Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
58,54 KB
Nội dung
Lời tựa Dành cho các con yêu quý của tôi – Chúc các con luôn hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Nhiều người lầm tưởng rằng hoàn cảnh tạo nên con người, nhưng thực tế không phải vậy mà nó chỉ giúp con người bộc lộ bản thân. Hoàn cảnh không xác định nên con người chúng ta; chúng chỉ đại diện cho tính cách độc nhất vô nhị của mỗi người − những trải nghiệm, thách thức và cơ hội cho sự phát triển, công nhận và độc lập của mỗi cá nhân. Thành công của mỗi người không dựa trên của cải hay bộ sưu tập thành tích cá nhân, cũng không phụ thuộc vào việc hoàn cảnh của chúng ta khó khăn như thế nào, mà dựa trên cách chúng ta xử lý những gì đang có, và đối mặt với khó khăn ra sao, làm thế nào để biến đổi hoàn cảnh riêng của bản thân để phát triển và có được một cuộc sống tràn ngập yêu thương. Chúng ta có khả năng tạo nên số phận của chính mình, tạo ra “Ma thuật” trong cuộc sống, để cuộc sống của ta trở thành nghệ thuật của tạo hóa, loại bỏ ý thức tự tôn, và đưa tình yêu trở thành mối ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để làm được những việc này chúng ta cần phải tạo được sự thăng bằng nội tại, cảm giác hài hòa và thư thái từ bên trong. Hạnh phúc không nằm phía cuối con đường, mà nằm ngay ở điểm khởi đầu. Cảm giác mãn nguyện giúp cuộc sống tinh thần của chúng ta thăng hoa. Các nguyên tắc trong cuốn sách này đóng vai trò là công cụ định hướng, giúp bạn tìm thấy sự hài lòng. Chúng giống như một bộ hướng dẫn vận hành chỉ đường cho bạn vào bên trong, nơi cảm giác thư thái đang ngự trị. Chúng sẽ giúp bạn cân bằng và bình tĩnh. Khi cảm thấy hạnh phúc hơn, bạn bước vào một không gian mới của cuộc sống, nơi gieo mầm cho sự phát triển sâu sắc hơn về tâm hồn. Nếu không phải gắng sức triền miên và bị ảnh hưởng bởi stress, tức giận, bệnh tật và dục vọng, cuộc sống của bạn sẽ trải ra đầy êm dịu, hài hòa. Trong cuốn sách tuyệt vời này, Tiến sĩ R. Carlson giải thích rằng cuộc sống không phải là kẻ thù của chúng ta, nhưng những suy nghĩ của chúng ta thì có thể. Ông nhắc nhở rằng khối óc mỗi người là những công cụ hữu hiệu, chúng có thể làm việc hoặc chống lại chúng ta bất cứ lúc nào. Điều này tùy thuộc vào lựa chọn của chúng ta. Ta có thể học cách nương theo dòng chảy của cuộc sống với tình yêu thương và lòng kiên trì để chấp nhận hoặc đấu tranh với nó. Nhiều lần tôi đã từng nói rằng chúng ta là những tâm hồn mang trải nghiệm sống của con người. Chúng ta có khả năng tự quyết với những trải nghiệm đó. Mỗi người đều đủ nguồn lực để sống hạnh phúc, dù khó khăn họ gặp phải thế nào đi nữa. Hãy đọc cuốn sách này và suy ngẫm về thông điệp nó mang lại. Bạn sẽ thấy, cho dù hoàn cảnh bên ngoài ra sao, câu nói này vẫn luôn đúng: “Bạn có thể hạnh phúc dù bất cứ giá nào!” Chúc các bạn may mắn! — Tiến sĩ Wayne Dyer, Giảng viên Đại học St John, New York, Hoa Kỳ Mở đầu Hạnh phúc! Đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nhưng ít người đạt được. Với đặc điểm tiêu biểu là cảm giác về lòng biết ơn, sự thư thái trong tâm hồn, sự thỏa mãn và tình yêu thương với bản thân và mọi người xung quanh. Trạng thái cảm xúc tự nhiên nhất của con người chúng ta là vui vẻ và mãn nguyện. Các rào cản hay chướng ngại khiến chúng ta không đạt được những cảm xúc tích cực đó chính là các quy trình tiêu cực học được từ cuộc sống mà chúng ta ngây thơ chấp nhận như một phần “thiết yếu” hoặc “cuộc sống phải như vậy”. Khi chúng ta khám phá những cảm xúc tích cực vốn có này và loại bỏ những chướng ngại cản trở chúng ta, cuộc sống sẽ ý nghĩa và tươi đẹp hơn. Những cảm xúc tích cực đó không phải là những xúc cảm thoáng qua, đến rồi đi khi hoàn cảnh thay đổi, mà cố hữu trong cuộc sống và trở thành một phần của chúng ta. Tìm được trạng thái cảm xúc này cho phép chúng ta thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn, bất chấp hoàn cảnh có hứa hẹn một tương lai tươi sáng hay không. Khi cảm xúc dễ chịu hơn, cuộc sống dường như đỡ phức tạp hơn và khó khăn của chúng ta cũng giảm bớt. Lý do là khi cảm thấy dễ chịu hơn, chúng ta sẽ sáng suốt hơn và đạt tới khả năng thường thức của bản thân. Chúng ta sẽ ít phản ứng, tự vệ và chỉ trích hơn; đưa ra được các quyết định tốt hơn và giao tiếp hiệu quả hơn. Cách tốt nhất để khám phá những cảm xúc tích cực sâu kín trong bạn là bắt đầu bằng việc tìm hiểu ngọn nguồn của chúng. Năm nguyên tắc về hoạt động tâm lý học sẽ đóng vai trò chỉ dẫn hoặc định hướng, giúp bạn lấy lại cảm giác yên bình vốn có. Tôi gọi trạng thái tự nhiên này là “hoạt động tâm lý lành mạnh,” hoặc đơn giản hơn là “cảm giác dễ chịu”. Bạn sẽ học cách phát hiện và bảo vệ bản thân khỏi những rào cản tâm lý ngăn cản bạn đến với cảm giác tích cực - những suy nghĩ đầy lo âu mà bạn vẫn thường trầm trọng hóa. Bốn nguyên tắc đầu tiên trong cuốn sách này dựa trên một chuỗi các nguyên tắc tâm lý ban đầu được phát triển bởi hai tiến sĩ Rick Suarez và Roger C. Mills. Họ chỉ cho bạn cách tìm tới hạnh phúc bất cứ khi nào bạn muốn. Một khi được hiểu đúng, các nguyên tắc đó sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng, cho dù bạn đang gặp phải vấn đề gì – tôi cam đoan là vậy! Với tư cách một nhà tư vấn giảng dạy những nguyên tắc này, tôi thường xuyên chứng kiến mọi người thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực hơn, bất chấp những khó khăn họ gặp phải. Khi thực sự cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình, bạn sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề một cách dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Năm nguyên tắc mà tôi sắp giới thiệu thể hiện một bước đột phá quan trọng trong việc thấu hiểu hoạt động tâm lý con người chúng ta. Chúng vô cùng đơn giản nhưng lại có sức mạnh lớn lao, giúp giải thích cách làm việc của tâm trí. Ai cũng có thể sử dụng những nguyên tắc này dù họ đang sống ở đâu – chúng vượt qua mọi rào cản về văn hóa. Các nguyên tắc này sẽ được miêu tả chi tiết ngay từ chương 1, nhưng tôi sẽ tóm tắt chúng ra đây: Tư duy. Khả năng suy nghĩ của chúng ta tạo ra trải nghiệm tâm lý trong cuộc sống, và tư duy là một chức năng được điều khiển bởi ý thức con người. Tâm trạng. Chúng ta hiểu rằng tư duy là một chức năng có ý thức, thay đổi từng phút từng ngày; những khác biệt đó gọi là tâm trạng. Những thực tại tâm lý riêng biệt. Bởi mỗi người đều suy nghĩ theo một cách duy nhất, nên mỗi chúng ta đều sống trong một thực tại tâm lý riêng biệt với nhau. Cảm xúc. Cảm xúc và tình cảm của chúng ta đóng vai trò như một cơ chế phản hồi sinh học bên trong, cho biết chúng ta đang như thế nào xét trên quan điểm tâm lý. Thực tại. Hãy học cách chú ý đến hiện tại bằng cách quan tâm đến cảm xúc của chúng ta, cho phép chúng ta sống tích cực và hiệu quả nhất mà không bị xao lãng bởi những suy nghĩ tiêu cực. Thực tại là nơi chúng ta tìm thấy hạnh phúc và sự thanh thản trong tâm hồn. Hiểu được cách hoạt động của trí não, bạn sẽ tìm được hạnh phúc – một cảm giác tuyệt vời giúp bạn tự do hưởng thụ cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Hầu hết các phương thức kiếm tìm hạnh phúc đều ủng hộ việc làm gì đó hoặc thay đổi điều gì đó trong cuộc sống. Nhưng kinh nghiệm cho thấy đây chỉ là một liều thuốc tạm thời. Quan niệm cho rằng để hạnh phúc, chúng ta phải làm gì đó khác biệt vẫn luôn tồn tại khi những thay đổi liên tục diễn ra. Rồi nó bắt đầu quay ra tìm kiếm những sai lầm, những thực tại cần thay đổi và sửa chữa trước cả khi chúng ta có thể cảm nhận được hạnh phúc. Nhưng khi đã hiểu năm nguyên tắc về hoạt động tâm lý hữu ích, bạn có thể đảo ngược tình thế và cảm thấy hạnh phúc ngay lập tức, ngay cả khi bạn và cuộc sống của bạn không hề hoàn hảo! Một khi cảm thấy hài lòng và không bị phân tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực sai lầm, bạn sẽ tiếp cận dễ dàng hơn tới sự thông tuệ và khả năng thường thức của bản thân, từ đó tìm ra các giải pháp và lựa chọn từng bị chôn chặt dưới sức nặng của những mối lo toan và tranh đấu nội tâm. Cảm giác mãn nguyện là nền tảng cho một cuộc sống trọn vẹn. Nó đem lại những mối quan hệ tốt đẹp, sự thỏa mãn về công việc, các kỹ năng nuôi dạy con cái (đối với bậc làm cha mẹ), cùng trí tuệ và khả năng thường thức để ta sống thoải mái và vui vẻ. Không có cảm giác hài lòng, cuộc sống sẽ trở thành một chiến trường nơi con người quá bận rộn vật lộn với những khó khăn mà không thưởng thức được vẻ đẹp của cuộc sống. Bị nuốt trọn bởi những mối lo toan, với hy vọng rồi một ngày mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn, chúng ta đang trì hoãn sự hài lòng trong khi cuộc đời vẫn xoay. Với cảm giác hạnh phúc, chúng ta có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống ngay lúc này. Tất nhiên, những khó khăn của bạn rất “thật” và quan trọng, nhưng khi bạn học được cách hài lòng thì những vấn đề đó sẽ không thể ngăn bạn hưởng thụ cuộc sống. Một cảm giác hài lòng đem đến cho bạn niềm vui thích như thuở ấu thơ – một cách sống thoải mái vô ưu giúp ta trân trọng những thứ vô cùng đơn giản, biết ơn những món quà cao quý mà cuộc sống đem lại cho mình. Kiến thức mới này có thể được áp dụng cho mọi khó khăn thách thức trong cuộc sống. Bạn sẽ không cần học những kỹ thuật phức tạp của các “cơ chế xử lý” để giải quyết mỗi vấn đề riêng biệt; bạn chỉ cần học cách sống trong trạng thái cảm xúc thỏa mãn hơn: trạng thái yêu thương. Những kiến thức này hay ở chỗ khi được hiểu đúng, chúng sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian. Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ mất đi tình yêu – nhưng khi rơi vào hoàn cảnh đó, bạn sẽ hiểu tại sao mình đi chệch hướng và biết chính xác cách để quay lại với một hướng đi tốt đẹp hơn. Chìa khóa cho hạnh phúc: Tâm trí của bạn Về cơ bản, tâm trí phục vụ bạn theo hai cách. Đó là bộ nhớ lưu trữ thông tin và trải nghiệm trong quá khứ, đồng thời là vật truyền dẫn trí tuệ và khả năng thường thức. Bộ nhớ, hay chiếc “máy tính” là một phần của bộ não dùng để phân tích, so sánh, liên hệ các sự vật hiện tượng và tính toán. Giá trị của bộ phận này rất rõ ràng: không có nó chúng ta không sống được. Phần còn lại của bộ não, tức là “vật truyền dẫn” mà tất cả chúng ta đều có, đảm nhiệm chức năng xử lý các vấn đề của trái tim – nơi thông tin lưu trong máy tính không đầy đủ. Ngọn nguồn của cảm giác hài lòng, niềm vui sướng và trí tuệ nằm ở phần não “truyền dẫn”, chứ không phải phần “máy tính”. Một bước trong quá trình tiếp cận phần còn lại của bộ não đó là thừa nhận sự tất yếu và thiết thực của nó. Sẽ thật bất hợp lý nếu sử dụng một chiếc máy tính để giải quyết các vấn đề về hôn nhân hay công việc, hoặc để quyết định xem nên nói chuyện liên quan đến ma túy với con bạn đang ở tuổi vị thành niên như thế nào, hay dạy trẻ nhỏ về tính kỷ luật ra sao. Hầu hết mọi người không dùng một chiếc máy tính để giải quyết tất cả các vấn đề cá nhân hay tình cảm như vậy; chúng đòi hỏi sự mềm dẻo và khôn ngoan. Nếu không hiểu và coi trọng phần “truyền dẫn” trong mỗi người (hoạt động tâm lý lành mạnh), chúng ta sẽ không có cách nào khác ngoài việc nhờ đến “máy tính” giải quyết các vấn đề cá nhân. Các phương án mới không đến từ những gì bạn đã biết trong phần máy tính của bộ não. Chúng đến từ một sự thay đổi trong trái tim, từ cách nhìn cuộc sống khác biệt, từ những phần vô danh, sâu kín hơn trong con người bạn. Câu chuyện quen thuộc về một người bị mất chìa khóa sẽ minh họa rõ hơn quan điểm này. Anh ta nghĩ và nghĩ (theo cách của máy tính) xem liệu chiếc chìa khóa của mình có thể ở đâu, nhưng không thể nghĩ ra. Đơn giản là anh ta không tài nào nhớ được. Rồi khi anh ta thôi suy nghĩ và nhìn ra cửa sổ, trong đầu anh ta bỗng nhiên nảy ra câu trả lời, và nhớ ra chính xác đã để nó ở đâu. Câu trả lời đến khi anh ta thư giãn đầu óc, chứ không phải khi tập trung suy nghĩ. Tất cả chúng ta đều từng trải qua tình huống tương tự, nhưng ít ai học được bài học quý giá rằng cách để biết chính là “không biết”. Thay vào đó, chúng ta tiếp tục nghĩ rằng câu trả lời đến từ việc vò đầu bứt tai, từ việc sử dụng chiếc “máy tính”. Bạn có thể học cách tiếp cận và tin tưởng vào hoạt động tâm lý lành mạnh – phần tĩnh lặng trong tâm trí bạn là ngọn nguồn của những cảm xúc tích cực sẵn có, cũng là phần khôn ngoan trong con người bạn có thể đưa ra những câu trả lời. Còn khi không biết, phần “truyền dẫn” sẽ hiểu rằng nó không biết. Bạn có thể học về sự khác biệt giữa tư duy của máy tính và tư duy sáng tạo – khi nào bạn nên tin vào chiếc “máy tính” của bạn, và khi nào nên ngừng tạo áp lực và lắng lại. Mục tiêu của cuốn sách là giúp bạn trải nghiệm trạng thái tâm lý (hài lòng) tốt đẹp này thường xuyên hơn trong cuộc sống. Khi con người học cách sống trong trạng thái bình yên về tâm hồn này, ta nhận ra hạnh phúc và hài lòng thực chất không liên quan gì đến hoàn cảnh. Không phải là mọi thứ không cần “tốt đẹp” – tất nhiên như vậy là lý tưởng nhất – nhưng không nhất thiết lúc nào chúng cũng phải tốt đẹp thì chúng ta mới hạnh phúc. Chúng ta thường không kiểm soát được con người hay sự việc, nhưng lại có sức mạnh lớn lao để cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của chính mình. Một phụ phẩm chất lượng của cảm giác hạnh phúc “không cần lý do” là rồi mọi khó khăn sẽ tự động được giải quyết. Chúng ta thực sự suy nghĩ tích cực hơn, rõ ràng hơn và thông minh hơn khi tâm trí không chứa đầy những mối lo toan ngần ngại. Tâm trí có thể làm việc cho chúng ta, nhưng cũng có thể chống lại chúng ta bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể học cách chấp nhận và sống với các quy luật tâm lý tự nhiên vẫn chi phối con người, hiểu cách nương theo dòng chảy cuộc sống thay vì đấu tranh với nó. Chúng ta có thể trở lại với trạng thái hài lòng vốn có. Năm nguyên tắc này sẽ dạy bạn cách sống trong trạng thái cảm xúc tích cực nhiều hơn. Hãy sử dụng chúng như một công cụ định hướng dẫn bạn đi hết con đường đời và chỉ cho bạn đến với hạnh phúc. Phần 1: Các nguyên tắc Chương 1: Nguyên tắc tư duy Tất cả những gì bạn đạt được và không đạt được đều là sản phẩm trực tiếp từ tư duy của chính bạn. — James Allen Con người là những sinh vật biết tư duy. Mọi thời khắc mỗi ngày, bộ óc của chúng ta đều hoạt động liên tục để giải nghĩa những gì chúng ta nhìn thấy và trải nghiệm. Mặc dù điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đó là một trong những nguyên tắc ít được hiểu tường tận nhất trong cấu trúc tâm lý con người. Trong khi đó, hiểu biết về bản chất của tư duy chính là nền tảng để có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn. Tư duy là một khả năng – một chức năng của ý thức con người. Không ai biết chính xác tư duy bắt nguồn từ đâu, nhưng có thể nói tư duy và thứ duy trì nhịp đập cho trái tim con người đến từ cùng một nơi – chúng đến từ sự sống. Cũng giống như các chức năng khác, suy nghĩ luôn hoạt động cho dù chúng ta muốn hay không. Theo đó, “tư duy” là một thành tố không chỉ của riêng ai. Mối liên hệ giữa tư duy và cảm xúc Mỗi cảm xúc tiêu cực (và tích cực) đều là kết quả trực tiếp của tư duy. Cảm giác ghen tuông, buồn bã hay giận dữ không thể xuất hiện nếu không có suy nghĩ ghen tuông, buồn bã và giận dữ. Chúng ta không thể chán nản nếu không có những suy nghĩ chán nản. Điều này dường như là hiển nhiên, nhưng nếu hiểu nó rõ hơn, chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc hơn và sẽ sống trong một thế giới hạnh phúc hơn! Hầu hết khách hàng làm việc với tôi trong những năm qua đều bắt đầu những buổi gặp gỡ như thế này: Khách hàng : “Hôm nay tôi cảm thấy vô cùng chán nản.” Richard : “Anh có nhận thấy rằng mình đang có những suy nghĩ chán nản không?” Khách hàng : “Tôi không hề có suy nghĩ tiêu cực hay chán nản, tôi chỉ cảm thấy chán thôi.” Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra vấn đề trong cuộc nói chuyện của chúng tôi. Chúng ta đều được dạy rằng “suy nghĩ” nghĩa là ngồi xuống “trầm ngâm”, dành nhiều thời gian và công sức cho nó, như thể chúng ta đang giải một bài toán vậy. Theo quan niệm về tư duy này, một người không muốn dành sáu tiếng đồng hồ ám ảnh chỉ về suy nghĩ tức giận có thể cảm thấy khá “bình thường” nếu có khoảng mười lăm đến hai mươi suy nghĩ tức giận, mỗi lần khoảng 30 giây. “Suy nghĩ về thứ gì đó” có thể kéo dài đến vài ngày hoặc chỉ trong một giây. Chúng ta thường coi trường hợp thứ hai không quan trọng, nếu ta nhận ra nó. Nhưng không phải vậy. Cảm xúc tuân theo và phản ứng trước một suy nghĩ, cho dù suy nghĩ đó kéo dài bao lâu chăng nữa. Ví dụ, nếu bạn nghĩ dù chỉ thoáng qua rằng “Ai cũng quan tâm đến anh trai mình hơn. Mình chưa bao giờ được quý mến như anh ấy cả,” thì việc hiện giờ bạn cảm thấy khó chịu với anh trai mình không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu bạn nghĩ “Sếp không đánh giá cao mình – mình sẽ không bao giờ được thừa nhận như những gì mình xứng đáng,” thì cảm giác rằng “công việc của mình thật tồi tệ” chẳng chóng thì chầy cũng xuất hiện ngay sau suy nghĩ đó thôi. Tất cả đều diễn ra chỉ trong một tích tắc. Khoảng thời gian cần thiết để cảm nhận được ảnh hưởng của tư duy cũng bằng khoảng thời gian để nhìn thấy ánh sáng sau khi bật công tắc đèn. Tác động xấu của tư duy xuất hiện khi chúng ta quên mất rằng “tư duy” cũng là một chức năng của ý thức – một khả năng mà ai cũng có. Chúng ta sản sinh ra những suy nghĩ của chính mình. Tư duy không phải là điều gì đó xảy ra với chúng ta, mà là việc chúng ta làm. Nó đến từ bên trong con người, chứ không phải từ bên ngoài. Những gì chúng ta nghĩ quyết định những gì chúng ta thấy – mặc dù dường như nó phải theo chiều ngược lại mới đúng. Hãy cùng xem xét trường hợp một vận động viên chuyên nghiệp đã “làm cả đội thất vọng” khi mắc một lỗi nghiêm trọng trong trận tranh cúp vô địch cuối cùng trước khi anh ta giải nghệ. Suốt nhiều năm sau khi từ giã sự nghiệp, thỉnh thoảng anh ta vẫn suy ngẫm về lỗi lầm đó. Khi mọi người hỏi “Tại sao lúc nào anh cũng có vẻ chán nản như vậy?”, anh ta đáp: “Tôi thật ngu ngốc khi mắc phải sai lầm ấy. Anh còn muốn tôi cảm thấy như thế nào nữa đây?” Vận động viên này không tự coi mình là chủ thể của suy nghĩ, cũng không hiểu rằng những suy nghĩ đó chính là ngọn nguồn của mọi đau khổ. Nếu bạn nói với anh ta rằng những suy nghĩ đó chính là nguyên nhân khiến anh ta buồn chán, anh ta sẽ thành thật đáp rằng: “Không phải vậy. Tôi buồn chán vì sai lầm mình gây ra, chứ tôi không hề nghĩ ngợi gì về nó. Thực ra tôi hầu như không còn nghĩ về nó nữa rồi. Tôi chỉ cảm thấy đau khổ vì thực tế đã diễn ra như vậy thôi.” Chúng ta có thể gặp nhiều tình huống tương tự: một mối quan hệ trong quá khứ, một mối quan hệ hiện tại “đang gặp sóng gió”, một sai lầm trong quản lý tài chính, những lời nói cay nghiệt mà chúng ta đã làm tổn thương người khác, những chỉ trích nhắm tới chúng ta, thực tế là cha mẹ chúng ta không hoàn hảo như chúng ta tưởng, việc chúng ta chọn nhầm bạn bè hoặc nghề nghiệp, hay bất cứ chuyện gì – tất cả đều giống nhau. Chính suy nghĩ của chúng ta, chứ không phải hoàn cảnh, quyết định cảm xúc con người. Nhiều khi chúng ta quên rằng chính ta là người chịu trách nhiệm trước những suy nghĩ của bản thân, chính ta là người suy nghĩ, vì thế, ta cảm giác như hoàn cảnh tạo nên cảm xúc và trải nghiệm của chúng ta về đời sống. Do đó mỗi khi bất hạnh, con người lại càng dễ đổ lỗi cho hoàn cảnh, và điều đó khiến chúng ta cảm thấy bất lực trước cuộc đời mình. Chúng ta làm chủ tư duy của chính mình Không giống như các chức năng hay khả năng khác của con người, chúng ta thường không nhớ rằng chính ta làm chủ tư duy. Ai cũng đều biết rằng giọng nói là sản phẩm của khả năng ngôn ngữ. Rõ ràng là chúng ta không thể giật mình vì khả năng nói của bản thân, bởi ta thừa biết rằng chính mình tạo ra những âm thanh đó. Chúng ta có thể gào thét, kêu la, nổi giận và quát mắng, nhưng chúng ta vẫn không sợ giọng nói của mình. Tương tự đối với khả năng nạp và tiêu hóa thức ăn. Bạn không bao giờ ăn thứ gì đó rồi tự hỏi tại sao mình lại cảm nhận được vị trên lưỡi – bạn luôn ý thức được rằng mình là người đưa thức ăn vào miệng. Nhưng tư duy thì khác. William James, cha đẻ của ngành tâm lý học Hoa Kỳ, từng nói: “Tư duy là ngọn nguồn của trải nghiệm.” Mọi trải nghiệm và nhận thức trong cuộc sống đều dựa trên tư duy. Bởi tư duy đi trước mọi thứ và tự động vận hành, nên nó căn bản hơn và “gần gũi” hơn bất cứ chức năng nào của chúng ta. Chúng ta vô thức học cách diễn giải những suy nghĩ của bản thân như thể chúng là “hiện thực”, nhưng tư duy thực chất chỉ là một khả năng của con người – chúng ta sản sinh ra những suy nghĩ đó. Chúng ta rất dễ tin rằng bởi ta nghĩ điều gì đó thì chủ thể (nội dung) của suy nghĩ đó sẽ biểu trưng cho thực tại. Nhưng khi nhận ra rằng tư duy chỉ là một khả năng chứ không phải thực tại, chúng ta có thể xóa bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu. Khi làm như vậy, cảm giác tích cực về hạnh phúc bắt đầu xuất hiện. Nếu nuôi dưỡng những suy nghĩ tiêu cực (chú ý quá nhiều hoặc ngập chìm trong chúng), ta sẽ đánh mất cảm giác tích cực và hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chúng. Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu về việc ý tưởng bị hiểu sai như thế nào và việc thiếu hiểu biết này ảnh hưởng đến chúng ta ra sao – những “chủ nhân suy nghĩ”. Giả như bạn vô tình làm đổ một cốc nước xuống sàn một quán ăn, và khi ngẩng lên, bạn thấy một người đàn ông ở cách đó hai bàn ném cho bạn một ánh nhìn mà theo bạn là có vẻ khó chịu. Bạn phản ứng một cách giận dữ, “Ông ta bị làm sao vậy? Chẳng lẽ ông ta chưa làm đổ cái gì bao giờ à? Đúng là đồ khùng!” Những suy nghĩ về sự việc vừa xảy ra khiến bạn buồn bực, và cuối cùng bạn phá hỏng cả buổi chiều của mình. Mỗi khi nhớ đến sự cố đó, và suy nghĩ về nó, bạn lại thấy tức giận. Nhưng sự thật là người đó thậm chí còn không nhìn thấy bạn làm đổ nước. Anh ta đang ở trong thế giới riêng của mình, dằn vặt với những suy nghĩ của chính mình về một sai lầm nào đó anh ta mới gây ra. Anh ta chẳng chú ý chút gì đến bạn hết! Thực tế, anh ta còn không biết rằng bạn tồn tại trên đời. Bất hạnh thay, tất cả chúng ta đều từng nhiều lần trải qua những tình huống như vậy. Chúng ta quên mất rằng mình chỉ đang suy nghĩ. Chúng ta lấp đầy đầu óc bằng những thông tin sai lệch, và sau đó hiểu chúng là “hiện thực” thay cho “ý nghĩ”. Giá như chúng ta nhớ được rằng chúng ta chính là chủ nhân suy nghĩ. Nếu chúng ta thực sự hiểu rằng mình đang suy nghĩ về điều gì đó, chúng ta sẽ chịu tác động của chính những suy nghĩ ấy, và do đó với sự việc xảy ra ở nhà hàng, chúng ta có thể nhận ra chính suy nghĩ nội tại chứ không phải ai khác khiến ta buồn bực. Hiểu được nguyên tắc của tư duy và cách áp dụng chúng vào trải nghiệm sống là một món quà vô giá. Chúng ta không nhất thiết phải đấu tranh không ngừng với môi trường và mọi người xung quanh. Chúng ta cần duy trì cảm giác hạnh phúc tích cực bởi ta không còn bị áp lực phải nghiêm trọng hóa mọi ý nghĩ nảy ra trong đầu. Có thể bạn không có quyền kiểm soát đối với người khác, nhưng bạn có thể tránh được những tác động bất lợi từ những suy nghĩ của chính mình về người đó khi bạn hiểu rằng những gì bạn nghĩ chỉ là “ý nghĩ,” chứ không phải là “hiện thực”. Suy nghĩ của bạn quyết định cảm xúc chứ không phải sự việc. Khi không còn những ý nghĩ tiêu cực nữa, cảm giác tích cực sẽ xuất hiện. Nếu không hiểu được nguyên tắc này, bạn sẽ thấy dường như suy nghĩ bị định đoạt bởi thế giới bên ngoài. Nhưng thực tế thì ngược lại. Chính tư duy hình thành kinh nghiệm của chúng ta về cuộc sống. Cách chúng ta suy nghĩ về điều gì đó, và quan trọng nhất là cách chúng ta liên hệ tới tư duy của mình, sẽ quyết định ảnh hưởng của nó lên chúng ta. Bản thân tình huống bên ngoài là trung lập. Chỉ tư duy mới khiến nó trở nên ý nghĩa mà thôi. Đây là lý do tại sao cùng một sự việc có thể sẽ mang những ý nghĩa hoàn toàn khác biệt đối với mỗi cá thể khác nhau. Trong ví dụ ở nhà hàng, nếu bạn xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực thì chuyện xảy ra đã không làm bạn phiền lòng. Khi tư duy tích cực, bạn sẽ vẫn suy nghĩ, nhưng bạn không “chạy theo chúng” để chúng làm khó bạn. Mối liên hệ của chúng ta với tư duy Hiểu biết của một người về mối liên hệ giữa tư duy và thực tế có thể được cắt nghĩa thành một thể liên tục như sau: Ở một bên, suy nghĩ được coi là “hiện thực”. Xét về mặt lâm sàng, việc này giống như người mắc bệnh tâm thần – họ không bao giờ sử dụng từ suy nghĩ. Người bệnh tâm thần thực chất cho rằng mọi suy nghĩ là hiện thực. Đối với anh ta, suy nghĩ và hiện thực chẳng hề khác biệt. Nếu nghĩ rằng mình nghe thấy những giọng nói bảo phải nhảy ra ngoài cửa sổ, anh ta sẽ cố làm theo như vậy; nếu nghĩ mình nhìn thấy một con quái vật, anh ta sẽ bỏ chạy. Dù suy nghĩ điều gì, anh ta cũng đều tin rằng chúng là hiện thực, và lúc nào cũng vậy. Ở đầu bên kia của chuỗi là mẫu người hiểu được quá trình tư duy – một người điển hình cho tinh thần lành mạnh và hạnh phúc – không nghiêm trọng hóa những suy nghĩ của bản thân hay bất cứ ai – một người hiếm khi để cho những suy nghĩ nhấn chìm và làm hỏng cả ngày của mình. Người ở phía này của cán cân có thể suy nghĩ rất nhiều, nhưng anh ta vẫn hiểu rằng “đó chỉ là suy nghĩ mà thôi”. Hầu hết chúng ta ở giữa hai thái cực trên. Rất ít người trong chúng ta nghiêm trọng hóa mọi suy nghĩ để bị coi là kẻ tâm thần. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là số người hiểu đầy đủ về bản chất của tư duy để nằm ở thái cực bên kia thậm chí còn ít hơn. Hầu hết chúng ta đều không hiểu rằng chúng ta là chủ nhân của những suy nghĩ của chính chúng ta – chúng ta tự mình tạo ra nó. Có lẽ chỉ một vài lần chúng ta hiểu được điều đó mà thôi. Đầu óc chúng ta sẽ tạo ra vô số ngoại lệ cho nguyên tắc này, và điều đó ngăn cản chúng ta tiếp cận những kiến thức cần thiết để vận dụng nó vào trong cuộc sống. Ví dụ, một ngày nào đó bạn cảm thấy buồn chán và nghĩ rằng: “Mình sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được dự án này.” Thay vì tự nói với bản thân “Ôi, mình lại nghĩ thế rồi,” và chấm dứt những suy nghĩ tiêu cực ngay lúc đó, bạn lại tiếp tục nghiền ngẫm. Bạn sẽ nói, “Mình biết ngay từ khi mới bắt đầu mà; lẽ ra không nên bắt tay vào dự án này; mình chưa bao giờ làm tốt những việc thế này và sẽ chẳng bao giờ làm được cả,” v.v Hiểu rõ về tư duy giúp chúng ta ngăn cản “sự tấn công của suy nghĩ” trước khi chúng đánh gục chúng ta. Hãy coi những kiểu tư duy này như những vệt nhiễu trên màn hình ti vi. Nghiên cứu và phân tích vệt nhiễu sóng trên màn hình chẳng có giá trị gì hết, và việc nghiền ngẫm sự nhiễu sóng trong tư duy của chúng ta cũng vậy. Nếu không hiểu biết đầy đủ về tư duy, một chút nhiễu sóng dù là nhỏ nhất cũng lớn dần đến mức có thể hủy hoại cả một ngày, thậm chí là cả một đời. Khi coi những suy nghĩ tiêu cực là nhiễu sóng màn hình, bạn có thể vứt bỏ chúng khi chúng không còn phục vụ cho nhu cầu của mình nữa. Trong ví dụ nêu trên, những suy nghĩ tiêu cực về khả năng hoàn thành một dự án rõ ràng không thể giúp bạn hoàn thành nó được. Chúng ta ai cũng đều tạo ra một dòng suy nghĩ liên tục suốt 24 giờ trong ngày. Khi một suy nghĩ nào đó bị lãng quên, nó sẽ biến mất, nhưng lại trở về khi chúng ta tiếp tục nghĩ về nó. Nhưng dù trong tình huống nào thì đó cũng chỉ là một suy nghĩ mà thôi. Trên thực tế, điều này có ý rằng nghĩ về thứ gì đó không có nghĩa là chúng ta quá coi trọng chúng đến mức phản ứng lại một cách tiêu cực. Hãy lựa chọn một vài ý nghĩ mà bạn mong muốn phản ứng lại. Hầu hết chúng ta đều biết cách áp dụng nguyên tắc này lên người khác, nhưng lại không biết áp dụng nó cho mình. Xét trường hợp một người lái xe nổi nóng khi đang lái xe trên đường cao tốc. Một chiếc xe khác lao ra ngáng đường anh ta và suýt gây tai nạn. Một suy nghĩ thoáng xuất hiện trong đầu anh ta: “Mình muốn bắn chết gã nào lái chiếc xe đó!” Đó chỉ là một suy nghĩ thoáng qua. Hầu hết chúng ta đều bỏ qua và cho rằng đó là một suy nghĩ ngớ ngẩn. Tất cả chúng ta đều muốn người lái xe đó cẩn trọng hơn, chứ không ai muốn hiện thực hóa ý nghĩ đầy bạo lực của mình. Tuy nhiên, một người tâm thần không dễ dàng bỏ qua suy nghĩ của mình. Anh ta nhiệt thành tin rằng bất cứ suy nghĩ nào xuất hiện trong đầu cũng là hiện thực và cần phải nghiêm túc với chúng. Chúng ta có thể thông cảm (nếu không phải là cười vào mặt) những kẻ ngốc nào nghiêm trọng hóa những suy nghĩ như vậy, nhưng tất cả chúng ta đều làm điều tương tự hàng trăm lần mỗi ngày, chỉ là ở dạng thức khác và mức độ khác mà thôi. Mỗi chúng ta, theo cách riêng của mình, đều nhầm lẫn giữa suy nghĩ và hiện thực. Ta dễ dàng nhận ra ý nghĩ của người khác chỉ “đơn thuần là ý nghĩ” (như trong trường hợp của người lái xe trên đường cao tốc kia), nhưng dường như lại không thể tự coi ý nghĩ của bản thân theo hướng tương tự. Và tại sao những suy nghĩ của chúng ta lại có vẻ thật đến vậy? Bởi chính ta là người tạo ra chúng. Không nhất thiết lúc nào cũng phải nghiêm trọng hóa những suy nghĩ của bản thân. Đối với một người, ý nghĩ rằng: “Không biết cô ấy có thích mình không nhỉ, chắc là không rồi,” có thể khiến anh ta buồn bực. Nhưng anh ta vẫn nhận ra rằng người lái xe trên đường cao tốc chỉ “đang nghĩ như vậy mà thôi”. Hầu hết chúng ta tin rằng nếu ta suy nghĩ điều gì thì nó đáng được chú ý và quan tâm thực sự, nhưng với suy nghĩ của người khác, ta dễ dàng nhận ra đó chỉ là một ý nghĩ không đáng quan tâm. Tại sao lại như vậy? Một lần nữa, lý do bởi tư duy là điều định hình nên hiện thực của chúng ta từ bên trong. Do nó quá gần gũi đến mức chúng ta quên mất chính mình là người tạo ra nó. Tư duy giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của những gì ta nhìn thấy – chúng ta cần nó để sống trong thế giới này và hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Tuy nhiên, khi hiểu được bản chất thực sự và mục đích của tư duy, ta không cần quá coi trọng (hoặc quá nghiêm trọng) bất cứ điều gì ta bất chợt nghĩ đến; và như thế cảm giác sẽ nhẹ nhõm hơn. Tư duy của chúng ta không phải là “hiện thực”, mà chỉ là nỗ lực nhằm giải thích một tình huống nhất định mà thôi. Cách chúng ta giải thích những gì ta nhìn thấy tạo ra một phản ứng về mặt cảm xúc. Phản ứng đó không phải là sản phẩm của những gì xảy đến với chúng ta, mà được tạo ra từ tư duy, từ hệ thống niềm tin của con người. Minh họa điều này là ví dụ về một gánh xiếc đến thị trấn biểu diễn. Đối với những người và gia đình yêu xiếc, đây là một dịp lớn để chào mừng. Còn với những người không thích xiếc thì việc giao thông ùn tắc và sự lộn xộn lại khiến họ khó chịu. Bản thân gánh xiếc là trung lập – nó không phải là nguyên do của những phản ứng tích cực hay tiêu cực. Chúng ta có thể tự nghĩ ra nhiều ví dụ tương tự khác. Một khi hiểu được khái niệm này, những suy nghĩ của chúng ta có thể là một món quà tuyệt vời và giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Ngược lại, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của những suy nghĩ của mình và chất lượng cuộc sống của chúng ta cũng vì thế mà giảm sút. Do suy nghĩ của chúng ta mỗi lúc lại thay đổi, nên cuộc sống trở thành một cuộc chiến, nếu không muốn nói là một chiến trường. Mức độ hạnh phúc của chúng ta dường như thăng giáng cùng hoàn cảnh. Thực tế, không phải hoàn cảnh mà chính cách lý giải chúng của chúng ta mới quyết định mức độ hạnh phúc của mỗi người. Đây là lý do tại sao những hoàn cảnh giống nhau lại có thể mang ý nghĩa khác hẳn đối với mỗi người. Học cách nhìn nhận những suy nghĩ tiêu cực như một dạng nhiễu sóng thần kinh, bạn sẽ không còn quan tâm quá mức đến chúng nữa. Hiểu được bản chất của tư duy giúp chúng ta sống trong trạng thái nghỉ ngơi, trạng thái trung lập, với cảm giác tích cực, hạnh phúc và mãn nguyện vô ưu. Khi chúng ta ngừng suy nghĩ về những điều chúng ta đang nghĩ đến, đặc biệt là những suy nghĩ tiêu [...]... thỏa mãn và hạnh phúc lâu dài là học cách sống trong hiện tại Dù quá khứ có thế nào, hoàn cảnh hiện tại ra sao, bạn phân tích quá khứ và nghiền ngẫm tương lai như thế nào, bạn cũng sẽ không bao giờ cảm nhận được hạnh phúc cho đến khi bạn biết sống trong hiện tại Một tâm trí “thoát ly thực tại” là mảnh đất màu mỡ cho những cảm giác lo lắng, băn khoăn, hối tiếc và tội lỗi Không phải giây phút nào trong... thoải mái và tập trung − đầu óc chúng ta thư thái Ở trạng thái này, chúng ta có thể làm bất cứ việc gì (bao gồm cả những việc không dễ chịu) bởi đầu óc chúng ta không bị cản trở bởi những suy nghĩ về quá khứ, tương lai hay những đánh giá về công việc ta đang làm Chúng ta có thể đối mặt với bất cứ chuyện gì hay bất cứ ai Đây là trạng thái tinh thần để các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo hình thành, và là nơi... tệ nhất Khi chúng ta không bị mắc kẹt trong hệ tư tưởng, cảm giác tích cực sẽ được duy trì Chúng ta cảm thấy hài lòng và yêu thích bất cứ việc gì đang diễn ra Dường như cảm giác tích cực chẳng cần một nguyên do cụ thể nào; đơn giản là chúng ta cảm thấy thoải mái Chúng ta trải nghiệm những cảm giác sâu sắc hơn, giàu tình người hơn; những cảm giác được tạo ra từ trạng thái tự nhiên của tinh thần: hài lòng,... không quan trọng bằng sự thật là nó đang phát sáng Việc bạn cần làm là tấp vào lề đường và tắt máy đi Cảm giác của chúng ta cũng hoạt động tương tự Mỗi khi cảm thấy tức tối, ghen tị, hối tiếc, thèm muốn, buồn phiền hay bất hạnh, ta cần hiểu rằng những cảm giác đó được tạo ra bởi hệ tư tưởng của chính mình chứ không phải tự nhiên mà có, không chính xác cũng chẳng đại diện cho hiện thực nào Hoạt động tâm... hết sức rõ ràng để dẫn dắt bạn suốt cuộc đời Hệ thống đó bao gồm toàn bộ cảm xúc của bạn; nó sẽ cho bạn biết khi nào bạn đi sai đường, hướng tới bất hạnh và xung đột, xa rời hoạt động tâm lý lành mạnh Cảm giác đóng vai trò như một phong vũ biểu, giúp bạn biết thời tiết bên trong bạn như thế nào Chúng ta nhận ra mối liên hệ đầy sức mạnh giữa suy nghĩ của bản thân và trải nghiệm của chúng ta trong cuộc... thế khác rất thực tế Nguyên tắc thứ tư chỉ ra rằng cảm giác luôn mách bảo chúng ta biết chính xác khi nào tư duy của ta ở trạng thái bất thường Khi chúng ta không nhận ra mình đang tư duy, những suy nghĩ của chúng ta sẽ được tạo ra thông qua hệ tư tưởng, thay vì thông qua hoạt động tâm lý lành mạnh Nếu không có cảm giác, ta sẽ không bao giờ biết khi nào mình bị mắc kẹt trong hệ tư tưởng của bản thân hay...cực, thì cảm giác dễ chịu, thoải mái sẽ ở lại với chúng ta Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta không cần suy nghĩ – chắc chắn là có Nó chỉ ra rằng tư duy tiêu cực – những ý nghĩ gây phiền não và bất hạnh – không đáng để chúng ta dằn vặt, bởi chúng lấy đi thứ chúng ta tìm kiếm: hạnh phúc Sự hài lòng tạo ra khoảng trống cần thiết trong tâm hồn... loại bỏ khỏi đầu những suy nghĩ tiêu cực về việc cô được nuôi nấng như thế nào, từ đó duy trì cảm giác tích cực và cảm thấy an toàn trong cuộc sống Câu chuyện về Stacey và người giúp việc sẽ tiếp tục xuất hiện trong ba chương tiếp theo, minh họa cho năm nguyên tắc trên hoạt động với nhau như thế nào để tạo ra cuộc sống hạnh phúc Hệ tư tưởng Tất cả những suy nghĩ của chúng ta trong quá khứ có thể được... cảm giác phát tín hiệu báo động và nhắc nhở rằng ta đang đi chệch hướng Chúng ta quay lại tư duy dựa trên hệ tư tưởng của riêng mình Giờ đây, chúng ta đang tư duy một cách bất thường và đã đến lúc điều chỉnh lại tinh thần Chức năng của cảm giác đối với sức khỏe tinh thần giống như đèn báo trên bảng điều khiển của xe ô tô Cả hai đều giúp ta nhận biết lúc nào nên giảm ga Trong xe, chúng ta giảm ga bằng. .. trả giá bằng việc khiến bản thân đau khổ Nhưng nếu hiểu được bản chất của các hệ tư tưởng, bạn có thể bắt đầu nhìn xa hơn, và cảm nhận được giá trị của các quan điểm khác nhau Những gì chúng ta thường coi là chỉ trích giờ chỉ là ý kiến của một người, nằm trong một hệ tư tưởng của riêng họ Chúng ta hầu như có thể loại bỏ những lập luận không đem lại giá trị gì trong cuộc sống và hoàn toàn loại bỏ cảm giác . này vẫn luôn đúng: “Bạn có thể hạnh phúc dù bất cứ giá nào! ” Chúc các bạn may mắn! — Tiến sĩ Wayne Dyer, Giảng viên Đại học St John, New York, Hoa Kỳ Mở đầu Hạnh phúc! Đó là điều mà tất cả chúng. Roger C. Mills. Họ chỉ cho bạn cách tìm tới hạnh phúc bất cứ khi nào bạn muốn. Một khi được hiểu đúng, các nguyên tắc đó sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng, cho dù bạn đang gặp phải. ta cần phải tạo được sự thăng bằng nội tại, cảm giác hài hòa và thư thái từ bên trong. Hạnh phúc không nằm phía cuối con đường, mà nằm ngay ở điểm khởi đầu. Cảm giác mãn nguyện giúp cuộc sống