1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị hcsn thực hiện nghị định số 432006nđ-cp ngày 25042006

11 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 131,5 KB

Nội dung

Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo,đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ,giải pháp được đưa ra tại Nghị quyết trung ương 8 khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 2013. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước các chính sách ưu đãi cho nhà giáo được ban hành như thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo Thực hiện đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước qui định về chế độ tiền lương,tiền tăng giờ đối với nhà giáo Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế tự chủ,tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 về tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Hoạt động tài chính của đơn vị và các hoạt động chuyên môn,hoạt động thường xuyên của đơn vị có quan hệ mật thiết, chính vì lẽ đó mà Thủ trưởng đơn vị phải quyết định sử dụng nguồn tài chính vào đúng mục đích,tính toán cho hợp lý,mặt khác phải kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình đó.Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cũng như việc chấp hành tốt kỷ luật thực hiện chế độ chính sách của nhà nước. Trong hoạt động quản lý tài chính Trường luôn quán triệt thực hành tiết kiệm chống lãng phí là một trong nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. II.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Xuất phát từ Nghị quyết trung ương 8 khóa VI ngày 04 tháng 11 năm 2013 Căn cứ nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ thông tư số 71/2006/TT-BTC ký ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006 NĐ-CP ký ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công. Căn cứ thông tư số 50/2003/TT-BTC của Bộ tài chính ký ngày 22/05/2003 về việc hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo nghị đinh 43/2006 của Chính phủ,sau khi thống nhất toàn bộ nội dung,phương Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 1 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 án chi tiêu nội bộ khi thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu với Ban chấp hành Công đoàn nhà Trường Căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGD ĐT ngày 27/10/2009 về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Căn cứ thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập Căn cứ thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo 1 phần kinh phí là tạo quyền chủ động cho Hiệu Trưởng căn cứ vào tính chất công việc,khối lượng,số lượng sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở thực hiện nguồn tài chính năm trước,dự tóan kinh phí cho năm tiếp theo Những nội dung chi,mức chi cần thiết cho họat động của Trường,trong phạm vi xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ,nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành,thì Hiệu Trưởng có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ,nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của Trường Hiệu Trưởng được quyền quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định,việc xây dựng qui chế theo quan điểm hệ thống và đồng bộ Cách tính tăng giờ chưa được thống nhất: Ví dụ 1: Tính tăng giờ trong tuần coi thi tập trung tại các đơn vị Căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông qui định: Số tuần làm việc của giáo viên THPT trong một năm học là 42 tuần Trong 42 tuần đó có 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo qui định về kế hoạch thời gian năm học Ông Nguyễn A Ngạch : GV THPT Mã ngạch: 15113 A1 Bậc 5/9 Hệ số : 3.66 Hệ số tổ trưởng tổ chuyên môn: 0.25 Được phân công chuyên môn là 19 tiết Số tiết kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: 03 tiết Số tiết làm công tác chủ nhiệm 1 lớp: 04 tiết Tổng số tiết Ông Nguyễn A làm việc trong 1 tuần là : 26 tiết Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 2 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Căn cứ thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập(tạm tính) trong khi chờ cho phép thực hiện thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập Tiền giờ 1 tiết của Ông Nguyễn A như sau: = (3.66+0.25)*1.150.000*12 tháng *150% = 91.558 đồng 17 tiết * 52 tuần Có nhiều trường hợp tính tiết tăng giờ trong tuần giáo viên làm công tác coi thi tập trung cuối học kỳ bao gồm đề thi do Sở GD-ĐT ra và đề thi do Trường ra ở các đơn vị như sau: Theo phân phối chương trình là : 37 tuần Trong 37 tuần có 2 tuần coi thi tập trung Đơn vị A: Trường THPT A Nếu Ông Nguyễn A công tác tại trường THPT A Ông Nguyễn A Ngạch : GV THPT Mã ngạch: 15113 A1 Bậc 5/9 Hệ số : 3.66 Hệ số tổ trưởng tổ chuyên môn: 0.25 Được phân công chuyên môn là 19 tiết Số tiết kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: 03 tiết Số tiết làm công tác chủ nhiệm 1 lớp: 04 tiết Tổng số tiết Ông Nguyễn A làm việc trong 1 tuần là : 26 tiết Mặc dù là tuần coi thi tập trung nhưng trường THPT A cho giáo viên của Trường kê khai tổng số tiết trong tuần như Ông Nguyễn A là: 26 tiết – 17 tiết chuẩn/tuần = 9 tiết * 91.558 đồng = 824.022 đ Được trả từ nguồn kinh phí tăng giờ hàng năm Trường THPT A đã tính không đúng chế độ trả tăng giờ cho giáo viên,vì coi thi là nhiệm vụ của người giáo viên Đơn vị B: Trường THPT B Nếu Ông Nguyễn A công tác tại trường THPT B Ông Nguyễn A Ngạch : GV THPT Mã ngạch: 15113 A1 Bậc 5/9 Hệ số : 3.66 Hệ số tổ trưởng tổ chuyên môn: 0.25 Được phân công chuyên môn là 19 tiết Số tiết kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: 03 tiết Số tiết làm công tác chủ nhiệm 1 lớp: 04 tiết Tổng số tiết Ông Nguyễn A làm việc trong 1 tuần là : 26 tiết Ông Nguyễn B làm công tác coi thi được Trường THPT B qui đổi 1 ngày coi thi là 6 tiết Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 3 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Ông Nguyễn B coi thi từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần là : 05 ngày Số tiết làm việc trong tuần coi thi được tính như sau: = 5 ngày * 6 tiết/ngày = 30 tiết Số tiết dư: 30 tiết – 17 tiết chuẩn/tuần = 13 tiết * 91.558 đồng = 1.190.254 đ Được trả từ nguồn kinh phí tăng giờ hàng năm Trường THPT B đã tính không đúng chế độ trả tăng giờ cho giáo viên,vì coi thi là nhiệm vụ của người giáo viên. Đơn vị C: Trường THPT C Nếu Ông Nguyễn A công tác tại trường THPT C Ông Nguyễn A Ngạch : GV THPT Mã ngạch: 15113 A1 Bậc 5/9 Hệ số : 3.66 Hệ số tổ trưởng tổ chuyên môn: 0.25 Được phân công chuyên môn là 19 tiết Số tiết kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: 03 tiết Số tiết làm công tác chủ nhiệm 1 lớp: 04 tiết Tổng số tiết Ông Nguyễn A làm việc trong 1 tuần là : 26 tiết Ông Nguyễn B làm công tác coi thi được Trường THPT C tính như sau: Ông Nguyễn B coi thi từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần là : 05 ngày Một ngày coi thi giáo viên được tính 8 giờ làm việc hành chính Căn cứ thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ đối với nhân viên hành chánh Tiền 1 giờ = (3.66+0.25)*1.150.000 *150% = 38.322 đồng 22*8 Tiền dư giờ Ông Nguyễn A được tính như sau: = 5 ngày * 8 giờ = 40 giờ* 38.322 đ/giờ = 1.532.897 đ Được trả từ nguồn kinh phí tăng giờ hàng năm Trường THPT B đã tính không đúng chế độ trả tăng giờ cho giáo viên.Mặc dù trả theo thừa giờ hành chánh là làm việc ngày thường,vì coi thi là nhiệm vụ của người giáo viên Đơn vị D: Trường THPT D Nếu Ông Nguyễn A công tác tại trường THPT D Ông Nguyễn A Ngạch : GV THPT Mã ngạch: 15113 A1 Bậc 5/9 Hệ số : 3.66 Hệ số tổ trưởng tổ chuyên môn: 0.25 Được phân công chuyên môn là 19 tiết Số tiết kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: 03 tiết Số tiết làm công tác chủ nhiệm 1 lớp: 04 tiết Tổng số tiết Ông Nguyễn A làm việc trong 1 tuần là : 26 tiết Ông Nguyễn B làm công tác coi thi được Trường THPT D tính như sau: Ông Nguyễn B coi thi từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần là : 05 ngày Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 4 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Trường THPT D tính tuần coi thi của Ông Nguyễn A là bằng tiết chuẩn,không khai thừa giờ vì coi thi là nhiệm vụ của giáo viên Để đảm bảo quyền lợi của giáo viên Trường THPT D hỗ trợ giáo viên coi một môn thi là : 40.000 đ/môn Ông Nguyễn A coi thi 5 ngày 12 môn * 40.000 đ = 480.000 đ Được trả từ nguồn kinh phí khoán hàng năm do Trường THPT D thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.Nhà trường xây dựng mức hỗ trợ trong qui chế chi tiêu tài chính hàng năm và được thông qua tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức hàng năm. Mức hỗ trợ trên được tính toán dựa vào công văn số 4394/UBND-KT ngày 19/06/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về định mức chi cho kỳ thi tốt nghiệp Tùy từng điều kiện tình hình trong phạm vi nguồn kinh phí mà Thủ trưởng đơn vị qui định mức chi cho phù hợp,nhưng trên thực tế giáo viên làm nhiệm vụ như nhau chỉ khác là tại mỗi đơn vị khác nhau mà quyền lợi được thụ hưởng khác nhau.Vì vậy sẽ không công bằng nếu không có qui định cụ thể cho những trường hợp vừa nêu trên. Trường THPT D đã tính đúng chế độ trả tăng giờ cho giáo viên Vd2: Tăng giờ trong thời gian giáo viên được cử đi công tác Trường hợp GV đi công tác tập huấn,công tác hội nghị chuyên đề… Ông Nguyễn B Mã ngạch 15113 A1 Bậc: 4/9 Hệ số: 3.33 Số tiết kiêm nhiệm chức vụ: tổ trưởng chuyên môn: 3 tiết Số tiết kiêm nhiệm làm công tác chủ nhiệm: 4 tiết Được phân công chuyên môn: 17 tiết /tuần Tổng số tiết trong tuần của Ông Nguyễn B là: 24 tiết Ông Nguyễn B đi dự hội nghị chuyên đề bộ môn tại Tỉnh trong 2 ngày,trong thời gian 2 ngày Ông B đi công tác Ông B có 8 tiết dạy Chế độ công tác phí được thực hiện căn cứ vào quyết định số 08/2011/QĐ- UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 29/1/2011 qui định về chế độ công tác phí Căn cứ qui chế chi tiêu tài chính trong năm các đơn vị qui định mức chi như sau: Tiền xe đi công tác cho lượt đi và về trong 1 ngày từ đơn vị đến địa điểm làm công tác: 100.000 đ/ngày/người Tiền phụ cấp đi công tác cho lượt đi và về trong 1 ngày từ đơn vị đến địa điểm làm công tác: 70.000 đ/ngày/người Tiền thuê phòng ngủ đi công tác từ 2 ngày trở lên từ đơn vị đến địa điểm làm công tác: 150.000 đ/đêm/người Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 5 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Đơn vị A: Tên Gv Đi công tác vào 2 ngày Số tiết có trong 2 ngày Bố trí Gv dạy thay Ghi chú Nguyễn B x 8 Ông B được khai 8 tiết Nguyễn V 8 Ông V khai 8 tiết dạy thay Ông Nguyễn B đi công tác 2 ngày vẫn khai tổng số tiết là 24 tiết Số tiết dư = 24 giờ - 17 tiết chuẩn = 7 tiết Đơn vị A đã thực hiện không đúng về chế độ tính và trả tiền tăng giờ cho giáo viên đi công tác Đơn vị B: Tên Gv Đi công tác vào 2 ngày Số tiết có trong 2 ngày Bố trí Gv dạy thay Ghi chú Nguyễn B x 8 Ông B bị trừ 8 tiết Nguyễn V 8 Ông V khai 8 tiết dạy thay Ông Nguyễn B đi công tác 2 ngày Số tiết dư = 24 giờ - 17 tiết chuẩn -8 tiết đi công tác = -1 tiết Đến tuần thứ 2 trong tháng Ông Nguyễn B về công tác bình thường Số tiết dư tuần công tác bình thường = 24 giờ - 17 tiết chuẩn = 7 tiết – 1 tiết âm của tuần đi công tác = 6 tiết Đơn vị A đã thực hiện đúng về chế độ tính và trả tiền tăng giờ cho giáo viên đi công tác Đơn vị C: Tên Gv Đi công tác vào 2 ngày Số tiết có trong 2 ngày Bố trí Gv dạy thay Ghi chú Nguyễn B x 8 Ông B bị trừ 8 tiết Nguyễn V 8 Ông V khai 8 tiết dạy thay Ông Nguyễn B đi công tác 2 ngày Số tiết dư = 24 giờ - 17 tiết chuẩn -8 tiết đi công tác = -1 tiết Tổng số tiết Ông Nguyễn B có trong tuần là : 16 tiết Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 6 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Số tiết chuẩn/1 gv: 17 tiết Tuần đi công tác số tiết dạy không đủ chuẩn nhà Trường coi như Ông Nguyễn B dạy đủ chuẩn Đơn vị A đã thực hiện không đúng về chế độ tính và trả tiền tăng giờ cho giáo viên đi công tác Vì vậy năm tài chính 2013 Sở GD-ĐT Đồng Nai giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đảm bảo chi trả thanh toán cho con người và thực hiện nhiệm vụ hoạt động thường xuyên.Kinh phí chi trả tăng giờ cho giáo viên căn cứ trên số giáo viên của từng bộ môn hiện có để làm cơ sở cấp kinh phí đây là phương thức chi trả tăng giờ giáo viên hợp lý.Đơn vị nào xây dựng những qui định riêng về tăng giờ không phải là qui định của ngành thì chi trả bằng nguồn kinh phí khoán cho đơn vị hoạt động trong năm tài chính. Ví dụ 3: Trường hợp giáo viên thiếu chuẩn do không thể sắp xếp được: Môn toán trong trường THPT là 4 tiết/tuần/lớp: Trường hợp không bố trí được tiết kiêm nhiệm. Ông Nguyễn A dạy 4 lớp * 4 tiết = 16 tiết /tuần < 17 tiết chuẩn = - 1 tiết Ông Nguyễn B dạy 5 lớp * 4 tiết = 20 tiết/tuần > 17 tiết chuẩn = 3 tiết Đây là trường hợp đặt thù theo môn không thể cắt tiết để bù từ Ông B sang Ông A Nhà trường phân công Ông Nguyễn A bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏicấp tỉnh như sau Số buổi Ông Nguyễn A bồi dưỡng học sinh giỏi : 20 buổi Một buổi được qui đổi: 4.5 tiết dạy Vậy Ông Nguyễn A có số tiết dạy bồi dưỡng như sau: = 20 buổi * 4.5 tiết = 90 tiết/năm Đơn vị A: Trong năm học Ông Nguyễn A : Số tiết làm việc trong năm: (16 tiết *37 tuần)+90 tiết = 682 tiết Số tiết chuẩn trong năm: 17 tiết *37 tuần = 629 tiết Số tiết dư giờ trong năm : 682 tiết – 629 tiết = 53 tiết Đơn vị A đã thực hiện đúng về chế độ tính và trả tiền tăng giờ cho giáo viên Đơn vị B: Trong năm học Ông Nguyễn A : Số tiết làm việc trong năm: (16 tiết *37 tuần) = 592 tiết Số tiết chuẩn trong năm: 17 tiết *37 tuần = 629 tiết Số tiết dư giờ trong năm : 592 tiết – 629 tiết = -37 tiết Riêng 90 tiết mà ông Nguyễn A bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tỉnh Ông Nguyễn A được hưởng mà không phải trừ 37 tiết âm do thiếu chuẩn Đơn vị A đã thực hiện không đúng về chế độ tính và trả tiền tăng giờ cho giáo viên Ví dụ 4: Việc chi trả tăng giờ cho giáo viên làm công tác kiêm nhiệm được qui định tại mục 4 điều 8 chương III thông tư số 28/2008/TT-BGD ĐT Hà Nội ngày 21/10/2009 ban hành qui định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 7 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Đơn vị A: Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm Ông Nguyễn A phụ trách thể dục thể thao toàn trường được tính 3 tiết/tuần Được trả từ nguồn kinh phí tăng giờ của Trường Đơn vị B: Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm Ông Nguyễn A phụ trách thể dục thể thao toàn trường được tính 600.000 đ/tháng Được trả từ nguồn kinh phí khoán hoạt động thường xuyên của Trường Đơn vị C: Ông Nguyễn A được hỗ trợ tiền khi có công việc tuyên truyền và vận động học sinh CBGV CNV của Trường hiến máu nhân đạo… Được trả từ nguồn kinh phí khoán hoạt động thường xuyên của Trường Đơn vị A đã thực hiện không đúng theo tinh thần văn bản là giáo viên phụ trách thể dục thể thao toàn trường với điều kiện không có giáo viên chuyên trách.Trong trường THPT đều có giáo viên chuyên trách về thể dục thể thao nên việc tính tiết kiêm nhiệm cho giáo viên là không đúng Ví dụ 5: Đối với giáo viên nghỉ do bản thân ốm đau,con ốm: Căn cứ luật BHXH Việt Nam qui định về chế độ ốm đau thai sản Cô Nguyễn Thị A Mã ngạch: 15113A1 Bậc:3/9 Hệ số : 3.00 Cô Nguyễn Thị A được phân công chuyên môn: 18 tiết/tuần Cô Nguyễn Thị A bị bệnh sốt nằm viện 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong một tuần tháng 4,chế độ tiền lương của Cô Nguyễn Thị A được các đơn vị tính như sau: Đơn vị A: Đơn vị A trả nguyên lương tháng 4 cho Cô Nguyễn Thị A Giáo viên được bố trí dạy thay cô Nguyễn Thị A được khai tăng giờ 18 tiết Đơn vị A đã tính không đúng chế độ tiền lương của cô Nguyễn Thị A Đơn vị B: Giáo viên được bố trí dạy thay cô Nguyễn Thị A được khai tăng giờ 18 tiết Đơn vị B trả tiền lương tháng 4 cho Cô Nguyễn Thị A như sau: Tiền lương tháng 4= 3.00*1.150.000 đ * 21 ngày = 2.786.538 đ 26 Vì cô Nguyễn Thị A đã nghỉ 5 ngày Kế toán đơn vị yêu cầu cô Nguyễn Thị A thủ tục hưởng ốm đau như sau: Giấy ra viện do cơ sở y tế cấp cho cô Nguyễn Thị A Đơn xin nghỉ ốm do Thủ trưởng đơn vị xác nhận Kế toán lập thủ tục theo mẫu qui định của cơ quan BHXH qui định và đề xuất hỗ trợ những ngày nằm viện như sau: Tiền hỗ trợ = 3.00 * 1.150.000 đ * 5 ngày * 75% = 497.596 đ 26 Sau khi cơ quan BHXH duyệt quyết toán và chuyển tiền,kế toán đơn vị lập thủ tục ủy nhiệm chi cho cô Nguyễn Thị A Đơn vị A đã tính đúng chế độ tiền lương của cô Nguyễn Thị A Đơn vị C: Giáo viên được bố trí dạy thay cô Nguyễn Thị A được khai tăng giờ 18 tiết Đơn vị B trả nguyên lương tháng 4 cho Cô Nguyễn Thị A Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 8 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Kế toán đơn vị yêu cầu cô Nguyễn Thị A thủ tục hưởng ốm đau như sau: Giấy ra viện do cơ sở y tế cấp cho cô Nguyễn Thị A Đơn xin nghỉ ốm do Thủ trưởng đơn vị xác nhận Kế toán lập thủ tục theo mẫu qui định của cơ quan BHXH qui định và đề xuất hỗ trợ những ngày nằm viện như sau: Tiền hỗ trợ = 3.00 * 1.150.000 đ * 5 ngày * 75% = 497.596 đ 26 Sau khi cơ quan BHXH duyệt quyết toán và chuyển tiền,kế toán đơn vị lập thủ tục ủy nhiệm chi cho cô Nguyễn Thị A Đơn vị A đã tính không đúng chế độ tiền lương của cô Nguyễn Thị A,vì tiền lương chỉ được trả một lần cho người lao động IV.KẾT QUẢ THỰC HIỆN : - Chấp hành nghiêm chính sách ,qui định về tài chính của nhà nước - Hoàn thành công việc được giao,đảm bảo nguồn kinh phí chi cho con người,chi hoạt động sự ngiệp - Chất lượng và khối lượng công việc hoàn thành đạt được kết quả tốt - Thời gian hoàn thành công việc đúng tiến độ,thời hạn qui định - Thực hiện thành công thắng lợi sự nghiệp giáo dục Về nguồn kinh phí tăng giờ: Thực hiện đúng chế độ tính tăng giờ trong 2 tuần coi thi tiết kiệm được kinh phí chi tăng giờ trong năm 2013: ĐVT: Đồng TT Số tuần coi thi trong năm học Số tiền tiết kiệm được Thực hiện chế độ tài chính 1 2 64.277.535 Thực hiện đúng Về nguồn kinh phí khoán. Trong năm 2013 nhà trường đã trích từ nguồn kinh phí khoán chi hoạt động thường xuyên để hỗ trợ giáo viên làm nhiệm vụ coi thi tập trung như sau: ĐVT: Đồng TT Số tuần coi thi trong năm học Số tiền hỗ trợ/môn thi Tổng kinh phí hỗ trợ trong năm 1 2 40.000 121.160.000 Kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí họat động thường xuyên,thu từ dịch vụ đấu thầu căn tin-xe đạp,xác định chênh lệch thu chi,chi thu nhập tăng thêm cho người lao động theo định mức được xây dựng trong qui chế chi tiêu nội bộ của Trường TT Năm Kinh phí khoán chi KP tiết kiệm được Sốlao động % KP họat động Thu nhập tăng thêm bình Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 9 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 HĐTX quân/người/năm 1 2013 1.500.000.00 0 492.051.00 0 105 32.8% 4.686.000 Về nguồn kinh phí chi cho con người : Thực hiện đúng chế độ tiền lương,chế độ nghỉ ốm đau.Trong năm 2013 trường đã giải quyết cho giáo viên nghỉ do bản thân ốm và con ốm,khám thai… tiết kiệm được nguồn kinh phí chi cho con người : ĐVT: Đồng TT Số người bệnh,con ốm, khám thai Số ngày nghỉ Tổng kinh phí BHXH cấp 1 19 129 10.096.155 V.ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ: - Kê khai tăng giờ phải thực hiện đúng văn bản của nhà nước - Phân công chuyên môn phù hợp tránh việc phân công người dư quá tiết chuẩn,người thiếu nhiều so với tiết chuẩn - Không nên phân công chuyên môn theo thâm niên công tác để xảy ra trường hợp thiếu chuẩn có thể xắp xếp được - Không nên tách tiết kiêm nhiệm để xảy ra trường hợp thiếu chuẩn của tổ bộ môn - Không nên phân công kiêm nhiệm quá 2 chức vụ - Khi cử giáo viên đi công tác,đi họp hội nghị chuyên đề…. Nên cử giáo viên không có tiết dạy hoặc có ít tiết dạy đi dự - Không nên phân công chuyên môn cho cán bộ quản lý dạy nhiều tiết - Nhà trường cần xây dựng mức chi đi công tác cho hợp lý,dựa vào văn bản của nhà nước,nhà trường xây dựng cho phù hợp đảm bảo quyền lợi cho người đi công tác -Việc cử giáo viên đi học đối tượng Đảng nên bố trí trong hè để không ảnh hưởng đến việc dạy học,kinh phí chi trả tiền tăng giờ do dạy thay VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 10 [...].. .Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Thông tư số 71/2006/TT-BTC ký ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006 NĐ-CP ký ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công Thông tư số. .. ký ngày 22/05/2003 về việc hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo nghị đinh 43/2006 của Chính phủ,sau khi thống nhất toàn bộ nội dung,phương án chi tiêu nội bộ khi thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu với Ban chấp hành Công đoàn nhà Trường Báo cáo quyết toán năm 2013 của Trường THPT Sông Ray Báo cáo kết quả thực hiện. .. tư số 28/2009/TT-BGD ĐT ngày 27/10/2009 về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Căn cứ thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập Căn cứ thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả thêm giờ đối với nhà giáo trong các. .. tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập Sông Ray ,ngày 26 tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Dã Thảo Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 11 . = -1 tiết Tổng số tiết Ông Nguyễn B có trong tuần là : 16 tiết Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 6 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. 2 ngày trở lên từ đơn vị đến địa điểm làm công tác: 150.000 đ/đêm/người Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 5 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định. phủ,sau khi thống nhất toàn bộ nội dung,phương Người thực hiện: Nguyễn Thị Dã Thảo 1 Việc chưa thống nhất cách tính tiết tăng giờ ở các đơn vị HCSN thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 án

Ngày đăng: 27/02/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w