Lời vào bài: Chúng ta đã học tiểu sử tóm tắt ở tiết học trước, hôm nay để hiểu rõ cách viết như thế nào để đạt yêu cầu, chúng ta sẽ tiến hành “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt” Hoạt động c
Trang 1Tuần: 27
Tiết: 96
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững hơn mục đích yêu cầu và cách viết tiểu sử tóm tắt
- Viết được những bài tiểu sử tóm tắt tương đối hoàn chỉnh
II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1 Kiến thức:
- Củng cố kiến thức và kĩ năng về viết tiểu sử tóm tắt
- Tập viết tiểu sử tóm tắt theo định hướng SGK
2 Kĩ năng:
Viết được một bản tiểu sử tóm tắt
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp phân tích,
tổng hợp, thảo luận nhóm, thực hành …
2 Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài.
IV CHUẨN BỊ
- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11
+ Giáo án
- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Bài soạn
V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2 Trả bài cũ:
Câu hỏi:
- Em hãy trình bày mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt và cách viết một tiểu sử tóm tắt ?
- Trình bày một tiểu sử tóm tắt đã chuẩn bị trước ở nhà?
3 Lời vào bài: Chúng ta đã học tiểu sử tóm tắt ở tiết học trước, hôm nay để hiểu rõ cách viết như thế nào để đạt yêu cầu, chúng ta sẽ tiến hành “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt”
Hoạt động của
GV
Hoạt dộng của HS Nội dung bài học
I NHẮC LẠI
LÝ THUYẾT
*GV hướng dẫn
*HS nhắc lại kiến thức:
I NHẮC LẠI LÝ THUYẾT
Trang 2HS ôn lại lý
thuyết
*GV hỏi:
- Thế nào là tiểu
sử tóm tắt ?
- Mục đích, yêu
cầu của tiểu sử
tóm tắt?
- Cách viết tiểu
sử tóm tắt?
* Khái niệm: Tiểu sử
tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân
* Mục đích:
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe về người được nói tới
- Trong văn chương: tiểu sử tóm tắt của tác giả giúp chúng ta hiểu sâu hơn các sáng tác của họ
* Yêu cầu:
- Thông tin một cách
khách quan, chính xác
về người được nói tới
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt
- Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ
* Cách viết TSTT
- Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt: Cụ thể,
chính xác, chân thực và tiêu biểu:
- Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần: + Phải sưu tầm những tài liệu tiêu biểu có liên
Trang 3II LUYỆN
TẬP
* GV cho HS
thảo luận nhóm
- Nhóm 1,2: Chi
đoàn em sẽ giới
thiệu một đoàn
viên ưu tú tham
gia ứng cử vào
ban chấp hành
Hội liên hiệp
thanh niên của
tỉnh ( thành
phố) Em hãy
viết tiểu sử tóm
tắt của đoàn viên
đó
- Nhóm 3,4: Hãy
viết tiểu sử tóm
tắt của tác gia
Nguyễn Trãi
*Mỗi nhóm
trình bày mục
đích, yêu cầu,
nội dung và kết
cấu bài viết
* GV nhận xét,
góp ý để hoàn
thiện bản tiểu sử
tóm tắt
quan ( tài liệu đó phải mạng tính cụ thể, chính xác, trung thực, toàn diện)
* Bản tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần:
- Nhân thân
- Hoạt động xã hội
- Đóng góp, thành tựu tiêu biểu
- Đánh giá chung
*HS thảo luận nhóm
- Nhóm thảo luận: mục đích, yêu cầu, nội dung
và kết cấu bài viết
- Nhóm viết tiểu sử
tóm tắt.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm theo dõi nhận xét và bổ sung
II LUYỆN TẬP
1 Viết tiểu sử tóm tắt
* Nhóm 1,2:
- Xác định mục đích và yêu cầu:
+ Mục đích: Giới thiệu một đoàn viên ưu tú
tham gia ứng cử vào ban chấp hành Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh ( thành phố)
+ Yêu cầu:
Phải khách quan chính xác Thành tích, đóng góp của đoàn viên phải cụ thể về thời gian, số liệu
Bản tiểu sử ngắn gọn Văn phong: trong sáng, cô đọng không sử dụng những yếu tố biểu cảm, phép tu từ
- Xác định nội dung trình bày trong bản tiểu sử:
+ Giới thiệu khái quát về nhân thân ( họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, nơi sinh sông…)
+ Các năng lực và kết quả học tập của ứng viên
+ Đánh giá, nhận xét chung về ứng viên đó
- Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết.
- Viết tiểu sử tóm tắt
* Nhóm 3,4:
- Xác định mục đích và yêu cầu + Mục đích: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
+ Yêu cầu:
Trang 4* Chú ý:
- Tác phong
trình bày
- Nội dung trình
bày
- Cách trình bày
- Có đảm bảo
đầy đủ nội dung
theo yêu cầu
+ Bố cục
+ Cách dùng từ
Khách quan, chính xác
Cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp phải gắn với từng mốc thời gian cụ thể
Bản tiểu sử ngắn gọn Văn phong: trong sáng, cô đọng không sử dụng những yếu tố biểu cảm, phép tu từ
- Xác định nội dung trình bày trong bản tiểu sử:
+ Giới thiệu khái quát nhân thân Nguyễn Trãi + Quá trình hoạt động ( Cuộc dời gắn với những mốc lịch sử nào?)
+ Những đóng góp ( với xã hội, văn học, tác phẩm, vị trí Nguyễn trãi trong lịc sử)
+ Đánh giá chung về Nguyễn Trãi
- Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết.
- Viết tiểu sử tóm tắt
2 Trình bày bản tiểu sử tóm tắt
* Giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào ban chấp hành Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh ( thành phố).
Thưa các bạn ! Trong đại hội Liên hiệp thanh niên của thành phố sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn Nguyễn Văn
A vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kì mới
Nguyễn Văn A sinh ngày 4 tháng 2 năm
1992, là một trong những học sinh xuất sắc cuả trường THPT Tân Lược
Trong 4 năm THCS, A luôn là học sinh giỏi của trường Không chỉ học giỏi, A còn rất sôi nổi, năng nổ trong các hoạt động tập thể
Tốt nghiệp THCS với tấm bằng loại giỏi, A tiếp tục theo học ở trường THPT Tân Lược Vốn là người thông minh, năng nổ, hoạt bát nên A tiết tục giành nhiều thành tích rất cao: trong học tập luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, trong công tác Đoàn luôn là một bí thư chi đoàn gương mẫu
Những thành tích mà A đạt được là kết quả
Trang 5của một quá trình phấn đấu học tập và rèn luyên không ngừng Nguyễn Văn A là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo Với những thành tích như vậy, A hoàn toàn xứng đáng là ứng cử viên sáng giá của ban chấp hành Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh Vĩnh Long
Với uy tín và kinh nghiệm công tác của A tôi tin là A sẽ có những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên của thành phố Vì vậy tôi xin trân trọng giới thiệu bạn Nguyễn Văn A vào danh sách đề cử
Rất mong các bạn đồng tình, ủng hộ ý kiến của tôi và tập trung phiếu bầu cho bạn…
Tôi xin trân thành cám ơn!
* Tiểu sử tóm tắt của tác gia Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai.
Quê ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây Cha là Nguyễn Phi Khanh, ông ngoại là Trần Nguyên Đán ( quan tể tướng thời Trần)
Thuở thiếu thời gặp nhiều mất mát đau thương: 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi ông ngoại qua đời Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh
và cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ Năm 1407, giặc Minh Xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc Cuối năm 1427 đầu 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”, hăm hở xây dựng đất nước Năm 1439 về ở ẩn tại Côn Sơn; 1440, được Lê Thái Tông vời ra giúp việc nước Năm 1442: oan an Lệ Chi Viên khép ông vào tội “tru di tam tộc” Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán: “ Ức Trai thi tập”, “ Bình Ngô đại cáo”, “ Quân trung từ mệnh tập”,… và chữ Nôm: “ Quốc âm thi tập”; “Dư địa chí”… Qua đó ta thấy được ông vừa lạc một nhà chính luận lỗi lạc, vừa là nhà thơ trữ tình sâu sắc
Trang 6Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người chịu những nỗi oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất,
là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc
VI CỦNG CỐ:
Về nhà viết bản tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ mà em yêu thích
VII DẶN DÒ:
- Tập viết tiểu sử tóm tắt
- Chuẩn bị bài mới “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” ( Trích
Những người khốn khổ - V.Huy-gô)
+ Tìm hiếu tác phẩm “ Những người khốn khổ”
+ Đọc kĩ đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” Nắm được
nghệ thuật đối lập giữa hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve