1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De an VTVL

11 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐỀ ÁN (mẫu) XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Kèm theo Công văn số: 1002 /SNV-TCBC ngày 18/10/2013) Phần I CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Luật Cán bộ Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010; 2. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Thông tư số 05/203/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; 3. Các Nghị định, Thông tư, Quyết định liên quan đến định mức biên chế 4. Quyết định số ngày về việc thành lập cơ quan, đơn vị; Quyết định số ngày về việc ban hành Quy định chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị 5. Quyết định quy định về tiêu chuẩn chức danh và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, lao động hợp đồng làm việc tại tỉnh, huyện, sở; 6. Quyết định có liên quan: Quy chế phối hợp (nếu có); Ngoài các căn cứ trên, việc xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức còn căn cứ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Phần II THỰC TRẠNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ, CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị 1. Nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị. - Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của cơ quan, đơn vị. - Cơ chế hoạt động của cơ quan, đơn vị. 2. Nêu cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị và chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức cấu thành cơ quan, đơn vị. II. Thực trạng công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị Việc thống kê thực trạng công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị thực hiện như sau: 1. Thống kê những công việc có tính chất thường xuyên, liên tục, ổn định, lâu dài, lặp đi lặp lại có tính chu kỳ mà cơ quan, đơn vị thực hiện, gồm: a) Những công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức cấu thành của cơ quan, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền quy định; b) Những công việc thực thi, thừa hành mang tính chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, trong đó tách rõ: - Công việc thực thi, thừa hành thuộc về chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị; - Công việc thực thi, thừa hành mang tính phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị (công việc hỗ trợ, phục vụ). 2. Không thống kê những công việc có tính thời vụ, đột xuất hoặc công việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. 3. Thống kê công việc trong cơ quan, đơn vị được thực hiện trình tự từ đơn vị cấp dưới lên đơn vị cấp trên trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu các tổ chức thuộc và trực thuộc cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thống kê công việc thuộc đơn vị mình báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị. 4. Việc thống kê công việc cá nhân được thực hiện ở Phụ lục số 1a; Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ tổng hợp tại Phụ lục số 1 b . Ví dụ: - Thống kê công việc Trưởng phòng Nội vụ, gồm: + Thẩm định, tham mưu công tác bổ nhiệm; Thẩm định, tham mưu công tác xử lý kỷ luật; Thẩm định, tham mưu xây dựng kế hoạch chuyển đổi 158; Thẩm định, tham mưu công tác khen thưởng; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo; trả lời, hướng dẫn công tác nội vụ; lấy số văn bản, in văn bản, ghi phong bì, lái xe; đi họp, đi học, tham gia các Ban chỉ đạo… - Đối với việc xác định sản phẩm đầu ra. Đề nghị các đơn vị, địa phương cần phân biệt rõ sản phẩm đầu ra của quá trình quản lý hành chính của công chức để xác định sản phẩm đầu ra cho phù hợp. Ví dụ 2: - Ông A là chuyên viên Phòng Tổ chức Biên chế - Sở Nội vụ - Ông B là Trưởng phòng Tổ chức Biên chế - Sở Nội vụ - Ông C là Phó Giám đốc Sở Nội vụ phụ trách phòng Tổ chức Biên chế. Cùng tham gia quá trình quản lý công tác xây dựng Đề án vị trí việc làm, như vậy sản phẩm đầu ra của từng công chức sẽ khác nhau, cụ thể: Ông A là chuyên viên, với vai trò tham mưu công tác xây dựng vị trí việc làm nên sản phẩm đầu ra là dự thảo Quyết định thẩm định Đề án vị trí việc làm; Ông B là Trưởng phòng, với vai trò thẩm định lại nội dung tham mưu của ông A, nên sản phẩm đầu ra là kết quả thẩm định dự thảo Quyết định thẩm định Đề án vị trí việc làm. 2 Ông C là Phó Giám đốc, với vai trò phê duyệt công tác xác dựng vị trí việc làm, nên sản phẩm đầu ra là Quyết định thẩm định Đề án vị trí việc làm. III. Phân nhóm công việc 1. Trên cơ sở thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị nêu trên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo, triển khai việc tổng hợp và phân nhóm công việc như sau: a) Các nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; b) Các nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; c) Các nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ. 2. Việc phân nhóm công việc tổng hợp tại Phụ lục số 2. Ví dụ: - Nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng tài nguyên và môi trường, gồm: nhóm chuyên quản về đất đai; nhóm chuyên quản về khoáng sản; nhóm chuyên quản về môi trường ; Phòng y tế, gồm: nhóm chuyên quản về y dược tư nhân; nhóm chuyên quản về công tác khám, chữa bệnh ; Phòng giáo dục, gồm: nhóm chuyên quản về giáo dục mầm non; nhóm chuyên quản về giáo dục tiểu học - Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ: Hành chính quản trị, kế toán, văn thư - thủ quỹ, lái xe IV. Những yếu tố tác động đến hoạt động của cơ quan, đơn vị 1. Các yếu tố ảnh hưởng dến việc xác định vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị, gồm: a) Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc của cơ quan, đơn vị; b) Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi và đối tượng phục vụ, quản lý; quy trình, thủ tục quản lý hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; c) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; d) Vị trí địa lý; tính chất, quy mô, cơ cấu dân số; tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tình hình an ninh - trật tự; e) Các yếu tố khác (nếu có); 2. Các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện theo Phụ lục số 3 a . V. Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức của cơ quan, đơn vị 1. Thống kê thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ công chức (kể cả những người hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật) tại thời điểm xây dựng Đề án vị trí việc làm, gồm các nội dung: a) Tổng số cán bộ, công chức và hợp đồng 68 hiện có:…. ; trong đó: - Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo: + Tiến sỹ: Số lượng: Tỷ lệ % 3 + Thạc sỹ: Số lượng: Tỷ lệ % + Cử nhân/Kỹ sư: Số lượng: Tỷ lệ % + Cao đẳng: Số lượng: Tỷ lệ % + Trung cấp: Số lượng: Tỷ lệ % + Chưa qua đào tạo: Số lượng: Tỷ lệ % - Về trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp, cử nhân: Số lượng: Tỷ lệ % + Trung cấp: Số lượng: Tỷ lệ % + Chưa qua đào tạo: Số lượng: Tỷ lệ % b) Về cơ cấu theo ngạch: - Chuyên viên cao cấp và tương đương:Số lượng: Tỷ lệ % - Chuyên viên chính và tương đương: Số lượng: Tỷ lệ % - Chuyên viên và tương đương: Số lượng: Tỷ lệ % - Cán sự và tương đương: Số lượng: Tỷ lệ % - Nhân viên: Số lượng: Tỷ lệ % c) Các tiêu chí khác: - Ngoại ngữ; - Tin học; - Giới tính; - Tuổi đời; - Ngạch công chức đang giữ; - Thâm niên công tác (kinh nghiệm nghề nghiệp). 2. Thống kê biên chế theo vị trí việc làm: a) Số chỉ tiêu biên chế được giao năm 2013: biên chế. b) Số biên chế thực tế sử dụng: biên chế. - Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế: lao động. - Hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế: lao động (trong đó có hợp đồng theo NĐ68, hợp đồng dài hạn). 3. Việc thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị thực hiện theo Biểu mẫu 01/BNV ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức thực hiện theo Phụ lục số 4a . VI. Nhận xét, đánh giá: Đánh giá thực trạng việc đáp ứng yêu cầu công việc, bố trí, sử dụng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức và người lao động ở cơ quan, đơn vị theo các nội dung: 4 1. Sự phù hợp về cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị; 2. Biên chế giao và thực hiện; 3. Đánh giá việc đáp ứng và sự phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ công chức và người lao động ở cơ quan, đơn vị; 4. Đánh giá việc bố trí, sử dụng và năng lực, hiệu quả công việc thực tế của công chức theo nhiệm vụ đang đảm nhận. Phần III ĐỀ XUẤT VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG BIÊN CHẾ VÀ CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC I. Vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị 1. Xác định khung vị trí việc làm cần thiết a) Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; bao gồm: từ vị trí lãnh đạo cấp phó của tổ chức cấu thành đơn vị trở lên đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ví dụ: Giám đốc, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng Tài chính- kế hoạch, Chi cục phó b) Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (công việc thực thi, thừa hành thuộc về chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị). Ví dụ: Chuyên viên giải quyết khiếu nại tố cáo, chuyên viên cải cách hành chính, nhân viên văn thư lưu trữ, c) Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ (công việc thực thi, thừa hành mang tính phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị). Ví dụ: Nhân viên lái xe, bảo vệ 2. Mô tả công việc của từng vị trí việc làm a) Liệt kê các công việc chính, cơ bản của một chức danh hoặc chức vụ (phải thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính ổn định lâu dài và lặp đi lặp lại gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo từng vị trí việc làm và dự tính thời gian thực hiện dành cho các công việc chính đó theo mỗi nhiệm vụ). b) Các nhiệm vụ khác (phối hợp, đột xuất, tham gia, khảo sát, nắm tình hình thực tế cơ sở). c) Mô tả công việc theo nội dung, quy trình, thủ tục, thời gian xử lý, sản phẩm đầu ra hay kết quả công việc thực hiện theo vị trí việc làm. d) Điều kiện làm việc (trang thiết bị, phần mềm quản lý, địa bàn công tác). 5 đ) Kết quả chung sản phẩm phải đạt được theo vị trí việc làm trong ngày, tháng, năm (khối lượng công việc hoàn thành, sản phẩm, dịch vụ cơ bản; đối tượng được hưởng lợi ích từ những kết quả công việc này và hưởng thế nào). Ví dụ: Mô tả công việc của vị trí Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm: - Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác quản lý, bảo vệ rừng trong phạm vi toàn tỉnh; - Chỉ đạo công tác tổ chức và cán bộ; công tác kế hoạch - tài chính và trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng kiểm lâm; - Chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác pháp chế; - Chỉ đạo dự án Nâng cao năng lực phòng cháychữa cháy rừng; dự án tròng mới 5 triệu ha rừng và các dự án bảo tồn đa dạng sinh học; - Trực tiếp lãnh đạo phòng Tổ chức- xây dựng lực lượng Bảng mô tả công việc của từng vị trí việc làm tổng hợp tại Phụ lục số 6a . Lưu ý: Trong quá trình xây dựng Đề án, khi phân nhóm công việc đối với một số đơn vị: phần tổng hợp ở bộ phận này là chuyên môn, nghiệp vụ nhưng ở bộ phận khác lại là công việc hỗ trợ, phục vụ (ví dụ công tác văn thư lưu trữ ở Văn phòng Sở). 3. Khung năng lực của từng vị trí việc làm Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng căn cứ trên cơ sở yêu cầu thực hiện công việc, được phản ánh trên bản mô tả công việc tương ứng, gồm các năng lực và kỹ năng cần có để hoàn thành nhiệm vụ được giao. (Các đơn vị cần tham khảo các quy định về tiêu chuẩn ngạch, chức danh đã được quy định, phù hợp với vị trí tương ứng). Ví dụ: Yêu cầu năng lực của Trưởng phòng : * Hiểu biết - Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; - Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao và các văn bản pháp quy do Trung ương và địa phương ban hành. - Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quản lý thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành. * Yêu cầu trình độ - Trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác; - Trình độ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên; Trình độ cao cấp chính trị trở lên; 6 - Thành thạo một ngoại ngữ thông dụng trình độ B trở lên; - Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (chứng chỉ tin học văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A) và các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác. * Yêu cầu khác - Có ít nhất 2 năm công tác ở vị trí cấp Phó Trưởng phòng hoặc tương đương; - Có năng lực điều hành; khả năng quy tụ, đoàn kết, tổ chức để cán bộ, viên chức trong đơn vị thực hiện và phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao Khung năng lực của từng vị trí việc làm tổng hợp tại Phụ lục số 7. II. Xác định số lượng vị trí việc làm và biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao, các cơ quan, đơn vị luôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như lề lối làm việc, mức độ phạm vi hoạt động, số lượng đối tượng phục vụ, Vì vậy, trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng của mỗi cơ quan, đơn vị, số lượng vị trí việc làm và bản mô tả công việc đã nêu để có sự điều chỉnh tương đối về số lượng người làm việc trong cơ quan, đơn vị cho phù hợp (phân định rõ từng vị trí việc làm cần bao nhiêu người làm việc và biên chế tương ứng). Số lượng người làm việc và biên chế trong cơ quan, đơn vị được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM Số lượng vị trí việc làm Biên chế cần thiết I Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 1 Vị trí cấp trưởng đơn vị 2 Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị 3 Vị trí cấp trưởng tổ chức cấu thành đơn vị 4 Vị trí cấp phó của tổ chức cấu thành II Vị trí việc làm gắn với công việc chuyên môn, nghiệp vụ 5 Vị trí việc làm Vị trí việc làm III Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ Vị trí việc làm Vị trí việc làm 7 Kết quả xác định vị trí việc làm biên chế theo chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan, đơn vị (giai đoạn 2013-2015): TT Tổ chức cấu thành đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng vị trí việc làm Biên chế cần thiết Số lượng vị trí việc làm Biên chế cần thiết Số lượng người làm việc Biên chế cần thiết (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I Lãnh đạo 1 Giám đốc Sở/ Chủ tịch UBND huyện, TP 2 Phó Giám đốc/ Phó Chủ tịch UBND II Phòng chuyên môn 1 Phòng A 2 Phòng B 3 Phòng III Tổ chức khác Tổng cộng: Tổng hợp chung vị trí việc làm và số lượng biên chế trong cơ quan hành chính được thực hiện tại Phụ lục số 8a, 9a. III. Xác định cơ cấu công chức chức theo ngạch a) Chuyên viên cao cấp và tương đương: Số lượng và tỷ lệ (%); b) Chuyên viên chính và tương đương: Số lượng và tỷ lệ (%); c) Chuyên viên và tương đương: Số lượng và tỷ lệ (%); d) Cán sự và tương đương: Số lượng và tỷ lệ (%); đ) Nhân viên: Số lượng và tỷ lệ (%). Về nguyên tắc, việc xác định công chức theo ngạch ứng với vị trí việc làm và số biên chế được tiến hành đồng thời và gắn liền với quá trình xác định danh mục vị trí việc làm tại Phụ lục số 5a và căn cứ vào các yếu tố sau: + Lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ (y tế, giáo dục, văn hoá, khác ); 8 + Tên của vị trí việc làm (lãnh đạo, trưởng-phó phòng, chuyên viên, nhân viên ); + Bản mô tả công việc (phân theo nhóm); + Khung năng lực; + Vị trí, quy mô, phạm vi hoạt động và đối tượng phục vụ của cơ quan, tổ chức,đơn vị. + Quy định về ngạch công chức cao nhất của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ngạch, biên chế công chức được thể hiện tại cột 4, cột 5, của Phụ lục số 5a . - Mỗi vị trí việc làm chỉ ứng với một ngạch công chức. Ví dụ: Vị trí lãnh đạo quản lý điều hành thì ngạch tương ứng có thể 1 trong các ngạch từ ngạch chuyên viên (hoặc chuyên viên chính) trở lên; vị trí việc làm gắn với công việc chuyên môn, nghiệp vụ thì ngạch công chức tương ứng có thể 1 trong các ngạch từ ngạch chuyên viên trở lên (tối thiểu phải hết thời gian tập sự); vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ thì ngạch công chức tương ứng có thể 1 trong các ngạch từ ngạch cán sự trở lên. - Cơ cấu công chức theo ngạch trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là tỷ lệ của số lượng công chức giữ các ngạch phù hợp với danh mục vị trí việc làm và biên chế công chức tương ứng. Về nguyên tắc, tỷ lệ cơ cấu công chức trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì chuyên viên cao cấp ít hơn chuyên viên chính và chuyên viên chính ít hơn chuyên viên một cách hợp lý theo hình tháp; phù hợp với yêu cầu và nội dung công việc của từng loại cơ cấu công chức. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ cấu này tùy thuộc vào vị trí pháp lý và theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tổng hợp chung cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong cơ quan hành chính được thực hiện tại Phụ lục số 10a. Phần IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT I. Tổ chức thực hiện Đề án 1. Cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị liên hệ bản thân để có kiến nghị, đề xuất nhằm phục vụ công tác phân công, bố trí và đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. 2. Cấp uỷ và các tổ chức quần chúng phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án. 3. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm: - Phân công, bố trí và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phù hợp. - Xây dựng kế hoạch trình bổ sung biên chế và thi (xét tuyển) cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp trên cơ sở Đề 9 án đã được phê duyệt; thực hiện việc điều chỉnh vị trí việc làm theo Nghị định 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 14/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụđối với đội ngũ cán bộ, công chức chức - Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ, công chức nhất là công chức có chuyên môn giỏi cũng như các cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành. - Hàng năm dự trù kinh phí thực hiện Đề án đề nghị cơ quan cấp trên thẩm định xem xét quyết định; ngoài nguồn ngân sách tỉnh, cơ quan, tổ chức, đơn vị khai thác các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho việc thực hiện Đề án, nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của đơn vị. II. Kiến nghị và đề xuất: 1. Với Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ quản lý chuyên ngành: -… 2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh: - 3. Thủ trưởng cấp trên trực tiếp: 4. Với các cơ quan, đơn vị liên quan: - Trên đây là Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của (tên cơ quan, tổ chức, đơn vị); kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./. Thủ trưởng cơ quan phê duyệt Đề án Thủ trưởng đơn vị xây dựng Đề án (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN VIỆC LÀM 1. Văn bản thẩm định đề án của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 2. Dự thảo các Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 3. Các văn bản có liên quan và các biểu mẫu phục vụ xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 10 . Quyết định liên quan đến định mức biên chế 4. Quyết định số ngày về việc thành lập cơ quan, đơn vị; Quyết định số ngày về việc ban hành Quy định chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị 5. Quyết. của cơ quan, tổ chức, đơn vị 1. Nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị. - Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của cơ quan, đơn vị. - Cơ chế hoạt động của cơ quan, đơn vị. 2 Ủy ban nhân dân tỉnh: - 3. Thủ trưởng cấp trên trực tiếp: 4. Với các cơ quan, đơn vị liên quan: - Trên đây là Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của (tên cơ quan,

Ngày đăng: 15/02/2015, 03:00

Xem thêm: De an VTVL

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w