Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay di Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn Sổ tay diện chẩn
Trang 1DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU
SỔ TAY
DIỆN CHẨN
Nguyễn Văn San biên soạn
http://dienchan.vn/
Trang 2MỤC LỤC
1 GIỚI THIỆU 9
1.1 Diện Chẩn là gì? 9
1.2 Tại sao phải học Diện Chẩn? 11
1.2.1 Hệ thống huyệt của Diện Chẩn 11
1.2.2 Đồ hình phản chiếu và đồng ứng của Diện Chẩn 12
1.2.3 Diện Chẩn có chữa được bệnh không? 13
1.2.4 Ai nên học thực hành Diện Chẩn? 14
1.2.5 Giới hạn của nhận thức 14
1.2.6 Y học hiện đại và Y học bổ xung 15
2 ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU 18
2.1 Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể nam & nữ trên mặt 18
2.2 Đồ hình Penfield 19
2.3 Đồ hình Rodin và các đồ hình ngoại vi khác 20
2.4 Đồ hình phản chiếu nội tạng trên mặt 21
2.5 Đồ hình phản chiếu nội tạng trên trán 22
2.6 Thái cực đồ và đồ hình phản chiếu cột sống 23
2.7 Đồ hình phản chiếu não 25
2.8 Đồ hình phản chiếu tim 27
2.9 Đồ hình phản chiếu bộ phận sinh dục nữ và nam 28
2.10 Đồ hình phản chiếu trên lòng bàn tay 29
2.11 Đồ hình phản chiếu trên lòng bàn chân 30
2.12 Đồ hình phản chiếu trên lưng và bụng 31
2.13 Đồ hình phản chiếu trên loa tai 32
3 ĐỒ HÌNH ĐỒNG ỨNG 33
4 HỆ THỐNG HUYỆT VÀ BỘ HUYỆT 37
4.1 Bảng tra tọa độ huyệt 37
4.2 Bản đồ huyệt nhìn thẳng 39
4.3 Bản đồ huyệt nhìn nghiêng 40
5 CHÌA KHÓA VẠN NĂNG 41
ĐẦU 41
Chấn thương sọ não và hôn mê 41
Nhức đỉnh đầu 41
Nhức đầu một bên 41
Mỏi cổ gáy 41
Nhức cổ gáy 42
Nhức trán 42
Nhức thái dương 42
Nhức đầu xây xẩm 42
Nhức đầu như búa bổ 42
Rèn trí nhớ 42
Rối loạn tiền đình 42
Trang 3Tóc rụng 42
MẶT 43
Chóng mặt (bình thường không đo huyết áp cao) 43
Hàm mặt đau cứng bên trái (dây thàn kinh số 5) 43
Mụn, nám 43
Viêm dây thần kinh sinh ba 43
MẮT 43
Bụi vào mắt 43
Cận thị 44
Chảy nước mắt sống 44
Cườm mắt (cườm nước, cườm khô) 44
Đỏ mắt 44
Lẹo mắt 44
Liệt mắt (không cử động được vì liệt dây thần kinh thị giác) 44
Màng, mộng mắt 44
Mờ mắt 44
Mờ mắt (vì giãn đồng tử, gần như mù) 45
Mủ ở mắt (mắt có mủ) 45
Nhức mắt 45
Nháy, giật mắt 45
Quầng thâm ở mắt 45
Sụp mí mắt 45
Thị lực kém (mắt kém) 45
MŨI 45
Không ngửi thấy mùi 45
Nghẹt mũi 46
Nhảy mũi 46
Sổ mũi 46
Viêm mũi dị ứng 46
Viêm xoang mũi 47
MIỆNG / LƯỠI / RĂNG / HÀM 47
Đắng miệng 47
Lở miệng 47
Co lưỡi 47
Tê lưỡi, cứng lưỡi 47
Răng nhức, sưng 48
Quai bị 48
TAI 48
Điếc tai 48
Mủ trong tai (tai giữa có mủ) 48
Nhức tai (khi máy bay gần hạ cánh) 48
Ù tai 48
HỌNG 49
Amiđan 49
Bướu cổ đơn thuần 49
Trang 4Bướu độc (basedow) 49
Bướu cổ các dạng 49
Ho ngứa cổ 49
Ho ngứa cổ liên hồi, không đàm 49
Ho khan 50
Ho khan lâu ngày 50
Ho đàm 50
Ho lâu ngày muốn thành suyễn 50
Hóc (các loại xương và hột trái cây) 50
Họng đau 50
Khan tiếng 50
Nấc cụt 50
Ngứa cổ 51
Tắc tiếng 51
Viêm họng hạt 51
Viêm phế quản 51
Viêm tuyến nước bọt 51
CỔ / GÁY / VAI 51
Cứng mỏi cổ gáy 51
Ngứa cổ 52
Vẹo cổ 52
Bả vai đau 52
Khớp vai đau 52
Viêm cơ vai và cánh tay trên 53
TAY 53
Tay run 53
Tay không giơ lên được 53
Cánh tay đau 53
Cánh tay và lưng trên nhức 53
Cánh tay tê (hay bàn tay tê) 53
Khuỷu tay (cùi chỏ) đau 53
Bàn tay đau 54
Bàn tay lở loét 54
Mồ hôi tay (chân) 54
Khô dịch các khớp tay (khi cử động các khớp kêu lóc cóc) 54
Khớp ngón tay khó co duỗi 54
Viêm đầu xương các ngón tay 54
U đầu xương các ngón tay (ngón chân) 54
Lở phao móng tay 54
NGỰC / VÚ 55
Khó thở 55
Khó thở (do tức ngực) 55
Khó thở (do nóng ngực) 55
Khó thở (do thiểu năng vành) 55
Trang 5Khó thở (do nhói tim và thở gấp) 55
Khó thở (do ngộp thở muốn xỉu) 55
Khó thở (do mệt tim) 55
Đau thần kinh liên sườn 55
Thiếu sữa 55
Ung thư vú 56
LƯNG / MÔNG 56
Đau cơ lưng 56
Đau ngang thắt lưng 56
Đau lưng vùng thận 56
Không cúi được 56
Không ngửa được 56
Mông đau (đau thần kinh tọa) 56
CỘT SỐNG LƯNG 57
Cụp cột sông 57
Đau cột sống cổ 57
Đau cột sống 57
Đau cột sống cùng cụt 57
Đau đốt xương cùng (ngồi không được) 57
Gai cột sống 57
BỤNG 57
Đau bụng 57
Đau bụng (do tiêu chảy) 57
Đau bụng (do trùn lãi) 58
Đau bụng (do kiết lỵ) 58
Đau bụng kinh 58
Đau bụng sau khi tắm 58
Đầy hơi 58
Sình bụng (ăn không tiêu) 58
CHÂN / ĐÙI / NHƯỢNG CHÂN / BÀN CHÂN 58
Chai chân (tạo mắt cá trong lòng bàn chân) 58
Đau mông hay đau thần kinh tọa 59
Đau khớp háng 59
Đau khớp gối 59
Đau kheo (nhượng) chân 59
Đau cổ chân 59
Đau gót chân (hoặc gai gót chân) 59
Mồ hôi chân 59
Nhức chân và lưng dưới 60
Nứt chân (tổ đỉa) 60
U đầu xương các ngón chân 60
Thoát vị bẹn (hernie) 60
Vọp bẻ (chuột rút) 60
BỘ PHẬN SINH DỤC 60
Âm đạo (tử cung đau) 60
Trang 6Huyết trắng 60
Kinh nguyệt - bế (mất kinh) 61
Kinh nguyệt - đau bụng kinh 61
Kinh nguyệt không đều 61
Kinh nguyệt bị rong (rong kinh) 61
Kinh nguyệt trễ 61
Ngừa thai 61
Sa tử cung 62
Tử cung (đau không do u bướu) 62
Tử cung (có u bướu) 62
Tử cung (bị u xơ) 62
Bướu đầu dương vật 62
Cường dương (làm cường dương) 62
Di mộng tinh 62
Dương nuy 62
Liệt dương 63
Tảo tinh 63
Tinh hoàn đau nhức 63
U xơ tuyến tiền liệt 63
Xuất tinh 63
TOÀN THÂN 63
Bướu các loại trong cơ thể 63
Cảm lạnh (rét run) 64
Cảm nóng 64
Co giật liên tục 64
Dị ứng nổi mề đay 64
Dời ăn 64
Mề đay (nổi khắp người) 64
Mồ hôi toàn thân (bẩm sinh) 65
Nóng sốt, kinh giật 65
Ngứa 65
Nhức mỏi toàn thân 65
Ớn lạnh 65
Phỏng 65
Phù toàn thân (bàng quang không nước tiểu) 65
Suy nhược cơ thể 65
Suy nhược thần kinh 66
Tê liệt nửa người 66
U toàn thân 66
NỘI TẠNG TRONG CƠ THỂ 66
An thần 66
Ăn kém 67
Ăn không tiêu 67
Bạch bì (hay bạch biến) 67
Trang 7Bí tiểu 67
Bón (táo bón) 67
Bổ máu 68
Dạ dày (bao tử) đau 68
Cai thuốc lá - rượu 68
Cầm máu 68
Chàm lác 68
Chóng mặt 68
Đinh râu 69
Điều chỉnh âm dương (lúc nóng lúc lạnh bất thường) 69
Hắt hơi 69
Hiếm muộn 69
Huyết áp cao 69
Huyết áp kẹp 69
Huyết áp thấp 69
Lá mía đau (pancreas) do uống rượu mạnh 70
Lãi đũa 70
Lãi kim 70
Mất ngủ 70
Mỡ trong máu (hoặc gan nhiễm mỡ) 70
Mụn cóc 70
Nôn, Ói 71
Nóng sốt, kinh giật 71
Ngủ hay giật mình 71
Ngứa do bị dời leo 71
Phong xù, kinh giản 71
Rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu) 71
Rối loạn tiêu hóa (đi cầu phân sống) 71
Rụng tóc 71
Sa ruột 71
Sạn (sỏi) thận 72
Say nắng 72
Say rượu 72
Say sóng 72
Say xe 72
Sốt rét 72
Tiểu dầm (đái dầm) 72
Tiểu đêm 72
Tiểu đục 72
Tiểu đường 73
Tiểu gắt 73
Tiểu ít 73
Tiểu liên tục không kềm được (do giãn bàng quang) 73
Tiểu nhiều 73
Tiểu nhiều - tiểu gắt 73
Trang 8Tim lớn 73
Thiếu máu cơ tim, hẹp van tim 73
Trĩ 74
U mỡ 74
Vẩy nến 74
Viêm đại tràng 74
Viêm gan mạn tính (các loại) 74
Viêm phế quản 74
Viêm thận 75
Xơ gan cổ trướng 75
6 Một số bộ huyệt thường dùng 75
6.1 Bản đồ huyệt kèm phác đồ 75
6.2 Huyệt Diện Chẩn chiếu lên tay và chân 75
6.3 Các bộ huyệt do CLB Diện Chẩn Hà Nội sưu tầm 80
6.4 Bản đồ huyệt do CLB Diện Chẩn Hà Nội chỉnh sửa 82
7 Các bước làm Diện Chẩn 86
Trang 9Tên đầy đủ của phương pháp là “Diện Chẩn – Điều khiển Liệu pháp”, được dịch từng chữ ra tiếng Anh là “Face Diagnosis and Cybernetic Therapy” Tuy
nhiên, cách gọi này không được dùng phổ biến bằng: Multi-reflexology (Phản
xạ học đa hệ), Facial Reflexology (Phản xạ học vùng mặt), Vietnamese Reflexology (Phản xạ học Việt Nam), hoặc dùng luôn tiếng Việt không dấu là
“Dien Chan”
Thạc sĩ Nguyễn Văn San và thầy Bùi Quốc Châu tại Hội thảo
Quốc tế về Diện Chẩn, Paris năm 2009
Trong tiếng Việt, ta cần phân biệt Diện Chẩn với Vọng chẩn “Chẩn” là
chẩn đoán, xem xét các triệu chứng lâm sàng Vọng chẩn là xem bệnh thông qua
quan sát hình thể, là một trong Tứ chẩn của Đông y, gồm: Vọng (nhìn) – Văn (nghe và ngửi) – Vấn (hỏi) – Thiết (xem mạch và sờ nắn) Về mặt ngôn từ, Diện
Chẩn có thế được hiểu nôm na là xem mặt đoán bệnh và rất dễ nhầm nó thành một phần của Vọng chẩn Trên thực tế thì Diện Chẩn đã trở thành một danh
Trang 10xưng riêng để chỉ đến một phương pháp hỗ trợ sức khỏe mới của Việt Nam – phương pháp Phản xạ học đa hệ
Về mặt hình thức, ta có thể so sánh Diện Chẩn với Châm cứu như sau:
Châm cứu là dùng kim để châm vào các huyệt đạo của hệ kinh lạc và dùng ngải cứu để hơ nóng, còn Diện Chẩn dùng que dò để day ấn vào các sinh huyệt là các
điểm nhạy cảm trên da nằm trong các vùng phản xạ thần kinh rồi cũng dùng
ngải cứu để hơ nóng
Ngoài day và cứu các sinh huyệt, Diện Chẩn còn dùng các dụng cụ có hình dạng và kích thước khác nhau để lăn, hơ, gõ, cào vào các vùng theo đồ hình
phản chiếu hoặc đồ hình đồng ứng Các tác động của Diện Chẩn theo đồ hình
và sinh huyệt này sẽ tạo ra các cảm giác đau, tức, buốt, tê, rát, nóng khác nhau, giúp kích hoạt các cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể
Chỉ một năm sau ngày Diện Chẩn ra đời, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, cố Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh:
“Biệp pháp chữa trị tốt nhất, theo tôi, là 'tự mình chữa bệnh cho mình'
Trung tâm Diện chẩn-điều khiển liệu pháp đã thực hiện ý trên !
Rất hoan nghênh lương y Bùi Quốc Châu đã trao cho bệnh nhân phương pháp đó Mong sao mỗi người Việt Nam nắm vững phương pháp
để phòng bệnh và chữa bệnh cho mình và giúp đỡ đồng bào với dụng cụ đơn giản: một cây kim, một cái gõ bằng cao su, một cây hương, một chiếc lược với một tấm keo dán và một cái gương soi mặt mà đem lại hạnh phúc cho người đau khổ
Kiên trì giúp đồng bào, đồng bào sẽ cho ta phần thưởng cao quý nhất!” (11/2/1981)
Một vài năm sau, giáo sư Phạm Song, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, có nhận định:
“Tôi được nghe anh Bùi Quốc Châu báo cáo về phương pháp chữa bệnh bằng Diện chẩn-điều khiển liệu pháp vào các huyệt vùng mặt, đầu,
cổ, gáy Tôi khuyến khích phương pháp này
Tôi sẽ tổ chức hội nghị đánh giá theo những tiêu chuẩn pháp quy hiện hành
Tôi hy vọng tôi sẽ có đủ tài liệu để công nhận phương pháp chữa bệnh này
Tôi chúc anh Châu và các cộng sự sức khỏe, kiên trì khắc phục khó khăn, khẳng định giá trị phương pháp chữa bệnh của mình.”
(Thành phố Hồ Chí Minh 7/1/1989)
Trang 11Rồi chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có nhận xét:
“Lĩnh vực rất mới Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và qua thực tiễn
mà xác định những hướng nào thu được nhiều kết quả nhất Nói tóm, thực tiễn phải là căn cứ để đánh giá một phương pháp trị liệu
Chúc tiếp tục cố gắng.”
(Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Canh Ngọ 1990)
1.2 Tại sao phải học Diện Chẩn?
1.2.1 Hệ thống huyệt của Diện Chẩn
Trong Cơ thể học của Tây y, người ta dùng phương pháp mổ xẻ, thực nghiệm để nghiên cứu một cách rất chi tiết về cơ thể con người Từ đó họ tìm ra được các hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, nội tiết, … và đặc biệt là hệ thần kinh
Trong Châm cứu của Đông y, người ta quan sát thấy bệnh có ảnh hưởng đến một số điểm nhất định nào đó trên cơ thể Một số điểm nóng lên, tê cứng, cộm đau, tiết chất nhờn, khô, đổi màu hay có những chấm Từ đó họ tìm ra được
657 điểm nhạy cảm Nhờ nối kết các điểm này với nhau, người ta xác định được các đường kinh lạc trong cơ thể, đặc biệt là 12 đường kinh chính chạy thông suốt khắp trong ngoài, trên dưới của cơ thể Các đường kinh này hoàn toàn không liên hệ gì với hệ thần kinh hay mạch máu của Tây y và không đo đếm được
Trong Diện Chẩn, các huyệt cũng được tìm theo cách quan sát người bệnh, nhưng thay vì tìm các điểm nhạy cảm, thì Diện Chẩn lại tỉ mỉ, mò mẫm trên mặt,
đi tìm các điểm rất nhỏ không nhạy cảm nằm trong các điểm nhạy cảm, tương ứng với một bệnh nào đó của cơ thể Ta có thể tạm ví việc tìm huyệt Diện Chẩn giống như việc đi tìm một điểm âm rất nhỏ nằm trong một điểm dương vậy Các huyệt của Diện Chẩn khác hoàn toàn với hệ kinh lạc của Đông y, không có liên
hệ gì với hệ thần kinh hay mạch máu của Tây y, và cũng không đo đếm được
Tuy nhiên các huyệt của Diện Chẩn lại thể hiện được rất nhiều điều: nó có các huyệt liên hệ một cách chi tiết đến tất cả các bộ phận ngoại vi của cơ thể như: đầu, cổ, lưng, tay, chân, … và đến các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể như: tim, phổi, dạ dày (bao tử), ruột non, ruột già, … Trong hệ thống huyệt của Diện Chẩn, không những có những huyệt có tác dụng tương tự như một số huyệt
và đường kinh của Đông y, mà còn có những huyệt phản ánh các hệ thần kinh, nội tiết, sinh dục… của Tây y và đặc biệt có huyệt có tác dụng giống như một số loại thuốc Tây y như kháng sinh, giảm đau, an thần, …
Trang 12Như vậy, có thể nói hệ thống huyệt của Diện Chẩn rất độc đáo, đầy đủ, chặt chẽ và khoa học Phối hợp và sử dụng các huyệt một cách khéo léo ta có thể phòng và chữa được hầu hết các loại bệnh, từ đơn giản đến nan y, mãn tính, một cách rất nhanh chóng và hiệu quả
1.2.2 Đồ hình phản chiếu và đồng ứng của Diện Chẩn
Ta có thể nói Diện Chẩn được đặt trên một cái kiềng ba chân gồm sinh huyệt, đồ hình phản chiếu và đồ hình đồng ứng
Các đồ hình phản chiếu, bắt đầu bắng đồ hình ngoại vi và nội tạng trên mặt, sau được phản chiếu lên trên đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng và bụng rất đầy đủ Nhưng chỉ đến khi nghiên cứu các đồ hình đồng ứng, ta mới thấy sức tưởng tượng phong phú, khả năng phát triển không có giới hạn của Diện Chẩn Càng ngày người ta càng thấy rõ nguyên nhân, cái gốc sâu xa nhất của bệnh tật là từ tâm trí con người Những băn khoăn không giải quyết được dần dần tích tụ lại hoặc những lo lắng thái quá có thể dẫn ngay đến những nghẽn nghẹt trong cơ thể và biểu hiện ra thành một bệnh nào đó Các phương pháp của
Y học chính thống thường chỉ chú trọng đến việc điều trị cơ thể, điều trị phần xác, mà lờ đi việc điều trị trí não, điều trị phần hồn của con người
Khoa học và triết lý hiện đại dựa quá nhiều vào thực nghiệm và suy luận thuần túy lô-gíc, mà không biết tin vào cảm nhận trực quan của con người Đặc biệt, việc khoa học dựa vào thống kê để mong có được các kết luận “khách quan” đôi khi là rất đáng nghi ngờ Cuốn sách “Thiên nga đen: xác suất cực nhỏ, tác động cực lớn” của tác giả Nassim Taleb đã chỉ ra rất rõ điều này Chúng ta chỉ biết máy móc thống kê lại quá khứ để tìm cách dự đoán tương lai, chứ không biết cách nhìn vào “cái tổng thể” và không đủ phóng khoáng để hình dung được
“những cái không thể”
Các nghiên cứu về y học tự nhiên cho thấy một cách rõ ràng rằng, chỉ cần tập thiền, biết cách an trú thân tâm trong hiện tại, tìm đến trạng thái trống không, chỉ cần biết buông xả, thảnh thơi, coi nhẹ mọi chuyện là các vấn đề của trí óc sẽ được giải quyết Mà một khi trí óc được khai thông thì cơ thể cũng sẽ được khai thông theo, và tự nhiên bệnh sẽ lành
Tuy nhiên, tập thiền không dễ một chút nào Con người hiện đại, mang quá nhiều tính dương trong người, quan tâm không ngừng, không nghỉ đến quá khứ
và tương lai, nuối tiếc cũng nhiều, mà ham muốn cũng nhiều, rất khó có thể tĩnh tâm và an trú được trong hiện tại
Trang 13Trong bối cảnh đó, Diện Chẩn chính là một phép màu, các Đồ hình Đồng ứng, với sức tưởng tượng, liên thông phong phú vô bờ của mình, chính là chìa khóa để mở cánh cửa vào trí não Có thể nó đi hơi ngược, khi bắt đầu bằng chữa bệnh cho cơ thể trước, rồi qua đó mới gián tiếp chữa bệnh cho tâm hồn Nhưng
có lẽ đó là giải pháp duy nhất có thể thành công khi mà cái trí, cái duy lý đang thống trị như hiện nay
1.2.3 Diện Chẩn có chữa được bệnh không?
Xin được nhắc lại, Diện Chẩn thuộc về môn “phản xạ học thần kinh” và nằm trong các ngành “y học bổ xung”, “chữa bệnh không dùng thuốc” và “liệu pháp tự nhiên”, … Cái tên “y học bổ xung” được đặt ra để chỉ đến tính độc tôn của “y học chính thống”, tất cả các phương pháp chăm sóc sức khỏe khác chỉ được phép bổ xung, chứ không được phép thay thế y học chính thống Y học từ xưa đến nay thường chú trọng đến việc dùng thuốc, “thuốc đắng giã tật”, chữa bệnh là phải dùng thuốc và người đi chữa bệnh là thầy thuốc Vì thế các phương pháp sử dụng các tác động cơ học, năng lượng thường được xếp sang một bên thành “chữa bệnh không dùng thuốc” Các liệu pháp “tự nhiên” thì rộng hơn, nó bao gồm không chỉ các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà cả các phương pháp dùng thuốc làm từ cây cỏ trong thiên nhiên
Diện Chẩn cũng giống như nhiều phương pháp y học bổ xung khác, không
cố nhắm tới việc “can thiệp”, “chữa bệnh” theo cách chúng ta thường quan niệm, mà hướng đến việc hỗ trợ giúp cơ thể tự điều chỉnh Tuy nhiên, cơ chế tự điều chỉnh, tự chữa bệnh của cơ thể thần kỳ đến mức chính người làm Diện Chẩn cũng thường xuyên ngạc nhiên, và người bệnh thì nhiều khi không tưởng tượng nổi làm sao mà bệnh nó biến đi đường nào mất!
Tuy nhiên, Diện Chẩn không mong chờ được công nhận là một phương pháp chữa bệnh, không mong muốn trở thành một phương pháp cạnh tranh với các phương pháp chữa bệnh khác Diện Chẩn, cũng như Yoga, hít thở và các phương pháp tự nhiên khác sẽ chỉ là một phương pháp “hỗ trợ sức khỏe không dùng thuốc” Diện Chẩn sẽ là một công cụ “thể dục hữu hiệu thường xuyên” của mọi nhà, giúp mọi người có thể tích cực phòng bệnh, tránh đến mức tối đa việc phải đi khám chữa bệnh
Như chúng ta đều biết, phòng bệnh luôn là chỗ yếu nhất của toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe Chúng ta có một tâm lý phổ biến, rất tai hại: mình không biết gì và không thể can thiệp gì được vào cơ thể của mình, nếu bị bệnh nhẹ thì cứ ra hiệu thuốc mà mua thuốc về uống cho thoải mái! nếu uống thuốc thoải mái mà vẫn không có kết quả gì thì cứ tìm đến những bệnh viện tốt nhất và
Trang 14đắt tiền nhất để mà điều trị! nếu điều trị không được thì mới bắt đầu lao tâm khổ
tứ đi tìm cho bằng được một ông lang thật giỏi để mong còn nước còn tát!
y giỏi, có một niềm tin lớn vào việc dùng các liệu pháp mình đã biết sẽ rất khó tiếp cận với Diện Chẩn Họ thường có định kiến với những phương pháp “chưa
có cơ sở khoa học” và “chưa được chính thức công nhận” Đối với họ, những cái
có cơ sở khoa học, đã chính thức được công nhận và phổ biến rộng rãi chắc chắn
đã là những cái tốt nhất rồi! những cái khác thì chẳng có gì đáng kể!
1.2.5 Giới hạn của nhận thức
Tích “thầy bói xem voi” không phải để chê các thầy bói mù, mà chính là chỉ đến cái giới hạn nhận thức của tất cả chúng ta, từ những con người bình thường cho đến các nhà bác học Tất cả chúng ta đều là thầy bói mù đang đi xem voi cả thôi!
Những cái đã biết của con người giống như thể tích bên trong của một quả cầu, những cái chưa biết là phần không gian bên ngoài Bề mặt của quả cầu là phần tiếp giáp giữa cái đã biết và cái chưa biết Người ta hay gọi cái phần tiếp giáp này là nghiên cứu chuyên sâu hay những ngành mũi nhọn Cái từ “mũi nhọn” này dễ làm mọi người hiểu nhầm là những cái chúng ta chưa biết rất ít, chỉ bé như đầu mũi kim thôi Nhưng thực ra, những cái chúng ta chưa biết là phần mênh mông bên ngoài quả cầu mà chúng ta cảm nhận được thông qua việc xem xét diện tích bề mặt của quả cầu, nơi tiếp giáp giữa những cái đã biết và chưa biết Khi chúng ta càng biết nhiều, thể tích quả cầu càng tăng, thì diện tích
bề mặt tiếp xúc này lại càng rộng
Nếu chúng ta chỉ chúi mũi hướng vào tâm quả cầu, nhìn vào những điều đã biết, thì chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ tự vỗ ngực, thốt lên: chà chà chà, sao
mà chúng ta biết nhiều thế! Nhưng chúng ta hãy ngẩng đầu lên, nhìn ra xung quanh, lắng nghe những điều tưởng như không thể ở cái bề mặt của quả cầu
Trang 15ngày càng rộng ra ấy, chúng ta sẽ thấy sự mênh mông thực sự của những điều chưa biết
Diện Chẩn đang nằm ở bề mặt của quả cầu nhận thức và nó đang chờ các bạn đến khám phá!
1.2.6 Y học hiện đại và Y học bổ xung
Vận mệnh của một xã hội, một quốc gia hay một nền y học đều có quy luật của nó Mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của Y học hiện đại khi Robert Koch phát hiện sự lây bệnh do vi khuẩn vào khoảng năm 1880 và khi người ta tìm ra thuốc kháng sinh vào khoảng năm 1900 Như vậy Y học hiện đại mới chỉ có tuổi đời là khoảng 130 năm, nếu tính từ khi có cái khẳng định “sự lây bệnh là do vi khuẩn”
Y học hiện đại đã làm một cuộc cách mạng thực sự, khi nó có thể điều trị bệnh tật một cách thần kỳ bằng kháng sinh và phòng chống các dịch bệnh bằng tiêm phòng
Tuy nhiên, ngay từ đầu Y học hiện đại đã cho rằng bệnh tật là từ bên ngoài vào, nên nó chỉ tập trung tìm hiểu về những tác nhân gây bệnh, như là vi trùng
và siêu vi trùng, đồng thời tìm cách điều trị bằng các thuốc kháng sinh và các loại thuốc có dược tính cao khác
Loài người đã nhầm tưởng rằng mình có thể chế ngự được thiên nhiên, chế ngự được những con vi trùng này, nhưng có ngờ đâu chúng lại có thể sống sót
và thích nghi được với thuốc kháng sinh Y học hiện đại hoặc là cứ mải tìm cách tấn công một cách vô vọng những tác nhân gây bệnh bên ngoài, hoặc là chỉ chú trọng thuần túy đến các cơ chế sinh-hóa-lý của cơ thể, mà không để ý gì đến các
cơ chế tâm lý, sự liên kết huyền bí giữa thân và tâm, cơ chế tự chữa lành bệnh thần kỳ của cơ thể con người
Một vấn nạn lớn, thực sự rất lớn của xã hội hiện đại là gánh nặng chi phí y
tế Gánh nặng này đang ngày càng tăng và là một nguyên nhân gây ra nhiều tranh cãi về bảo hiểm y tế ở các nước giàu và tình trạng quá tải bệnh viện ở các nước nghèo
Tại sao chi phí y tế lại ngày càng gia tăng? Đó là vì chúng ta đang ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào thuốc men và bác sĩ Thay vì chúng ta có thể tự lắng nghe lấy cơ thể mình để tự điều chỉnh lấy nó, thì chúng ta lại sợ sệt, không dám làm gì, giao phó hết cơ thể của chúng ta cho bác sĩ, cho những người “có chuyên môn” và “có thẩm quyền” trong việc định đoạt những vấn đề có liên quan đến “tính mạng con người”
Trang 16Một điều chớ trêu là, khi chúng ta càng lệ thuộc vào bác sĩ, thì chúng ta lại càng không biết cách tự chăm sóc bản thân, và thế là chúng ta lại càng hay bị bệnh, và lại càng hay phải đến bệnh viện hơn Cứ như thế, chi phí y tế sẽ ngày càng gia tăng, và hỏi rằng có nền kinh tế nào mà có thể chịu cho được?
Chính những thiếu sót này của Y học hiện đại đã dẫn đến sự trở lại ngày càng mạnh mẽ của các nền Y học cổ truyền, Y học thay thế và Y học bổ xung Các nền Y học này chú trọng đến việc nâng cao thể trạng của người bệnh, kết nối thân và tâm, điều chỉnh tâm lý và phát động cơ chế tự chữa lành bệnh của cơ thể
Trong cuốn sách nổi tiếng “Lành bệnh tự nhiên – khám phá và tận dụng khả năng tự nhiên của cơ thể để tự duy trì và chữa lành bệnh”, xuất bản năm
1995 của bác sĩ Andrew Weil, tác giả có liệt kê các phương pháp Y học thay thế
mà người Mỹ hay dùng bao gồm: Châm cứu (Acupuncture), Y học Ấn Độ (Ayurvedic medicine), Phản hồi sinh học (Biofeedback), Điều chỉnh thân tâm (Body work: reiki, yoga, shiatsu, qigong, t’ai chi, …), Y học cổ truyền Trung Quốc (Traditional chinese medicine), Kỹ thuật cột sống (Chiropractic), Kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng (Guided imagery and visualization therapy), Y học thảo dược (Herbal medicine), Y học thể thống nhất (Holistic medicine), Vi lượng đồng căn (Homeopathy), Thôi miên (Hypnotherapy), Liệu pháp thiên nhiên (Naturopathy), Thuật nắn xương (Osteopathic Manipulative Therapy), Chữa bệnh bằng tôn giáo (Religious healing), Chữa bệnh bằng xoa bóp (Therapeutic touch)
Qua khảo cứu sơ bộ, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Các phương pháp cổ truyền như Châm cứu,Y học Ấn Độ hay Y học Trung Quốc vốn đã có một lịch sử tồn tại rất lâu đời, nó dần dần sẽ lấy lại thế quân bình với Tây y, theo như mong muốn mà người ta vẫn hay nói: “Đông Tây
y kết hợp” Nhưng các phương pháp Đông y cũng phức tạp chẳng kém gì Tây Y, không phải ai cũng có thể học được, nên Đông y và Tây y sẽ vẫn chỉ cạnh tranh nhau sức ảnh hưởng ở trong các bệnh viện và các trung tâm chữa bệnh
- Có một số liệu pháp tự nhiên khác dùng “năng lượng vũ trụ”, “trường sinh học”, “nhân điện”,… một cách vô hình, làm cho những người mới tiếp cận thường bỡ ngỡ, hoài nghi
- Trong khi đó, Diện Chẩn là một phương pháp hữu hình, dễ tiếp cận, mà lại hiệu quả và rẻ tiền Ai cũng có thể học để tự phòng và chữa bệnh trong gia đình, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc men, bác sĩ
Trang 17- Diện Chẩn trong tương lai sẽ không cạnh tranh với Đông y và Tây y trong các bệnh viện, mà nó cùng với các liệu pháp tự nhiên khác, lan tỏa trong quần chúng, biến bệnh nhân thành thầy thuốc, giảm thiểu nỗi khổ và nỗi đau trong lòng mỗi người dân, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa hơn, gần gũi hơn với thiên nhiên, góp phần làm giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế và giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
Một nhà tiên tri người Kiến An – Hải Phòng gần đây có những bình giảng mới về những lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông nói, sấm Trạng Trình dự báo về một sự thay đổi lớn lao đang và sẽ diễn ra trong những năm đầu của thế kỷ 21, khi mà nhân loại chuyển từ tranh đấu sang cùng chung sống trong thái bình Ông kể về những điều rất huyền bí, nhưng lý thú về vũ trụ,
về cuộc sống của loài người trên trái đất, về vận mệnh của nước Việt Nam trong tương lai, đặc biệt trong đó có đoạn “sau này tiếng Việt sẽ được phổ biến ra khắp trên thế giới, giống như tiếng Anh hiện tại” Phải chăng điều này gắn với môn Diện Chẩn? Có thể trong tương lai, các nước trên thế giới sẽ phải học tiếng
Việt để tìm hiểu về Diện Chẩn, để biết cách lăn hơ dái tai giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ở bộ phận sinh dục nam; lăn hơ sống mũi, sống tai, sống tay, sống chân giúp làm giảm đau ở sống lưng; ấn vào đầu ngón tay, đầu ngón chân, xoa đầu gối giúp làm giảm đau nhức ở đầu, …
Chính vì nét văn hóa đặc sắc này mà Diện Chẩn đang được Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Sức khỏe Cộng đồng triển khai nghiên cứu và ứng dụng
Hà Nội, ngày 23/3/2013 Thạc sĩ Nguyễn Văn San
09 45 68 95 73
san.dienchan@gmail.com
http://dienchan.vn/
Trang 182 ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU
2.1 Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể nam & nữ trên mặt
Đồ hình này tuân theo thuyết âm dương: dương là cái tổng quát và có tính
co gọn, âm là cái chi tiết và có tính bành trướng Đồ hình nam màu đỏ mô tả đầy
đủ một con người, thường dùng để chữa tổng quát các bộ phận (đau đầu, đau tay, đau chân) Đồ hình nữ màu xanh, vẽ đầu mặt phóng to ra, bàn tay và bàn chân lệch đi và trùm ra ngoài, thường dùng để chữa chi tiết các bộ phận (mắt, mũi, mồm, … các ngón tay và các ngón chân)
Trang 192.2 Đồ hình Penfield
Chú thích: a Mông b Vai c Khuỷu tay d Cổ tay
e Gáy f Khí quản – Thực quản
Đồ hình trên cho thấy sự tương đồng
kỳ lạ giữa phản xạ thần kinh trên mặt của Diện Chẩn với các kết quả nghiên cứu của nhà phẫu thuật thần kinh W
Penfield (Sơ đồ Penfield so sánh diện tích phóng chiếu của từng bộ phận cơ thể trên các vùng khác nhau của vỏ não: hệ thống chức năng nào càng quan trọng thì diện tích phóng chiếu của nó ở vùng tiên phát trên vỏ não càng lớn.)
Trang 202.3 Đồ hình Rodin và các đồ hình ngoại vi khác
Đồ hình Rodin màu xanh: đầu ở thái dương; lưng ở sống tai; bả vai ở vùng
tóc mai; đầu gối và khuỷu tay ở gò má; mông ở đầu xương hàm, dưới dái tai;
vùng bụng nằm dưới tóc mai, ngang huyệt số 0 đi ra
Đồ hình ngoại vi trên mặt: đỉnh đầu ở giữa trán, huyệt 103; bả vai ở đầu
mày, huyệt 65; toàn bộ thân mình nằm trên mũi; thắt lưng ở huyệt số 1; mông huyệt số 5; hậu môn huyệt 143; bộ phận sinh dục huyệt 19; Đầu gối huyệt số 9
Đồ hình ngoại vi trên tóc: toàn bộ thân mình nằm dọc sống đầu; hậu môn ở
giữa đỉnh đầu; hai đùi xuôi xuống đỉnh tai; đầu gối và khủy tay huyệt 139, cẳng
chân xuôi từ đỉnh tai ra sau gáy; mỗi bàn chân là một nửa gáy
Trang 212.4 Đồ hình phản chiếu nội tạng trên mặt
a Tim, b Phổi, c Gan, d Dạ dày, e Lá lách, f Mật, g Thận,
h Ruột già, i Ruột non, j Bàng quang, k Tụy, n Tiền liệt tuyến
Hai phần ba của mặt, từ lông mày xuống đến cằm phản chiếu toàn bộ nội tạng trong cơ thể Từ lông mày xuống hết mũi phản chiếu ngực: mũi là tim màu
đỏ, mắt và vùng dưới mắt hai bên cánh mũi là phổi màu trắng
Bên trái và dưới cánh mũi là dạ dày màu vàng, bên phải cánh mũi là gan màu xanh, trong gan có mật
Lá lách nằm cạnh dạ dày bên trái cánh mũi Tụy nằm ở môi trên, vùng nhân trung Hai bên mép phía môi trên là thận
Toàn bộ vùng mồm phản chiếu bụng, rốn ở giữa mồm, môi trên là bụng trên, môi dưới là bụng dưới Ruột non bao quanh sát mồm màu đỏ, ruột già bắt
đầu từ huyệt 104 (ruột thừa – ruột dư), vòng lên huyệt 38 bên phải, đi sang huyệt
38 bên trái rồi đi xuống cằm Bàng quang và tuyến tiền liệt ở cằm
Trang 222.5 Đồ hình phản chiếu nội tạng trên trán
a Tim, b Phổi, c Gan, d Dạ dày, e Lá lách, f Mật, g Thận,
h Ruột già, i Ruột non, j Bàng quang, k Tụy, n Tiền liệt tuyến
Toàn bộ nội tạng ở mặt lật ngược lên phía trên ta có đồ hình phản chiếu nội tạng trên trán
Nửa dưới của trán là ngực Ấn đường là tim, phía trên hai lông mày là phổi Giữa trán là dạ dày bên trái và gan bên phải
Nửa trên của trán là bụng, phần sát mí tóc là bàng quang và tuyến tiền liệt
Trang 232.6 Thái cực đồ và đồ hình phản chiếu cột sống
Thái cực đồ: Phần mặt trái là âm (Yin), phần mặt phải là dương (Yang) Ta
có thể tác động vào phần mặt hoặc cơ thể bên trái để chữa cho phần mặt hoặc cơ thể bên phải, tác động phía trên để chữa cho phía dưới và ngược lại
Đồ hình bên trái tương ứng với đồ hình nội tạng trên mặt và đồ hình bên
phải tương ứng với đồ hình nội tạng trên trán: huyệt 106 và số 8 tương ứng với
đốt C1, huyệt 26 là đốt C7, huyệt số 1 và 342 là đốt L1, huyệt 173 và 126 là đốt L5, huyệt 143 và 557 là đốt xương cùng
Trang 24Tác động trực tiếp dọc cột sống, sẽ kích hoạt đến tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể Các vùng hay bị tắc nghẽn là các đốt C1-C7 và L1-L5 Dùng tay chà sát, hoặc lăn hơ kỹ hai vùng này giúp hỗ trợ, giải quyết nhiều bệnh tật
Trang 252.7 Đồ hình phản chiếu não
Mặt phản chiếu não Các huyệt sau đây tương ứng với 12 đôi dây thần kinh
sọ não:
Huyệt 197: dây số 1 (khứu giác)
Huyệt 34: dây số 2 (thị giác)
Huyệt 184: dây số 3 (vận nhãn chung)
Huyệt 491: dây số 4 (cảm động)
Huyệt 61: dây số 5 (tam thoa)
Huyệt 45: dây số 6 (vận nhãn ngoài)
Huyệt 5: dây số 7 (thần kinh mặt) Huyệt 74: dây số 8 (thần kinh thính giác) Huyệt 64: dây số 9 (thần kinh thiệt hầu) Huyệt 113: dây số 10 (thần kinh phế vị) Huyệt 511: dây số 11 (gai sống)
Huyệt 7: dây số 12I (hạ thiệt-dưới lưỡi)
12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não, chui qua các lỗ của hộp sọ, phân nhánh vào các cơ ở đầu, mặt, cổ và cơ quan nội tạng Mỗi dây thần kinh có nhiệm vụ riêng,
và nếu bị tổn thương sẽ gây ra loại bệnh đặc trưng
Dây số 1 - dây khứu giác - là các sợi bắt nguồn từ niêm mạc mũi, chui qua lỗ
sàng xương bướm ở đáy não vào hành khứu đi vào não Chúng nhận cảm giác về các mùi khi ngửi Rối loạn về ngửi có thể do viêm niêm mạc mũi, do thịt thừa (pôlip) Tình trạng mất hẳn cảm giác ngửi có thể do các sợi này bị chèn ép do u hoặc bị đứt
do chấn thương
Dây số 2 - dây thị giác - bắt nguồn từ các tế bào ở võng mạc, tập trung lại
thành dây thần kinh thị giác, chui qua 2 lỗ thị giác vào sọ, điểm tận cùng là trung tâm thị giác ở vỏ não Dây thần kinh thị giác dẫn truyền cảm giác về ánh sáng và các đồ
Trang 26vật về não Nếu dây này bị teo sẽ khiến người bệnh nhìn các vật như nhìn vào một ống nứa Ngoài ra, nếu khối u đè vào dây thị giác sẽ sinh bệnh bán manh, chỉ nhìn thấy một bên mắt
Dây số 3 - dây vận nhãn chung - đi từ cuống đại não (trung não), chạy ra phía
trước, vào ổ mắt, vận động một số cơ mắt đưa nhãn cầu lên xuống và vào trong Dây số 3 bị tổn thương sẽ gây mắt lác ra ngoài Nguyên nhân thường do viêm màng não, chảy máu ở cuống não, chấn thương nền sọ hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
Dây số 4 - dây cảm động - bắt nguồn từ trung não, chạy vào ổ mắt, chi phối cơ
chéo to, vận động đưa mắt ra ngoài, xuống dưới Khi tổn thương dây số 4, mắt sẽ không đưa xuống thấp được Nguyên nhân tổn thương cũng giống như dây số 3
Dây số 5 - dây tam thoa - xuất phát từ cầu não và được chia thành 3 nhánh
gồm nhánh mắt, nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới Nhánh mắt, nhánh hàm trên nhận cảm giác vùng mắt, hốc mũi, da mí trên, trán, da đầu, phần trên hầu, các tuyến hạnh nhân Nhánh hàm dưới nhận cảm giác 2/3 trước lưỡi và răng hàm dưới, tuyến nước bọt Các sợi vận động chi phối cơ cắn, cơ nhai Tổn thương dây số 5 thường gây mất cảm giác các phần dây phân nhánh, làm bệnh nhân nhức đầu hoặc không cắn chặt, làm hàm dưới kém vận động Nguyên nhân là do tổn thương nền sọ, viêm
đa dây thần kinh, bệnh Zona thần kinh
Dây số 6 - dây vận nhãn ngoài - đi từ rãnh hành - cầu ra trước, vào ổ mắt,
phân nhánh vào cơ thẳng ngoài, đưa nhãn cầu liếc ra ngoài Tổn thương dây số 6 khiến mắt bệnh nhân bị lác vào trong Nguyên nhân tổn thương giống dây số 3
Dây số 7 - dây thần kinh mặt - vận động các cơ ở mặt Xuất phát từ rãnh hành
cầu, qua xương đá, lỗ ức - chũm, bám vào các cơ ở mặt, nhận cảm giác một số tuyến nước bọt, nước mắt Khi bị liệt dây thần kinh mặt, các triệu chứng thường gặp
là lệch mặt về bên lành, nhân trung kéo về bên không liệt Mắt bên liệt nhắm không kín nếu liệt dây thần kinh ngoại biên Có người liệt rõ, có người liệt kín đáo (chỉ nhìn
rõ khi cười, há miệng, huýt sáo), ăn và uống nước hay bị rơi vãi, đôi khi nói khó Nguyên nhân là do bị chảy máu não, nhũn não (tai biến mạch máu não), u não thường kèm liệt nửa thân Liệt dây số 7 ngoại biên do viêm màng não, bệnh ở tai giữa, xương đá, do can thiệp sản khoa bằng focxep, do viêm đa dây thần kinh, Zona
và liệt do lạnh
Dây số 8 - dây thần kinh thính giác - gồm hai nhóm sợi Phần ốc tai phụ trách
nghe và phần tiền đình phụ trách giữ thăng bằng và tư thế Hai nhóm hợp lại thành dây số 8 chui vào hộp sọ và tận cùng ở vỏ não Tổn thương dây số 8 có thể ảnh hưởng đến sức nghe và hội chứng tiền đình là chóng mặt, ù tai Nguyên nhân có thể
do u chèn ép, chấn thương sọ, tăng huyết áp, do một số bệnh xơ động mạch ở tiền đình, ốc tai, do viêm màng não, viêm thận mạn, nhiễm độc, trong đó có thể do dùng một số thuốc như Streptomycin
Dây số 9 - dây thần kinh thiệt hầu - xuất phát từ rãnh bên hành não, đi vào
khoang hầu Nó vận động các cơ vùng hầu, cảm giác 1/3 sau lưỡi Dây số 9 không bao giờ bị liệt riêng
Dây số 10 - dây thần kinh phế vị - là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ
thể, chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng (tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục) Thoát qua hộp sọ, cặp dây số 10 xuống cổ, ngực và bụng Đến ngực, chúng tách ra 2 nhánh quặt ngược lên vận động dây thanh âm Khi
bị tổn thương dây số 10, bệnh nhân hay bị sặc thức ăn lỏng, nghẹn thức ăn đặc, liệt dây quặt ngược sẽ nói giọng khàn Nguyên nhân tổn thương: có thể do các phẫu
Trang 27Dây số 11 - dây gai sống - xuất phát từ rãnh bên sau của hành não, chui qua
hộp sọ, đi xuống phân nhánh, vận động cơ ức đòn chũm, cơ thang và cơ thanh quản Tổn thương ở hành tủy thường liệt cả 3 cặp dây 9, 10, 11
Dây số 12 - dây hạ thiệt (dưới lưỡi) - xuất phát từ rãnh trước hành não, chui
qua nền sọ vào vùng hàm hầu, chi phối vận động các cơ ở lưỡi Liệt dây 12 khiến lưỡi sẽ đẩy sang bên lành khi thè lưỡi Nguyên nhân do viêm màng não hay vỡ xương nền sọ
2.8 Đồ hình phản chiếu tim
Mặt phản chiếu tim Gạch hay lăn khắp mặt sẽ kích hoạt hệ thống tuần hoàn, làm tăng huyết áp và làm nóng cơ thể
Hàng ngày vào buổi sáng, chúng ta rửa mặt nước nóng, lấy khăn mặt chà
kỹ nhiều lần bộ mặt sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, khí huyết trong cơ thể lưu thông và chẳng bệnh tật nào xâm nhập được
Trang 282.9 Đồ hình phản chiếu bộ phận sinh dục nữ và nam
Trang 292.10 Đồ hình phản chiếu trên lòng bàn tay
Lòng bàn tay phản chiếu ngoại vi và nội tạng trong cơ thể Hàng ngày xoa tay, vỗ tay, hoặc dùng dụng cụ lăn hơ lòng bàn tay sẽ giúp khai thông các tắc nghẽn trong cơ thể Đặc biệt ta có thể lăn hơ hoặc day ấn các khớp ở ngón tay, giúp điều chỉnh tất cả các vấn đề xương khớp trong cơ thể
Trang 302.11 Đồ hình phản chiếu trên lòng bàn chân
Bàn chân phản chiếu ngoại vi cơ thể: hai ngón cái phản chiếu đầu, cạnh
bàn chân phản chiếu lưng, gót chân phản chiếu bàn chân
Bàn chân phản chiếu mặt: phía dưới các ngón chân là mắt, cạnh chân là
mũi, gót chân là mồm
Bàn chân phản chiếu nội tạng: nửa trên của lòng bàn chân phản chiếu
ngực, phía dưới ngón cái là tim Giữa lòng bàn chân bên trái là dạ dày, giữa lòng bàn chân bên phải là gan Nửa dưới của lòng bàn chân phản chiếu bụng Việc lăn hơ lòng bàn chân giúp cải thiện rất tốt các vấn đề nội tạng trong cơ thể
Trang 312.12 Đồ hình phản chiếu trên lưng và bụng
Lưng phản chiếu ngoại vi: gáy phản chiếu đầu, hai bả vai phản chiếu tay,
phần lưng trên phản chiếu lưng, phần lưng dưới phản chiếu chân
Lưng phản chiếu mặt: Hai bả vai phản chiếu mắt, sống lưng phản chiếu
mũi, thắt lưng phản chiếu mồm
Lưng phản chiếu nội tạng: Nội tạng trong cơ thể phản chiếu ra lưng, gan lại
nằm bên trái và dạ dày nằm bên phải, tức là ta có thể tác động vào gan để chữa
dạ dày và ngược lại
Ngực bụng phản chiếu ngoại vi: cổ phản chiếu đầu, hai xương quai xanh
phản chiếu tay, bả vai phản chiếu bàn tay, bụng phản chiếu chân, gót chân nằm
ở dưới rốn
Ngực bụng phản chiếu mặt: vú phản chiếu mắt, rốn phản chiếu mồm
Trang 322.13 Đồ hình phản chiếu trên loa tai
Tai phản chiếu ngoại vi: sống tai là sống lưng; vành tai trên là cánh tay;
vành tai dưới là đầu gối, cẳng chân và bàn chân
Tai phản chiếu mặt: Tai là nơi đặc biệt dùng để chữa mặt, tai trái phản
chiếu nửa mặt bên trái, tai phải phản chiếu nửa mặt bên phải Phía trên là mắt, ở giữa là mũi, phía dưới là mồm, lưỡi, họng
Tai phản chiếu nội tạng: phía trên là phần ngực, phía dưới là phần bụng
Trang 333 ĐỒ HÌNH ĐỒNG ỨNG
Mỗi ngón tay đồng ứng với một con người: Ta có thể xoa bóp, ấn tìm điểm đau hay hơ trên ngón tay
để hỗ trợ việc điều trị hoặc tìm ra các bộ phận gây bệnh (ấn vào thấy đau) đồng ứng trên từng ngón tay Các ngón tay đồng ứng với khung xương: Xoa bóp hay hơ trên ngón tay giúp cho việc điều trị sự đau nhức các xương và khớp xương trên cơ thể
Các ngón tay cũng tương ứng với các cơ quan nội tạng – tác động lên các đốt ngón tay cũng có thể giải quyết các vấn đề của nội tạng
Bàn tay úp đồng ứng với các bộ phận phía sau lưng của cơ thể: Xoa bóp, hơ hay ấn vào các ngón tay (để úp) cũng là cách tác động vào các khu vực đồng ứng ở phía sau cơ thể
Trang 34Bàn tay nắm với ngón cái gấp vào trong đồng ứng với cái đầu: Khi tác động vào các điểm trên lưng bàn tay, sẽ có hiệu quả trên các khu vực ở đầu
Bàn tay nắm với ngón cái duỗi thẳng, lại đồng ứng với trái tim:Khi tác động (bằng việc hơ ngải cứu) trên bàn tay trong tư thế này là ta
đã tác động trên trái tim
Cánh tay úp đồng ứng với lưng – cổ gáy – đầu: Hơ hay ấn trên các điểm đồng ứng vùng cánh tay hay vùng lưng, có tác động làm giảm đau các phần gây đau nơi lưng hay trên cánh tay
Cánh tay ngửa đồng ứng với phần ngực – bụng…
Trang 35Hai nắm đấm chọi nhau tạo thành đồng ứng của các khớp xương lớn như khớp vai, khớp khuỷu tay và khớp gối Ta có thể day hai nắm đấm vào nhau để hỗ trợ việc chữa các khớp trong cơ thể
Bàn tay với ngón cái
và trỏ tạo thành vòng tròn, đồng ứng với mắt: Trong tư thế này,
có thể tác động bên trong 2 ngón để chữa các bệnh đau mắt đỏ, nóng đổ ghèn hay bụi vào mắt
Bàn tay nắm trong tư thế này, đồng ứng với đại não – Tác động qua việc hơ ngải cứu hay lăn bằng cây lăn có thể chữa bệnh nhức đầu, đau dầu một bên
Hai bàn tay mở, đồng ứng với phía dưới não bộ; Hỗ trợ điều trị các bệnh tai biến mạch máu não, tâm thần, nhức đầu, mất ngủ bằng cách hơ ngải cứu trong lòng bàn tay
Bàn tay khum như hình bên đồng ứng với gan hơ nóng vùng khoanh tròn để hỗ trợ chữa gan
Trang 36Các tư thế bàn tay – đầu gối đồng ứng với
bộ phận sinh dục nữ –
hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa liên quan đến
bộ phận này bằng cách tác động trên các vùng đồng ứng
Mỗi một ngón chân tương ứng với một đầu người: Khi tác động lên ngón chân sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề trên vùng đầu, mặt
Bàn chân đồng ứng cột sống
Hai bàn chân đồng ứng với hai quả thận : Các ngón chân : Tuyến thượng thận
Cạnh trong bàn chân: tỉnh mạch thận (màu xanh), động mạch thận ( màu đỏ)
Phần gan bàn chân:
Trang 374 HỆ THỐNG HUYỆT VÀ BỘ HUYỆT
4.1 Bảng tra tọa độ huyệt
Chú thích: Cột đầu tiên là huyệt (có 256 huyệt đánh số từ 0 đến 633)
Cột thứ hai là hoành độ, số la mã là ở bản đồ nhìn thẳng, số latin là ở bản đồ nhìn nghiêng Cột thứ ba tung độ, giữa mũi là O, từ A đến K là ở bản đồ huyệt nhìn thẳng, từ K đến Q là
ở bản đồ huyệt nhìn nghiêng
Trang 38Chú thích: Cột đầu tiên là huyệt (có 256 huyệt đánh số từ 0 đến 633)
Cột thứ hai là hoành độ, số la mã là ở bản đồ nhìn thẳng, số latin là ở bản đồ nhìn nghiêng Cột thứ ba tung độ, giữa mũi là O, từ A đến K là ở bản đồ huyệt nhìn thẳng, từ K đến Q là
ở bản đồ huyệt nhìn nghiêng
Hình bên phải trang trước là đầu mũi nhìn từ dưới lên (nariz / nose / nez)
Hình bên trái trang này là sau tai (oreja / ear / oreille)
Trang 394.2 Bản đồ huyệt nhìn thẳng
Trang 404.3 Bản đồ huyệt nhìn nghiêng