Tìm hiểu về máy fax sharp uxp710a760

26 559 2
Tìm hiểu về máy fax sharp uxp710a760

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN KHOA CỘNG NGHỆ THÔNG TIN ỨNG DỤNG BÀI TẬP LỚN THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MÁY FAX SHARP UX- P710/A760  GVHD: Dương Hữu Ái SVTH : Phạm Hoàng Vĩ Nguyễn Vũ Tài Huỳnh Lệ Giang Trang i Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012 MỤC LỤC Trang ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT AGC Automatic Gain Control Điều khiển thu tự động A/D Analog/ Digital Chuyển đổi tương tự sang số CPU Central Processing Unit Đơn vị xử lý trung tâm D/A Digital/ Analog Chuyển đổi số sang tương tự MODEM Modulation – DeModulation Bộ điều chế và giải điều chế I/O Input/ Output Khối vào/ ra ITU - T International Telecommunication Union - Telecommunication Standardization Bureau Ban tiêu chuẩn hóa viễn thông trong Liên minh viễn thông quốc tế PSTN Public Switching Telephone Network Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng RAM Random Access Memory Bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên ROM Read Only Memory Bộ nhớ chỉ đọc S/P Series/ Parallel Bộ chuyển đổi nối tiếp sang song song SW Switch Công tắc Trang iii DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang iv VIỆT HÀN – IT  Đồ án: Thiết bị đầu cuối LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều thiết bị như ti vi, điện thoại, micro, loa… hay hiện đại hơn là máy in, máy fax. Tất cả những thiết bị này đều được gọi là những thiết bị đầu cuối của thông tin. Những thiết bị đầu cuối này mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích. Một chiếc ti vi có thể đữa chúng ta đi khắp miền đất nước, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Với một chiếc điện thoại di động trong tay, với nhiều tính năng hiện đại mà nó có. Không chỉ để thông tin liên lạc với nhau qua giọng nói, hai người ở rất xa nhau hoàn toàn có thể nhìn thấy nhau, trò chuyện với nhau. Chỉ trong một chiếc điện thoại nhỏ bé chúng ta có thể nghe nhạc, chơi game hay thậm chí là truy cập mạng, theo dõi tin tức hàng ngày và rất nhiều điều thú vị nữa mà chúng mang lại. Máy fax là một thiết bị hữu ích như vậy. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các loại máy fax ra đời với những tính năng càng ngày càng hiện đại. Các văn bản, hình ảnh được gửi từ nơi này đến nơi khác với độ chính xác cao. Có thể xem nó như một máy photocopy có khả năng thông tin. Đồ án này chúng em đi sâu vào tìm hiểu thiết bị máy fax với nội dung thể hiện qua hai chương sau: - Chương I: Tổng quan về hệ thống Facsimile (FAX). - Chương II: Tìm hiểu về máy fax Sharp UX-P710/A760. Trong đồ án không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 11 năm 2012 Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 1 VIỆT HÀN – IT  Đồ án: Thiết bị đầu cuối CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG FACSIMILE (FAX) 1.1 Khái niệm Từ Facsimile bắt nguồn từ chữ Latinh có nghĩa là sao chép nguyên bản, do đó từ Fax là chỉ một quá trình sao chép nguyên dạng. Vậy máy Fax là một thiết bị để truyền các bản tin, bản vẽ, hình ảnh các trang tài liệu từ nơi này đến nơi khác qua đường dây điện thoại. Nói cách khác, máy Fax là một máy photocopy có khả năng truyền thông. 1.2 Lịch sử phát triển của máy Fax Đầu tiên là thực hiện gửi tín hiệu theo dây dẫn. Nhà sáng tạo Alexander Bain người Scotland được xem như người đầu tiên phát minh ra hệ thống gửi hồ sơ bằng tín hiệu điện năm 1843. Ông dùng tác động qua lại của quả lắc đồng hồ điện để tạo ra các đường ngang, rà quét được các nét mực trên giấy. Đến năm 1951, Frederick Bakewell cải tiến thêm phát minh của Bain và đem đến triển lãm tại London. Năm 1861, Giovanni Caselli là nhà vật lý học người Ý, sang chế ra máy Pantelegraph gửi được bản sao của hồ sơ gốc giữa Lyon và Paris. Thời gian này điện thoại chưa được phổ biến. Năm 1881, Shelford Bidwel người Anh thiết kế máy rà và vẽ hình, gửi được hình 2 chiều, không cần nơi nhận phải gởi lại bằng tay. Đến khoảng năm 1900, Arthur Korn sang chế máy Bildtelegraph giúp phổ biến các thông báo có hình những người mất tích hay đang bị truy nã tại châu Âu. Sau đó, những máy gửi điện thư khác như máy Belinograf (1930) của Edouard Belin và máy Hellschreiber của Rudolf Hell (1929). Rudolf Hell là người tiên phong trong thiết kế cơ động rà quét hình và phát tín hiệu. Tiến bộ hơn là việc gửi tín hiệu không cần dây dẫn. Năm 1924, Richard H.Ranger nhân viên đài Radio Corporation of America sáng chế máy gửi hồ sơ bằng sóng radio trong lòng biển. Đây là tiên thân của máy fax hiện nay. Ngày 29 tháng 11 năm 1924, hình chân dung tống thống Mỹ Calvin Coolidge gửi từ New York băng ngang Đại Tây Dương đến London. Ngay nay máy fax dùng sóng radio vẫn còn được sử dụng trong thông tin khí tượng. Cũng vào năm 1924, Herbert E. Ives dùng kỹ thuật phân tách màu sáng chế ra máy Fax đầu tiên có khả năng in màu. Giữa thập niên 1970, máy Exxon Qwip là máy đầu tiên dùng tia sáng để rà và ghi tín hiệu lên một trục ống quay. Tia sáng phản chiếu thay đổi cường độ sáng tối tùy theo dộ đậm nhạt trên giấy hồ sơ gốc. Cường độ tia sáng được đổi thành xung điện đưa Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 2 VIỆT HÀN – IT  Đồ án: Thiết bị đầu cuối vào bộ phận phát âm. Tín hiệu âm thanh sau đó được truyền theo dây dẫn điện thoại đến máy nhận. Máy nhận có bộ phận nghe, ghi nhận âm thanh và chuyển dịch thành tín hiệu. Tín hiệu sau đó được truyền vào máy phun mực, in lên giấy bản sao nằm trên một trục ống xoay cùng vận tốc với trục ống của máy gửi. Máy Exxon Qwip thời bấy giờ kích thước rất lớn và rất đắt tiền. Chỉ có các hãng thiết kế lớn mới có khả năng mua. Đến năm 1985, Hank Magnuski chế ra phần cứng để dùng kỹ thuật fax trên bo mạch chính của máy tính gọi là Gama Fax. 1.3 Phân loại máy Fax Có hai loại máy Fax chính là máy Fax tương tự và máy Fax số. Kỹ thuật tương tự là hệ thống cổ hơn, tài liệu truyền đi bằng cách quét từng phần của tài liệu. Đó là nguyên nhân làm chậm quá trình thông tin. Hệ thống Fax số, phân tích tài liệu thành các số thực chứa ảnh và nén nó lại sau đó truyền đi. ITU-T định nghĩa 4 nhóm thiết bị Fax dùng đường dây điện thoại: G1, G2, G3, G4. Bảng 1.1 Một số nhóm thiết bị Fax theo chuẩn ITU-T TIÊU CHUẨN ITU-T TỐC ĐỘ PHÁT THỜI GIAN PHÁT 1 TRANG GIẤY A4 G1 Thấp Khoảng 6 phút G2 Trung bình Khoảng 3 phút G3 Cao Khoảng 1 phút G4 Cực cao Vài giây Trong các kỹ thuật trên, G1, G2 là kỹ thuật tương tự, G3 là tiêu chuẩn tiên tiến với tốc độ truyền và chất lượng in cao hơn. G3 đang được sử dụng rộng rãi trong mạng viễn thông. Máy Fax sản xuất theo tiêu chuẩn G3 có 1728 linh kiện CCD (bộ cảm quang) được sắp xếp thành một hàng (tương đương độ phân giải hàng). Khi thực hiện quét ảnh, máy Fax sẽ quét với mật độ 200 hàng/inch. Với khổ giấy A 4 số dòng quét trên một trang giấy là 2200 dòng. Các tín hiệu từ CCD được đưa ra tới một mạch kiểm tra ngưỡng => các tín hiệu số 0 và 1, 0 tương đương mức đen và 1 tương đương mức trắng. Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 3 VIỆT HÀN – IT  Đồ án: Thiết bị đầu cuối Hình 1.1 Biểu diễn chữ cái “L” bằng các tín hiệu số 0 và 1 Tốt hơn cả là nhóm G4, nó sử dụng mạng thông tin số hóa và hiện nay đã được sử dụng phổ biến. 1.4 Sơ đồ khối và chức năng các khối của máy Fax theo tiêu chuẩn G2 và G3 1.4.1 Sơ đồ khối Hình 1.1 mô tả sơ đồ khối của thiết bị Fax theo tiêu chuẩn G2 và G3 với 3 khối chính là khối đọc, khối ghi và khối xử lý trung tâm. Ngoài ra còn có các khối hỗ trợ khác. Hình 1.2 Sơ đồ khối của máy Fax theo chuẩn G2 và G3 Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 4 VIỆT HÀN – IT  Đồ án: Thiết bị đầu cuối 1.4.2 Chức năng các khối 1.4.2.1 Khối đọc Phần đọc có nhiệm vụ biến đổi các tài liệu đưa vào thành các luồng tín hiệu điện, thông qua hoạt động của hệ thống quét ngang và quét dọc. Bao gồm các bộ phận sau: − Motor đọc: Điều khiển trục ép giấy và trục mang giấy. − Trục ép giấy và trục mang giấy: Đưa tài liệu vào máy. − Đèn huỳnh quang: Phát sáng soi nội dung tài liệu. − Gương phản xạ và thấu kính: Tập trung hình ảnh của tài liệu vào cảm biến hình ảnh. − Bộ cảm biến hình ảnh CCD: Thực hiện biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. − Bộ khuếch đại: Khuếch đại nâng cao mức điện tín hiệu. − Biến đổi A/D: Thực hiện biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số có các bit nối tiếp. Biến đổi S/P: Thực hiện biến đổi tín hiệu số có các bit nối tiếp thành tín hiệu số có các bit song song. 1.4.2.2 Khối ghi Khối ghi có nhiệm vụ biến đổi các tín hiệu điện thu được thành hình ảnh, thực hiện các thao tác in lại dữ liệu hình ảnh. Bao gồm các bộ phận sau: − Motor ghi: Điều khiển trục ép giấy và trục mang giấy. − Điều khiển đầu từ: Căn cứ dữ liệu từ điều khiển viết đưa tới để điều khiển đầu từ nhiệt. − Đầu từ nhiệt: Thực hiện biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang để in lên giấy. − Giấy in: Sẵn sàng ghi nội dung bức Fax thu được. 1.4.2.3 Khối xử lý trung tâm Hệ thống xử lý trung tâm có nhiệm vụ xử lý (thực hiện quá trình mã hóa, giải mã) các dữ liệu hình ảnh. Bao gồm các bộ phận sau: − CPU: Bộ xử lý trung tâm, điều khiển toàn bộ các bộ phận của máy Fax hoạt động. − Điều khiển đọc: Điều khiển các bộ phận ở phần đọc làm việc và nhận tín hiệu từ phần đọc đưa tới bộ nhớ RAM. − Điều khiển hoạt động Motor: điều khiển đóng nguồn cho các motor. Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 5 VIỆT HÀN – IT  Đồ án: Thiết bị đầu cuối − Điều khiển viết: Lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM đưa tới điều khiển đầu từ. − RAM: Ghi nhớ các dữ liệu khi đọc, khi thu. − ROM: Ghi nhớ chương trình hoạt động của máy Fax. − Điều khiển modem: Điều khiển modem thực hiện biến đổi D/A khi phát, biến đổi A/D khi thu. − Điều khiển truyền dữ liệu: Thực hiện truyền dữ liệu từ RAM tới modem khi phát, truyền dữ liệu từ modem tới RAM khi thu. − Điều khiển khác: Nhận các tác động từ các cơ cấu bổ trợ đưa vào CPU. 1.4.2.4 Các khối hỗ trợ − Nguồn cung cấp: Có nhiệm vụ biến đổi nguồn điện 220V thành nguồn 1 chiều có mức điện áp 5V để cung cấp cho hệ thống xử lý trung tâm và các bộ phận khác, 12V để cung cấp cho motor làm việc. − Bàn điều khiển: Có nhiệm vụ mà thông qua đó người sử dụng phát tín hiệu gọi, cài đặt chương trình thu – phát – sao chép. − Bộ cảm biến: Có nhiệm vụ phát hiện các bức fax cần phát đưa vào máy fax. − Modem: Có nhiệm vụ biến đổi dữ liệu hình ảnh từ tín hiệu số dữ liệu hình ảnh thành tín hiệu tương tự dữ liệu hình ảnh khi thực hiện phát bức fax và biến đổi tín hiệu tương tự dữ liệu hình ảnh thành tín hiệu số dữ liệu hình ảnh khi thực hiện thu bức fax. − NCU: Khối điều khiển đường dây có nhiệm vụ: Thực hiện nối máy fax với dường dây điện thoại công cộng khi tiến hành thu – phát bức fax và thực hiện nối máy điện thoại (tách máy fax ra khỏi đường dây) với đường dây khi tiến hành đàm thoại. 1.5 Nguyên lý hoạt động của hệ thống máy Fax theo tiêu chuẩn G2 và G3. Máy Fax hoạt động dựa theo nguyên lý truyền ảnh tĩnh: Truyền ảnh tĩnh là dịch vụ sao chép tài liệu từ xa với tốc độ cao nhờ truyền tín hiệu trên mạng điện thoại. Nguyên lý truyền ảnh tĩnh được mô tả tóm tắt như sau: Bức ảnh cần truyền được phân chia thành những phần tử ảnh, chúng tập hợp thành những dòng ảnh, màn ảnh. Bên phát thực hiện biến đổi lần lượt độ sáng trung bình của mỗi phần tử gốc thành mức tương ứng của phần tử điện, tín hiệu này được truyền đến máy thu. Bên thu thực hiện biến đổi ngược lại tín hiệu điện thành hình ảnh Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 6 [...]... trình thu kết thúc, máy thu phát tín hiệu về cho máy phát báo đã thu hết và thực hiện quá trình giải phóng đường dây trở về trạng thái ban đầu Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 9  VIỆT HÀN – IT Đồ án: Thiết bị đầu cuối CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ MÁY FAX SHARP UX-P710/A760 Máy fax Sharp UX-P710/A760 là một dòng máy của hãng Sharp sử dụng giấy thường với một số đặc điểm sau: - Tốc độ fax là 14.4kb/s - Dung... tài liệu : 10 trang fax đi - Có tính năng khóa phím - Có tính tiết kiệm điện (tiêu thụ 1.5w nếu máy ở chế độ chờ) - Chuyển nhận fax trong màn hình tinh thể lỏng - Sử dụng phim Sharp FO-9CR Hình 2.1 Hình dạng thực tế của máy fax Sharp UX-P710/A760 2.1 Máy và phụ kiện đi kèm 2.1.1 Phụ kiện đi kèm (a) (d) (b) (c) (e) (f) Hình 2.2 Một số phụ kiện đi kèm của máy fax Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 10  VIỆT... tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 20  VIỆT HÀN – IT Đồ án: Thiết bị đầu cuối 2.5 Nhận fax 2.5.1 Nhận fax bằng chế độ TEL Khi nhấn phím (MODE SELECT) cho đến khi TEL xuất hiện trên màn hình Chế độ này dung khi muốn nhận cả cuộc gọi thoại và fax Khi máy đổ chuông, nhấc tay nghe của máy fax nếu nge tín hiệu máy fax, đợi trong giây lát cho đến khi màn hình hiển thị  RECEVING nhấn phím để bắt đầu nhận fax. .. chế độ nhận fax, nhấn phím MODE SELECT cho đến khi hiển thị chế độ cần cài đặt - Chế độ FAX: Chế độ này dùng cho việc chỉ nhận fax, lúc này máy fax của bạn sẽ tự động trả lời mọi cuộc gọi và nhận cuộc gọi đến Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 16  VIỆT HÀN – IT Đồ án: Thiết bị đầu cuối - Chế độ TEL: Chế độ này dùng khi muốn nhận cả cuộc gọi thoại và fax, lúc này phải nhấc tay nghe của máy fax và bấm... tay nghe Hoặc khi máy đổ chuông nếu nhấc tay nghe của điện thoại phụ, nếu nghe tín hiệu fax, đợi trong giây lát và nhấn 5** để nhận fax và gác tay nghe 2.5.1 Nhận fax bằng chế độ FAX Nhấn phím (MODE SELECT) cho đến khi FAX xuất hiện trên màn hình Chế độ này dùng cho việc chỉ nhận fax, lúc này máy fax của bạn sẽ tự động trả lời cuộc gọi và nhận fax gửi đến 2.5.3 Nhận fax bằng chế độ TEL /FAX Nhấn phím (MODE... đối không để rơi bụi vào máy có thể làm ảnh hướng đến chất lượng gửi và nhận fax) - Giữ không gian đặt máy luôn khô sạch và thoáng mát 2.2.2 Kết nối tay nghe Nối đầu dây xoán vào tay nghe, đầu còn lại nối vào máy tại Socket có ký hiệu Handset (phía bên trái của máy Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 12  VIỆT HÀN – IT Đồ án: Thiết bị đầu cuối Hình 2.4 Kết nối tay nghe vào máy fax 2.2.3 Cắm dây nguồn Cắm... lỗi sai, nhấn phím (UX-P710) hoặc phím (UX-A760) 2.3.2 Cài đặt số fax Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 15  VIỆT HÀN – IT Đồ án: Thiết bị đầu cuối Mỗi tài liệu gửi đi, số fax của máy gửi sẽ được in trên đầu mỗi trang bên máy người nhận Nhấn phím , phím số 1, phím số 2 Nhấn phím 1 để đặt (Để xóa nhấn phím số 2 hai lần) Nhập số fax của máy nhận bằng các phím số trên bàn phím (tối đa 20 số) Để tạo khoảng... 2.4 Gửi fax 2.4.1 Gửi fax bằng cách quay số thông thường Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 19  VIỆT HÀN – IT Đồ án: Thiết bị đầu cuối Đặt văn bản cần chuyển fax vào khay, mặt có nội dung úp xuống (từng tờ hoặc nhiều tờ từ 1 – 10 tờ) Điều chỉnh độ phân giải, độ tương phản trước khi chuyển nếu cần Nhấc tay nghe hoặc bấm phím Bấm số fax cần gửi đến Chờ tín hiệu kết nối điện thoại hoặc fax, nếu đầu máy bên... và nhấn 5** khi nhận fax - Chế độ TEL /FAX: Chế độ này dùng khi muốn nhận cả cuộc gọi thoại và fax, lúc này khi có cuộc gọi vào, máy sẽ tự động kiểm tra Nếu là cuộc gọi thoại, máy sẽ tạo tiếng chuông đặc biệt riêng để bạn trả lời Nếu đó là cuộc gởi fax, máy sẽ chuyển sang chế độ nhận fax tự động sau hai hồi chuông - Chế độ A.M (UX- A760): Chế độ này dùng khi bạn đi ra ngoài và muốn máy trả lời tất cả... 2.2.5 Kết nối điện thoại phụ Hình 2.7 Kết nối điện thoại phụ Tháo nhãn ở khe (RJ11) TEL SET ở phía sau máy Sau đó nối điện thoại phụ vào khe (RJ11) TEL SET ở phía sau máy Lưu ý: Để nhận fax từ điện thoại phụ, nhấn phím 5** 2.2.6 Cách lắp phim (1) (2) (1) Mở màn điều khiển của máy lên Đề tài: Tìm hiểu máy Fax Trang 13 VIỆT HÀN – IT  Đồ án: Thiết bị đầu cuối (2) Nhấn chốt khóa màu xanh để mở nắp khoang . tín hiệu số có các bit nối tiếp. Bi n đổi S/P: Thực hiện bi n đổi tín hiệu số có các bit nối tiếp thành tín hiệu số có các bit song song. 1.4.2.2 Khối ghi Khối ghi có nhiệm vụ bi n đổi các tín. cảm bi n hình ảnh. − Bộ cảm bi n hình ảnh CCD: Thực hiện bi n đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. − Bộ khuếch đại: Khuếch đại nâng cao mức điện tín hiệu. − Bi n đổi A/D: Thực hiện bi n. và thấu kính đến bộ cảm ứng bi n hình ảnh. Bộ cảm bi n hình ảnh thực hiện bi n đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện hình ảnh tương ứng, với tín hiệu tương tự có bi n độ điện áp đỉnh khoảng

Ngày đăng: 16/02/2015, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan