ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC HỮU CƠ LẦN 2 Tháng 9/2013 1: Cacbohiđrat thuộc loại đissaccarit là: A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. 2: Hai chất đồng phân của nhau là: A. Fructozơ và glucozơ. B. Mantozơ và glucozơ. C. Fructozơ và mantozơ. D. Saccarozơ và glucozơ. 3: Một cacbohiđrat (Z) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hóa sau: Z 2 Cu(OH) /NaOH → dd xanh lam 0 t → kết tủa đỏ gạch. Vậy Z không thể là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. Tất cả đều sai. 4: Cho các dd sau: HCOOH, CH 3 COOH, CH 3 COOC 2 H 5 , C 3 H 5 (OH) 3 , glucozơ, fructozơ, saccarozơ, C 2 H 5 OH, tinh bột, xelulozơ. Số lượng dung dịch có thể hoà tan được Cu(OH) 2 là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 5: Cho dãy các chất: C 2 H 2 , HCHO, HCOOH, HCOOCH 3 , C 2 H 5 COOCH 3, CH 3 CHO, (CH 3 ) 2 CO, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xelulozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là: A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. 6: Có các thuốc thử: H 2 O (1); dd I 2 (2); Cu(OH) 2 (3); AgNO 3 /NH 3 (4); Quỳ tím (5). Để nhận biết 4 chất rắn màu trắng là glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ có thể dùng những thuốc thử nào sau đây? A. (1), (2), (5). B. (1), (4), (5). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (5). 7: Phát biểu không đúng là: A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ và tinh bột (xúc tác H + , t o ) có thể tham gia phản ứng tráng bạc. B. Dd glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH) 2 khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch Cu 2 O ↓ . C. Dd glucozơ và fructozơ hoà tan được Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam. D. Thủy phân (xúc tác H + , t o ) saccarozơ cho sản phẩm không tham gia phản ứng tráng bạc. 8: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là: A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Protein. 9: Cho chuyển hóa sau: CO 2 → A→ B→ C 2 H 5 OH. Các chất A, B là: A. tinh bột, glucozơ. B. tinh bột, xenlulozơ. C. tinh bột, saccarozơ. D. glucozơ, xenlulozơ. 10 : Phán ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ nhiều nhóm chức ancol (-OH) ? A. glucozơ tác dụng với dd brom B. glucozơ tác dụng với H 2 /Ni, t 0 C. glucozơ tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 D. glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 /OH - ở nhiệt độ thường. 11: Cho các phản ứng sau: 1/. glucozơ + Br 2 → 4/. glucozơ + H 2 /Ni, t 0 → 2/. glucozơ + AgNO 3 /NH 3 , t 0 → 5/. glucozơ + (CH 3 CO) 2 O, có mặt piriđin → 3/. glucozơ + Cu(OH) 2 /OH - , t 0 → 6/. glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 /OH - ở nhiệt độ thường → Các phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là: A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 6. 12 : Trong phân tử saccarozơ gồm: A. α-glucozơ và α-fructozơ. B. β-glucozơ và α-fructozơ. C. α-glucozơ và β-fructozơ . D. α-glucozơ. 13: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 14:Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào? A.Glucozơ B.Mantozơ C.Saccarozơ D.Fructozơ 15: Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dd C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, glucozơ, saccarozơ. bằng phương pháp hoá học nào sau đây có thể nhận biết 4 dd trên ( tiến hành theo trình tự sau) A.Dùng quỳ tím, dùng AgNO 3 /NH 3 , thêm vài giọt dd H 2 SO 4 đun nhẹ, dd AgNO 3 /NH 3 B.Dùng dd AgNO 3 /NH 3 , quỳ tím. C.Dùng Na 2 CO 3 , thêm vài giọt dd H 2 SO 4 đun nhẹ, dd AgNO 3 /NH 3 . D.Dùng Na, dd AgNO 3 /NH 3 , thêm vài giọt dd H 2 SO 4 đun nhẹ,dd AgNO 3 /NH 3 . 16: Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có CTPT (C 6 H 10 O 5 ) n nhưng xenlulozơ có thể kéo thành sợi, còn tinh bột thì không. Cách giải thích nào sau đây là đúng. A.Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài dể xoắn lại thành sợi. B.Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài sắp xếp song song với nhau theo một trục xoắn lại thành sợi. C.Tinh bột là hỗn hợp của 2 thành phần amilozơ và amilopectin, mạch phân tử của chúng xếp song song với nhau làm cho tinh bột ở dạng hạt. D.Hai thành phần amilozơ và amilopectin xoắn lại thành vòng xoắn, các vòng xoắn đó cuộn lại làm cho tinh bột ở dạng bột. 17: Xenlulozo trinitrat được điều chế từ xenlulozo và axit nitric đặc có xúc tác H 2 SO 4 đặc nóng. Để có 29,7 kg xenluloz trinitrat, cần dùng dd chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng 90%). Giá trị của m là A. 30 B. 21 C. 42 D. 10 18: Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO 2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là: A.940 g B.949,2 g C.950,5 g D.1000 g 19: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C 6 H 10 O 5 ) n là A. 10000 B. 8000 C. 9000 D. 7000 20: Muốn điều chế 100 lít rượu vang 10 0 (khối lượng riêng của C 2 H 5 OH là 0,8g/ml và hiệu suất của pư lên men là 95%), khối lượng glucozơ cần dùng là : A. 16,476kg B. 15,65kg C. 31,3kg D. 20kg 21: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%. A.290 kg B.295,3 kg C.300 kg D.350 kg 22: Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần ? A. CH 3 COOH ; CH 3 COOC 2 H 5 ; CH 3 CH 2 CH 2 OH B. CH 3 COOH ; CH 3 CH 2 CH 2 OH ; CH 3 COOC 2 H 5 C. CH 3 CH 2 CH 2 H ; CH 3 COOH ; CH 3 COOC 2 H 5 D. CH 3 COOC 2 H 5 ; CH 3 CH 2 CH 2 OH ; CH 3 COOH 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Este là sản phẩm của phản ứng este hoá giữa axit hữu cơ hoặc axit vô cơ với ancol. B. phản ứng xà phòng hóa este là phản ứng không có tính thuận nghịch. C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit có tính thuận nghịch. D. Công thức chung của este giữa axit no đơn chức và rượu no đơn chức là C n H 2n O 2 (n ≥ 2). 24: Phản ứng nào sau đây xảy ra: A. CH 3 OH + NaOH B. CH 3 COOCH 3 + AgNO 3 /NH 3 . C. HCOOCH 3 + KOH. D. CH 3 COOCH 3 + Na. 25: Xà phòng hóa 6,6 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 4,28 gam. B. 4,10 gam. C. 1,64 gam. D. 5,20 gam. 26: Khi đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 8,96 lít CO 2 (ở đktc) và 7,2 gam nước. Nếu cho 8,8 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 9,6 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là A. etyl axetat. B. axit propionic. C. metyl propionat. D. ancol metylic. 27: Đun nóng hỗn hợp gồm 6g CH 3 COOH với 6,9g C 2 H 5 OH có H 2 SO 4 với H= 80%. Khối lượng este tạo ra là A.8,8 B.11g C.7,04g D.10,56g 28 : Cho glixerol phản ứng với h ỗn hợp axit béo gồm C 17 H 35 COOH và C 15 H 31 COOH,C 17 H 33 COOH số trieste được tạo ra tối đa là A. 12 B. 9 C. 18 D. 15 29 :Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2.225 kg chất béo (loại glixerol tristearat) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH. (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn) là bao nhiêu kilogam? A. 1,78 kg. B. 0,184 kg. C. 0,89 kg. D. 1,84 kg 30: Thể tích H 2 (đktc) cần để hidrô hóa hoàn toàn 1 tấn triolein (glixerol trioleat) nhờ chất xúc tác Ni: A. 76018 lít. B. 760,18 lít. C. 7,6018 lít. D. 7601,8 lít. . ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC HỮU CƠ LẦN 2 Tháng 9/2 013 1: Cacbohiđrat thuộc loại đissaccarit là: A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C là A.8,8 B .11 g C.7,04g D .10 ,56g 28 : Cho glixerol phản ứng với h ỗn hợp axit béo gồm C 17 H 35 COOH và C 15 H 31 COOH,C 17 H 33 COOH số trieste được tạo ra tối đa là A. 12 B. 9 C. 18 D. 15 29. C.950,5 g D .10 00 g 19 : Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 16 20 000. Giá trị n trong công thức (C 6 H 10 O 5 ) n là A. 10 000 B. 8000 C. 9000 D. 7000 20: Muốn điều chế 10 0 lít rượu vang 10 0