SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH MÔN NGỮ VĂN A.Nội dung kiến thức: * Những điểm cần lưu ý: - Về nội dung kiến thức sẽ đề cập đến toàn bộ chương trình bậc THPT từ lớp 10 đến hết lớp 12 (Trước đây chỉ giới hạn đến hết học kì 1 lớp 12). - Ở các trường dạy chương trình cơ bản cần tham khảo chương trình chuyên sâu trường THPT chuyên. Chương trình chuyên sâu trường THPT môn Ngữ văn bao gồm: + Chương trình nâng cao lớp 10, 11, 12. + Hệ thống chuyên đề chuyên sâu và tài liệu chuyên 10, 11, 12. - Cần tham khảo những đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong những năm gần đây. * Nội dung kiến thức: I. Về văn học sử + lý luận văn học: Lớp Yều cầu về kiến thức Yê cầu về kỹ năng 10 * Tổng quan về VHVN qua các thời kì lịch sử. * Phần văn học dân gian: 1.Cần nắm vững đặc trưng của từng thể loại. 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các thể loại VH dân gian: truyền thuyết, cổ tích, sử thi, ca dao, dân ca, truyện thơ… Các chuyên đề: -Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết. -Tinh thần nhân văn qua truyện cổ dân gian. -Thi pháp ca dao- dân ca, truyện cổ DG. * Văn học trung đại: - Kỹ năng đọc hiểu văn bản, nhất là văn bản văn học trung đại. - Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý. - Kỹ năng viết đoạn. - Kỹ năng liên kết văn bản. - Ngoài tác phẩm đọc văn riêng lẻ, cần tập trung vào hai tác giả chính: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. - Các chuyên đề: + Đặc trưng thi pháp của VH trung đại + Nguyễn Trãi , nhà tư tưởng, nhà văn lớn. + Nguyễn Du-thơ chữ Hán và Truyện Kiều (Chủ nghĩa nhân đạo, ngôn ngữ thơ, xây dựng nhân vật, ) * Đặc trưng cơ bản thi pháp Thơ Đường * Lý luận VH: văn học-nhà văn và quá trình sáng tác 11 * Phần VH trung đại VN ( tiếp theo) - Ngoài các tiết đọc văn riêng lẻ, cần tập trung vào hai tác giả chính: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến. - Trào lưu nhân văn trong VH trung đại giai đoạn TK XVIII-XIX. - Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,… * Phần văn học: từ đầu TK XX đến 1945. - Tập trung vào các thể loại sau: + Văn xuôi: tác phẩm của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. + Thơ: • Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử. • Hồ Chí Minh với tập thơ “ Nhật ký trong tù”, Tố Hữu. + Kịch: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) -Kỹ năng phân tích đề , lập dàn ý văn nghị luận xã hội. - Xây dựng luận điểm và lập luận trong văn nghị luận. - Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. - Chú ý hai thao tác lập luận: bác bỏ và bình luận. - Các chuyên đề: + Các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. + Các khuynh hướng thơ siêu thực, tượng trưng trong phong trào Thơ mới. + Các tác giả văn xuôi VN hiện đại: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… 12 * VHVN từ CMT8/1945 đến TK XX: - Thơ: Ngoài các bài thơ của Quang Dũng, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, cần tập trung vào hai tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu. - Ký: Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Truyện: Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu. - Kịch: Lưu Qunag Vũ. - Chuyên đề văn học Việt Nam sau 1975. * Lý luận VH: - Tiếp nhận VH và các giá trị văn học. - Quá trình VH và phong cách VH. Chú ý phong cách một số nhà thơ, nhà văn hiện đại. - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề nghị luận. - Kỹ năng kết hợp yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm. - Kỹ năng đặt vấn đề và kết thúc vấn đề. - Phân tích đề mở và cách trình bày đề mở. II.Làm văn: 1. Về nghị luận VH: * Vận dụng kiến thức lý luận vào các đề văn nghị luận. * Đề mở và luyện tập viết văn theo đề mở. 2. Về nghị luận XH: * Rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho học sinh theo 3 dạng đề: - NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - NL về một vấn đề về hiện tượng đời sống, xã hội. - NL về một vấn đề đời sống XH trong tác phẩm VH. * Rèn luyện kỹ năng cho học sinh: - Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý nghị luận xã hội. - Hướng giải quyết các đề mở. - Tranh luận, bác bỏ vấn đề. * Chú ý vấn đề đời sống xã hội: - Hiện tượng tiêu cực hay tấm gương tốt, xu hướng của thời đại. - Các vấn đề như: văn hóa, đạo đức, lối sống, lý tưởng của thế hệ trẻ. - Các giá trị, phẩm chất con người. B. Các tài liệu tham khảo: * Hệ thống đề mở: lớp 10,11,12. * Chuyên đề chuyên sâu K10,11,12. * Tài liệu chuyên K10,11,12. * Với những nội dung cụ thể giáo viên cần tìm các tài liệu tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau. C. Cấu trúc đề thi: - Đề thi gồm 2 phần, thang điểm 20, được phân bố như sau: 1. Nghị luận XH: 1 câu (8 điểm) 2. Nghị luận VH: 1 câu (12 điểm) - Thơ - Văn xuôi. - Văn nghị luận - Lý luận VH hoặc VH sử. . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH MÔN NGỮ VĂN A.Nội dung kiến thức: * Những điểm cần lưu ý: - Về nội dung kiến thức sẽ đề cập đến toàn bộ chương. khác nhau. C. Cấu trúc đề thi: - Đề thi gồm 2 phần, thang điểm 20, được phân bố như sau: 1. Nghị luận XH: 1 câu (8 điểm) 2. Nghị luận VH: 1 câu (12 điểm) - Thơ - Văn xuôi. - Văn nghị luận -. Phân tích đề mở và cách trình bày đề mở. II.Làm văn: 1. Về nghị luận VH: * Vận dụng kiến thức lý luận vào các đề văn nghị luận. * Đề mở và luyện tập viết văn theo đề mở. 2. Về nghị luận XH: * Rèn