Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
54,74 KB
Nội dung
Phần 2: Áp dụng các nguyên tắc Chương 6: Các mối quan hệ Bạn bè là người tôi gặp và họ chấp nhận con người thật của tôi. — Henry David Thoreau Đối với một số người, các mối quan hệ thường là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, khi hiểu được bản chất của các mối quan hệ và cách áp dụng năm nguyên tắc, việc giao tiếp sẽ không còn là vấn đề nữa, mà trái lại, còn đem đến những món quà lớn lao. Bất kỳ mối quan hệ nào cũng đều bắt đầu từ chúng ta. Khi ở trạng thái cảm xúc tích cực, chúng ta sẽ sẵn sàng đón nhận sự tôn trọng lẫn nhau, mối giao tiếp chân thành cởi mở, và lòng yêu thương chân thành. Khi ta hài lòng, thỏa mãn với cuộc sống, những người khác cũng được lợi từ thái độ tích cực của ta. Khi cảm thấy dễ chịu, ta không cần phải chỉ trích hay phòng thủ quá mức, bởi chúng ta không còn cảm thấy bị bất kỳ ai đe dọa nữa. Những người giao tiếp với bạn đều đã cố gắng hết mình. Chẳng ai thức dậy vào buổi sáng với ý định hủy hoại cuộc đời bạn cả (có lẽ trừ một số người tâm lý không bình thường). Mọi người đều thành tâm mong muốn cố gắng hết sức để cuộc sống của họ và mọi người suôn sẻ. Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người gần gũi với chúng ta, sẽ luôn tìm cơ hội giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tâm lý con người hoạt động giống hệt nhau. Chúng ta đều tư duy. Chúng ta đều có tâm trạng. Bởi tư duy và tâm trạng của mỗi cá nhân là độc nhất, nên mỗi người đều sống trong một thực tại riêng biệt. Và chúng ta đều có cảm xúc. Bốn thành tố của tâm lý này đúng với tất cả mọi người trên thế giới. Chúng đúng với bạn, bạn đời, đồng nghiệp và con cái bạn; chúng đúng với tôi, vợ tôi, các con gái tôi, khách hàng của tôi; chúng đúng với tất cả mọi người. Hãy xem xét nguyên tắc của tư duy. Mỗi chúng ta đều suy nghĩ không ngừng, và chúng ta sẽ làm như vậy cho đến hết đời, và đó là một thành tố của cuộc sống cho dù chúng ta muốn hay không. Nắng hay mưa, tư duy vẫn tiếp diễn trong đầu ta và tất cả mọi người. Làm sao để tận dụng tốt nhất khả năng này? Hệ tư tưởng của những người khác Chúng ta đã biết tư duy với những khuôn mẫu mang tính chất định kỳ là một phần trong hệ tư tưởng của mỗi cá nhân. Bởi hệ tư tưởng của chúng ta có chức năng tự đánh giá (theo thuật ngữ tâm lý thì đó là một “hệ đóng”), nên chúng ta không thể nghi ngờ chúng, và dường như chúng ta sẽ luôn cảm thấy mình đang nhìn cuộc sống một cách chính xác và chân thực. Vì thế, và vì hệ thống tự đánh giá rất bảo thủ, nên chúng ta thường nghi ngờ cách sống và làm việc của người khác. Những thông tin không phù hợp với những niềm tin hiện thời sẽ bị coi là “không đúng sự thật,” “cách làm kỳ lạ,” “kỳ quặc,” “bất bình thường,” “khác người,” và trong hầu hết các trường hợp là “sai trái”. Khi chúng ta càng hiểu rõ người khác hơn, xu hướng nghi ngờ hệ tư tưởng của họ càng tăng lên, chứ không hề giảm đi. Càng có nhiều cơ hội tiếp xúc và ở bên những hệ tư tưởng khác, nguy cơ xung đột càng cao. Đây là lý do tại sao mối quan hệ sóng gió nhất đối với rất nhiều người chính là hôn nhân. Với những người chưa lập gia đình, mối quan hệ khó khăn nhất thường là với những người gần gũi và thân mật nhất. Thật mỉa mai làm sao khi những người ta muốn gần gũi nhất lại khiến ta cảm thấy buồn phiền nhất. Nhưng chẳng còn cách nào khác, trừ khi và cho đến khi chúng ta hiểu được hoạt động tâm lý của mình và của người đối diện. Khi đó, sẽ xảy ra điều ngược lại. Khi có hiểu biết, chúng ta sẽ dành tình yêu và sự tôn trọng mới mẻ cho những ai chúng ta lựa chọn ở bên phần lớn thời gian. Ta sẽ dành cho họ những cảm xúc tích cực như những người đặc biệt và duy nhất. Vấn đề khác biệt giữa mọi người sẽ không còn làm chúng ta lo ngại nữa mà có khi còn trở nên thú vị! Ta sẽ bắt đầu nhìn mọi người như những cá thể với những cá tính khác nhau, chứ không phải là những kẻ thù. Bạn cần hiểu một điều tối quan trọng là người bạn đời của chúng ta (hay bất cứ ai bạn đang hẹn hò) cũng nhìn cuộc sống rõ ràng như bản thân chúng ta. Không ai có thể nghi ngờ quan điểm của họ về cuộc sống, bởi suy nghĩ tạo ra trải nghiệm. Khi nhìn nhận cuộc sống từ trong ra ngoài, tầm nhìn của chúng ta phải vượt qua hệ tư tưởng, và ta sẽ luôn cảm thấy bất cứ ai cũng nhìn sự việc theo cách của ta, chỉ cần họ không quá cứng đầu hay mù quáng. Nhưng điều đó là không thể và không bao giờ có thể − để có mối quan hệ tích cực lâu dài, chúng ta cần chấp nhận sự thật này. Sự chấp nhận ấy vừa thể hiện sự khiêm tốn vừa đem lại cái nhìn thấu đáo. Mặt khác, chúng ta phải thừa nhận rằng thứ chúng ta vẫn gọi là “cuộc sống” không phải là cuộc sống ở trạng thái chuẩn xác nhất. Phiên bản cuộc sống của bản thân ta và cách ta nhìn nhận cuộc sống của người khác dựa vào quan điểm của mỗi cá nhân. Nếu những thông tin lưu trữ trong bộ nhớ và hệ tư tưởng khác đi, cái nhìn trước cuộc sống và cách phản ứng với người khác cũng theo đó mà thay đổi. Tin mừng là phiên bản cuộc sống của bạn không sai. Nó cũng đúng đắn như bất kỳ ai khác, bởi chúng ta đều hoạt động như nhau về mặt tâm lý. Khi hiểu được nhau theo cách này, ta sẽ kỳ vọng nhìn cuộc sống của ta khác với mọi người. Bởi chúng ta đã học cách chấp nhận nó, nên ta thường ngạc nhiên và vui mừng nếu ai đó nhìn sự việc giống hệt chúng ta. Còn nếu không cũng chẳng sao cả. Chúng ta học cách tự nhủ: “Ồ, đó là những gì họ làm trong thế giới của riêng họ.” Tôi không nói rằng phải làm ngơ trước những khác biệt hoặc vờ như chúng không làm phiền ta. Nếu đó là cảm giác của bạn, hãy đọc lại các chương về tư duy và thực tại riêng biệt. Hệ tư tưởng của chúng ta là trung lập. Chúng ta không thể giả vờ là nó không tồn tại, và cũng chẳng thể hạn chế nó. Việc tốt nhất ta có thể làm là hiểu rằng chúng ta (và mọi người) đều có hệ tư tưởng riêng, và nó quyết định những gì chúng ta nhìn thấy. Khi đó, ta sẽ không còn coi tất cả những gì ta nghĩ đều rõ ràng rành mạch, mà nhìn sự việc một cách khôn ngoan và thận trọng hơn. Chúng ta sẽ thôi nghiêm trọng hóa bản thân và những suy nghĩ của chính mình. Khi kiến thức sâu rộng hơn, chúng ta sẽ thật sự không bị phiền lòng vì người khác, không còn nghiêm trọng hóa hay cảm thấy bị xúc phạm bởi những suy nghĩ của họ nữa. Chúng ta có thể hoàn toàn bất đồng với ai đó, và điều này chẳng vấn đề gì hết. Ta không cần phải đồng ý với mọi người, bởi giờ đây ta đã có nhận thức mới. Nuôi dưỡng cảm xúc tốt đẹp trong các mối quan hệ Khía cạnh quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng các mối quan hệ là cảm giác tồn tại giữa hai người. Nếu cảm giác dễ chịu, chúng ta nói mình có một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu cảm giác dễ chịu bị giảm bớt, chúng ta thấy khó chịu, chúng ta sẽ nói rằng mình có một mối quan hệ tồi tệ. Tất cả các mối quan hệ đều bắt đầu với sự ấm áp và cảm giác tích cực ở mức độ nào đó. Cảm giác tích cực là lý do tại sao mối quan hệ hình thành lúc ban đầu. Cảm giác đó có được bởi những người có liên quan không suy nghĩ theo kiểu chỉ trích nhau! Nếu bạn không tập trung chú ý đến những mặt tiêu cực của một người, cảm giác yêu thương và trân trọng sẽ đến một cách tự nhiên. Cảm giác trong chúng ta sẽ luôn gây ảnh hưởng đến người chúng ta đang trò chuyện. Ví dụ, bạn có thể nói với con bạn rằng: “Tất nhiên là bố yêu con rồi. Bố là bố của con mà.” Nếu bạn nói điều đó với giọng cay nghiệt, hẳn là con bạn sẽ không hiểu câu nói đó theo nghĩa đen − con bạn sẽ nghe và cảm nhận được giọng điệu cũng như cảm xúc đằng sau những lời nói đó. Có rất nhiều ví dụ tương tự chúng ta trải qua hàng ngày. Dù chúng ta đang nói chuyện với con cái, vợ chồng, người yêu, bạn bè, cấp trên, đồng nghiệp hoặc một người hoàn toàn xa lạ, thì chính cảm giác đằng sau lời nói mới quyết định cách người khác hiểu và phản ứng, chứ không phải bản thân những lời nói đó. Để lấy lại cảm giác ấm áp dành cho người khác, đầu tiên ta phải hiểu được tầm quan trọng của nó và coi nó là một ưu tiên. Khi có cảm tình với ai đó, bạn thường bỏ qua rất nhiều điểm khác biệt. Khi những khác biệt thực sự cần phải được giải quyết, bạn cũng hành động bình tĩnh và sáng suốt. Còn khi không có cảm tình với ai đó, bạn liền phản ứng trực tiếp từ hệ tư tưởng theo thói quen, không ngừng chỉ ra những điểm khác biệt và đổ lỗi cho chúng vì gây ra cảm giác bất mãn ở bạn. Nhưng như chúng ta đã thấy, không phải những điều khác biệt mà chính suy nghĩ tạo ra cảm giác của chúng ta. Hiểu được những suy nghĩ của bản thân có thể giúp ta thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Hướng đi thứ hai để lấy lại cảm giác tích cực dành cho người khác là nhìn thấy sự vô hại trong hành vi của họ, và bỏ qua nó. Đằng sau những hành động tiêu cực của mình, chúng ta đều muốn được là một con người giàu tình thương, hòa nhã và nồng nhiệt. Tôi chưa bao giờ gặp hay làm việc với ai mà không tự coi mình là người tốt, hoặc ít ra cũng có tiềm năng là một người tốt. Ngay cả những người đầy vẻ hung hăng, cứng đầu và ích kỷ cũng tự cho mình (hoặc ước ao) là một người tốt. Nguyên tắc tâm trạng dạy rằng mỗi chúng ta hoạt động như thể là hai người riêng biệt. Khi ở trạng thái tốt nhất, chúng ta có được trí tuệ minh mẫn và khả năng thường thức. Chúng ta hòa đồng, giúp đỡ và tốt bụng. Nhưng khi cảm giác tồi tệ, trạng thái cân bằng của chúng ta không còn, chúng ta mất cân bằng, trở nên tiêu cực và thổi phồng những lỗi lầm của người khác. Nhân tố quyết định chúng ta đang ở đâu ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều chính là mức độ (hoặc sự thiếu hụt) bất an mà chúng ta cảm thấy bên trong. Hãy bỏ chút thời gian nghĩ về bản thân. Bạn thường hành động và suy nghĩ về cuộc sống như thế nào khi cảm thấy bất an? Bạn có vô lo vô nghĩ, thanh thản và đầy ắp những mối quan hệ tích cực? Tất nhiên là không. Đúng vậy, tất cả mọi người, bao gồm cả những người chúng ta yêu thương, đều hoạt động theo một cách giống hệt nhau. Khi chúng ta hiểu và khiêm tốn chấp nhận sự thật đó của con người, chúng ta có thể xem xét hành vi của họ. Chẳng ai có thể đạt được phong độ tốt nhất khi cảm thấy mất an toàn cả. Hãy nghĩ về ai đó mà theo bạn là một người khắt khe hoặc khó chịu – người mà bạn khó lòng giữ được mối thiện cảm với họ. Bây giờ, bất chấp những trở ngại đó, bạn biết có những người vẫn quan hệ tốt với con người này. Họ làm thế bằng cách nào? Chẳng lẽ họ không thấy thực tế sao? Không. Họ cũng làm những việc tương tự như những gì chúng ta làm cho những người chúng ta quan tâm, mà thậm chí còn không nhận ra điều đó. Họ nhìn xa hơn hành xử của người đó. Con người mà họ yêu quý, nhân cách của họ không tĩnh tại, không được tạc muôn đời vào đá, mà cư xử của họ cũng thăng giáng tùy mức độ bất an họ cảm nhận được. Họ nói: “Ôi, Jim không định nói thế đâu. Anh ấy chỉ mất bình tĩnh, và thỉnh thoảng nói những điều không nên nói thôi.” Họ hiểu Jim, trong khi bạn chỉ nhìn thấy hành xử của anh ấy. Tất cả chúng ta đều có khả năng nhìn xa hơn hành xử của người khác, và làm điều đó thông qua trực giác bất cứ lúc nào. Chúng ta cho qua hoặc bảo vệ hành vi của những người ta yêu quý bởi chúng ta hiểu rằng họ chỉ đang cảm thấy bất an. Để phát triển các mối quan hệ, chúng ta cần chủ động làm điều tương tự, phải có cảm giác ấm áp dành cho ai đó ngay cả khi ta nghĩ họ không xứng đáng. Khi luyện tập như thế, chúng ta sẽ phát triển được các mối quan hệ và cảm giác tôn trọng lẫn nhau. Tầm quan trọng của cảm giác tích cực trong các mối quan hệ không hề bị phóng đại. Nếu biết cách đạt tới cảm giác này, chúng ta sẽ mang đến những gì tốt đẹp nhất, không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh nữa. Câu hỏi không phải là liệu người đối diện có lại cảm thấy bất an và hành động theo cách ta không thích hay không. Chắc chắn điều đó sẽ xảy ra. Bài học quan trọng ở đây là chúng ta phải duy trì cảm giác tích cực dành cho họ. Nếu ta làm được như vậy, họ sẽ tự tin hơn, và khi cảm giác an toàn tăng lên, hành xử của họ cũng sẽ cải thiện. Mọi người đều chiến thắng! Họ sẽ trân trọng tình yêu, lòng vị tha của bạn, và sẽ học hỏi qua trải nghiệm. Mặt khác, nếu chúng ta không thể duy trì cảm giác tích cực với người đối diện thì cảm giác an toàn (vốn đã thấp) với họ nay lại càng giảm. Khi cảm giác bất an tăng lên, hành xử của họ sẽ vẫn khó chịu (hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn), và cảm giác của họ vẫn tệ hại. Trong các mối quan hệ tồi tệ, mọi người thường sai lầm ở chỗ họ dễ cảm thấy bị xúc phạm bởi những hành xử tiêu cực của người khác. Khi chúng ta bắt đầu cảm nhận được sự thanh thản, khả năng thường thức và tính thiết thực của việc duy trì cảm giác tích cực với mọi người (ngay cả trong nghịch cảnh), thì những khoảnh khắc chúng ta cảm thấy bị tổn thương sẽ giảm đi cả về số lượng lẫn tính chất. Mọi người sẽ cảm nhận được cảm xúc tốt đẹp ta dành cho họ và cảm thấy an toàn trở lại, cùng với những cảm xúc tốt đẹp và gần gũi. Cổ ngữ có câu, “Vấn đề không phải bạn nói gì, mà là nói như thế nào.” Vế “nói như thế nào” chính là cảm xúc đằng sau những lời bạn nói. Hãy tìm kiếm cảm giác tích cực bên trong trước khi bạn nói, nếu bạn muốn tương tác một cách tích cực. Ngay cả khi cảm thấy mình có lý do chính đáng để buồn bực, bạn vẫn nên đợi đến lúc cảm giác tích cực xuất hiện. Khi đó, phản ứng của bạn sẽ luôn đúng đắn và hiệu quả hơn. Điều đó không có nghĩa là chờ đợi để nghĩ ra những câu nói hay ho, mà là chờ đợi cho đến khi cảm giác tích cực xuất hiện. Khi đó, ta sẽ không phải lo lắng về những gì mình nói nữa. Câu nói có thể dễ chịu hoặc không, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nhưng nếu bạn đợi cảm giác tích cực đến trước khi lên tiếng, mối quan hệ của bạn sẽ được cải thiện vô cùng đáng kể. Ở những thời điểm khi dường như bạn không thể tìm được cảm giác nồng nhiệt, hãy hiểu rằng cảm xúc trong bạn ảnh hưởng rất nhiều đến người đối diện. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy nồng nhiệt bất chấp những hành xử tồi, để trí tuệ và tình thương được sản sinh. Việc này tạo ra sự tôn trọng và thấu hiểu, giúp tháo gỡ mọi khúc mắc trong các mối quan hệ. Cả hai người sẽ đều nhìn nhận tình huống một cách rõ ràng hơn, với tầm nhìn rộng mở hơn. Thay vì khổ sở bởi “bản chất khoan dung” của bản thân, ta bắt đầu nhận về nhiều hơn những thứ vẫn đang tìm kiếm: tình yêu và sự tôn trọng của mọi người cũng như của chính chúng ta. Con người tôn trọng và ngưỡng mộ những ai hiểu được trạng thái tinh thần của họ (đặc biệt là khi họ cảm thấy tồi tệ), và trân trọng những người có thể giữ thái độ bình thản khi người khác đã “mất tinh thần”. Bạn muốn ở cạnh ai – một người luôn buồn bực và lo lắng, hay một người giữ được bình tĩnh và cố gắng xử sự tốt nhất, cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến mức nào? Việc tạo cảm giác tích cực hay nồng ấm cho ai đó khó bao nhiêu thì những tiêu cực trong suy nghĩ của ta về họ, dù ở hiện tại hay trong ký ức, nhiều bấy nhiêu. Nếu ta bỏ qua những suy nghĩ và ký ức ấy, cảm giác tích cực dành cho người đó sẽ trở lại. Mặc dù điều đó tưởng như bình thường, nhưng không phải tự nhiên mà con người suy nghĩ tiêu cực, thất vọng và cáu bẳn với người khác. Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đã chuyển sang nhìn cuộc sống và con người thông qua hệ tư tưởng quen thuộc của mình. Hãy nghĩ một chút xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đang cãi nhau với người bạn yêu thương – và ngay giữa cuộc cãi cọ, nhà của bạn bị cháy, tính mạng của mọi người gặp nguy hiểm. Chuyện gì sẽ xảy ra với cuộc cãi cọ đó? Nó không còn quan trọng nữa mà tạm thời bị lãng quên, và được thay thế bằng ý nghĩ về sự sống còn và lo lắng cho nhau. Mối quan tâm duy nhất của bạn là đưa nhau đến nơi an toàn. Cảm giác giữa hai người sẽ thay đổi ngay lập tức, vì giờ đây bạn tập trung vào chuyện khác. Rất nhiều bậc cha mẹ đã trải qua tâm lý tương tự đối với con cái mình. Phút trước họ giận dữ – khi nghĩ đến việc con mình về nhà muộn – nhưng phút sau họ lại thở phào mừng rỡ vì nó còn sống sót, sau khi nghe điện thoại thông báo có vụ tai nạn nghiêm trọng suýt giết chết con họ. Tất cả chúng ta đều đã nghe hoặc trải qua vụ việc tương tự. Trong cả hai ví dụ trên, các cá nhân đều quên mất họ đang giận dữ vì việc gì, và điều đó tạo ra sự thay đổi trong cảm giác của họ dành cho người đang khiến họ phiền muộn. Có lẽ ví dụ điển hình nhất của việc này là người vợ hoặc chồng trong một mối quan hệ sóng gió được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn cuối. Ngay lập tức cặp đôi đó nhận ra sự lãng phí và ngu xuẩn khi họ luôn cáu giận thay vì yêu thương nhau. Những năm tháng cãi cọ gay gắt bị lãng quên, tình thương và sự nồng ấm quay trở lại trong mối quan hệ của họ. Hiểu biết mới này về việc bảo vệ và nuôi dưỡng các mối quan hệ đẩy chúng ta vào trạng thái bấp bênh. Giờ ta đã biết quá nhiều về hoạt động tâm lý của bản thân và không thể quay trở lại, ít nhất là không thể quay lại từ đầu. Chúng ta phải lựa chọn giữa việc lấy lại cảm xúc tích cực hơn nữa và cải thiện các mối quan hệ, hoặc tiếp tục nghĩ theo cách không bình thường khiến chúng ta cảm thấy bất mãn. Ở đây tôi không nói đến cảm giác tích cực hoặc bắt buộc bản thân phải nghĩ đến điều tốt đẹp, mà tôi muốn đề cập một thực tế là chính hành động suy nghĩ mới tạo ra khổ đau hay thiếu vắng hạnh phúc. Bạn có quyền tiếp tục nghĩ những gì bạn thích, và trong bao lâu cũng được, nhưng khi hiểu được tư duy tạo ra mọi trải nghiệm trong cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ dừng những suy nghĩ đưa bạn xa khỏi nơi bạn muốn đến. Tôi muốn “đúng” hay muốn “hạnh phúc”? Nếu nhân tố quan trọng nhất trong mối quan hệ cá nhân là cảm giác tồn tại giữa chúng ta và người đối thoại, thì việc đúng sai chẳng quan trọng, nếu không muốn nói là nó làm mất đi tình cảm giữa hai người. Khi hiểu được cách mà hệ thống niềm tin khuyến khích ta đánh giá quan điểm của bản thân về cuộc sống, ta sẽ hiểu điều này cũng đúng với tất cả mọi người. Với kiến thức này, ta sẽ không phải to tiếng hay buồn bực vì những điều khác biệt. Khi cảm giác hạnh phúc giữa mọi người tăng lên, vấn đề đúng sai sẽ không còn quan trọng. Chúng ta vẫn có thể giữ vững quan điểm hay những ưu tiên của bản thân, nhưng ta hiểu rằng những quan điểm đó được tạo ra từ ý nghĩ, chứ không phải từ sự thật vĩnh hằng. Cảm giác tích cực lúc này trở nên quan trọng hơn những quan điểm cá nhân. Khi chúng ta trân trọng niềm hạnh phúc trong các mối quan hệ hơn, ta sẽ để ý đến những điều đẩy ta ra khỏi cảm giác này. Chất xúc tác chính là mong muốn chứng tỏ mình đúng. Một ý kiến được quan trọng hóa quá mức sẽ tạo ra những điều kiện mà bạn cần đạt tới trước khi cảm thấy hạnh phúc. Trong các mối quan hệ, điều này có thể giống như: “Em phải đồng ý hoặc nhìn sự việc theo quan điểm của anh thì anh mới yêu và tôn trọng em.” Trong trạng thái cảm xúc tích cực hơn, thái độ này sẽ trở nên ngớ ngẩn và tai hại. Chúng ta có thể bất đồng, thậm chí trong những vấn đề quan trọng, mà vẫn yêu thương nhau. Đó là khi hệ tư tưởng không điều khiển cuộc sống của chúng ta nữa, và chúng ta nhận ra sự bất đồng quan điểm thực chất chẳng gây hại gì. Nhu cầu được chứng tỏ mình đúng xuất phát từ một mối quan hệ không lành mạnh với những suy nghĩ của bản thân. Bạn có tin rằng suy nghĩ của bạn đại diện cho thực tế, và cần được bảo vệ, hay bạn nhận ra mỗi người nhìn nhận hiện thực một cách khác nhau? Câu trả lời của bạn cho câu hỏi trên sẽ gần như quyết định bạn có khả năng duy trì trạng thái cảm xúc tích cực hay không. Trong số những người tôi biết, tất cả những ai đặt cảm xúc tích cực lên trên nhu cầu được chứng tỏ là “đúng” trong danh sách ưu tiên của họ đều hiểu rằng không cần quan tâm đến sự khác biệt về quan điểm. Trạng thái cảm xúc tích cực cho phép ta nhìn từ vị trí của người khác, biết lắng nghe hơn, và thể hiện niềm tin của ta cẩn trọng và giàu yêu thương hơn. (Chúng ta thậm chí còn học hỏi được điều gì đó!) Nó cho phép ta bình thản trước những quan điểm bất đồng. Tâm trạng trong các mối quan hệ Mỗi chúng ta đều cảm thấy như mình đang sống cuộc sống của bác sĩ Jekyll và ngài (hoặc quý bà) Hyde . Khi tâm trạng vui vẻ, mọi người dường như đều dễ chịu. Chúng ta nhận ra vẻ đẹp trong các mối quan hệ. Chúng ta có trí tuệ và thận trọng cân nhắc. Chúng ta có khả năng thỏa hiệp, nhìn sự việc theo quan điểm của người khác, và duy trì khiếu hài hước. Chúng ta có khả năng thường thức và biết mình cần làm gì khi nghịch cảnh xảy ra dựa vào bản năng. Khi tâm trạng tồi tệ, chúng ta mất khả năng suy xét (hoặc chịu đựng), và cuộc sống dường như khó khăn và làm nản lòng người. Các mối quan hệ trở thành gánh nặng và mọi người xung quanh dường như đang chọc tức hoặc cố tình cản trở ta. Khi tâm trạng tồi tệ, chúng ta có cảm giác bị sỉ nhục nếu mọi người không nhìn sự việc theo cách của mình, đồng thời luôn cảm thấy cấp bách và bất hạnh. Khi tâm trạng tồi tệ, những vấn đề nhỏ nhoi cũng trở thành to tát. Khi vui vẻ trở lại, đầu óc chúng ta sẽ không còn căng thẳng. Cuộc sống và các mối quan hệ dường như trôi chảy và tự vận hành ổn thỏa. Khi tâm trạng chùng xuống, đầu óc ta lại chứa đầy những lo âu. Vào lúc tâm trạng tiêu cực nhất, ít được chuẩn bị nhất, thì chúng ta lại thường cố gắng giải quyết những khó khăn hoặc rắc rối với mọi người. Hiểu về tâm trạng của bản thân và mọi người xung quanh là điều tối quan trọng nếu chúng ta mong muốn duy trì những mối quan hệ hài hòa và tốt đẹp. Hãy coi chừng nếu tâm trạng chúng ta không tốt mà ta lại không nhận ra! Chúng ta sẽ tự chuốc lấy rắc rối mà không hề hay biết, bởi cuộc sống lúc đó sẽ trở nên cấp bách. Nếu tín hiệu cảnh báo bên trong (cảm giác) của ta kêu lên báo động (tâm trạng tồi tệ), và ta hiểu điều gì sẽ xảy ra khi ta ở trạng thái đó, thì theo bản năng, ta sẽ trì hoãn tranh luận về những khó khăn và lo lắng (nếu có thể). Không ai có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan khi đang ở trạng thái tinh thần đó, bởi chúng ta không nhìn người khác như họ vốn thế, hoặc không thể nhận định tình huống một cách rõ ràng. Chúng ta trở nên bảo thủ, bướng bỉnh, cáu giận và hẹp hòi, bốn thành tố chính tạo nên một mối quan hệ tiêu cực. Khi bạn cảm thấy tốt hơn, vấn đề không còn có vẻ nghiêm trọng nữa, và kết quả là cảm giác tồi tệ sẽ giảm đi và qua nhanh hơn, nếu không bị những quyết định tệ hại hoặc phản ứng thái quá làm cho thêm phức tạp. Bạn không thể tránh được tâm trạng khó chịu, nhưng nếu bạn nhận ra khi nào mình ở trong tâm trạng đó và hiểu chuyện gì đang diễn ra, thì bạn chỉ cần ngồi xuống và đợi đến khi cảm giác tích cực hơn xuất hiện trước khi phản ứng với các vấn đề quan trọng. Dưới đây là một ví dụ thực tế cho thấy kiến thức này đã giúp vô hiệu hóa sự thiếu hòa hợp trong cuộc sống của tôi như thế nào. Tôi nhận thấy tâm trạng mình rất tồi tệ. Tôi mệt mỏi và đã làm việc cả ngày với khách hàng. Chẳng hiểu sao mọi chuyện dường như diễn ra không hề suôn sẻ suốt cả ngày. Ngay khi trở về nhà, tôi nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp của một người muốn nói về một vấn đề nào đó. Tất cả những gì tôi muốn lúc này là được ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, hoặc được ôm vợ con, nhưng người đó cứ tiếp tục nói và nói. Nếu không hiểu về tâm trạng, cảnh tượng đó sẽ khiến tôi phát điên! Tôi có thể sẽ phản ứng bằng nỗi giận dữ và thất vọng, rồi kết cục là phản ứng thái quá và đưa ra những quyết định khó nghe, để sau đó hoặc sẽ phải xin lỗi vì hành động của mình, hoặc nếu vẫn cứng đầu, tôi sẽ cảm thấy mình hành động chính đáng − “tôi có quyền tức giận”. Tôi sẽ trút ít nhất một phần thất vọng của mình lên vợ mà không hề hay biết. Nhưng ngày đó tôi nhận ra tâm trạng của mình cực kỳ không tốt, và tôi biết chắc chắn cảm giác về mọi việc lúc này rồi sẽ tồi tệ hơn. Vì thế tôi lắng nghe thông tin một cách chăm chú nhất, rồi nói với anh ta rằng tôi sẽ cân nhắc những lựa chọn anh ta đưa ra và gặp anh ta sau. Tôi gạt hết những thông tin đó sang một bên, bởi tôi biết mình sẽ quay lại với nó khi tâm trạng khá hơn. Rõ ràng là vài tiếng đồng hồ tiếp theo, sau khi không nghĩ về nó nữa, tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, và câu trả lời dường như cũng thật hiển nhiên. Điều quan trọng cần nhớ là nếu ta nhận ra có vấn đề thực sự khi đang trong trạng thái tinh thần không tốt, thì vấn đề sẽ vẫn ở đó khi tâm trạng chúng ta tốt hơn. Và khi đó, khả năng giải quyết vấn đề trước nghịch cảnh của chúng ta sẽ hiệu quả hơn nhiều. Ngoài ra còn có một điểm quan trọng khác. Tôi không phủ nhận có những lúc bạn không thể chờ cho đến khi tâm trạng tốt lên. Hiển nhiên tâm trạng tích cực đem đến câu trả lời chính xác hơn, cùng với sự kiên nhẫn và trí tuệ cần thiết để giải quyết vấn đề. Chúng ta không thể cố tạo ra tâm trạng tốt, nhưng nếu hiểu về tâm trạng thì mọi thứ sẽ không còn là vấn đề. Chúng ta chỉ cần cố gắng hết sức và biết được mình đang ở trạng thái tinh thần nào. Nếu cần phải ra quyết định ngay lập tức trong tình huống trên, tôi sẽ vẫn ra quyết định, nhưng tôi biết mình đang không tỉnh táo để nhìn nhận sự việc. Nếu vấn đề có vẻ khẩn cấp, tôi sẽ vẫn cố gắng đưa ra quyết định sáng suốt nhất, nhưng tôi hiểu đó là một quyết định trong hoàn cảnh không lý tưởng. Nhận thức rõ tâm trạng của bản thân giúp bạn ra quyết định chính xác hơn so với khi bạn (sai lầm) cho rằng mình đang nhìn cuộc sống (và hiện thực) một cách chính xác. Nếu biết đồng lòng với trạng thái tinh thần của chính mình, thái độ của bạn sẽ mềm mỏng hơn. Đây là một phần quan trọng của trí tuệ và kiến thức để ra quyết định khi đang trong tâm trạng tồi tệ. Điều quan trọng là phải biết khi nào ta đang ở trong tâm trạng khó chịu, và khi nào tâm trạng người khác không tốt. Với hầu hết chúng ta, không khó để nhận ra tâm trạng của người khác, đặc biệt là những người thân thiết. Thực tế, tâm trạng của người khác, nhất là tâm trạng không tốt, thường dễ nhận biết hơn tâm trạng của chính chúng ta. Khi cảm nhận được tâm trạng tồi tệ của người khác, hãy hiểu và tôn trọng sức mạnh của tâm trạng đủ để không bị chúng quấy nhiễu hay gây ảnh hưởng. Khi những người ta quen biết, yêu thương hay cùng làm việc có tâm trạng không tốt, họ chẳng còn hài hước hay biết suy xét nữa. Trong tâm trạng tồi tệ, vợ/chồng, đồng nghiệp, con cái, nhân viên, bạn bè và tất cả mọi người sẽ nói và làm những việc mà họ không thể tưởng tượng nổi khi tâm trạng vui vẻ. Nếu không hiểu về tâm trạng và ảnh hưởng của nó tới con người, ta sẽ buồn phiền và bị tổn thương bởi những nhận xét hay hành động lệch lạc của họ. Điều này có nghĩa là chúng ta nên tha thứ cho những hành động tiêu cực? Đúng và sai. Vấn đề ở đây không phải là nhìn theo cách khác, hoặc vờ như sự việc không ảnh hưởng gì đến bạn, mà là cho phép một người có tâm trạng được là một con người trọn vẹn. Phản ứng thái quá trước hành xử của người có tâm trạng khó chịu cũng giống như phản ứng trước thời tiết xấu, một việc mà chúng ta không thể thay đổi được. (Tất nhiên là chúng ta vẫn muốn người khác ít bảo thủ và chỉ trích hơn dù tâm trạng họ đang tồi tệ!) Những gì chúng ta có thể làm là đem những hiểu biết về tâm trạng ra áp dụng trong cuộc sống và tạo ra một tiền lệ tích cực. Chúng ta có thể học cách chấp nhận tâm trạng tồi tệ của người khác, không để bụng những gì họ nói và làm khi đó. Bạn nhận định tình hình, sau đó nảy sinh lòng thương cảm đủ để giúp họ thoát khỏi tâm trạng không vui và đạt được trạng thái tinh thần tích cực hơn. Chúng ta không thể một tay kéo ai đó ra khỏi tâm trạng tiêu cực, nhưng nếu ta duy trì được trạng thái cân bằng và cảm giác hạnh phúc thì cũng có nghĩa là ta đang giúp họ. Tâm trạng buồn chán của người đối thoại sẽ qua nhanh hơn và ít nghiêm trọng đi nếu chúng ta không chịu ảnh hưởng nặng nề từ đó. Đừng cố đưa lời khuyên cho người khác khi họ đang có tâm trạng khó chịu! Chẳng ai trong chúng ta có xu hướng tiếp nhận thông tin khi đang ở trạng thái này. Nhưng cũng đừng bỏ mặc họ, bạn chỉ cần thấu hiểu và đồng cảm với họ thôi. Tất cả mọi thứ còn lại sẽ ở đúng chỗ của nó. Thực tại riêng biệt trong các mối quan hệ Theo nguyên tắc thực tại riêng biệt, không có hai người nào nhìn cuộc sống theo cách hoàn toàn giống nhau. Chúng ta đều nhìn cuộc sống thông qua bộ lọc riêng, hệ tư [...]... cảm thấy hạnh phúc thì cuộc hôn nhân cũng sẽ hạnh phúc Nếu sau đó cặp đôi quyết định có con, thì lũ trẻ sẽ lớn lên trong hạnh phúc mà không chịu áp lực phải trở thành nguồn hạnh phúc của bất kỳ ai Nguyên tắc này luôn đúng trong suốt cuộc đời của bất cứ người hạnh phúc nào Niềm hạnh phúc đem lại cuộc sống mãn nguyện và cách nhìn cuộc sống tràn ngập niềm vui Bạn sẽ không thể duy trì được cảm giác hài... trì Nếu việc đạt được một mong ước – bất kể đó là mong ước gì – là ngọn nguồn của cảm giác hạnh phúc, thì tất cả chúng ta đều đã hạnh phúc rồi Nhưng hãy nhớ rằng vô số lần chúng ta đạt được những điều mình muốn, nhưng hạnh phúc vẫn không ở lại Tôi không nói đến việc né tránh đặt ra mục tiêu hay mơ ước Nhưng hạnh phúc phải đến trước Bất kể thứ gì có được từ hạnh phúc đều rất tuyệt vời, nhưng chỉ thỏa... thấy hạnh phúc suốt đời – nhưng thực tế đâu phải vậy Các phương pháp đó không có gì xấu, và chúng còn có thể hữu ích vì rất nhiều lý do khác nhau Nhưng tự bản thân các phương pháp đó không có sức mạnh khiến bạn cảm thấy hạnh phúc Chúng có thể giúp bạn đạt được một số mục tiêu nhất định, nhưng chúng không tạo ra được cảm giác hạnh phúc Hạnh phúc là cảm giác, không phải là kết quả Khi hiểu rằng hạnh phúc. .. được hạnh phúc với một số điều kiện nhất định được đáp ứng, thì lúc đó đã quá muộn để chúng ta cảm nhận nó Hầu hết chúng ta đều trải nghiệm những giây phút hạnh phúc thoáng qua, rồi để nó ra đi mà không chú ý đến nó Chúng ta không nhận ra cảm giác hạnh phúc mà tình cờ để nó trôi đi cùng với những suy nghĩ của mình Chúng ta làm vậy bởi ta luôn kiếm tìm hạnh phúc ở một nơi khác Mỗi khi gắn hạnh phúc. .. sách này chỉ cho bạn con đường dẫn thẳng tới hạnh phúc Chúng dạy bạn biết cách giữ cho tinh thần luôn hòa nhịp với cảm giác hạnh phúc, và cảnh báo bạn rằng tinh thần cũng có thể kéo bạn ra khỏi trạng thái hài lòng dễ dàng như thế nào, nếu bạn cứ cố tình theo đuổi những suy nghĩ tiêu cực để tạo ra những cơn “đau thần kinh” Hạnh phúc nằm ở giây phút hiện tại Hạnh phúc hiện hữu ngay lúc này Nó có tính thiên... tầm quan trọng của cảm giác hạnh phúc − cảm giác yên bình và hài lòng đến từ một tinh thần thanh thản Trong trạng thái cảm xúc tích cực đó, vấn đề sẽ không còn khó giải quyết như trước nữa Chương 9: Hạnh phúc Con người cảm thấy hạnh phúc đúng như những gì họ nghĩ trong đầu — Abraham Lincoln Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần, không phải là một tập hợp các hoàn cảnh Đó là cảm giác yên bình mà bạn luôn... duy cần sự nỗ lực, cho dù là ít ỏi đi nữa Còn hạnh phúc thì không đòi hỏi nỗ lực nào hết Thực tế, nó giống việc bỏ qua những bất hạnh trong cuộc sống hơn là cố gắng giành lấy hạnh phúc “Bỏ qua” chỉ là không chú ý đến những gì bạn đang nghĩ trong đầu nữa – một cách dễ dàng không gượng ép Hạnh phúc đến từ bên trong” nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng lại đúng Hạnh phúc là con đường, là câu trả lời duy nhất dành... thảo luận về việc làm thế nào để loại bỏ các rào cản tâm lý giữa chúng ta với hạnh phúc Khi sống trong trạng thái tinh thần tích cực này, bạn có cảm giác cân bằng và dễ chịu Bất cứ khi nào mất đi cảm giác tích cực này, bạn cũng sẽ cố gắng lấy lại nó một cách vô thức hoặc có ý thức Động lực của hoạt động tâm lý lành mạnh nói với chúng ta rằng có thể lấy lại cảm giác tích cực bằng cách giải tỏa những... ưu Trong cảm giác thoải mái này, đầu óc bạn được thư giãn, không phải tập trung quá mức vào nội dung của ý nghĩ nào Trong trạng thái tinh thần này (mà ai cũng có thể đạt được ở mọi thời điểm), bạn có thể duy trì cảm giác hạnh phúc, ngay cả khi mọi thứ xung quanh không được như mong đợi Hạnh phúc là cảm giác, chứ không phải là kết quả; hãy biết bạn đang tìm kiếm thứ gì, và bạn sẽ luôn hạnh phúc thay vì... hơn thế nào khi lũ trẻ lớn lên hoặc khi bạn lập gia đình, bạn cũng sẽ không cảm thấy hạnh phúc Điều này không có nghĩa là bạn không thể hoặc không nên nghĩ đến những điều như vậy (hoặc những điều khác) Nhưng nếu bị ám ảnh bởi những suy nghĩ đó, bạn sẽ đánh mất ý nghĩa mạnh mẽ nhất của hạnh phúc – cảm giác hạnh phúc vốn có từ khi bạn mới sinh ra và đến giờ bạn vẫn có thể tiếp cận được Hạnh phúc và khát . khác, và làm điều đó thông qua trực giác bất cứ lúc nào. Chúng ta cho qua hoặc bảo vệ hành vi của những người ta yêu quý bởi chúng ta hiểu rằng họ chỉ đang cảm thấy bất an. Để phát triển các mối quan. lựa chọn” trong bất cứ tình huống nào. Càng đợi lâu để xóa đi những suy nghĩ căng thẳng, ta càng khó quay lại trạng thái tâm lý bình thường. Cuối cùng, chỉ cần luyện tập thì bất cứ ai trong chúng. mối quan hệ đều bắt đầu với sự ấm áp và cảm giác tích cực ở mức độ nào đó. Cảm giác tích cực là lý do tại sao mối quan hệ hình thành lúc ban đầu. Cảm giác đó có được bởi những người có liên quan