Không bao lâu sau khi cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 kết thúc, việc thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 19181920. Trong thời kì này, V.I.Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu, đồng thời xóa bỏ quan hệ hàng hóa tiền tệ (ví dụ như cấm buôn bán lương thực trên thị trường thể hiện bằng sắc lệnh của Hội đồng tối cao 1920 đã quốc hữu hóa toàn bộ khu vực tiểu thủ công nghiệp, loại bỏ thương nghiệp bán lẻ và kết thúc bằng việc cấm chợ ở các thành phố), xóa bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước vào nền kinh tế. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xô Viết; nhờ đó mà quân đội đủ sức chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được nhà nước Xô Viết non trẻ. Tuy nhiên khi hòa bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nhân dân. Việc xóa bỏ quan hệ hàng hóatiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc . Tình hình kinh tế của nước Nga Xô Viết sau nội chiến vô cùng tồi tệ, tình trạng phân tán và tản mạn của những người tiểu sản xuất ngày càng nhiều, xã hội xảy ra hiện tượng nghèo đói, vô văn hoá và mù chữ, mối liên hệ trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn bị ngừng trệ. Nội chiến những năm 1918 1920 làm cho đất nước khánh kiệt, việc tái thiết lực lượng sản xuất bị cản trở; nạn mất mùa, dịch súc vật năm 1920 làm tăng thêm tình trạng nghèo đói, từ đó ngày càng cản trở việc khôi phục giao thông và công nghiệp. Theo đà ngày càng suy thoái của tình trạng kinh tế đất nước, tình thế chính trị cũng tiếp tục trầm trọng hơn, khá phổ biến là sự dao động về chính trị của người tiểu sản xuất. Cuộc nổi loạn ở Crônstát và cuộc khởi nghĩa của nông dân ở vùng Tambốp đã thể hiện một cách đặc trưng cho sự dao động của tầng lớp tiểu tư sản và tính tự phát của nông dân nói chung. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế và chính sách kinh tế mới được V.I.Lênin khởi xướng để đáp ứng nhu cầu này nhằm tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới