quyết tâm thành công sẽ tới

101 182 0
quyết tâm thành công sẽ tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: Phô diễn là gì? Một quy luật rất tự nhiên là ngay từ thuở ấu thơ, con người đã có nhu cầu giao lưu, nhu cầu bộc lộ mọi cảm xúc. Bằng chứng là những đứa trẻ còn ẵm ngửa trên tay cũng đã biết hóng chuyện biết cười hoặc mếu tuỳ theo sắc thái tình cảm bộc lộ với chúng. Theo năm tháng, đứa trẻ bi bô tập nói, rồi mỗi ngày mỗi khôn, biết thêm nhiều điều, có nhu cầu bộc lộ mọi trạng thái tình cảm. Đối với người lớn, đứa trẻ nào càng bộc lộ phong phú - nghĩa là luôn thể hiện ra bên ngoài những tình cảm tự nhiên - càng đáng yêu. Và ta thường nhận xét đó là những đứa trẻ thông minh, hiếu động. Như vậy, ngay từ thuở nhỏ, con người ta đã biết phô diễn. Tất nhiên, sự phô diễn này là tự nhiên không hề có ý thức. Con người càng giao tiếp nhiều, càng phải tiếp thu, hấp thụ mọi biểu cảm của người khác và phô diễn những ý tình, cảm xúc của mình. Không ai là không phải đụng chạm đến điều này. Có lẽ chỉ có lúc ngủ say mới không mà thôi. Nhưng đó là khi không mơ, bởi vì ngay cả trong mơ người ta cũng được sống trong tưởng tượng. Và thế là cũng phải phô diễn theo cái giấc mơ tưởng tượng ấy. Nhưng mức độ phô diễn nhiều ít là tuỳ thuộc vào người hướng ngoại hay hướng nội. Người hướng ngoại thì dễ dàng phô diễn mọi trạng thái tâm lý ra bên ngoài, còn người hướng nội thì lại luôn cất giữ ở bên trong, không để người khác dễ dàng nhận biết. Nhưng dẫu có hướng nội thì con người ta cũng không thể vô cảm, trơ như đá, mà vẫn phải luôn phản ứng trước mọi điều diễn ra xung quanh. Và điều quan trọng là phải làm sao để người khác nắm bắt được mọi ý nghĩ, tư tưởng của mình. Như vậy tức là vẫn buộc phải phô diễn. Vậy phô diễn là gì? Đến đây chúng ta dễ dàng hiểu được rằng phô diễn là phô bày và diễn tả mọi tư duy, suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc – nghĩa là mọi trạng thái tâm lý để cho người khác nắm bắt được. Khuynh hướng tự nhiên của bất cứ người nào cũng là luôn muốn người khác hiểu mình, càng nhiều càng tốt. Như vậy, người nào có được khả năng phô diễn tốt – nói cách khác là giỏi phô diễn – người đó sẽ đạt được mong muốn trên. Thế nào là phô diễn giỏi? Phô diễn giỏi là nói một (hoặc một cử chỉ nào đó) khiến người tiếp xúc hiểu được mười. Còn phô diễn kém (hoặc không biết phô diễn) là ngược lại, muốn thể hiện mười, mà người ta chỉ hiểu được một. Như vậy phô diễn tức là nói năng? Vừa đúng lại vừa không hẳn đúng. Nói cách khác, giữa phô diễn và nói có chung một điều là chuyển tải mọi thông tin về tư tưởng, quan điểm, ý nghĩ, cảm xúc… đến người khác. Nhưng phô diễn cao hơn, rộng hơn. Nói chỉ là sự phát âm thành tiếng, là sự làm việc của cổ họng, thanh quản. Còn phô diễn thì ngoài nói ra còn cần sự hỗ trợ, phụ hoạ của nhiều thứ khác như tay, mắt, cử chỉ Khi ta nói: “Anh ta đang nói” thì phải hiểu là miệng anh ta đang phát ra những ngôn từ. Còn nếu ta nói: “Anh ta đang phô diễn” thì có thể anh ta đang phát âm, có thể im lặng và thay bằng một ánh mắt nhìn, một điệu bộ như cái nhún vai, gật gù hoặc vuốt tóc, khoát tay… Như vậy phô diễn rộng hơn, cao hơn, nghệ thuật hơn nhiều. Điều này sẽ thú vị hơn nếu ta bàn đến lĩnh vực tình yêu. Một chàng trai muốn tỏ tình, muốn phô diễn trái tim đang rung động mãnh liệt trước một cô gái thì lẽ nào anh ta cứ phải nói ra miệng: “Anh rất yêu em” hoặc “Từ khi biết em, lòng anh không lúc nào nguôi ngoai hình ảnh em. Thiếu em, đời anh kể như là vô nghĩa”v.v… Nhiều lời như vậy, liệu có “hiệu quả”, liệu có khiến cô gái xiêu lòng? Hãy thay vì những lời “có cánh” ấy mà tìm đến cách phô diễn khác: đỏ mặt mỗi khi gặp cô gái, chút lúng túng, bối rối mỗi khi ở bên nàng, hoặc không cần phải nói toẹt, “toạc móng heo” như trên mà thay bằng một câu chuyện đầy ẩn ý (mang tính ẩn dụ) và trong lúc nói hãy nhìn nàng bằng cái nhìn rất đỗi trìu mến, ánh lên niềm tha thiết… ở trường hợp sau, rõ ràng anh chàng không cần phải nhiều lời, có nói cũng là né tránh những từ ngữ quá thật thà, cụ thể. Nhưng chàng vẫn phát ra được tín hiệu tình yêu và cô gái hoàn toàn cảm nhận được hết trái tim chàng. Vậy là cách phô diễn của chàng đã có tác dụng. Nói chuyện trên mới thấy phô diễn luôn là điều cần thiết đối với bất cứ ai trong mối quan hệ, tiếp xúc giữa cộng đồng. Và nghệ thuật này bao gồm nhiều yếu tố chứ không chỉ là nói năng, tuy lời ăn tiếng nói luôn là điều được quan tâm nhiều nhất. Chương 2: Phô diễn - một vũ khí lợi hại Như đã nói ở phần trước, phô diễn là việc tìm mọi cách bộc lộ mọi tư tưởng, ý nghĩ, cảm xúc của mình, để chuyển tải đến người khác. Càng chuyển được nhiều càng khiến đối tượng tiếp xúc hiểu được nhiều về mình thì càng thành công trong mọi cuộc tiếp xúc. Trong nghệ thuật phô diễn chúng ta đang bàn thì dĩ nhiên việc nói năng đóng vai trò chủ chốt. Thêm vào đó là sự phụ hoạ của những yếu tố khác. Chúng ta hãy hình dung: phút đầu gặp gỡ một ai đó, điều gì của họ sẽ khiến ta có thiện cảm hoặc ngược lại? Hình thức bên ngoài (diện mạo, đầu tóc, dáng vẻ, áo quần, trang phục) chăng? Yếu tố này không thể xem nhẹ, nhưng chỉ có tác dụng ở cái khoảnh khắc người đó vừa mới xuất hiện. Còn sau đó, khi tiếp xúc, phải là lời ăn tiếng nói của người đó ra sao, cao hơn là người đó phô diễn gì trước ta? Tôi từng gặp không ít trường hợp đã có sự khác biệt giữa cái hình thức bên ngoài với khả năng nói, phô diễn. Một lần có hai cô gái đến gặp tôi, nhờ tư vấn, tháo gỡ những chuyện tình cảm rắc rối đang khiến họ bức xúc. Họ có bề ngoài khác hẳn nhau: một cô có nhan sắc khá hấp dẫn, lại biết cách ăn mặc rất hợp thời trang; còn một cô thì chẳng có gì đáng để ý từ dung nhan - nếu không nói là dưới mức trung bình. Ngay khi ra mở cửa, tôi đã bị hút ngay vào cô gái xinh đẹp kia. Tôi bỗng xuất hiện một ý nghĩ – kể cũng hơi… vô lý: “Giá chỉ có một mình cô này xuất hiện có phải câu chuyện sẽ hứng thú biết bao, ta sẽ thoả sức tự nhiên chuyện trò, có thêm cô kia, lại phải “tế nhị” đây, vì phải giao tiếp với cả hai, không thể thiên lệch”. Nhưng ngay sau đó, bắt đầu từ cử chỉ chào hỏi đầu tiên, tôi đã không thể duy trì ý nghĩ vừa rồi, bởi hai cô đã có hai cách chào khác hẳn nhau. Cô xinh đẹp ngay câu đầu tiên đã nói một hồi: “Xin chào ông anh. Không ngờ Tâm Giao lại là một người như thế này. Gớm! ở nhà giữa ban ngày ban mặt mà cửa đóng then cài kỹ vậy!…”. Còn cô thứ hai khẽ gật đầu, mỉm cười nói nhỏ nhẹ: “Chúng em chào anh!”. Đó là phô diễn đầu tiên của hai cô gái ở thời khắc vừa mới gặp tôi – một người chưa quen biết các cô, lại hơn tuổi và ở vị thế mà họ phải chủ động tìm đến. Hẳn bạn đọc biết là chỉ sau câu nói – lời chào thì đúng hơn – ở phút đầu tiên đó, tôi đã có ấn tượng ra sao về mỗi cô. Và sự thiện cảm cũng theo đó mà xuất phát trong tôi khác nhau. Thế là từ cái sự nói năng đầu tiên, họ đã khiến tôi thay đổi ngược lại cảm tình: cô xinh đẹp có phần bộp chộp, thiếu tế nhị, từ cách xưng hô đến giọng điệu tỏ sự ít nhiều suồng sã, gây cho tôi ấn tượng một phụ nữ thiếu học hành, sống giữa một môi trường ít văn hoá. Còn cô có nhan sắc… dưới mức trung bình kia thì bây giờ lại khiến tôi có thiện cảm bởi sự dè dặt, chừng mực, vừa đủ sự lễ phép, lịch sự. Rồi sau đó, khi đã vào nhà, ngồi vào ghế, bắt đầu cuộc trò chuyện với nội dung chính thì cô thứ nhất rất hay cắt ngang lời tôi, không ít lời lẽ dông dài, chẳng đâu vào đâu, lại được phụ hoạ bởi những cử chỉ, động tác chỉ phù hợp ở nơi tranh luận với bạn bè cùng trang lứa, trong khi cô thứ hai ít nói, phần lớn chỉ nghe tôi, trước khi hỏi điều gì, cô đều có lời: “Em xin được hỏi anh”. Cô ngồi từ tốn, không bao giờ hoa chân múa tay. Câu chuyện có thật này đã chứng minh rõ một điều: nói năng, phô diễn là cực kỳ quan trọng, nhất là ở những giây phút đầu tiên mới tiếp xúc, khi đối tượng chưa thể hiểu rõ về mình. Trong câu chuyện vừa rồi, có thể cô gái có nhan sắc cũng tốt thôi, cũng nhiệt tình, thiện chí với mọi người, chẳng gây hại cho ai bao giờ. Để biết được những điều đó, cần phải có thời gian, thậm chí là tiếp xúc, quan hệ nhiều năm tháng. Tuy nhiên trong cuộc sống, liệu ta có thể ngay từ phút đầu huy động được thời gian để chứng minh cho những cái tốt của ta không? Chỉ biết là người ta sẽ ấn tượng ngay với ta từ những phô diễn hay hoặc dở. Và như vậy rõ ràng sẽ lợi, hại hết chừng nào từ sự nói năng, phô diễn ấy. Qua câu chuyện trên, có thể bạn dễ có ý nghĩ: những người có trình độ học vấn thấp sẽ nói năng phô diễn kém hơn những người có trình độ học vấn cao hơn và những người có địa vị, vai vế trong xã hội hẳn là khá hơn những người khác về lĩnh vực chúng ta đang bàn? Không hẳn như vậy. Câu chuyện có thật sau đây chứng minh rõ điều này. Lần ấy tôi đang có mặt ở một thành phố nọ, tình cờ được dự một buổi sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ Trong phần nội dung sẽ có một nữ tiến sĩ tâm lý học nói chuyện với các chị em về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Tôi không quên nhắc ban tổ chức là cho tôi dự “ké”, xin đừng giới thiệu gì để nữ tiến sĩ kia thoải mái xuất hiện. Sau phần tuyên bố lý do buổi sinh hoạt, đến phần nữ tiến sĩ nói chuyện. Qua phần giới thiệu, tôi biết chị đang làm việc tại một viện nghiên cứu ở thủ đô. Tôi đoán người nữ tiến sĩ này chưa tới 40 tuổi. Chỉ nửa giờ nói chuyện mà chị phải cầm giấy. Nhưng đã mất tới 10 phút giao đãi, chào hỏi, cảm ơn chẳng liên quan gì đến nội dung chính. Còn lại 20 phút nói về hôn nhân, hạnh phúc thì gần như chị cầm giấy đọc. Mọi người ở dưới tỏ ra uể oải, không tập trung nghe: người nói chuyện riêng, người đọc báo, một số lục tục bỏ ra về. Nói chuyện trước một cử toạ có khoảng 50 người mà chị chẳng nhìn vào ai (vì phải dán mắt vào tờ giấy – chắc là phần đề cương chuẩn bị). Giọng nói của chị mang đậm tính địa phương. Phần nội dung nói chuyện thì sơ sài, đề cập đến những vấn đề chung chung, cũ mòn, vì từng được đăng tải nhiều trên báo chí Chị nói rời rạc, không một chút hồn, lại như rao giảng đạo lý, trước những người còn hơn cả tuổi mình. Tôi rất ngạc nhiên là một người có mác “tiến sĩ” mà lại không hề biết nói năng, phô diễn trước đám đông. ấy là chưa kể những kiến thức chị ta trình bày thì chẳng tương xứng với học vị tiến sĩ chút nào. Và tôi lại thấy thú vị khi đến phần mạn đàm, có những chị công nhân mỏ đã bộc bạch tâm tư, đã nói về cuộc sống gia đình còn chí lý, sâu sắc, có nhiều ý tứ đáng nghe hơn người “tiến sĩ” kia nhiều. Lần ấy tôi thực sự rất có cảm tình với các chị công nhân ngành than ở thành phố đó và ít nhiều chạnh lòng, một chút ngượng về một nhà chuyên môn có học vị mà không có được sức thuyết phục đối với những người ít học hơn. Câu chuyện này cho thấy năng lực nói năng, phô diễn không phải lúc nào cũng do sự học nhiều mà có được. Tuy nhiên, tôi luôn muốn nghĩ trường hợp người nữ tiến sĩ trên chỉ là hy hữu. Như vậy hình như nói năng, phô diễn là một cái gì đó khá thần bí? Không hẳn như vậy mà nhìn nhận như sau sẽ thoả đáng hơn: Chẳng hiểu nội dung, phẩm chất cùng thực lực kiến thức, hiểu biết thế nào nhưng nếu sự nói năng, phô diễn mà bị hạn chế thì rõ ràng đã không thể thuyết phục được đối tượng tiếp xúc. Trong các cơ quan đoàn thể, người cán bộ nào có tài ăn nói rất dễ được tổ chức chú ý đề bạt, cân nhắc. Tất nhiên là họ phải có những tiêu chuẩn khác: năng lực chuyên môn, tư cách đúng mực, cái tâm tốt và khả năng tập hợp quần chúng. Dễ hiểu bởi nếu ai đó có thể có những phẩm chất trên mà “ăn không nên đọi, nói không nên lời” thì sẽ trở ngại rất nhiều đến bước đường công tác của mình. Nếu làm “sếp” thì hạn chế tư thế, giảm sức thuyết phục, đặc biệt trong những lúc đối ngoại, sẽ vô cùng bất lợi. Khi một người đứng đầu cơ quan bị người ta hạ thấp thì cần hiểu rằng uy tín cả cơ quan đó bị tổn hại, chứ không còn là việc cá nhân ngài “sếp” nữa. Một vị nào đó mới được cấp trên điều về đứng đầu một cơ quan, phút ra mắt đầu tiên, ông ta phát biểu trước toàn thể viên chức. Đó là những phút cực kỳ quan trọng đối với chặng đường công tác mới của ông ta. Nếu nói năng phô diễn giỏi, giàu sức thuyết phục, ông ta rất dễ được mọi người trầm trồ, tán thưởng, vị nể. Ngược lại, nếu dở hoặc là ấp úng, ngắc ngứ, hoặc là thao thao nhưng trống rỗng, dài dòng, tầm phào, gây cho mọi người có cảm giác “thùng rỗng kêu to” thì vô cùng bất lợi. Ngay từ phút đầu họ sẽ nhìn ông ta bằng đôi mắt xem thường và theo một lô-gic tự nhiên sẽ luyến tiếc người tiền nhiệm. Tuy nhiên, ở vào trường hợp thứ hai này, người thủ trưởng có thể cải thiện được từng tình hình – nghĩa là sau đó vẫn điều hành được cơ quan – nhưng phải mất một thời gian dài với sự nỗ lực vượt bậc, bằng sự hy sinh quên mình vì quyền lợi mọi người. Một đằng ngay từ phút đầu người ta đã ngưỡng mộ, đã “tâm phục khẩu phục”, một đằng phải mất nhiều thời gian, công sức mới có thể có, đằng nào hơn? Cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều nước tiên tiến trên thế giới, để cắt cử người vào những vị trí quản lý, lãnh đạo, người ta đã tổ chức thi cử, như thi bất cứ một nội dung gì - chứ không chỉ xét rồi bổ nhiệm. Trong cái tiêu chuẩn để xét chọn, cho điểm thì nói năng – nhất là trước đám đông - là một tiêu chuẩn rất được coi trọng. Nói năng, phô diễn luôn là một vũ khí lợi hại, giúp con người có thể “hạ thủ” bất cứ đối tượng nào. Lẽ nào ta không cố gắng rèn luyện, trau dồi để có được khả năng đó? Chương 3: Một thực trạng - Những người không biết nói Cuộc sống luôn không dễ chiều theo mong muốn của con người. Ai cũng muốn mình nói hay, phô diễn giỏi để dễ dàng thuyết phục người khác. Nhưng thực tế cho thấy những người đạt được điều này là rất hiếm hoi. Ngay cả những người làm công việc luôn phải nói trước đám đông như các giảng viên, báo cáo viên, cán bộ quản lý hoặc những diễn giả chuyên nghiệp không phải ai cũng dễ dàng có được những phẩm chất nghề nghiệp có thể lôi cuốn người nghe. Sự kém cỏi, hạn chế trong nói năng, phô diễn có thể thấy nó ở mấy dạng sau: Trước hết, dạng phổ biến nhất là những người có ý, có nội dung trong đầu nhưng không nói được thành lời. Họ dễ “đứng đực” trước đám đông, cố gắng lắm thì ấp a ấp úng, nghĩ mãi không ra một câu. Người ta vẫn nói những người như thế này là “ngậm hạt thị”. Rơi vào trường hợp này thường là những người ít tiếp xúc, hoặc hầu như không có dịp nói trước số đông người; những người tự ti, mặc cảm, trình độ học vấn, hiểu biết thấp, hạn hẹp; người lao động chân tay. Nhiều bạn trẻ là học sinh, sinh viên tuy có học nhưng do mới lớn lên, chưa hề nói trước nhiều người nên e dè, nhút nhát, không tự tin cũng rơi vào tình trạng trên. Dạng thứ hai là nói được nên lời, không đến nỗi ngắc ngứ, ấp úng nhưng lời lẽ lủng củng, ý tứ lộn xộn, “dây cà ra dây muống”. Những người này có thể nói giữa cuộc họp cả giờ đồng hồ nhưng không gây được chú ý cho người nghe, khiến họ mỏi mệt, ức chế, chán nản. Dạng này phổ biến nhất gồm những người đã từng tiếp xúc nhiều, không quá xa lạ với việc nói giữa đám đông, những cán bộ, viên chức trong các cơ quan, đoàn thể không đến nỗi tự ti, nhút nhát. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý non kém trình độ chuyên môn, lý luận cũng ở vào dạng này. Nhiều khi điều hành một cuộc họp, với tư cách người đứng đầu đơn vị, họ không thể không nói để chỉ giáo, huấn thị mọi người, để tỏ cái uy lực, tác dụng của mình. Nhưng vì sự hiểu biết về mọi phương diện - kể cả chuyên môn chính – còn nhiều hạn chế mà cứ lặp đi lặp lại một vài “điệp khúc” nào đó đã từng nói nhiều lần khiến người nghe chán ngấy, vì luôn “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Do vốn liếng nội dung ít nhưng lại muốn kéo dài thời gian nói nên sự trùng lặp ý tứ là điều dễ hiểu. Dạng thứ ba mới nghe thấy có vẻ như nói rất giỏi bởi người nói hùng hồn, thao thao, bất tuyệt, diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy, có thể nói liền mạch hàng giờ không cần nhìn giấy, tài liệu gì. Thỉnh thoảng những người dạng này còn trích dẫn câu danh ngôn này, sách báo nọ để phụ hoạ cho nội dung mình nói. Với người nghe có sự hiểu biết hạn chế thì dễ bái phục dạng này, có khi còn há hốc mồm ra nghe và gật đầu ngưỡng mộ. Nhưng đối với những đối tượng có trình độ nhất định thì dễ dàng nhận thấy đó là lối nói khoa trương, khoe mẽ, ít nội dung sâu sắc, ít thông tin mới mẻ, bổ ích, có khuynh hướng ồn ào, huênh hoang, khoe kiến thức không đúng chỗ – mà thực chất là không có kiến thức gì có giá trị. Dạng này tỏ ra thiếu tôn trọng cử toạ. Nếu họ có phát biểu giữa cuộc họp thì luôn lấn giờ, có nói chuyện với cấp dưới thì luôn lên giọng rao giảng, răn dạy. ở vào dạng này thường là những người hoặc là có chút vai vế trong cơ quan đoàn thể, hoặc là làm việc ở một cơ quan được coi là “có máu mặt”, hoặc là có được một danh hiệu, một hàm học vị nhưng không có thực chất. Đó là ba dạng – ở những mức độ khác nhau- đều hạn chế sức thuyết phục của nghệ thuật nói năng, phô diễn, chưa có thể gọi là "biết nói". Vậy như thế nào mới là "biết nói"? Vấn đề này là một trong những nội dung chính chúng ta sẽ bàn đến nhiều trong cuốn sách này ở những phần sau. Nhưng trước hết xin được có đôi lời về hai từ “biết nói”. Chẳng lẽ chúng ta đang nói rất nhiều hàng ngày, là người lớn, có khi nhiều tuổi cả rồi mà lại không biết nói sao? Lẽ nào chúng ta lại có thể bị xem như các bé thơ mới bập bẹ chưa biết nói? Vâng, khi dùng từ “chưa biết nói” để chỉ một hiện trạng nói năng thiếu thuyết phục cũng chẳng có gì là quá lời, nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Hãy thử làm phép ví von. Con người ta ngay từ lúc sơ sinh đã biết bú mẹ theo một thói quen vô thức thuộc về bản năng tự nhiên để sinh tồn. Rồi dần dần đứa trẻ biết ăn bột, ăn cháo, tiến tới ăn cơm, và lớn lên thì liên hoan, tiệc tùng, ăn nhậu, thưởng thức đủ mọi thứ lương thực, thực phẩm ở trên đời. Vậy mà người ta vẫn có thể nói ai đó là "chưa biết ăn", "không biết ăn". Dễ hiểu bởi ở đây ý nói là không biết ăn một cách có văn hoá, không biết đến văn hoá ăn (văn hoá ẩm thực) cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen: ăn không sành, không biết kết hợp món nào với món nào, món ăn này thì phải có nước chấm, gia vị tương ứng, thức nào phải ăn nóng, thức nào phải ăn nguội… Còn nghĩa bóng: ăn thế nào chứ không phải ăn cái gì, tức là món ăn đắt tiền, sang, hay bình dân không thành vấn đề mà là ăn với ai, ở đâu, trong hoàn cảnh, không khí ra sao? Còn một khía cạnh nữa của văn hoá ăn: Không phải ai cũng ăn uống một cách sạch sẽ, mà không hiếm kẻ ở trên đời luôn chỉ ăn bẩn. Từ này cũng có hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen: ăn mất vệ sinh, nấu nướng ẩu, thức ăn không được rửa sạch, bát đũa bẩn, trước khi ăn không rửa tay v.v… nghĩa bóng: ăn bẩn tức là ăn không đàng hoàng, ăn thứ không do sức lao động mình làm ra, mà ăn tham, chặn, ăn quịt, ăn gian, ăn của đút, ăn hối lộ v.v… Như vậy rõ ràng là đâu phải ai cũng biết ăn với đúng nghĩa văn hoá của từ này. Qua điều vừa bàn ở trên, đến đây chúng ta dễ dàng hiểu được rằng: nói năng, phô diễn là cả một nghệ thuật, chứ không còn là một việc bình thường nữa. Lâu nay, chúng ta thường vẫn nghe nói đến các loại nghệ thuật: nghệ thuật hát múa, nghệ thuật tạo hình, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, , chứ có mấy khi nghe ai nói nghệ thuật nói, nghệ thuật phô diễn? Có thể ta chưa quen thuộc với thứ nghệ thuật mới mẻ này. Vâng, nghệ thuật nói năng, phô diễn bởi đạt được hiệu quả luôn rất khó khăn, không phải bất cứ ai cũng có thể. Cái gì khó mà khi thực hiện con người ta ngoài huy động trí óc, còn phải có sự can thiệp của trái tim thì cái đó gọi là nghệ thuật (còn nếu chỉ thuần tuý là cái đầu cộng với sức lực hoặc đôi tay khéo léo thì gọi là kỹ thuật). ở những phần sau của cuốn sách chúng ta sẽ làm sáng tỏ thêm điều này. Chương 4: Nói trước nhiều người và trước một người Từ hai người trở lên có thể gọi là nhiều người. Nhiều có thể là một nhóm vài ba, dăm bảy đến một tốp mươi, mười lăm người. Nhiều hơn nữa là vài ba, dăm bảy chục đến cả trăm, cả nghìn người. Phát biểu trong một hội nghị thường là vài chục đến vài trăm người, có khi cả nghìn người ở một hội trường lớn. Đông hơn là cuộc diễn thuyết trước hàng vạn, nhiều vạn người tại sân vận động, quảng trường. Nói trước nhiều người được tính từ việc trước một nhóm, một tốp người trở lên. Những ai làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, luôn sinh hoạt cộng đồng sẽ luôn có dịp phải nói trước đông người, ví như phát biểu giữa cuộc họp. Còn những người có nghề nghiệp luôn phải nói trước đám đông thì đương nhiên là luôn cần phải vận dụng nghệ thuật này đạt hiệu quả cao nhất. Vậy nói trước nhiều người ta cần phải chú ý những điều gì, cần tuân thủ những yêu cầu ra sao để đạt được mong muốn? Trước hết cần thấy rõ: Khi nói trước nhiều người, như thế nào được coi là đạt được hiệu quả? Chúng ta sẽ dễ dàng thống nhất với nhau. Đó là khi ta thuyết lý, lập luận một vấn đề gì đó khiến người nghe đồng tình, ủng hộ, tâm đắc với ta; hoặc điều ta nêu ra được sáng tỏ, khiến mọi người thông suốt, từ đó dễ dàng chấp nhận, đứng về phía ta, có thể hành động theo mong muốn của ta. Điều này chính là hiệu quả cao nhất. Vậy để đạt được những hiệu quả trên, thì nói trước nhiều người cần phải đạt được hai yêu cầu. Thứ nhất: người nói phải nói những điều người nghe quan tâm, bức xúc. Thứ hai: người nói phải luôn "quản lý được người nghe". Chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến từng yêu cầu. Trong cuộc sống, ở vào những thời điểm khác nhau, con người ta đều có những mối quan tâm nào đó. Có thể có những điều quan tâm rất khác nhau ở nhiều người khác nhau hoặc ngay ở một người thì lúc này quan tâm không giống lúc khác. Khi điều quan tâm trở nên cấp thiết, cần được tập trung hết trí não để giải quyết, luôn khiến ta băn khoăn, trăn trở không thể yên lòng thì gọi là bức xúc. Như vậy bức xúc là một trạng thái tâm lý căng thẳng hơn quan tâm. Khi quan tâm, bức xúc điều gì, ai cũng muốn được nhanh chóng giải quyết hoặc ít nhất là được khai thông thoả đáng. Vậy nên nếu ta nói cái điều họ quan tâm, bức xúc thì đương nhiên là họ sẽ lắng nghe và rất chăm chú dõi theo. Cần thấy rằng khi nói trước nhiều người thì sự im lặng, chăm chú lắng nghe của thính giả đã là dấu hiệu đầu tiên của thành công (vấn đề còn lại sẽ là những điều ta nói có khiến họ bị thuyết phục hay không mà thôi). Có lần, tôi dự một buổi nói chuyện dành cho các sinh viên một trường đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Diễn giả là một nhà văn khá nổi tiếng. Ông ta vừa có chuyến đi Mỹ về nên được trường mời nói chuyện cho các sinh viên năm cuối của một khoa nghe. Vì là nhà văn có tên tuổi nên nhiều sinh viên rất chờ đợi cuộc nói chuyện này. Một số em không nằm trong diện nghe nhưng cũng đến dự thính. Tôi để ý sinh viên chỉ lắng nghe nhà văn nói chừng mươi, mười lăm phút đầu. Rồi cứ dần dần, các em lần lượt bỏ ra về. Sau độ nửa giờ, thính phòng vãn hẳn người. Thày chủ nhiệm khoa phải kín đáo “nháy” các em không được ra về, cố ngồi nghe đến phút cuối cùng để giữ lịch sự với diễn giả, giữ thể diện cho khoa, cho trường. Các em đã ngồi lại nhưng không tập trung nghe: em thì ngọ nguậy, nhấp nhổm, em thì liên tục xem đồng hồ, có em giở báo, sách dưới gầm bàn tranh thủ đọc, vài em ngồi cuối phòng nói chuyện riêng Diễn giả không đến nỗi vô danh, cũng không đến nỗi yếu kém về khả năng diễn thuyết, lại nói trước một đối tượng rất thích được hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật. Vậy vì sao người nghe không hưởng ứng, muốn bỏ về? Rất dễ hiểu! Bởi nhà văn hôm đó đã không nói đúng cái điều các em sinh viên ngồi dưới bữa đó quan tâm, bức xúc, mà toàn nói những chuyện trên trời, dưới biển Các em sinh viên nghe nhà văn nói chuyện lần ấy do đặc điểm chuyên ngành, muốn biết tình hình văn học nghệ thuật hiện nay của Mỹ, đặc biệt là đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt ở Mỹ như thế nào, họ tiếp nhận những tác phẩm văn nghệ Việt Nam ra sao v.v… Đó chính là nhu cầu muốn mở mang hiểu biết, mới là yêu cầu sinh hoạt “ngoại khoá” bằng việc tổ chức mời nhà văn nói chuyện lần đó. Vậy mà ông ta đã quên khuấy, nói đúng hơn là không hề để ý, lưu tâm đến cái điều người nghe bức xúc, chỉ chú trọng tự đề cao mình. Và gần như suốt 2 tiếng đồng hồ, ông không đem đến cho các em sinh viên được một nội dung, thông tin nào bổ ích, đáp ứng đúng yêu cầu, nỗi bức xúc của các em. Một lần, tôi được một câu lạc bộ hưu trí mời đến nói chuyện. Đối tượng nghe là các cán bộ, viên chức đã về hưu. Phần đông trong số này là các vị vừa chấm dứt cuộc đời chức nghiệp, mới nhận sổ hưu tuổi từ 60 đến 65 (vì có vị về nghỉ muộn so với tuổi do được tổ chức giữ lại). Khá nhiều vị khi làm việc có chức sắc cao – cỡ vụ trưởng, vụ phó, chánh phó giám đốc các sở, ban ngành thành phố. Vị chủ nhiệm câu lạc bộ không yêu cầu tôi nói cụ thể một đề tài nào mà cho tôi được quyền “tuỳ nghi”, muốn nói gì thì nói. Vậy tôi sẽ nói gì đây? Thời sự, chính trị chăng? Sẽ là “múa rìu qua mắt thợ” bởi các vị chỉ vừa nghỉ, hơn nữa lại luôn đọc báo, nghe đài, xem ti-vi, có khi còn nắm vững nhiều sự kiện hơn tôi. Nói về âm nhạc, văn chương, thơ phú, các vấn đề văn hoá - những lĩnh vực thuộc nghề nghiệp của tôi? Cũng tốt nhưng không phải mọi vị đều thích thú. Tôi cần tìm xem các vị đang quan tâm, bức xúc vấn đề gì. Tôi sẽ nói vào những điều ấy. Nhưng không thể hỏi các vị: “Xin cho biết các vị muốn tôi nói gì, hiện tại các vị bức xúc điều gì nhất?". Có những điều họ có thể nói, nhưng cũng có điều không thể. Ví như chẳng lẽ họ lại thổ lộ ý nghĩ thật trong lòng: Đó là nỗi hụt hẫng lớn khi phải rời khỏi "ghế". Chẳng lẽ họ lại dễ dàng tâm sự: "Đó là nỗi buồn khủng khiếp, bởi sự cô đơn vì “thất thế hương lư ngoảnh mặt đi”, vợ chồng tôi cũng đã già, con cái đã trưởng thành, nhiều đứa ở riêng, chúng phải lo cho cái gia đình nhỏ riêng của chúng, chúng tôi càng thêm luyến tiếc quá khứ vàng son…”. Vả lại, một diễn giả mà hỏi thẳng thính giả: “Các vị muốn tôi nói gì?” thì có lẽ chẳng còn gì vụng về hơn. Vậy nên tôi phải tự tìm hiểu, phải tìm cho ra cái điều các vị bức xúc. Tôi nghĩ, điều họ quan tâm nhất có lẽ là: những ngày tới, quãng đời còn lại của họ sẽ sống ra sao? Và điều họ bức xúc là khoả lấp sao đây khoảng trống lớn trong cuộc sống và họ sẽ sử dụng thời gian vào việc gì. Bắt được “mạch”, tôi đã thực hiện buổi nói chuyện với kiến thức một nhà tâm lý học. Tôi nói với các vị rằng một hạnh phúc lớn của con người là luôn nhận biết được mọi quy luật tất yếu của thiên nhiên, tạo hoá và xã hội. Người nào càng dễ nhận thức và mức độ nhận biết càng sâu sắc, người đó càng có tự do và tự do chính là thứ hạnh phúc cao cả nhất của con người. Thế thì quy luật rõ nhất, hiển nhiên nhất là mọi vật trên đời đều vận động phát triển qua các thời kỳ giai đoạn: bắt đầu, phát triển, đỉnh cao rồi đi xuống. Các vị đã qua “đỉnh cao”. Đó là điều đáng tự hào, kiêu hãnh nhất rồi. Tôi lại nói các vị: chỉ năm nữa, tôi cũng sẽ như các vị. Nhưng khi ấy tôi sẽ tìm niềm vui khác thay thế hiện tại. Con người ta chỉ trừ khi trái tim không đập nữa mới hết làm việc, hết niềm say mê. Tôi bảo rằng các vị hãy nhìn những người kế nhiệm ở cơ quan mà vui, mà yên tâm, mà kiêu hãnh. Nhờ có các vị rèn giũa, bồi dưỡng, dìu dắt, họ mới trưởng thành, mới thay được các vị. Đó là công của ai? ánh hào quang của các vị vẫn còn đó, vẫn luôn toả sáng đấy chứ. Còn hiện tại và những ngày sắp tới, các vị lại dùng thời gian vào việc kèm cặp, dạy dỗ các cháu nội, ngoại học hành thay cho bố mẹ chúng đang phải bươn chải trong cuộc mưu sinh. Sao lại có thể nhàn rỗi được nhỉ. Tôi cũng thưa với các vị rằng cuộc sống luôn cần rất nhiều thứ: cần “con hát trẻ” để biểu diễn, nhưng lại cần “thầy già” để huấn luyện, dạy dỗ, tạo nên những “con hát”. Cần các loại rau, hoa quả tươi non nhưng lại cần gừng già để bảo đảm vị cay, cần các loại gỗ quý già mới có thể tạo nên những vật dụng quý làm bằng gỗ… Tóm lại là cuộc nói chuyện ấy, tôi cứ xoáy vào chủ định là phải xua đi những mặc cảm về sự “thất thế" của các vị, hướng họ tới những tâm lý tích cực, thảnh thơi, thoải mái, tự hào để họ vui tươi, độ lượng và nhân ái, tránh những biểu hiện hẹp hòi, khắc nghiệt dễ nảy sinh, là hiệu quả của mặc cảm trên. Đó là một buổi nói chuyện thành công của tôi. Bằng chứng là các vị ngồi lắng nghe, im phăng phắc, gật gù tâm đắc, tán thưởng. Nhiều vị còn phát biểu, hỏi thêm điều nọ, điều kia. Sau đó, cứ vài tháng một lần, ban chủ nhiệm lại mời tôi trở lại nói chuyện với các vị, các chủ đề khác do họ yêu cầu cụ thể. Đến Tết, họ còn đến thăm và chúc Tết tôi – một việc ngược vì lẽ ra tôi phải đến họ mới phải. Tôi dẫn mấy trường hợp, ví dụ trên dễ khiến các bạn nghĩ rằng đó là diễn thuyết, nói chuyện trước nhiều người với tư cách mình là diễn giả, được mời mọc trọng vọng thì cần lưu ý đến điều người nghe quan tâm, bức xúc. Còn phát biểu giữa cuộc họp, có khi chỉ mươi người với tư cách là một thành viên thì sao? ở trường hợp này cũng như vậy – nghĩa là ta cũng phải lưu tâm cái yêu cầu trên. Cụ thể là hãy phát biểu trúng vào những vấn đề trọng tâm hội nghị đang bàn, người chủ trì đang muốn mọi người tham gia ý kiến, chớ nói lan man, lạc đề. Bạn đang dự cuộc họp toàn cơ quan bàn về cách tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sao cho có lãi, chiếm lĩnh được nhiều thị trường, thu hút được nhiều đối tác và khách hàng. Bạn đứng lên phát biểu. Vậy bạn nói thế nào là hay, là có hiệu quả, khiến mọi người lắng nghe? Nếu bạn kể chuyện tiếu lâm, đọc một câu thơ (chẳng hạn) chỉ khiến họ cười, nếu bạn không kịp thời dừng lại thì họ sẽ cho bạn là “hâm”, chỉ để “làm trò cười cho thiên hạ” và nguy cơ họ yêu cầu bạn “thôi đi, ngồi xuống” là… cái chắc. Họ có nể bạn thì người chủ toạ hội nghị cũng sẽ “cắt”. Trong trường hợp này, bạn sẽ khiến mọi người lắng nghe, có thể còn nể phục nếu bạn phân tích một cách sắc sảo, xác đáng những nguyên nhân dẫn đến sản xuất ngừng trệ, kinh doanh yếu kém. Và quý hơn, hay hơn là bạn đưa ra được những kế sách, biện pháp khắc phục khả thi mà ai cũng thấy là nếu áp dụng chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện rõ rệt. Mọi người sẽ trầm trồ, vỗ tay tán thưởng bạn. Ban lãnh đạo chắc chắn sẽ nể trọng bạn hơn. Trong kỳ lựa chọn cán bộ kế cận sắp tới, chưa biết chừng bạn lọt vào “tầm ngắm” của họ cũng nên. Nói trước đông người, chẳng những người nói phải chú ý nói điều người nghe quan tâm, bức xúc mà còn phải có khả năng "quản lý người nghe". Đó là yêu cầu thứ hai [...]... chứ ai cũng ở nhà thì chuyến đi nghỉ sẽ không thành, hoặc chỉ có ít người đi sẽ không vui Người chủ trì cuộc đi này cần phải nói sao cho anh em ghi tên đi càng nhiều càng tốt, tất cả cùng đi là thành công lớn, chí ít cũng phải được hai phần ba tổng số Trong trường hợp này, hãy nói theo cách quy nạp sẽ có hiệu quả hơn cách diễn dịch Nếu dùng cách diễn dịch, bạn sẽ nói theo hướng hô hào chung chung,... ta lôi cuốn, hấp dẫn được người nghe Chúng ta sẽ lần lượt bàn kỹ những điểm này Nói cái gì? Những yêu cầu về nội dung thông tin Đây là yếu tố hàng đầu, tiên quyết bảo đảm cho thành công một cuộc nói của ta ở bất cứ đâu, đặc biệt là trước đông người, giữa nhiều người Người ta đến nghe ta nói, thuyết trình một vấn đề nào đó, thì đầu tiên họ muốn biết là ta sẽ thông tin đến họ điều gì, cho họ nghe cái... tìm hiểu đối tượng – một nội dung sẽ được đề cập ở những phần sau) Ví dụ: bạn được phân công đi tuyên truyền, vận động về công tác kế hoạch hoá gia đình Mục đích công việc của bạn là nói sao để cuối cùng người nghe “giác ngộ", cùng tham gia vào việc hạn chế sinh đẻ Nhu cầu tự nhiên của con người là luôn ưa thích cái mới Những thông tin mới mẻ đưa đến cho người nghe sẽ khiến họ thấy người nói hiểu biết,... cũng được, bởi nếu ta sơ hở, nói thiếu suy nghĩ, thiếu tế nhị, kém tâm lý thì người ta sẽ không ưa ta, sẽ "tẩy chay" ta Chắc chẳng ai muốn điều này Nói trước một người, chỉ cần lưu ý đến việc cần phải quan sát diễn biến tâm lý của đối tượng để lựa lời, chứ không cần để ý đến yêu cầu như nói trước nhiều người là nói điều người nghe quan tâm bức xúc Vì sao? Bởi vì yêu cầu này mà đặt ra trong trường hợp... nói của mình, nếu không muốn buổi nói chuyện thất bại Hẳn có bạn sẽ nghĩ: “quản lý” người nghe chỉ có thể thực hiện khi cử toạ là số ít người – mấy chục là cùng Còn nói chuyện trước vài trăm, tới cả nghìn người trong một hội trường lớn thì “quản lý” làm sao? Trong những trường hợp như thế này, công việc cần bàn không phải là theo dõi, để tâm đến từng người (vì làm sao có thể xuể), mà là quản lý khu vực,... đâu phải ai cũng quấy được thành hồ Người quấy vụng sẽ chỉ thành cháo hoặc lại quá đặc, không thể có độ dính Nói thế nào tức là nghệ thuật phô diễn, chuyển tải những nội dung thông tin đến người nghe được ví như cách quấy hồ Có nội dung với đầy đủ 4 yêu cầu đã đề cập ở trên (chuẩn xác, phong phú, mới mẻ, bổ ích) mà không biết cách chuyển tải với những thủ pháp cần thiết thì sẽ hạn chế rất nhiều khả năng... nói Giống như người biểu diễn nhạc cụ (đánh đàn, thổi sáo, thổi kèn v.v…) phải lựa chọn nhạc cụ tốt, chuẩn, mới mong biểu diễn thành công Người nghệ sĩ có tài đến mấy, phục vụ có hết mình đến mấy mà vớ phải nhạc cụ chất lượng kém, không chuẩn thì cũng không thể biểu diễn thành công Trước hết là âm sắc của giọng nói – tức là chất giọng, màu sắc của giọng (timbre) Người nói phải có chất giọng đẹp, vang... số, rồi sống chung trong một mái nhà thì sẽ ra sao? Ai đã bị nói lắp thì phải cố gắng sửa Chừng nào chưa sửa được, chừng ấy chưa nên nói năng, phát biểu ở bất cứ nơi trang trọng, nghiêm túc nào Để không bị nói lắp, bạn cần tập trung tư tưởng khi nói, tránh tình trạng vừa nói vừa nghĩ chuyện khác sẽ bị phân tán khiến lúc nói cứ ngắc ngứ, lặp lại, lâu dần sẽ thành quen, trở nên nói lắp Trêu, bắt buộc... hoặc quan khách mà nói nhanh sẽ khó gây cho người nghe sự tôn trọng Nhược điểm này sẽ làm giảm cái “uy”, giảm tư thế của người có cương vị ở đây xin bạn cần ghi nhớ một điều: sôi nổi, hào hứng không có nghĩa là nói nhanh cũng như chậm rãi không hẳn là sâu sắc, uyên thâm Nhưng dẫu sao thì nói nhanh, láu táu sẽ khiến người nghe không thể cảm tình Tóm lại, một giọng nói chuẩn mực sẽ có nhiều thuận lợi, giúp... những phim có Lênin xuất hiện diễn thuyết trước công chúng hoặc đối thoại với người khác, và chủ yếu là phim truyện, tức là qua diễn xuất của các nghệ sĩ điện ảnh Lênin mất năm 1924 Các nghệ sĩ kể lại rằng họ đã phải bỏ rất nhiều công sức vào việc xem các phim tư liệu có Lênin xuất hiện để quan sát, nghiên cứu rồi bắt chước Người mới có thể diễn xuất thành công Trong việc xử lý hình thể, điều tối kỵ đối . những mối quan tâm nào đó. Có thể có những điều quan tâm rất khác nhau ở nhiều người khác nhau hoặc ngay ở một người thì lúc này quan tâm không giống lúc khác. Khi điều quan tâm trở nên cấp. hết trí não để giải quyết, luôn khiến ta băn khoăn, trăn trở không thể yên lòng thì gọi là bức xúc. Như vậy bức xúc là một trạng thái tâm lý căng thẳng hơn quan tâm. Khi quan tâm, bức xúc điều. nghĩ, điều họ quan tâm nhất có lẽ là: những ngày tới, quãng đời còn lại của họ sẽ sống ra sao? Và điều họ bức xúc là khoả lấp sao đây khoảng trống lớn trong cuộc sống và họ sẽ sử dụng thời gian

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan