de on sinh hoc

11 215 0
de on sinh hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM ĐỀ KIỂM TRA HKI – KHỐI B - NĂM 2010-2011 TTLT CLC VĨNH VIỄN MÔN : SINH HỌC (ĐỀ 1) 38303795 - 38469886 -38105851 (Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề) oOo I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Các yếu tố trực tiếp tham gia tổng hợp protein là: A. mARN, tARN, riboxom, ezym B. ADN, mARN, tARN, enzym C. mARN, rARN, riboxom, tARN, axit amin D. mARN, tARN, riboxom, enzym, axit amin, ATP Câu 2: Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở A. Nhân B. Tế bào chất C. Màng nhân D. Nhân con Câu 3: Một đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau: 3’ XGA GAA TTT XGA 5’ (mạch mã gốc) 5’ GXT XTT AAA GXT 3’ Biết bộ ba mã hóa axit amin tương ứng là: XUU : Lơxin (Leu); AAA : Lizin (Lys); GXU : Alanin (Ala); XXU : Prôlin (Pro); AAU : Asparagin (Asn); GUU : Valin (Val) Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là A. – Ala – Leu – Lys – Ala B. – Ala – Leu – Asn – Ala C. – Ala – Pro – Asn – Ala D. – Val – Leu – Lys – Val Câu 4: Một đoạn phân tử protein có trình tự như sau: Lơxin – Alanin – Valin – Lizin - Biết các bộ ba mã hóa tương ứng với axit amin là : Lơxin : XUU, XUX, XUA, XUG; Alanin : GXU, GXX, GXA, GXA Valin : GUU, GUX, GUA, GUG; Lizin : AAA, AAG Trình tự các cặp nucleotit trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn phân tử protein đó là A. 3’ XGAGGXTATXG 5’ (mạch mã gốc) B. 3’ GAGGTAGXATXA 5’ (mạch mã gốc) 5’ GXTGXXGATGX 3’ 5’ XTXXATXGTAGT 3’ C. 3’ GAAXGAXAATTX 5’ (mạch mã gốc) D. 3’ TAATGATTXXXX 5’ (mạch mã gốc) 5’ XTTGXTGTTAAG 3’ 5’ ATTAXTAAGGGG 3’ ** Một đoạn mARN có trình tự nucleotit như sau - 5’ XAU AAG AAU XUU GX 3’ – Biết bộ ba mã hóa với axit amin tương ứng là: AAG: Lizin; XUU: Lơxin; AAU: Asparagin; XAU: Histidin; XAG: Glutamin. Sử dụng dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi số 5, 6, 7 Câu 5: Bốn axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên là A. Asparagin – Histidin – Lizin – Phenilalanin - B. Histidin – Lơxin – Asparagin – Lizin - C. Asparagin – Lơxin – Lizin – Phenilalanin - D. Histidin – Lizin – Asparagin – Lơxin - Câu 6: Cho rằng đột biến thay thế nucleotit xảy ra trong ADN làm cho nucleotit thứ 3 là U của mARN được thay bằng G: -5’ XAG*AAG AAU XUU GX 3’ – Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn mARN bị biển đổi trên là A. – Phenilalanin – Lizin – Asparagin – Lizin B. – Threonin – Lizin – Asparagin – Lơxin C. – Glutamin – Lizin – Asparagin – Lơxin D. – Tirozin – Lơxin – Asparagin – Lizin Câu 7: Đột biến trên đã làm thay đổi cấu trúc của gen như sau: A. Tăng 1 liên kết hydro, thay một bộ ba này bằng một bộ ba khác B. Giảm 1 liên kết hydro, xuất hiện một bộ ba mới C. Tăng 2 liên kết hydro, biến đổi một bộ ba D. Giữ nguyên số liên kết hydro, chiều dài và số nu không đổi, chỉ thay đổi một bộ ba Câu 8: Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau đây nói về đột biến điểm A. Tất cả những đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein đều có hại cho thể đột biến B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen C. Trong số các đột biến điểm thì đột biến thay thế một cặp nucleotit là ít gây hại nhất D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa Câu 9: Hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ thuộc dạng đột biến A. Cấu trúc nhiễm sắc thể B. Lệch bội C. Thể ba D.Chuyển đoạn nhiễm sắc thể Câu 10: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao trong hai mạch polinucleotit được tổng hợp thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn một mạch được hình thành từng đoạn, sau đó các đoạn được nối với nhau? A. Trong phân tử ADN, hai mạch polinucleotit đi ngược chiều nhau B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi ADN chỉ gắn vào đầu 3’-OH của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’. C. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn D. Cả A và B Câu 11: Hai tế bào có kiểu gen Dd ab AB khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối thiểu mấy loại tinh trùng ? A. 1 B. 2 C. 4 B. 8 Câu 12: Trong chọn giống động, thực vật, người ta vận dụng dạng đột biến nhiễm sắc thể nào để loại bỏ những gen có hại? A. Lặp đoạn B.Chuyển đoạn C. Mất đoạn D.Đảo đoạn Câu 13: Khi môi trường không có chất cảm ứng thì: A. Nhóm gen cấu trúc hoạt động B. Protein ức chế bị bất hoạt làm nhóm gen cấu trúc không hoạt động C. Protein ức chế liên kết với vùng vận hành để ức chế sự phiên mã D. Protein điều hòa bám vào vùng vận hành giúp quá trình phiên mã diễn ra Câu 14: Sự đóng xoắn mức 3 của NST tạo thành: A. Sợi siêu xoắn đường kính 3000 Å B. Sợi siêu xoắn đường kính 700nm C. Sợi cromatit đường kính 110 Å D. Sợi cơ bản (chuỗi nucleoxom) đường kính 300nm Câu 15: Ở một loài thực vật có 2n=14. Số loại thể bốn kép có thể có là: A. 7 B. 14 C. 21 D. 28 Câu 16: Tạo ra thể dị đa bội bằng cách : A. Lai xa kèm đa bội hóa B. Gây đột biến đa bội trong giảm phân ở bố hoặc mẹ C. Cây 4n (loài A) x cây 3n (loài B) D. Gây đột biến đa bội trong nguyên phân lần I của hợp tử Câu 17: Nếu 2 gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể thì A. Chúng sẽ luôn di truyền cùng nhau nếu chúng nằm càng xa nhau B. Chúng sẽ di truyền cùng nhau nếu chúng nằm càng gần nhau C. Chúng luôn phân li độc lập nhau trong giảm phân D. Chúng luôn tương tác với nhau Câu 18: Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F 1 hoàn toàn màu hồng. Khi cho F 1 tự thụ phấn ở F 2 thu được tỉ lệ : 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lai này là A. Tương tác cộng gộp giữa các gen alen B. Tương tác bổ sung giữa các gen không alen C. Phân li độc lập và tương tác cộng gộp D. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen Câu 19: Loại tế bào nào sau đây có chứa NST giới tính A. Tế bào giao tử B. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục sơ khai D. Tất cả các trường hợp trên Câu 20: Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây? A. Gen trên NST Y nằm ở đoạn tương đồng B. Gen trên NST thường C. Gen trên NST Y nằm ở đoạn không tương D. Gen trội trên NST X Câu 21: Bệnh nào sau đây là do gen lặn di truyền liên kết giới tính? A. Bạch tạng B. Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm B. Điếc di truyền D. Mù màu Câu 22: Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính trong chọn giống là: A. Giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, máu khó đông …thường gặp ở nam hơn ở nữ B. Có thể sớm phân biệt cá thể đực, cái nhờ các gen quy định tính trạng liên kết với giới tính C. Chủ động sinh con trai hay gái theo ý muốn D. Có thể sớm phân biệt cá thể đực, cái nhờ cặp NST giới tính Câu 23: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan tới trường hợp nào sau đây? A. Gen trong tế bào chất B. Gen trên Y C. Gen trên X D.Gen trên NST thường Câu 24: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến? A. Bệnh máu khó đông ở người B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người C. Hiện tượng rụng đuôi ở nòng nọc D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét Câu 25: Điểm khác nhau cơ bản nhất phân biệt đột biến và thường biến là A. Đột biến phát sinh vô hướng; thường biến biến đổi theo một hướng xác định B. Đột biến biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình; thường biến biến đổi liên tục, đồng loạt C. Đột biến có thể di truyền; thường biến không di truyền được cho thế hệ sau D. Đột biến không dự đoán được; thường biến có thể dự đoán được kết quả Câu 26: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân màu xanh lục. Khi lai cà chua thân đỏ thẫm với nhau, F 1 thu được tỉ lệ 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên A. X A X a x X A Y B. AA x Aa C. Aa x Aa D. X A X a x X a Y Câu 27: Ở đậu Hà Lan, cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn đời con thu được 2 kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn với tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của cây bố mẹ là : A. aabb x AaBB B. Aabb x aaBB C. Aabb x aaBb D. Aabb x aabb Câu 28: Ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp tử về gen này và gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X (không có gen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y), giao phối với ruồi đực mắt đỏ, kết quả ở thế hệ lai F 1 là: A. ½ ruồi có mắt trắng B. ¾ ruồi mắt đỏ : ¼ ruồi mắt trắng ở cả con đực và cái C. Toàn bộ ruồi có mắt trắng là ruồi đực chiếm 1/4, còn ¾ là ruồi mắt đỏ D. ½ số ruồi cái có mắt trắng Câu 29: Điểm khác nhau thường gặp trong kết quả lai giữa quy luật di truyền phân li độc lập và tương tác gen là A. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai B. Hai hay nhiều cặp gen alen nằm trên những nhiễm thể khác nhau C. Thế hệ lai F 1 dị hợp về tất cả các cặp gen D.Tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới Câu 30: Biết tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định màu hoa và hình dạng quả cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 40 centimoocgan (cM). Cho cây thuần chủng hoa đỏ, quả hình cầu lai với cây hoa trắng, quả hình lê, F 1 thu được 100% hoa đỏ, quả hình cầu. Cho cây F 1 lai với cây hoa trắng, quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả hình lê chiếm tỉ lệ là A. 40%. B. 25%. C. 20%. D. 10%. Câu 31: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 4 cặp gen (A,a; B,b; C,c; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây đồng hợp về tất cả các gen lặn có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là A. 70 cm. B. 80 cm. C. 75 cm. D. 120 cm. Câu 32: Một quần thể động vật, xét một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể thường và một gen có 3 alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là A. 27. B. 32 C. 15. D. 18 Câu 33: Tập hợp toàn bộ các alen của tất cả các tổ hợp gen trong quẩn thể tạo nên : A. Vốn gen của quần thể B. Kiểu gen của quần thể C. Kiểu hình của quần thể D. Tính đặc trưng về mặt di truyền của loài Câu 34: Quần thể xuất phát (P) có 100% Aa, A: hoa đỏ , a: hoa trắng. Khi tự thụ bắt buộc liên tục 3 thế hệ, tính theo lý thuyết thì tỉ lệ hoa đỏ trong quần thể là bao nhiêu ? A. 43,75% B. 56,25% C. 93,75% D. 96,875% Câu 35:Trong các quần thể ngẫu phối sau, quần thể nào đã cân bằng di truyền ? A. 45% AA: 40% Aa : 15% aa B. 60% AA : 40% aa C. 720 AA : 960 Aa : 320 aa D. 75% AA :25% Aa Câu 36:Đinh luật Hacdy-Vanbec phản ánh : A. Sự mất ổn định của tần số alen trong quần thể ngẫu phối B. Sự ổn định thành phần kiểu hình trong quần thể C. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối D. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể nội phối và ngẫu phối Câu 37: Câu nào dưới đây giải thích về cơ sở di truyền của ưu thế lai là đúng? A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao B. Lai hai dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao D. Ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ có nhiều cặp gen đồng hợp tử Câu 38: Trong phép lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F 1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ là do: A. F 1 có tỉ lệ dị hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ B. F 1 có tỉ lệ đồng hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thể hệ C. Số lượng gen quý ngày càng giảm trong vốn gen của quần thể D. Ngày càng xuất hiện nhiều các đột biến có hại Câu 39: Ở người, gen HbA quy định tổng hợp chuỗi β-hemoglobin bình thường gồm 146 axitamin. Gen đột biến HbS cũng quy định chuỗi β-hemoglobin gồm 146 axit amin như chuỗi β-hemoglobin bình thường, nhưng chỉ khác 1 axit amin ở vị trí số 6 (thay axit amin glutamic bằng valin). Hậu quả làm biến đổi hồng cầu từ dạng hình đĩa thành dạng hình lưỡi liềm. Nguyên nhân do A. Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác B. Đột biến thêm một nucleotit C. Đột biến mất một nucleotit D. Đột biến mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể Câu 40: Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy vợ bị bệnh bạch tạng. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng. Biết rằng ngoài người em chồng và vợ bị bệnh không còn ai khác trong dòng họ bị bệnh. A. 1/2 B. 1/8 C. 1/4 D. 1/3 II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Công nghệ gen là quy trình : A. Chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận B. Tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc chuyển gen C. Tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc chuyển gen D. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận Câu 42: Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24, nếu cho lai thể lưỡng bội này với thể ba thì tỉ lệ thể lưỡng bội bình thường ở thế hệ lai là : A. 100% B. 50% C. 25% D. 12,5% Câu 43: Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các NST số 1 hoặc số 2 (những NST có kích thước lớn nhất trong bộ NST) của người? A. Vì mất cân bằng NST nghiêm trọng dẫn đến chết khi còn giai đoạn phôi thai B. Vì NST 1 và 2 có kích thước lớn , cấu trúc rất bền nên khó bị đột biến C. Vì đột biến xảy ra ở những NST có kích thước lớn thường là đột biến trung tính D. Vì mất cân bằng gen nghiêm trọng dẫn đến chết khi còn giai đoạn phôi thai Câu 44: Một gen có 4800 liên kết hydro và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hydro và có khối lượng 108.10 4 đvC. Số nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến là : A. T=A= 601,G=X=1199 B. A=T= 600, G=X =1200 C. T=A= 598, G= X=1202 D. T=A= 599, G=X=1201 Câu 45 : Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính X A X a . Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là : A. X A X a , X a X a , X A , X a , O B. X A X a , O, X A , X A X A C. X A X A , X A X a , X A , X a , O D. X A X A , X a X a , X A , X a ,O Câu 46: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hòan toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 ở đời F 1 ? A. P : aB Ab aB Ab × ,có HVG ở một giới với tần số 40% B. P: ab Ab ab Ab × , các gen liên kết hoàn toàn C. P: aB Ab aB Ab × , các gen liên kết hoàn toàn D. P: aB Ab ab AB × , các gen liên kết hoàn toàn Câu 47: Trong các quần thể sau, quần thể nào có tần số tương đối của các alen là: = A. 0,4 AA: 0,3 Aa : 0,3 aa B. 0,7AA : 0,1 Aa : 0,2 aa C. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa D. 0,6 Aa : 0,4 aa Câu 48 : Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật : A. Phân li độc lập của Menđen B. LKG hòan tòan C. Tương tác cộng gộp D. Tương tác bổ trợ Câu 49 : Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hòan tòan, cơ thể có kiểu gen AaBbCCDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là : A. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen B. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen D. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen Câu 50: Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu người cha vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào : A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và AB B. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và O C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và A D. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và A B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Bệnh tâm thần phân liệt ở người là do: A. Đột biến ở một số gen cùng chi phối B. Đột biến gen hoặc đột biến NST ở tế bào thần kinh C. Đột biến số lượng NST - dị bội D. Đột biến gen dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền, làm biến đổi tính chất protein Câu 52: Cơ sở tế bào học của di truyền giới tính là: A. Sự phân li của cặp gen quy định giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh B. Sự phân li của cặp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh C. Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh D. Sự phân li độc lập và sự tổ hợp tự do của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và thụ tinh Câu 53: Điểm giống nhau của phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật là: A. Tạo nhiều biến dị tổ hợp, trong đó xuất hiện nhiều tổ hợp quý hiếm B. Tạo vốn gen quý hiếm và sạch bệnh C. Tạo vốn gen đa dạng và nhân giống nhanh D. Tạo vốn gen ổn định và nhân giống nhanh Câu 54: Một gen có hiệu giữa A với một loại nu khác là 10%, biết T=900 nu. Gen sao mã một số lần cần môi trường nội bào cung cấp 1500 ribonu loại A. Tìm số ribonu tự do cần cung cấp cho các loại còn lại? Biết trên một mạch đơn của gen có 300 A và 150 G. A. mG=150; mU=600; mX=450 B. mG=450; mU=300; mX=150 C. mG=750; mU=3000; mX=2250 D. mG=2250; mU=3000; mX=750 Câu 55: Đặc điểm của quần thể tự phối là : A. Tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần B. Tần số tương đối các alen không thay đổi nhưng tần số kiểu gen thay đổi C. Qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến tạo ra các dòng thuần chủng, giảm mức độ đa dạng di truyền D. A, B và C đúng Câu 56: Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kỹ thuật cấy gen? A. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào B. Tạo nên ADN tái tổ hợp C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện [...]... đồng sinh ? A Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu B Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu C Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn những người đồng sinh cùng trứng D Những người đồng sinh. .. thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu C Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn những người đồng sinh cùng trứng D Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường Câu 59: Cây F1 tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 9 hạt phấn dài, màu... ngắn, màu trắng; 3 hạt phấn ngắn, màu vàng Cho F1 lai phân tích kết quả phân li kiểu hình sẽ như thế nào? Biết rằng màu sắc hạt phấn được điều khiển bởi một cặp gen alen và cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân A 1 : 2 : 1 B 1 : 1 : 1 : 1 :1 : 1 C 3 : 3 : 1 : 1 D 1 : 1:1 : 1 Câu 60: Lai thỏ cái thuần chủng mắt đen lông trắng với thỏ đực mắt màu mơ lông xám được F1 đều mắt đen lông trắng Cho F1 giao . số alen trong quần thể ngẫu phối B. Sự ổn định thành phần kiểu hình trong quần thể C. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối D. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần. về người đồng sinh ? A. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu B. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh. chủ yếu C. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn những người đồng sinh cùng trứng D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những

Ngày đăng: 16/02/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan