1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THIẾT KẾ CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Phương pháp, Công cụ Nghiên cứu Tác động của Hội nhập đến Nông nghiệp, Nông thôn

28 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 275,34 KB

Nội dung

Trong khi đó, nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém,

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT XÂY DỤNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ

ÁN “PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT WTO VÀ CÁC CAM KẾT KHU VỰC” TRONG NGÀNH NÔNG

NGHIỆP

*****

BÁO CÁO THIẾT KẾ CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

Hà Nội, tháng 8 năm 2010

Trang 2

Phương pháp, Công cụ Nghiên cứu Tác động của Hội nhập đến Nông nghiệp, Nông thôn

Phạm Minh Trí

Trang 3

Mục lục

Giới thiệu 4

1 Mô hình cân bằng tổng thể (Computable General Equilibrium Models) 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Xây dựng mô hình 7

1.3 Các nghiên cứu tiêu biểu sử dụng mô hình cân bằng tồng thể 9

1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế 9

1.3.2 Các nghiên cứu về Việt Nam 11

2 Mô hình lực hút (Gravity Models) 18

2.1 Khái niệm 19

2 2 Ưu nhược điểm khi sử dụng mô hình đánh giá tác động tự do hóa thương mại 20

3 Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế thế giới bằng Mô hình kinh tế lượng 21 3.1 Xây dựng mô hình 21

3.2 Ưu điểm 24

3.3 Nhược điểm 25

Tài liệu tham khảo 26

Trang 4

Giới thiệu

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO kể từ tháng 1 năm

2007, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc

tế về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ đổi mới Để tham gia vào sân chơi chung của Thế giới, Việt Nam đã chủ động thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ, và các cam kết đa phương về tuân thủ các quy định chung trong WTO

Việc gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam như (i) tạo thị trường rộng lớn cho xuất khẩu hàng hoá sản xuất ở Việt Nam, (ii) xác lập chuẩn mức mới cho việc xây dựng thể chế kinh tế, (iii) giúp Việt Nam có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, bảo đảm một nền thương mại công bằng hơn, bình đẳng hơn, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, không phân biệt đối xử, nhờ đó tạo điều kiện cho đầu tư của các thành phần kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài

Đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn vẫn đang và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hiện nay, khoảng 70,4% dân số Việt Nam sinh sống tại khu vực nông thôn, trên 60% số hộ gia đình dựa vào nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chính và trên 53% lao động thuộc khu vực nông nghiệp, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 22% GDP của cả nước Việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều tác động đến khu vực nông nghiệp Trong khi đó, nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm

và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp, những doanh nghiệp nông nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nước, không có khả năng tự vươn lên trong cạnh tranh; lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này có thể mất việc làm dân cư trong nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn có thể bị những tác động tiêu cực do phải mở cửa thị trường, khoảng cách giàu nghèo sẽ

bị doãng ra, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Những vấn đề nêu trên cần cũng được nhìn nhận, phân tích và đánh giá qua một số các nghiên cứu với các phương pháp khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu ảnh hưởng đến hội nhập nói chung và việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO nói riêng, kinh tế xã hội nói chung và tới khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói riêng còn tương đối ít một phần do việc gia nhập WTO mới diễn ra được không lâu (tính từ

Trang 5

tháng 11/2006); mặt khác chưa thực sự có những nghiên cứu có tính chất chuyên sâu,

có được khung phân tích tương đối toàn diện và hệ thống cơ sở dữ liệu có tính lịch sử

- hệ thống Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khai thác các mô hình cân bằng tổng thể, được xem là mô hình phù hợp nhất để đánh giá các tác động kinh tế vĩ mô của chính sách thương mại Báo cáo này sẽ rà soát các phương pháp, công cụ thường được sử dụng trong các nghiên cứu ở trong nước cũng như quốc tế để đánh giá tác động của hội nhập đến các lĩnh vực có liên quan trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân

1 Mô hình cân bằng tổng thể (Computable General Equilibrium Models)

1.1 Khái niệm

“Cân bằng tổng thể” là phương pháp phân tích mà trong đó nền kinh tế được xem xét như một hệ thống bao gồm các bộ phận (các ngành sản xuất, hộ gia đình, nhà đầu tư, chính phủ, nhà xuất khẩu và nhập khẩu) có liên quan chặt chẽ với nhau Trong một nền kinh tế các ngành có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Mỗi ngành cung cấp đầu vào trung gian cho mình, cho các ngành khác, và cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng Chúng cũng cùng chia sẻ các nguồn lực lao động có giới hạn Sự thay đổi trong sản lượng, hoặc công nghệ sản xuất của một ngành sẽ có tác động đến tất cả các ngành khác Các ngành sản xuất có các mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau

Các mối liên hệ trực tiếp

Là các mối quan hệ giữa các ngành trong cùng một chuỗi sản xuất phân phối sản xuất và dịch vụ

Các mối quan hệ xuôi và ngược (forward and backward linkages) trong đó các

ngành cung cấp và mua các đầu vào trung gian cho nhau Ví dụ một sản phẩm trong ngành lúa gạo được bán cho cả ngành chế biến thực phẩm và cho các hộ gia đình Một

sự thay đổi trong cầu đối với phở sẽ ảnh hưởng đến cả ngành chế biến thực phẩm và ngành sản xuất gạo

Trang 6

Dòng đầu tư: một số sản phẩm của các ngành, đặc biệt là ngành xây dựng và

ngành sản xuất máy móc thiết bị được dùng để tạo nên tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn trong các ngành khác Vì các ngành khác nhau đòi hỏi các loại thiết bị máy móc khác nhau, nên với cùng một số vốn đầu tư gộp của toàn quốc, thay đổi trong phân bổ đầu tư giữa các ngành sẽ có tác động trực tiếp đến các ngành sản xuất hàng đầu tư

Chi phí lưu thông: để sản phẩm có thể lưu thông từ người sản xuất đến người

sử dụng cuối cùng, đòi hỏi phải có dịch vụ vận tải và thương mại Như vậy, số phận của các ngành sản xuất ra dịch vụ lưu thông này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng chung của nền kinh tế và vào cơ cấu của cầu đối với hàng hóa

Mối liên hệ gián tiếp thông qua các giới hạn chung

Cho dù các ngành sản xuất không trực tiếp quan hệ với nhau qua các dòng hàng hóa, dịch vụ, chúng vẫn phụ thuộc lẫn nhau vì một số yếu tố sau:

Giới hạn phía cung: Các ngành trong một nền kinh tế phải cùng chia sẻ các

nguồn lực khan hiếm là các yếu tố sản xuất ban đầu như đất đai, lao động và vốn trong dài hạn, các yếu tố này có thể dịch chuyển giữa các ngành Trong ngắn hạn, vốn

có thể được coi là cố định trong toàn bộ nền kinh tếm nhưng không cố định trong từng ngành Như vậy, các ngành phụ thuộc lẫn nhau vì chúng cùng cạnh tranh để có được nguồn lực khan hiếm của đất nước Trong kinh tế thị trường, nhìn chung giá cả đóng vai trò phân bổ các nguồn lực đó ví dụ khi cầu tăng mạnh đối với lúa mì, giá đất nông nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng, làm tăng chi phí của tất cả các nhàng sản xuất nông nghiệp khác

Giới hạn phía cầu: Các sản phẩm của các ngành khác nhau có thể thay thế

hoặc bổ sung cho nhau Ở đây, giá cả cũng là cơ chế điều phối chính Ví dụ khi giá dầu hỏa tăng mạnh, các ngành sản xuất nhiên liệu khác như than đá lại tăng trưởng vì người tiêu dùng chuyển từ dùng dầu hỏa sang dùng than, còn các ngành sản xuất sản phẩm bổ sung cho dầu hỏa, ví dụ như xe hơi thì lại bị thiệt hại

Trang 7

Tác động của cán cân thanh toán: Trong dài hạn, nền kinh tế phải cân bằng

cán cân thanh toán của mình Vì vậy, nếu một ngành sản xuất thu được nhiều ngoại tế hơn trước thì các ngành khác sẽ bị buộc phải thu được ít ngoại tế hơn Cơ chế điều chỉnh ở đây là giá cả, đặc biệt là tỷ giá hối đoái Khi xuất khẩu một mặt hàng sản xuất của một quốc gia tăng làm đồng nội tệ lên giá, điều này sẽ gây bất lợi đối với các ngành sản xuất khác gây ra sự sụt giảm cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp khác trên thị trường thế giới, dẫn tới nhập khẩu tăng mạnh và xuất khẩu giảm

Chính vì sự tương tác chặt chẽ với nhau giữa các ngành sản xuất trong một nền kinh tế như vậy, các phân tích chính sách có thể dẫn đến kết quả sai lệch nếu chỉ chú ý đến các ngành bị tác động trực tiếp Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều mô hình liên ngành khác nhau như:

- Mô hình cân đối liên ngành (Input-Output models)

- Mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE models)

1.2 Xây dựng mô hình

Mô hình cân bằng tổng thể là mô hình phi kinh tế lượng thể hiện tình trạng của

1 nền kinh tế của 1 quốc gia Mô hình được dựa trên các giả thiết về hành vi của các tác nhân kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng), về công nghệ hoặc các ràng buộc về thể chế (các hàm sản xuất, hàm thỏa dụng, cơ cấu thị trường, v.v.) theo lý thuyết cân bằng chung của Walras Theo thuyết này các hộ gia đình sẽ tối ưu hóa độ thỏa dụng của họ trong khoản thu nhập giới hạn và các nhà kinh doanh thì tối ưu hóa lợi nhuận

Hộ gia đình được tính là bao gồm cả người tiêu dùng và người sở hữu các nguồn lực sản xuất (lao động, vốn…) Thu nhập hộ gia đình được sử dụng để tiêu dùng nhằm đạt được độ thỏa dụng Trong hầu hết các mô hình, các tác nhân kinh tế được coi là hành động hợp lý Ví dụ, người sản xuất chọn các đầu vào trong sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra cho trước và người tiêu dùng chọn gói hàng hóa ngân sách của mình sao cho tối đa hóa độ thỏa dụng Trong một nền kinh tế, thị trường hàng hóa và thị trường yếu tố phải cân bằng,v.v

Trang 8

Dựa trên các giả thiết này, cơ cấu lý thuyết của mô hình được xây dựng bằng các phương pháp kinh tế học thông thường Cơ cấu lý thuyết này về thực chất là một

hệ phương trình đồng thời (simultaneous system of equations) bao gồm các phương trình cung và cầu của các sản phẩm, phương trình cân bằng thị trường, phương trình hạch toán kinh tế quốc dân, v.v Trong hệ phương trình này sẽ có nhiều tham số như

hệ số chi phí đầu vào, độ co giãn của cầu với giá, độ co giãn của cầu với thu nhập, các

độ co giãn thay thế, v.v Các tham số này có thể được tính ra dựa trên các số liệu của nền kinh tế trong một hay nhiều năm Sau đó hệ phương trình được giải ra để tìm nghiệm của một số biến số quan tâm

Các mô hình liên ngành khác nhau chủ yếu ở các giả định và ở quy mô của hệ phương trình

Có 2 loại số liệu được sử dụng cho mô hình CGE: 1/ Ma trận hạch toán xã hội SAM diễn đạt các tài khoản quốc gia của 1 quốc gia, đưa ra con số tương ứng đại diện

về tương tác giữa các ngành cũng như các tác nhân kinh tế Mỗi ngành của nền kinh

tế được thể hiện bằng 1 dòng (thể hiện người nhận thu nhập) và 1 cột (thể hiện nguồn chi tiêu) 2/ Hàm hành vi của các tác nhân (ví dụ hàm tiêu dùng) là hàm trong đó các tham số được ước tính định lượng

Mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng dựa trên các giả định rằng thị trường là cạnh tranh hoàn hảo và lợi nhuận cố định theo quy mô; mô hình sử dụng phải là mô hình tĩnh; hàng hóa được sản xuất ra ở đâu thì có xuất xứ ở đấy; chi tiêu công không phụ thuộc vào thuế Những giả định này tạo ra các khó khăn khi sử dụng

mô hình cân bằng tổng thể vì nhiều ngành ở 1 số quốc gia đôi khi thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và lợi nhuận thay đổi theo qui mô Giả định về xuất xứ hàng hóa không cho phép các nhà máy di chuyện địa điểm sản xuất Giả định về chi tiêu công và thuế không phụ thuộc vào nhau cho thấy sự bất hợp lý khi xem xét các yếu tố cấu thành chi tiêu công Hơn nữa, thị trường lao động rất khó điểu chỉnh để trở nên hoàn hảo Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh cụ thể, có thể điều chỉnh các giả định này Hiện nay các giả định này dần dần bị loại bỏ và lý thuyết kinh tế mới cho rằng có thể

sử dụng mô hình CGE động Giả định về cạnh tranh hoàn hảo cũng có thể loại bỏ vì không phải mọi ngành kinh tế đều cạnh tranh hoàn hảo; đặc biệt, các hàm xuất nhập

Trang 9

khẩu hiện nay được xây dựng lại dựa trên giả định rằng có sự khác nhau quốc tế về loại sản phẩm giao thương và thị trường là cạnh tranh không hoàn hảo Cuối cùng, giả định về các nhân tố đại diện không thực sự cho phép ước lượng được các tác động phân phối của các cú sốc; các hộ gia đình là khác nhau nên mỗi hộ cần được xem xét riêng lẻ, điều này có thể ước tính bằng mô hình mô phỏng vi mô

Phương pháp mô hình cân bằng tổng thể có ưu điểm là nó có khả năng nhìn nhận một cách rõ rệt rằng các cú sốc tác động lên bất kỳ bộ phận nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, và rất cần phải tính đến các ảnh hưởng lan truyền này khi đánh giá tác động của cú sốc Do đó mô hình thường được sử dụng nhất để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế (đặc biệt là chính sách thương mại) Mô hình đưa ra được câu trả lời chính xác mang tính định lượng về tác động của

sự thay đổi chính sách trong khi vẫn đảm bảo rằng các kết quả nhất quán với lý thuyết Đối với mô hình hoàn chỉnh có thể xem xét những khía cạnh của các nhóm đối tượng trong nền kinh tê như nhóm hộ, lao động có tay nghề hay không có tay nghề, cư dân nông thôn hay thành thị, v.v… Tuy nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin và các dữ liệu đầu vào liệu có thể hiện được đầy đủ các mối quan hệ hay chi tiết thỏa mãn những hệ phương trình thể hiện các mối quan hệ đó không?

1.3 Các nghiên cứu tiêu biểu sử dụng mô hình cân bằng tồng thể

1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế

• Kym Anderson, Jikun Huang, Elena Ianchovichina, “Will China’s WTO accession worsen rural poverty?” Mô hình cân bằng tổng thể GTAP được

sử dụng để đo lường tác động của WTO đến nông hộ Trung Quốc Kết quả cho thấy ngay cả khi giá sản phẩm của các nông hộ (dựa chủ yếu vào đất đai) giảm thì giá sản phẩm của các nông hộ khác (dựa trên lao động) sẽ tăng Sự chênh lệch giữa các nhóm nông hộ và phi nông hộ có thể tăng

nhưng giữa khu vực nông thôn - đô thị thì không có bằng chứng

• Xinshen Diao, Shenggen Fan, Xiaobo Zhang (2002) “How China’s WTO accession affects rural economy in the less-developed regions”, -

Trang 10

Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bẳng tổng thể theo vùng để đánh giá các tác động của của WTO tới các vùng khác nhau tại Trung Quốc tới sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp, và thu nhập của nông dân ở các vùng khác nhau của Trung Quốc Để phân tích các tác động theo vùng, các tác giả chia Trung Quốc thành 7 vùng theo khu vực địa lý, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và mức độ phát triển kinh tế Sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa 7 vùng được đánh giá qua mức GDP bình quân đầu người và tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong GDP của vùng và mức thu nhập bình quân trong nông thôn Theo tiêu chí này, trong 7 vùng sẽ có 2 vùng kém phát triển hơn là Tây Bắc và Tây Nam – nơi chủ yếu sản xuất nông sản phục vụ thị trường nội địa Các kết quả cho thấy việc Trung Quốc gia nhập WTO nhìn chung có tác dụng cải thiện đáng kể phúc lợi xã hội nhưng lại làm tăng khoảng cách vốn có giữa các vùng và các ngành Khu vực nông nghiệp được dự đoán sẽ chịu tổn thất nếu chỉ tự do hóa thương mại nông nghiệp vì giá các mặt hàng nông sản nhập khẩu rẻ, đặc biệt là ngũ cốc, dẫn tới nhập khẩu nông sản tăng, do đó sản lượng nông sản trong nước và thu nhập trong ngành nông nghiệp sẽ giảm Tự do hóa thương mại toàn diện

cụ thể là dỡ bỏ hàng rào thương mại ngành nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp thì sẽ có lợi cho cả nông dân lẫn toàn ngành nông nghiệp Tuy nhiên thu nhập ở nông thôn vẫn tăng ít hơn thu nhập ở thành thị, điều này dẫn tới khoảng cách nông thôn - thành thị ngày càng lớn Hơn nữa, các vùng nông thôn kém phát triển hơn sẽ thu lợi ít hơn thậm chí có thể thiệt hại hơn các vùng khác vì các hoạt động sản xuất và thu nhập chính của những vùng này chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, đặc biệt các hoạt động

nông nghiệp truyền thống như sản xuất ngũ cốc

• Chang-Soo Lee, Ji-Hyun Park, and Oh-Bok Kwon (2005), “The economic effects of Korea – U.S FTA on the Korean Agriculture Sector” - Nghiên cứu này sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để phân tích tác động của thực hiện tự do hóa thương mại Mỹ - Triều Tiên tới ngành nông nghiệp ở Triều Tiên rồi từ đó rút ra kiến nghị cho chính sách kinh tế Triều Tiên Nghiên cứu cũng bao gồm việc phân tích thương mại

Trang 11

nông sản và cạnh tranh về sản phẩm nông nghiệp giữa 2 quốc gia Triều

Tiên và Hoa Kỳ

• Chang-Soo Lee, Ji-Hyun Park and Yong-Taek Kim (2005), “China - Japan – Korea FTA: Effects on and policy implication for the Korean agriculture sector” – Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE để phân tích tác động của gia nhập tự do hóa thương mại Trung - Nhật - Triều đến ngành nông nghiệp và đưa ra kiến nghị cho kinh tế Triều Tiên cụ thể là chiến lược chính sách và kế hoạch hành động cho việc hội nhập khu vực tự do hóa thương mại Trung - Nhật - Triều Nghiên cứu tập trung phân tích cấu trúc sản xuất nông nghiệp và giao thương giữa 3 quốc gia Ngoài ra trong báo cáo này, mô hình cân bằng từng phần PE cũng được sử dụng để tập trung phân tích hiệu ứng chuyên môn hóa của gia

nhập tự do hóa thương mại, không xét đến hiệu ứng phản hồi của nền kinh

tế vĩ mô

1.3.2 Các nghiên cứu về Việt Nam

• Sabine Daude (2004) “Agricultural trade liberalization in the WTO and its poverty implications-the case of rural households in Northern Vietnam” - Trong nghiên cứu này các tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể GTAP để đánh giá các thay đổi về giá cả dưới tác động của

tự do hóa thương mại với hai kịch bản giả định: Việt Nam là thành viên WTO và Việt Nam không là thành viên WTO Trên cơ sở số liệu điều tra

hộ gia đình tại khu vực miền núi phía Bắc (2001) cùng với các tính toán

mô phỏng về sự thay đổi của giá do tác động của các các yếu tố vĩ mô, tác giả đánh giá ảnh hưởng của chúng đến khía cạnh nghèo đói của hộ gia đình Để ước lượng thu nhập thuần và đo ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến nghèo đói, tác giả phân tích hiệu ứng về thu nhập (dựa vào sự thay đổi của giá) cũng như hiệu ứng tiêu dùng (cũng dựa vào sự thay đổi của nhân tố giá) Các hộ gia đình được phân loại dựa trên cấu trúc thu nhập và

tỷ lệ tiêu dùng các loại sản phẩm khác nhau Kết quả cho thấy nguyên nhân các nông hộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thể bị ảnh hưởng bởi sự

tự do hóa thương mại trên thế giới và tại sao tự do hóa thương mại lại có tác động đến thu nhập thuần và mức độ nghèo đói của các nông hộ miền núi phía Bắc Việt Nam

Trang 12

• Tarp Jensen H and Tarp F (2005), “Trade liberalization and spatial inequality: a methodological innovation in a Vietnamese perspective” –

trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình cân bằng từng phần với dựa trên ma trận hạch toán xã hội Việt Nam (VSAM) do tác giả tự triển khai (Tarp Jensen và cộng sự 2004) Mô hình sử dụng số liệu từ bộ VLSS 1997/1998 với khảo sát trên 6000 hộ gia đình đại diện cho toàn bộ dân số Việt Nam Tác giả đã thực hiện 3 mô phỏng vi mô:

- Mô phỏng thứ nhất và cũng chi tiết nhất là các nhân tố phân phối thu nhập

và tiêu dùng của 6000 hộ gia đình được mô hình hóa với vai trò là biến phụ thuộc

- Sự biến thiên của tiêu dùng trong 16 nhóm hộ gia đình đại diện trong mô hình CGE được dùng để tính cho sự biến thiên tiêu dùng của 6000 hộ gia đình đại diện để suy ra chỉ số tiêu dùng và chỉ số nghèo đói của toàn bộ

6000 hộ gia đình đã khảo sát (phương pháp tiếp cận từ trên xuống cho tổng tiêu dùng)

- Áp dụng phương pháp như trên để tính sự biến thiên của nhân tố giá của

6000 hộ gia đình đại diện dựa trên các nhân tố sẵn có để tính ra sự thay đổi

về thu nhập của những hộ gia đình ấy

Tác giả đặt ra 3 kịch bản để ước lượng: Không có thuế xuất khẩu; tự do hóa thương mại hoàn toàn (không có thuế nhập khẩu) và kịch bản 3 là không có thuế xuất khẩu cũng như nhập khẩu

Tarp Jensen và Tarp (2005) cho rằng khi thuế hải quan bị dỡ bỏ, doanh thu của chính phủ vẫn không đổi (cụ thể là sự mất mát trong doanh thu về thuế xuất nhập khẩu sẽ được bù trừ bằng doanh thu của các loại thuế khác), nghèo đói sẽ tăng Tuy nhiên, giả định nếu chính phủ quyết định không bù trừ sự mất mát trong doanh thu về thuế xuất nhập khẩu bằng cách tăng phải thu các khoản thuế khác thì khoảng cách về nghèo đói sẽ giảm 9% Trong trường hợp giả định này thì Việt Nam với 3 miền Bắc – Trung – Nam thì khả năng nghèo đói có thể sẽ xảy ra hầu hết ở phía Nam trong khi

có sự cải thiện không đáng kể ở phía Bắc Nghiên cứu này tuy nhiên bị hạn chế vì sự đơn giản hóa phương pháp luận trong quá trình xây dựng ma trận

Trang 13

hạch toán xã hội SAM khi giả định rằng sự phân phối giá trị gia tăng của tất cả các tác nhân sản xuất của tất cả các ngành có cấu trúc giống nhau

Sự đơn giản hóa này phần lớn ảnh hưởng tới việc hiện thực hóa tác động phân phối của chính sách kinh tế

• Fujii and Roland-Holst (2007), “How Does Vietnam’s Accession to the World Trade Organization Change the Spatial Incidence of Poverty?”, –

Nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE trên bộ VLSS 1998 để ước lượng tác động địa lý của việc gia nhập WTO lên đói nghèo ở các cấp độ chi tiết nhất bằng các vẽ ra bản đồ đói nghèo sử dụng phương pháp tiếp cận của Elbers Cụ thể là sử dụng bản đồ mô tả đói nghèo với số liệu năm 1999 kết hợp với số liệu VLSS 1997/1998 Nguyên tắc của bản đồ đói nghèo là ước tính phương trình thu nhập sử dụng số liệu

từ bộ VLSS và từ đó áp dụng phương trình ước tính cho toàn bộ dân số Tình trạng đói nghèo do đó có thể ước lượng bằng phương pháp này cho bất kỳ 1 tác nhân đơn lẻ nào dựa trên đặc điểm cá nhân của nhân tố ấy và

do đó có thể áp dụng để tính cho bất kỳ khu vực địa lý nào, dù khu vực ấy nhỏ đến đâu đi nữa GTAP đưa ra các giả định về giá và lượng Mô hình CGE giả định rằng toàn bộ các nhân tố lao động và vốn tự do lưu thông trong tất cả các ngành kinh tế Đất đai là nhân tố đặc trưng cho ngành nông nghiệp Mô hình cũng giả định rằng cạnh tranh là không hoàn hảo

Tác giả đặt ra 3 kịch bản:

- Kịch bản thứ nhất: Tự do hóa thương mại đơn phương trong đó Việt Nam gia nhập WTO nhưng chỉ tham gia giảm thuế phía Việt Nam và bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu

- Kịch bản thứ 2: Tự do hóa thương mại hoàn toàn trong đó gia nhập WTO với cam kết tự do hóa thương mại đa phương

- Kịch bản thứ 3: Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong đó Việt Nam dỡ

bỏ trợ cấp xuất khẩu nhưng vẫn giữ ích lợi của chế độ đối xử ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển tức là giảm nhẹ thuế và củng cố sản xuất trong nước

Trang 14

Kết quả cho thấy ở kịch bản thứ nhất đói nghèo giảm 0.8%, giảm 6.8% ở kịch bản thứ 2 và giảm 0.6% ở kịch bản thứ 3 Ở cấp độ vùng miền tỷ lệ đói nghèo giảm rất mạnh trong pham vi từ 2.4% đến 14.3% trong kịch bản thứ 2 Điều này được lý giải bởi sự khác nhau về phân phối thu nhập và sự khác biệt giữa các cá nhân và hộ gia đình Kết luận cũng đưa ra rằng có tương quan giữa tỷ lệ đói nghèo ban đầu và sự thay đổi về đói nghèo trong kịch bản 2 và 3 Kịch bản 2 đói nghèo giảm nhiều nhất ở trên phạm vi cả nước lẫn các khu vực đói nghèo nhất của Việt Nam Tuy nhiên, mặc dù có

sự tương quan ấy, các khu vực khác nhau giảm khác nhau đáng kể: nghèo đói giảm nhiều nhất ở các khu vực duyên hải Tây Bắc Việt Nam trong khi không có sự cải thiện đáng kể nào ở khu vực biên giới Lào Việt

• Niimi Y., Vasudeva-Dutta P and Winters A (2003), “Trade liberalisation and poverty dynamics in Vietnam”,- Nghiên cứu này sử dụng mô hình cân bằng từng phần PE dựa trên mô hình kinh tế lượng với các số liệu vi mô để để đánh giá các tác động của tự do hóa thương mại sau khi gia nhập Nghiên cứu tập trung phân tích sự thay đổi trong thu nhập và tiêu dùng của 4300 hộ trong VLSS 1993 và VLSS 1998 Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu tác động của tự do hóa thương mại dựa trên sự biến thiên của nhân tố giá trong các sản phẩm nông nghiệp là gạo, cà phê (cả sản xuất và tiêu dùng) Các tác giả sử dụng mô hình logit đa thức để ước tính sự chuyển biến của tình trạng nghèo đói với giả định rằng một nửa số

hộ gia đình nghèo trong mẫu quan sát trở nên hết nghèo trong giai đoạn

đó Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ hội thoát nghèo trong số hộ sản xuất

cà phê là gấp đôi và cho hộ sản xuất gạo là tăng 50% Điều này cho thấy rằng tự do thương mại có tác dụng tích cực tới các hộ gia đình được nghiên cứu

• Isik-Dikmelik (2006), “Trade Reforms and Welfare: An Ex-post Decomposition of Income in Vietnam”, - tương tự như nghiên cứu của Niimi Y., Vasudeva-Dutta P and Winters A., tác giả sử dụng mô hình cân bằng từng phần PE và mô hình hồi quy đa biến với cùng mẫu số liệu để theo dõi tốc độ tăng về thu nhập từ nông nghiệp thay vì theo dõi tốc độ

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w