Bao cao tong ket 2012-2013

10 261 0
Bao cao tong ket 2012-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT MỸ XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH PHÚ 3 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________ Số 03 /2013/BC- THTP3 Thạnh Phú 3, ngày 20 tháng 5 năm 2013 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012-2013 Năm học 2012-2013 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục , đào tạo"nhầm nâng caochất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước , xây dựng và triển khai Chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Thực hiện công văn số 2737/BGDĐT-GDTH ngày 27/7/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học ; Quyết định số 702 /QĐHC-CTUBND ngày 23 tháng 7 năm 2012 của chủ tịch UBND tỉnh về việc v/v ban hành kế hoạch thời gian năm học 2012-2013 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tỉnh Sóc Trăng ; Công văn số 33 /PGD&ĐT ngày 04/9/2012 của Phòng Giáo dục & Đào tạo Mỹ Xuyên về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ công tác giáo dục năm học 2012-2013; Thưc hiện kế hoạch năm học 2012-2013 của trường tiểu học Thạnh Phú 3. Trường TH Thạnh Phú 3 xin được nhận định đánh giá kết quả năm học 2012-2013 cụ thể như sau: .Một số nhận định đánh giá về tình hình thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013: Thuận lợi: -Mạng lưới trường lớp chỉ có 1 điểm trường lẽ Khu 2, cách điểm trường chính trên 2 km ; -Nhà trường được chính quyền, ban ngành đoàn thể, nhà chùa các nhà hảo tâm giúp đỡ tạo điều kiện trong việc huy động học sinh ra lớp, đóng góp CSVC , hỗ trợ học sinh nghèo; -Đội ngũ có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; -Cơ sở vật tương đối ổn định ; đầu năm học đưa vào sử dụng 8 phòng học kiên cố, có thêm 4 phòng được nâng cấp tại trường chính tạo điều kiện để trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày cho 10 lớp học. nâng cấp 3 phòng học tại điểm trường Khu 2 cuối năm 2012 tạo điều kiện cho nhà trường dạy 2 buổi/ngày thêm 6 lớp nữa. 1 -Trường được sự hỗ trợ từ chương trình 135 , dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; - Trên địa bàn trường có nhiều lớp mẫu giáo, đa số học sinh vào lớp 1 đều đã qua lớp mẫu giáo. Khó khăn: Song song bên cạnh các mặt thuận lợi nêu trên nhà trường cũng gặp một số khó khăn: -Địa bàn của trường khá rộng, còn nhiều hộ gia đình nghèo, không ổn định lao động tại chỗ , họ thường đi lao động làm thuê mướn ở xa theo thời vụ và dẫn dắt con em đi theo, làm cho học sinh hay bỏ học hoặc học không được liên tục , do đó các em thường học yếu. 1.Các số liệu: -Tổng số lớp: 16, học sinh:401 Đầu năm Cuối năm Tăng , giảm Khối Số lơp TS Nữ Khối Số lớp TS Nữ TS Nữ 1 4 87 50 1 4 88 50 +1 2 3 63 32 2 3 63 32 3 3 95 46 3 3 95 46 4 3 75 33 4 3 75 33 5 3 80 43 5 3 80 43 16 400 204 16 401 204 +1 Không có học sinh bỏ học. So với đầu năm tăng 1 học sinh, nguyên là do chuyển từ nơi khác đến. -CB,QL, giáo viên, nhân viên: Đầu năm Cuối năm Tăng TS Nữ Dân tộc TS Nữ Dân tộc TS Nữ Tổng Số: 32 11 28 33 12 29 1 1 -BGH 2 1 2 1 -GV 27 11 25 28 12 26 1 1 -CNV 3 2 3 2 So với đầu năm ổn định . -Cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Văn phòng : 1 2 Phòng học : 15 Phòng nghĩ GV: 1 ( được tận dụng dạy cho 1 lớp 1B2) Phòng thư viện : 1 Bảng chống lóa: 17 cái. Bàn ghế HS : 218 Bàn ghế giáo viên: 16 bộ Được bổ sung mới 50 bộ bàn ghế học sinh ( 100 chỗ ngồi), thiết bị nghệ thuật 20 bộ bàn ghế ( 40 chỗ ngồi), 6 cây đàn, 1 bảng viết. CSVC ổn định cho việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày. 2. Thực hiện kế hoạch giáo dục và dạy học. Với điều kiện CSVC của nhà trường hiện có, trường tổ chức dạy học được 2 buổi / ngày cho 16 lớp học, 100%. Mỗi ngày dạy không quá 7 tiết, cơ bản là tăng cường Tiếng Việt cho học sinh và tăng tiết luyện tập nên chất của các em được năng lên, không có học sinh yếu và số lượng học sinh giỏi được nâng lên. -Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ/BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nhà trường tổ chức khai đến toàn thể CB-GV để thực hiện, tổ chức, chỉ đạo phù hợp với tình hình lớp, học sinh theo chuẩn kiến thức kỷ năng. -Đơn vị thực hiện 2 môn tự chọn là dạy chữ Khmer 4 tiết/tuần từ khối 1 đến khối 5 cho 16 lớp và Anh văn 2 tiết/tuần từ khối 3 đến khối 5 cho 9 lớp. -Các hoạt động tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp được tăng cường dưới hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, Đội… theo chủ điểm, chủ đề giáo dục hàng tháng . -Thực hiện kế hoạch dạy học theo công văn của Sở Giáo dục Đào tạo về kế hoạch thời gian năm học cấp tiểu học, 35 tuần /năm học . Thực hiện theo Quyết định số 702/QĐHC-CTUBND, ngày 23/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. -Các kế hoạch dạy học được xây dựng và thực hiện đầy đủ. -Kết quả cuối năm: 3.Đánh giá việc thực hiện chương trình, sách và thiết bị dạy học. 3.1 Chương trình 3 -Các khối lớp thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học, giảm tiết , nội dung theo hướng dẫn phù hợp với tình hình lớp, học sinh. Riêng đối với lớp dạy chữ dân tộc thực hiện đổi mới theo chương trình lớp 1,2,3,4,5 theo sách giáo khoa mới, lớp 1, lớp 2 dạy theo quyển Khmer 1, lớp 3 theo quyển khmer 2, lớp 4 theo quyển Khmer 3 và lớp 5 theo quyển khmer 4, anh văn theo Let's Lern English cho các lớp 3, 4 và 5, dạy 2 tiết/tuần. Tiếp tục công văn số 896/BGD&ĐT.GDTH về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy và học cho học sinh tiểu học; chương trình tích hợp; giảm tải nội dung chương trình; tiết kiệm năng lượng…Tăng cương chỉ đạo trong việc nâng cao chất lượng soạn giảng, trao đổi về nội dung, phương pháp dạy học tích cực, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 3.2 Sách -Đảm bảo giáo viên và học sinh có đủ sách giáo khoa, kết hợp cho mượn và động viên mua, 100% HS đều có sách giáo khoa môn Tiếng Việt và môn Toán, môn Khmer ngữ. Trường có trang bị một phòng đọc sách cho GV và HS đến mượn và đọc. Số lượng sách giáo khoa là 1.926 bản trong đó sách GK khmer là 469 bản, sách GV 400 bản, sách tham khảo : 1.235 bản, sách Kim Đồng :2.084 bản. 3.3 Thiết bị -Trường đã trang bị cho các phòng học có tủ để đựng thiết bị, được các lớp sử dụng khá tốt. Trường phát động gv tự làm thêm và bảo quản tốt thiết bị sẳn có và sử dụng hiệu quả. 3.4 Thư viện Xây dựng phòng đọc cho CB,GV học sinh đến đọc và mượn với số sách cuả thư viện trường, ngoài ra trường còn được thư viện huyện cho mượn sách đọc luân chuyển hàng quý trên 200 cuốn sách các loại, sách tặng 250 quyển từ các sinh viên. Cuối năm vận động học sinh tặng sách giáo khoa cũ cho thư viện trường được 220 quyển. 4.Đánh giá việc thực hiện Đổi mới công tác chỉ đạo dạy và học. -Tổ chức giảng dạy các môn học theo qui định, có xây dựng kế hoạch, chỉ đạo soạn giảng, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, khảo sát kiểm tra thường xuyên và định kỳ, theo hướng dạy học chuẩn kiến thức , kỷ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục tình trạng áp đặt học sinh, lớp học thiếu sinh động… -Việc đánh giá xếp loại học sinh được dựa trên Thông tư 32/2009/QĐ- BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường tổ chực sinh hoạt lại cho GV về việc đánh giá , xếp loại HS theo Thông tư 32/2009/QĐ-BGDĐT , không có trường hợp GV đánh giá sai. Đối với HS có hoàn cảnh khó khăn được đánh giá theo công văn 9890/BGDĐT-GDTH. Riêng 2 môn Khmer và Anh văn chỉ để đánh giá trong khen thưởng học sinh, không tham gia xếp loại học lực. 4 -Đối với trường có gần 93% học sinh là con em dân tộc và có trên 55% học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , nên ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát nghiêm túc phân loại học sinh để biết trình độ thực chất, tiến hành các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu để học kịp theo chương trình. Những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nhà trường còn phối hợp với ban ĐDCMHS để hỗ trợ quần áo, gạo, các ban ngành đoàn thể để hỗ trợ học bổng, các nhà hảo tâm tặng sách giáo khoa, cặp sách và các phương tiện học tập khác, vận động đi học cho đều. Trong năm học có 48 học sinh hỗ trở gạo( 224 kg từ các nhà hảo tâm), 10 tặng áo, 4 em được nhận học bổng. -Trường có tổng số học sinh dân tộc Khmer là 372 em tỉ lệ 92,76%, các em được sắp xếp học đầy đủ chữ dân tộc theo phân phối chương trình và sách giao khoa mới. Cụ thể: Khối Số lớp Số HS dân tộc HS dt được học tiếng Khmer Số tiết trong tuần Giáo trình TS Nữ TS Nữ 1 4 78 46 78 46 4 Mới 2 3 61 31 61 31 4 Mới 3 3 91 44 91 44 4 Mới 4 3 72 32 72 32 4 Mới 5 3 70 36 70 36 4 Mới TC 16 372 189 372 189 -Kết quả chất lượng môn Khmer Toàn trường cả học sinh Khmer và Kinh. Do số trẻ khuyết tật ít nên các em được bố trí học hoà nhập. Tổng số trẻ khuyết tật toàn trường là 1 em: 1 tật chân và cột sống, được bố trí chỗ ngồi thích hợp , miễn giảm các môn học mà em không thực hiện được như Thể dục, được đánh giá theo công văn 9890/BGD ĐT-GDTH với tinh thần khích lệ theo sự tiến bộ của các em. Kết quả em đạt khá. 5 Trên 55% học sinh toàn trường thuộc diện hộ nghèo, đa số hoàn cảnh kinh tế gia đình thiếu thốn, các em được nhà trường luôn quan tâm động viên, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do các chương trình hỗ trợ, lập danh sách đề nghị xét cho 398 học sinh hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, bên cạnh đó được giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm theo dõi , không để học sinh nào phải bỏ học vì thiếu phương tiện học tập. Các em được ưu tiên mượn sách của nhà trường, những em gia đình khá giả được động viên mua nhờ vậy mà tất cả học sinh đều có đầy đủ sách giáo khoa. Trong năm học các em được nhiều giáo viên chủ nhiệm đến động viên tận gia đình mỗi khi các em vắng học vài buổi, có ý định bỏ học, được các nhà hảo tâm hỗ trợ gạo 224 kg phát tặng lúc giáp hạt. -Công tác phát động hưởng ứng “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đã được phát động rộng rãi trong GV và HS đăng ký cam kết và cha mẹ học sinh thông hiểu. Nên kết quả đã khắc phục được chất lượng học sinh yếu 12,46% từ đầu năm và đến cuối năm không có học sinh yếu. 5.Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. a-Về PCGD tiểu học: -Tổng số trẻ từ 6-14 tuổi : 715; tổng số trẻ từ 6-14 tuổi đi học : 715, tỉ lệ 100% -Tổng số trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 48/50 em, tỉ lệ 96,0% -Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, cụ thể: lớp 1: 78/78 , tỉ lệ :100 % lớp 2: 62/70, tỉ lệ: 88,57 % lớp 3: 81/81, tỉ lệ: 100% lớp 4: 52/64, tỉ lệ: 81,25% lớp 5: 61/76, tỉ lệ: 80,26 % Tổng cộng : 334/369, tỉ lệ: 90,51% Tổng số học sinh bỏ học 0 em , tỉ lệ:0 % b- Về xoá mù chữ: Tổng người từ 15 – 35 tuổi:1500; tổng số ngườI từ 15 –35 biết chữ : 1490, tỉ lệ 99,33 %. -Trường mở được 1 lớp CMC 6 học viên . tỷ lệ 60%. 6. Đánh giá việc xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia, trường đạt mức chất lượng tối thiểu và việc thực hiện các chỉ tiêu thi đua phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện , học sinh tích cực” Trường phấn đấu xây dựng các điều kiện để có thể đạt chuẩn trong năm 2013-2014 , như hiện nay đã có diện tích đất bình quân trên 16 m 2 / HS, có sân chơi bãi tập, số giáo viên trình độ trên chuẩn 15/28 tỉ lệ 53.57%, tăng thêm 4 so với 6 năm qua, đang học đại học từ xa 10 GV, giáo viên giỏi các cấp trường 9,tỉ lệ 32,14% , cấp cơ sở 3, tỉ lệ 10,07%, chất học sinh khá giỏi 57,85%, giảm 5,21% so với năm qua nhưng không có học sinh xếp loại yếu và học sinh bỏ học. Còn thiếu chuẩn chất lượng gv dạy giỏi cấp cơ sở và cấp trường theo trưởng chuẩn quốc gia mức 1. Trường đã tổ chức triển khai chỉ thị 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để tập thể CB,GV,NV cam kết thực hiện và ban đại diện cha mẹ học sinh hiểu cùng với nhà trường phấn đấu thực hiện tốt 2 mục tiêu và 5 nội dung “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Trong năm học trường đã đưa vào các trò chơi dân gian quen thuộc gần gủi với các em, như nhảy dây, nhảy cò cò, các trò chơi mang tính thi đấu như đánh cầu long, đá banh , bóng rỗ ,đá cầu; tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp cho cho các em biết giao lưu tốt trong cách ứng xử , loại trừ được nhiều các hành vi mang tính bảo lực; trường có xây dựng quy tắc ứng xử cho CB,GV,NV và học sinh thực hiện. Trong năm học không có các trường hợp học sinh mẫu thuẫn dẫn đến đánh lộn, hay gây thương tích cho nhau. Trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh vận động mua được 6 chậu hoa , nhà hảo tâm tặng 4 ghế đá, san lấp mặt bằng 400m 2 , làm hàng rào tạo vẽ đẹp cho khuôn viên trường tổng giá trị trên 16 triệu đồng. Nhiều nhà hảo tâm, cơ sở kinh doanh tặng 700 quyển vở, viết, thước, gạo, áo và đồ dùng học tập khác tổng trị giá trên trên 6 triệu đồng, các đoàn thể tặng các xuất học bổng cho học nghèo học khá giỏi với số tiền 800.000 đòng. Tổng giá trị đóng góp là : 23 triệu đồng Nhà trường đã tổ chức viếng chùa Trà Tim chăs công nhận di tích van hóa cấp tỉnh mà trường đã đăng ký chăm sóc, cúng cho chùa 300.000đ khơi nguồn giáo dục truyền thống cách mạng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong giáo dục các giáo viên rất yêu quý học sinh, đối xử công bằng , không có những lời lẽ hạ nhục học sinh , tạo tình cảm gần gũi học sinh, giúp các em dám bày tỏ ý kiến của mình. Nên trong năm học các em tích cực trong học tập, dám phát biểu, đi học đều hơn, chăm hơn.Có sự tiến bộ cả về hạnh kiểm và học lực, có sự chuyển biến tốt về bảo vệ trường lớp, giữ gìn cảnh quang môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn. 7.Nâng cao chất lượng đội ngũ. -Tăng cường công tác kiện toàn tổ chức , chấn chỉnh nền nếp kỷ cương ngay từ đầu năm học, chống lãn phí thời gian trong sinh hoạt hội họp thiếu sự chuẩn bị nội dung kế hoạch chú đáo; thực hiện tốt công tác bàn giao lớp , bàn giao việc cụ thể, tổ chức sinh hoạt chuyên môn đi sâu vào việc chủ động trong thực hiện chương trình các môn học, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, tạo điều kiện để tất cả HS điều được tham gia học dù là học sinh yếu. -Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thực hiện đánh giá công bằng trong việc thực nhiệm vụ và mức độ hoàn thành công việc được giao.Trong năm học đã tổ chức 7 kiểm tra được 20 Gv được xếp loại: Tốt là 6, khá 11, Đạt yêu cầu 3 và đoàn thanh tra Phòng GD&ĐT đã thanh tra toàn diện 5 giáo viên: Tốt 4, Khá 1. -Ban giám hiệu tổ chức dự giờ được 91 tiết để đánh giá và góp ý cho giáo viên trong việc nâng cao tay nghề và đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỷ năng. - Tổ chức được 9 chuyên đề có thao giảng 9 tiết minh họa để nâng cao chất lượng dạy học. -Thực hiện dân chủ hoá và công khai hoá trong kế hoạch và các hoạt động thi đua, thu chi các loại tài chính trong nhà trường từ các loại nguồn thu, không có trường hợp khiếu tố khiếu nại xảy ra. -Thực hiện đánh giá giáo viên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là cơ sở để bình xét danh hiệu thi đua, đồng thời là căn cứ để giáo viên tự đánh giá và xác định nội dung, kế hoạch phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện nhân cách nhà giáo.Trong năm học đã tạo điều kiện để cho giáo viên tham gia học Đại học từ xa là 9 giáo viên , Tốt nghiệp Đai học 2gv, Cao đẳng 1 giáo viên học tin học 3 gv. 8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học. Nâng cao nhận thức của đội ngũ về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học hiện nay. Tăng cường công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giỏi tin học nồng cốt trong trường để hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.Trong năm học đã có 22GV có trình độ tin học chứng chỉ A , 3 giáo viên có chứng chỉ B tin học, trong giáo viên có 27 máy vi tính( máy bàn 17, latop 10), kết nối Internet 8 máy. Khuyến khích giáo viên có điều kiện nên soạn giáo án băng vi tính, in ấn thêm tài liệu phục vụ giảng dạy, có 14 giáo viên soạn giáo án bằng vi tính, 6 gv ứng dụng trình chiếu trong dạy học. Nhà trường cũng đã kết nối mạng Internet, nhiều gv có địa chỉ email, có trang nhật ký riêng, phục vụ công tác sưu tầm thông tin nâng cao chất lượng giáo dục . 9.Một số họat động khác. a.Tăng cường công tác tham mưu kết hợp với chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc huy động học sinh ra lớp, giúp các em vượt khó để học tập, đẩy mạnh phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có 4 em học sinh được nhận học bổng, từ Đoàn TNCS HCM, trị giá 800.000 đ , 4 bộ sách Giáo khoa, 4 cái cặp, 700 vở, 10 áo, 224 kg gạo từ cơ quan doanh nghiệp, ngân hàng, đoàn thể, nhà chùa và các nhà hảo tâm. Bên cạnh đó Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ nhà trường 6.381.000 đồng để hỗ trợ 8 hoạt động phong trào, sửa chữa nhỏ, san lấp mặt bằng, mua chậu hoa kiểng khen thưởng học sinh cuối năm học…. b.Đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt, giáo viên giỏi cấp trường tạo động lực cho giáo viên phấn đấu rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và dạy học theo chuẩn kiến thức , kỹ năng của chương trình. Khuyến khích tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt trong giáo dục năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao tạo các hình thức sân chơi lành mạnh trong nhà trường bằng các trò chơi dân gian.Tổ chức được 1 buổi sinh hoạt văn nghệ toàn trường, và các lượt thi bóng đá mi ni. Trường đã thành lập được 1 câu lạc bộ TDTT học sinh với 12 thành viên, 1 Đội văn nghệ học sinh với 20 thành viên. c. Xây dựng, tổ chức nhiều chuyên đề nghiên cứu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và xây dựng được 9 chuyên đề về nâng cao chất lượng giảng các bộ môn. d. Kết hợp với ngành y tế khám bệnh cho học sinh : trên 90% học sinh được khám sức khỏe và thông báo đến gia đình để điều trị. Tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho học sinh: Tổ chức nước uống hợp vệ sinh cho học sinh cả 2 điểm trường và các điểm trường đều có tủ thuốc. đ.Tăng cường các hoạt động giáo dục chấp hành tốt luật an toàn giao thông , phòng tránh các tai nạn gây thương tích. Trường đã tổ chức truyền bằng hình thức tổ chức thi tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ, đưa đội tuyển tham gia thi cấp huyện. trong năm học không có trường hợp bị tai nạn giao thông. e.Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục trong nhà trường. Đặc biệt là việc thực hiện 2 mục tiêu và 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giúp các em tự tin trong học tập , phát huy được quyền làm chủ , các em biết tự quản , biết bảo vệ và giữ gìn tài sản của nhà trường , biết giúp nhau trong học tập, những bạn lớn học giỏi giúp các bạn nhỏ cùng tiến, hạn chế bảo lực trong nhà trường Trong năm học 2012-2013 Liên đội trường TH Thạnh Phú 3 có 9 chi Đội vối 250 Đội viên , có 21 Sao với 151 Nhi đồng hoạt động tích cực. 10.Nhận định chung. - Không có học sinh bỏ học -Chất lượng học sinh giỏi tăng, không có học sinh yếu. -Có sự đổi mới về phương pháp dạy học, Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp được tăng cường. - Bước đầu đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học - Là năm học thứ hai tổ chức dạy học 2 buổi / ngày được học sinh và PHHS hưởng ứng tốt, có hiệu quả. -Đối với học sinh dân tộc việc dạy chữ Khmer quyển 1 được phân chia để dạy cho lớp 1, lớp 2 phù hợp hơn là mỗi lớp phải học 1 quyển. 9 -Tỷ lệ học sinh học đúng độ tuổi tăng hơn so với năm học qua. -Qua phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo được nhiều mặt tích cực , học sinh học đều hơn , chăm hơn, tích cực học tập hơn, tỷ lệ bỏ học giảm xuống, cảnh quan nhà trường tốt hơn. - Số giáo viên tham gia học trên chuẩn được nâng lên .chỉ còn 3 giáo viên không đủ điều kiện đi học là chưa tham gia. -Số giáo viên tham gia học tin học và trang bị máy vi tính cá nhân cũng tăng ,tỷ lệ trên 60%. -Công tác chăm sóc sức khỏe được tăng cường , trên 90% học sinh được khám sức khỏe 2 lần trong năm học, được tổ chức cho uống nước tinh khiết cả hai điểm trường. -Hoạt động Đoàn , Đội được tăng cường, góp phần giáo dục tốt về mặt hạnh kiểm , nâng cao chất lượng học tốt các môn văn hóa, phát huy được quyền làm chủ của học sinh. 11.Phần kiến nghị: Tại điểm trường chính Cần Đước nhà trường mới chỉ xây cổng rào tạm, cần sớm được xây rào cổng kiên cố (tại điểm này trước đây dân thường đi ngang qua sân trường do không có đường đi, nay chính quyền đã tạo cho đường đi riêng). Và đề nghị xây thêm một số phòng chức năng để đảm bảo có đủ số phòng dạy học 2 buổi cho năm học 2013-2014. HIỆU TRƯỞNG Dương Nil Pi Sây 10 . TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012-2013 Năm học 2012-2013 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục , đào tạo"nhầm nâng caochất lượng. tác giáo dục năm học 2012-2013; Thưc hiện kế hoạch năm học 2012-2013 của trường tiểu học Thạnh Phú 3. Trường TH Thạnh Phú 3 xin được nhận định đánh giá kết quả năm học 2012-2013 cụ thể như. năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học ; Quyết định số 702 /QĐHC-CTUBND ngày 23 tháng 7 năm 2012 của chủ tịch UBND tỉnh về việc v/v ban hành kế hoạch thời gian năm học 2012-2013

Ngày đăng: 15/02/2015, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan