1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn công nghệ khai thác và chế biến dầu và than đá sử dụng công cụ geospatical toolkit để đánh giá tiềm năng sinh khối từ cây nông nghiệp của tỉnh hải dương

26 580 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 888,25 KB

Nội dung

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, nếu như loại trừ yếu tố quả vải thiều thì khuvực này gần như không tăng trưởng; khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởngthấp do sản phẩm c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO Học phần: Công nghệ khai thác chế biến dầu và than đá

Đề tài:

SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATICAL TOOLKIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG

SINH KHỐI TỪ CÂY NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

Phần: Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương

Trang 2

1 Tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc

bộ, Việt Nam Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô HàNội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây Phía tây bắc giáptỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phíađông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh HưngYên Hải Dương còn là đô thị loại 2 Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằmtrong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp

Trang 3

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2011, ước đạt 39.028 tỷ đồng (theo giáthực tế) và 14.689 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 9,3% so với năm trước (năm 2010tăng so với 2009 là 10,1%) Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sảntăng 4,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; khu vực dịch vụ tăng 10,5%.Trong 9,3% tăng trưởng GDP chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,7điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 5,4 điểm phần trăm; khu vựcdịch vụ đóng góp 3,2 điểm phần trăm

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, nếu như loại trừ yếu tố quả vải thiều thì khuvực này gần như không tăng trưởng; khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởngthấp do sản phẩm chủ lực là xi măng tăng không đáng kể, điện sản xuất sụt giảm gần 30%,cắt giảm đầu tư công, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng cao, do vậy ngành xây dựngkhu vực công, tư đều chịu tác động; khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng từ việc lạm phát tăngcao đã làm giảm, hạn chế nhu cầu tiêu dùng ở khu vực này, vì vậy ảnh hưởng đến mức tăngtrưởng

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011

Trang 4

1.2 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Theo giá cố định 1994, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011, ướcđạt 4.373 tỷ đồng tăng 5,6% so với năm 2010; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ướcđạt 3.929 tỷ đồng, tăng 6,1%; giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 13,2 tỷ đồng, tăng 0,8%;giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 431 tỷ đồng, tăng 1,7%; theo giá thực tế ước đạt 16.449 tỷđồng, tăng 29,7% so với năm 2010; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15.076 tỷđồng, tăng 31,2%

1.2.1 Sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá cố định 1994 tăng 8,3% so với năm 2010,nguyên nhân tăng chủ yếu do năng suất, sản lượng vải năm 2011 tăng cao đã góp phần tăng6,5% vào giá trị sản xuất chung của ngành trồng trọt; theo giá thực tế trồng trọt tăng 28,0%

so với năm 2010, nguyên nhân tăng do giá cả một số mặt hàng nông sản tăng

Vụ Đông, gieo trồng được 22.376 ha bằng 95,0% năm 2010 Năng suất, sản lượngcác loại cây vụ Đông năm 2011 nhìn chung thấp hơn so với vụ đông năm 2010 do thời tiếttrong vụ không thuận lợi, thời tiết hạn hán, ít mưa nên đã ảnh hưởng tới quá trình sinhtrưởng, phát triển của các loại cây trồng vụ đông

Vụ Chiêm xuân, gieo trồng được 71.783 ha, giảm 0,3% so với vụ Chiêm xuân năm

2010 Cây lúa có diện tích gieo trồng chiếm 90,2 %, cây rau đậu chiếm 6,5% và đang có xuhướng tăng Diện tích gieo trồng đạt 63.644 ha, giảm 0,8% so với 2010 và bằng 101% sovới kế hoạch Mặc dù thời tiết đầu vụ khắc nghiệt, lúa đông xuân vẫn cho năng suất cao, đạt67,71 tạ/ha, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước

Vụ mùa, diện tích gieo trồng đạt 70.608 ha, tăng 0,2% so với năm 2010 Diện tíchgieo trồng lúa 63.029 ha, đạt 108% so với kế hoạch và giảm 0,5% so với vụ mùa năm 2010

Cây lâu năm, toàn tỉnh có 22.431 ha giảm 0,2% so với năm 2010 nguyên nhân giảm

chủ yếu do diện tích trồng cây ăn quả giảm; trong đó, diện tích trồng cây ăn quả 21.578 ha,chiếm 96,2% tổng diện tích trồng cây lâu năm Sản lượng các loại cây lâu năm đều tăng sovới năm 2010 do năng suất tăng Một số loại cây có sản lượng tăng như: vải quả tăng282%, xoài tăng 4,9%; chuối tăng 2,9%; mít tăng 2,5%; ổi tăng 12,1%, cam tăng 2,2%,

Chăn nuôi, tổng đàn trâu đạt 6.286 con, giảm 12,6% so với 01/10/2010; đàn bò

22.864 con, so với thời điểm 1/10/2010 số lượng đàn bò giảm 31,6%; đàn lợn 537.632 con,giảm 8,3% so với thời điểm 1/10/2010 (trong đó, lợn nái giảm 29,5%); đàn gia cầm (gà, vịt,ngan, ngỗng) tại thời điểm 1/10/2011 có 9.947 nghìn con, tăng 22,7% so với 01/10/2010

1.2.2 Sản xuất Lâm nghiệp

Năm 2011, cải tạo được 40 ha rừng phòng hộ nằm trong Dự án nâng cấp, cải tạo rừngphòng hộ của tỉnh, có 28 ha rừng trồng được chăm sóc, tăng 40% so với năm 2010 chủ yếu

là diện tích rừng sản xuất trồng mới; 6.112 ha rừng được giao khoán bảo vệ, các đơn vịchăm sóc lần đầu vào 6 tháng đầu năm, lần 2 vào tháng 9 tháng 10 trong năm Tổng số gỗ

Trang 5

khai thác năm 2011 đạt 2.550 m3, chia ra: Nhà nước 2.046 m3 chiếm 80,2%, tập thể 173m3, chiếm 6,8%; cá thể 331 m3, chiếm 13,0% Khai thác củi năm 2011 đạt 165.000 ste

1.2.3 Sản xuất Thuỷ sản

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2011 là 10.170 ha, tăng 2,7% so với năm trước.Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 2011 đạt 55.554 tấn, tăng 8,0%, sản xuất giống thuỷ sản nămđạt 2.296 triệu con, giảm 2,6% Sản lượng thuỷ sản khai thác 2.203 tấn, giảm 1,8% so với cùng

kỳ năm trước

1.3 Sản xuất công nghiệp, xây dựng

Sản xuất công nghiệp năm 2011 có mức tăng trưởng không cao, nguyên nhân chủ yếu

là do nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuấtcông nghiệp như điện, xăng dầu, than tăng cao đã làm cho giá thành của sản phẩm tăng.Bên cạnh đó thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát cùng một số biệnpháp thắt chặt quản lý tiền tệ của Nhà nước đã tác động lớn đến kế hoạch sản xuất kinhdoanh của ngành công nghiệp tỉnh

Đến tháng 12 năm 2011, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 10,2% so vớitháng trước, trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 5,8%; ngành công nghiệp chếbiến tăng 9,5%; ngành công nghiệp sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga, nước tăng11,7%

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2011 tăng 11,3% so với cùng kỳnăm trước, trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 12,1%; ngành công nghiệp chếbiến tăng 32,1%; ngành công nghiệp sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga nước giảm21,7%

Chỉ số phát triển công nghiệp cộng dồn 12 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm trướctăng 7,5%, trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 11,6%; ngành công nghiệp chếbiến tăng 22,3%; ngành công nghiệp sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga nước giảm15,8%

Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2011 giá thực tế đạt 6.837 tỷ đồng tăng 18,7%

so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh nghiệp nhà nước giảm 3,3%; doanh nghiệpngoài nhà nước tăng 20,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 43,9% Theo giá

so sánh 1994 đạt 2.681 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2010

1.4 Bán lẻ hàng hoá, dịch vụ

Tổng mức bàn lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2011 đạt 16.799 tỷ đồng; trong đó cơ cấutheo ngành kinh tế (thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; du lịch và dịch vụ) tương ứng là(81,5%; 8,6%; 9,9%), đồng thời tăng trưởng tương ứng giữa các ngành là (25,4%; 39,0%;35,5%)

Doanh thu vận tải năm 2011 ước đạt 3.495 tỷ đồng, tăng 24,2% so với 2010; trong

đó, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 2.664 tỷ đồng, tăng 26,2% doanh thu vận tải hành kháchđạt 612 tỷ đồng, tăng 33,6%

Trang 6

So với năm 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 16,4% (đường bộ tăng10,4%, đường sông tăng 20,7%, đường biển tăng 104,0%), khối lượng hàng hóa luânchuyển tăng 26,9%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 16,8%, khối lượng hành kháchluân chuyển tăng 5,9%.

Năm 2011, số thuê bao điện thoại ước đạt 396.293 thuê bao, tăng 4,6% so với năm

2010, trong đó thuê bao cố định đạt 299.605 thuê bao, giảm 1,5%; thuê bao di động trả sauđạt 96.688 thuê bao, tăng 29,3% so với cùng kỳ

Doanh thu từ hoạt động Bưu chính - Viễn thông năm 2011, ước đạt 1.007 tỷ đồng;trong đó, doanh thu viễn thông ước đạt 956 tỷ đồng, giảm 13,7% so với năm 2010

1.5 Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước tính quý IV năm 2011 đạt5.836,7 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước 1.121 tỷđồng, giảm 24,6%, vốn ngoài nhà nước 3.189 tỷ đồng, tăng 52,6%, vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài 1.526 tỷ đồng, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm trước

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước năm 2011 đạt 20.148 tỷ đồng, tăng8,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước 3.879 tỷ đồng, giảm 8,2% so vớicùng kỳ năm trước, vốn ngoài nhà nước 11.444 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ nămtrước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.825 tỷ đồng, giảm 15,7% so với cùng kỳ nămtrước

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả cao so với cùng kỳ năm trước, do tiếpnhận được một số dự án quy mô đầu tư lớn như: dự án nhà máy Nhiệt điện Hải Dương (trên2,25 tỷ USD), dự án dệt Pacific (trên 300 triệu USD), dự án may Tinh Lợi (120 triệu USD).Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2 tỷ 866,4 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện năm 2011 ước đạttrên 300 triệu USD Đến nay trên địa bàn tỉnh có 225 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 5

tỷ 465,9 triệu USD, vốn thực hiện đạt 1 tỷ 961,8 triệu USD, bằng 35,9% tổng vốn đăng ký.Đầu tư xây dựng cơ bản đã tập trung cho các công trình hạ tầng giao thông như: cầuChanh, nâng cấp Quốc lộ 37, xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh); CầuHàn và đường dẫn hai đầu cầu và một số tuyến đường tỉnh Đầu tư xây dựng các công trìnhphục vụ nông nghiệp, nông thôn Hoàn thành và đưa vào sử dụng 869 phòng học kiên cố,

12 dự án nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện và khu vực, tiếp tục xây dựng mới bệnhviện Nhi, v.v Đang triển khai việc sửa chữa và lập dự án đầu tư bệnh viện Phụ sản

1.6 Tài chính, tín dụng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2011, ước đạt 5.720 tỷ đồng, tăng16,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, thu thuế xuất, nhập khẩu qua cơ quan Hải quanước đạt 850 tỷ đồng, bằng 130,8% dự toán năm, tăng 29,7%; thu nội địa 4.870 tỷ đồng,tăng 14,1%

Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.020 tỷ đồng, tăng 42,6% so với dự toánnăm, trong đó chi thường xuyên tăng 16,4%, chi đầu tư phát triển tăng 70,4% (do chuyểnnguồn từ năm trước)

Trang 7

Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2011 đạt 24.434 tỷ đồng, tăng 21,3% so vớicuối năm 2010; trong đó, tiền gửi tổ chức kinh tế, KBNN đạt 6.624 tỷ, tăng 4,4%; tiền gửidân cư tăng đạt 17.811 tỷ, tăng 29,0%; huy động ngoại tệ (đã quy đổi) 3.352 tỷ, giảm 8,2%.Tổng dư nợ đến cuối năm 2011 ước đạt 28.150 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm

2010, giảm 1,8% so kế hoạch được giao Nợ xấu 347 tỷ chiếm 1,2% trên tổng dư nợ, giảm0,1% so với cuối năm 2010

Tổng thu tiền mặt toàn địa bàn 140.021 tỷ đồng tăng 50,3%, tổng chi tiền mặt137.500 tỷ đồng tăng 48,4% so với cùng kỳ năm trước; bội thu 2.521 tỷ đồng, gấp gần 5 lần

so với 2010

Doanh số mua ngoại tệ 540,6 triệu USD tăng 29,4% so cùng kỳ năm trước, doanh sốbán đạt 495 triệu tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, chi trả kiều hối đạt 143 triệu USDtăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước

1.7 Cân đối thương mại

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 trên địa bàn ước đạt 1.416 triệu USD, tăng

29,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 1.421 triệu USD tăng 25,7%.

Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 - 2011

Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1.421 triệu USD, tăng 25,7% so với năm trước, trong

đó nhập khẩu địa phương đạt 31 triệu USD, giảm 31,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

Trang 8

ngoài đạt 1.390 triệu USD, tăng 28,1%; các mặt hàng có xu hướng nhập khẩu cao so vớinăm 2010: Vải may mặc tăng 221,1%; thức ăn gia súc tăng 42,1%

Định hướng trong tương lai

Theo quy hoạch Xây dựng vùng của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đếnnăm 2030, Hải Dương sẽ hình thành ba cụm đô thị động lực mạnh: thành phố Hải Dương -hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía Nam tỉnh.Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo thành mạng lưới, khungphát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh Định hướng phát triển công nghiệp gồm có khu côngnghiệp và các cụm công nghiệp với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha

Hệ thống đô thị được định hướng gồm: Thành phố Hải Dương đạt đô thị loại I trướcnăm 2020 là hạt nhân; Thị xã Chí Linh là đô thị trung tâm phía bắc; chuỗi thị trấn KinhMôn, Minh Tân, Phú Thứ phát triển thành Thị xã Kinh Môn vào năm 2015; thị trấn Sặt(Bình Giang) mở rộng và nâng cấp lên đô thị loại IV và thành Thị xã vào năm 2020; các thịtrấn Phú Thái (Kim Thành), Ninh Giang và Thanh Miện nâng cấp thành đô thị loại IVkhoảng năm 2025 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh sẽ nâng cấp và quy hoạch mới cáctuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng cạn, bến bãi… Bản quy hoạch cũng thểhiện quan điểm lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư tới năm 2015 - 2020 gồm các công trình

xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật

Trang 9

2 Cơ sở hạ tầng của tỉnh Hải Dương

2.1 Giao thông và cơ sở hạ tầng

Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợicho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển

- Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rấtthuận lợi tới các tỉnh

- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe

đi lại thuận tiện:

- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyểnhàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh

Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâmnông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàngnhập khẩu và than cho các tỉnh

- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng Cảng CốngCâu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằngđường thuỷ một cách thuận lợi

Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cảnước và nước ngoài rất thuận lợi

Hệ thống trục đường chính

Trang 10

2.2 Quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng

Cùng với việc quy hoạch và phát triển các Khu công nghiệp (KCN), trong nhữngnăm qua, Hải Dương cũng đã sớm quan tâm, phát triển mô hình Cụm công nghiệp (CCN)

Từ năm 2003, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết các Cụm côngnghiệp như: Tây Ngô Quyền (thành phố Hải Dương), An Đồng (huyện Nam Sách), CộngHoà (thị xã Chí Linh), Cho đến nay, sau gần 10 năm trên địa bàn tỉnh đã có 40 cụm côngnghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết Do nhu cầu phát triển đô thị và định hướng pháttriển mới, nên thời gian qua quy hoạch đã có sự chuyển đổi, một số mở rộng nâng cấpthành khu công nghiệp, một số giảm quy mô diện tích để chuyển một phần diện tích thànhđất ở, khu dân cư đô thị…

      Ảnh minh họa

Thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấnchỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, KCN, CCN vàcông văn số 2585/BCT-CNĐP ngày 27/3/2012 của Bộ Công Thương triển khai thực hiệnchỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Trong quý III/2012 Sở Công Thương đã làmviệc với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại tình hình hoạt động của các CCNtrên địa bàn tỉnh

Qua rà soát cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 36 CCN, với tổng diện tích đất tự

nhiên là 1693,28 ha, trong đó đất công nghiệp cho thuê là 1089,51 ha; các CCN trên địa

bàn tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Tuy nhiên,trong tổng số 36 cụm công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch chi tiết chỉ có 04 CCN có chủđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là: Cụm Ba Hàng (thành phố Hải Dương), cụm Lương Điền

và cụm Dịch vụ Thương mại và Làng nghề Lương Điền (huyện Cẩm Giàng), cụm ĐồngLạc (thị xã Chí Linh) Do có khó khăn, vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng nêntrong 4 cụm có chủ đầu tư đăng ký xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ có một cụm đã tiến hành xâydựng xong hệ thống giao thông và thoát nước (cụm công nghiệp Lương Điền)

Trang 11

Mặc dù các CCN chưa được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhưng đã thuhút được nhiều dự án đầu tư cả trong và ngoài nước, có nhiều cụm CCN đã lấp đầy diệntích đất cho thuê như: Việt Hòa, Cẩm Thượng, Tây Ngô Quyền(thành phố Hải Dương), KỳSơn (Tứ Kỳ), Cộng Hòa (Chí Linh), Duy Tân, Hiệp Sơn (Kinh Môn),

Các doanh nghiệp đầu tư trong CCN có cả hộ gia đình, liên doanh, có vốn đầu tưnước ngoài (FDI), nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vốn trong nước Tính đến hết tháng6/2012, xét tổng thể 36 CCN đã hình thành trên địa bàn tỉnh, đã có 30 CCN đi vào hoạtđộng, với tổng diện tích đất tự nhiên 1.388,57 ha, diện tích đất công nghiệp 904,85

ha, chiếm 65,16% tổng diện tích đất quy hoạch Hiện tại, đã thu hút được 309 dự án đầu tư,với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6.264,76 tỷ đồng, diện tích đất đã được chấp thuận chothuê đạt 610,09 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân là 67,42%

Việc hình thành mạng lưới các CCN trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng giải quyếtnhu cầu mặt bằng cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, thu hút và di dời các doanhnghiệp, cơ sở công nghiệp ở nơi tập trung dân cư có nguy cơ ô nhiễm hoặc đã gây ô nhiễmmôi trường vào cụm công nghiệp. Đóng góp tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư, phát

triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn, giải quyết việc làm theo hướng tích cực: "Ly nông nhưng không ly hương", tăng thu nhập cho một bộ phận lao động, đặc biệt lao động ở nông

thôn, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa

2.3 Cơ sở hạ tầng ngành du lịch

Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu bước đầu,

127 di tích và cụm di tích các loại thắng, 6 lăng mộ, được xếp hạng Quốc gia, đứng hàngthứ tư về số lượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả nước Trong sốnhững di tích đã xếp hạng có: 65 đình, 43 chùa, 33 đền-miếu-đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4

di tích lịch sử cách mạng, 5 danh 1 văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang động.Trong số các di tích đã xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó làkhu di tích Côn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc

2.4 Cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp

Trang 12

Về xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, phong trào làm đường giao thông nông thôncủa Hải Dương đã phát triển mạnh và rộng khắp, với hơn 747 km đường giao thông đãđược nhựa hóa, bê tông hóa đạt tỷ lệ 55%; tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóatheo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt 76%; tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch vàkhông lầy lội múa mưa đã cứng hóa đạt hơn 65%; tỷ lệ km đường trục nội đồng được cứnghóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt gần 30% Các công trình thuỷ lợi, điện, trường học, cơ

sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư đạt được nhiều kết quả tích cực.Tỉnh cũng đã xây dựng đề án và triển khai kế hoạch xây dựng thí điểm mô hình nông thônmới ở 12 xã thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo bộ tiêu chí Quốc gia về nôngthôn mới

Trang 13

3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh Hải Dương

Điều tra, khảo sát ở 1.113 đơn vị và hộ gia đình sử dụng năng lượng, trong đó có

313 đơn vị thuộc các ngành: sản xuất vật liệu xây dựng 45 đơn vị; dệt may, da giầy 15 đơnvị; cơ khí 41 đơn vị; chế biến nông sản thực phẩm 35 đơn vị; cung ứng năng lượng 10 đơnvị; tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 52 đơn vị; dịch vụ nhà hàng, siêu thị 20 đơn vị; vận tảihàng hóa và hành khách 23 đơn vị; dịch vụ nông nghiệp 47 đơn vị; cụm chiếu sáng côngcộng 15 đơn vị; hành chính sự nghiệp 10 cơ quan, đơn vị và 800 hộ gia đình (gồm 05 cụmdân cư ở thành thị,11 cụm dân cư ở nông thôn) Kết quả chính như sau:

3.1 Đối với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh

Trong quá trình điều tra đã thu thập số liệu về tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh,diện tích khuôn viên, diện tích nhà xưởng dùng cho sản xuất của các doanh nghiệp Tỷ lệgiữa diện tích nhà xưởng trên diện tích khuôn viên hầu hết các đơn vị được khảo sát đều có

tỷ lệ 45% - 60%, nhưng do đặc thù riêng các ngành nghề có tỷ lệ cao là may và giầy da64%, cơ khí 63%, khách sạn nhà hàng 55%; ngành có tỷ lệ nhỏ là ngành sản xuất vật liệuxây dựng 40%

Về giá trị sản xuất, dịch vụ: hầu hết các đơn vị được điều tra có giá trị sản xuất, dịch

vụ dưới 10 tỷ đồng/năm; những ngành nghề có giá trị sản xuất, dịch vụ lớn gồm sản xuấtvật liệu xây dựng 82,02 tỷ/năm/đơn vị; may và giầy da 28,89 tỷ/năm/đơn vị; ngành chếbiến nông sản, thực phẩm 17,8 tỷ/năm/đơn vị

Về chủng loại sản phẩm của 303 đơn vị được điều tra rất đa dạng, đa số sản phẩmhướng vào thị trường trong nước, một số sản phẩm được xuất khẩu nhưng hình thức chủyếu là gia công lại các đơn hàng của nước ngoài

Về loại hình công nghệ các đơn vị được điều tra chủ yếu sử dụng công nghệ ViệtNam, tuy nhiên một số ngành nghề sử dụng công nghệ nước ngoài cao như: sản xuất vậtliệu xây dựng sử dụng công nghệ Trung Quốc 34,09%; may giầy sử dụng 55% công nghệTrung Quốc và Đài Loan, công nghệ Nhật Bản 26,67%; ngành giao thông vận tải sử dụng52,16 % công nghệ Hàn Quốc và Trung Quốc

Tiêu hao năng lượng quy đổi của 303 đơn vị được điều tra là 650.106,21 TOE/năm(TOE là đơn vị tính năng lượng qui đổi tương đương với 01 tấn dầu), trong đó: điện45.420,77 TOE/năm chiếm 6,99 %; than 592.501,73 TOE/năm chiếm 91,14 %; xăng, dầu11.448,53 TOE/năm chiếm 1,76 %; Gas 735,18 TOE/năm chiếm 0,11 % Tiêu hao bìnhquân của 01 đơn vị được điều tra là 2.145,56 TOE/năm

Quá trình điều tra đã thu thập về số lượng, chủng loại, hoạt động bảo dưỡng cácthiết bị phục vụ sản xuất, dịch vụ, chiếu sáng của các doanh nghiệp; suất tiêu hao nănglượng trên 1 tỷ giá trị sản xuất và trên 1 đơn vị sản phẩm của 303 đơn vị đã xác định mức

độ tiêu hao năng lượng của các ngành nghề sản xuất, dịch vụ Các ngành sản xuất tiêu haonăng lượng lớn gồm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm,ngành giao thông vận tải và ngành giầy da, may mặc

Trong số 303 đơn vị sản xuất, kinh doanh được điều tra, có 10 đơn vị cung ứngnăng lượng trên địa bàn tỉnh, trong đó có 03 doanh nghiệp nhà nước, 03 doanh nghiệp tư

Ngày đăng: 09/03/2015, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w