Hoat động đầu tư: là các hoạt động làm tăng thêm quy mô tài sản quốc gia bằng các nguồn vốn đầu tư
Lời mở đầu Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đến nay vừa được 20 năm. Đất nước ta đã từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các mặt kinh tế-xã hội- môi trường .Tăng trưởng cao,thu nhập đầu người tăng mạnh , đời sống được cải thiện một cách đánh kể…để được kết quả như vậy đã có sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng toàn dân và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.Năm 2006 ,với sự kiện quan trọng là nước ta gia nhập WTO đã tạo cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội và thách thức mới trong mọi lĩnh vực,với sự kiện này đòi hỏi chúng ta phải làm sao để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao,tổng sản phẩm tăng mạnh…Vì vậy cần có kế hoạch chi tiết cụ thể cho tương lai, đăc biệt là kế hoạch vốn bởi vốn đầu tư là yếu tố quyết định tới quá trình tái sản xuất xã hội và cũng là sự phát triển của xã hội ,của đất nước. Do vậy có sự đánh giá đúng đắn những thành công và hạn chế của kế hoạch vốn đầu tư phát triển là rất cần thiết đối với việc định hướng cho sự phát triển kinh tế đất nước những năm tới .Thấy được tầm quan trọng của kế hoạch vốn đầu tư nên tôi đã quyết định chọn đề tài "Kế hoạch vốn đầu tư 2006-2010 và các giải pháp thực hiện". Bài viết tập trung vào nghiên cứu về kế hoạch vốn đầu tư ,mối quan hệ giữa các loại vốn ,tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội ,tỉ lệ vốn ,cơ cấu vốn từng loại nguồn vốn ,sự dịch chuyển của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư,chỉ ra và làm rõ một số thành công ,hạn chế ,kiến nghị về kế hoạch vốn trên phạm vi Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch 5 năm tiếp theo 2006-2010. Trong quá trình viết bài còn nhiều hạn chế,thiếu sót không thể tránh khỏi mong thầy giáo và các bạn bỏ qua và góp ý kiến để tôi được hoàn thiện đề tài được tốt hơn!Và em xin chân thành cảm ơn thầy Hưởng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này được tốt hơn! 1 Chương I: Một số vấn đề về kế hoạch vốn đầu tư 1. Các khái niệm cơ bản: -Hoat động đầu tư: là các hoạt động làm tăng thêm quy mô tài sản quốc gia bằng các nguồn vốn đầu tư. Vốn đầu tư có 2 loại: Vốn đầu tư cho tài sản sản xuất và vốn đâu tư cho tài sản phi sản xuất -Vốn đầu tư cho sản xuất gồm tổng giá trị xây dựng và lắp đặt thực hiện trong nền kinh kế trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm cả xây dựng,lắp đặt mới và thay thế -Nguồn vốn đầu tư là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội Nguồn vốn đầu tư được chia làm 2 loại:nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài o Nguồn vốn trong nước:là phần tích luỹ được của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư ,các tổ chức kinh tế ,các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội.Biểu hiện của nguồn vốn đầu tư trong nước gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân: Nguồn vốn ngân sách nhà nước : Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước . Nguồn vốn khu vực tư nhân :bao gồm phần tích luỹ của dân cư, của các doanh nghiệp dân doanh ( công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã…) được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Thị trường vốn bao gồm : thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường bất động sản, thị trường thuê mua tài chính, và các định chế tài chính khác (NHTM, công ty bảo hiểm, QTDND…). 2 Thị trưòng vốn là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư – bao gồm cả nhà nước và các loại hình DN. Thị trường vốn mà cốt lõi là TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có thể làm được. Thông qua thị trường vốn, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương cũng có thể huy động vốn cho ngân sách hoặc đầu tư vào các công trình của mình bằng việc phát hành các chứng khoán nợ như trái phiếu, công trái… Nó góp phần vào việc kiềm chế lạm phát do chính phủ không phát hành thêm tiền giấy vào lưu thông nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Mặt khác, đứng trên góc độ hiệu qủa, thị trường vốn thực sự trở thành một cái van điều tiết hữu hiệu các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi có hiệu qủa hơn.Trên thị trường vốn, bất cứ khoản vốn nào được sử dụng đều phải trả giá, do vậy người sử dụng vốn phải quan tâm đến việc sinh lời của mỗi đồng vốn. o Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể được xem xét như là các dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows).Thực chất các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới.Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thuộc thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm.Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức như: Tài trợ phát triển chính thức (ODF-official development finance) trong đó nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA-official development assistance) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. 3 - Mối tác động qua lại giữa hai nguồn vốn: Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, Việt Nam không thể chỉ dựa vào nội lực, bởi trong thời điểm hiện tại, nội lực của chúng ta còn yếu, không đủ để tạo sức bật đưa nước ta nhanh ra khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu. Ngoại lực – nguồn vốn đầu tư nước ngoài là chất xúc tác quan trọng, giúp tạo lực đẩy cho nền kinh tế và giúp nội lực phát huy hiệu quả. Giữa nguồn vốn trong nước và nước ngoài tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Chúng tác động qua lại lẫn nhau, kích thích lẫn nhau tạo ra sức mạnh to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu kỹ về mối quan hệ này, từ đó tạo điều kiện cho nó phát huy mau chóng tác dụng và hạn chế những khiếm khuyết nếu có. o Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định o Nguồn vốn nươc ngoài giữ vai trí quan trọng -Kế hoạch vồn đầu tư là 1 bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, nó xác định quy mô, cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cần có và cân đối với các nguồn đảm bảo nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời kì kế hoạch. 2. Nhiệm vụ,vai trò của kế hoạch vốn đầu tư: - Nhiệm vụ của kế hoạch vốn đầu tư: • Xác định tổng nhu cầu vốn xã hội cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được nhiệm vụ này , điều cơ bản là phải dựa vào kế hoạch tăng trưởng, các mục tiêu tăng trưởng, các mục tiêu đặt ra về tăng trưởng GDP kì kế hoạch. • Xác định tỉ lệ, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, đối tượng , khu vực đầu tư. Điều này đặt ra mối quan hệ chặt chẽ giữa vốn đầu tư với các kế hoạch khác về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các đặc trưng đầu tư của từng ngành, vùng, thành phần kinh tế . • Xác định cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn tạo thu nhập.Mục tiêu chính là xác định tỉ lệ tiết kiệm trong thu nhập từ vốn và tỉ lệ tiết kiệm trong thu nhập từ lương cần đạt được. 4 • Đưa ra các giải pháp cần thiết khai thác, huy động vốn có hiệu quả nhất. - Vai trò của kế hoạch vốn đầu tư: Trong hệ thống kế hoạch phát triển ,kế hoạch vốn đầu tư có vai trò quan trọng không những xuất phát từ vị trí của chính bộ phận của kế hoạch này mà còn xuất phát tư mối quan hệ trực tiếp của kế hoạch vốn đầu tư với các kế hoạch khác. • Là kế hoạch về một yếu tố nguồn lực có liên quan trực tiếp và là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế . • Là kế hoạch khối lượng tài chính cần thiết để thực hiện kế hoạch tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất , kỹ thuật của nền kinh tế và hiện đại hoá đất nước - Tác dụng: • Kế hoạch hoá đầu tư cho biết mục tiêu và phương tiện để đạt được mục tiêu đầu tư ,mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế và cơ sở .Kế hoạch đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ ,ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như của cơ sở .Một kế hoạch đầu tư hợp lý có tác dụng giảm bớt nhưng thất thoát và đaauf tư lãng phí . • Kế hoạch hoá đầu tư góp phần điều chỉnh và hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường như hạn chế xu hướng đầu tư bất hợp lý , điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng ngày càng hợp lý hơn, hạn chế việc phân hoá giàu nghèo. - Nguyên tắc của lập kế hoạch vốn đầu tư: Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là nội dung vừa là một công cụ để quản lý đầu tư .Công tác kế hoạch hoá đầu tư phải quán triệt được những nguyên tắc chủ yếu sau: • Dựa vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng,quốc gia.Các chiến lược ,qui hoạch phát triển là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như từng ngành , địa phương và tổ chức cơ sở. • Xuất phát tình hình cung cầu của thị trường .Khác với nền kinh tế tập trung ,kế hoạch trong nền kinh tế thị trường cần xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư vào cái gì ,bao nhiêu vốn , đầu tư khi nào. 5 • Cọi trong kế hoạch dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường .Dự báo là một công cụ để kế hoạch .Trong cơ chế thị trường, kế hoạch định hướng giữ vị trí quan trọng nên cần phải phát huy công tác dự báo cả ngắn hạn và dài hạn, dự báo cung và cầu sản phẩm, dự báo vốn đầu tư, dự báo tình hình đầu tư của các chủ thể. • Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá đầu tư theo các chương trình dự án . • Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp . • Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nên kinh tế ,kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực,kết hợp hài hoà giữa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài ,lợi ich tông thể ,cục bộ ,lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá . • Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng từ dưới lên. • Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời, linh hoạt - Phương pháp kế hoạch hóa vốn đầu tư: Kinh tế học phát triển cho đến nay vẫn sử dụng mô hình tăng trưởng Harrod – Domar trong việc xem xét vai trò của vốn đến tăng trưởng của quốc gia. Dạng đơn giản nhất của mô hình Harrod – Domar được viết như sau: Y I kY Y ∂ = ∂ . 1 (1) Trong đó: Y: là tổng sản phẩm; I: là vốn đầu tư; k: là chỉ số vốn trên sản lượng tăng thêm (ICOR) Tỷ lện tăng trưởng của một nước hoặc một ngành kinh tế phục thuộc vào lượng vốn đầu tư vào nước đó hoặc ngành đó. Trong mô hình này, với k cho trước, đầu tư là yếu tố duy nhất hạn chế tăng trưởng. Mô hình này được coi là phù hợp với các nước đang phát triển có đặc trưng là dư thừa lao động và thiếu vốn. Phương trình (1) có thể viết lại dưới dạng như sau: 6 Y Y k Y I ∂ = ∂ . (2) Ý nghĩa của mô hình này là để đạt được mức tăng trưởng mong muốn, cần có một tỷ lệ đầu tư trên GDP xác định. Nếu thiếu đầu tư thì không thể đạt được tốc độ tăng trưởng dự định. Đầu tư có thể được tích tụ bằng cách tiết kiệm trong nước, song cũng có thể thu nhận từ nước ngoài. -Khung nghiên cứu của kế hoạch vốn đầu tư : Phần 1: Tổng quan về vốn đầu tư.: Phần 2: Thực trạng kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005:kế hoạch đề ra và nhưng chỉ tiêu thực hiện được,nguyên nhân , Phần 3: Các giải pháp đảm bảo vốn đầu tư cho giai đoạn tiếp theo 2006-2010 3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI của Trung Quốc: Trung Quốc đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1979-1991:Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài với quy mô nhỏ,các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu từ cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài được tập trung vào chế biến thương mại ,chuyển giao công nghệ và kĩ năng.Năm 1979-1992 lượng vốn thực nhận được từ các khoản vay nước ngoài cao hơn nhiều so với vốn đầu tư trực tiếp.Trong giai đoạn này chính phủ Trung Quốc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài để cấp vốn cho các dự án về cơ sở hạ tầng ,giai đoạn này có thể coi là giai đoạn cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghịêp nước ngoài. Giai đoạn 1992-2000:Cải cách mở cửa đi vào chiều sâu .Sau 10 năm nỗ lực ,lòng tin của nứơc ngoài vào chính sách cải cách và tự do hoá tăng lên và những tiến bộ về phát triển cơ sở hạ tầng được ghi nhận ,lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn được đổ vào Trung Quốc,thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giữa những năm 1990 lên tới 40 tỉ USD mỗi năm . Đây là giai đoạn hoàng kim đầu tiên trong quá trình Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.1998-1999 vốn đầu tư vào Trung Quốc giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á. 7 Giai đoạn tư năm 2001 đến nay:Bước vào giai đoạn mới ,các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bước hẳn vào Trung Quốc,các nhà tư bản đầu tư vào Trung Quốc 1 cách toàn diện hơn,năm 2003 thu hút được 53 500 triệu USD,vốn cam kết 115 100 triệu USD. Đây là giai đoạn mới của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO: Một số lĩnh vực mới của Trung Quốc mới mở cửa với phạm vi hạn chế sang mở cửa toàn bộ. Mở cửa theo chính sách thử nghiệm chuyển sang mở cửa có thể dự đoán trước theo khuôn khổ pháp luật ,mở cửa theo lộ trình đã được cam kết Mở cửa đa địa phương. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc : o Hạt nhân lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc kiên quyết đẩy mạnh cải cách và mở cửa . o Mở cửa từng bước và hợp lý từng lĩnh vực ,liên tục tối đa hoá cơ cấu đầu tư nước ngoài .Giai đoạn đầu mở cửa Trung Quốc chủ yếu mở cửa các ngành công nghiệp nhẹ và dệt cho các nhà đầu tư nước ngoài , điều này làm giảm sự chống đối quá mức của ngành công nghiệp trong nước , để người dân được hưởng lợi trong giai đoạn đầu mở cửa và sự ủng hộ của quảng đại quần chúng, tiếp tục mở cửa trên các ngành :năng lượng ,nguyên liệu thô ,xây dựng cơ sở hạ tầng …để chuẩn bị vào WTO ,Trung Quốc đã bỏ những hạn chế đối với những khu vực bị hạn chế đầu tư. o Mở rông từng bước và vững chắc các khu vực mở cửa. Để giảm bớt sự rủi ro,sự phản đối của người dân về việc mở cửa,Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế ,mở cửa các đặc khu này ,tiếp đến là các thành phố. o Thực hiện khuyến khích và biện pháp hiệu quả thu hút FDI.Giai đoạn đầu chính phủ chủ yếu sử dụng thuế yêu đãi để thu hút vốn đầu tư ,chính sách này đã chứng minh là có hiệu quả trong thu hút vốn đầu tư va thu hút nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn .20 năm Trung Quốc đã khuyến khích đầu tư đa dạng,…cơ quan quản lý thành lập 1 số cảng ,khu ngoại quan miễn thuế. o Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.Tăng cường kế hoạch hoá và phối hợp trong hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài ,cải cách mạnh mẽ hơn cơ chế thẩm định và cấp phép ,liên tục giảm bớt gánh nặng đối với các FIE,khuyến 8 khích cải cách quản lý cảng và nâng cao hiệu quả thông quan ,tăng cường hiệu quả thu thuế và dịch vụ chuyển giao ngoại tệ ,thành lập và cải thiện cơ chế giải quyết khiếu nại từ các FIE ,giám sát đánh giá môi trường đầu tư tạo môi trường cạnh trạnh lành mạnh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sỡ hữu khác nhau. Sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư ,cải tiến luật quy định và chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tư . Bài học không thành công: o Mở cửa làm cản trở qúa trình ra bên ngoài của các nhà đầu tư trong nước . o Bảo hộ qúa mức đối với1 số khu vực như : ôtô, viễn thông,tài chính … o Thiếu các tiêu chí về chính sách ưu đãi đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong việc thi hút vốn đầu tư FDI. o Bỏ qua môt trường phần mềm làm cản trở đến việc tham gia của các công ty xuyên quốc gia. o Hệ thống điều tiết thiếu minh bạch. Bài học đối với Việt Nam: o Nhất quán quan điểm phát triển dựa trên cả nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. o Mở cửa từng bước hợp lý ,vững chắc. o Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và ngoài nước. o Thực hiện các chính sách,biện pháp hiệu quả trong thu hút vồn đầu tư nước ngoài. o Loại bỏ chính sách bảo hộ thiếu cân nhắc. 9 10 [...]... (nghìn tỷ đồng) Tổng vốn đầu tư xã hội 1.098,8 100 572,5 52,1 - Vốn ngân sách Nhà nước 269,2 24,5 - Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước 138,7 12,6 - Vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước 164,6 15 Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư 314,5 28,6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 182,7 16,6 Vốn khác 29,1 2,7 Vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước: 2 Tình hình, đánh giá, kết quả: Kết quả: - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển... chặt chẽ Kết luận Trong những năm qua Việt Nam đã đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, kế hoạch vốn đầu tư phát triển luôn đạt kế hoạch và vượt mức kế hoạch, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển tăng nhanh trong những năm qua,chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng tích cực,công nghiệp dịch vụ tăng nhanh,thủ tục đầu tư đã bớt rườm rà ,luật đầu tư đựơc ban hành nhiều và ngày càng hoàn thiện ,các chính... II: Thực trang thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005………… … 7 I Kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005…………………… 9 1 Bối cảnh đất nước trước kế hoạch ……………………………………… 9 2 Kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005…………………………10 II Kết quả thu hút vốn đầu tư ……… …………………… ………… 11 1 Về tổng vốn xã hội …………………………………………………………12 2 Tình hình ,kết quả , đánh giá ………………………………………………12 Chương III :Các giải. .. tế 7,5%/năm và có công trình gối đầu cho kế hoạch 5 năm tiếp theo Trong tổng vốn đầu tư xã hội, đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chiếm 2021%; đầu tư bằng tín dụng nhà nước chiếm 17 - 18%; khu vực doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm 19-20%; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp 24 - 25%; đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự báo và tính toán ban đầu, dự kiến đưa vào thực hiện chiếm... Chương III :Các giải pháp đảm bảo vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 … … 19 I Quan điểm ,phướng hướng thu hút vốn đầu tư …………………………….19 II Kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn2006-2010…………………………19 1 Chỉ tiêu kế hoạch ………………………………………………………… 19 2 Kết quả 2 năm 2006&2007…………………………………………………21 III Các giải pháp đảm bảo vốn 2006-2010 ………………………………….26 IV Kiến nghị…………………………………………………………………31 Kết luận:………………………………………………………………………... tăng 21,9%; vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân đạt 129,1 nghìn tỷ đồng, tăng 20%; vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 68 nghìn tỷ đồng, tăng 28,3% so với 2005, tăng 11,5% so với số đã báo cáo Quốc hội; các nguồn vốn khác 21 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ đầu tư trên GDP ước đạt trên 40% FDI vào Việt Nam đạt con số kỉ lục 10,2 tỉ USD vượt xa kế hoạch và các con số... trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia Phải đảm bảo mối tư ng quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài Cần quán triệt nguyên tắc: Vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng Cần đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn Tăng cương đội ngũ xúc tiến đầu tư có trình độ -Đổi... nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nêu trên sẽ được định hướng đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực chủ yếu như sau: - Tiếp tục tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nâng tỷ lệ đầu tư lên đạt khoảng 13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội 11 - Đầu tư vào các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn, để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh một số sản phẩm hàng hóa, dự kiến tỷ trọng chiếm khoảng 44% đầu tư toàn... động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường vai trò trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc quyết định, tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả của công trình đầu tư; đồng thời thực hiện phân cấp triệt để cho các bộ, ngành và địa phương về thẩm định, quyết định, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ Trong hoạt động đầu tư, Nhà nước quản lý chặt chẽ đầu tư. .. III: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 I Quan điểm,phương hướng thu hút vốn đầu tư : -Các chính sách ,giải pháp thu hút vốn đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và phaỉ thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia - Đảm bảo mối tư ng quan hợp lý giữa nguồn nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Phát triển . của kế hoạch vốn đầu tư nên tôi đã quyết định chọn đề tài " ;Kế hoạch vốn đầu tư 2006-2010 và các giải pháp thực hiện& quot;. Bài viết tập trung vào. của kế hoạch vốn đầu tư : Phần 1: Tổng quan về vốn đầu tư. : Phần 2: Thực trạng kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 :kế hoạch đề ra và nhưng chỉ tiêu thực