CHƯƠNG II: NITƠ-PHỐTPHO A. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CÂU1. hoàn thành các dãy phản ứng sau: 1. NH4Cl → NH3 → N2 → NH3 → NO → NO2 → NO → HNO3 → NaNO3 → NaNO2 →HNO2 → NHNO2 → N2 → Ca3N → NH3 2. NANO2 → N2 → Mg3N2 → NH3 → Cu → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → Cu(NO)3 → CuO → Cu 3. N2 → NH3 → Fe(OH)2 → Fe(NO3) → Fe2O3 → Fe(NO3)3 4. NH3 → (NH4)2SO4 → NH3 → NH4NO3 → N2O → N2 5. Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4 6. H3PO4 → Ca(H2PO4)2 → CaHPO4 → Ca3(PO4)2 → P → PCl3 → H3PO3 → H3PO4 CÂU 2: hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): NH3 +Cl2 → NH4Cl +Ca(OH)2 → NH3 + O2 → NH3 + HNO3 → P + O2 → P + CO2 (thiếu, dư) → P + Cl2 (thiếu, dư) → P + KClO3 → P + Ca → P2O5 + H2O → H3PO4 + AgNO3 → Na3PO4 + AgNO3 → H3PO4 + NaOH → H3PO4 + CaCl2 → Ca3P2 + HCL → PH3 + O2 → CO2 + NH3 → Fe2O3 + CO → Ca3N2 + H2O → NH3 + dd AlCl3 → Fe + HNO3 (loãng) → Fe + HNO3 (đặc) → FeO + HNO3 (loãng/đặc) → Cu + HNO3 (loãng/đặc) → Fe2O3 + HNO3 (loãng/đặc) → Ag + HNO3 → P +HNO3 → S + HNO3 → Fe(OH)2 + HNO3 → Al2O3 + HNO3 → CaO + HNO3 → NaOH + HNO3 → CaCO3 + HNO3 → CÂU 3: Viết phương trình nhiệt phân các chất sau (GHI RÕ ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG) : NH4NO2 ; NH4Cl; (NH4)2CO3; NH4HCO3; NH4NO3; (NH4)3PO4; NaNO3; AgNO3; Mg(NO3)2; Zn(NO3)2; KNO3; Fe(NO3)3; CÂU 4: a.từ hiđro, clo, nitơ, và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) điều chế phân đạm amoniclorua b. người ta sản xuất supephotphat đơn và supephotphat kép từ quặng pirít và apatit có thành phần chính là Ca3(PO4)2. Viết các phương trình phản ứng sảy ra. CÂU 5: viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng: khi cho từ từ dd NaOH đến dư vào H3PO4 và ngược lại. CÂU 6: hãy giải thích vì sao khi bón các loại phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4 độ chua của đất tăng lên. CÂU 7: bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: a. Na2SO4, NH4Cl, KNO3, (NH4)2SO4. b. H3PO4, H2SO4, HCl, HNO3. c. H3PO4, BACl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. d. Các khí: N2, NH3, CO2, NO. e.AgNO3, Na3PO4, NH4NO3, HNO3. f. NaNO3, Na2CO3, K2SO4, K3PO4, NH4NO3. g. HCl, HNO3,KCl, KNO3. h. NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3 CÂU 8: Viết phương trình điều chế các chất sau: a. axit nito: N2O, NO, NO2, N2O3, N2O5. b. NH3, NH4Cl, KNO3, Ca(NO3)2, HNO3, H3PO4, NaNO2, P(trắng), P(đỏ). B. BÀI TẬP: Dạng 1: Bài tập về hiệu xuất phản ứng: Bài 1: trong một bình kín dung tích 10(l) chứa 21g Nito. Tính áp xuất cảu khí trong bình , biết nhiệt độ của khí bằng 25 độ C. Bài 2: Cho 4(l) N2 và 12(l) H2 vào bình phản ứng, đun noang có Fe xúc tác sau một thời gian thu được thể tích NH3 bằng 25% thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng. Tính thể tích khí amoniac sinh ra và hiệu xuất của phản ứng. Biết thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp xuất. Bài 3: cần bao nhiêu lít H2 và N2 để điều chế được 67,2(l) NH3. Biết hiệu xuất phản ứng là 25%, các khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp xuất. Bài 4: trong một bình kín chứa 10 lít nito và 10 lít hydro ở 0 độ C và 7600 mmHg. Sau phản ứng tổng hợp NH3 đưa nhiệt độ bình về 0 độ C . a. tính áp xuất trong bình sau phản ứng biết 60% hydro tham gia phản ứng. b.nếu áp xuất trong bình là 6840 mmHg thì có bao nhiêu phần trăm mỗi khí phản ứng. Dạng 2:bài tập về NH3 và muối amoni: Bài 1: cho lượng khí amoni đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO Nung nóng đến khi phản ứng sảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20ml dung dịch HCl 1M. a.viết phương trình hóa học của các phản ứng sảy ra. b.tính thể tích khí nito (đkc) được tạo thành sau phản ứng. Bài 2: Cho 4,48 lít NH3 đi qua ống đựng 30g CuO nung nóng thu được một chất rắn X và V(l) khí N2 (đkc). a. tính V b.tính thể tích dd HCl 20% (d=1.047 g/ml)đủ để tác dụng hoàn toàn với X. Bài 3: Hấp thụ V(l) NH3 (đkc) và dd FeCl3 dư thu được kết tủa A. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 1,6g chất rắn khan. Tính V? Bài 4: Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 75 ml dd muối amoni sunfat. a. viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion. b. tính nồng độ mol của các chất trong dd muối ban đầu. Biết rằng phản ứng tạo ra 17,475g kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của ion amoni trong dd. Bài 5:cho 26,06 g hh A gồm amonicacbonat và amoniclorua tác dụng hoàn toàn 80g dd NaOH 30% thu được 11,648 lít khí và dd B. a. tính khối lượng các muối trong A b. tính C% các chất có trong ddB. Bài 6: Nhiệt phân hoàn toàn một muối amoni của axit cacbonic rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào 50g dd H2SO4 19,6% thì đủ tạo một muối trung hòa có nồng độ 23,913 %? xác đinh công thức và khối lượng muối ban đầu. Dạng 3: BÀI TẬP VỀ AXIT NITRIC. * KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT NITRIC TẠO RA 1 SPK: Bài 1: cho 3g hh Cu và Al tác dụng với dd HNO3 đặc dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất là NO2 (đkc). Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 2:cho một lượng bột đồng dư vào dd chứa 0,5 mol KNO3 sau đó thêm tiếp dd chứa 0,2 mol HCl và 0.3 mol H2SO4 cho đến khi kết thúc phản ứng. Tính thể tích khí không màu bay ra ở điều kiện chuẩn. Bài 3: cho 26,5g hh gồm Cu và Fe, Al tác dụng với dd HNO3 đặc nguội, thì thấy thoát ra 8,96 lít khí (đkc). Nếu cho hh trên vào tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được 12,32 lít khí (đkc). Xác định thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu. Bài 4: khi hòa tan 30g hh kim loại đồng và đồng (II) oxit trong dd HNO3 1M lấy dư thấy thoát ra 6,72 lít NO (đkc). Tính khối lượng của đồng (II) oxit trong hh ban đầu. Bài 5: khi cho oxit cảu một kim loại hóa trị n tác dụng với dd HNO3 dư thì tạo thành 34g muối nitrat và 3,6g nước (không có sp nào khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu? Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO 3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ duy nhất (đktc). Xác định kim loại X? Bài 7: hòa tan 1,845g hh đồng và nhôm trong dd HNO3 dư. Sau phản ứng thu được dd A và 0,672 lít khí NO sản phẩm khử duy nhất. a. tính khối lượng mỗi kim lọai trog hỗn hợp ban đầu. b. tính thể tích dd B chứa NaOH 0,2 M và Ca(OH)2 0,1 M cần để cho vào dd A để thu được kết tủa lớn nhất. Biết HNO3 dùng dư 20% só với lượng cần thiết. Bài 8: Hoà tan hoàn toàn m g bột Cu trong 800 g dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 2,24 lit khí NO (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2 M được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu được 20 g chất rắn. a. Tính khối lượng Cu ban đầu. b. Tính khối lượng các chất trong Y và nồng độ % của dung dịch HNO3 đã dùng *KIM LOẠI TÁC DỤNG HNO3 TẠO NHIỀU SPK Bài 1: cho 13,5g nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dd HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hh khí NO và N2O. Tính nồng độ mol của dd HNO3 và thể tích khí sinh ra. Biết rằng tỉ khối của hh khí đối với H2 là 19,2. Bài 2: hòa tan 8,32g Cu vào 3 lít dd HNO3 thu được dd A và 4,928 lít hỗn hợp NO và NO2 (đkc). Hỏi 1 lít hh 2 khí nặng bao nhiêu gam? b. cho 16,2g nhôm phản ứng hết với dd A tạo ra hh NO và N2 dd B. Tính thể tích NO và N2 trong hh biết tỉ khối của hh với hydro là 14,4. (bỏ qua phản ứng giữa nhôm và đồng nitrat) Bài 3: Cho 6,4 gam Cu hòa tan vào 200 ml dung dịch HNO3 ( giả định vừa đủ) thì giải phóng một hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 = 19.Tìm Nồng độ mol/lit của dung dịch HNO3 Bài 4: Cho 0,54g bột Al hoà tan hết trong 250 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO (đo ở đktc). a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2. b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A thu được. Bài 5: Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí A (gồm NO và N2O) có tỉ khối d A/H2 = 16,75. Tính m? Bài 6: Cho 19.2g một kim loại M hóa trị II tan hoàn toàn trong dd HNO 3 thì thu được 4.48 lít khí NO (đktc). Xác định Kim loại M. . CHƯƠNG II: NITƠ-PHỐTPHO A. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CÂU1. hoàn thành các dãy phản ứng sau: 1. NH4Cl