PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HUYỆN CÀNG LONG –––––––––––––––––––––––––– TRƯỜNG THCS BÌNH PHÚ * Số : 02 / KH –THCS BP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Bình Phú, ngày 06 tháng 12 năm 2009 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS BÌNH PHÚ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 TẦM NHÌN 2015 Trường THCS Bình Phú được thành lập theo Quyết định số 1411/QĐ-UBH ngày 11/08/2004 của Chủ tịch UBND huyện Càng Long trên cơ sở tách ra từ Trường THPT cấp 2,3 Bình Phú. Dù nhà trường mới thành lập không lâu nhưng đến nay trường đã có nhiều thành tích nổi bật vượt trội hơn về nhiều mặt so với các trường THCS khác trong huyện. Những kết quả mà nhà trường đã đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành. Hiện tại trường đang trong giai đoạn hoàn thiện để đề nghị công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2009-2012, tầm nhìn 2015 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Bình Phú là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới. I- Tình hình nhà trường. 1)- Điểm mạnh: - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 69 người; trong đó: Lãnh đạo trường: 02, giáo viên: 63, trung tâm HTCĐ 01, TPT Đội: 01, công nhân viên: 02. - Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 50% trên chuẩn. - Công tác tổ chức quản lý của Hiệu trưởng: Có tầm nhìn, có sáng tạo nhưng chưa xa, chưa táo bạo, còn bị gò bó trong cơ chế xin cho. Chỉ có kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, chưa có kế hoạch dài hạn. Được sự tin tưởng, tín nhiệm cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Đa số trẻ khoẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Diện tích đất nhà trường rộng 1 ha, đủ để xây dựng trường chuẩn quốc gia. - Kinh phí được cung cấp khá thoáng nên trường đã tự trang bị được một số phương tiện hiện đại như máy tính xách tay, ti vi tinh thể lỏng, máy chiếu, máy tính văn phòng; kết nối internet với tất cả các máy trong trường. - Có 75% CB, GV có bằng A, B vi tính. - Được sự tin tưởng và chỉ đạo của Phòng Giáo dục và lãnh đạo các cấp đối với lãnh đạo nhà trường. - Kỷ cương nề nếp nhà trường rất tốt. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên cao. - Chất lượng học sinh năm học 2008 - 2009: + Tổng số học sinh: 900. + Tổng số lớp: 28 + Xếp loại học lực : Giỏi: 24,4%; Khá: 39,6%; TB: 32%; Yếu: 4%. + Xếp loại hạnh kiểm: Khá, Tốt: 99,3%; TB: 0,7%. + Thi học sinh giỏi huyện có 11 em đạt giải, vòng tỉnh có 07 giải. + Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hằng năm trên 98%. - Cơ sở vật chất: + Phòng học: 17 + Phòng học bộ môn: 02 gồm 01 phòng tin học và 01 phòng âm nhạc. + Phòng Thư viện: 01 2 + Phòng thiết bị : 01 + Hội trường : 01, phòng hiệu trưởng : 01, phòng GV : 01. + Nhà xe GV : 02, nhà xe học sinh : 01. + Nhà vệ sinh : 05, ( GV 03, HS 02 ). Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại, tuy nhiên còn thiếu các phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn chưa đủ; thư viện chưa đạt chuẩn; phòng máy vi tính chỉ có 11 máy. - Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục huyện, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy. Năm học 2004 – 2005, 2005 – 2006: đạt danh hiệu Trường tiên tiến Năm học 2006 – 2007, 2007 - 2008: đạt thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng Bằng khen của UBND tỉnh. Năm học 2008 – 2009 : Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. 2)- Điểm hạn chế. - Tổ chức quản lý của Lãnh đạo trường: + Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao (Do cơ chế phân bổ điều động GV hiện nay ràng buộc). + Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, dễ dãi, chưa thực chất. + Trường còn thiếu 01 phó hiệu trưởng do điều động về Hội Khuyến học huyện. - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chậm hội nhập, chậm tiến bộ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục học sinh. - Chất lượng học sinh: Còn học sinh ngồi nhầm lớp, đọc và viết rất kém, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt nên chậm tiến bộ. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn khá cao so với trường chuẩn quốc gia ( hiện tại 2,5% ). - Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Bàn ghế chất lượng thấp, Phòng làm việc của giáo viên, tổ CM còn thiếu Hàng rào của trường chưa đầy đủ, sân trường chưa được đầu tư và quy hoạch cụ thể. 3 3)- Thời cơ. - Được sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. - Nhu cầu học tập của học sinh và kỳ vọng của PHHS, của các cấp lãnh đạo đối với trường là rất lớn. 4)- Thách thức: - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. 5)- Xác định các vấn đề ưu tiên: - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. - Đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục để chống lưu ban, bỏ học. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. - Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý. - Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy; áp dụng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở. II- Tầm nhìn, Sứ mệnh và các giá trị . 1)Tầm nhìn: Là một ngội trường thân thiện, mọi học sinh và giáo viên đều được tạo điều kiện phấn đấu và cống hiến. Là một trong những trường hàng đầu của ngành giáo dục huyện trong hoạt động giáo dục và là trường đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. 2)- Sứ mệnh: Giáo dục học sinh tính hiếu học, vượt khó, sáng tạo, đạo đức chân chính, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống. 4 3)- Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường: - Tình đoàn kết - Lòng nhân ái - Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác - Lòng tự trọng - Tính sáng tạo - Tính trung thực - Khát vọng vươn lên III- MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG: 1)- Mục tiêu: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục có cải tiến theo hướng hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. 2)- Chỉ tiêu: 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên. - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%. - Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính. - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 10% . - Có 5 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất 01 người trong Ban Giám hiệu có trình độ sau đại học. - Phấn đấu trên 50% cán bộ, giáo viên là đảng viên. 2.2. Học sinh - Qui mô: + Lớp học: Dưới 30 lớp. + Học sinh: Dưới 1000 học sinh. - Chất lượng học tập: + Trên 75% học lực khá, giỏi (20-25% học lực giỏi) + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 4% không có học sinh kém. + Thi học sinh giỏi huyện đạt 07 giải trở lên. + Thi học sinh giỏi tỉnh đạt 05 giải trở lên. - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống. + Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt. 5 + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. 2.3. Cơ sở vật chất. - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn. - Các phòng tin học, thí nghiệm, thư viện được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại. - Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp” 3)- Phương châm hành động : « Chất lượng giáo dục và hiệu quả các phong trào là bộ mặt của nhà trường” V- CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG: 1)- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. 3)- Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị. 6 4)- Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Kết nối Internet tốc độ cao cho tất cả các máy tính trong trường. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện đề kiểm tra…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, khuyến khích cán bộ, giáo viên, CNV mua sắm máy tính cá nhân. Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin. 5)- Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục. - Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường. + Nguồn lực tài chính: ~ Ngân sách Nhà nước. ~ Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS, nguồn đóng góp của giáo viên…” – Xã hội hoá giáo dục. + Nguồn lực vật chất: ~ Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. ~ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học. ~ Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS. 6)- Xây dựng thương hiệu - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường. 7 VI- TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: - Giai đoạn 1: Từ năm 2009 – 2010 : Phấn đấu đạt chuẩn. - Giai đoạn 2: Từ năm 2010 - 2012 : Đạt chuẩn và nâng chuẩn. - Giai đoạn 3: Từ năm 2012 – 2015 : Tiếp tục nâng chuẩn. 4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. 5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. VII- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : Trước sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập. Trước tiên mỗi người hiệu trưởng cần phải hiểu rằng cuộc cách mạng KHKT đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức do đó vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá 8 trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội toàn cầu, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội toàn cầu dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách người lao động mới (người công dân toàn cầu), tiếp tục dẫn đến những yêu cầu mới về chất lượng và hiệu qủa giáo dục. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trên đây là bản kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Bình Phú giai đoạn 2009 – 2015. Chúng tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý PHHS biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược. Yêu cầu tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh của trường phải thông hiểu và tích cực thực hiện. Nơi nhận: – PGD. - Đảng uỷ, UBND xã BP. – Lưu VT. HIỆU TRƯỞNG Huỳnh Tấn Tiến 9 . 2010. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2009-2012, tầm nhìn 2015 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ. kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Bình Phú giai đoạn 2009 – 2015. Chúng tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý PHHS biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược. Yêu. PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược.