truyền thống ngày nhà giáo việt nam 20/11

4 439 0
truyền thống ngày nhà giáo việt nam 20/11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Kính thưa quý vị đại biểu, Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Trước hết tôi thay mặt Công đoàn trường THCS Thanh Văn xin gửi đến quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh lời chúc sức khoẻ và lời chào đoàn kết. Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh! “Tôn sư trọng đạo”; “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - Đó là truyền thống kính trọng và biết ơn thầy cô giáo và là đạo lý của dân tộc ta dành cho các thầy, cô giáo. Hàng năm cứ đến ngày 20/11 các thế hệ nhà giáo lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của toàn xã hội. Năm nay chúng ta kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam trong bối cảnh đổi mới sâu sắc của hệ thống giáo dục, vai trò của nhà giáo được đề cao hơn bao giờ hết, GD thực sự là quốc sách hàng đầu. Đất nước đang trên đường băng của sự cất cánh để hội nhập trọn vẹn vào thế giới rộng lớn, điều đó đòi hỏi năng lực trí tuệ và phẩm chất của mỗi con người. Để có một thế hệ “Vừa hồng vừa chuyên” thì sứ mạng của giáo dục là vô cùng lớn lao, vai trò của nhà giáo là vô cùng quan trọng. Chúng ta tự hào rằng: Nếu không có thầy giáo, cô giáo thì làm sao có nhà trường, làm sao có nền văn minh nhân loại. Trên thế giới này không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt của các thầy cô giáo: “Vinh quang nhà giáo hoá thân trong sự thành đạt của học trò! ” Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh! Lịch sử ra đời ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 gắn liền với lịch sử của tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới. Tháng 7 năm 1946, Liên hiệp quốc tế các công đoàn Giáo dục được thành lập. Trụ sở đầu tiên của Liên hiệp quốc tế các công đoàn Giáo dục được đặt ở Pari (Pháp), sau chuyển sang Vienne (Áo) rồi sang Praha (Tiệp khắc). Từ năm 1977 đến nay đặt tại Berlin (Đức). Tháng 7 năm 1953 công đoàn Giáo dục Việt Nam gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này. Hiện nay Liên hiệp quốc tế các công đoàn Giáo dục có trên 100 nước tham gia với 20 triệu đoàn viên. Tháng 8 năm 1954, tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ trên thế giới đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”. 1 Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1957 tại thủ đô Varsava (Ba Lan) Hội nghị quốc tế các tổ chức của các nhà giáo lần thứ hai có 57 nước tham gia đại diện cho 105 triệu giáo viên toàn thế giới đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958 lần đầu tiên ngày hiến chương quốc tế các nhà giáo được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta, là ngày biểu dương nghề dạy học và những người làm nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo, là dịp để học sinh, phụ huynh và xã hội, thể hiện tình cảm biết ơn và tinh thần trách nhiệm đối với nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 còn là ngày biểu dương tinh thần hữu nghị giữa các nhà giáo tiến bộ của các nước trên thế giới. Do tính chất và mục đích của tổ chức ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo ngày 20 tháng 11 ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghị của Bộ Giáo dục và công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 167 – HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 “Từ nay hằng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo Việt Nam” Ngày NGVN đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Ôn lại truyền thống các nhà giáo tiền bối là để kế tục phát huy, không ngừng những phẩm chất, đạo đức của những kỹ sư tâm hồn, nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Nhà giáo Việt Nam gắn với máu thịt với quần chúng lao động. Thiên chức của thầy giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hoá của dân tộc và của loài người, chính người thầy đã góp phần hun đúc lên tinh thần Việt Nam qua các thời đại, là các cầu nối của quá khứ với các hiện tại và tương lai của các dân tộc. Những người thầy chân chính trong lịch sử bao giờ cũng là một nhà yêu nước, hoạt động dạy học thường gắn liền với hoạt động cách mạng. Dưới chế độ phong kiến, nhà giáo không tự ràng buộc mình trong quan niêm “Trung quân ái quốc” họ đứng về phía nhân dân, hành động trung với nước, hiếu với dân. Không ra làm quan triều đình như: Võ Trường Toản, yêu cầu triều đình trừng phạt gian thần để yên nước yên dân như: Thầy giáo Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, dấy binh trừng trị vua hoang dâm bạo ngược như: Lương Đắc Bằng và khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát như: Cao Bá Quát…Trong thời kỳ chống Pháp trước khi có Đảng, trong hàng ngũ của những người yêu nước, chống pháp bằng nhiều hình thức khác nhau luôn luôn có mặt những nhà giáo như: Tống Duy Tân, Phan Bội Châu… tiêu biểu 2 Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam ở Miền Nam có Nguyễn Đình Chiểu, mặc dù đôi mắt đã mù, thầy vẫn xác định trách nhiệm cứu nước cứu dân căm thù giặc sâu sắc, ông đã tham gia phong trào chống pháp của nghĩa quân Trương Định. Thầy đã từng mở trường dạy học truyền bá rộng rãi tinh thần dân tộc, tư tưởng yêu nước thương dân, thầy cũng là một nhà văn nhà thơ lớn, là người kết thúc nền văn học cổ điển Việt Nam bằng tác phẩm Lục Vân Tiên và các bài văn tế nổi tiếng. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc người bắt đầu cuộc đời hoạt động yêu nước của mình bằng nghề dạy học, đó là thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) sau này khi ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan và cả khi ở chiến khu Việt Bắc Bác Hồ của chúng ta cũng để dành thời gian dạy học, dạy văn hoá, dạy chính trị cho những đồng chí công tác gần gũi mình và cho cả đồng bào địa phương. Các đồng chí như: Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương với bản luận cương tháng 10 nổi tiếng, đồng chí Tổng Bí thư thứ hai là Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư thứ ba cũng là thầy giáo. Nhiều đồng chí cán bộ của Đảng xuất sắc trong thời kỳ hoạt động bí mật là những thầy Tô Hiệu, Thầy Lê Hồng Phong, thầy Ngô Gia Tự… Trong cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước ta có rất nhiều đồng chí đã từng là thầy giáo như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… rất nhiều thầy đã tham gia các cấp uỷ Đảng trong các thời kỳ cách mạng và cũng không ít nhà giáo đã hy sinh oanh liệt vì độc lập, tự do cho dân tộc. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất, thực hiện lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt”, dưới mưa bom bão đạn hàng chục vạn giáo viên ở các vùng trọng điểm đánh phá địch tại vùng giải phóng, vùng giáp ranh, tại các nơi sơ tán vẫn bám trường bám lớp. “Chào các em, những đồng chí của tương lai, Mang mũ rơm đi học đường dài” 3 Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh. Ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam chúng ta nhớ tới lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng căn dặn: “Thầy cũng như trò, CB cũng như giáo viên phải thật thà yêu trường mình, thật thà yêu nghề mình – Còn gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS! Người thầy tốt là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”. Đây là dịp để mỗi thầy cô giáo nâng thêm niềm tự hào về nghề giáo, “Nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí”. Vì vậy mỗi thầy cô chúng ta đều phải nêu cao phẩm chất thanh cao của những người làm nghề giáo. Đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cũng như cuộc động “Hai không” với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta ôn lại truyền thống, noi gương các bậc thầy, cô đã dày công vun đắp nhiều thế hệ để có được thành tựu như hôm nay. Dù ở đâu hay cương vị nào chúng ta cũng không bao giờ quên công ơn dạy bảo của thầy, cô. Vì mỗi chúng ta đều biết các thầy, cô không đòi hỏi gì hơn ngoài sự mong muốn học trò mình học thật giỏi. Trong ngày họp mặt truyền thống này, tôi mong các thầy cô giáo đang ngồi đây hãy cố gắng hết mình vì sự nghiệp GD của cả nước nói chung và sự nghiệp GD con em xã Thanh Văn nói riêng. Hãy đoàn kết đem hết lòng nhiệt huyết của mình để giáo dục lớp lớp các thế hệ. Đất nước đang chờ đợi những những chồi non mà chúng ta ươm trồng hôm nay, đáp ứng lòng mong mỏi và kì vọng của các bậc phụ huynh và toàn xã hội Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh! Nhân ngày truyền thống vẻ vang của ngành, ngày vui chung của toàn xã hội. Tôi xin đại diện tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên của trường kính chúc quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng gia đình, lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, và lời chào đoàn kết; chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Xin trân trọng cảm ơn. 4 . Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Kính thưa quý vị đại biểu, Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Trước. tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ trên thế giới đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo . 1 Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1957 tại. rơm đi học đường dài” 3 Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh. Ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam chúng ta nhớ tới lúc

Ngày đăng: 15/02/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan