1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiể uluận lý luận hình thái kinh tế xã hội và việc vận dụng lý luận trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam

24 514 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 40,65 KB

Nội dung

tác động qua lại lẫn nhau giữa hai mặt này trong một phương thức sản xuất tạo nênquy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.. Như vậy, từ việc nhận

Trang 1

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin thì hình thái kinh tế - xã hội

là một lý luận chiếm vị trí quan trọng Lý luận này không có chỉ có ý nghĩa về mặt

lý luận mà còn giá trị về mặt thực tiễn Nếu như các tư tưởng lịch sử trước Mác khinghiên cứu các vấn đề xã hội tiếp cận từ góc độ nhân tố tinh thần như: đạo đức,niềm tin, tôn giáo, chính trị… để giải thích đời sống xã hội thì C Mác vàPh.Ăngghen đã bắt đầu nghiên cứu xã hội bằng việc xem xét yếu tố con người cụthể, hiện thực, hiện đang sống đời sống thực trong từng xã hội cụ thể; phân tích mộtcách khoa học các mối quan hệ của tất cả các lĩnh vực, các mặt đời sống xã hội;phát hiện các quy luật cơ bản chi phối sụ vận động, phát triển của xã hội Trên cơ sở

đó, ông đã đi tới khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế - xã hội Lý luậnnày đã chỉ rõ được quy luật vận động và phát triển của xã hội Học thuyết này đãvạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển xã hội, chỉ ra được bản chấtcủa từng chế độ xã hội, là cơ sở ỉý luận cho đường lối cách mạng của giai cấp vôsản và quần chúng lao động trong xã hội cũ và xây dựng xã hội mới Lý luận này đãtrang bị cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu sự phát triển xã hội quacác chế độ khác nhau, qua đó giúp cho chúng ta hiểu được cơ cấu chung của hìnhthái kinh tế - xã hội là những quy luật phổ biến chi phối sự vận động và phát triểncủa xã hội

Vào giữa thế kỷ XX, khi chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng trầm trọngdẫn đến sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong khi đó chủ nghĩa Tư bảnlại đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học và công nghệ; cũng như cácmặt về đời sống xã hội thì xuất hiện nhiều quan điểm phủ nhận chủ nghĩa xã hội, lýtưởng hóa chủ nghĩa tư bản Những quan điểm phủ nhận này không phải chỉ từ phía

kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn có cả một số người đã từng theo chủ nghĩa Mác

Họ cho rằng chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại hiện nay và phải thay thế nóbằng lý thuyết các nền văn minh Vậy thực tế lý luận Hình thái kinh tế - xã hội củachủ nghĩa Mác có thật sự đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại ngày nay hay

Trang 2

không? Cần thiết phải có một lý luận mới khoa học hơn, phù hợp với thời đại mới

để thay thế hay không? Hiện tại khi đất nước ta từ khi giành độc lập dân tộc đã,đang và sẽ tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa thì sự vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác như thế nào để đạt được nhiệm vụthực tiễn đặt ra hay chúng ta sẽ xây dựng đất nước theo một con đường khác?

Chính vì một số vấn đề đặt ra như trên thì việc nghiên cứu đề tài “ Lý luận

hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng lý luận trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực về cả lý luận và thực tiễn.

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một lý luận quan trọng, có ý nghĩa thiếtthực về lý luận và thực tiễn nên có nhiều tác giả nghiên cứu Có các nghiên cứuđược biên soạn thành sách, có nghiên cứu được đăng tải trên mạng Sau đây em xinliệt kê một số bài viết trong số các bài viết nghiên cứu về vấn đề này mà em có cơhội tiếp cận:

 Công nghiệp hóa nhìn từ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất (TS Lưu Hà Vĩ)

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu về năng lực sáng tạo củacon người (TS Nguyễn Ngọc Thu)

 Nhân tố người lao động trong cấu trúc của lực lượng sản xuất (PGS.TS TrươngGiang Long)

 Về thực chất của bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (TS.Nguyễn Hữu Vượng)

 Các bài tiểu luận nghiên cứu trên mạng…

III MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Từ việc nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế - xã hội với các mặt cơ bản, mốiquan hệ biện chứng giữa các mặt cơ bản để giải thích được lý do Đảng và nhà nướcViệt Nam kiên định theo con đường Xã hội Chủ nghĩa Đồng thời minh chứng đượccông cuộc đẩy mạnh Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xây dựng nhà nước Pháp

Trang 3

quyền XHCN là sự lựa chọn đúng đắn và vận dụng hợp lý học thuyết của Chủ nghĩaMác vào đặc điểm riêng của nước ta.

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Để có thể hoàn thành tốt đề tài này em đã dựa trên quan điểm của Mác về họcthuyết hình thái kinh tế - xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn của PGS –

TS – GVCC Nguyễn Thế Nghĩa, các bài nghiên cứu về Chủ Nghĩa Mác, con đườngquá độ đi lên CNXH của các tác giả…

V KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm Hai nội dung chính Hai nội dungchính này được nghiên cứu theo từng mục nhỏ, cụ thể như sau:

Chương I: Khái quát chung về Hình thái Kinh tế - Xã hội

 I> Những tiền đề xuất phát để Mác xây dựng lý luận Hình thái kinh tế - xãhội

 II> Phạm trù Hình thái kinh tế - xã hội và Phép biện chứng trong sự vậnđộng, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội

 III> Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế

- xã hội

Chương II: Vận dụng lý luận Hình thái kinh tế - xã hội vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

 I> Việc lựa chọn con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN

 II> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự nghiệp xây dựng CNXH

 III> Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

 IV> Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt kháccủa đời sống xã hội

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNGCHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI.

I NHỮNG TIỀN ĐỀ XUẤT PHÁT ĐỂ MÁC XÂY DỰNG HÌNH THÁI KINH

độ nhân tố tinh thần như: đạo đức, niềm tin, tôn giáo, chính trị….Điểm hạn chế nàybiểu hiện tập trung trong triết học Đức đầu thế kỷ XX C.Mác đã nhận định rằng,

các nhà triết học này đã “lấy sự thống trị của tôn giáo làm tiền đề Và dần dà,

người ta tuyên bố mọi quan hệ thống trị là một quan hệ tôn giáo và người ta biến quan hệ đó thành sự sùng bái: sùng bái pháp luật, sùng bái nhà nước”.

Từ việc phê phán quan điểm duy tâm trước Mác, Mác đã đưa ra một hướng tiếpcận mới có tính khoa học và thuyết phục cao nhằm lý giải các các vấn đề của đờisống xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen bắt đầu nghiên cứu các vấn đề xã hội bằng việcxem xét yếu tố con người cụ thể, con người hiện thực, con người hiện đang sống

đời sống thực trong từng xã hội cụ thể Mác viết: “Hoàn toàn khác với triết học

Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta đi từ dưới đất đi lên trời, tức là chúng ta không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong

ý nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác để từ đó đi đến con người bằng xương, bằng thịt; không, chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang

tư tưởng của quá trình đời sống ấy” Tiếp tục từ quan điểm đúng đắn nêu trên, hai

Trang 5

ông đi đến việc xác định tiền đề đầu tiên của tất cả mọi sự tồn tại của con người, và

do đó, cũng là tiền đề của mọi quá trình lịch sử, đó là “người ta phải có khả năng

sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử” Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nưa Như vậy, hành

vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất” Ở đây hai ông đã thấy được mối quan

hệ giữa nhu cầu của con người và đời sống vật chất cũng như vai trò của nhu cầucủa con người đối với sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phát triển của toànthể xã hội Nhu cầu của con người hình thành một cách khách quan trong đời sốnghiện thực của con người gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần v.v… Khi conngười phát sinh nhu cầu thì họ sẽ tìm cách hoạt động để đáp ứng nhu cầu đó Nhưngnhu cầu của con người là vô tận, nhu cầu này được thỏa mãn thì lập tức sẽ xuất hiệnthu cầu mới, cứ thể con người tiếp tục hoạt động, phát triển và kéo theo sự pháttriển của cả xã hội

Bên cạnh hoạt động sản xuất vật chất với tính cách là hành vi lịch sử đầu tiêncủa con người thì con người còn có những hoạt động sản xuất khác như: hoạt độngsản xuất tinh thần, hoạt động sản xuất ra bản thân con người cũng như các mối quan

hệ xã hội khác Trong các hoạt động đó thì hoạt động sản xuất vật chất là hoạt độngnền tảng, cơ sở cho toàn bộ đời sống xã hội, cũng là điểm đánh dấu sự khác biệt căn

bản giữa con người và con vật C.Mác viết: “bản thân con người bắt đầu bằng tự

phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình Do đó để nghiên cứu các mặt của đời sống xã hội để từ đó tìm ra các quy luật

vận động, phát triển khách quan của xã hội thì phải bắt đầu từ sản xuất vật chất củacon người hiện thực

Khi nghiên cứu hoạt động sản xuất vật chất C.Mác phát hiện ra hai mặt khôngtách rời nhau của quá trình này đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Mốiquan hệ giữa con người và tự nhiên biểu hiện ở lực lượng sản xuất còn quan hệ giữacon người với con người được biểu hiện ở quan hệ sản xuất Hai mặt này của sảnxuất vật chất tồn tại thống nhất với nhau tạo thành phương thức sản xuất Chính sự

Trang 6

tác động qua lại lẫn nhau giữa hai mặt này trong một phương thức sản xuất tạo nên

quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất Dựa trên cơ sở nghiên cứu hoạt động sản xuất vật chất, C Mác đã tiếp tục

nghiên cứu các mặt khác của đời sống xã hội như: chính trị, pháp quyền, cũng nhưbiểu hiện của đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Từ đây ông đã dần dần phát

hiện tính quy luật trong các mối quan hệ chằng chịt giữa các lĩnh vực xã hội: cơ sở

hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; phương thức sản xuất quyết định tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Chính sự tương tác giữa các lĩnh vực, các nhân tố xã hội đã làm cho xã hội vậnđộng và phát triển theo quy luật khách quan

C.Mác khẳng định sự phát triển của xã hội là một quá trình khách quan, tuynhiên ông cũng khẳng định vai trò to lớn của nhân tố chủ quan là con người trong

sự phát triển khách quan ấy Sự phát triển của lịch sử là kết quả của sự tương tácbiện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan Mặc dù nhân tố chủ quan là conngười không thể tạo ra hay xóa bỏ quy luật khách quan nhưng nhân tố chủ quan nàyhoàn toàn nhận thức được và vận dụng quy luật khách quan vào hoạt động thực tiễncủa mình nhằm đạt được mục đích của mình Nói tóm lại con người có thể đẩynhanh hoặc làm chậm lại sự phát triển của xã hội tùy thuộc vào khả năng nhận thức

và hoạt động vào thực tiễn của họ

Như vậy, từ việc nhận định được vai trò quyết định của sản xuất vật chất,C.Mác đã phân tích một cách khoa học và tìm ra mối quan hệ giữa các mặt của đờisống xã hội, phát hiện ra các quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của xãhội Trên các cơ sở đó, ông đã khái quát hóa thành lý luận hình thái kinh tế - xã hội

II PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ -

XÃ HỘI.

Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ

ra xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưngcho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với

Trang 7

một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuấtấy.

1 BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Phương thức sản xuất.

Phương thức sản xuất: Là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất ở

từng giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người

Mỗi xã hội đều có một phương thức sản xuất đặc trưng Phương thức sản xuấtđóng vai trò quyết định tới mọi mặt của đời sống xã hội Sự phát triển và thay thếlẫn nhau giữa các phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của xã hội

Phương thức sản xuất gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Hai mặt

này tác động biện chứng lẫn nhau và quyết định sự vận động và phát triển củaphương thức sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trongquá trình sản xuất vật chất Nó thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong hoạtđộng sản xuất vật chất, trong việc chinh phục tự nhiên

Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì nhân tố người lao động có vai trò

quan trọng nhất, quyết định nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu Với tư cách là chủthể của quá trình hoạt động thực tiễn nói chung, hoạt động sản xuất nói riêng thìngười lao động đã sử dụng và phát huy các đặc tính của tư liệu sản xuất mà trướchết là công cụ lao động để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều và chất lượngngày cao Cùng với sự phát triển của xã hội thì chất lượng của người lao động cũng

Trang 8

ngày càng cao cả về thể lực, trí lực lẫn kỹ năng lao động Thời đại ngày nay cùngvới sự phát triển của khoa học và công nghệ, vai trò của lao động trí tuệ ngày càngđóng vai trò quyết định trong sản xuất.

Bên cạnh nhân tố người lao động, nhân tố công cụ lao động cũng có vai trò vô

cùng quan trọng trong lực lượng sản xuất Công cụ lao động là yếu tố động nhất,cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất do công cụ lao động không ngừng đượccon người cải tiến, biến đổi và hoàn thiện dần trong quá trình sản xuất nhằm đápứng nhu cầu tăng năng suất lao động Sự thay đổi của công cụ lao động làm biến đổitoàn bộ tư liệu sản xuất, qua đó biến đổi toàn bộ lực lượng sản xuất Trình độ củacông cụ lao động chính là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, làtiêu chuẩn để phân biệt giữa các thời đại kinh tế trong lịch sử nhân loại

Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay thì vai trò của khoahọc đối với sự phát triển của sản xuất và xã hội ngày càng trở nên quan trọng Khoahọc đã thâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở thành “lực lượng sản xuất trựctiếp”

Quan hệ sản xuất.

Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất

Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ

trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động làmra

Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất.Trong quan hệ sản xuất, ba mặt của nó thống nhất biện chứng với nhau, trong đó

quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản và đặc trưng của quan hệ sản xuất Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ tổ chức, quản lý sản

xuất và quan hệ phân phối sản phẩm

Trong lịch sử tồn tại hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tưnhân và sở hữu công cộng Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu trong đó tư liệu sảnxuất tập trung trong tay một số ít cá nhân còn đa số người còn lại không có hoặc có

Trang 9

rất ít tư liệu sản xuất Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu trong đó tư liệu sản xuấtthuộc về tất cả các thành viên trong xã hội.

Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có vai trò tác động trực tiếp tới sản xuất,với tổ chức và điều khiển quá trình sản xuất Nó bị quan hệ sở hữu quy định và phảithích ứng với quan hệ sở hữu Tuy nhiên trong thực tế cũng có trường hợp quan hệ

tổ chức và quản lý sản xuất không thích ứng với quan hệ sở hữu, trong trường hợp

đó quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ làm biến dạng quan hệ sở hữu

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động bị chi phối bởi quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, tuy nhiên quan hệ này cũng có khảnăng tác động trở lại tới hai quan hệ kia bởi quan hệ này có tác động trực tiếp đếnlợi ích của con người

Trong phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tạigắn liền với nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong đó: lực lượng sản xuất lànội dung, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất Lực lượng sản xuấtthường xuyên biến đổi còn quan hệ sản xuất thì tương đối ổn định Sự tác động biệnchứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuấtnhất định đã tạo nên quy luật cơ bản nhất, phổ biến nhất của sự vận động và phát

triển của xã hội: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất.

NỘI DUNG QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT.

Do nhu cầu khách quan của sự phát triển sản xuất, phát triển xã hội khiến conngười không ngừng cải tiến, đổi mới công cụ lao động làm cho công cụ lao độngkhông ngừng phát triển Khi công cụ lao động phát triển, bản thân con người cũngngày càng phát triển tương ứng Điều này dẫn đến của sự phát triển của toàn bộ lựclượng sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện ở trình độ pháttriển của nó Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được đo bằng trình độ củacông cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ tổ chức và phân công laođộng xã hội cũng như trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất Gắn liền với trình

Trang 10

độ phát triển của lực lượng sản xuất là tính chất của nó Tính chất của lực lượng sảnxuất biểu hiện tính chất của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như tính chấtcủa sự kết hợp giữa người lao động và công cụ lao động trong quá trình sản xuất.Khi lực lượng sản xuất là thủ công, phân công lao động xã hội còn thấp thì lựclượng sản xuất chủ yếu mang tính cá nhân Khi lực lượng sản xuất phát triển đếntrình độ cơ khí hiện đại cũng như sự phân công lao động xã hội phát triển thì lựclượng sản xuất có tính xã hội hóa.

Quá trình tồn tại, vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định

sự tồn tại, biến đổi của quan hệ sản xuất Khi một phương thức sản xuất mới ra đờivới tư cách là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất được xâydựng phù hợp với trình độ phát triển hiện có lực lượng sản xuất Ở thời điểm này,các mặt của quan hệ sản xuất sẽ tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển Tuynhiên, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển do đó đến một lúc nào đó khi lựclượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất sẽ khôngcòn phù hợp với lực lượng sản xuất, không còn tạo điều kiện cho lực lượng sản xuấtphát triển và trở thành “xiềng xích” và kìm hãm lực lượng sản xuất

Nhu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đếnviệc thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới, tiên tiến hơn vàphù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự thay thế quan hệ sản xuấtnày cũng đồng nghĩa với sự thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phươngthức sản xuất mới C.Mác viết “tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, cáclực lượng sản xuất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay –đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó – mâu thuẫn với nhữngquan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay, các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từchỗ là các hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thànhxiềng xích của lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xãhội”

Tuy lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất song bản thân quan hệ sảnxuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất Sở dĩ

Trang 11

quan hệ sản xuất có thể tác động tới sự phát triển của lực lượng sản xuất bởi vì quan

hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp tớithái độ của người lao động, đến tổ chức và phân công lao động xã hội v.v Khiquan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó trởthành động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Ngược lại, khi quan

hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất biểu hiện ở sự lạc hậu, lỗi thờihay “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trong trường hợp quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sảnxuất thì quan hệ sản xuất này sẽ bị thay thế bởi quan hệ sản xuất mới phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất để tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển Tuy nhiên quá trình thay thế này không diễn ra một cách giản đơn tự phát

mà phụ thuộc vào năng lực tự giác của chủ thể con người Trong xã hội có giai cấp,quá trình này diễn ra thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội

2 BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Cơ sở hạ tầng của một xã hội luôn được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thốngtrị của xã hội đó Nếu xét sự tồn tại của quan hệ sản xuất trong một phương thức sảnxuất thì nó chính là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất Nếu xét quan hệ sản

Trang 12

xuất trong tổng thể các quan hệ xã hội khác thì nó lại trở thành cơ sở kinh tế của xãhội, tức cơ sở hiện thực để trên đó hình thành một kiến trúc thượng tầng.

Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ các quan điểm chính trị, pháp quyền, triết

học, đạo đức, tôn giáo… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như: nhà nước,đảng phái, giáo hội, các tổ chức xã hội khác được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhấtđịnh

Kết cấu của kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều yếu tố trong đó mỗi yếu tốđều có những đặc điểm riêng, quy luật phát triển riêng Trong quan hệ với cơ sở hạtầng, một mặt tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều hình thành và pháttriển trên cơ sở hạ tầng song mặt khác mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng lại cómột quan hệ cụ thể với cơ sở hạ tầng Những yếu tố như chính trị, pháp quyền cóquan hệ trực tiếp còn các yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật… chỉ có quan hệgián tiếp với cơ sở hạ tầng

Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng luôn mang tính giai cấp, thểhiện một cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng giữa các giai cấp đối kháng mà trong

đó đặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị - tư tưởng của giai cấp thống trị Trongkiến trúc thượng tầng thì nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất Nhà nước khôngchỉ biểu hiện cho chế độ chính trị của xã hội của một xã hội cụ thể mà nhờ có nhànước thì giai cấp thống trị mới có thể thực hiện được sự thống trị của mình đối vớitất cả các mặt của đời sống xã hội

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh

tế - xã hội, chúng thống nhất biện chứng và tác động qua lại với nhau Trong mốiquan hệ này, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng kiến trúc thượngtầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng biểu hiện:

Thứ nhất, mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứngvới nó Trong đó, tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định tính chất của kiến trúc

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w