đề cương ôn tập HKI vật lí 7

6 513 0
đề cương ôn tập HKI vật lí 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT GÀNH HÀO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI ( 2013 – 2014 ) TỔ: TOÁN – LÍ – TIN MÔN: VẬT LÍ 7 I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nh ấ t : 1. Nguồn sáng có đặc điểm gì? A. Truyền ánh sáng đến mắt ta B. Tự nó phát ra ánh sáng C. Phản chiếu ánh sáng D. Chiếu sáng các vật xung quanh 2. Khi có nguyệt thực thì? A. Trái đất bị mặt trăng che khuất. B. Mặt trăng bị trái đất che khuất. C. Mặt trăng khơng phản xạ ánh sáng nữa. D. Mặt trời ngừng khơng chiếu sáng mặt trăng nữa. 3. Cùng một vật lần lượt đặt trước 3 gương, cách gương cùng một khoảng bằng nhau, gương nào tạo được ảnh lớn nhất? A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Khơng gương nào 4.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo lớn hơn vật. C. Ảnh thật bằng vật. D. Ảnh ảo bằng vật. 5.Vật nào dưới đây là nguồn sáng? A. Quyển sách. B. Cái bút. C. Ngọn lửa. D. Bóng điện đang tắt. 6. Nếu điểm S cách gương phẳng 7cm thì ảnh S ’ của điểm S qua gương cách điểm S một khoảng: A. 14 cm B. 3,5 cm C. 16 cm D. 7 cm 7. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật. A. Khi mắt ta hướng vào vật B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta D. Khi giữa vật và mắt khơng có khoảng tối. 8. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo lớn hơn vật. C. Ảnh ảo bằng vật. D. Ảnh thật bằng vật. 9. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 70 0 . Tìm giá trị góc tới? A. 70 0 B. 60 0 C. 45 0 D. 35 0 10. Khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: A Ảnh bé hơn vật và gần gương hơn vật. B Ảnh ảo, bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảnh cách từ vật đến gương. C Ảnh hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. D Ảnh thật, bằng vật 11. Khi có nhật thực thì: A. Trái đất bị mặt trăng che khuất. B. Mặt trời ngừng khơng chiếu ánh sáng đến trái đất nữa C. Mặt trăng bị trái đất tre khuất. D. Mặt trời bị mặt trăng che khuất 11 12. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm (khi vật đặt sát gương). A. Nhỏ hơn vật. B. Bằng vật C. Lớn hơn vật. D. Bằng nửa vật 13. Đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính: A. Đường thẳng B. Đường cong bất kì C. Đường gấp khúc D. Đường thẳng hoặc đường cong 14. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm: A. Là góc vuông B. Bằng góc tới C. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương D. Bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương 15. Chiếc đèn pin có thể tạo ra chùm sáng nào sau đây? A. Chùm sáng hội tụ B. Chùm sáng phân kì. C. Chùm sáng song song. D. Có thể tạo ra cả ba loại chùm sáng nếu điều chỉnh đèn hợp lí 16. Tại sao trong lớp học người ta thường lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn? A.Để cho lớp đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học C. Để cho HS không bị chói mắt D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. 17. Chiếu một chùm sáng song song vào một gương phẳng. Chùm sáng phản xạ sẽ là chùm sáng nào sau đây? A. Là chùm sáng song song B. Là chùm sáng hội tụ C. Là chùm sáng phân kì D. Là chùm hội tụ phân kì hay song song là tùy vào cách đặt gương 18. Các công việc nào sau đây thường dùng gương cầu lồi? A. Làm gương chiếu hậu cho xe ôtô B. Làm gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc C. Làm gương để trang điểm cho các diễn viên D. Các công việc trên đều dùng gương cầu lồi 19.Đối với gương cầu lồi, khi vật dịch chuyển lại gần gương thì ảnh của nó sẽ dịch chuyển như thế nào? A. Ảnh dịch chuyển ra xa gương B. Ảnh dịch chuyển lại gần gương C. Ảnh không dịch chuyển D. Cả ba phương án trên đều sai 20. Một cái cây mọc thẳng đứng ở bờ ao. Cây cao 1,2m gốc cây cách mặt nước 50cm. Ngọn cây cách ảnh của nó là: A. 2,4m B. 1,7m C. 3,4m D. 1,2m 21. Âm không thể truyền qua môi trường nào dưới đây ? A. Nước biển B. Tường bê tông. C. Khoảng chân không. D. Không khí . 22. Để đo độ sâu của biển ,người ta sử dụng phản xạ âm thanh .Nhận xét nào sau đây là đúng nhất ? A. Âm thanh sử dụng ở đây là âm thanh có tần số dưới 20Hz. B. Âm thanh sử dụng ở đây là siêu âm . C. Âm thanh sử dụng ở đây là âm thanh mà tai người nghe được . D. Âm thanh sử dụng ở đây là hạ âm. 22 B A 23. Đơn vị của tần số là: A. giây (s) B. m/s C. đề xi bên (dB) D. HZ (héc) 24. Số giao động trong một giây gọi là : A. Vận tốc âm. B. Tần số âm . C. Độ cao của âm. D. Biên độ âm. 25. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần khả năng truyền âm của các môi trường : A. rắn, khí, lỏng. B. khí, lỏng, rắn. C. lỏng, khí, rắn . D. rắn , lỏng , khí. 26. Tại sao tường của nhà hát thường làm gồ ghề? A. Giảm tiếng vang. B. Tạo cảm giác lạ cho khán giả . C. Đỡ tốn công. D. Tăng tiếng vang. 27. Khi biên độ dao động càng lớn thì : A. Âm phát ra càng nhỏ. B. Âm phát ra càng trầm. C. Âm phát ra càng to. D. Âm phát ra càng bỗng. 28. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động của một dây đàn: A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao. B. Dây đàn càng to ,âm phát ra càng cao. C. Dây đàn càng căng ,âm phát ra càng to. D. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to. II. Điền từ(cụm từ) thích hợp vào chỗ trống: 1. Ta nhận biết được ……………….khi có ánh sáng ……………….mắt ta. 2. Nguồn sáng là vật ……………….ánh sáng. Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật ………………. chiếu vào nó. 3. Trong môi trường ……………….và ……………….ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 4. Bóng tối nằm ở ……………….vật cản, không nhận được ánh sáng từ …………….chiếu tới. 5. Nguyệt thực xảy ra khi ……………….bị ……………….che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. 6. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và ……………….của gương tại điểm tới. Góc ……………….bằng góc tới. 7. ……………….tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và có ……………….bằng vật. 8. Khoảng cách từ một điểm của vật đến ………………. bằng khoảng cách từ ………………. của điểm đó đến gương. 9. Nhìn vào gương ……………….ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương ………………. có cùng kích thước. 10. Gương cầu lõm có thể biến một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ ……………….vào một điểm hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới ……………….thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 11. Âm có thể truyền qua những môi trường như ………………. 12. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động ………………. 13. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là ………………. 14. Âm phát ra càng to khi ………………. dao động của nguồn âm càng lớn . III. Tự Luận : 1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 2. Vẽ lại (hình 1) rồi vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng? ( Hình 1 ) 33 N\N M D C 3. Vật phát âm thứ nhất thực hiện được 2400 dao động trong 240 giây, vật phát âm thứ hai thực hiện 1500 dao động trong 75 giây. a) Tính tần số dao động của mỗi vật ? b) Vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao? 4. Vẽ lại ( hình 2) rồi vẽ ảnh của vật MN qua gương phẳng? ( Hình 2 ) 5. Vật phát âm thứ nhất thực hiện được 450 dao động trong 15 giây, vật phát âm thứ hai thực hiện 3600 dao động trong 360 giây. a) Tính tần số dao động của mỗi vật ? b) Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao? 6. Vẽ lại (hình 3) rồi vẽ ảnh của vật CD qua gương phẳng? ( Hình 3 ) 7. Vật phát âm thứ nhất thực hiện được 4200 dao động trong 280 giây, vật phát âm thứ hai thực hiện 280 dao động trong 14 giây. a) Tính tần số dao động của mỗi vật ? b) Vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao? 8. Vẽ lại ( hình 4) rồi vẽ ảnh của vật PQ qua gương phẳng? ( Hình 4 ) Hết P Q \ 44 N\N M M’ N’ D C D’ C’ ĐÁP ÁN DỀ CƯƠNG VẬT LÍ 7 I: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ/án B B C D B D C A D B A C A B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/án D D A D B C C B D B B A C D II: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đ/án Ánh sáng, truyền vào Tự nó phát ra, hắc lsại ánh sáng Trong tínhsuốt, đồng tính Phía sau, nguồn sáng Mặt Trăng, Trái Đất Đường pháp tuyến, phản xạ Ảnh ảo, độ lớn Câu 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án Gương, ảnh Cầu lồi, phẳng Hội tụ, phân kì Rắn, lỏng, khí Càng lớn 1/15 giây Biên độ III: Câu Đáp án Biểu điểm 1 - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. 1,0 1,0 2 - Vẽ lại đúng hình 0,5 1,5 3 - Tần số dao động của vật thứ nhất là 2400 : 240 = 10 Hz - Tần số dao động của vật thứ hai là 1500 : 75 = 20 Hz - Vật thứ hai dao động nhanh hơn. - Vì tần số của nó lớn hơn tần số của vật thứ nhất. 0,5 0,5 0,5 0,5 4 - Vẽ lại đúng hình 0,5 1,5 5 - Tần số dao động của vật thứ nhất là 450 : 15 = 30 Hz - Tần số dao động của vật thứ hai là 3600 : 360 = 10 Hz - Vật thứ hai dao động chậm hơn. - Vì tần số của nó nhỏ hơn tần số của vật thứ nhất. 0,5 0,5 0,5 0,5 6 - Vẽ lại đúng hình 0,5 1,5 A A’ B’ B 55 P Q Q’ 7 - Tần số dao động của vật thứ nhất là 4200 : 280 = 15 Hz - Tần số dao động của vật thứ hai là 280 : 14 = 20 Hz - Vật thứ hai dao động nhanh hơn. - Vì tần số của nó lớn hơn tần số của vật thứ nhất. 0,5 0,5 0,5 0,5 8 - Vẽ lại đúng hình 0,5 1,5 9 - Tần số dao động của vật thứ nhất là 3000 : 250 = 12 Hz - Tần số dao động của vật thứ hai là 1200 : 40 = 30 Hz - Vật thứ nhất dao động chậm hơn. - Vì tần số của nó nhỏ hơn tần số của vật thứ hai. 0,5 0,5 0,5 0,5 P’ 66 . TRƯỜNG THPT GÀNH HÀO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI ( 2013 – 2014 ) TỔ: TOÁN – LÍ – TIN MÔN: VẬT LÍ 7 I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em. của mỗi vật ? b) Vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao? 8. Vẽ lại ( hình 4) rồi vẽ ảnh của vật PQ qua gương phẳng? ( Hình 4 ) Hết P Q 44 NN M M’ N’ D C D’ C’ ĐÁP ÁN DỀ CƯƠNG VẬT LÍ 7 I:. một vật tạo bởi gương phẳng: A Ảnh bé hơn vật và gần gương hơn vật. B Ảnh ảo, bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảnh cách từ vật đến gương. C Ảnh hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. D

Ngày đăng: 16/02/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan