Hạch toán và xác định kết quả kinh doanh
Lời mở đầu Bước vào quá trình đổi mới đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Một trong những khó khăn trước mắt là hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và hội nhập nền kinh tế khu vực nói riêng. Trên con đường hội nhập đó kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng. Kế toán của ta phải phù hợp với kế toán quốc tế, các chuẩn mực kế toán, nguyên tắc chung về kế toán vừa đáp ứng được các yêu cầu có tính quốc tế vừa phải thích hợp với hoàn cảnh nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài vào ta, làm cho họ an tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một phần hết sức quan trọng trong quá trình hạch toán, các phương pháp sử dụng để hoạch toán sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ, đến việc nộp thuế và khuyến khích đầu tư vào doanh nghiệp (như đầu tư chứng khoán, mở rộng sản xuất, tạo uy tín cho doanh nghiệp .). Chính vì vậy cần phải đổi mới cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Có đổi mới thích hợp mới tạo tiền đề vững chắc cho hội nhập quốc tế và phát triển bền vững lâu dài trong tương lai. Đó cũng là lý do khi em chọn đề tài này, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng, nghiên cứu kế toán. Đề án được trình bày gồm ba phần: Phần 1: Cơ sở lý luận. Phần 2: Thực trạng và giải pháp. Phần 3: Kết luận. 1 Phần 1: Cơ sở lí luận. I. Một số khái niệm chung. + Thành phẩm: Là những sản phẩm đã hoàn thành giai đoạn cuối cùng công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp, được kiểm điểm đủ tiêu chuẩn nhập kho. + Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. + Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa sản phẩm, sản phẩm, cung cấp dịch vụ, lao động cho khách hàng. + Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. + Chiết khấu bán hàng: Là số tiền tính trên tổng số doanh thu trả cho khách hàng. Nó bao gồm: - Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. - Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. + Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. + Lãi gộp: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. 2 + Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. + Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ dược thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. + Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ khoản cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu tín phiếu, chiết khấu thanh toán . + Cổ tức lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu góp vốn. . II. Hạch toán quá trình tiêu thụ. 1.Hạch toán giá vốn hàng bán: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho chỉ khác nhau ở nghiệp vụ hạch toán giá vốn hàng bán, còn các nghiệp vụ khác thì giống nhau. Như vậy hạch toán giá vốn được chia làm hai phần như sau. 1.1. Tại những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hoạch toán hàng tồn kho. 1.1.1. Tài khoản sử dụng: Dưới đây là một số tài thường được sử dụng trong quá trình hạch toán và kết cấu của chúng. + TK 632- Giá vốn hàng bán: Tài khoản dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ. 3 Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để xác định giá hàng tồn kho TK 632 có kết cấu như sau: - Bên Nợ (PS tăng): Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo hoá đơn (được coi là tiêu thụ trong kỳ). - Bên Có (PS giảm): Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả. - Dư cuối kỳ: Cuối kỳ TK 632 không có số dư. + TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: Được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất. Kết cấu như sau: - Bên Nợ (PS tăng): Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ. - Bên Có (PS giảm): Gồm các khoản ghi giảm chi phí sản xuất và tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. - Dư cuối kỳ: TK 154 cuối kỳ dư Nợ thể hiện chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở danh, chưa hoàn thành. + TK 155- Thành phẩm: Được sử dụng để hạch toán tình hình tăng, giảm và tồn kho thành phẩm. Kết cấu tài khoản nay như sau: - Bên Nợ (PS tămg): Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho (dùng kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ). - Bên Có (PS giảm): Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho (gồm trị giá của thành phẩm thiếu hụt và kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ). - Dư cuối kỳ: TK 155 có số dư cuối kỳ bên Nợ (thể hiện trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho). + TK 157- Hàng gửi bán: Tài khoản theo dõi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ theo phương thức gửi bán. Có kết cấu như sau: - Bên Nợ (PS tăng): Thể hiện giá trị hàng gửi bán tăng trong kỳ. 4 - Bên Có (PS giảm): Thể hiện giá trị hàng gửi bán giảm trong kỳ (hàng tiêu thụ hoặc bị trả lại). - Dư cuối kỳ: TK 157 cuối kỳ dư Nợ thể hiện số hàng còn gửi bán cuối kỳ. 1.1.2. Trình tự hạch toán. + Hạch toán giá vốn thành phẩm theo phương thức trực tiếp TK 154 TK 632 Xuất bán trực tiếp từ nơi sản xuất. TK 155 Xuất bán tại kho + Hạch toán giá vốn thành phẩm theo phương thức gửi bán. TK 155 TK 157 TK 632 Khi sản phẩm Xuất thành phẩm gửi bán được chấp gửi bán. nhận tiêu thụ. + Trường hợp sản phẩm bị mất mát hao hụt, sau khi đã trừ phần bồi thường của cá nhân gây ra phần còn lại hạch toán vào giá vốn hàng bán. Nợ TK 632 Có TK 152, 153, 156, 138 (1381) . + Hoạch toán hàng bán bị trả lại. 5 TK 632 TK 155 Nếu hàng nhập lại kho. TK 154 Nếu chuyển hàng về phân xưởng sửa chữa. TK 157 Hàng gửi tại kho người mua. TK 111, 112, 334 . Bồi thường của người làm hỏng sản phẩm. TK 1381 Phần thiệt hại chờ xử lí. 1.2. Tại những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hoạch toán hàng tồn kho (gồm phản ánh giá vốn và xác định kết quả). 6 + TK 631- Giá thành sản xuất: Dùng xác định trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ sản xuất trong kỳ. - Bên Nợ (PS tăng): Thể hiện chi phí và giá thành thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. - Bên Có (PS giảm): Kết chuyển trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ sản xuất trong kỳ. - Dư cuối kỳ: TK 631 cuối kỳ không có số dư. + Đầu kỳ, kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho. TK 155 TK 632 TK 157 + Cuối kỳ tiến hành xác định trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. TK 631 TK 632 + Trường hợp hàng bán bị trả lại giá vốn được hạch toán như sau: Nợ TK 631 (Chuyển về phân xưởng sửa chữa) Nợ TK 334, 111, 338.1 ( Xử lí thiệt hại) 7 Có TK 632 ( Giá vốn hàng bán bị trả lại) Riêng trường hợp gửi lại kho khách hàng hoặc nhập lại kho khách hàng kế toán không phải phản ánh giá vốn của nó. 2. Hạch toán chi phí bán hàng. 2.1. Tài khoản sử dụng: -TK 641- Chi phí bán hàng: Dùng để theo dõi chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. - TK 641 có các tài khoản chi tiết (TK641.1, TK641.2, , TK641.8) thể hiện cụ thể các khoản chi phí bán hàng chi tiết cho nhân viên, cho bao bì, dụng cụ, khấu hao . Kết cấu: - Bên Nợ (PS tăng): Dùng tập hợp chi phí bán hàng phát sinh. - Bên Có (PS giảm): Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, chi phí bán hàng phân bổ cho hàng tiêu thụ kỳ này, chi phí bán hàng để lại kỳ sau. - Dư cuối kỳ: Tài khoản nay cuối kỳ không có số dư. 2.2. Hạch toán. + Chi phí bán hàng được tập hợp. TK liên quan. TK 641 TK 133 ( Nếu có). 8 + Chi phí bảo hành sản phẩm được hạch toán vào chi phí bán hàng nếu sản phẩm đang trong thời gian bảo hành trừ trường hợp doanh nghiệp hạch toán bộ phận bảo hành độc lập. TK 154 TK 641 Tính ngay vào chi phí bán hàng. TK 335 TK 155 Trích trước Trích chi phí bán hàng. Xuất kho sản phẩm khác thay thế. TK 641 Tài khoản liên quan. Phần thu hồi từ sản phẩm hỏng. 3. Hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp. 3.1.Tài khoản sử dụng: TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Nội dung: Tài khoản này dùng để theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. - Chi tiết: TK642 có các tiểu khoản từ TK642.1, TK642.2, ., đến TK642.8 thể hiện chi tiết các khoản chi phí quản lý cho nhân viên, cho văn phòng, cho vật liệu, khấu hao . - Kết cấu: 9 + Bên Nợ (PS tăng): Tập hợp chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. + Bên Có (PS giảm): Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu có), chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng tiêu thụ kỳ này, chi phí quản lý doanh nghiệp để lại kỳ sau. + Dư cuối kỳ: TK 642 cuối kỳ không có số dư. 3.2. Hạch toán. + Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp. TK liên quan TK 642 Chi phí bán hàng TK 133 Thuế GTGT (Nếu có) 4. Hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. 4.1.Tài khoản sử dụng. 4.1.1. TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. + TK 511 có các tiểu khoản (511.1, 511.2, ., 511.4) thể hiện chi tiết doanh thu của hàng hoá, thành phẩm, cung cấp dịch vụ và thu từ trợ cấp, trợ giá. + Kết cấu: 10 [...]... thanh toán 13 TK 111, TK 112 TK811 Chấp nhận chiết khấu và đã thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng TK 131, TK 138.8 Chấp nhận chiết khấu nhưng chưa thanh toán 5 .Hạch toán kết quả tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 5.1 Tài khoản sử dụng + TK 911- Xác định kết quả kinh doanh - Tài khoản 911 được sử dụng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh. .. Nợ: Kết chuyển các loại chi phí và tính số lãi trước thuế của doanh nghiệp trong kỳ - Bên Có: Kết chuyển các loại doanh thu và tính số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ - Dư cuối kỳ: TK 911 cuối kỳ không có số dư + Ngoài ra còn một số tài khoản xác định doanh thu và chi phí thể hiện các khoản chi và thu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các tài khoản này dùng cho việc xác định kết quả kinh doanh. .. phương pháp kiểm kê định kỳ để hoạch toán hàng tồn kho (gồm phản ánh giá vốn và xác định kết quả) 6 2 Hạch toán chi phí bán hàng 8 2.1 Tài khoản sử dụng: .8 2.2 Hạch toán 8 3 Hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp 9 3.1.Tài khoản sử dụng: 9 3.2 Hạch toán 10 4 Hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 10 4.1.Tài khoản sử... nhau và một trong những nội dung không thống nhất với nhau đó là việc tính doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó dẫn đến việc tính toán lợi nhuận khác nhau và cơ quan thuế có thể thu thuế khác với tính toán của doanh nghiệp gây ra nhiều mâu thuẫn bất đồng và khó khăn cho doanh nghiệp 2.2 Về cách phân loại doanh thu: Cơ chế tài chính Việt Nam qui định việc quản lý doanh. .. Doanh thu hoạt động tài chính - TK 711- Thu nhập khác - TK 635- Chi phí hoạt động tài chính - TK 811- Chi phí khác 5.2 Hạch toán 14 + Xác định kết quả tiêu thụ TK 632 TK 911 TK 511, TK 512 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần TK 641, TK 642 Kết chuyển chi phí bán hàng, TK 421.2 chi phí quản lý doanh nghiệp TK 142.2 Lỗ Kết chuyển chi phí chờ kết chuyển TK 421.2 Lãi + Xác định kết quả. .. phương pháp quản lí kế toán thích hợp Bản thân em cũng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc nghiên cứu và so sánh chế độ tài chính và chế độ kế toán hiện hành Qua đó em đã thấy được những thành tựu và những mặt còn tồn tại trong chế độ tài chính về việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp 2 Tạp chí Kế toán 31... vậy về xác định thu nhập thì kế toán Việt Nam và kế toán Pháp có qui định giống nhau nhưng về cách thức hạch toán thì có một số điểm khác nhau 2.2 So với hệ thống kế toán Mỹ Mỹ là một quốc gia không áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhưng về cách xác định thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp, chế độ kế toán Mỹ cũng giống như chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam Với những khoản doanh. .. Quyết định số 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2002 ban hành thêm sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) Việc ban hành và công bố chuẩn mực kế toán Việt Nam là một bước phát triển rất quan trọng trong lịch sử kế toán Việt Nam, nó đánh dấu sự hội nhập của kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán 14 Doanh thu và thu nhập khác” là quy định chung nhất nêu rõ được về kết quả tiêu thụ và kết quả kinh. .. đến kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế toán sau đó khi phát sinh doanh thu thì toàn bộ doanh thu được ghi vào TK doanh thu trả trước”, Đến cuối kỳ kế toán tính ra phần doanh thu trong kỳ và ghi tăng doanh thu trong kỳ, ghi giảm doanh thu trả trước Đối với những khoản doanh thu thực hiện trong kỳ chưa thu được tiền cuối kỳ cũng tính ra phần doanh thu đó và ghi tăng doanh thu trong kỳ 29 Phần 3: Kết luận... việc “tổ chức hạch toán và xác định kết quả tiêu thụ” là điều rất quan trọng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng 30 phải xác định kết quả hoạt động kinh doanh của mình Chính vì vậy nó cần phải bắt kịp với những thay đổi của chế độ tài chính kế toán hiện hành Tuy nhiên, nó vẫn còn hết sức phức tạp Vì vậy, cần có những bài nghiên cứu cụ thể, phân tích mặt lợi, mặt còn hạn chế, để từ đó giúp các doanh nghiệp . xác định kết quả kinh doanh. 5.1. Tài khoản sử dụng. + TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. - Tài khoản 911 được sử dụng để xác định toàn bộ kết. vào ta, làm cho họ an tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một phần hết sức quan trọng trong quá trình hạch