tránh trơn trợt gây nguy hiểm cho trẻ. Tôi rất cẩn thận trong việc thu rọn các xô chậu chứa nớc sau khi tiến hành cho trẻ vệ sinh và lau nhà nh: đổ hết nớc, úp xô chậu. - Tôi tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ ngời lạ. b, Biện pháp 2: Nắm chắc một số thời điểm, tình huống liên quan đến tai nạn th ơng tích: Tôi liệt kê các tai nạn thơng tích có thể xảy ra ở trẻ lứa tuổi mầm non là: bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, liên quan đến giao thông, các vật sắc nhọn, các vật tự nhiên, đuối nớc, điện giật, máy móc, ngạt thở, sét đánh .Từ đó tôi phân loại xem những tai nạn đó trẻ thờng mắc ở đâu vào thời điểm nào để có biện pháp phòng tránh cho trẻ. * Khi đi học từ nhà đến trờng và từ trờng trở về nhà: Tôi nhận thấy trẻ dề mắc tai nạn liên quan đến giao thông, ngã, đuối nớc, động vật cắn, thất lạc . 4
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà * Khi ở trờng: - Giờ chơi: + Chơi ở ngoài trời: Khi chơi tự do ở ngoài trời, trẻ có thể gặp các tai nạn nh: chấn thơng mềm, rách da, gãy xơng, Nguyên nhân th ờng do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thơng. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc trẻ chạy, nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thơng. + Chơi ở trong lớp: Khi chơi ở trong nhóm, trẻ có thể gặp các tai nạn nh: dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cờm, con xúc xắc, các loại hạt quả đôi khi cả đất nặn, phấn viết) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào mũi, tai bạn. Trẻ hay ngậm đồ chơi vào mồm, chọc vào có thể rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đờng thở, nuốt vào gây dị vật đờng ăn. Trẻ chơi tự do trong nhóm chạy đùa, xô đẩy nhau, va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ gây chấn thơng. - Giờ học: Trẻ có thể đùa nghịch chọc vào mắt nhau. Ví dụ: Trong giờ tạo hình khi cho trẻ vẽ, cắt dán trẻ có thể dùng bút, kéo chọc vào mắt nhau. c, Biện pháp 3: Nắm chắc một số cách phòng tránh một số tai nạn th ờng gặp cho trẻ: Để bảo vệ an toàn cho trẻ và phòng tránh một số tai nạn thờng gặp cho trẻ thì giáo viên cần nắm chắc một số cách phòng rất bổ ích sau: * Đề phòng trẻ bị lạc: - Giáo viên phải nhận trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh của trẻ. - Sau khi đón trẻ xong tôi điểm danh để nắm chắc sĩ số học sinh trong ngày. Trong ngày tôi thờng xuyên đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần, chú ý những lúc đa trẻ đi ra ngoài lớp trong các hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động ngoại khóa. - Giáo viên luôn ở lại lớp cho đến khi trả hết trẻ cho phụ huynh. Tuyệt đối không bao giờ trả trẻ cho ngời lạ mà trả tận tay cha mẹ trẻ hoặc ngời lớn đợc cha mẹ trẻ ủy quyền. * Đề phòng dị vật đờng thở: -Tuyệt đối không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng, mũi. - Khi cho trẻ ăn các quả có hạt, cần bóc bỏ hạt trớc khi cho trẻ ăn. - Giáo dục trẻ khi ăn không đợc vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện. - Không bao giờ ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. - Khi có phụ huynh gửi thuốc tôi thận trọng khi cho trẻ uống đặc biệt là với những loại thuốc viên. * Phòng tránh đuối nớc: - Nhắc nhở những gia đình có ao, hồ gần lớp học phải rào ao, các hố nớc, hồ lại để tránh trẻ ngã xuống. 5
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà - Không bao giờ đợc trẻ ở một mình dới nớc hoặc gần nơi nguy hiểm. Nhắc nhở cha mẹ trẻ khi đa trẻ đi đến trờng và từ trờng về nhà, nếu phải đi qua những nơi nguy hiểm ( hồ, ao, mơng) phải luôn để mắt tới trẻ. - Tới lớp học không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nớc, kể cả xô nớc, chậu n- ớc. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh và khi trẻ chơi ở những nơi gần nguồn nớc. * Phòng tránh cháy bỏng: - Dạy trẻ không nên đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nớc còn nóng. - Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy bỏng. Để diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi an toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm. - Không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dừng xe vì rất dễ gây bỏng. * Phòng tránh ngộ độc: - Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh hoạt của trẻ. - Tủ thuốc chữa bệnh để trên cao, ngoài tầm với của trẻ. - Không cho trẻ chơi các đồ chơi có hóa chất: chai, lọ đựng thuốc, màu độc hại cho trẻ. * Phòng tránh điện giật: - Đặt bảng điện, ổ điện ngoài tầm với của trẻ. Luôn đậy nắp các ổ điện. - Khi thiết bị điện bị hở mát, không đợc sử dụng và có biện pháp xử lí ngay. - Giáo dục trẻ không đợc nghịch, chọc vào các ổ điện, không tự động cắm các đồ dùng bằng điện vào các ổ cắm. * Phòng tránh vết thơng do các vật sắc nhọn: - Cất giự vật sắc nhọn xa tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn, có thể hớng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn. - Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, khỏi nơi vui chơi của trẻ. - Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt. * Phòng tránh tai nạn giao thông: - Khi cho trẻ đi bộ: Dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi bộ đi bên tay phải để tạo thói quen cho trẻ. - Tuyên truyền cho phụ huynh khi cho trẻ đi từ nhà đến lớp: Khi đa đón trẻ bằng xe đạp, xe máy, cần để trẻ ngồi an toàn. Không để trẻ em dới 15 tuổi đèo em đi học. * Phòng tránh động vật cắn: - Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó và mèo lạ. Xích hoặc đeo rọ mõm cho chó. - Không để cho trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong để đề phòng rắn cắn, ong đốt. d. Biện pháp 4: 6
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà Khảo sát trẻ để nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh cá biệt của từng trẻ. Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành phân loại trẻ theo từng đặc điểm riêng biệt để nắm đợc từng đặc điểm riêng của mỗi trẻ và gia đình trẻ. Tổng số trẻ 24 Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ (%) Trẻ ngoan 17 70,8 Trẻ hiếu động 7 29,2 Trẻ có ngời đa đón 18 75 Trẻ không có ngời đa đón 6 25 Trẻ hay ăn quà vặt 20 83,3 -29,2% trẻ trong lớp rất hiếu động. - 25% trẻ trong lớp tôi không có ngời đa đón. - 83,3% trẻ trong lớp hay ăn quà vặt. - Qua tìm hiểu tôi thấy tình hình trẻ của lớp tôi rất phức tạp. Có rất nhiều trẻ không có bố mẹ đa đi học, rất nhiều trẻ hiếu động ; trẻ lớp tôi rất hay ăn quà vặt. Vậy để khắc phục những vấn đề trên trong các hoạt động tôi luôn chú ý đến các trẻ hiếu động, nhắc nhở trẻ để trẻ vào nề nếp không nghịch ngợm để tránh làm tổn thơng bản thân mình và các bạn. Động viên khen ngợi trẻ kịp thời để khuyến khích các trẻ khác làm theo gơng bạn. Ví dụ: Hôm nay cô đặc biệt khen ngợi bạn Lan Anh vì bạn chơi đồ chơi ngoài trời rất ngoan, nghe lời cô giáo không xô đẩy các bạn. Cả lớp vỗ tay khen bạn nào. Cô thấy các bạn lớp mình nên học tập bạn Lan Anh để ngày nào cũng đợc cô khen. Để hình thành cho trẻ thói quen không ăn quà vặt khi đến lớp và không ăn những món quà có hại cho sức khoẻ tôi thờng nhắc nhở trẻ vào các giờ đón trả trẻ hay giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Tôi trao đổi với phụ huynh nếu mua quà cho các cháu thì nên mua những món quà có lợi cho sức khoẻ, không nên mua các loại kẹo không rõ nguồn gốc, các loại kẹo có vỏ, que sắc nhọn ở bên trong vì khi ăn xong trẻ có thể dùng chúng chọc vào mắt mình hoặc mắt bạn rất nguy hiểm. Đồng thời thống nhất với cha mẹ trẻ nếu có mua quà thì nên gửi cô giáo để các cô cho trẻ ăn vào một thời điểm nhất định giúp cho việc bao quát trẻ tốt hơn. Đối với các trẻ không có bố mẹ đa đi học tôi thờng nhắc các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm đa đón trẻ kịp thời, kiên quyết không cho trẻ tự đi về một mình, không trả trẻ cho ngời lạ hoặc trẻ nhỏ. 7
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà e. Biện pháp 5: Lồng ghép việc phòng chống tai nạn th ơng tích vào các tiết học: Để rèn trẻ, khắc sâu cho trẻ về việc phòng tai nạn thơng tích tôi đã lồng ghép vấn đề này vào các môn học nh: Âm nhạc, Làm quen văn học, Khám phá khoa học - xã hội, Phát triển thể chất, - Môn Âm nhạc: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động với âm nhạc tôi luôn cố gắng lồng ghép việc phòng tránh tai nạn thơng tích cho trẻ nh: + Dạy trẻ hát bài Đờng em đi tôi giáo dục trẻ khi đi đờng các con phải luôn đi sát lề đờng bên phải, không đợc đi xuống nòng đờng hay đi bên tay trái. Vì đi nh vậy rất nguy hiểm có thể bị xe va quệt vào. + Dạy trẻ vận động bài: Thơng con mèo tôi giáo dục trẻ: Các con không nên trèo cây cao, trèo ban công, trèo tờng hoặc trèo lên bàn ghế kẻo ngã nhào nh chú mèo; bị ngã có thể gãy tay, gãy chân đấy các con. Bị ngã thì không đi học đi chơi đợc đâu. - Môn làm quen văn học: + Khi dạy trẻ tiết kể chuyện: câu chuyện Qua đờng tôi nhắc nhở trẻ: Khi muốn qua đờng thì các con phải quan sát đờng, khi nào có tín hiệu đèn xanh dành cho ngời đi bộ thì mới đợc qua và đi đúng nơi quy định dành cho ngời đi bộ. Khi sang đờng thì phải có ngời lớn cầm tay tuyệt đối không đợc chạy qua đờng một mình. Nếu các con không tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ gây nguy hiểm cho mình và cho những ngời tham gia giao thông khác. + Khi dạy trẻ bài thơ: Họ nhà cam quýt tôi nhắc trẻ trớc khi ăn hoa quả các con phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột để tránh ngộ độc thực phẩm và tránh hóc sặc. - Môn môi trờng xung quanh: + Khi dạy trẻ tìm hiểu các mùa trong năm tôi thờng nhắc nhở trẻ ăn mặc quần áo trang phục cho phù hợp nh: mùa hè thì mặc quần áo mỏng, mát đi học phải đội mũ, nón kẻo say nắng. Mùa đông phải mặc nhiều quần áo, đi tất đi giày, đội mũ len cho ấm, để tránh bị cảm lạnh. + Khi dạy trẻ tiết phân loại một số loại rau củ quả. Tôi giáo dục trẻ: Trớc khi ăn các con phải rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc thức ăn và gọt vỏ ,bỏ hột vì nếu ăn cả hột sẽ bị hóc sặc gây ngạt thở đấy. + Khi dạy trẻ tiết tìm hiểu một số luật lệ giao thông và thực hành luật lệ giao thông. tôi dạy trẻ phải luôn tuân thủ luật lệ giao thông: đi bộ phải đi trên vỉa hè, đi sát lề đờng bên tay phải, không đợc đi dới lòng đờng, không đợc đi bên tay trái. Muốn sang đờng thì phải có ngời lớn dắt tay và đi đúng phần đờng quy định. Có tuân thủ luật lệ giao thông thì mới đảm bảo an toàn cho các con và những ngời xung quanh. + Khi dạy trẻ tiết khám phá các đồ dùng trong gia đình tôi nhắc trẻ Các con không đợc sờ vào các đồ dùng có điện nh: ổ điện vô tuyến, quạt điện đang quay, bàn là đang dùng, siêu nớc điện, phích nớc sôi, bếp đang nấu Nếu các con sờ vào đó sẽ bị điện giật hoặc bị bỏng gây chết ngời đấy. Đặc biệt các con không đợc tự ý cắm các đồ dùng bằng điện trong gia đình vào các ổ cằm vì làm thế các con sẽ bị điện giật nguy hiểm đến tính mạng. - Phát triển thể chất: 8
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà + Khi dạy trẻ bất kỳ một tiết thể chất nào tôi nhắc trẻ phải khởi động thật kĩ theo đúng quy định để khi thực hiện bài tập phát triển chung và vận động cơ bản không bị quá sức hoặc chấn thơng. Và tôi nhắc trẻ phải tập đúng kĩ thuật không sẽ bị tổn thơng cơ thể. Đặc biệt là tôi luôn hớng dẫn trẻ tập các vận động cơ bản và chơi trò chơi đúng kĩ thuật để không xảy ra tai nạn khi trẻ luyện tập. f. Biện pháp 6: Đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ chơi và học phải đảm bảo an toàn: Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học. Trẻ mầm non rất thích chơi đồ chơi. Khi chơi trẻ đợc trực tiếp sờ vào đồ dùng đồ chơi giúp trẻ khám phá, tri giác các sự vật hiện tợng xung quanh một cách chính xác hơn. Trẻ mầm non t duy của trẻ là t duy trực quan hình tợng vì vậy việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các tiết học là vô cùng quan trọng, rất cần thiết. Tuy nhiên đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn để tránh gây thơng tích cho trẻ nh: không có cạnh sắc, không nhọn, không độc hại. Vì thế khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ cô giáo phải chú ý đến kỹ thuật chế tạo để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ: Với các loại đồ dùng đồ chơi làm từ trai, sò, hến, ngao thì phải mài nhẵn cho hết cạnh sắc nhọn thì mới cho trẻ chơi. - Khi mua đồ dùng đồ chơi cần chọn những đồ dùng đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ và đúng tiêu chuẩn, chọn mua ở những công ty có uy tín chất lợng cao. Ví dụ: Đồ chơi ngoài trời của trẻ phải chắc chắn, bền đẹp, các góc cạnh phải tròn không nhọn để khi trẻ chơi không bị ngã. - Đối với các đồ dùng đồ chơi có kích thớc nhỏ cô giáo cần có biện pháp sử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ: Những vật có kích thớc nhỏ nh quả trứng bằng nhựa, dao, kéo, bút chì sau khi sử dụng xong phải để trên cao xa tầm tay với của trẻ, khi cho trẻ chơi hay tạo hình bằng các hạt có kích thớc nhỏ cô giáo phải chú ý tới trẻ. g. Biện pháp 7: Phòng tránh tai nạn th ơng tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Ngoài việc lồng ghép vào các tiết học tôi còn phòng tránh tai nạn thơng tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong mọi hoạt động nh: trong giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động ăn, hoạt động ngủ, hoạt động chiều. - Hoạt động đón trả trẻ: + Trong giờ đón trẻ: Tôi đến sớm mở cửa làm vệ sinh thông thoáng lớp, kiểm tra những đồ dùng không an toàn để đảm bảo lớp an toàn để đón trẻ. Khi trẻ đến lớp tôi kiểm tra tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ để phát hiện kịp thời các vật sắc nhọn nguy hiểm trẻ có thể đem theo đến lớp. + Khi trả trẻ tôi luôn trả trẻ tận tay phụ huynh, tuyệt đối không để trẻ về với ngời lạ hoặc về một mình không có ngời lớn đón. Luôn nhắc trẻ đi đến nơi về đến chốn. Tuyệt đối không đợc la cà ở đờng, không chơi gần bờ ao, hồ đầm, tránh ngã xuống nớc gây đuối nớc. - Hoạt động ngoài trời: 9
Nguyễn Thị Nhân Nghĩa Trờng Mầm Non Đức Hoà Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời tôi thờng hớng dẫn trẻ cách chơi các trò chơi, các đồ chơi để trẻ có cách chơi đúng để trẻ không bị ngã. Khi trẻ chơi đồ chơi tôi cùng các giáo viên trong lớp luôn quan sát trẻ nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng, không xô đẩy nhau để đảm bảo an toàn cho trẻ. - Hoạt động góc: Hớng dẫn trẻ cách chơi với đồ dùng đồ chơi ở các góc theo đúng cách. Rèn cho trẻ thói quen tự giác khi chơi, tự giác cất đồ chơi thật ngăn nắp khi chơi xong để không bị ngã khi dẫm phải đồ chơi. Tạo sự đoàn kết trong nhóm chơi tránh việc trẻ tranh giành đồ chơi đánh nhau, cào cấu nhau. Đặc biệt các cô luôn bao quát hớng dẫn trẻ chơi để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.Ví dụ: Đây là góc xây dựng cô để 5 chấm tròn tơng ứng với 5 bạn đợc chơi ở góc này. Khi chơi các con phải chơi thật nhẹ nhàng không đợc vứt đồ chơi, tranh giành đồ chơi kẻo ảnh hởng đến các nhóm chơi khác. Hết giờ chơi các con phải cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, lấy ở đâu thì cất vào đó. Nếu không cất đồ chơi gọn gàng thì khi đi lại các con sẽ dẫm vào đồ chơi và bị ngã. - Hoạt động chiều: Luôn bao quát hớng dẫn trẻ chơi các trò chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Cho trẻ múa hát, kể các câu chuyện về an toàn giao thông. Giới thiệu cho trẻ một số trò chơi dân gian lành mạnh, an toàn và hớng dẫn, khuyến khích trẻ chơi. h. Biện pháp 8: Thống nhất với giáo viên trong lớp và phụ huynh: Muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trẻ hoạt động vui chơi tại lớp. Tôi đã thống nhất cùng với giáo viên trong lớp phân công nhau đi sớm mở cửa làm vệ sinh thông thoáng lớp, kiểm tra những đồ dùng không an toàn. Ví dụ : Chúng tôi thờng kiểm tra các đồ điện nh: bình nớc nóng, các ổ điện, đờng dây điện, bịt bớt các ổ điện không sử dụng đến khi nào sử dụng tới mới bỏ ra. Khi làm vệ sinh lớp học, giặt hoặc cho trẻ tiến hành hoạt động vệ sinh xong tôi luôn lau khô sàn nhà tranh việc trẻ bị ngã khi đi lại và đổ hết nớc ở các xô, chậu rồi úp xuống để tránh trẻ ngã phải gây đuối n- ớc. Các cô luôn phối hợp kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ khi đến lớp. Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng chúng tôi đã thống nhất là phải đảm bảo an toàn phù hợp với trẻ. Chúng tôi đã có sự phối hợp nhịp nhàng 3 giáo viên đảm bảo bao quát trẻ ở mọi lúc mọi nơi với tiêu chí trẻ ở đâu có cô ở đấy. Việc phòng tránh tai nạn thơng tích và đảm bảo an toàn cho trẻ gia đình cũng đóng một vai trò rất lớn. Đầu năm học khi họp phụ huynh tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phònh tránh tại nạn thơng tích và đảm bảo an toàn cho trẻ: Giúp trẻ đợc sống trong một môi trờng sống lành mạnh, an toàn góp phần phát triển một cách toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần. Thống nhất với phụ huynh về giờ đón trả trẻ, cho các bậc phụ huynh ký vào cam kết đa đón trẻ đúng giờ giấc. Đồng thời giáo viên thờng xuyên trao đổi, tuyên truyền giúp phụ huynh có kiến thức và kĩ năng, phòng tránh tai nạn thơng tích cho trẻ. Thờng xuyên phối hợp với các phụ huynh đảm bảo an toàn cho trẻ ở trờng cũng nh ở nhà. 4, Kết quả: 10
[...]... Trờng Mầm Non Đức Hoà Trên đây là một số kinhnghiệm tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong việc phòng tránh tai nạn thơng tích và đảm bảo an toàn cho trẻ Tuy kinhnghiệm còn khiêm tốn nhng đợc rút ra từ thực tiễn chăm sóc nuôi dỡng trẻ, tôi muốn tổng hợp lại trao đổi với các bạn đồng nghiệp Rất mong đớc sự giúp đỡ, góp ý của các bạn đồng nghiệp để tôi làm phong phú hơn kinhnghiệm chăm sóc nuôi dỡng, đảm... nhà thứ hai của trẻ với những ngời mẹ hiền thứ hai luôn nâng niu, theo dõi từng bớc đi của trẻ những mong trẻ đợc phát triển khoẻ mạnh 5, Bài học kinh nghiệm: Để phòng chống tai nạn thơng tích và đảm bảo an toàn cho trẻ, bản thân tôi đã rút ra đợc một số kinhnghiệm sau - Giáo viên phải nắm phơng pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ, thờng xuyên nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sáng tạo, thích hợp trong khi... lớp, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ III, Khuyến nghị đề xuất: * Đối với nhà trờng: - Ban giám hiệu nên cho giáo viên đi thăm quan, kiến tập ở các trờng bạn để học hỏi kinhnghiệm - Nhà trờng nên đầu t cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ khoa học, an toàn, bền đẹp, chắc chắn * Đối với phòng giáo dục: - Phòng giáo dục nên có kế hoạch tổ chức thật nhiều . 5, Bài học kinh nghiệm: Để phòng chống tai nạn thơng tích và đảm bảo an toàn cho trẻ, bản thân tôi đã rút ra đợc một số kinh nghiệm sau. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong việc phòng tránh tai nạn thơng tích và đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy kinh nghiệm còn khiêm