Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học

17 566 3
Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC MÊ LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC TIẾN THỊNH A KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2013 – 2014 Tiến Thịnh, tháng 11 năm 2013 Phòng GD&ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tiến Thịnh A CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc . KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2013-2014 I.CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: - Căn cứ Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014; - Căn cứ Quyết định số 1840 /QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; - Căn cứ Hướng dẫn số 5478/BGD&ĐT-GDTH ngày 8 tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2013- 2014 và Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014 của ngành GD&ĐT Hà Nội. - Căn cứ Hướng dẫn số 8528/SGD& ĐT-GDTH ngày 22 tháng 8 năm 2013 của sở giáo dục đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013- 2014 cấp Tiểu học. -Căn cứ công văn 526 /GDĐT-TH của Phòng GD&ĐT Mê Linh ngày 18 tháng 9 năm 2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Tiểu học năm học 2013-2014 -Căn cứ công văn số 660/ GDĐT ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Phòng GD&ĐT Mê Linh về việc hướng dẫn kiểm tra nội bộ trường học. - Căn cứ vào kết quả nhà trường đã đạt được trong năm học 2012 – 2013 và tình hình thực tế của nhà trường, trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn. II.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Công tác kiểm tra nội bộ là hoạt động thường xuyên của nhà trường, là chức năng thiết yếu của công tác quản lý, giúp thủ trưởng đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hoàn thiện, củng cố, phát triển nhà trường. 2. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đối với GV, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để thủ trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy cá nhân, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Thủ trưởng tự kiểm tra và điều chỉnh quá trình công tác góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường. 3. Công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm tra. 4. Công tác kiểm tra nội bộ trước hết là công tác tự kiểm tra của các cá nhân, tổ chức, toàn thể trong đơn vị về thực hiện nhiệm vụ được phân công, các loại hồ sơ sổ sách theo quy định để tự điều chỉnh, hoàn thiện cá nhân và tổ chức của mình. 5. Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ điều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo quy định của điều lệ, quy chế. III.NHIỆM VỤ 1.Nhiệm vụ trọng tâm : Năm học 2013-2014, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, giáo dục tiểu học Hà Nội, Mê Linh nói chumg và Tiểu học Tiến Thịnh A nói riêng tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động của ngành giáo dục Hà Nội; xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập trung đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, điều chỉnh nội dung phù hợp với từng đối tượng và tâm sinh lý của học sinh tiểu học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai có hiệu quả dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới; tiếp tục triển khai giảng dạy tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh thủ đô. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng và đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, quan tâm công tác chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật, tàn tật, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đẩy mạnh tổ chức dạy học 2 buổi / ngày. Đầu tư xây dựng và cải tạo phòng học, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. 2.Nhiệm vụ cụ thể: Tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng nghiêm túc, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế địa phương; việc triển khai Đề án Tiếng Anh; việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; việc triển khai các giải pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi; nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu cấp; việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; việc thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; sử dụng thiết bị dạy học; thực hiện quy định về tuyển sinh, quản lý dạy thêm, học thêm, thu chi kinh phí ngoài học phí; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện đánh giá theo chuẩn đối với giáo viên, hiệu trưởng; xây dựng trường tiểu học, việc phòng chống cháy nổ trong trường học; IV.NỘI DUNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA. 1.Tổ chức lực lượng. -Ngay rừ đầu năm học Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường; thành phần bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Thanh tra nhân dân, Tổ trưởng chuyên môn và một số cán bộ giáo viên có năng lực. 2.Hoạt động kiểm tra. 2.1. Tự kiểm tra trong nhà trường: 02 lần / năm học Thực hiện theo nội dung Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cụ thể: a) Tập trung thanh tra, kiểm tra về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhà giáo, nhân viên đối chiếu với định mức biên chế của từng cấp học. Chú ý việc đánh giá về tỷ lệ giáo viên/lớp, cơ cấu giáo viên theo bộ môn, số lượng cán bộ quản lý, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo nhất là năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. b) Kiểm tra cơ sở vật chất kĩ thuật: kiểm tra thủ tục pháp lí về quyền sử dụng đất và diện tích đất theo quy định; cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trường sư phạm; trang thiết bị dạy và học, phương tiện làm việc; số lượng và chất lượng phòng học, phòng làm việc, phòng bộ môn, phòng đa chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập c) Thực hiện kế hoạch giáo dục: kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển quy mô trường, lớp, chú trọng tỷ lệ học sinh trên lớp theo quy định Điều lệ nhà trường và công tác tuyển sinh đầu cấp; kế hoạch giáo dục văn hóa: thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học, qui chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại, xét lên lớp, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động hướng nghiệp, chăm sóc, nuôi dưỡng; kết quả giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh và quy tắc ứng xử văn hóa trường học; phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội. d) Công tác quản lí của thủ trưởng cơ sở giáo dục: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp; thực hiện 3 công khai: công khai về chất lượng giáo dục, công khai về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; công khai về tài chính; xây dựng kế hoạch giáo dục năm học nhất là kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học; bố trí, sử dụng đội ngũ, đảm bảo định mức tiết dạy theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; thực hiện qui chế dân chủ trong trường học, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, người học; tăng cường kỷ cương lành mạnh hoá các hoạt động của nhà trường; công tác kiểm tra, quản lý chuyên môn; công tác xã hội hóa giáo dục và phối hợp với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường và việc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. đ) Việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm: việc hình thành các tổ chức, lực lượng, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của các nhà trường trong hoạt động day và học; kinh phí đầu tư; quy trình mua sắm, chất lượng thiết bị và hiệu quả sử dụng. e) Công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thành chương trình tiểu học, giao lưu, thi chọn học sinh giỏi, tuyển sinh vào lớp 1, đánh giá xếp loại học sinh: Đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác theo tinh thần Chỉ thị 33/2006/CT- TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp buông lỏng quản lý, cắt xén chương trình, giáo viên tự ý sửa chữa điểm sai quy chế làm thay đổi kết quả xếp loại học tập của học sinh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các kỳ thi, giao lưu, khảo sát chất lượng đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng, chính xác, có các biện pháp cụ thể để phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi. Sau mỗi kỳ thi, cần giải quyết dứt điểm mọi khiếu nại tố cáo của công dân liên quan đến kỳ thi, kỳ kiểm tra. g) Thanh tra, kiểm tra những nội dung mà xã hội đang quan tâm: - Công tác quản lý dạy thêm, học thêm: Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGD ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn số 5898/HD-SGD&ĐT ngày 17/7/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về Hướng dẫn thực hiện Qui định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong đó tập trung vào kiểm tra việc quản lý chương trình, nội dung dạy thêm, học thêm và thu chi học phí của các nhà trường theo quy định chú ý phối hợp với chính quyền địa phương quản lý dạy thêm của giáo viên ngoài nhà trường nhằm hạn chế những tiêu cực trong hoạt động dạy thêm học thêm. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp ép buộc học sinh học thêm không đúng quy định. - Công tác thu chi: Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thu chi các đơn vị nhà trường theo các văn bản hướng dẫn của các cấp. Xử lý nghiêm những trường vi phạm trong công tác thu chi, đặc biệt đối với những trường lạm thu đầu năm học. h). Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng: - Tập trung rà soát, phân loại các vụ việc, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời kiên quyết xử lý những người lợi dụng dân chủ để vu khống và khiếu nại tố cáo trái quy định của pháp luật. Các vụ việc không thuộc thẩm quyền phải hướng dẫn chu đáo để công dân thực hiện khiếu nại tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền. Các vụ việc đã có quyết định giải quyết nhưng công dân vẫn không đồng ý và tiếp tục khiếu kiện, cần phải thận trọng xem xét, xác minh lại, nếu vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật thì có văn bản trả lời công dân theo quy định. - Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân trong đó chú trọng việc tổ chức quán triệt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng trong trường học. - Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài, có biểu hiện mất đoàn kết, thiếu dân chủ hoặc có đơn thư khiếu nại tố cáo. Khi thanh tra, kiểm tra, giải quyết vụ việc thực hiện đầy đủ các quy định tại Luật khiếu nại tố cáo. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân xây dựng theo nguyên tắc phòng ngừa là chính; khi có vụ việc phải tập trung phối hợp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để vụ việc kéo dài, diễn biến phức tạp. - Nhà trường bố trí địa điểm tiếp công dân, phải công khai lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân; phải có sổ theo dõi tiếp công dân và thực hiện đúng quy trình tiếp công dân tại Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ. - Thực hiện phòng chống tham nhũng qua việc tổ chức thực hiện kê khai, xử lý thông tin về thu nhập và tài sản cá nhân trong trường học; chi trả nguồn thu cá nhân qua thẻ ATM; thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện công khai, minh bạch trong xây dựng kế hoạch, kết quả công tác, thu nhập, tăng lương, đi học, khen thưởng và các quyền lợi khác; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị và tổ chức các hoạt động giáo dục. 2.2. Thanh tra kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo (Kiểm tra toàn diện): Thực hiện theo nội dung Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cụ thể: a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng của nhà giáo: việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chấp hành pháp luật; chấp hành quy chế của ngành, nội quy của cơ quan; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh; không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh (không vi phạm đạo đức nhà giáo). b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: việc thực hiện qui chế chuyên môn; quy chế thi cử; dạy thêm học thêm; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo được tiến hành trong các cuộc thanh tra chuyên đề và thanh tra toàn diện nhà trường. Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng các cuộc thanh tra, trong năm học thanh tra đánh giá, phân loại hoạt động sư phạm của nhà giáo ít nhất 1/3 tổng số giáo viên. Nhà trường sử dụng bộ máy quản lý, tổ chuyên môn để tiến hành kiểm tra toàn diện và chuyên đề ít nhất 01 lần đối với mỗi giáo viên trong năm học. Sau khi có kết quả kiểm tra, cần phải ghi đầy đủ vào “Hồ sơ thanh, kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo” theo đúng mẫu hồ sơ đã quy định. Trong năm học này chú trọng thanh tra, kiểm tra đối với những giáo viên mới ra trường, giáo viên đạt kết quả khảo sát chất lượng thấp nhằm tư vấn giúp giáo viên khắc phục những hạn chế thiếu sót về kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, phương pháp sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn ở những các nhân có chất lượng chuyên môn thấp. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên cần phát hiện và nhân điển hình tiên tiến; vận dụng các tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT đã ban hành để đánh giá giáo viên đúng thực chất, không chạy theo thành tích, tránh khuynh hướng nương nhẹ khuyết điểm, không chỉ ra được những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục. Chủ động thực hiện có hiệu quả việc triển khai đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. *Đánh giá xếp loại: -Tốt: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đều đạt tốt; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt khá trở lên. -Khá: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đạt khá; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu cầu trở lên. -Đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu cầu. -Chưa đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ chưa đạt yêu cầu hoặc thực hiện quy chế chuyên môn chưa đạt yêu cầu 2.3 Kiểm tra tổ nhóm chuyên môn: Kiểm tra tổ, nhóm có thể kết hợp cùng thời điểm kiểm tra toàn diện nhà trường trên cơ sở: -Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ trưởng, nhóm trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận. -Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ ( xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đôn đốc kiểm tra …. Hiệu quả thực hiện cac nhiệm vụ, cac công việc của nhà trường và của nhành đã triển khai) thông qua hố sơ sổ sách và các hoạt động của các thành viên trong tổ, nhóm, bộ phận 2.4.Kiểm tra chuyên đề nhà trường. Năm học 2013-2014, ngoài nội dung kiểm tra toàn diện nhà trường cần tập trung kiểm tra các chuyên đề sau: -Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động các phong trào thi đua -Kiểm tra thực hiện “3 công khai” (cả hình thức lẫn nội dung thực hiện): công khai chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học và đội ngũ, công khai về thu, chi tài chính… (Đối tượng kiểm tra chủ yếu là hồ sơ lưu và hình thức công khai của Ban giám hiệu nhà trường, hồ sơ và hoạt động của văn thư, kế toán, thủ quỹ, hiệu quả thực hiện các biện pháp công khai…) -Kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán -Kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn; -Kiểm tra, đánh giá các hoạt động sư phạm của giáo viên ; -Kiểm tra, đánh giá tình hình học tập của học sinh; -Tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng -Kiểm tra các bộ phận chuyên trách; +Công tác Đoàn thanh niên +Công tác thư viện, thiết bị +Công tác kế toán, văn thư, thủ quỹ [...]... -Kiểm tra việc thực hiện dạy thêm, học thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường V LỊCH KIỂM TRA HÀNG THÁNG Thời gian Đối tượng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Người kiểm tra Kết quả Đối tượng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Người kiểm tra Kết quả Tháng Thời gian Tháng Ngày 25 tháng 11 năm 2013 HIỆU TRƯỞNG LÊ ANH ĐỨC PHẦN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC... tra Người kiểm tra Kết quả Tháng Thời gian Tháng Ngày 25 tháng 11 năm 2013 HIỆU TRƯỞNG LÊ ANH ĐỨC PHẦN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CẤP CHỈ ĐẠO Lần kiểm Ngày , tra tháng , năm Nhận xét đánh giá Người kiểm tra TRƯỜNG TH TIẾN THỊNH A LỊCH KIỂM TRA TOÀN DIỆN Năm học 2007 - 2008 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Lớp 3A2 5A1 2A1 4A1 5A2 3A3 1A1 4A3 1A3 1A2 2A2 4A2 5A3 3A1 Họ và tên giáo viên Thời... Hải Nguyễn Thị Hương Lê Thị Vân 17/10/07 19/10/07 24/10/07 1/11/07 7/11/07 14/11/07 27/11/07 28/11/07 5/12/07 12/12/07 19/12/07 26/12/07 24/01/08 02/01/08 27/02/08 06/03/08 13/03/08 20/03/08 17 Người kiểm tra T.Thành, C.Hoà C.Hằng,T.Huy Cô Hòa , T.Lập C.Hằng,T.Huy T.Thành T Lập C.Hà T.Huy C Hằng ,C.Hà T.Thành, C.Hoà T.Thành, T.Huy T.Thành, C.Hoà C.Hà T.Huy T.Thành, C.Hoà T.Thành, C.Hoà T.Thành, C.Hoà . dựng trường tiểu học, việc phòng chống cháy nổ trong trường học; IV.NỘI DUNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA. 1.Tổ chức lực lượng. -Ngay rừ đầu năm học Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ. hiện dạy thêm, học thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường. V. LỊCH KIỂM TRA HÀNG THÁNG Thời gian Đối tượng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Người kiểm tra Kết quả Tháng. PHÒNG GIÁO DỤC MÊ LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC TIẾN THỊNH A KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2013 – 2014 Tiến Thịnh, tháng 11 năm 2013 Phòng GD&ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tiến Thịnh A CỘNG

Ngày đăng: 17/02/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾ HOẠCH

  • KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

    • NĂM HỌC 2013 – 2014

      • I.CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

      • TRƯỜNG TH TIẾN THỊNH A

      • Năm học 2007 - 2008

      • TT

      • Lớp

      • Họ và tên giáo viên

      • Thời gian

      • Người kiểm tra

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan