Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớpHoạt động của Thầy - trò Kiến thức cơ bản của học sinh cần nắm * Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân - Giáo viên nêu câu hỏi: em hãy nhắc lại kết quả của
Trang 1Bài 21
Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
I Mục tiêu bài học
1 Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa Tự vệ (tự phát)
- Nắm được khái niệm lịch sử
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế
2 Về tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý trí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi
3 Về kỹ năng
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài
II Thiết bị tài liệu dạy - học
- Lược đồ phong trào Cần Vương
- Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy
III Gợi ý tiến trình Tổ chức dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
1 Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của hiệp ước 1883 - 1884
2 Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp
2 Dẫn dắt vào bài mới
Năm 1884 sau hiệp ước Pitơnốt thực dân Pháp đã đặt được cách thống trị trên toàn cõi Việt Nam Tuy vậy trên thực tế chúng mới chỉ khuất phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi trí chờ thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng học bài 21
Trang 23 Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của Thầy - trò Kiến thức cơ bản của học sinh cần nắm
* Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: em hãy nhắc lại kết quả của
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1858
- 1884
- Học sinh nhớ lại kiến thức cũ, trả lời mặc dù nhân
dân ta anh dũng kháng chiến “nào sợ thằng Tây bắn
đạn nhỏ, đạn to ” song còn tự phát Triều đình bảo
thủ, nhu nhược, ảo tưởng trước thực dân Pháp,
đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, nghị
hòa, bỏ rơi không đoàn kết nhân dân, vì vậy cuối
cùng thực dân Pháp đã tấn công Thuận An, buộc
Triều Nguyễn ký văn Kiện đầu hàng Thực dân
Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam và
bắt đầu thiết lập chế độc bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung
Kỳ
- Giáo viên cung cấp kiến thức mới: Mặc dù Pháp
đã khuất phục được Triều đình Huế (bộ phận chủ
hòa) song chúng không thể khuất phục được nhân
dân ta và một bộ phận chủ chiến trong triều đình,
phong trào đấu tranh chống Pháp tiếp tục phát triển
- Học sinh theo dõi SGK phong trào kháng cự của
nhân dân ta từ Bắc đến Nam phản đối các hiệp ước
1883 và 1884 Thái độ kiên quyết của nhân dân cả
nước đã cổ vũ phe chủ chiến trong triều đình, dựa
vào phong trào kháng chiến của nhân dân phe chủ
chiến mạnh tay hành động chuẩn bị cho một cuộc
chống Pháp giành lại chủ quyền
- Giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu: Từ khi
Pháp chiếm Nam Kỳ nội bộ triều Nguyễn đã có sự
phân hóa làm 2 phe: chủ chiến và chủ hòa trong đó
phe chủ hòa được vua Tự Đức ủng hộ, còng phe chủ
chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
đứng đầu
- Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913) quê ở Thôn Phú
I Phong trào Cần Vương bùng nổ
1 Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
và sự bùng nổ phong trào Cần Vương
* Nguyên nhân của cuộc phản công:
- Sau hai hiệp ước Hácmăng năm
1883 và Patơnốt 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc
Kỳ và Trung Kỳ
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát triển
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động
Trang 3Mộng xã Xuân Long (Huế) là người trong hoàng tộc, nhưng thuộc một chi xa của dòng họ chính, ông từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ, tháng 6/1883 ông được xung vào viện cơ mật Sau khi Tự Đức mất, ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức thượng thư bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội Năm 1883 - 1884 triều đình ký các hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp Nhưng trước sau ông vẫn là người chủ chiến trong triều, kiên quyết chống lại những hoạt động phản bội của bọn đầu hàng, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền
- Người Pháp đánh giá về Tôn Thất Thuyết: “Lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc Tuy nhiên, dù cho sự đánh giá ông của những người cùng thời thiên vị như thế nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông, đó là sự gắn bó lạ lùng của ông với Tổ Quốc”
“Rõ ràng là Thuyết không hề bao giờ muốn giao thiệp với chúng ta (chỉ người Pháp), ông biểu lộ lòng căm ghét không cùng đối với chúng ta trong mọi hoàn cảnh Chúng ta có thể nói rằng ông ta đã căm ghét chúng ta, đó là quyền và có lẽ cũng là bổn phận của ông ta”
- Tôn Thất Thuyết tìm mọi cách trừ khử những người của phe chủ hòa, kể cả những ông vua do phái chủ hòa đưa lên Tất cả những việc làm của ông biểu lộ rõ lòng trung của ông với tổ quốc, thái
độ kiên quyết chống Pháp đến cùng không chịu thỏa hiệp của ông
* Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa phần chữ nhỏ những hành động của phe chủ chiến, và đặt câu hỏi những hành động ấy nhằm mục đích gì?
Trang 4- Học sinh theo dõi SGK trả lời
+ Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ
khử những người không cùng chính kiến, đưa người
trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi lên ngôi
+ Liên kết với các sỹ phu, văn thân xây dựng căn cứ
Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị
chiến đấu
Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một
cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền
- Giáo viên kết luận: Hành động của phe chủ chiến
nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp
giành chủ quyền Vì vậy thực dân Pháp âm mưu
tiêu diệt phe chủ chiến trong triều do Tôn Thất
Thuyết đứng đầu để dễ dàng điều khiển bọn tay sai
phong kiến thiết lập nền bảo hộ ở nước ta Quan hệ
giữa tòa Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ và triều đình trở
nên căng thẳng nhất là từ sau sự kiện Hàm Nghi lên
ngôi Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn
Văn Tường đưa lên ngôi không báo cáo với tòa
khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ, vì đây là chuyện nội bộ
của nước Nam, viện cớ này thực dân Pháp muốn
thực hiện âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến Tháng 5
-1885 Toàn quyền Trung, Bắc Kỳ đưa quân vào Huế
và mời các quan viên cơ mật của triều đình sang
Tòa khâm sứ để âm mưu bắt Tôn Thất Thuyết tại
tòa Khâm Đoán biết được âm mưu của Pháp, Tôn
Thất Thuyết đã cáo ốm không sang, song thực dân
Pháp cố tình bắt ép Tôn Thất Thuyết, yêu cầu cho
người khiêng sang Pháp tăng thêm lực lượng quân
sự, tìm mọi các loại phái chủ chiến
Pháp tỏ rõ thái độ muốn tiêu diệt Tôn Thất
Thuyết và phe chủ chiến Trước tình hình ấy phe
chủ chiến buộc phải ra tay hành động trước, tấn
công trước
* Hoạt động 3: Cả lớp cá nhân
- Giáo viên dùng lược đồ Kinh Thành Huế (1885)
để trình bày về cuộc phản công kinh thành Huế của
- Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền
Trang 5phái chủ chiến? Diễn biến, kết quả (theo sách giáo
khoa)
- Học sinh quan sát lược đồ, nắm bắt kiến thức
- Giáo viên giúp học sinh tìm ra nguyên nhân thất
bại của cuộc phản công ở kinh đô Huế (SGK) liên
hệ với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện
và vấn đề thời cơ khởi nghĩa)
- Giáo viên cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi:
Tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc Sau
khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được
đưa lên ngôi tháng 8 - 1884 Sau khi kinh thành Huế
thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng
tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng
Trị) Đạo ngự có tới hơn 1000 người, phần đông là
các quan đại thần; ông hoàng, bà chúa, già có, trẻ có
đi kiệu, đi ngựa, đi bộ, sau 2 ngày lên đường Đoàn
ngự đến Quảng Trị, sau đó chia làm 2 đoàn, một
đoàn gồm Hoàng Thân quan lại già yếu phụ nữ, trẻ
nhỏ, quay lại Huế Còn lại theo vua đi xây dựng căn
cứ chống Pháp Nhà vua lúc đầu không chịu nổi khí
hậu của miền Trung đầy nắng cát và gió Lào, song
trước thái độ kiên quyết của Tôn Thất Thuyết nhà
vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông
vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến Hàm
Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách
nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm
- Giáo viên có thể trình chiếu trên Powerpoint đoạn
trích chiếu Cần Vương hoặc cho học sinh đọc phần
chữ nhỏ SGK trang 129 để học sinh tìm hiểu khái
niệm Cần Vương
* Hoạt động 4: Cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là “Cần
Vương”? Xuống chiếu Cần Vương nhằm mục tiêu
gì?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Cần Vương có nghĩa
là giúp vua chiếu Cần Vương nội dung chủ yếu là
Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước
* Diễn biến cuộc tấn công quân Pháp:
- Đêm 4 rạng 5 - 7 - 1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá
- Sáng 6 - 7 - 1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị)
- Ngày 13 - 7 - 1885 Tôn Thất Thuyết
đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước
Trang 6kêu gọi “bách quan, khanh sỹ” - Văn Thân sỹ phu
và nhân dân ra sức Cần Vương vì mục tiêu: đánh
Pháp khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ
phong kiến có vua hiền, tôn giỏi Vì vậy có thề hiểu
ngắn gọn: Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sỹ
phu, nhân dân, phò vua, giúp vua cứu nước, khẩu
hiệu “Cần Vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn
lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào đấu
tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục
kéo dài 12 năm, đến cuối XIX mới chấm dứt Vốn
trước đây triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu
nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy ngọn cờ Cần
Vương giờ đang nhanh chóng quy tụ được lực
lượng
* Hoạt động 1: Nhóm
- Giáo viên chia lớp thành 2 khu vực và giao việc
+ Khu vực thứ nhất (1 dãy hoặc 2 dãy bàn) đọc sách
giáo khoa diễn biến giai đoạn 1 phong trào Cần
Vương để thấy được:
- Lãnh đạo:
- Lực lượng tham gia:
- Địa bàn:
- Diễn biến:
- Kết quả:
+ Khu vực 2: Còn lại - đọc sách giáo khoa giai đoạn
2 của phong trào để thấy được:
- Lãnh đạo:
- Địa bàn:
- Diễn biến:
- Kết quả:
- Tính chất của phong trào Cần Vương
- Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi một bàn hợp thành
một nhóm đọc sách giáo khoa, thảo luận, tự trình
bày vào vở Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi
- Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta Phong trào Cần Vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỷ XIX
2 Các giai đoạn phát triển của phong
Trang 7lược đồ coi đó là nguồn kiến thức.
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên
- Giáo viên gọi đại diện một nhóm: giai đoạn 1 lên
trình bày kết quả làm việc của nhóm:
- Học sinh trả lời về giai đoạn 1885 - 1888 (từ khi
phát động đến khi Hàm Nghi bị bắt)
+ Lãnh đạo trực tiếp là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
và các sỹ phu, văn thân yêu nước
+ Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nhân dân, có các
đồng bào dân tộc thiểu số
+ Địa bàn: Rộng lớn từ Bắc vào Nam, song sôi nổi
nhất là từ Huế trở ra Bắc (nhìn vào lược đồ không
thấy đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ, vì Nam Kỳ
đã bị Pháp thôn tính từ trước)
+ Diễn biến chính: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang
bùng nổ, khắp nơi gây cho địch nhiều thiệt hại, tiêu
biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
gắn liền với tên tuổi của các thủ lĩnh: Phan Đình
Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn
Thiên Thuận, Nguyễn Quang Bích Sau đó thực
dân Pháp phối hợp với tay sai mở các cuộc đàn áp,
các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, nhiều lãnh tụ
bị bắt hoặc hy sinh, Tôn Thất Thuyết sang Trung
Quốc cầu viện
+ Kết quả: Phong trào Cần Vương khiến thực dân
Pháp phải đối phó vất vả Sợ không thực hiện được
yêu cầu ổn định tình hình Việt Nam của chính phủ
và quốc hội Pháp Thực dân Pháp quyết tâm bắt
được Hàm Nghi hòng dập tắt phong trào Cần
Vương Dùng binh lực không được chúng đã dùng
kế phản gián, mua chuộc tên Trương Quang Ngọc
người thân cận của Vua Hàm Nghi, đêm 30/10/1888
Trương Quang Ngọc đã dẫn thủ hạ đến bắt vua giữa
lúc mọi người đang ngủ say, Hàm Nghi rơi vào tay
giặc
- Giáo viên cung cấp thêm tư liệu: Sau khi bắt được
trào Cần Vương.
- Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển qua 2 giai đoạn
Trang 8vua Hàm Nghi tại căn cứ Hà Tĩnh thực dân Pháp đã
đưa vua xuống thuyền đưa về Huế, bấy giờ vua mới
17 tuổi, Pháp tìm mọi cách thuyết phục nhà vua trẻ
cộng tác với Pháp làm bù nhìn và lấy gia đình vua
để mua chuộc, Pháp đề nghị đưa vua về Huế gặp gia
đình, thăm vua Đồng Khánh nhưng Vua đều từ
chối quyết liệt, thẳng thắn khước từ vua nói: “Thân
đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ
anh chị em nữa”
Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đã đẩy vua đi
an trí tại Angiêri (thủ đô Angiêri thuộc địa của Pháp
ở Bắc Phi), từ đấy Hàm Nghi ở tại một ngôi biệt thự
cách Angiêri 12km, đặt tên là biệt thự Gia Long, lúc
đầu nhà vua tẩy chay không học tiếng Pháp về sau
để hiểu được văn hóa Pháp và thế giới, cựu hoàng
đã học và nhanh chóng làm chủ tiếng Pháp, hiểu sâu
sắc về văn chương, mĩ thuật Pháp và trở thành một
họa sỹ có tài Dù vậy về đến nhà, vua vẫn giữ tập
quán Việt Nam, búi tóc, quần the, áo dài Việt Nam
Cựu Hoàng cưới con gái một vị chánh án, có 3 con:
Một hoàng tử và 2 hoàng nữ Cựu hoàng sống ở
Angiêri 47 năm và mất tại đây, thọ 64 tuổi
Lúc đầu những nhà vua yêu nước như Hàm Nghi,
Thành Thái, Duy Tân không được thờ trong thế
miếu của nhà Nguyễn Đến 1956 chính phủ Sài Gòn
mới thiết hương án thờ Hàm Nghi trong thế miếu ở
Huế cùng với các vua Thành Thái, Duy Tân
- Giáo viên tiếp tục gọi đại diện học sinh nhóm hai
trình bày kết quả làm việc của nhóm mình:
- Học sinh trả lời:
+ Lãnh đạo: Không có sự chỉ đạo của triều đình, chỉ
còn các sỹ phu, văn thân, vua bị bắt
+ Địa bàn: Thu hẹp dần, quy tụ thành những trung
tâm lớn, hoạt động đi vào chiều sâu
+ Kết quả: Khi tiếng súng khởi nghĩa Hương Khê
đã im trên núi Vụ Quang, cuối năm 1895 đầu năm
1896 thì phong trào Cần Vương coi như chấm dứt
+ Từ 1885 - 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sỹ phu yêu nước
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có
cả dân tộc thiểu số
- Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kỳ
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa
Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy
- Kết quả: cuối 1888 Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Agiêri
Trang 9- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao sau khi vua Hàm
Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Điều đó
nói lên cái gì? Giáo viên gợi ý phong trào Cần
Vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua
giúp nước (cứu nước) vậy tại sao khi bị bắt mà
phong trào vẫn diễn ra?
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Sau khi vua bị bắt
tính chất Cần Vương, phò vua không còn, nhưng
mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng
tới của nhân dân ta vì vậy mà phong trào vẫn tiếp
tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt Chứng tỏ Cần
Vương chỉ là danh nghĩa khẩu hiểu còn tính chất
yêu nước chống Pháp chủ yếu vì vậy phong trào
Cần Vương mang tính dân tộc sâu sắc
* Hoạt động 1: Nhóm
- Giáo viên: Do tiết này khối lượng kiến thức rất lớn
vì vậy giáo viên tổ chức cho học sinh tự học theo
nhóm là chính
- Giáo viên lập một mẫu bảng thống kê lên bảng,
hoặc trình chiếu trên PowerPoint
* Từ năm 1888 - 1896
- Lãnh đạo: Các sỹ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung
Trang 10tâm lớn Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê
- Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại
* Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến song thể hiện tính dân tộc sâu sắc
II Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế
kỷ XIX
Cuộc khởi nghĩa Thời gian Lãnh đạo Hoạt động chủ yếu Kết quả ý nghĩa
- KN Ba Đình
- KN Bãi Sậy
- KN Hương Khê
- KN Nông dân Yên Thế
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm: sau đó giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Ba Đình theo mẫu và trả lời câu hỏi: Căn cứ Ba Đình có điểm mạnh, điểm yếu gì?